Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế việt nam từ năm 1991 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.17 KB, 23 trang )

Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ
năm 1991 đến nay
Phần I: MỞ ĐẦU
1.1 Mục đích nghiên cứu
Từ khi đổi mới đường lối kinh tế nước nhà đến nay nền kinh tế Việt Nam chúng
ta đã đạt được những thành tựu thật sự đáng tự hào như tăng trưởng cao và bền
vững trong cả một thời kì dài từ năm 1986-2009. Theo đó GDP năm 2009 tăng
gấp 4 lần năm 1990.
Vậy tại sao chúng ta lại muốn GDP tăng hay tăng trưởng cao? tăng trưởng là
điều kiện cần để chúng ta hoàn thành các mục đích kinh tế của xã hội. Mà mục
đích kinh tế của xã hội là làm sao cho mức sống người dân tăng lên và sự công
bằng xã hội sẽ đến với những cá nhân là như nhau. Vậy tăng trưởng của cả thời
kì dài như vậy nó tác động như thế nào đến mức sống của người dân và sự công
bằng xã hội? Đó là câu hỏi hình thành nên chủ đề nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
tình hình tăng trưởng kinh tế việt nam từ năm 1991 đến nay”
Tham gia nghiên cứu đề tài này có đầy đủ các thành viên của nhóm 8. và có sự
hướng dẫn tận tình chu đáo của các thầy cô trong khoa kinh tế kế hoạch và phát
triển của trường đại học kinh Tế Quốc Dân và đặc biệt là giảng viên bộ môn
kinh tế phát triển PGS.TS Ngô Thắng Lợi.
Phạm vi đề tài rất rộng, liên quan đến nhiều thành phần kinh tế và sự điều tiết
nền kinh tế của chính phủ cho nên việc đánh giá là không thể tránh khỏi những
thiếu sót mong các bạn sinh viên và những người quan tâm đến những vấn đề
kinh tế nước nhà đóng góp và phát triển nhằm mục đích làm gia tăng mức thiết
thực của đề tài hơn!
Thay mặt nhóm 08_kinh tế phát triển 49A.
Nhóm trưởng: Nguyễn Bá Ba.
1.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đánh giá là cả một quá trình chúng ta theo dõi sự biến đổi của một sự vật hiện
tượng nào đó rồi đưa ra nhận xét và qua đó có thể đưa ra giải pháp nhằm khắc
phục hoặc tăng cường những tác động của hiện tượng đến đối tượng nghiên cứu
của mình.


Trong phạm vi đề tài này thì hiện tượng của đề tài xem xét đó là “tăng trưởng
kinh tế việt nam từ năm 1991 đến nay” và đối tượng nghiên cứu là quy mô, tốc
độ, hiệu quả và cấu trúc của tăng trưởng kinh tế việt nam.
1.3 kết cấu nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài này gồm các phần như sau:
1
Phần II: Cơ sở lý thuyết đánh giá tăng trưởng kinh tế.
1. Các khái niệm
1.1. Tổng giá trị sản xuất (GO): Là tổng giá trị sản phẩm vật chất được
tạo ra trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất
định(thường là 1 năm).
Ta có thể tính chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất theo 2 cách:
+ Là tổng doanh thu bán hang thu được từ các đơn vị, các nghành trong toàn bộ
nền kinh tế.
+ Tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian(IC) và giá trị gia
tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA).
1.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
Chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra của một nền kinh tế trong một thời gian nhất định, thường
được tính trong một năm; Thuật ngữ “hàng hoá dịch vụ cuối cùng” được hiểu
theo nghĩa không tính giá trị hàng hoá và dịch vụ sử dụng ở các khâu trung gian
trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Dựa vào phân tích luồng chu chuyển thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế, các
nhà kinh tế đã chứng minh trong nền kinh tế luôn tồn tại một đồng nhất thức mô
Dựa trên cơ sở lý thuyết
đã học
Theo dõi tình hình tăng
trưởng kinh tế việt nam từ
năm 1991 đến nay
Rút ra nhận xét Rồi từ đó đề xuất giải

pháp của nhóm
Phần IVPhần IV
2
Phần II Phần III
tả mối liên hệ giữa Tổng thu nhập (từ sản xuất), Tổng chi tiêu và Tổng sản phẩm
trong nước như sau:
Tổng thu nhập = Tổng chi tiêu = Tổng sản phẩm trong nước
Tổng thu nhập gồm thu nhập từ các yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất: thu nhập từ cung cấp dịch vụ lao động được thể hiện qua chỉ tiêu tiền
lương và các khoản thu nhập có tính chất lương; thu nhập từ máy móc, thiết bị
tham gia vào sản xuất được thể hiện qua chỉ tiêu khấu hao tài sản cố định; thuế
sản xuất và giá trị thặng dư.
Tổng chi tiêu của nền kinh tế gồm những khoản chi tiêu đáp ứng cho nhu cầu sử
dụng cuối cùng gồm: chi cho đầu tư (tích luỹ tài sản); chi cho tiêu dùng cuối
cùng; chi cho xuất khẩu.
Các nhà kinh tế đưa ra 3 phương pháp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của
nền kinh tế trong một thời gian nhất định.
- Phương pháp thứ nhất đánh giá GDP bằng cách cộng giá trị của tất cả hàng hoá
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra ở trong nước theo từng ngành kinh tế. Nói
cách khác, phương pháp thứ nhất đánh giá kết quả của các đơn vị sản xuất.
Phương pháp tính GDP theo phương pháp này là phương pháp sản xuất.
- Phương pháp hàng hoá và dịch vụ tạo ra thu nhập dưới dạng thu của người lao
động; khấu hao tài sản cố định; thuế sản xuất và thặng dư thu nhập tổng hợp.
Phương pháp đánh giá GDP bằng cách cộng những khoản thu nhập trên được
gọi là phương pháp thu nhập
- Phương pháp thứ 3 căn cứ vào những khoản chi tiêu cần thiết cho các mục
đích: tiêu dùng cuối cùng; tích luỹ tài sản; xuất nhập khẩu quốc gia được gọi là
phương pháp sử dụng.
1.2.1 Phương pháp sản xuất
Phương pháp sản xuất tập trung vào đánh giá giá trị sản phẩm cuối cùng được

tạo ra theo ngành, theo thành phần kinh tế và bằng chênh lệch giữa giá trị sản
xuất và chi phí trung gian.
Khái niệm giá trị sản xuất dùng để đánh giá kết quả của đơn vị sản xuất (đơn vị
cơ sở hoặc doanh nghiệp), không dùng đánh giá cho từng công đoạn sản xuất
của đơn vị. Vì vậy giá trị sản xuất chỉ tính cho hàng hoá và dịch vụ do đơn vị
sản xuất ra dùng cho đơn vị khác, không tính cho sản phẩm chu chuyển nội bộ
cho các công đoạn sản xuất của đơn vị. Thu do chênh lệch giá cũng không tính
vào giá trị sản xuất.
Giá trị sản xuất bao gồm các yếu tố chi phí trung gian và giá trị tăng thêm, như
vậy có sự tính trùng trong chỉ tiêu giá trị sản xuất. Mức độ tính trùng phụ thuộc
vào mức độ chuyên môn hoá và mức độ chi tiết của phân ngành kinh tế. Phân
ngành kinh tế càng chi tiết, mức độ tính trùng của chỉ tiêu giá trị sản xuất càng
lớn.
Chi phí trung gian bao gồm toàn bộ chi phí về sản xuất vật chất, dịch vụ cho
sản xuất vật chất và không bao gồm khấu hao tài sản cố định. Những sản phẩm
vật chất và dịch vụ tính vào chi phí trung gian phải là chi phí sản xuất, được
3
hạch toán vào giá thành sản phẩm, phải là kết quả sản xuất do các ngành sản
xuất ra trong năm hoặc sản xuất từ năm trước chuyển sang cho sản xuất hoặc
nhập khẩu từ nước ngoài. Những sản phẩm không phải là kết quả của sản xuất
mà sử dụng từ tự nhiên như ánh sáng mặt trời, nước tự nhiên không tính vào chi
phí trung gian. Chẳng hạn, nước mưa sử dụng trong sản xuất nông nghiệp không
tính vào chi phí trung gian của ngành nông nghiệp. Ranh giới giữa chi phí trung
gian và tích luỹ tài sản: chi phí trung gian gồm những chi phí về hàng hoá và
dịch vụ sử dụng hết trong quá trình sản xuất. Tích luỹ tài sản gồm hàng hoá sử
dụng nhiều lần trong sản xuất và có giá trị lớn.
Chi phí trung gian luôn được tính theo giá sử dụng, nghĩa là bao gồm cả phí vận
tải và cả các loại chi phí khác do đơn vị sản xuất phải trả để đưa nguyên, nhiên
vật liệu,v.v… vào sản xuất. Trong khi đó chỉ tiêu giá trị sản xuất có thể được
tính theo 3 loại giá (giá cơ bản, giá bán của người sản xuất, giá sử dụng).

Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế bằng hiệu giữa giá trị sản xuất và chi phí
trung gian. Giá trị sản xuất tính theo giá nào thì chỉ tiêu giá trị tăng thêm cũng
tính theo giá đó. Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế được biểu thị theo công
thức sau:
Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian
Tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sản xuất bằng tổng giá trị
tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hoá và
dịch vụ. Dưới dạng công thức Tổng sản phẩm trong nước (GDP) được biểu thị
như sau:
GDP = Tổng giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
Tổng sản phẩm trong nước luôn được đánh giá theo giá sử dụng. Nếu giá trị
tăng thêm tính theo giá cơ bản thì tổng sản phẩm trong nước được tính như sau:
GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản + Thuế sản phẩm trừ trợ cấp
sản phẩm + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
Nếu giá trị tăng thêm tính theo giá sản xuất thì tổng sản phẩm trong nước được
tính như sau:
GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá sản xuất + Thuế giá trị gia tăng (VAT)
phải nộp + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
1.2.2 Phương pháp thu nhập
Như trên đã nói tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp thu nhập bằng
tổng các yếu tố như thu nhập của người lao động từ sản xuất; thuế trừ đi trợ cấp
sản xuất; khấu hao tài sản cố định; thặng dư/ thu nhập hỗn hợp.
Tài khoản quốc gia 1993 định nghĩa thu nhập của người lao động từ sản xuất
như sau: “Tổng thù lao bằng tiền và hiện vật mà đơn vị sản xuất phải trả cho
người lao động do người lao động đã làm việc cho đơn vị sản xuất trong kỳ hạch
toán. Thu nhập của người lao động từ sản xuất bao gồm tiền lương thực nhận
(bằng tiền và hiện vật) và phần bảo hiểm xã hội đơn vị sản xuất nộp thay người
lao động.
1.2.3 Phương pháp chi tiêu:
4

Tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sử dụng bằng tiêu dùng cuối
cùng của hộ gia đình và của nhà nước cộng với tích luỹ tài sản và cộng với
chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Dưới dạng công thức, tổng sản
phẩm trong nước tính theo phương pháp sử dụng được viết như sau:
GDP = C+G+I+(X-M)
Tiêu dùng cuối cùng là một phần của tổng sản phẩm trong nước sử dụng để thoả
mãn nhu cầu cho đời sống, sinh hoạt của cá nhân, dân cư, hộ gia đình và nhu
cầu tiêu dùng chung của xã hội. Tiêu dùng cuối cùng gồm 2 phần:
- Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình
- Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.
Chỉ tiêu GDP là một chỉ báo kinh tế tổng hợp, phản ánh một cách khá toàn diện
sức mạnh kinh tế của một quốc gia hay vùng lãnh thổ, vì vậy các nhà kinh tế
thường sử dụng chỉ tiêu này để so sánh trình độ phát triển kinh tế với nhau thông
qua chỉ tiêu GDP.
3.1. Tăng trưởng kinh tế.
1.3.1 Khái niêm
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên
đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
1.3.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ
tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai
đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so
sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô
kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ
trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%),

Trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô
kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng
GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay
GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông
thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
1.4 Năng suất lao động
1.4.1 khái niệm.
Năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn lao động sống, đặc trưng
bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và một chỉ tiêu
đầu vào (lao động và làm việc).Đây là một chỉ tiêu khá tổng hợp nói lên năng
lực sản xuất của một đơn vi hay của nền kinh tế xã hội.
5
1.4.2 Cách tính năng suất lao động
Tùy theo muc đích nghiên cứu của mỗi nước, mỗi ngành khác nhau trong từng
gai đoạn khác nhau mà áp dụng chỉ tiêu năng suất lao đong theo các phương
thức khác nhau.Được tính toán bắng chỉ tiêu đầu ra khác nhau.
Cách tính: +tính theo tổng giá trị sản xuất(GO)
+tính theo tổng giá trị tăng thêm(GDP)
Trên phạm vi nền kinh tế GDP là chỉ tiêu phân tích tính toán tốc độ tăng trưởng
kinh tế ,làm căn cứ đánh giá sự phát triển của một đất nước và tính toán nhiều
chỉ tiêu quan trọng khác nên tất nhiên nó được tính toán năng suất lao động
trong nền kinh tế quốc dân.
Năng suất lao động tính theo giá trị tăng thêm có ưu điểm hơn hẳn so với năng
suất lao động tính theo giá trị sản xuất vì ở tử số của chỉ tiêu năng suất lao động
không tính phần chi phí trung gian (phần giá trị này luôn bị tính trùng giữa các
doanh nghiệp, giữa các ngành) nên sự biến động của chỉ tiêu năng suất lao động
không phụ thuộc vào thay đổi tổ chức sản suất như năng suất lao động tính theo
giá trị sản xuất. Hơn nữa, nếu trong toàn nền kinh tế, năng suất lao động tính
theo tổng sản phẩm trong nước, thì đối với từng ngành, từng doanh nghiệp, năng
suất lao động cũng cần được tính theo giá trị tăng thêm. Có như vậy mới cho

phép nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa năng suất lao động của các doanh
nghiệp, các ngành với năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế quốc dân.
Ở Việt Nam, năng suất lao động được tính toán theo chỉ tiêu giá trị tổng sản
lượng (tính toàn bộ giá trị của sản phẩm tương tự như chỉ tiêu giá trị sản xuất
ngày nay) được đưa vào chế độ báo cáo thống kê của các xí nghiệp (nay gọi là
doanh nghiệp) trong các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,...
ngay từ những năm đầu mới thành lập ngành thống kê. Trong thời kỳ kế hoạch
hóa tập trung có những năm năng suất lao động được coi là một trong những chỉ
tiêu pháp lệnh để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước của doanh
nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải,...
2. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế:
2.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng:
-Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc
thu nhập bình quân đầu người (Per Capital Income, PCI).
GDP, GNP, PCI càng lớn thể hiện quy mô của nền kinh tế càng lớn
-Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thể hiện là sự gia tăng của GDP năm này so
với năm trước. tốc độ tăng trưởng nói lên xu hướng tăng lên hoặc giảm đi về
quy môcủa một nền kinh tế.
-GDP/người được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội chia cho tổng dân số. nó
phản ánh một phần nào sự đóng góp của một ngươi dân vào GDP
2.2 Hiệu quả tăng trưởng:
6
- Năng suất lao động: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của tăng trưởng tốt nhất vì
nó phản ánh năng lực của một lao động chính đóng góp vào tổng sản phẩn đầu
ra.
Lao động là thành phần chính để tạo nên sản phẩm trong một nền kinh tế, năng
suất lao động ngày càng cao thì tốc độ tăng trưởng ngày càng lớn
- So sánh tốc độ tăng GO và GDP:
Nếu tốc độ tăng GO>GDP thì phản ánh xu hướng chi phí trung gian tăng

Nếu tốc độ tăng GO=GDP thì phản ánh xu hướng chi phí trung gian không
thay đổi.
Nếu tốc độ tăng GO<GDP thì phản ánh xu hướng chi phí trung gian giả.
2.3 Cấu trúc tăng trưởng:
-Nếu GDP là thể hiện quy mô của nền kinh tế thì GDP theo ngành nó lại thể
hiện cơ cấu của một nền kinh tế cơ cấu của một nền kinh tế cho ta biết nền kinh
tế đang ở thời kì nào của quá trình phát triển kinh tế chung.
-Đóng góp của các yếu tố đầu vào (K,L,TFP) cho GDP cho ta biết được yếu tố
nào tạo ra GDP nhiều nhất trong các yếu tố đầu vào đó.
Phần III: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT
NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
3.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng:
3.1.1 GDP và GDP/người
Quy mô của nền kinh tế việt nam còn nhỏ!
Đơn vị : tỷ đồng
năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995
GDP 41955 76707 110532 140258 178534 228892
năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
GDP 272036 313623 361017 399942 441646 481295 535762
năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
GDP 613443 715307 839211 974266 1143715 1477717 1645481
Năm 2008 theo xếp hạng về GDP của các nước trên thế giới thì GDP của việt
nam xếp thứ 61 với 90,88 tỷ đô la. Và tỷ trọng GDP của việt nam so với thế giới
là vào khoảng 0,15% GDP toàn thế giới.
7
Tỷ trọng sản phẩm nội địa của các nước_theo Theo CIA World Factbook
GDP/ người của nền kinh tế việt nam còn thấp do quy mô của nền kinh tế còn
nhỏ trong khi đó dân số của VIỆT NAM vào khoảng 86 triệu người năm 2009
và có tốc độ tăng hàng năm vào khoảng 1,2% và xếp thứ 12 trên thế giới sau
TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN, MEXICO…..

3.1.2 Tốc độ tăng trưởng.
Một trong những thành quả nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao khá ổn định. Thời kỳ từ năm 1986
tới nay là thời kỳ đổi mới, tốc độc tăng trưởng bình quân 1986 1990 là 4,5%,
thời kỳ 1991-1995 là 8,2%, thời kỳ 1996-2000 là 7% và từ 2001-2007 là 7,6%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngang bằng Hàn Quốc và chỉ đứng sau Trung Quốc.
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam từ 1985 đến 2008
Từ kết quả tính toán và biểu đồ trên thấy rằng: thời kỳ 1991-2003 GDP ở
phạm vi chung toàn nền kinh tế quốc dân tăng bình quân năm là: 7,45%/năm.
8

×