Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

nghiên cứu mô hình trồng rau sạch rau an toàn cung cấp cho thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.51 KB, 34 trang )

Chương 1 cơ sở lý thuyết về xây dựng mô hình rau an toàn
1.1 Lý thuyết về liên kết kinh tế trong tiêu thụ sản phẩm
1.1.1 Khái niệm vai trò của liên kết kinh tế.
 Khái niệm
- Liên kết kinh tế là một phạm trù phản ánh mối quan hệ phối hợp hoạt động
kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau, để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh nhất định, nhằm đem lại hiệu quả cao kinh tế cao nhất cho mỗi bên tham gia.
- Theo Quyết định của Hội đồng bộ trưởng số 38-HĐBT 10/4/19898 về liên kết
kinh tế trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ thì liên kết kinh tế là hình thức phối hợp hoạt
động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ
trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của mình, nhằm
thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng có lợi nhất.
+ Sau khi bàn bạc thống nhất, các đơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh
tế cùng nhau ký hợp đồng về những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động cuả mình
để thực hiện.
Liên kết kinh tế diễn ra ở phạm vi không gian hẹp như ở trong cùng một khu
công nghiệp, một vùng kinh tế Nhưng cũng có thể diễn ra ở phạm vi không gian rộng
lớn như toàn quốc gia, giữa các quốc gia với nhau…Nó có thể thực hiện trong khoảng
thời gian ngắn và cũng có thể diễn ra một cách liên tục, thường xuyên.
-Mục tiêu của liên kết kinh tế là tọa ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các
hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động của từng tổ chức liên kết, để tiến hành
phân công sản xuất chuyên môn hóa và hiệp tác hóa, nhằm khai thác tốt tiềm năng của
từng đơn vị tham gia liên kết, góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm,
nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của các bên liên kết, cũng như tăng ngân
sách Nhà nước, hoặc cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng
cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm, để bảo vệ lợi ích kinh tế
cho nhau có khoản thu nhập cao nhất.
 Vai trò của liên kết kinh tế:
Đối với doanh nghiệp:
-Theo Porter liên kết để tăng sức canh tranh và tối đa hóa lợi nhuận của doanh
nghiệp: các doanh nghiệp liên kết và phát triển quan hệ này để tăng sức mạnh cạnh


tranh giành thắng lợi đối với các đối thủ khác trong nước.
1
-Tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ: tận dụng được các lợi thế
của các đối tacs liên kết về thị trường, nguyên liệu…
-Liên kết giữa các doanh nghiệp để tích lũy vốn tăng khả năng sản xuất, nâng cao
trình độ xã hội hóa của nền sản xuất: vốn là 1 trong những nguồn đầu vào quan trọng
của doanh nghiệp,có vốn giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư mở
rộng về quy mô hay về thị trường…
- Liên kết kinh tế giúp cho quá trình tái sản xuất xã hội được thực hiện một cách
chính xác, đảm bảo tính thống nhất chặt chẽ giữa các khâu một cách hiệu quả hơn
- Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và ngày càng
phát triển và có tác động trực tiếp vào mọi ngành kinh tế quốc dân, mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội của các quốc gia trên Thế Giới. Vì vậy liên kết kinh tế giúp các doanh
nghiệp nắm bắt nhanh nhạy và ứng dụng máy móc khoa học kĩ thuật hiện đại vào
trong sản xuất nhằm tăng sản lượng đáp ứng kịp thời các nhu cầu trên thị trường.
Đối với Nhà nước
- Giúp tăng thu ngân sách Nhà nước thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí mà
các doanh nghiệp phải nộp: do việc liên kết giúp Doanh nghiệp phát triển thuận lợi
hơn.
- ổn định nền kinh tế, tránh các tranh chấp trên thị trường.
- Nhu cầu thị trường được đáp ứng thỏa mãn kịp thời.
1.1.2.Các hình thức liên kết kinh tế
1.1.2.1 Căn cứ vào nội dung kinh tế của hoạt động liên kết kinh tế theo trình tự thực
hiện các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng
a. Liên kết kinh tế để tạo các yếu tố đầu vào:
o Liên kết để tạo nguồn vốn: Có nhiều phương thức để tạo nguồn vốn cho sản xuất công
nghiệp. Các chủ thể sở hữu vốn liên kết kinh tế với nhau liên doanh dưới dạng công ty
trách nhiệm hữu hạn, cổ phần.
o Liên kết để tạo và sử dụng nguyên liệu: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến
công nghiệp với cơ sở khai thác sản xuất nguyên liệu nguyên thủy.

o Liên kết để tạo phụ tùng, thiết bị, máy móc: Để có nguồn thiết bị phụ tùng cung
ứng thường xuyên cho công tác sửa chữa, hiện đại hóa máy móc thiết bị, doanh nghiệp
sử dụng thiết bị có thể thiết lập quan hệ liên kết kinh tế với doanh nghiệp chế tạo thiết
bị.
2
o Liên kết để đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động, cán bộ kỹ thuật quant lý.
b.Liên kết kinh tế ở khâu sản xuất.
o Liên kết ngang: liên kết giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất mặt hàng, nhóm
sản phẩm tương tự.
o Liên kết dọc: liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất bán thành phẩm cung cấp
cho nhau để tiếp tục chế biến ra sản phẩm cuối cùng.
o Liên kết hỗn hợp: kết hợp cả liên kết ngang lẫn liên kết dọc.
o Liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất chế biến từng bộ phận chi tiết để lắp ráp
thành sản phẩm hoản chỉnh
o Liên kết thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ.
1.1.2.2 Căn cứ vào hình thức tổ chức thực hiện liên kết.
a. Liên kết qua hợp đồng kinh tế.
b. Liên kết thông qua việc hình thành tổ chức thực hiện liên kết kinh tế.
o Liên kết chặt: Sự hình thành tổ chức liên kết kinh tế gắn liền với sự tập trung
quant lí có sự phân cấp quant lí. Tất cả các thành viên đều chịu sự chỉ huy của một đầu
mối. Mức độ độc lập các thành viên được xác định theo vị trí và tính chất của chúng
o .Liên kết lỏng: Các thành viên tham gia loại hình này vẫn giữ nguyên tính độc
lập trong kinh doanh. Tổ chức liên kết kinh tế chỉ điều hành những quan hệ liên kết mà
các thành viên nhất trí phối hợp thực hiện theo nghị quyết chung.
1.2 Lý thuyết về chuỗi giá trị
1.2.1 Khái niệm, vai trò của chuỗi giá trị
*Khái niệm và nội dung của chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị (value chain) được biết đến như là một khái niệm từ quant lý kinh
doanh đầu tiên được phổ cập và mô tả bởi Michael Porter vào năm 1985 trong cuốn
sách của ông với tựa đề: Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior

Performance.
Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động
của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào
đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá
trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Điều quan trọng là không để pha trộn các
khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trong suốt các hoạt động.
3
Trong chuỗi giá trị categorizes chung chung giá trị tăng thêm các hoạt động của
một tổ chức. The "các hoạt động chính" bao gồm: Inbound hậu, hoạt động (sản xuất),
các hậu, tiếp thị và bán hàng (nhu cầu), và các dịch vụ (bảo trì). The "hỗ trợ các hoạt
động" bao gồm: quản lý hành chính, cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực, công nghệ
thông tin, và mua.
Các chi phí và giá trị trình điều khiển được xác định giá trị cho mỗi hoạt động.
Trong khuôn khổ chuỗi giá trị của nó được thực hiện một cách nhanh chóng nhất để
quản lý kinh tế Trung Quốc suy nghĩ như là một công cụ phân tích mạnh mẽ cho quy
hoạch chiến lược. Mục đích của nó là để tối đa hóa giá trị sáng tạo trong khi giảm
thiểu chi phí
Chuỗi giá trị của doanh nghiệp gắn liền với nhiều mảng hoạt động rộng khắp.
Những nhà cung cấp cũng có chuỗi gái trị (giá trị ngược dòng), họ tạo ra và phân phối
các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, để doanh nghiệp thu mua và sử dụng chuối giá
trị của mình. Nhà cung cấp không chỉ phân phối những sản phẩm mà họ còn ảnh
hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác có nhiều sản phẩm di chuyển qua
các kênh để đến với người mua được gọi là kênh giá trị (channel value).
Chuỗi giá trị của các doanh nghiệp cùng trong một ngành là khác nhau, phản
ánh quá trình phát triển và chiến lược của mỗi doanh nghiệp, và thành quả thu được
trong quá trình thực hiện.
Chuỗi giá trị của doanh nghiệp có phạm vi cạnh tranh khác nhau, tương ứng với
tiềm lực của lợi thế cạnh tranh. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp gồm 9 hoạt động tống
quát, liên kết với nhau theo những cách đặc trưng. Chuỗi tổng quát được dùng để biểu
thị phương thức mà chuỗi giá trị được xây dựng cho một doanh nghiệp riêng lẻ, phản

ánh những hoạt động đặc trưng của họ.
Chuỗi giá trị thể hiện tổng giá trị, bao gồm các hoạt động giá trị và lợi nhuận
Hoạt động giá trị là những hoạt động đặc trưng về phương diện vật lý và công
nghệ của doanh nghiệp. Đây là bộ phận cấu thành để tạo ra các sản phẩm có giá trị cho
người mua. Theo Michael E.Porter hoạt động giá trị gồm có hoạt động cơ sở và hoạt
động hỗ trợ:
- Hoạt động cơ sở (hoạt động chính): Bao gồm các hoạt động diễn ra theo thứ
tự nối tiếp nhau. Nhóm hoạt động này liên quan trực tiếp đến việc tạo ra giá trị cho sản
phẩm. Các hoạt động trong nhóm này gồm:
4
Logistic đầu vào: Nhập kho, lưu kho, kiểm soát hàng tồn kho các nguyên liệu
đầu vào cho sản xuất từ các nhà cung cấp.
Vận hành: Quá trình chuyển đổi từ nguyên liệu đầu vào thành thành phẩm sau
cùng ví dụ như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp…
Logistic đầu ra: là các hoạt động liên quan đến thu gom, lưu trữ và phân phối
vận chuyển thành phẩm từ nhà máy vào chuỗi cung ứng của các nhà bán buôn, bán lẻ
hoặc người tiêu dùng cuối cùng
Marketing & Sale: Là các hoạt động liên quan đến việc cung cấp các phương
tiện để khách hàng mua sản phẩm, hoặc thúc đẩy họ mua sản phẩm của của mình như
quảng cáo, khuyến mại…
Dịch vụ: Là các hoạt động liên quan đến cung cấp dịch vụ nhằm tăng cường
hoặc duy trì tốt giá trị của sản phẩm, như lắp đặt, sửa chữa, cung cấp phụ tùng,…
- Hoạt động hỗ trợ: Bao gồm các hoạt động song song với hoạt động chính
nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm. Đây là các hoạt động gián tiếp góp
phần tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt động trong nhóm này gồm:
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: bao gồm các hoạt động như quant trị tổng
quát, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, pháp lý,…Cơ sở hạ tầng hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá
trị chứ không chỉ cho những hoạt động đơn lẻ nào. Tùy thuốc vào đặc điểm quy mô
của doanh nghiệp mà cơ sở hạ tầng có thể bao gồm toàn bộ hoặc phân chia giữa các
đơn vị khác nhau.

Quản trị nguồn nhân lực: bao gồm các hoạt động liên quan đến tuyển dụng,
thuê lao động, huấn luyện, đào tạo, phát triển và các vấn đề liên quan đến thu nhập,
tiền lương của mọi người làm việc trong doanh nghiệp. Quản trị nhân lực đóng vai trò
quan trọng, tác động trực tiếp tới lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, thông qua vai
trò của nó trong việc quyết định tới động lực lao động, kỹ năng trình độ, năng suất lao
động và chi phí nhân công.
Phát triển công nghệ: mỗi hoạt động giá trị đều có yếu tố công nghệ, công nghệ
được ứng dụng trong toàn doanh nghiệp từ khâu chuẩn bị, vận chuyển hàng hóa đến
sản phẩm bên trong đều chứa những ứng dụng của công nghệ. Phát triển công nghệ là
việc nghiên cứu và phát triển tự động hóa các quy trình, hệ thống viễn thông và không
dây, các công nghệ để hỗ trợ các hoạt động tạo lập giá trị. Phát triển công nghệ liên
quan đến sản phẩm và đặc trưng của sản phẩm vì thế phát triển công nghệ rất quan
5
trọng đối với lợi thế cạnh tranh trong mọi ngành, thậm chí giữ vai trò quyết định trong
1 số ngành nhất định như sản xuất thép.
Thu mua: hay chính là việc thu gom các đầu vào để sử dụng trong chuỗi giá trị
của mình. Thu gom đầu vào bao gồm nguyên vật liệu thô, các nguồn cung ứng và các
sản phẩm để tiêu thụ khác như tài sản, máy móc thiết bị văn phòng, nhà xưởng, Hoạt
động này diễn ra và lan tỏa toàn doanh nhiệp.
Mỗi hoạt động giá trị đều có đầu vào, nhân lực và một hình thái công nghệ nào
đó để thực hiện các chức năng của nó.
Chuỗi giá trị của doanh nghiệp
Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Doanh
nghiệp sẽ được coi như là có lợi nhuận nếu như doanh thu bán hàng lớn hơn chi phí bỏ
ra. Trong mô hình chuỗi giá trị thì doanh thu chính là giá trị bán ra của các hàng hóa
và các giá trị này được tạo ra thông qua các hoạt động được thể hiện trên mô hình về
chuỗi giá trị. Chi phí chính là các khoản tiêu hao để thực hiện các hoạt động trên.
6
Vai trò của chuỗi giá trị
- Mô hình chuỗi giá trị đã chỉ ra mối quan hệ giữa các hoạt động trong doanh

nghiệp và cho thấy cách thức tạo ra giá trị sản phẩm của một doanh nghiệp. Thông qua
mô hình, có thể thấy rằng các hoạt động gián tiếp cũng tham gia vào quá trình tạo ra
giá trị cho sản phẩm bên cạnh các hoạt động trực tiếp. Ngoài ra, mô hình còn là cơ sở
để cho nhà quản trị đánh giá, xem xét để đưa ra các quyết định về thuê các đơn vị bên
ngoài thực hiện một số hoạt động trong chuỗi giá trị (outsourcing).
- Chuỗi giá trị là công cụ cơ bản để phân tích lợi thế cạnh tranh và tìm ra
phương pháp nhằm xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh đó. Phân tích chuỗi giá trị
giúp tìm hiểu bản chất và các yếu tố xác định sức cạnh tranh, và đóng góp cụ thể vào
việc nâng cao tầm nhìn từ từng công ty riêng lẻ đến nhóm các công ty kết nối lẫn nhau
- Chuỗi giá trị có vai trò đáng giá trong việc thiết kế nên cấu trúc tổ chức: cấu
trúc tổ chức là tập hợp các hoạt động nhất định thành các đơn vị tổ chức như sản xuất,
marketing…
- Chuỗi giá trị cung cấp một phương pháp hệ thống để chia cắt doanh nghiệp
thành những hoạt động rieeng biệt và từ đó người ta có thể dùng để nghiên cứu các
hoạt động diễn ra như thế nào và chúng được tập hợp lại thành nhóm theo cách nào?
- phân tích chuỗi giá trị quan trọng: nó giúp ta tìm hiểu các ưu và nhược điểm
của những công ty và đất nước chuyên môn hóa trong sản xuất thay vì dịch vụ, và tìm
hiểu tại sao cách thức kết nối của các nhà sản xuất với thị trường sau cùng có thể ảnh
hưởng đến khả năng hưởng lợi từ việc tham gia vào thị trường toàn cầu. Điều nhà
phân tích làm là bảo đảm phân tích xem xét toàn bộ chu trình sản xuất, bao gồm chu
trình điều chỉnh quan hệ với thị trường sau cùng. Điều này buộc nhà phân tích phải
xem xét không chỉ hiệu quả của mắt xích sản xuất trong chuỗi giá trị, mà cả những yếu
tố xác định sự tham gia của các nhóm nhà sản xuất cụ thể trên các thị trường sau cùng.
1.2 Ứng dụng các lý thuyết kinh tế và chuỗi giá trị trong tiêu thụ sản phẩm rau an toàn
• Ứng dụng về chuỗi giá trị trong tiêu thu sản phẩm rau an toàn
Để có được rau an toàn thi việc trồng rau phải áp dụng theo các tiêu chuẩn đảm
bảo an toàn mà Bộ và trên Thế Giới đưa ra. Vì vậy sẽ ứng dụng chuỗi giá trị cho sản
phẩm rau an toàn theo cách thức khai thác thương hiệu GAP.
Hệ thống quant lí chất lượng sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm do Doanh nghiệp
quant lí điều hành,

7
Doanh nghiệp là chủ sở hữu Giấy chứng nhận GAP, điều hành hệ thống quản lý
chất lượng theo GAP nên chi trả toàn bộ chi phí hoạt động cho bộ máy nhân sự, chi
phí phân tích mẫu, chứng nhận GAP,…
Doanh nghiệp ký hợp đồng với HTX/THT/nông dân để tài trợ một phần chi phí
(có thể là giống, phân, thuốc BVTV,…) và thu mua toàn bộ sản phẩm GAP với giá trị
tăng thêm 15-25 %. HTX/THT chỉ là bộ phận sản xuất của Doanh nghiệp, chịu sự
hướng dẫn, kiểm tra của hệ thống quản lý chất lượng của Doanh nghiệp. Sản phẩm
GAP là sản phẩm của Doanh nghiệp do đó Doanh nghiệp lo việc xúc tiến thương mại,
quảng bá thương hiệu cho sản phẩm. Doanh nghiệp có vòng giao dịch rộng, năng lực
kinh doanh tốt sẽ nhanh chóng khai thác tối đa giá trị của thương hiệu GAP. Giá cả
luôn được đảm bảo giá trị tăng thêm và số lượng hàng GAP được bao tiêu, đảm bảo
chuỗi cung ứng ổn định. Doanh nghiệp có mối quan hệ gắn kết chặt chẻ với vùng
nguyên liệu GAP và nhóm nông dân sản xuất theo GAP thông qua hoạt động của hệ
thống quản lý chất lượng, đầu tư nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Sơ đồ thể hiện các hoạt động sản xuất/kinh doanh (khâu), các tác nhân chính
trong chuỗi và những mối liên kết của họ.
Thực hiện một số mô hình liên kết đơn giản giữa những người dân sản xuất rau
an toàn với những người thu mua, với các tổ chức thương mại, siêu thị.Và doanh
nghiệp mình sẽ tiến hành giám sát, hướng dẫn và chịu trách nhiệm về chất lượng sản
phẩm đối với những người mua, còn đối với người sản xuất thì Doanh nghiệp mình sẽ
là cầu nối trong việc tiêu thụ sản phẩm.
8
nông
dân
thương lái
nhà hàng khách
sạn
người
tiêu dùng

Chương 2: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn
ở Hải Phòng và mô hình tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam.
2.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.
Mô hình tiêu thụ rau hay chuỗi cung rau rau tại Hải Phòng ở hiện tại như sau
Theo điều tra của chúng tôi, với 300 người tiêu dùng thì có tới 80,33% hiểu và
biết được quy trình trồng rau an toàn và có 78,3% người tiêu dùng cho rằng việc sử
dụng rau an toàn là rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Nhưng có tới 37,33% cho
rằng họ hoàn toàn không yên tâm với sản phẩm rau, củ khi mua về, và có 35,3% thì
yên tâm vì họ cho rằng rau của họ được mua ở nhơngx người quen biết lâu năm hoặc
những cửa hàng quen. Hơn nữa, có tới 98,32% người tiêu dùng mong muốn được sử
dụng rau an toàn cho mỗi bữa ăn.
Qua đây ta có thể thấy được nhu cầu và mong muốn được sử dụng sản phẩm
rau an toàn là 1 nhu cầu rất lớn mà chúng ta còn bỏ ngỏ, quản lí còn lỏng lẻo, đây là
một lĩnh vực đầu tư đầy tiềm năng đang bị bỏ ngỏ. Vì vậy chúng ta cần phải có những
hướng đi đúng đắn, định hướng và xây dựng quy hoạch những vùng trồng rau an toàn,
đảm bảo cung cấp đầy đủ, chất lượng cho người tiêu dùng không chỉ trong thành phố
mà còn hướng ra thị trường nước ngoài.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rau của thành phố Hải Phòng, từ năm 2001,
UBNd huyện An dương đã quan tâm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch sản xuất
rau trên địa bàn huyện. Cho đến nay đã quy hoạch được các vùng chuyên canh sản
9
Chợ
Siêu thị
xuất rau và tổ chức thực hiện đã đạt được nhiều kết quả nhất định trên nhiều mặt.
Những năm gần đây quy mô sản xuất rau, số xã sản xuất rau với diện tích lớn hơn 100
ha tăng từ 6 xã năm 2006 lên 8 xã năm 2008.
Những năm gần đây quy mô sản xuất trên địa bàn huyện tăng mạnh. Năm 2006
tổng diện tích là 1558 ha thì đến năm 2008 tăng 1800 ha, tốc độ tăng bình quân 3 năm
khoảng 7,7%/năm. Trong các xã sản xuất rau trên địa bàn huyện thì xã An Hòa có diện
tích sản xuất rau lớn nhất 328 ha năm 2008. Xã An Đồng có diện tích 25 ha năm 2008,

xã Lê Thiện có 105 ha diện tích đất trồng rau.
Diện tích sản xuất rau của 1 số xã trong 2 năm 2007, 2008:
Tên xã
Năm 2007 Năm 2008
Diện tích (ha) Cơ cấu (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng của cả huyện 1.783 100 1.800 100
An Đồng 31 1,74 25 1,39
Hồng Thái 120 6,73 123 6,83
An Hòa 320 17,95 328 18,22
Lê Thiện 100 5,61 105 5,83
Qua bảng số liệu trên ta thấy diện tích trồng rau của xã An Hòa là lớn nhất (328
ha), chiếm 18, 22 % tổng diện tích rau của huyện An Dương. An Đồng có diện tích
trồng rau thấp nhất và có xu hướng giảm từ 31 ha năm 2007 còn 25 ha năm 2008,
chiếm tỉ lệ phần trăm thấp nhất 1, 39% năm 2008.
Năng suất rau của một số xã năm 2007 và năm 2008:
Tên xã
Năm 2007 Năm 2008
Sản lượng (tạ/ha) % Sản lượng (tạ/ha) %
Bình quân 182,37 100 186,81 100
An Đồng 195 106,92 195 104,38
Hồng Thái 190 104,18 192 102,78
An Hòa 199 109,12 201 107,59
Lê Thiện 185 101,44 185 99,03
(Nguồn: Phòng kinh tế huyện An Dương)
Qua bảng trên ta thấy năng suất rau bình quân trên 1ha của An Dương năm 2007
là 182, 37, năm 2008 tăng lên 186,81 tạ/ha, bình quân tăng 4,44 tạ/ha. Nguyên nhân do
các hộ đã đưa một số giống cây trồng có năng suất cao thay cho những loại cây trồng
kém chất lượng. Từ bảng trên ta thấy xã An Hòa có sản lượng tăng coa từ 109 tạ/ha
tăng 201 tạ/ha, còn lại các xã có xu hướng giữ vững sản lượng đã đạt được.
Nhìn chung năng suất rau của các xã chênh lệch nhau không đáng kể, từ 185

tạ/ha của xã An đồng năm 2008 đến khoảng 201 tạ/ha cuả xã An Hòa năm 2008. Trong
những năm gần đây sản xuất rau trên địa bàn huyện An Dương đã được quan tâm
10
nhiều hơn, và huyện An Dương được quy hoạch thuộc vùng dự án tăng cường vệ sinh
an toàn toàn thực phẩm của Thành phố. Đã có 1 số xã được thí điểm trồng rau an toàn.
Sản lượng rau của một số xã năm 2007 và 2008:
Tên xã
Năm 2007 Năm 2008
sản lượng (tạ) % Sản lượng (tạ) %
Tổng 325.174,62 100 336.262,5 100
An Đồng 6.045 1,86 4.875 1,45
Hồng Thái 22.800 7,01 23.616 7,02
An Hòa 63.680 19,58 65.928 19,61
Lê Thiện 18.500 5,69 19.425 5,78
Qua bảng trên ta thấy sản lượng rau ở An Dương phát triển cả về diện tích và
năng suất tạo ra sản lượng rau tăng nhanh qua các năm. Sản lượng tăng từ 325,174 tấn
năm 2007 lên 336,262 tấn năm 2008, bình quân tăng 11,088 tấn. Trong số các xã tăng
nhiều nhất là An Hòa từ 63,68 tấn đạt 19, 58% năm 2007 lên 65,928 tấn đạt 19,61%
năm 2008Nhưng bên cạnh đó xã An Đồng sản lượng có xu hướng giảm từ 6,45 tấn đạt
1,86% giảm xuống còn 4,875 tấn đạt 1,45 % năm 2008. Các xã còn lại có xu hướng
tăng về sản lượng.
Như vậy, sản lượng rau trên địa bàn huyện An Dương tăng lên đáng kể qua 2
năm, cùng với sự quan tâm đầu tư của các cấp cũng như người sản xuất đặc biệt là
chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng của An Dương thì những năm tiếp theo sản
lượng sẽ tiếp tục tăng. Hơn nữa rau an toàn do nhu cầu tiêu thụ rau ngày càng tăng của
thị trường trong nước và cho xuất khẩu nhất là rau được sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGap vì các quốc gia nhập khẩu yêu cầu chất lượng rất nghiêm ngặt và rau sản xuất
theo VietGap mới có thể đáp ứng được nhu cầu đó.
11
Diện tích, năng suất, sản lượng rau theo tiêu chuẩn VietGap:

Tên xã
Diện tích rau
theo VietGap
Năng suất rau theo
VietGap
Sản lượng rau theo
VietGap
ha % tạ/ha % Tạ %
Tổng số của huyện 17,5 100 199,3 100 3487,5 100
An Hòa 6,5 37,1 208 104,4 1.352 38,8
Hồng Thái 1 5,7 194 97,3 194 5,6
Đồng Thái 1 5,7 197 98,9 197 5,6
Hồng Phong 4 22,9 195 97,8 780 22,4
Đặng Cương 0,5 2,9 198 99,4 99 2,8
Đại Bản 3 17,1 205 102,9 615 17,6
An Hồng 1,5 8,6 198 99,4 297 8,5
(Nguồn: Phòng kinh tế huyện An Dương)
Qua bảng trên ta thấy huyện An Dương hiện chỉ có 7 xã đã có đơn vị cấp giấy
chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGap. Xã An Hòa có diện tích trồng rau theo
VietGap lớn nhất 6,5 ha và xã Đặng Cương có diện tích là thấp nhất 0,5 ha. Hiệu quả
sản xuất rau theo quy trình VietGap và rau thường chênh lệch chưa cao. Nguyên nhân
do sản xuất theo VietGap chi phí cao hơn so với trồng rau thường nhưng giá bán trên
thị trường lại cao hơn không đáng kể do đó làm hiệu quả sản xuất rau an toàn theo tiêu
chuẩn VietGap chưa cao. Đồng thời một phần do nhận thức của người tiêu dùng về rau
an toàn và quy trình VietGap còn thấp.
Không chỉ là vấn đề của huyện An Dương, mà nó trở thành tình trạng chung của
các xã trồng rau an toàn khác đó là xã An Thọ thuộc huyện An Lão.
Cách đây hơn 5 năm, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng khảo sát, triển khai
Dự án sản xuất rau an toàn (RAT) tại xã An Thọ, huyện An Lão, với diện tích ban đầu
hơn 10ha, thành phố hỗ trợ hơn 3,5 tỷ đồng. Sau một thời gian sản xuất, nơi đây được

công nhận là vùng sản xuất RAT, trở thành niềm tự hào của nhân dân địa phương.
Toàn bộ diện tích trồng rau đều có doanh nghiệp đến đăng ký thu mua. Rau thu hoạch
đến đâu, bán hết đến đấy. Mỗi năm vùng RAT sản xuất từ 6-8 vụ, cho thu nhập 300-
500 triệu đồng/ha/năm, góp phần đáng kể vào sự phát triển KTXH địa phương, cải
thiện đời sống nhân dân.
Song, bức tranh sôi động của vùng RAT ngày nào giờ không còn nữa. Thay vào
đó, trên cánh đồng “vàng” của xã An Thọ diện tích trồng rau giảm, từ chỗ 10 ha sản
xuất ban đầu, xuống còn 6,5 ha năm 2011, nay chỉ còn 2 ha được trồng theo tiêu chuẩn
12
VietGAP. Diện tích trồng rau này ký hợp đồng với DN thu mua sản phẩm và được
quản lý nghiêm ngặt về chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn RAT. Diện tích còn lại, người
dân tự sản xuất, một phần chuyển đổi sang cấy lúa. Trên thực tế, vùng sản xuất rau của
xã An Thọ đang teo tóp, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng RAT của người tiêu dùng. Đó
là chưa đề cập chất lượng rau liệu còn bảo đảm an toàn vệ sinh? Theo Phó chủ tịch
UBND xã An Thọ Phạm Đình Hạ, mỗi năm vùng RAT của xã cung cấp ra thị trường
hơn 100 tấn rau bảo đảm chất lượng và sẽ giữ ở mức ổn định trong những năm tới.
Vấn đề đặt ra là, khi diện tích trồng RAT giảm, thì sản lượng rau 100 tấn bán ra thị
trường được trồng ở đâu và liệu có bảo đảm chất lượng RAT?
Về vấn đề này, ông Phạm Đình Hạ cho rằng: “Hiện địa phương duy trì 2 ha sản
xuất RAT từ một hộ dân ký hợp đồng với DN thu gom sản phẩm. Phần còn lại, Trung
tâm Khuyến nông Hải Phòng trực tiếp tư vấn các quy trình, kỹ thuật sản xuất RAT đến
các hộ gia đình có diện tích trồng rau nằm trong vùng dự án”. Tuy nhiên, khi đề cập tới
vấn đề quản lý chất lượng, bản thân ông Hạ cũng không dám khẳng định rau được
người dân trồng tự phát là an toàn hay không? Theo ông Hạ: “Bây giờ ý thức “tự giác”
của người dân trồng rau được nâng cao hơn, bởi họ biết ý nghĩa của việc trồng RAT.
Được biết, hằng năm xã vẫn tổ chức các lớp nghiệp vụ, tư vấn người dân sử dụng phân
bón, phun thuốc trừ sâu đúng cách, thu hoạch đúng thời điểm, nên dù chỉ còn 2 ha
trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, cộng với diện tích rau bà con trồng cũng đủ sản lượng
100 tấn cung cấp trên thị trường”.
(Nguồn: báo Hải Phòng)

Song quản lý chất lượng rau cũng không đơn giản. Khi được hỏi về việc sản
xuất rau an toàn đúng cách thì có tới 74% người trồng rau tại xã An Thọ cho biết có
nghe đến việc sản xuất rau an toàn nhưng vẫn chưa hiểu cách sản xuất rau đúng quy
trình là như thế nào, có 12% người chưa nghe đến việc trồng rau an toàn và chỉ có 1
vùng 2 ha là trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap. Họ cũng cho biết thỉnh thoảng cũng có
cán bộ xã hướng dẫn bón phân, trừ sâu đúng cách nhưng vẫn chỉ là thí điểm, người
dân dựa vào đó mà làm theo Khi thu hoạch cũng không có cơ quan chuyên môn đến
kiểm tra chất lượng rau đưa đi tiêu thụ. Người ở đây vẫn mạnh ai nấy làm, tự sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm có tới 90% các hộ sản xuất rau ở đây sau thu hoạch xong là mang
ra bán ở chợ và một số cửa hàng nhỏ và chỉ có khoảng 10% là rau được xuất bán cho
13
một số nhà hàng, khách sạn và siêu thị. Họ cũng cho hay việc tiêu thụ cũng gặp nhiều
khó khăn do rau được sản xuất theo mùa vụ, khi thời tiết thuận lợi, giá rau rẻ, bán
không được. Nguồn nước cấp để tưới rau được lấy từ chiếc ao nhỏ đục ngầu, bọt nổi
trắng xóa. Đặc biệt, nguồn giống rau ở đây chiếm tới 74% là các hộ gia đình tự để
giống từ vụ này qua vụ khác và tới 20% là mua hoàn toàn ở ngoài như vậy ta có thể
thấy chất lượng giống rau không đảm bảo, giống rau dễ bị thoái hóa, kém chất lượng,
năng suất thấp.Các công đoạn tưới, phun thuốc trừ sâu, rửa rau sau khi thu hoạch đều
diễn ra tại chiếc ao này. Bằng mắt thường đã thấy rõ mức độ không an toàn của rau,
chưa nói đến việc người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để kích thích rau sinh
trưởng, phát triển, tăng năng suất.
Trước những thông tin ngộ độc thực phẩm xảy ra ngày càng nhều với mức độ
càng nguy hiểm, thì theo điều tra của chúng tôi có tới 98% các hộ sản xuất rất mong
muốn và cần thiết phải sản xuất rau an toàn, đạt tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu của thị
trường. Hàng năm cũng có nhưng đợt tập huấn về kĩ thuật trồng rau an toàn nhưng
theo họ như vậy là chưa đủ, họ cho rằng “ các cô vẫn thỉnh thoảng được đi tập huấn về
kĩ thuật trồng rau nhưng về chỉ áp dụng 1 hoặc một phần vào sản xuất thôi, còn lại thì
vẫn canh tác theo lối truyền thống là chủ yếu” hỏi lí do tại sao thì họ nói “có cái kĩ sư
biết nhưng cũng có cái kĩ sư không biết bằng mình vì mình có tới hơn 20 năm trồng
rau rồi”. Ta có thể thấy rằng mong muốn trồng rau an toàn nhưng việc hiểu và áp dụng

vào sản xuất thực tế là cả một vấn đề lớn.
Như vậy, để duy trì thương hiệu rau an toàn và sản phẩm rau an toàn vẫn có chỗ
đứng trên thị trường, bảo đảm người trồng rau xã An Thọ và huyện An Dương có thu
nhập, đòi hỏi công tác quản lý sản xuất rau an toàn ở địa phương chặt chẽ. Điều quan
trọng là cần sự phối hợp giữa ba nhà gồm doanh nghiệp, nông dân và cơ quan chức
năng trong các khâu sản xuất, quản lý chất lượng, bảo đảm chất lượng và bao tiêu sản
phẩm. Xã An Thọ, huyện An Lão, các vùng trồng rau an toàn của huyện An Dương và
cơ quan chuyên môn cần quan tâm hơn nữa việc quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình
sản xuất rau. Đồng thời hình thành các mối liên kết ổn định giữa nông dân, hợp tác xã
với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ. Trong đó tập trung, phát triển mạng lưới tiêu thụ
qua siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ, gắn chứng chỉ chứng nhận rau an toàn với sử
dụng thương hiệu.
14
 Rau tiêu thụ ở một số nhà hàng trong nội thành và ngoài nội thành ở Hải Phòng.
Hầu hết các nhà hàng đều nhập rau ở ngoài chợ như nhà hàng Amakong ở 121D
Trung Thành nhập 600kg rau củ các loại trên 1 tháng nhập ở chợ Đổ Hải Phòng, nhà
hàng Cây Dừa ở đường Lê Hồng Phong nhập 450kg/tháng cũng nhập ở chợ Đổ, Nhà
hàng Năm cá nhập 360kg/tháng nhập ở chợ Đổ, Nhà hàng 20 Lý Tự Trọng nhập
420kg/tháng rau củ các loại và cũng nhập ở chợ Đổ, nhà hàng Hương Vân ở Đại Bản,
An Dương nhập 350kg/tháng rau củ các loại ở chợ Hỗ. Trung bình các tháng nhập như
thế còn đâu tùy vào lượng khách ăn mà có tháng nhiều hơn hoặc ít hơn. Đặt ở ngoài
chợ nhưng đều theo mối vào sáng người bán chở hàng đến và các loại rau được bảo
quản trong tủ lạnh tầm được 2-3 ngày, khi nào hết hàng thì sẽ gọi đặt hàng.
2.2 Tình hình tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, công tác quản lí chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm đã và đang được các cấp các ngành quan tâm. Nhu cầu về sản phẩm nông nhiệp
nhất là rau xanh đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm càn trở nên cấp thiết
và là mong muốn của mọi người tiêu dùng. Nhiều quy trình sản xuất rau an toàn đã và
đang triển khai trên cả nước. Để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an
toàn nói chung và rau quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất

khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành “VietGap”. Quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả an toàn tại Việt Nam, theo quy định 379/
QĐ – BNN- KHCC ngày 28/1/2008.
Sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP bao gồm chuỗi các hoạt động được
giám sát hết sức nghiêm ngặt. Đặc biệt phải có nguồn gốc rõ ràng
Hiện nay ở Việt Nam, GAP được khuyến khích cho tất cả các loại hình sản xuất
nông nghiệp. Trong đó, sản xuất rau theo quy trình VietGap cũng đang được các cấp
các ngành triển khai ở một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên
Thực tế việc áp dụng Gap gặp nhiều khó khăn với chi phí cao. Kết quả chỉ 5%
diện tích ra của Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn GAP.
Năm 2006, dự án xây dựng mô hình 30 Ha sản xuất theo GAP được thực hiện
tại Củ Chi và mô hình 5 ha sản xuất theo GAP tại Hooc Môn trong khuôn khổ dự án
liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh lân
cận đang được triển khai, sản phẩm bước đầu khả quan, an toàn tuyệt đối. Tuy người
dân tham gia mô hình chưa quen cũng rất bỡ ngỡ với phương pháp quản lí mới nhưng
15
đều phấn khởi khi sản lượng được nâng lên, chất lượng hoàn toàn yên tâm vềvệ sinh
an toàn thực phẩm, và được chứng nhận sản phẩm an toàn.
Nhìn chung việc sản xuất theo quy trình GAP ở nước ta vẫn còn mới mẻ, việc
sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do vậy cần địn hướng đầu tư của nhà nước trong thời
gian tới.
2.3 Kinh nghiệm trong việc xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam
Việc trồng rau an toàn ở Việt Nam mới được triển khai, ở miền Bắc với khí hậu
và địa hình cùng với các chính sách khuyến khích trồng rau an toàn chưa thực sự hợp
lí, nhận thức của người dân còn hạn chế nên việc trồng và tiêu thụ còn nhiều khó khăn
uống tới miền Nam và miền Trung thì phong trào trồng rau an toàn phát triển mạnh mẽ
hơn, có nhiều mô hình trồng rau an toàn bước đầu đã gặt hái được nhiều thành công
như:
Người dân Quảng Thắng - thành phố Thanh Hoá, trước đây chỉ biết trồng lúa

và hoa màu theo phương pháp truyền thống, nhỏ lẻ. Song, nhờ biết học hỏi, áp dụng
các kiến thức khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, đến nay, xã Quảng Thắng đã có
2,5ha diện tích trồng rau an toàn cho giá trị kinh tế cao.
Mô hình sản xuất rau an toàn thí điểm áp dụng Vietgap/GP.PS trong sản xuất
và kinh doanh rau an toàn được đưa vào thực hiện từ tháng 10/2010 đến tháng 3/2011.
Thuộc dự án FAPQDC do CANADA (CIDA) tài trợ. Được Hợp tác xã dịch vụ - đầu tư
nông nghiệp Quảng Thắng thực hiện. Để mô hình thành công, Hợp tác xã đã nhận
được sự giúp đỡ hiệu quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh và Uỷ ban
nhân dân thành phố Thanh Hoá và các ngành liên quan, tổ chức các lớp tập huấn về áp
dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống rau mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản
xuất. Bên cạnh đó, Hợp tác xã còn tổ chức cho cán bộ, xã viên đi tham quan mô hình.
Sản xuất rau an toàn ở một số địa phương trong và ngoài tỉnh. Được 36 hộ gia đình
nông dân trong xã đồng tình hưởng ứng chuyển đổi 2,5ha từ trồng lúa một vụ năng
suất thấp sang sản xuất rau an toàn và hướng dẫn xã viên sản xuất theo đúng 11 quy
trình, đúng kỹ thuật, bảo đảm 9 quy chuẩn và 5 khâu: nước, bảo vệ kỹ thuật, dịch vụ
giống - vốn và tiêu thụ. Đến nay, tổng kết pha I mô hình thí điểm trồng rau an toàn đã
được thu hoạch nhiều đợt, bảo đảm thời gian cách ly đối với thuốc bảo vệ thựuc vật,
phân bón và được dựng vào các dụng cụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (sọt nhựa,
rổ, thùng xốp…) sau đó chuyển đến nhà sơ chế để thực hiện sơ chế, đóng gói. Quá
trình sản xuất, sơ chế, đóng gói, vận chuyển rau an toàn của Hợp tác xã dịch vụ nông
16
nghiệp Quảng Thắng được thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng do các chuyên
gia đầu ngành của Canada và Việt Nam về ngành hàng rau của dự án “Xây dựng và
kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm” xây dựng. Sản phẩm rau an toàn do Hợp
tác xã dịch vụ nông nghiệp Quảng Thắng sản xuất đã được chi cụ quản lý chất lượng
Nông lâm sản và thủy sản Thanh Hoá cấp giấy chứng nhận đáp ứng yêu càu về điều
kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn.
Việc nhiêu vùng sản xuất rau an toàn ra đời hình thành nên nhiều cửa hàng
chuyên buôn bán rau an toàn. Mạng lưới các cửa hàng ngày càng mở rộng cả về quy
mô và số lượng, mang đến 1 lượng lớn rau an toàn cung cấp cho người tiêu dùng.

Cùng với sự liên kết chặt chẽ với hệ thống các siêu thị, nhà hàng, khách sạn thì việc
đảm bảo đầu ra không phải là vấn đề lớn khi mà nhu cầu của thị trường trong nước và
phục vụ xuất khẩu ngày càng mở rộng.
Hiện nay, sản phẩm rau an toàn mang thương hiệu Quảng Thắng được tiêu thụ
tại quày rau Việt I - số 14, Mai An Tiêm, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá và
quầy rau Việt II - Số 23, Trịnh Ngọc Lữ, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá và
các chợ ở thành phố. Đồng thời còn là đơn vị cung cấp rau an toàn sản xuất theo tiêu
chuẩn Viet GAP trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cho các đơn vị: Hệ thống bếp ăn tập thể,
bếp ăn bán trú của các trường học, hệ thống nhà hàng, khách sạn, các chợ đầu mối và
các cửa hàng kinh doanh rau an toàn tại thành phố Thanh Hoá.
Từ mô hình thí điểm sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thắng giá trị kinh tế
mỗi năm đạt doanh thu từ 300 - 300 triệu đồng/ha. Với thành công trên, Quảng Thắng
sẽ mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn lên tới 12ha. Xây dựng thương hiệu rau an
toàn mang tên Quảng Thắng trở thành địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng trong tỉnh.
Đây là hướng đi triển vọng, giúp cho người nông dân làm giàu, nâng cao thu nhập.
Đồng thời sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trồng rau an toàn trên địa bàn toàn xã.
( Nguồn:internet)
17
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm rau an toàn và xây dựng
mô hình tiêu thụ tại địa bàn Thành phố Hải Phòng.
3.1 Lý thuyết về rau an toàn và các vấn đề liên quan tiêu chuẩn rau
1. Thế nào là rau an toàn.
- Rau an toàn (RAT) là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau
ănlá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm…) được sản xuất, thu hoạch, sơ
chế, bao gói, bảo quản theo quy định kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi sinh vật, hóa chất
độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép (được qui định cụ thể tại quyết định số
04/2007/QĐ-BNN, ngày 19 tháng 01 năm 2007 Ban hành "Quy định về quản trị sản
xuất và chứng nhận RAT" của bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn).
RAT là rau được sản xuất với quy trình kỹ thuật đảm bảo an toàn, sản phẩm
đến người tiêu dùng khong gây độc hại.

2. Bốn chỉ tiêu an toàn.
- An toàn về dư lượng thuốc BVTV (nghĩa là dư lượng thuốc BVTV thấp hơn
mức cho phép)
- An toàn về hàm lượng nitơrat (NO3).
- An toàn về kim loại nặng.
- An toàn về vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh cho người.
Ví dụ: Theo QĐ ngày 28/4/1998 của Bộ NN & PTNT síi 67/1998/QĐ-
BNN&PTNT thì:
- Cải bắp: hàm lượng nitơrat phải nhỏ hơn 500mg/kg.
- Súp lơ: hàm lượng nitơrat phải nhỏ hơn 0.2mg/kg.
- Cải b ắp: hàm lượng Padan phải nhỏ hơn 0.5mg/kg
- Trên rau: hàm lượng chì phải nhỏ hơn 0.5mg/kg
- Trên rau: hàm lượng vi khuẩn Ecoli phải nhỏ hơn 100 khuẩn lạc/gam
- Trên rau: hàm lượng Coliorm phải nhỏ hơn 1000 khu ẩn lạc/gam
3. Nguyên tác trong việc sản xuất RAT.
1. Không trồng rau trên vùng đất ô nhiễm
2. Không dùng phân tươi, nước giải tưới cho rau.
3. Không dùng nước bẩn tưới cho rau: Nước thải từ nguồn gây ô nhiễm (như ở
nguyên tắc 1).
4. Không dùng thuốc BVTV độ độc cao, thuốc cấm, thuốc hạn chế sử dụng.
5. Không dùng quá nhiều phân đạm bón cho rau.
6. Không dùng phân đạm trong vòng 10-15 ngày trước khi thu hoạch.
7. Đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc BVTV.
4. Cơ sở khoa học của các nguyên tắc trong vệ sinh sản xuất RAT
1. Không trồng rau trên đất bị ô nhiễm:
Đất ô nhiễm chất thải công nghiệp thì hàm lượng kim loại nặng (chì, thuỷ
ngân…) thường cao. Khi trồng rau sư lượng kim loại nặng trong rau thường lớn.
Đất ô nhiễm thuốc BVTV, chất thải bệnh viên, cụm dân cứ, nghĩa trang…
thường có hàm lượng chất dư lượng thuốc BVTV hoặc các vi sinh vật gây bệnh cho
người cao khi trồng rau không đảm bảo an toàn.

18
2. Không dùng phân tươi, nước giải tươi bón cho rau:
Nước giải tương, phân chuồng tươi thường có VSV gây bệnh không những cho
rau mà cả cho người sử dụng.
3. Không sử dụng phân đạm quá cao.
Việc bón phân đạm quá cao, đẫn đến dư lượng nitơrat trong rau lớn, gây hại cho
người sử dụng. Không những thế bón đạm cao mất cân đối giữa các loại phân khác
nhau dẫn đến sâu, bệnh hại trên rau nhiều.
4. Không sử dụng thuốc BVTV độ độc cao (nhóm I, II), thuốc cấm, thuốc hạn
chế sử dụng:
Mặc dù một số loại thuốc này có hiệu lực trừ sâu, bệnh cao song gây hại rất lớn
cho môi trường, sức khoẻ người sản xuất. Bên cạnh đó để lại dư lượng thuốc có độ độc
lớn trên rau, thời gian phân huỷ của lôại thuốc này thường chậm, vì vậy sỉư dụng
chúng không an toàn.
5. Không sử dụng thuốc BVTV không đảm bảo thời gian cách lu, phân đạm 10-
15 ngày trước khi thu hoạch;
Sử dụng thuốc BVTV, phân đạm muộn thì hàm lượng các chất hyóa học chưa
kịp phân huỷ đến mức an toàn. Khi sử dụng sản phẩm rau sẽ gây độc.
5.Phân tích 4 nguyên tắc IPM
IPM là chức viết tắt tiếng của tiếng anh có nghĩa là “Quản lý dịch hại tổng hợp”, 4
nguyến tắc IPM cụ thể như sau:
1. Trồng cây khoẻ:
- Cây trồng khoẻ là áp dụng các biện pháo trồng trọt để cây có khả năng sinh
trưởng phát triển tốt. Cho năng suất cao; Cụ thể như sau: Hạt giống, cây con tốt, sạch
bệnh, đủ tiêu chuẩn.
- Biện pháp kỹ thuật gieo trồng thời vụ: Làm đất tốt, bón phân hợp lý cân đối,
dùng kỹ thuật. Sử dụng có hiệu quả thuốc BVTV
2. Bảo vệ thiên dịch.
- Thiên dịch là những sinh vật có ích “bạn của nhà nông” góp phấn tiêu diệt,
hạn chế dịch hại trên đồng ruộng như: Nhện, Kiến 3 khoang, Ong ký sinh…

- Vì vậy, bảo vệ thiên địch không những làm giảm sự gây hại và bùng phát của
dịch hại mà còn giảm sử dụng thuốc BVTV, giảm chi phí sản xuất.
- Biện pháp bảo vệ thiên địch là nông dân hiểu bóêt về lợi ích của thiên địch,
tập tính hoạt động của nóm sử dụng các biện pháo kỹ thuật phát huy vai trò của thiên
địch trên đồng ruộng, hạn chế sử dụng thuốc BVTV.
3. Thăm đồng thường xuyên.
Để nắm được diễn biến sâu bệnh hại, sinh trưởng phát triển cây trồng làm cơ sở
cho việc phân tích hẹ sinh thái, đề xuất được biện pháp quản lý đồng ruộng hợp lý,
hiệu quả nhất.
19
4. Nông dân là chuyên gia:
Là người quyết định thực hiện các biện pháp kỹ thuật trên đồng ruộng vì vật
người nông dân phải hiểu được hệ sinh thái đồng ruộng có khả năng đưa ra các quyết
định đúng đắn, hợp lý nhất. Không những thế họ còn hỗ trợ, khuyến khíchm giúp đỡ
các nông dân khác cùng làm theo IPM. Bởi vì các biện pháp IP chỉ phát huy được hiệu
quả khi được thực hiện có tính cộng đồng.
6. Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vât.
1 Thuốc BVTV có các nhóm như sau:
- Thuốc trừ sâu hại.
- Thuốc trừ nấm hại.
- Thuốc trừ chuột.
- Thuốc trừ cỏ.
- Thuốc kích thích, điều hoà sinh trưởng cây trồng.
- Thuốc trừ nhện hại.
- Thuốc trừ tuyến trùng.
2. Nồng độ, liều lượng sử dụng.
- Nồng độ: Là lượng thuốc cần dùng pha trộn với một đơn vị thể tích trọng
lượng của nước, hạt giống, không khí…ví dụ: Pha 100ml thuốc vào 10l nước, nghĩa là
nước thuốc đã pha có nống độ 1 phần nghĩn.
- Liều lượng sử dụng: Là lượng thuốc cần dùng cho một đơn vị thể tích hoặc

diện tích. Ví dụ: Dùng bassa trừ rầy nâu hại lúa dùng 1-1.5l/ha.
3. Các tác dụng của thuốc BVTV tác động lên dịch hại.
- Tác dụng tiếp xúc .
- Tác dụng vị độc.
- Tác dụng xông hơi.
- Tác dụng nội hấp hay lưu dẫn.
4. Nội dung 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV.
4.1. Đúng thuốc: Đối tượng dịch hại nào thì dùng đúng loại thuốc có khả năng
diệt loại dịch hại đó. Không thể dùng thuốc trừ bện để trừ sâu được: Không thể dùng
ĐipTerex để trừ rầy nâu…
4.2. Đúng liều lượng, nồng độ: Từng loại thuốc BVTV khi đưa vào sử dụng
đều có nghiên cứu, thí nghiệm, khảo nghiệm khảo sát để quy định rõ liều lượng
20
(g,kg,lít ) và nồng độ % cho đơn vị, trên đối tượng dịch hại cụ thể, Có hướng dẫn trên
nhãn thuốc.
Nếu dùng quá mức thì lãng phí thuốc, gây ô nhiễm môi trường, hại sức khoẻ,
dịch hại kháng quen thuốc.
Nếu dùng quá thấp thì dịch hại k chết ngay, nhờn thuốc….
4.3: Đúng lúc: Thời điểm phun có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
- Chỉ phun thuốc trừ dịch hại khi thật cần thiết bởi nếu dịch hại chưa mức độ
phải phun hoặc còn có thể sử dịng các biện pháp khác hiệu quả hơn mà lại phụn thuốc
thì gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
- Phun định kỳ, phun quá sớm hoặc quá muộn đều không có tác dụng trừ dịch
hại dẫn đến lãng phí thuốc. VD: Nếu để sâu cuốn lá làm là lúa xơ xác bạc trắng và tới
85-90% sâu non đã vào nhộng mới phun thuốc thì hiệu quả không đạt được gì.
- Phun thuốc vào đúng giai đoạn xung yếu cua sâu hại, bệnh hại có ý nghĩ quan
trọng, VD: Phun trừ sâu ở tuổi 1-2 là hiệu quả nhất, phun trừ bệnh hại khi bệnh mới
phát sinh.
4.4 Đúng cách: Để phát huy hết hiệu quả của thuốc BVTV thì phải sử dụng
đúng cách, nếu không sẽ lãng phí thuốc; VD:

- Thuốc hạt phải rắc, dải vào đấy mới có tác dụng.
- Thuốc dạng sữa, bột thấm nước thì phải pha với nước để sử dụng, có một số
loại thuốc để phun mù, phun sương hoặc để xông hơi trong nhà khi bảo quản.
- Khi phun thuốc phải làm thế nào cho thuốcbám, dính vào cây, trải đều trên lá
làm cho dịch hại dễ tiếp xúc, ăn tới thuốc mới đạt hiệu quả nhất.
- Để phun bass trừ rầy nâu hại lúa phải rẽ gốc lúa mà phun ( không được phun
trên mặt lúa). Nhưng để trừ bọ xít dài lại phải phun trên bề mặt ruộng lúa.
Chỉ có thể tuân thủ 4 nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV thì phòng trừ dịch hại
mới đạt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật tối đa, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, sức
khoẻ của người sản xuất và tiêu dùng.
3.2 Giải pháp thúc đẩy thị trường.
Theo thông kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, hiện cả nước có tổng diện tích
canh tác rau khoảng 780.100 ha, sản lượng đạt 13 triệu tấn rau các loại, trung bình mỗi
người dân có 150 kg rau/năm. Tuy nhiên, các sản phẩm rau sạch, đạt chất lượng còn
rất hiếm trong khi nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sạch của người dân ngày một tăng.
Chính vì vậy, trước mắt cần phải có giải pháp để đẩy mạnh ngành rau an toàn và thúc
đẩy quá trình tiêu thụ cung ứng sản phẩm ra thị trường:
21
 Để rau an toàn của mình có thể xâm nhập vào các kênh tiêu thụ hiện đại như siêu thị,
đại lý…thì rau phải đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, GloabalGAP, ISO 9001,
quyết định số 04/2007/QĐ-BNN về điều kiện sản xuất rau an toàn như:nước tưới, phân
bón, giống, đất trồng, bao bì đóng gói…
Nội dung căn cứ tiêu chuẩn VietGap để đánh giá chất lượng rau an toàn (rau sạch):
1.Chọn đất trồng
- Đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của rau.
- Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2 km, với
chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200 m.
- Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại.
2.Nguồn nước tưới
- Sử dụng nguồn nước tưới từ sông không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý.

- Sử dụng nước giếng khoan (đối với rau xà lách và các loại rau gia vị).
- Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
3.Giống
- Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch.
- Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang
nguồn sâu bệnh.
- Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu
bệnh.
4.Phân bón
- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau.
- Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi
pha loãng nước để tưới.
- Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết
thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày.
5.Phòng trừ sâu bệnh.
Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (integrated Pest
Management)
- Luân canh cây trồng hợp lý.
- Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh.
- Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe).
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng.
- Sử dụng nhân lực bắt giết sâu.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hợp lý.
- Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối
với sâu, bệnh.
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:
22
* Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.
* Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các
động vật khác và con người.

* Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).
* Tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian thu
hoạch.
6.Sử dụng một số biện pháp khác
- Sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn: nhà lưới, nhà kính có tác dụng hạn
chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít
dùng thuốc bảo vệ thực vật.
- Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước
tưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
7.Thu hoạch
- Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá
già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng.
- Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.
8. Sơ chế và kiểm tra: Sau khi thu hoạch, rau sẽ được chuyển vào phòng sơ chế, Ở
đây rau sẽ được phân loại, làm sạch. Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để
chứa đựng.
9. Vận chuyển: Sau khi đóng gói, rau sẽ được niêm phong và vận chuyển đến cửa
hàng hoặc trực tiếp cho người sử dụng trong vòng 2h để đảm bảo điều kiện vệ sinh và
an toàn.
10. Bảo quản và sử dụng: Rau được bảo quản ở cửa hàng ở nhiệt độ 20
o
C và thời
gian lưu trữ không quá 2 ngày. Rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm
nước muối hay các chất làm sạch khác.
Để rau được ngon và tươi, khách hang nên mua vừa đủ và sử dụng trong ngày.
 Rau trồng phải phong phú, đa dạng đảm bảo luôn cung cấp đủ số lượng hàng theo đơn
hàng, nhu cầu của khách hàng.
 Cần phải đưa ra các chính sách giá hợp lý phù hợp và phải căn cứ trên giá thị trường,
cần phải đưa ra các mức giá hợp lý đối với từng đối tượng nếu là siêu thị thì giá khác
so với giá vào các nhà hàng khách sạn…

Trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt, người ta càng thấy vai trò của
việc phát triển thị trường càng trở nên bức thiết. Chúng ta có thể trồng hầu hết mọi
nông sản nhưng không thể tiêu thụ hết các sản phẩm vì không có thị trường. Một cá
thể chỉ có thể sản xuất theo kiểu tự cấp thì được, nhưng muốn sản xuất hàng hoá thì
phải kết hợp nhau lại để có thể sản xuất khối lượng lớn, chất lượng cao, cung cấp đúng
23
thời điểm, và giá phải cạnh tranh. Việc xác định mặt hàng nào cần sản xuất phải được
điều nghiên thị trường một cách khoa học và chu đáo, không thể dựa vào mắt thấy
láng giềng bán được rồi mình cũng bắt chước sản xuất theo. Đối với một nước kém
phát triển như ta, nông dân còn nghèo, phần lớn các công ty tư nhân chưa phát triển,
và phần lớn các công ty quốc doanh lại kém năng động, Nhà nước cần phải có chính
sách đồng bộ để tạo thị trường cho.
Nhu cầu dùng rau sạch cũng ngày một gia tăng ở nước ta, nên việc sản xuất rau
sach, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ngày một nhiều. Tuy nhiên, hiện nay người sản
xuất sản phẩm này gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Một trong những khó khăn đó là
sản phẩm VietGAP chỉ được chứng nhận chung chung chứ chưa thiết lập nhãn hiệu
(logo) gắn liền với sản phẩm khi được tiêu thụ trên thị trường.Vì vậy, người sản xuất
chưa chứng minh cho khách hàng sản phẩm của mình được sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP. Ngược lại, người tiêu thụ chưa có gì làm bằng chứng để tin tưởng vào sản
phẩm VietGAP vì về mặt hình dạng nhận diện cũng tương tự như những sản phẩm
khác trên thị trường. Để khắc phục vấn đề này và giúp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp, trước hết là rau và các loại trái cây, đã được chứng nhận theo tiêu
chuẩn VietGAP cần được gắn trên sản phẩm đó một biểu tượng hay logo VietGAP.
Cơ quan chức năng và các công ty kinh doanh liên kết tổ chức việc thu mua
nông sản sạch, rau an toàn xuất khẩu ra nước ngoài, song song với việc giới thiệu sản
phẩm rau an toàn nhằm tăng khả năng tiêu thụ ra các tỉnh thành lân cận và cung cấp
rau an toàn cho thành phố hải Phòng
3.3 Xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.
Hiện nay, rau là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người. Với xu
hướng phát triển của xã hội, nhu cầu của con người về rau an toàn, tốt cho sức khỏe

ngày càng tăng. Trong khi đó sản lượng các sản phẩm rau an toàn thì còn thấp, chưa
đáp ứng đủ vì vậy cần phải có những mô hình và cách thức canh tác mới tiên tiến đảm
bỏa chất lượng.
24
Mô hình chuỗi cung ứng rau an toàn:
Dựa theo mô hình này chúng tôi sẽ là nhà cung cấp trực tiếp tới các đối tượng
khách hang, sản phẩm của người dân trồng ra sẽ được chúng tôi hướng dẫn về mặt kĩ
thuật, cách thức để đảm bảo rau đạt tiêu chuẩn chất lượng về rau an toàn, đồng thời
DN sẽ tìm các đối tác khách hang để cung ứng rau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới
người tiêu dung để đảm bảo người tiêu dùng được ăn rau an toàn (rau sạch).
 Quy trình trồng rau an toàn:
- Về đất trồng:
Đất để sản xuất “rau an toàn” không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất
thải công nghiệp, giao thông, khu dân cư, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm các hóa
chất độc hại cho con người và môi trường.
- Về phân bón:
Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục, phân
vi sinh, tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi như phân bắc, phân
chuồng Sử dụng hợp lí và cân đối các loại phân hữu cơ, phân vô cơ Số lượng phân
phải dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt
là đối với rau ăn lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 – 20 ngày. Có
thể dùng bổ sung phân bón lá có trong danh mục cho phép sử dụng của Việt Nam và
phải theo đúng hướng dẫn. Không sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trưởng
cây trồng.
25
Chợ
Nông dân
trồng
Người tiêu
dùng

Nhà hang,
khách sạn
Doanh
nghiệp
Siêu
thị

×