Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

bài học kỳ luật ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.47 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Huy động vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD) là một trong những hoạt
động ngân hàng đặc thù, là hoạt động kinh doanh chính và quan trọng của các
TCTD, bởi vốn kinh doanh của các tổ chức tín dụng chủ yếu là nguồn vốn huy
động. Khi các TCTD huy động vốn, vấn đề hiệu quả kinh tế và an toàn cho hệ
thống TCTD luôn được đặt ra, bởi bản chất, hoạt động huy động vốn chính là
việc TCTD vay tiền từ các chủ thể khác, đến một thời điểm nhất định TCTD phải
hoàn trả cả gốc và lãi. Phát hành giấy tờ có giá chính là một trong những hình
thức huy động vốn của TCTD. Hoạt động này chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của
pháp luật nhằm đảm bảo cho các TCTD thực hiện hoạt động phát hành giấy tờ có
giá đạt được hiệu quả, và đảm bảo sự giám sát có hiệu quả của Nhà nước troing
hoạt động này. Vì vây, trong phạm vi bài viết này em xin phân tích đề tài: “Tìm
hiểu pháp luật huy động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá
của các tổ chức tín dụng 9 tháng đầu năm 2013 và những đánh giá, nhận xét
của tác giả về vấn đề nêu trên”.
NỘI DUNG:
I. Khái quát chung về hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng.
1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng.
1.1.Khái niệm.
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, nguồn vốn đóng vai trò hết sức
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển cảu các TCTD. Tuy nhên, khác với các
daonh nghiệp thong thường, vốn đối với các TCTD chính là “hang hóa”, là
phương tiện hoạt động. Chính vì thế, nhu cầu về vốn của các TCTD là rất lớn và
có thể nói là không hạn chế về lượng. Xuất phát từ tính chất đó, huy động vốn đã
trở thành hoạt động thường xuyên, chủ yếu và đóng vai trò đặc biệt quan trọng
đối với tất cả các TCTD. Huy động vốn có thể xem là nghiệp vụ xuất hiện sớm
nhất trong các hoạt động của TCTD, hoạt động ra đời sớm nhất của hoạt động
huy động vốn chính là hoạt động nhận tiền gửi. Mặc dù ra đời từ rất sớm, nhưng
hiên nay ở Việt Nam vẫn chưa có khái niệm về hoạt động huy động vốn thống
nhất.


Trên cơ sở phân tích, đánh giá các khái niệm và bản chất của hoạt động huy
động vốn ở Việt Nam hiện nay, em xin đưa ra khái niệm huy động vốn của TCTD
1
như sau: ““Hoạt động huy động vốn của các TCTD là hoạt động mà trong đó các
TCTD này tìm kiếm nguồn vốn khả dụng từ các chủ thể khác nhằm mục đích kinh
doanh và đảm bảo sự vận hành bình thường, hiệu quả của bản thân nó theo đúng
các quy định pháp luật”.
Hoạt động huy động vốn của TCTD được thưc hiện qua các hinhg thức sau:
- Nhận tiền gửi;
- Phát hành giấy tờ có giá;
- Vay vốn giữa các TCTD;
- Vay Ngân hàng nhà nước.
1.2. Đặc điểm của hoạt động vốn của tổ chức tín dụng.
Thứ nhất, chủ thể của hoạt động huy động vốn là các TCTD bao gồm: các
TCTD là ngân hàng, các TCTD phi ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tà
chính vi mô. Đây là loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo
giấy phép của NHNN.
Thứ hai, huy động vốn là hoạt động chủ yếu, thường xuyên và luôn gắn
liền với kế hoạch kinh doanh của TCTD. Với đặc trưng là kinh doanh loại hàng
hóa đặc biệt là tiền tệ chon nên vốn huy độnglà nguồn vốn chủ yếu để các TCTD
tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.
Thứ ba, quan hệ huy động vốn xét về bản chất chính là một quan hệ vay
nợ, trong quan hệ này các TCTD vay nợ từ các tổ chức, cá nhân trong một
khoảng thời gian nhất định và phải hoàn trả cả gốc và lãi theo thõa thuận cho các
tổ chức, cá nhân khi đến thời hạn thanh toán.
Thứ tư, hoạt động huy động vốn của TCTD được điều chỉnh bởi các văn
bản pháp luật ngân hàng và các văn bản có liên quan. Hoạt động huy động vốn
của các TCTD luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN.
2. Vai trò của hoạt động huy động vốn.
• Đối với các TCTD:

Thứ nhất, huy động vốn là cơ sở để TCTD tổ chức mọi hoạt động kinh
doanh của mình.
Thứ hai, hoạt động huy động vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm
bảo uy tín của TCTD trên thị trường. Từ đó, quyết định năng lực cạnh tranh của
TCTD.
• Đối với nền kinh tế:
Huy động vốn của các TCTD sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
thông qua hoạt động huy động vốn các TCTD sẽ thu hút lượng tiền nhàn rỗi
trong công chúng đưa vào hoạt động kinh doanh. Các TCTD đóng vai trò là
trung gian trong hoạt động tín dụng, đó là lấy tiền từ những người có và đem cho
người có nhu cầu về vốn để sản xuất, kinh doanh cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của mọi người.
2
II. Pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn thông qua phát hành giấy
tờ có giá của các tổ chức tín dụng.
1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động huy động vốn
thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng.
Thứ nhất, thông qua các quy định của pháp luật về hoạt động phát hành giấy tờ
có giá của các TCTD cũng như các hình thức huy động vốn khác mà NHNN có
thể thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia phù hợp với từng giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội.
Thứ hai, hoạt động huy động vốn của các TCTD thông qua hình thức phát
hành giấy tờ có giá là hoạt động chứa đựng nguy cơ rủi ro cao, sự tác động tích
cực, tiêu cực của nó mang tính phản ứng “dây chuyền”, do đó ảnh hưởng đến cả
hệ thống TCTD và tác động đến toàn bộ nền kinh tế.
Thứ ba, để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khác trong hoạt động huy động
vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, an toàn
cho các TCTD khi phát hành giấy tờ có giá cần có sự điều chỉnh của pháp luật.
Mặt khác, thông qua việc điều chỉnh hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các
TCTD, NHNN có thể kiểm soát được tình hình hoạt động kinh daonh của các

TCTD.
Từ những lý do trên, mà hoạt động phát hành giấy tờ có giá không thể không
có sự điều chỉnh của công cụ rất hiệu quả đó là pháp luật được
2. Bản chất pháp lý của hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức
tín dụng.
Giấy tờ có giá nói chung, được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong
đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong
mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác. Giấy tờ có giá có ba thuộc tính: (1) Xác
nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định; (2) Trị giá được bằng tiền; và (3) Có
thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao lưu dân sự. Đối với
hoạt động huy động vốn của các TCTD, khái niệm giấy tờ có giá được hiểu theo
nghĩa rất hẹp, chỉ bao gồm các phiếu nợ do TCTD phát hành dưới dạng chứng chỉ
hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền chủ nợ của người sở hữu phiếu nợ
và nghĩa vụ trả một số tiền nhất định của TCTD phát hành vào một thời điểm xác
định ghi trên phiếu nợ.
Giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng có những đặc
trưng cơ bản sau đây:
• Về bản chất pháp lý
Việc phát hành giấy tờ có giá của TCTD ra công chúng thực chất là một
hành vi vay tiền của khách hàng chứ không phải là hành vi “bán” giấy tờ có giá
3
cho khách hàng. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là bởi vì, trong quan hệ giao
dịch này, TCTD không hề có quyền sở hữu đối với các giấy tờ có giá mà nó dự
định phát hành, nên không thể đóng vai trò là người bán. Mặt khác, chỉ khi nào
khách hàng sở hữu giấy tờ có giá do TCTD đó phát hành chấp nhận trao đổi giấy
tờ có giá đó với TCTD bằng số tiền tương đương mệnh giá ghi trên giấy tờ đó thì
giấy tờ này mới thực sự là có giá trị và mới phản ánh đúng tên gọi của nó là
“giấy tờ có giá”.
• Về đối tượng của giao dịch.
Mặc dù tên gọi của giao dịch là “phát hành các giấy tờ có giá” nhưng đối

tượng của giao dịch này không phải là các giấy tờ có giá do TCTD phát hành, mà
chính là các khoản tiền vốn do khách hàng đồng ý chuyển quyền sở hữu cho
TCTD với điều kiện TCTD phải hoàn trả cho khách hàng sau một thời hạn nhất
định, kèm theo khoản lãi do các bên thoả thuận. Về lý thuyết, tuy không phải là
đối tượng của giao dịch nhưng các giấy tờ này được coi là hình thức pháp lý của
giao dịch, đồng thời là chứng cứ chứng minh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các
bên trong quan hệ giao dịch. Mặt khác, xét về phương diện kinh tế, các giáy tờ
này cũng được coi là một loại “tiền ngân hàng” nhưng không phải là tiền do
NHNN phát hành, mà là tiền được tạo ra bởi TCTD trong quá trình huy động
vốn.
• Về tư cách pháp lý.
Khi phát hành các giấy tờ có giá để vay nợ của khách hàngTCTD có tư cách
là người vay hay người mắc nợ, còn khách hàng “mua” giấy tờ có giá có tư cách
là người cho vay hay chủ nợ của TCTD. Mặc dù có tư cách là người cho vay
nhưng do giao dịch này được TCTD và khách hàng xác lập, thực hiện thông qua
một hợp đồng cho vay có thời hạn xác định nên về nguyên tắc, khách hàng cho
vay không thể rút vốn về trước kỳ hạn như trong trường hợp họ gửi tiền có kỳ
hạn tại TCTD.
Những đặc trưng pháp lý trên đây cho ta thấy, việc phát hành giấy tờ có giá
của TCTD là một loại hình giao dịch huy động vốn khá đặc biệt. Tính chất đặc
biệt này còn được phản ánh cả trong cơ chế hình thành quyền, nghĩa vụ của các
bên trong giao dịch phát hành giấy tờ có giá.
3. Nội dung của pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn thông qua phát
hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng.
Giấy tờ có giá được xem là hợp lệ nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
Giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ phải có các yếu tố sau:
Tên tổ chức tín dụng phát hành, tên gọi giấy tờ có giá (kỳ phiếu, tín phiếu, chứng
chỉ tiền gửi ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu …), mệnh giá, thời
hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán, lãi suất: Phương thức trả lãi, thời
điểm, địa điểm trả lãi, địa điểm thanh toán tiền gốc giấy tờ có giá, ghi rõ là giấy

tờ có giá ghi danh hoặc vô danh.
4
Trường hợp là giấy tờ có giá ghi danh ghi rõ: Tên tổ chức, số giấy phép
thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua giấy tờ có
giá (nếu người mua là tổ chức); tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa
chỉ của người mua giấy tờ có giá (nếu người mua là cá nhân).
Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi phải ghi rõ: Thời hạn chuyển đổi
trái phiếu, tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu.
Đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền phải ghi rõ: Điều kiện được
mua cổ phiếu phổ thông của người sở hữu chứng quyền, số lượng cổ phiếu được
mua của từng đơn vị chứng quyền, các quyền lợi và trách nhiệm khác của người
nắm giữ chứng quyền.
- Giấy tờ có giá phải có chữ ký của Tổng Giám đốc hay người được ủy quyền và
các chữ ký khác do tổ chức tín dụng quy định, ký hiệu, số sê-ri phát hành, các
điều kiện, điều khoản về chuyển nhượng, chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá tại
chính tổ chức tín dụng phát hành; xử lý đối với các trường hợp rủi ro, các
trường hợp không được thanh toán
- Đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ, các yếu tố quy định tại
Khoản 1 Điều này phải được ghi vào trong giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy
tờ có giá.
- Đối với trường hợp giấy tờ có giá trả lãi theo định kỳ, phiếu trả lãi kèm theo
giấy tờ có giá phải có các chi tiết liên quan đến giấy tờ có giá (số sê-ri, mệnh
giá), lãi suất,số tiền được lĩnh, kỳ hạn lĩnh lãi.
- Giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ phải được thiết kế và in ấn
để đảm bảo khả năng chống giả cao. (Theo Điều 8 Quy chế phát hành GTCG
trong nước của các TCTD).
3.1. Chủ thể phát hành.
Theo điều 2 quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD (ban hành
kèm theo quyết định số 07/2008/QĐ - NHNN ngày 24/3/2008 của thống đốc
NHNN) (quy chế phát hành GTCG trong nước của các TCTD), các chủ thể phát

hành giấy tờ có giá bao gồm:
“1. Các tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín
dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và đáp
ứng các điều kiện quy định tại Quy chế này, bao gồm:
- Các tổ chức tín dụng Nhà nước.
- Các tổ chức tín dụng cổ phần
- Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
- Các tổ chức tín dụng liên doanh.
- Các tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước
ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.
5
2. Riêng công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, loại giấy tờ có giá và
thời hạn giấy tờ có giá được phép huy động thực hiện theo quy định hiện hành
về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.”.
Quy định này cho ta thấy, pháp luật quy định cho hầu hết các đối tượng là
TCTD được thành lập và hoạt động theo Luật TCTD được phép phát hành giấy
tờ có giá. Tuy nhiên, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính chỉ được
phép phát hành các loại giấy tờ có giá trung hạn và dài hạn.
3.2. Đối tượng được mua giấy tờ có giá.
Theo điều 3 quy chế phát hành GTCG trong nước của các TCTD, người
mua giáy tờ có giá bao gồm:
“1. Người mua giấy tờ có giá gồm:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật
Việt Nam, bao gồm các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và
không hoạt động tại Việt Nam.
2. Đối với người mua giấy tờ có giá là tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức tín
dụng chỉ được phát hành giấy tờ có giá ghi danh.”.
3.3. Điều kiện, trình tự, thủ tục phát hành giấy tờ có giá.
3.3.1. Điều kiện, trình tự, thủ tục phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn.

Khoản 2 Điều 4 quy chế phát hành GTCG trong nước của các TCTD thì
“Giấy tờ có giá ngắn hạn” là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một 1 năm bao
gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn
hạn khác.
• Điều kiện
Điều 18 quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của các TCTD (ban
hành kèm theo quyết định số 07/2008/QĐ – NHNN ngày 24/3/2008 của thống
đốc NHNN) quy định: “Tổ chức tín dụng được phát hành giấy tờ có giá ngắn
hạn khi tuân thủ đầy đủ các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động theo
quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước”.
• Trình tự, thủ tục.
Điều 19 quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng
ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 3 năm
2008 của Thống đốc NHNN quy định về phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn:
“1. Tổ chức tín dụng chủ động tổ chức các đợt phát hành giấy tờ có giá ngắn
hạn trong năm.
3. Trước thời điểm phát hành từng đợt ít nhất là 3 ngày làm việc, tổ chức tín dụng
phải gửi Thông báo phát hành của đợt phát hành dự kiến về Ngân hàng Nhà
nước (Vụ Chính sách tiền tệ)…”.
6
3.3.2. Điều kiện, trình tự, thủ tục phát hành giấy tờ có giá dài hạn.
Khoản 3 Điều 4 quy chế phát hành GTCG trong nước của các TCTD thì
“Giấy tở có giá dài hạn” là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên, bao
gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác.
• Điều kiện.
Điều 22 quy chế phát hành GTCG trong nước của các TCTD và Khoản 1
Điều 1 Thông tư số 16/2009/TT – NHNN ngày 11/8/2009 của NHNN Sửa đổi,
bổ sung một số điều của quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức
tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 3

năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ( Thông tư 16/2009/ TT –
NHNN) quy định: “Tổ chức tín dụng được phát hành giấy tờ có giá dài hạn khi
đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
“1. Tuân thủ các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của
Luật Các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ
chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm kể từ ngày tổ chức tín dụng chính
thức đi vào hoạt động.
3. Kết quả hoạt động, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành và tính
đến thời điểm gần nhất phải có lãi”
.4. Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phát hành
giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính của tổ chức tín dụng.”
• Trình tự, thủ tục phát hành giấy tờ có giá dài hạn.
Bước 1, TCTD phải gửi hồ sơ đề nghị phát hành giấy tờ có giá dài hạn của
năm tài chính, trường hợp phát hành trái phiếu ra công chúng, TCTD phải gửi hồ
sơ đăng ký với Ủy ban chứng khoán Nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành
về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Thông báo phát hành giấy tờ có giá
từng đợt đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). Điều 23 Quy chế
phát hành GTCG trong nước của các TCTD quy định: “Hồ sơ đề nghị phát hành
giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính gồm:
1. Đề nghị phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính.
2. Phương án phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính, trong đó nêu
rõ mục đích phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ phát hành giấy tờ có
giá dài hạn; Tổng mệnh giá phát hành, mệnh giá, tên gọi của giấy tờ có giá,
đồng tiền phát hành, địa điểm phát hành, phương thức phát hành, hình thức phát
hành, thời hạn, lãi suất, phương thức trả lãi, địa điểm trả gốc và lãi, người mua
giấy tờ có giá, số lượng và thời gian dự kiến của từng đợt phát hành; Các điều
kiện và điều khoản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và người mua.
7
Phương án phát hành giấy tờ có giá dài hạn phải được Hội đồng quản trị thông

qua.
3. Phương án phát hành trái phiếu để bổ sung vốn tự có của tổ chức tín dụng
thuộc sở hữu nhà nước phải được Bộ Tài chính chấp thuận.
4. Các báo cáo tài chính của hai năm liên tục gần nhất được kiểm toán và tính
đến thời điểm có đơn đề nghị phát hành. Các tổ chức tín dụng có thời gian hoạt
động dưới 2 năm gửi các báo cáo tài chính từ khi bắt đầu hoạt động đến thời
điểm có đơn đề nghị phát hành. Nội dung của các báo cáo tài chính thực hiện
theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo
đối với các tổ chức tín dụng. Trường hợp nộp hồ sơ phát hành trong Quý I hàng
năm, tổ chức tín dụng có thể nộp báo cáo tài chính của năm trước đó chưa được
kiểm toán và phải nộp các báo cáo tài chính được kiểm toán ngay sau khi hoàn
tất kiểm toán.
5. Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
6. Kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn của năm tài chính.
7. Điều lệ và Giấy phép hoạt động (đối với tổ chức tín dụng phát hành lần đầu)
8. Các thay đổi về bộ máy tổ chức và các thay đổi khác (nếu có).”
Bước 2, “1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định về việc phát
hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính của tổ chức tín dụng.
2. Thời hạn xem xét và ra quyết định về việc phát hành giấy tờ có giá dài hạn
của năm tài chính của tổ chức tín dụng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị phát hành của tổ chức tín dụng.” (Điều 24 Quy
chế phát hành GTCG trong nước của các TCTD).
Bước 3, sau khi có quyết định phê duyệt của Thống đốc NHNN, “1. Tổ
chức tín dụng chủ động tổ chức các đợt phát hành giấy tờ có giá dài hạn trong
phạm vi kế hoạch phát hành của năm tài chính đã được xét duyệt.
2. Trường hợp tổ chức tín dụng đã được chấp thuận kế hoạch phát hành giấy tờ
có giá dài hạn của năm tài chính nhưng không tổ chức phát hành phải báo cáo
Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ).
3. Trước thời điểm phát hành ít nhất 3 ngày làm việc, tổ chức tín dụng phải gửi
Thông báo phát hành giấy tờ có giá dài hạn của đợt phát hành dự kiến về Ngân

hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ).
….
5. Tổ chức tín dụng chỉ được phát hành vượt quá kế hoạch đã được xét duyệt khi
được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Hồ sơ đề nghị
xem xét bổ sung kế hoạch phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính
bao gồm: Đơn đề nghị phát hành giấy tờ có giá dài hạn bổ sung, kế hoạch phát
hành giấy tờ có giá dài hạn điều chỉnh, kế hoạch kinh doanh của năm tài chính
điều chỉnh.”.
8
Việc phát hành trái phiếu ra công chứng phải tuân thủ các quy định của luật
chứng khoán và các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này.
3.3.3. Điều kiện, trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm
chứng quyền.
“Trái phiếu chuyển đổi” là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ
thông của cùng một tổ chức tín dụng phát hành theo các điều kiện đã được xác
định trong phương án phát hành. (Khoản 15 Điều 4 quy chế phát hành GTCG
trong nước của các TCTD)
“Chứng quyền” là loại chứng khoán phát hành kèm theo trái phiếu xác định
quyền của người sở hữu trái phiếu được mua một khối lượng cổ phiếu phổ thông
nhất định theo các điều kiện đã xác định. (Khoản 18 Điều 4 quy chế phát hành
GTCG trong nước của các TCTD).
• Điều kiện.
Thứ nhất, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền do TCTD
cổ phần phát hành. (Điều 26 quy chế phát hành GTCG trong nước của các
TCTD)
Thứ hai, giới hạn đối với người mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm
chứng quyền: “1. Đối với người mua trái phiếu chuyển đổi hoặc mua trái phiếu
kèm chứng quyền là tổ chức, cá nhân nước ngoài, khi đến thời hạn chuyển đổi
thành cổ phiếu hoặc đến thời hạn mua cổ phiếu phải đảm bảo phù hợp với quy
định hiện hành của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước về việc nhà đầu tư

nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam và các văn bản pháp
luật có liên quan.
2. Đối với người mua trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền là
các tổ chức tín dụng, khi đến thời hạn chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc đến thời
hạn mua cổ phiếu phải phù hợp với quy định hiện hành của Luật các tổ chức tín
dụng và của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn góp vốn, mua cổ phần và các văn
bản pháp luật có liên quan.” (Điều 27 quy chế phát hành GTCG trong nước của
các TCTD).
Thứ ba, điều kiện phát hành: Tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu
chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
“1. Đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 22 Quy chế này.
2. Phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái
phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính được Đại hội đồng cổ đông thông qua
và được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Kết quả hoạt động, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành và tính
đến thời điểm gần nhất phải có lãi, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của năm liền kề
trước năm phát hành và tính đến thời điểm gần nhất dưới 5%.
4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của 3 năm liên tiếp
trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái
9
phiếu kèm chứng quyền. Đối với tổ chức tín dụng có thời gian hoạt động từ 2
đến dưới 3 năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của 2
năm liên tiếp trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu
chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền. Đối với tổ chức tín dụng có thời gian
hoạt động dưới 2 năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của năm
trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái
phiếu kèm chứng quyền.
5. Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phát hành
trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính của tổ
chức tín dụng. Nếu phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu

chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền đã được Đại hội đồng cổ đông thông
qua có thay đổi, tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan
Thanh tra, giám sát ngân hàng) để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét
chấp thuận”. (Điều 28 quy chế phát hành GTCG trong nước của các TCTD và
Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 16/2009/TT – NHNN).
• Trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng
quyền.
Bước 1, TCTD gửi hồ sơ đề nghị phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái
phiếu kèm chứng quyền; Ngoài các quy định tại Khoản 4, 5, 6, 7, 8, Điều 23 Quy
chế này, hồ sơ đề nghị phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng
quyền của năm tài chính còn bao gồm:
“1. Đề nghị phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của
năm tài chính.
2. Phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái
phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính được Đại hội đồng cổ đông thông qua
trong đó nêu rõ các nội dung theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước
về hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
3. Phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của
năm tài chính, trong đó nêu rõ:
- Mục đích phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu
chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền; Tổng mệnh giá phát hành, mệnh giá,
địa điểm phát hành, phương thức phát hành, hình thức phát hành, thời hạn, lãi
suất, phương thức trả lãi, địa điểm trả gốc và lãi, người mua trái phiếu, số
lượng và thời gian dự kiến của từng đợt phát hành; Các điều kiện và điều khoản
về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và người mua. Phương án phát hành
trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền phải được Hội đồng quản trị
thông qua.
- Đối với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi phải nêu rõ: Điều kiện,
thời hạn chuyển đổi trái phiếu; Tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu, phương pháp tính
giá chuyển đổi; Biên độ biến động giá cổ phiếu vào thời điểm phát hành và

chuyển đổi trái phiếu (nếu có).
10
- Đối với phương án phát hành trái phiếu kèm chứng quyền phải nêu rõ: Điều
kiện được mua cổ phiếu phổ thông của người sở hữu chứng quyền, số lượng cổ
phiếu được mua của từng đơn vị chứng quyền, các quyền lợi và trách nhiệm
khác của người nắm giữ chứng quyền.” (Điều 29 quy chế phát hành GTCG
trong nước của các TCTD và Khoản 3 Điều 1 Thông tư 16/2009/TT –NHNN)
Nếu phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyển đổi,
trái phiếu kèm chứng quyền đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua có thay
đổi, tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng) để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận.
Bước 2, “1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định về việc phát
hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính của
tổ chức tín dụng.
2. Thời hạn xem xét và ra quyết định về việc phát hành trái phiếu chuyển đổi,
trái phiếu kèm chứng quyền của tổ chức tín dụng không quá 45 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị phát hành của tổ chức tín dụng”
(Điều 30 quy chế phát hành GTCG trong nước cảu các TCTD và Khoản 4 Điều 1
Thông tư 16/2009/TT – NHNN).
Bước 3, sau khi được Thống đốc NHNN phê duyệt đề nghị phát hành trái
phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền thì: “1. Tổ chức tín dụng chủ
động tổ chức các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng
quyền trong phạm vi kế hoạch phát hành của năm tài chính đã được xét duyệt.
2. Trường hợp tổ chức tín dụng đã được chấp thuận phát hành trái phiếu chuyển
đổi, trái phiếu kèm chứng quyền nhưng không tổ chức phát hành phải báo cáo
Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). 3. Trước thời điểm phát hành ít
nhất 3 ngày làm việc, tổ chức tín dụng phải gửi Thông báo phát hành trái phiếu
chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của đợt phát hành dự kiến về Ngân
hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ).” (Điều 32 quy chế phát hành GTCG
trong nước của các TCTD).

3.4. Mệnh giá và phương thức phát hành giấy tờ có giá của các TCTD.
3.4.1. Mệnh giá của giấy tờ có giá.
“Mệnh giá” là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành
theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với
giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ.
“Tổng mệnh giá” là tổng các mệnh giá của các giấy tờ có giá do tổ chức tín
dụng phát hành trong một năm hoặc trong một đợt phát hành (Khoản 6, 7 Điều 4
Quy chế phát hành GTCG trong nước cảu các TCTD).
Pháp luật đã quy định khá cụ thể về mệnh giá của các loại giấy tờ có giá
khác nhau, khi tiến hành phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn các TCTD
phải tuân thủ theo quy định này của pháp luật, cụ thể
11
Mệnh giá của giấy tờ có giá ngắn hạn được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ
chức tín dụng phát hành đối với người mua.(Điều 17 Quy chế phát hành GTCG
trong nước của các TCTD)
“1. Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn bằng đồng Việt Nam phát hành theo
phương thức chứng chỉ tối thiểu là một trăm ngàn đồng. Các mệnh giá lớn hơn
mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu.
2. Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn bằng ngoại tệ phát hành theo hình thức
chứng chỉ tối thiểu là một trăm đô la Mỹ hoặc ngoại tệ khác tương đương. Các
mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu.
3. Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn là trái phiếu phát hành theo hình thức
chứng chỉ được in sẵn trên giấy tờ có giá.
4. Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn là chứng chỉ tiền gửi dài hạn phát hành
theo hình thức chứng chỉ được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng
phát hành với người mua.
5. Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn phát hành theo hình thức ghi sổ do tổ
chức tín dụng phát hành thỏa thuận với người mua.”(Điều 20 Quy chê sphats
hành GTCG trong nước của các TCTD)
Các TCTD huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá phải có trách nhiệm

công bố công khai về việc phát hành giấy tờ có giá theo quy định, phải thanh
toán cả tiền gốc và tiền lãi đúng hạn và đầy đủ cho người sở hữu giấy tờ có giá
và phải thực hiện chế độ báo cáo kết quả phát hành cho NHNN theo quy định.
Những quy đinh trên là nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát của NHNN đối với
hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các TCTD.
3.4.2. Phương thức phát hành giấy tờ có giá.
TCTD có thể phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn bằng hình thức
chứng chỉ nghi danh, chứng chỉ vô danh và ghi sổ. Để thực hiện được các hình
thức phát hành giấy tờ có giá đó TCTD phải thực hiện thông qua những phương
thức khác nhau. Theo quy chế phát hành GTCG trong nước cuat TCTD thì
TCTD có thể phat hành giấy tờ có giá thông qua các phương thức sau: trực tiếp
phát hành giấy tờ có giá, bão lãnh phát hành giấy tờ có giá, đại lý phát hành giấy
tờ có giá và đấu thầu giấy tờ có giá.
• Phương thức trực tiếp phát hành giấy tờ có giá.
Là việc TCTD trực tiếp phát hành giấy tờ có giá do mình phát hành đến
người mua để thực hiện việc huy động vốn. Đây là quy định hợp lý, bởi mỗi
TCTD có những đặc điểm, điều kiện riêng trong tổ chức và hoạt động của mình.
Do vậy để TCTD tự mình thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá sẽ tạo nhiều
điều kiện thuận lợi, cũng như tạo sự chủ động cho các TCTD.
• Bão lãnh phát hành giấy tờ có giá.
12
“Bảo lãnh phát hành” là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ
chức tín dụng phát hành thực hiện các thủ tục trước khi phát hành giấy tờ có giá
nhận mua một phần hay toàn bộ giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để bán lại
hoặc mua số giấy tờ có giá còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức tín
dụng phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức tín dụng phát hành trong việc phân phối
giấy tờ có giá.(Khoản 21 Điều 4 Quy chế phát hành GTCG trong nước của các
TCTD)
Cũng theo quy định tại Điêu 36, Điều 37 của quy chế này thì tổ chức bão
lãnh phát hành giấy tờ có giá gồm có các TCTD, công ty chứng khoán được

phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và các định chế tài chính khác
theo quy định tại giấy phép hoạt động. Các ngân hàng thương mại thực hiện bảo
lãnh phát hành trái phiếu ra công chúng phải được Ủy ban chứng khoán Nhà
nước chấp thuận theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định. Và việc bão lãnh có
thể do một hoặc một số tổ chức đồng thờ thực hiện theo đúng cam kết bão lãnh
phát hành với TCTD và được nhận phí bão lãnh theo thõa thuạn của hai bên.
• Đại lý phát hành giấy tờ có giá.
“Đại lý phát hành” là việc tổ chức đại lý phát hành thực hiện việc bán
giấy tờ có giá cho người mua giấy tờ có giá theo sự ủy quyền của tổ chức tín
dụng phát hành. (Khoản 20 Điều 4 quy chế phát hành GTCG trong nước của các
TCTD).
Theo quy định tại Điều 36, Điều 38 của quy chế này thì tổ chức đại lý phát
hành giấy tờ có giá bao gồm các TCTD, công ty chứng khoán được phép hoạt
động bảo lãnh phát hành chứng khoán và các định chế tài chính khác theo quy
định tại giấy phép hoạt động. TCTD phát hành giấy tờ có giá có thể ủy quyền
cho một hoặc một số tổ chức làm nhiệm vụ đại lý phát hành giấy tờ có giá, các tổ
chức này sẽ thực hiện việc bán giấy tờ có giá của TCTD đến tay người mua theo
đúng cam kết với TCTD và nhận thù lao đại lý theo thõa thuận của hai bên.
Trong trường hợp bên đại lý bán không hết giấy tờ có giá thì có thể trả lại cho
TCTD.
• Đấu thầu giấy tờ có giá.
“Đấu thầu giấy tờ có giá” là việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia
dự thầu đáp ứng đủ yêu cầu của tổ chức tín dụng phát hành.(Khoản 22 Điều 4
Quy chế phát hành GTCG trong nước của các TCTD)
Theo quy định này và quy định tại Điều 39 của quy chế thì TCTD có thể
lựa chọn đối tượng mà mình sẽ bán giấy tờ có giá. Để thự hiện phương thức đấu
thầu giấy tờ có giá TCTD có thể lựa chọn các phương thức đấu thầu giấy tờ có
giá sau: Đấu thầu trực tiếp tại tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá, đấu thầu
thông qua các tổ chức tài chính trung gian, đấu thầu thông qua Trung tâm giao
dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán. TCTD sẽ tự mình quyết định

13
phương thức đấu thầu và xây dựng quy trình đấu thầu cụ thể phù hợp với đặc
điểm, điều kiện của TCTD và phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu thực hiện
đấu thầu qua trung gian thì TCTD phải trả cho bên trung gian một khoản phí
theo thão thuận của hai bên. Việc đấu thầu phải đảm bảo tuân thủ theo các quy
định cuả pháp luật.
III. Hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các TCTD 9 tháng đầu năm 2013.
Do chính sách thắt chặt tiền tệ triển khai quyết liệt từ đầu năm đến nay, nên
TCTD đặc biệt là các TCTD là ngân hàng đang phải trầy trật tìm kiếm nguồn
vốn duy trì hoạt động đầu tư, kinh doanh. Kênh huy động vốn qua thị trường trái
phiếu đang bị tắc, không chỉ do cung cầu khó gặp nhau, mà quan trọng là chưa
có văn bản hướng chi tiết hoạt động phát hành trái phiếu của các tổ chức tín
dụng được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi. mặc dù vây, trong
9 tháng đầu năm 2013 hoạt động huy động vốn của các TCTD cũng có những
chuyển biến nhất định. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2013 thì Ngân hàng Nhà
nước đã cho phép VPbank được phép phát hành 2000 tỷ đồng trái phiếu vào
ngày 30/9/2013. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, lãi suất kỳ thanh toán đầu tiên
10%/năm, biên lãi suất các kỳ thanh toán sau 2,2%/năm. Eximbank được phát
hành riêng lẻ 10 000 tỷ trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, 3 năm và 5 năm lãi suất
thanh toán là 6.3%. Theo báo cáo tài chính của một số ngân hàng 6 tháng đầu
năm 2013 nguồn vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu của các TCTD
cũng đạt được một số thành tựu.
14
6 tháng đầu năm 2013
Các hình
thức khác
375.655.696
388.308.721
149.778.498
129.619.877

400.922.600
Phát hành
giấy tờ
có giá
2.020.344
28.802.524
3.000.000
2.151.823
16.746.811
2012
Các hình
thức khác
344.230.205
388.705.482
130.447.893
111.771.316
354.039.653
Phát hành
giấy tờ
có giá
2.027.567
28.669.229
18.501.212
7.776.549
28.055.821
2011
Các hình
thức khác
316.712.018
358.975.354

183.462.437
201.330.518
303.010.659
Phát hành
giấy tờ
có giá
2.071.3.83
11.089117
50.708.499
17.616.708
4.329.848
2010
Các hình
thức khác
275.283.452
284.236.109
144.518.241
99.144.614
289.648.207
Phát hành
giấy tờ
có giá
3.563.985
10.728.283
38.234.151
24.946.136
7.223.089
15
Năm
Ngân

hàng
Vietcombank
Vietinbank
ACB
Sacombank
BIDV
Theo biểu đồ này ta có thể thấy hoạt động huy động vốn thông qua phát
hành giấy tờ có giá của các ngân hàng này nhìn chung đang có xu hướng giảm
dần, đặc biệt là trong năm 2013 thì hoạt động huy động vốn thông qua phát hành
16
Đơn
vị:
triệu
VN
Đ
Bản
g
thố
ng

hoạ
t
độn
g
huy
dộn
g
vốn
của
một

số
ngâ
n
hhà
ng
Đơn vị: triệu VNĐ
1. Biểu đồ huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá
của một số ngân hàng qua các năm
giấy tờ có giá khá thấp, điển hình như ngân hàng ACB, ngân hàng BIDV và ngân
hàng Sacombank trong giai đoạn cuối năm 2012 đến tháng 6/2013 thì hoạt động
huy động vốn này giảm nhanh đột ngột. Các ngân hàng khác nguồ vốn huy động
thông qua phát hành giấy tờ có giá nếu có tăng thì cũng chỉ tăng nhẹ không đáng
kể.
Năm
Ngân hàng
2010 2011 2012
6 tháng đầu
năm 2013
Vietcombank 1,28 0,65 0,59 0,53
Viettinbank 3,64 2,30 6,87 6,91
ACB 20,92 21,65 12,42 1,96
Sacombank 20,10 8,05 6,50 1,63
BIDV 2,43 1,41 7,34 4,01

Có thể thấy tỷ lệ huy động vốn thông qua hình thức phát hành giấy tờ có
giá so với tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên nhìn chung vẫn còn
thấp và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2010 – 6/2013. Trong giai đoạn
2010 – 2011 có thể nói ngân hàng ACB và Sacombank là hai ngân hàng huy
động vốn thông qua phát hành trái phiếu hiệu quả nhất, tuy nhiên trong giai đoạn
2011 – 6/2013 tỷ lệ huy động vốn của hai ngân hàng này qua phát hành giấy tờ

có giá giảm rất mạnh. Trong giai đoạn 2011 – 2012 chỉ có số ít ngân hàng nâng
cao được tỷ lệ nguồn vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá. Qua biểu
đồ trên, thì chỉ có Vietinbank là có sự tăng nhẹ về tỷ lệ nguồn vốn huy động
thông qua phát hành giấy tờ có giá, có thể nói sự tăng nhẹ này của Vietinbank là
hệ quả của đợt phát hành 250 triệu USD trái phiếu quốc tế.
IV. Nhận xét, đánh giá về hoạt động huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ
có giá của các tổ chức tín dụng.
1. Những thành tự đạt được.
• Quy định của pháp luật
Văn bản đầu tiên điều chỉnh hoạt động phát hành giấy tờ có giá của TCTD
đó là Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Trải qua
nhiều lần sửa đổi, bổ sung và thay đổi, và gần đây nhất là Quyết định số
17
Đơn vị: %
Bảng tỷ lệ nguồn vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá so với tổng
nguồn vốn huy động của một số ngân hàng qua các năm
2. Biểu đồ tỷ lệ huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá so
với tổng nguồn vốn huy động của một số ngân nàng
Đơn vị: %
07/2008/QĐ - NHNN ngày 24/3/2008 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban
hành hành kèm theo quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của các tổ chức
tín dụng và thông tư số 16/2009/TT – NHNN ngày 11/8/2009 của NHNN Sửa
đổi, bổ sung một số điều của quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ
chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24
tháng 3 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
“Hành động này có thể xem như một nỗ lực đáng kể của Ngân hàng Nhà
nước trong việc kết nối hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng với thị
trường chứng khoán, thông qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường
chứng khoán Việt Nam, vốn đang gặp nhiều khó khăn trong thời điểm hiện
nay.Có thể nói, việc ban hành Quyết định số 07 là cần thiết và đúng hướng. Văn

bản này, đã từng bước thiết lập sự đồng bộ giữa các quy định về phát hành giấy
tờ có giá của tổ chức tín dụng với các quy định của Luật chứng khoán năm 2006
về phát hành chứng khoán ra công chúng. Đặc biệt, văn bản này đã quy định
thêm một số vấn đề mới mà các văn bản bị thay thế chưa quy định hoặc quy định
chưa rõ, chẳng hạn như: quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi và chứng quyền
của tổ chức tín dụng cổ phần; việc áp dụng cơ chế phát hành thông qua phương
thức đấu thầu, thông qua tổ chức làm đại lý hoặc tổ chức trung gian bảo lãnh
phát hành chứng khoán…”(Bàn về giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ
chức tín dụng – TS. Nguyễn Văn Tuyến – Tạp chí Ngân hàng số 9/2008).
Các quy định của pháp luật về phát hành giấy tờ có giá đã quy định cụ thể và
rõ ràng các hình thức phát hành trái phiếu, phương thưc phát hành trái phiếu,
cũng như để cho các TCTD được quyền tự do, chủ động trong việc lựa chọn hình
thức, phương thức phát hành giấy tờ có giá. Pháp luật cũng đã quy định mở rộng
hơn việc TCTD được thõa thuận về lãi suất cũng như phương thức trả lãi suất
của giấy tờ có giá với người mua, tuy nhiên lãi suất mà TCTD không được thấp
hơn mức lãi suất của thị trường. Các quy định này của pháp luật cũng đã góp
phần tích cực nâng cao quản lý các TCTD của NHNN. Có thể thấy rằng các văn
bản pháp luật này đã đáp ứng phần nào yêu cầu hoạt động phát hành giấy tờ có
giá của các TCTD, tạo điều kiện. có chế giúp cho các TCTD chủ động hơn trong
việc thực hiện hoạt động phát hành giấy tờ có giá.
• Thực tiễn thực hiện hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các TCTD.
Trong thời gian qua, nhìn chung hoạt động phát hành giấy tờ có giá để huy
động vốn của các TCTD đã có nhũng chuyển biến đáng kể. Huy động vốn bằng
hình thức phát hành giấy tờ có giá đang được các TCTD ngày càng quan tâm và
hướng tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả huy động vốn trong công chúng.
Nhìn chung hoạt động huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá tuân
thủ khá chặt chẽ các quy định của pháp luật. Chỉ những TCTD có năng lực tài
chính, cũng như hoạt động kinh doanh lành mạnh mới được NHNN cho phép
phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn. Hoạt động phát hành giấy tờ có giá
18

của các TCTD được NHNN cho phép luôn được đạt dưới sự kiểm tra, giám sát
chặt chẽ của những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Những hạn chế cần khắc phục.
• Quy định của pháp luật
Nhìn chung các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành giấy
tờ có giá của các TCTD là khá đầy đủ và cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho các
ngân hàng thực hiện hoạt động này có hiệu quả. Tuy nhiên, các quy định này của
pháp vẫn có những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, về nguyên tắc bản chất của hoạt động phát hành giấy tờ có giá
của TCTD là việc TCTD vay người mua một khoản tiền trong thời gian nhất
định, và phải trả cả gốc và lãi cho người mua khi đến hạn theo thõa thuận. Tuy
nhiên, những quy định trong quy chế phát hành giấy tờ có giá lại thể hiện quan
điểm xem việc phát hành giấy tờ có giá của TCTD là một giao dịch mua bán
giấy tờ có giá, chứ không phải là quan hệ giao dịch cho vay.
Thứ hai, những quy định trong pháp luật hiện hành về hoạt động phát hành
giấy tờ có giá vẫn chủ trương tách bạc với hoạt động phát hành giấy tờ có giá
của các tổ chức khác không phải là TCTD. Bởi le, trái phiếu của ngân hàng thực
chất cũng là một loại chúng khoán dài hạn nên về nhuyên tác cần phải được lưu
thông trên thị trường chứng khoán giống như các loại trái phiếu của các tổ chức
khác không phải là TCTD.
• Thực tiễn hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các TCTD.
Trong thời gian qua, mặc dù các TCTD đã quan tâm nhiều hơn đến việc
huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá, nhưng nhìn chung hoạt động
phát hành giấy tờ có giá của các TCTD còn nhiều hạn chế, nguồn vốn huy động
thông qua phát hành trái phiếu của các TCTD vẫn còn chiếm tỷ lệ khá thấp
trong tổng nguồn vốn huy động của TCTD. Đặc biệt, ảnh hưởng của khủng
hoản kinh tế, tình trạng nợ xấu và chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước nên
hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các TCTD trong năm 2013 rất yên ắng,
mờ nhạt. Bởi để được phát hành giấy tờ có giá các TCTD phải đáp ứng nhiều
điều kiện khắt khe, cũng như phải được sự chấp thuận của NHNN. Trong năm

2013, với chính sách thắt chặt của mình NHNN đã không cho phép nhiều
TCTD được thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá.
3. Hướng hoàn thiện.
Từ việc phân tích những hạn chế còn tồn tại trong quy định của pháp luật
về hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các TCTD, em xin đua ra một số ý
kiến nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật.
19
Thứ nhất, các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động phát
hành giấy tờ có giá của các TCTD nên tiếp cận việc phát hành giấy tờ có giá
đúng với bản chất pháp lý của nó, đó là những thõa thuận “vay nợ” của TCTD
với người mua (khách hàng) cho phù hợp.
Thứ hai, cần thống nhất các quy định vê phát hành giấy tờ có giá của TCTD
Với Luật chứng khoán 2006, và các văn bản có liên quan.
Thứ ba, NHNN cần có những có chế để tạo điều kiện, cũng như giúp đỡ các
TCTD thực hiện có hiệu quả hoạt động phát hành giấy tờ có giá.
Thứ tư, phát huy hơn nữa hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn để nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống TCTD, bình ổn nền kinh tế, thúc đẩy kinh tê – xã hội phát triển.
KẾT LUẬN
Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá ngày càng được các
TCTD, cũng như NHNN quan tâm, hướng tới. Để đảm bảo cho hoạt động này
diễn ra an toàn và hiệu quả NHNN đã ban hành các quy định về vấn đề này. Các
quy định của pháp luật hiện hành đã tạo được khá nhiều thuận lợi cho hoạt động
phát hành giấy tờ có giá của TCTD, bên cạnh đó thì các quy định này cũng
không tránh khỏi đươc nhũng hạn chế nhất định. Bởi vây, trong thời gian tới
mong NHNN có những sủa đổi, bổ sung thích hợp để các quy định này phù hợp
hơn với thực tế.
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010;

2. Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng được ban hành
kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ – NHNN ngày 24/3/2008 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước;
3. Thông tư số 16/2009/TT – NHNN ngày 11/8/2009 sủa đổi bổ sung một số điều
của quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng được ban hành kèm
theo Quyết định số 07/2008/QĐ – NHNN ngày 24/3/2008 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước;
4. Bài viết “Bàn về giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng” TS.
Nguyễn Văn Tuyến – Tạp chí Ngân hàng số 09/2008;
5. Pháp luật về huy động vốn của tổ tổ chức tín dụng ở Việt Nam – thực trạng và
giải pháp, luận văn thạc sỹ luật học/ Đào Ánh tuyết; TS. Nguyễn Minh Hằng
hướng dẫn, Hà Nội 2013;
6. Website của một số ngân ngân hàng.
21

×