Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bản đồ tư duy trong môn vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.3 KB, 2 trang )

Bản đồ tư duy trong môn vật lý
Từ trước tới nay, thông tin được chúng ta ghi chép bằng các ký tự, đường thẳng và những con số.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, với cách ghi chép truyền thống này, con người chỉ mới sử dụng một
nửa phía bên trái của bộ não. Điều đó có nghĩa là chúng ta chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên phải của
não cả. Trong lúc đó phía bên phải này lại giúp con người xử lý tốt các thông tin về nhịp điệu, màu sắc
không gian và sự mơ mộng. Nói cách khác, chúng ta vẫn đang sử dụng 50% khả năng của bộ não để
phục vụ cho việc ghi chép thông tin. Chính vì thế nhà khoa học Tony Buzan đã đưa ra bản đồ tư duy
(Mind map) là để giúp con người thực hiện được mục tiêu tận dụng hết 50% khả năng còn lại của bộ
não.
Bản đồ tư duy là gì?

Có thể đưa ra một định nghĩa mang tính khái quát như sau: Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy.
Đây là con đường thuận tiện và phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của con người
rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nói cụ thể hơn, đây là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất
hiệu quả theo đúng nghĩa của nó - sắp xếp tất cả những ý nghĩ của con người.

Việc phát triển tư duy cho HS và trách nhiệm giảng dạy để truyền thụ tri thức về thế giới xung quanh
luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục. Giáo viên không chỉ
tạo điều kiện cho HS khám phá kiến thức mới khi hướng các em đến một phương cách học tập tích cực
và chủ động mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó một cách bài bản và chiến
lược. Việc xây dựng được một “hình ảnh rõ nét và đầy màu sắc” thể hiện được mối liên hệ giữa các kiến
thức sẽ mang lại lợi ích rất đáng quan tâm về các mặt ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng
tượng và khả năng sáng tạo. Và một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên
kết” đậm đặc là bản đồ tư duy.

Bản đồ tư duy có tác dụng gì trong môn vật lý?

Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy với cách thể hiện gần như là một cơ chế hoạt động của bộ não, bản
đồ tư duy sẽ giúp giáo viên sáng tạo hơn trong khi tái hiện kiến thức, tiết kiệm hơn trong quá trình tìm tư
liệu và thiết kế bài soạn. Ngoài ra, bản đồ tư duy không chỉ ghi nhớ tốt bài học mà còn giúp HS nhìn
thấy được một bức tranh tổng thể của hệ thống bài giảng. Bản đồ này còn có chức năng tổ chức và phân


loại suy nghĩ của con người theo từng cấp độ khác nhau. Để tóm tắt toàn bộ tri thức trong chương Quang
học (Vật lý lớp 7), giáo viên có thể sử dụng bản đồ tư duy với từ khóa trung tâm là “Quang học”, xung
quanh nó là những từ khóa cấp 1 (nhận biết ánh sáng, nhìn thấy một vật, ánh sáng tuân theo những định
luật nào, ứng dụng định luật đó ra sao?). Sau đó đề nghị các em HS tiếp tục điền thêm các từ khóa cấp
độ nhỏ hơn như cấp 2, cấp 3…
Nguyên lý và ứng dụng

Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép: sử dụng ghi chép, sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và
đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật “đẻ” ra loại bản đồ này được gọi là Mind Mapping và có cơ sở từ ý tưởng
của nhà nghiên cứu khoa học Tony Buzan vào những năm 1960. Ở vị trí trung tâm bản đồ là một hình
ảnh hay một từ khóa thể hiện ý tưởng hay khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm này sẽ được nối với các hình
ảnh hay từ khóa cấp I bằng các “nhánh cây” chính và từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ
khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhánh tiếp tục tiếp diễn và các khái niệm hình ảnh
luôn được kết nối với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo nên một bức tranh tổng thể mô tả về ý trung tâm
một cách đầy đủ và rõ ràng.

Vậy những yếu tố nào đã làm cho bản đồ tư duy có tính hiệu quả cao và nền tảng của chúng là gì? Hệ
quả cho thấy từ bản đồ tư duy trước hết là đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt
động. Đó là liên kết và sự liên kết. Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều cần có các mối
nối, những “sợi dây liên kết” để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới được “nhập
kho” để được lưu trữ và tồn tại chúng cần được “buộc chặt” và kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại
trước đó. Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công dụng lớn vì đã
huy động được cả bán cầu đại não trái và phải hoạt động chứ không riêng lẻ như trước đây. Sự phối hợp
đồng bộ này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa hai bán cầu não và cho được kết quả tăng cường trí tuệ
và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não.

Việc sử dụng các phần mềm sẽ làm cho công việc lập bản đồ tư duy dễ dàng và linh hoạt hơn, đồng thời
đây cũng là một bước tiến trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học
bộ môn vật lý và các môn học khác trong chương trình THCS.

×