Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại việt nam – brasil thực trạng và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.14 KB, 72 trang )

MỤC LỤC

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – BRASIL.....................26
2.1. Tiền đề mối quan hệ Việt Nam – Brasil và chính sách thương mại giữa hai nước....................26
2.1.1. Tiến trình ngoại giao giữa hai nước..............................................................................26
2.1.2. Chính sách thương mại.................................................................................................29
2.1.2.1. Chính sách thương mại Việt Nam..........................................................................30
2.1.2.2. Chính sách thương mại của Brasil..........................................................................31
2.4.1.1. Việt nam và Brasil có mối quan hệ thân thiện về chính trị, có nhiều điểm tương
đồng trong đường lối phát triển...........................................................................................48
2.4.1.2. Việt Nam và Brasil đều đang tích cực mở rộng thị trường.....................................49
2.4.1.3. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của hai nước có nhiều nét tương đồng:..............49
2.4.2.1. Khoảng cách địa lý lớn..........................................................................................50
2.4.2.2. Hệ thống pháp luật của Brasil tương đối phức tạp.................................................51
Kết luận chương II....................................................................................................................53
Chương III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM - ............................................................................................................................................54
3.2.1. Giải pháp vĩ mô: ..........................................................................................................58
3.2.1.1. Thúc đẩy quan hệ ngoại giao nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước:
.............................................................................................................................................58
3.2.1.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện tối đa cho xuất khẩu...........................59
3.2.1.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp đã và đang tham gia thị trường Brasil.............................60
3.2.1.3.1. Hỗ trợ về thuế: ...................................................................................................60

KẾT LUẬN


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là quan hệ thương mại đang đóng


vai trị ngày càng quan trọng trong chính sách kinh tế của Việt Nam cũng như nhiều
nước trên thế giới. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế khơng chỉ mang lợi ích cho
nước phát triển mà còn cả những nước đang phát triển. Với các nước phát triển, nó
có tác dụng tăng cường sức mạnh một cách nhanh chóng bởi các nước này có thể
tiếp cận thị trường mới, nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời đầu tư vào các dự án
mang lại nhiều lợi nhuận. Với các nước đang phát triển, nó giúp tận dụng các nguồn
vốn đầu tư nước ngồi để cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và cải tổ lại nền kinh tế, mở
rộng thị trường ra ngoài biên giới lãnh thổ của mình thong qua các mối quan hệ
kinh tế quốc tế và luôn nhấn mạnh sự cần thiết đa dạng hóa những mối quan hệ này
nhằm phát triển nền kinh tế của mình.
Việt Nam cũng khơng là ngoại lệ. Từ khi công cuộc đổi mới đất nước được
diễn ra, Việt Nam luôn coi việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia
trên thế giới là một nhiện vụ có tính chiến lược. Việt Nam xác định đa dạng hóa các
mối quan hệ kinh tế quốc tế khơng chỉ với những nước phát triển mà cịn cả với
những nước đang phát triển. Bên cạnh những đối tác kinh tế chiến lược như Hoa
Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và các nước láng giềng ASEAN, Việt Nam
còn ngày càng quan tâm hơn nữa tới các đối tác tiềm năng như Mỹ La Tinh, Châu
Phi, Trung Đông. Và để thực hiện chính sách này, gần đây Việt Nam đã thể hiện
những nỗ lực đáng kể trọng việc phát triển các mối quan hệ quốc tế, cụ thể là quan
hệ thương mại với Mỹ La Tinh. Trong đó, Brasil là đối tác chiến lược của Việt Nam
trong khu vực này.
Brasil là nước có nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh. Brasil là nước đứng đầu
thế giới về sản xuất mía đường và cà phê. Bên cạnh đó Brasil cịn là đất nước giàu
tài nguyên thiên nhiên. Brasil là một thị trường rộng lớn với hơn 200 triệu dân, nhu
cầu hàng hóa đa dạng phong phú, từ các mặt hàng nông sản đến những mặt hàng
1


công nghệ cao hay hàng thủ công mỹ nghệ , trong đó có một số mặt hàng là thế
mạnh của Việt Nam.

Thiết lập và thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với Brasil, Việt Nam rất
có lợi trong việc tăng cường sự hợp tác và mở rộng thị trường sang Mỹ Latinh –
một khu vực kinh tế rộng lớn. Có thể nói, tiềm năng phát triển kinh tế thương mại
hai nước Việt Nam – Brasil là rất lớn. Tuy nhiên, việc phát triển mối quan hệ này
hiện tại vẫn chưa được chú trọng đúng mức, chưa xứng với tiềm năng kinh tế của
hai nước. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường Brasil cũng như trình độ, năng lực
kinh tế nước ta, việc thúc đẩy quan hệ thương mại với Brasil là vấn đề mang tính
tầm nhìn chiến lược.
Về tình hình nghiên cứu, từ trước đến nay hầu hết mọi sự tập trung đều
hướng đến các thị trường lớn như Mỹ, EU, hay Nhật Bản… Do đó, dù Brasil là một
thị trường tiềm năng như đã nêu trên nhưng hiện có rất ít đề tài nghiên cứu thị
trường này.
Chính vì các lý do trên, tơi đã chọn “Quan hệ thương mại Việt Nam –
Brasil: Thực trạng và giải pháp phát triển” làm khoá luận tốt nghiệp.
2. Phạm vi, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, trong bài khóa luận này tơi chủ yếu tập trung vào
quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Brasil, đặc biệt là các hoạt động
xuất nhập khẩu kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (ngày 08/05/1989)
cho đến nay.
Về mục tiêu đề tài, em muốn đưa ra những thơng tin mang tính hệ thống về
quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Brasil trong thời gian qua. Qua việc phân
tích thực trạng, khó khan nhằm đưa ra định hướng, triển vọng trong thời gian tới
cũng như những giải pháp nhằm tăng cường, thúc đẩy mối quan hệ này
Về phương pháp nghiên cứu, dựa trên những kiến thức về thương mại quốc
tế đã được học, cùng với việc thu thập các tài liệu từ các nguồn khác nhau về Brasil

2


và mối quan hệ thương mại hai nước Việt Nam - Brasil, em sẽ dùng phương pháp

suy diễn và phân tích để làm rõ mục tiêu nêu trên.
3. Bố cục khóa luận
Khóa luận sẽ được chia làm 3 chương:
Chương I: Tổng quan thị trường Brasil
Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam Brasil:
Chương III: Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Brasil

3


CHƯƠNG I:TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BRASIL

1.1.

Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Brasil là một quốc gia rộng lớn với tổng diện tích 8.511.965 km2. Trong đó
diện tích đất liền 8.456.510 km2 bao gồm một số đảo lớn nhỏ như Fernando de
Noronha, Atol das Rocas, Ilha da Trindade, Ilhas Martin Vaz, and Penedos de Sao
Pedro e Sao Paulo.
Brasil nằm ở phía đơng Nam Mỹ, phía đơng giáp giới Đại Tây Dương với bờ
biển dài 7.491 km. Brasil có đường biên giới với tất cả các nước Nam Mỹ trừ Chi lê
và Ecuador, toàn bộ kéo dài 14.691 km (giáp với Argentina: 1.224 km, Bolivia:
3.400 km, Colombia: 1.643 km, Guiana thuộc Pháp: 673 km, Guyana: 1.119 km,
Paraguay: 1.290 km, Peru: 1.560 km, Suriname: 597 km, Uruguay: 985 km,
Venezuela: 2.200 km)
Về địa hình, Brasil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất
trên thế giới. Nước này có tổng cộng 8 bồn địa lớn, nước của các con sơng đi qua
các bồn địa này để thốt ra Đại Tây Dương. Sông Amazon là con sông lớn nhất thế
giới tính theo dung lượng nước và đồng thời là con sông dài thứ hai trên thế giới.

Lưu vực sông Amazon rộng lớn và màu mỡ đã tạo điều kiện cho những cánh rừng
mưa nhiệt đới hùng vĩ phát triển cùng với một hệ thống sinh vật phong phú. Ngoài
ra cịn phải kể đến hệ thống sơng Parana và phụ lưu của nó, sơng Iguacu, nơi có
thác nước Iguacu nổi tiếng. Bên cạnh đó cịn có các sơng Negro, Sao Francisco,
Xingu, Madeira và Tapajos. Một số hòn đảo và đảo san hô trên Đại Tây Dương
cũng thuộc chủ quyền của Brasil.
Địa hình của Brasil phân bố rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên nhìn chung
ta có thể chia địa hình của Brasil ra làm hai vùng chính. Phần lớn lãnh thổ ở phía
bắc của Brasil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon. Trong khi
đó, phía nam của nước này có địa hình chủ yếu lại là đồi và những vùng núi thấp.
Vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương có nhiều dãy núi cao, có độ cao so với mặt nước
biển là 2900 m. Đỉnh núi cao nhất Brasil là đỉnh Pico da Neblina, cao 3.014 m thuộc
cao nguyên Guiana.
4


Phần lớn diện tích Brasil nằm trong khoảng từ xích đạo cho đến đường chí
tuyến nam. Mặc dù 90% lãnh thổ Brasil nằm trong vùng nhiệt đới nhưng giữa vùng
này với vùng khác trên đất nước vẫn có những sự khác biệt khá lớn về khí hậu. Từ
bắc xuống nam, khí hậu Brasil chuyển dần từ khí hậu nhiệt đới (giữa chí tuyến nam
và xích đạo) cho đến khí hậu cận nhiệt tương đối ơn hịa (nằm dưới chí tuyến nam).
Brasil có tổng cộng năm dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khơ,
núi cao và cận nhiệt đới.
Nhiệt độ trung bình năm quanh đường xích đạo khá cao, trung bình đạt
khoảng 25 °C. Tuy nhiên trong những ngày nóng bức nhất của mùa hạ, nhiệt độ tại
một số vùng của Brasil có thể lên tới 40 °C. Miền nam Brasil có khí hậu tương đối
cận nhiệt đới và có thể có sương giá về mùa đơng. Tuyết rơi có thể xảy ra ở những
vùng núi cao như Rio Grande do Sul hay Santa Catarina. Lượng mưa tại Brasil nhìn
chung tương đối cao, khoảng 1000 đến 1500 mm mỗi năm. Mưa tập trung nhiều
hơn tại vùng lòng chảo Amazon nóng ẩm ở phía bắc, nơi lượng mưa có thể lên đến

2000 mm mỗi năm hoặc thậm chí cao hơn. Tuy có một lượng mưa hàng năm lớn
như vậy song khu vực này cũng có mùa khơ, kéo dài từ 3 tháng đến 5 tháng tùy
theo vĩ độ.
Do nằm tại Nam bán cầu nên thời gian các mùa trong năm tại Brasil ngược
lại so với các nước Bắc bán cầu. Mùa hạ ở đây kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, cịn
mùa đơng lại nằm trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 11. Trên thực tế, ở những
vùng nằm gần xích đạo, sự chênh lệch về mùa gần như khơng đáng kể với khí hậu
nóng ẩm quanh năm, trong khi những vùng có khí hậu nhiệt đới thường chỉ có mùa
mưa và mùa khơ. Tại vùng có khí hậu cận nhiệt ở phía nam, thời tiết chia ra đủ 4
mùa xuân, hạ, thu, đông. Brasil cũng thường phải hứng chịu những trận bão lớn từ
Đại Tây Dương đổ vào.
Tài nguyên thiên nhiên của Brasil khá phong phú bao gồm: quặng, sắt,
mangan, bauxit, kền, uranium, phosphat, thiếc, thuỷ điện, vàng, platinum, dầu mỏ,
gỗ.
Các vấn đề về môi trường của Brasil hiện nay: nạn phá rừng ở vùng lòng
chảo Amazon; ơ nhiễm nước và khơng khí ở Rio de Janeiro, Sao Paolo và vài thành
phố lớn khác; đất đai thối hóa và ơ nhiễm nước do các hoạt động khai thác mỏ
5


không phù hợp, tràn dầu.
Nguy cơ thiên tai: hạn hán ở miền đơng bắc; lụt và thỉnh thoảng có đơng giá
ở miền nam.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển:
- Năm 1531, thuộc địa của Bồ Đào Nha.
- Ngày 7/9/1822: Tuyên bố độc lập.
- Năm 1888, xóa bỏ chế độ nô lệ.
- Năm 1889, chuyển từ chế độ quân chủ sang chế độ cộng hồ.
- Từ 1964-1989, các chính quyền độc tài quân sự thay nhau cầm
quyền.

- Năm 1989, ông Féc-nan-đô Cô-lo đề Mê-lù, ứng cử viên của Đảng Phong
trào Dân chủ Brasil (MDB) trúng cử Tổng thống, chấm dứt 25 năm độc tài quân sự.
- Tháng 10/1994, ứng cử viên Đảng Xã hội Dân chủ Brasil (PSDB) Féc-nanđô En-ri-kê Ca-đô-xô, nguyên Bộ trưởng Kinh tế, thắng cử Tổng thống và tái đắc cử
(10/1998).
- Tháng 10/2002, ứng cử viên cánh tả Lu-ít I-ná-ci-ơ Lu-la đa Siu-va (thuộc
Đảng Lao động PT) trúng cử Tổng thống (nhiệm kỳ 2003-2006), trở thành Tổng
thống thiên tả đầu tiên trong lịch sử Brasil.
- Tháng 10/2006, Tổng thống Lu-ít I-ná-ci-ơ Lu-la đa Siu-va tái đắc cử
nhiệm kỳ 2 (2006-2010).
- Tháng 10/2010, ứng cử viên của đảng Lao động (PT) Bà Đin-ma Rút-xép (Dilma
Rousseff) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu của Tổng thống (nhiệm kỳ 20112014), trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Brasil.
1.3. Đặc điểm chính trị, văn hóa, xã hội:
6


1.3.1. Chính trị
Brasil tên đầy đủ là Cộng hồ Liên bang Brasil. Thủ đô là Brasilia. Ngày
quốc khánh là ngày 7/9 (kể từ ngày dành độc lập từ Bồ Đào Nha năm 1822). Khu
vực hành chính của Brasil gồm 26 bang trong đó có các thành phố chính là Sao
Paolo, Rio de Janeiro, Salvador, Belo Horizonte.
Theo hiến pháp, Brasil là một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, được
tạo lập dựa trên 4 thực thể chính trị là Liên bang, bang, các chính quyền thành phố
tự trị và quận liên bang. Khơng có sự phân cấp cụ thể nào về quyền lực giữa các
thực thể chính trị này. Chính quyền Brasil được chia thành các nhánh: lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Hoạt động của các nhánh này diễn ra độc lập với nhau và
đồng thời được kiểm tra và điều chỉnh cân bằng sao cho thích hợp. Nhánh hành
pháp và lập pháp được tổ chức ở cả 4 thực thể chính trị, trong khi nhánh tư pháp chỉ
được tổ chức ở cấp Liên bang và bang.

Nhánh hành pháp được thực thi bởi chính


phủ, trong khi nhánh lập pháp được thực thi bởi cả chính phủ và hai viện của quốc
hội Brasil. Nhánh tư pháp hoạt động riêng rẽ với hai nhánh trên. Về nhánh hành
pháp, người đứng đầu nhà nước là tổng thống Brasil có nhiệm kỳ 4 năm và được
phép nắm tối đa 2 nhiệm kỳ. Tổng thống có quyền chỉ định thủ tướng liên bang, có
vai trị hỗ trợ cho tổng thống trong việc điều hành đất nước. Về nhánh lập pháp,
Quốc hội của Brasil được chia làm 2 viện: thượng viện và hạ viện. Thượng viện
Liên bang Brasil gồm có 81 ghế, phân bố đều mỗi 3 ghế cho 26 bang và quận liên
bang (thủ đơ) và có nhiệm kỳ 8 năm. Hạ viện có tổng cộng 513 ghế, được bầu cử
theo nhiệm kỳ 4 năm và phân bố theo tỉ lệ bang.
Một trong những ngun tắc chính trị của nền cộng hịa là hệ thống đa đảng,
như một sự đảm bảo về tự do chính trị. Hiện nay có tổng cộng 15 đảng chính trị lớn
nhỏ có ghế trong Quốc hội Brasil. Bốn đảng lớn nhất hiện nay là Đảng Công nhân
Brasil (PT), Đảng Dân chủ Xã hội Brasil (PSDB), Đảng Vận động Dân chủ Brasil
(PMDB) và Đảng Dân chủ (tiền thân là Đảng Mặt trận Tự do - PFL).
Luật pháp của Brasil dựa trên luật La Mã - Germania truyền thống. Hiến
pháp Liên bang, được thông qua vào ngày 5 tháng 10 năm 1988 là bộ luật cơ bản
7


nhất của Brasil. Tất cả những quyết định của nhánh lập pháp và tòa án đều phải dựa
trên Hiến pháp Brasil. Các bang của Brasil đều có hiến pháp riêng của bang mình,
nhưng khơng được trái với Hiến pháp Liên bang. Các chính quyền thành phố và
quận liên bang khơng có hiến pháp riêng mà có bộ luật của riêng mình, gọi là luật
cơ bản (leis orgânicas).
Quyền lực pháp lý được thực thi bởi nhánh tư pháp, mặc dù trong một số
trường hợp đặc biệt Hiến pháp Brasil cũng cho phép Thượng viện Liên bang thông
qua những quyết định về mặt luật pháp. Cơ quan quyền lực cao nhất trong ngành
tư pháp của Brasil là Tòa án Liên bang Tối cao. Tuy nhiên hệ thống tư pháp của
Brasil bị chỉ trích làm việc kém hiệu quả trong vài thập kỉ qua trong việc thực hiện

nốt các bước cuối của việc xét xử. Các vụ kiện cáo thường mất tới vài năm để giải
quyết và đi đến phán quyết cuối cùng.
1.3.2. Văn hóa, xã hội:
Văn hóa của Brasil chủ yếu dựa trên nền văn hóa của Bồ Đào Nha. Nước này
đã từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong vòng ba thế kỉ và những người dân di
cư Bồ Đào Nha đã mang đến cho Brasil những nền tảng quan trọng của nền văn
hóa nước này là tiếng Bồ Đào Nha, đạo Cơng giáo và kiến trúc. Bên cạnh đó cịn
có những phong tục tập qn và lối sống đặc trưng của người dân Bồ Đào Nha.
Là một đất nước đa chủng tộc với nhiều màu sắc văn hóa, Brasil còn chịu
ảnh hưởng của nhiều dân tộc khác nữa. Những người thổ dân châu Mỹ có ảnh
hưởng đến vốn từ vựng và ẩm thực của Brasil, trong khi người da đen gốc châu Phi,
vốn được mang đến Brasil để làm nơ lệ trước kia, lại có ảnh hưởng quan trọng trong
âm nhạc và các điệu nhảy của nước này. Vào thế kỉ 19 và thế kỉ 20, những dòng
người nhập cư đến từ Ý, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Đông đã đến Brasil
và thiết lập nên những cộng đồng lớn sinh sống với nhau tại các thành phố, tạo nền
những dấu ấn độc đáo khác nhau và tập trung chủ yếu tại miền nam Brasil.
Tôn giáo chủ yếu tại Brasil là Công giáo. Nước này cũng là nước có cộng
đồng người theo đạo Cơng giáo lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, số lượng tín đồ
8


theo đạọ Tin Lành cũng đang ngày càng tăng lên. Mặc dù Hồi giáo đầu tiên được
những nô lệ da đen thờ cúng nhưng hiện nay cộng đồng người Hồi giáo đông nhất
tại Brasil lại là những người Brasil gốc Arab. Brasil cũng là nước có cộng đồng
Phật giáo lớn nhất Mỹ Latinh do nước này tập trung một lượng lớn cộng đồng
người Nhật Bản tại nước ngoài. Bên cạnh đó ở Brasil cịn có những tơn giáo truyền
thống của người da đen gốc châu Phi.
Cơ cấu tôn giáo của người dân Brasil như sau (theo cuộc điều tra của
IBGE) :



73,6% dân số theo Cơng giáo.



15,4% dân số theo Đạo tin lành.



7,4% dân số tự cho mình là người theo Thuyết bất khả tri hay Thuyết vơ
thần.



1,3% dân số theo Thuyết thơng linh.



1,8% dân số là thành viên của các tơn giáo khác. Một số tơn giáo đó là
Mormon (900.000 tín đồ), Nhân chứng Jevoha(500.000 tín đồ), Phật
giáo(215.000 tín đồ), Do Thái giáo (150.000 tín đồ), và Hồi giáo (27.000 tín
đồ).



0,3% dân số theo các tơn giáo truyền thống Châu Phi như Candomblé,
Macumba và Umbanda.




Một số người theo tơn giáo pha trộn giữa các tôn giáo khác nhau, như Công
giáo, Candomblé, và tổng hợp các tôn giáo truyền thống Châu Phi.

1.4 . Khái quát chung về nền kinh tế thương mại Brasil:
1.4.1. Phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP:
Được đặc trưng bởi khu vực nơng nghiệp, khai khống, sản xuất và dịch vụ
rộng lớn và phát triển. Nền kinh tế Brasil cũng như các quốc gia Nam mỹ khác đang
mở rộng thị trường ra thế giới. Từ năm 2001- 2003, nền kinh tế Brasil tăng trưởng
9


chậm, trung bình chỉ tăng 2,2%/năm khi nước này liên tục chịu nhiều biến động
trong kinh tế ngoại thương và nội thương. Brasil đã vượt qua những biến động này
mà khơng làm bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tài chính nhờ sự hồi phục nhanh của
nền kinh tế Brasil và chương trình kinh tế của cựu Tổng thống CARDOSO và được
củng cố thêm bởi Tổng thống LULA DA SILVA. Từ năm 2004, nền kinh tế Brasil
tiếp tục tăng trưởng, nhiều việc làm được tạo thêm và thu nhập của người dân cũng
tăng thêm. 3 cột trụ của chương trình kinh tế là tỷ giá hối đoái đang thả nổi, chế độ
đang hướng tới lạm phát, chính sách tiền tệ chặt, ban đầu được củng cố bởi các
chương trình của IMF. Đồng tiền bị sụt giá mạnh trong năm 2001-02, hiện tại đã
được điều chỉnh; từ năm 2003 đến 2006, Brasil đã thặng dư mậu dịch, được ghi
nhận là giai đoạn thặng dư mậu dịch đầu tiên kể từ năm 1992.
Năng suất lao động, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đã đóng góp vào
việc tăng kim ngạch xuất khẩu. Nhờ quản lý kinh tế tốt, đã duy trì được những vấn
đề kinh tế quan trọng, đáng kể nhất là vấn đề liên quan đến nợ quốc gia. Tổng thống
LULA DA SILVA đã cam kết với trách nhiệm tài chính bằng cách duy trì thặng dư
thương mại trong giai đoạn bầu cử 2006. Trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2, Tổng
thống LULA DA SILVA tuyên bố cải cách kinh tế để giảm thuế và tăng đầu tư khu
vực công. Một thách thức lớn là suy trì tốc độ tăng trưởng nhanh để tạo ra việc làm
và giảm gánh nặng nọ của chính phủ.

Nền kinh tế Brasil đã kháng cự tốt đối vơí khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Đến ngày 22/7/2009 mức dự trữ ngoại tệ đạt 209 tỷ USD, cao hơn mức trước khủng
hoảng thế giới diễn ra. Các ngành kinh tế chủ chốt như chế tạo máy bay vận tải tầm
ngắn và tầm trung, sản xuất ôtô, khai thác mỏ, luyện kim, dịch vụ, nơng sản thực
phẩm đã có tín hiệu vượt qua điểm đáy khủng hoảng, mở mang đầu tư, sản xuất,
gọi người lao động trở lại làm việc mà dịp đầu năm tạm nghỉ hoặc mất việc. Thặng
dư thương mại tiếp tục ở mức cao. Chỉ số nhu cầu tiêu dùng nội địa đã tăng cao
hơn, nhất là đối với các mặt hàng tiêu dùng lâu bền như xe hơi, điện máy gia đình,
chỉ số cho vay tín dụng mua hàng trả góp đã tăng cao hơn tháng 5/2009 và cùng kỳ
năm trước. Dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI giải ngân đạt 11 tỷ USD

10


trong 5 tháng đầu năm 2009, mức cao thứ nhì trong 10 năm qua, ước đạt 25 tỷ USD
trong năm 2009.
Theo báo cáo kinh tế của Uỷ ban Kinh tế Mỹ La tinh của Liên Hiệp Quốc
CEPAL, từ năm 2000 đến 2008, quy mô kinh tế GDP của Brasil đã tăng 4,4 điểm
phần trăm từ 30,9 % lên 35,3%, đạt 1,435 ngàn tỷ USD trong tổng số GDP của tất
cả các nước Mỹ La tinh (kể cả Mexico)
Do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính tồn cầu, năm 2009, GDP Brasil tăng
trưởng âm. Trong năm 2010, niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư phục hồi
và tăng trưởng GDP đạt tới 7,5%, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 25 năm qua.
Mặc dù tăng trưởng chậm trong năm 2011, Brasil đã vượt qua Anh Quốc là nền
kinh tế lớn nhất của 7 thế giới về GDP. Thất nghiệp thành thị ở mức thấp lịch sử là
4,7% (Tháng 12 năm 2011), và mức độ Brasil bất bình đẳng thu nhập đã giảm trong
12 năm qua. Brasil tăng lãi suất làm cho nó trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các
nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ lãi suất hàng năm của Brasil là 10.75% trong năm
2010 và đã tăng lên 11% trong năm 2011. Dòng vốn chảy vào lớn trong vài năm
qua đã góp phần vào sự tăng giá của tiền tệ, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản

xuất của Brasil. Lãnh đạo chính phủ phải can thiệp vào thị trường ngoại hối và tăng
thuế trên một số dịng vốn đầu tư nước ngồi. Tổng thống Dilma Rousseff đã giữ lại
chính sách của chính quyền trước đây vềmục tiêu lạm phát của ngân hàng trung
ương, tỷ giá hối đối thả nổi, và kiềm chế tài chính.
Cơ cấu kinh tế GDP dịch chuyển nhanh sang lĩnh vực công nghiệp và dịch
vụ. Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của Brasil nhờ vào sự đóng góp của
khu vực tài chính và cơng nghệ viễn thơng. Hiện nay cơ cấu kinh tế của Brasil là:
nông nghiệp: 5.8%, công nghiệp: 26.9%, dịch vụ: 67.3%

11


1.4.2. Các ngành kinh tế trọng điểm
1.4.2.1. Ngành Công nghiệp chủ đạo:
Brasil có nền cơng nghiệp phát triển nhất Mỹ La tinh. Sản lượng công nghiệp
chiếm hơn một phần tư tổng thu nhập quốc nội (GDP). Với nền kinh tế phát triển ổn
định nhờ Kế hoạch Real, các công ty Brasil và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnh
vào công nghệ và thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các
cơng ty Bắc Mỹ. Năm 2008 Brasil được tổ chức quốc tế S & P công nhận là “Nước
đạt cấp độ đầu tư “ổn định, ít rủi ro.
Brasil cũng có nền cơng nghiệp dịch vụ đa dạng,chất lượng cao. Những năm
đầu thập niên 1990, lĩnh vực ngân hàng chiếm tới 16% GDP. Dịch vụ tài chính
nước này đã cung cấp tiền vốn cho nhiều công ty trong nước sản xuất ra các loại
hàng hóa phong phú, thu hút nhiều đầu tư nước ngồi, kể cả các cơng ty tài chính
lớn của Mỹ. Thị trường chứng khoán và Hàng hoá tương lai BM&F ở Sao Paulo
rất phát triển.
Một số ngành công nghiệp chủ đạo gồm : Hàng dệt và các hàng tiêu dùng
khác, giày dép, hóa chất, xi măng, gỗ quặng, thiếc, máy bay, sắt, thép, xe hơi và
linh kiện rời, máy móc, thiết bị.
Công nghiệp điện đạt sản lượng 437,3 tỷ KWgiờ (năm 2010). Dầu hoả đạt sản

lượng 2.746 triệu thùng / ngày (năm 2010), mức tiêu thụ nội địa tới 2,654 triệu
12


thùng/ ngày (năm 2010). Khí đốt tự nhiên đạt sản lượng 12,41 tỷ mét khối (ước
năm 2010), mức tiêu thụ nội địa đạt 25,13 tỷ mét khối (năm 2010).
Do giá thành hạ của năng lượng nguyên tử và sẵn có nguồn quặng
uranium, Chính phủ có kế hoạch xây dựng mới, đưa công suất các nhà máy điện
nguyên tử trong 50 năm tới lên 60 ngàn megawatt để góp phần đảm bảo an ninh
năng lượng, bù đắp cho một số nhà máy thuỷ điện chưa hết công suất do lượng
nước ở hồ chứa đang giảm dần.
Lao động trong ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 14%, tăng trưởng công
nghiệp trong năm 2011 là 4%.
Khai mỏ:
Ngành khai mỏ của Brasil có sự đa dạng về nguồn và phạm vi diện tích. Sản
xuất sắt, vàng, granite, beauxite và đá vôi chiếm khoảng 70% giá trị sản lượng khai
mỏ. Brasil là nước dự trữ niobium lớn nhất thế giới (chiếm 97% năm 2002) và
tantalite (52.1%) và đứng thứ 3 thế giới về dự trữ beauxite (7.6%), đứng thứ 5 về dự
trữ sắt (6.4%). Brasil cũng là quốc gia sản xuấ lớn nhất về các sản phẩm như
niobium (95.1%), sắt (19.1%) và tantalite (16.1%) tổng sản lượng của thế giới năm
2002.
Thị trường xuất khẩu chính của các sản phẩm khai mỏ của Brasil là Trung
Quốc, Mỹ và EU. Theo hiến pháp của Brasil toàn bộ nguồn tài ngun khống sản
thuộc sở hữu của chính phủ liên bang. Quy định mọi hoạt động khai thác và chế
biến các sản phẩm về khi gas, dầu mỏ và hạt nhân thuộc độc quyền của chính phủ.
Sản xuất chế tạo:
Ngành chế tạo có sự đa dạng cao và đóng góp lớn vào tổng GDP của Brasil. Tỷ
trọng đóng góp lớn nhất trong GDP là công nghiệp chế biến thực phẩm, tiếp sau là
luyện kim cơ bản, máy móc và các trang thiết bị, các sản phẩm hoá chất.
Sau ngành chế biến thực phẩm, hầu hết lao động tập trung chính tại các ngành như

thêu, các sản phẩm kim loại, máy móc trang thiết bị, đồ nội thất. Gần đây danh mục
công nghiệp nhập khẩu Brasil thấp như luyện kim, dệ và may mặc, nội thất, cà phê,
đường trong khi danh mục khác tăng lên dáng kẻ như trang thiết bị điện tử, viễn
thông, phương tiện gắn máy, máy bay.
13


Ngành công nghiệp ô tô:
Sản xuất ô tô chủ yếu của Brasil là ô tô chở khách. Trong giai đoạn 1999 –
2003 tỷ lệ tăng bình quân hàng năm số phương tiện ô tô ở Brasil là 8.0%. Trong giai
đoạn 1998 – 2003 lực lượng lao động trong ngành là 94,100 người
Ngành ô tô tiếp nhận vốn chủ yếu từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo thống
kê của Hiệp hội các nhà sản xuất o tô Anfavea, Brasil đã chính thức vượt Đức và trở
thành thị trường ơ tơ lớn thứ tư của thế giới trong năm 2010.
Tính đến cuối năm 2010, có khoảng 3.45 triệu ơ tơ được bán thị thị trưởng Brasil,
tăng gần 10% so với năm 2009, và đưa quốc gia Nam Mỹ này vượt Đức trở thành
thị trường ô tô lớn thứ 4 thế giới – sau Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản.
Xét về phương diện chế tạo, Brasil là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 6 thế giới với
tổng sản lượng 3.64 triệu ô tô với 17 phương tiện khác nhau. Con số này còn tiếp
tục tăng trong thời gian tới, khi Huyndai (Hàn Quốc) và Chery (Trung Quốc có kế
hoạch mở thêm các nhà máy sản xuất mới. Theo Anfavea, 6% ô tô sản xuất tại
Brasil được xuất sang Argentina và 20% xuất sang các khu vực khác. Tính chung
trong cả năm 2010, Brasil đã xuất khoảng 780,000 ô tô, tăng 64% so với năm 2009.
Trên phương diện nhập khẩu, 50% số ô tô nhập khâu là từ Argentina, 22% từ Hàn
Quốc và Trung Quốc, 10% từ Mexico và 6.5% từ châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên tình
hình có thể thay đổi khui đồng Real tiếp tục tăng giá so với USD và EURO, khiến ô
tô nhập khẩu trở nên rẻ, trong khi sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Hoạt động của ngành công nghiệp ô tô được chú trọng do các nguồn luật sau
khi điều chỉnh nghị định số 4,510 ngày 11 tháng 12 năm 2002, luật số 10,182 ngày
10 tháng 2 năm 2001, nghị định số 4,542 ngày 26/12/2002. Nghị định số 4510 kết

hợp chặt chẽ thoả thuận song phương về ô tô giữa Brasil – Argentina, luật số 10,182
giảm thuế nhập khẩu các phụ tùng của ô tô xuống 40%, nghị định số 4,542 và thuế
IPI áp dụng cho phương tiện đi lại.
Công nghiệp máy báy:
Lao động trong nành công nghiệp máy bay đạt khoảng 16,800 lao động năm
2002. Tổng doanh thu của ngành là 4.2 tỷ USD năm 2002. Tỷ lệ đóng góp vào GDP
là 1.3% trong giai đoạn 2000 – 2002, riêng năm 2002 là 1.9%. Năm 2003 xuất khẩu
14


của ngành (gồm cả các bộ phận máy bay) là 2,1 tỷ USD và tổng lượng nhập khẩu là
590.9 triệu USD. Có 322 cơng ty hoạt động trong ngành máy bay và không gian vũ
trụ, hầu hết các công ty này đều tập trung ở Đông – Nam của Brasil. Xấp xỉ 99%
sản lượng của ngành (gồm cả công nghiệp khơng gian) được bán cho thị trường
nước ngồi. Sự kiện 11/09/2001 cũng có tác động xấu cho ngành cơng nghiệp máy
bay của Brasil, đến năm 2003 ngành công nghiệp may bay chưa phục hồi đầy đủ
nhưng thu nhập ròng bắt đầu tăng.
EMBRASER là nhà sản xuất chính của ngành chiếm xấp xỉ 80% lượng xuất
khẩu. năm 2002, EMBRASER kiểm soát xấp xỉ 45% thị trường thế giới trong
ngành máy bay và cũng là nhà sản xuất lớn thứ 4 trên thế giới. Trong năm 2002 và
2003 EMBRASER là công ty xuất khẩu lớn nhất Brasil và thị trường Mỹ; 131 máy
bay thương mại, tư nhân và máy bay chiến đấu năm 2002.
Bộ luật số 10,332 ngày 19/12/2001 và nghị định số 4,179 ngày 02/04/2002 đã thiết
lập cơ sở hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển R&D của ngành hàng không. Những
nguồn tài trợ cho ngành công nghiệp máy bay được sử dụng cho nghiên cứu phát
triển công nghệ khác nhau như, phát triển công nghiệp cơ bản, thực hiện phát triển
cơ sở hạ tàng, phát triển nguồn nhân lực, tài liệu truyền bá kiến thức công nghệ. Sản
xuất máy bay nhận được hỗ trợ tài chính của chương trình PROEX.
Cơng nghiệp đóng tàu:
Brasil thực hiện cải tiến ngành cơng nghiệp đóng tàu trong những năm gần

đây. Năm 2003, lực lượng lao động trong ngành tăng 58.8% xấp xỉ 10,000 chỗ làm.
Giá trị đóng góp của ngành cơng nghiệp đóng tàu là 612 triệu R$(năm 2003); trọng
lượng tàu đạt khoảng 31,000DWT năm 2003. Brasil có khoảng 100 xưởng đóng tàu
sản xuất đa dạng các loại tàu thuyền, từ tàu thuỷ bằng gỗ tới những tàu sử dụng
công nghệ cao như tàu chở gas và tàu chiến đấu.
Dệt may:
Ngành sản xuất dệt may đa dạng về sản phẩm và thu hút một số lượng lớn
doanh nghiệp tham gia. Theo các nhà chức trách, năng suất của ngành trong giai
đoạn 1999-2001 và bắt đầu phục hồi trong năm 2002.
Brasil thông báo rằng từ ngày 01/01/2005 ngành dệt may Brasil sẽ tham gia hiệp
định GATT 1994.
15


Có sự đánh thuế luý tiến trong ngành, với mức thuế áp dụng tối đa 20%. Sự
bảo hộ cho ngành dệt may được thực thực hiện tới ngày 31/12/2004 thông qua biện
pháp hạn chế lượng nhập khẩu một số mặt hàng dệt may từ Hàn Quốc, Đài Loan,
Trung Quốc.
Năng lượng:
Dầu mỏ và gas: Brasil đã giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ vào nước ngồi.
Từ năm 2000 Brasil chỉ cịn nhập khẩu những sản phẩm dầu mỏ nguyên chất. Trong
giai đoạn 2000 – 2003, xuất khẩu dầu mỏ của Brasil thu được tăng 2.1 tỷ R$, phản
ánh sự phát triển của ngành sau khi bãi bỏ quy định ràng buộc năm 1997. Giá trị
nhập khẩu trong giai đoạn này cũng giảm 3.9 tỷ đơ la.
PETROBRÁS vẫn là tập đồn thống trị sản xuất và phân phối dầu mỏ và khí gas
thiên nhiên ở Brasil. Tính đến cuối năm 2002, chính quyền liên bang vẫn là cổ đơng
chính của PETROBRÁS sở hữu 55.7% cổ phiếu phổ thơng. PETROBRÁS sản xuất
bình qn hàng ngành 1.7 triệu thùng dầu mỏ và 43 triệu mét khối khí gas tự nhiên,
xuất khẩu xấp xỉ 439,000 thùng xăng và dẫn xuất/ngày. Tổng doanh thu của
PETROBRÁS là 95.7 tỷ R$ trong đó có 17.8 tỷ R$ lợi nhuận ròng.

Nhà máy lọc dầu của PETROBRÁS sản xuất 96% tổng sản lượng của Brasil
đạt 1.6 triệu thùng/ngày (năm 2003). Dự án đầu tư của PETROBRÁS vào nhà máy
lọc dầu đến 2007 là 5 tỷ đơ la.
Trong 05/2010, tập đồn dầu khí PETROBRÁS của Brasil đã thơng báo phát
hiện một mỏ dầu ở khu vực nước sâu có trữ lượng khoảng 4.5 tỷ thùng. Phát hiện
này có thể giúp Brasil hoàn thành mục tiêu trở thành một trong những nhà sản xuất
và xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới.
Brasil nhập khẩu lượng khí gas chính từ Bolivia thơng qua đường ống dẫn
xấp xỉ 3,150km. Khả năng cung cấp tối đa là 30,1 triệu cubic metres trên ngày.
Đường ống này chủ yếu được sử dụng bởi PETROBRÁS. PETROBRÁS vừa là nhà
nhập khẩu chính vừa cung cấp cho các cơng ty phân phối địa phương, nhà máy
nhiệt điện, nhà máy lọc dầu.
Điện:

16


Khả năng sản xuất điện của Brasil là 87.1 Giga Watts, tương ứng với tỷ lệ
tăng trưởng hàng năm là 7.4% tính theo năm 1999. Khả năng sản xuất chủ yếu là
thuỷ điện (76.2%) và nhiệt điện (19.9%).
Công ty ELETROBRÁS là nhà cung cấp điện lớn nhất Brasil chiếm khoảng
60% tổng lượng điện cung cấp và sở hữu khoảng 64% đường dây chuyển tải điện
năng với công suất trên 230 kV.
Chính quyền liên bang nắm giữ 52.5% cổ phần của ELETROBRÁS và công
ty được sử dụng như một công cụ, chính sách, giám sát sự mỏ rộng và hoạt động
chung, sự chuyển tải và phân phối điện năng.
Phân phối điện năng do 64 cơng ty đảm nhiệm, trong đó có sự tham gia của 22 công
ty vốn đầu tư nước ngồi.
Trong năm 2011, lao động trong lĩnh vực cơng nghiệp tăng 4%. Lưu thông- thương
mại tăng 1,4%, doanh thu sản phảm công nghiệp tăng 1,7%, tổng sản lượng nông

nghiệp -chăn nuôi tăng 4,18%. Tăng trưởng công nghiệp cả năm 2007 đạt 5,9 %.
1.4.2.2. Các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu chủ đạo:
Nông sản:
Cà phê (sản lượng 45 triệu bao/năm, bằng ½ sản lượng thế giới, đứng đầu
thế giới,; mía đường (đứng đầu thế giới), đậu nành, hạt điều, ca cao, gạo, ngô,
bông, cao su, thuốc lá, nước hoa quả, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt cừu, nguyên liệu
da, giày (là một trong bốn nước đứng đầu thế giới về chăn nuôi).
Lâm nghiệp
Ngành lâm nghiệp chiếm khoảng 4% GDP của Brasil và tạo việc làm cho khoảng 2
triệu lao động. Gỗ và sản phẩm nội thất chiếm 44%, cellulose và giấy chiếm 35,7%,
than củi chiếm 20%.
Theo Bộ môi trường (Ministry of the Environment (MMA), 69% diện tích rừng
trồng mang giá trị kinh tế tiềm năng. Rừng trồng tập trung ở phía Nam và Đơng –
Nam khoảng 450.000 ha thơng và bạch đàn. Đây là hai nguồn gỗ chính của Brasil
được chế biến hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu về gỗ như một đầu vào. Thị trường
chính tiêu thụ sản phẩm gỗ của Brasil là Mỹ.
1.4.2.3. Dịch vụ:

17


Brasil đã cam kết cụ thể trong Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ
chung (General Agreement on Trade in Sevices (GATS)) ít nhất là từng phần về:
Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ viễn thông, xây dựng và các dịch vụ liên quan tới ứng
dụng khoa học, dịch vụ tài chính, du lịch và lữ hành, dịch vụ vận chuyển.
Brasil đã tham gia vòng đàm phá WTO về dịch vụ tài chính và các dịch vụ
viễn thơng cơ sở. Tuy vậy, tháng 08/2004 Brasil vẫn chưa thông qua nghị định thư
thứ 5 về dịch vụ tài chính và cũng không phê chuẩn nghị định thư thứ 4 về dịch vụ
viễn thông cơ bản.
Là một thành viên của khối MERCOSUR, Brasil đang tham gia đàm phán về

dịch vụ trong nhóm vùng, đây là những kế hoạch tự do hoá thương mại dịch vụ
trong 10 năm sau khi tham gia phê chuẩn nghị định thư Montevideo.
Hiện tại Brasil đang tham gia đàm phán FTAA và đây cũng là một phần hiệp
định đàm phán tự do hoá thương mại của MERCOSUR với uỷ ban châu Âu (EU).
Hệ thống ngân hàng:
Hệ thống ngân hàng nói chung được phân loại theo 5 hình thức sở hữu: sở hữu
thuộc chính quyền liên bang, sở hữu chính phủ, tư nhân trong nước, tư nhân nước
ngồi giám sát hoặc có sự tham gia của tư nhân nước ngồi.
Trong số 50 ngân hàng hàng đầu có 6 ngân hàng thuộc sở hữu của chính quyền liên
bang, 4 ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ, 20 ngân hàng thuộc sở hữu của tư
nhân trong nước, 18 ngân hàng được điều hành bởi tư nhân nước ngoài và 2 ngân
hàng có sự tham gia của tư nhân nước ngồi.
Sự tham gia của các ngân hàng nước ngồi có ý nghĩa quan trọng đối với thị
trường tài chính Brasil. 50 trong số 140 ngân hàng đa năng được điều khiển bởi
nguồn vốn nước ngoài, phần lớn sở hữu nước ngoài chiếm trên 90% lượng vốn. Có
233 tổ chức tài chính có sự tham gia của tư bản nước ngồi. Những tổ chức nước
ngồi chính trong hệ thống ngân hàng Brasil là Mỹ (chiếm 23%), Tây Ban Nha
(11%), Đức (10%), Hà Lan (8%). Khoảng 47% lượng vốn của cá nhân hàng nước
ngồi có nguồn gốc từ khu vực Châu Âu. Brasil cũng có 50 ngân hàng có khả năng
đầu tư ra thị trường nước ngồi.
1.4.3. Thương mại hàng hố:

18


Thương mại của Brasil với thế giới phát triển nhanh, liên tục xuất siêu hơn
10 năm qua. Năm 2005 xuất khẩu đạt 118 tỷ USD, nhập khẩu đạt 73.5 tỷ USD.
Tổng kim ngạch năm 2006 đạt 228.825 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 137.469 tỷ
USD, nhập khẩu đạt 91.383 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 48.08 tỷ USD. Tỷ lệ
xuất/nhập là 1.5.

Năm 2007 tổng kim ngạch thương mại với thế giới đạt 281.2 tỷ USD, trong
đó xuất khẩu đạt 160.6 tỷ USD (tăng 16.8%), nhập khẩu đạt 120.6 tỷ USD (tăng
32% so với năm 2006). Năm 2008 kim ngạch thương mại của Brasil đạt 371 tỷ
USD (xuất khẩu đạt 197.9 tỷ USD, nhập khẩu đạt 173.1 tỷ USD)
Năm 2009, ngành ngoại thương Brasil đạt kết quả đáng khích lệ. Tổng kim
ngạch trao đổi hai chiều với nước ngoài đạt 279.889 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt
152.252 tỷ USD, nhập khẩu đạt 127.637 tỷ USD, cán cân thương mại phản ánh xuất
siêu 24.615 tỷ USD. Xuất khẩu năm 2009 đã bị giảm 22.2% so với cùng kỳ 2008 do
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Các nhóm hàng xuất khẩu như sản
phẩm chế tạo giảm 27.3%, sản phẩm nửa chế tạo giảm 23.4%, sản phẩm cơ bản như
nguyên nhiên vật liệu, thực phẩm giảm 14.1%. Trong nhóm thành phẩm chế tạo coi
là hàng xuất khẩu chủ lực, xuất khẩu mặt hàng đường kính tăng 32.4%, sản phẩm
nhựa tăng 10%. Tuy nhiên xuất khẩu xe vận tải giảm 49.8%, etanol giảm 43.3%, ô
tô giảm 33.7%, máy bơm, máy nén khí giảm 31.7%, dầu nhiên liệu giảm 31.5%.
Trong nhóm bán thành phẩm chế tạo, xuất khẩu mặt hàng sắt tấm đúc giảm 64.9%,
sắt thép giảm 56.2%, da và lơng gia súc giảm 37.6%,nhóm hàng sơ chế giảm
27.7%, bột giấy giảm 14.2%, riêng mặt hàng mía đường sơ chế tăng 65.8%. Trong
nhóm sản phẩm cơ bản, xuất khẩu dầu thơ giảm 31.7%, thịt bị giảm 23.6%, quặng
sắt giảm 18.9%, thịt lợn giảm 17.4%, thịt gà giảm 16.3%. Tuy nhiên thuốc lá
nguyên liệu tăng 12.9%, bột đậu tương làm thức ăn gia súc tăng 6.5%, hạt đậu
tương tăng 5.6%.
Trong số các đối tác thương mại, Hoa kỳ tiếp tục là thị trường quan trọng
nhất của Brasil với tổng kim ngạch hai chiều đạt 35.9 tỷ USD giảm 17.5 tỷ USD so
với năm 2008 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới.
Hình 1.1. Biểu đồ tổng hợp kim ngạch xuất nhập khẩu Brasil 2000-2011

19


Nguồn: World bank (Đơn vị: tỷ USD)

Kim ngạch xuất khẩu khu vực châu Á tăng 5.9%, riêng xuất khẩu sang Trung
Quốc tăng 23.1% với một số mặt hàng xuất khẩu tăng như quặng sắt , đậu tương,
luyện kim, bột giấy, sản phẩm nhựa, đồng, máy bay. Tuy nhiên nhìn chung xuất
khẩu sang các khu vực khác đều bị giảm sút như sang Hoa kỳ giảm 42.4%. Đông
Âu giảm 38.6%, Khu vực Nam Mỹ -MERCOSUR giảm 29.9% trong đó riêng xuất
khẩu sang Argentina giảm 30.9%. Brasil đã xuất khẩu sang một số thị trường quan
trọng gồm Trung Quốc (19.9 tỷ USD), Hoa Kỳ (15.7 tỷ USD), Argentina (12 tỷ
USD), Hà Lan (8.2 tỷ USD), Liên Bang Đức (6.2 tỷ USD).
Nhập khẩu năm 2009 bị giảm 25.3% so với cùng kỳ năm trước trong đó nhập
khẩu nhiên liệu giảm 46.1%, nguyên liệu và bán thành phẩm giảm 27.3%, sản phẩm
tiêu dùng giảm 3.4%. Nhập khẩu từ một số thị trường bị giảm sút như Đông Âu
giảm 60.1%, Trung Đông giảm 49%, Châu Phi giảm 45.7%, Mỹ La tinh và Caribe
(trừ khối Mercosur) giảm 28.3%, Châu Á giảm 22.4%, Trung Quốc giảm 19.7%,
Hoà Kỳ giảm 20.9%, EU giảm 18.3%, Khối Mercosur giảm 11.1%. Các thị trường
nhập khẩu chính của Brasil gồm Hoa Kỳ (20.2 tỷ USD), Trung Quốc (15.9 tỷ
USD), Argentina (11.3 tỷ USD), Đức (9.9 tỷ USD), Nhật Bản (5.4 tỷ USD).
Năm 2010 kim ngạch thương mại của Brasil tăng xấp xỉ 10% so với năm
2009 trong đó xuất khẩu đạt 349.2 tỷ USD, nhập khẩu đạt 131 tỷ USD.
20


Các mặt hàng xuất khẩu chính của Brasil: Trong năm 2009, một số mặt hàng chính
của Brasil bao gồm thiết bị vận tải, quặng sắt, đậu nành, giầy dép, cà phê, ơ tơ.
Thị trường xuất khẩu chính: Trung Quốc 12.49%, Mỹ 10.5%, Argentina
8.4%, Hà Lan 5.39%, Đức 4.05% (2005).
Hàng hoá của Brasil xuất sang một số thị trường có kim ngạch tăng nhanh
gồm có các nước ở Đơng Âu, Châu Phi, và Việt Nam.
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Brasil:
Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu khí, thiết bị điện, ô tô và phụ tùng,
dược phẩm, máy điện thoại, máy bay và phụ tùng, phân bón, thiết bị tin học, than

đá, cao su…
Thị trường nhập khẩu chính: Mỹ 16.12%, Trung Quốc 12.61%, Argentina
8.77%, Đức 7.65%, Nhật Bản 4.3% (2009).
1.4.4. Đầu tư:
1.4.4.1. Mơi trường pháp lý:
Brasil có nền kinh tế thị trường phát triển khá đẩy đủ, sớm có chính sách cải
cách mở cửa kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Luật vốn đầu tư nước
ngoài tạo khung pháp lý đảm bảo cho nhà đầu tư an tâm đưa vốn, công nghệ, được
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Nhà đầu tư được tự do tái xuất ngoại tệ bằng tổng số vốn đầu tư ban đầu đã
đưa vào Brasil. Số ngoại tệ còn lại được coi là lợi nhuận thu được, cũng được phép
đưa ra nước ngồi sau khi nộp thuế 15%. Cơng dân nước ngoài hay doanh nghiệp
nước ngoài được phép mua bất động sản ở ngoài phạm vi ven biển, biên giới, khu
an ninh quốc gia. Các nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư và hồ sơ khả thi còn
được ưu tiên vay tín dụng đầu tư với lãi suất ưu đãi.
Để được xét cấp phép đầu tư, các nhà đầu tư nước ngồi vào cần có hồ sơ dự án đầu
tư, nêu rõ lý lịch chủ đầu tư, của cơ quan đầu tư, vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, hình
thức đầu tư, trình độ cơng nghệ sử dụng lao động, đầu vào sản xuất và quy mô, chất
lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ, vị trí và địa điểm đầu tư, thời hạn đầu tư và chu
chuyển vốn, tác động đến môi trường và kết quả đối với kinh tế xã hội. Hoạt động
đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ Brasil phải đặt dưới sự quản lý và giám sát của Nhà
nước thông qua một số cơ quan đầu mối như Ngân hàng Trung Ương và sự phối
21


hợp của các Cơ quan chuyên môn khác thuộc Bộ Kế Hoạch, Bộ Tài chính và Bộ
Mơi trường.
Mọi cơng dân khi xuất, nhập cảnh phải khai báo Hải quan số tiền đem theo
từ 10 ngàn Real trở lên tương đương với 6.6 ngàn USD. Để chống rửa tiền, các
ngân hàng không được phép kinh doanh thu đổi ngoại tệ nếu không được cấp phép

chuyên biệt của Nhà nước về lĩnh vực giao dịch kinh doanh ngoại tệ và giấy phép
kinh doanh thu đổi ngoại tệ.
1.4.4.2. Tình hình đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài:
Năm 2007, tổng các nguồn vốn đầu tư chung vào các ngành kinh tế - xã hội
chiếm 20.5 GDP. Trong đó riêng vốn đầu tư của Chính phủ liên bang và các tiểu
Bang đạt 76.8% tỷ USD (chiếm 3.3 GDP).
Mức đầu tư chung của xã hội năm 2007 đạt tăng trưởng 13.4% so với cùng
kỳ, riêng quý I/2008 đạt tăng trưởng 18.5% cùng kỳ. Vừa qua Brasil được tổ chức S
& P xếp loại “Nước đầu tư an toàn”. Tỷ giá quy đổi thả nổi và chính sách làm tăng
giá đồng bản địa Real đã ảnh hưởng đến xuất khẩu và giảm bớt sức cạnh tranh của
hàng hoá xuất khẩu của Brasil.
Năm 2010 Brasil đứng thứ 4 trong 12 nền kinh tế có sức hút vốn đầu tư nước
ngồi lớn nhất do Bloomberg bình chọn. Brasil được các nhà đầu tư đánh giá là một
trong những quốc gia có nhiều triển vọng nhất (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Sức bật
lớn của nền kinh tế được coi chủ yếu do đóng góp của tầng lớp trung lưu khiến
Brasil có sức hút đặc biệt với FDI. Ngồi ra, vị trí thuận lợi, khơng q xa so với
Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Phi có thể coi là lợi thế khác của Brasil.
1.4.4.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI vào Brasil:
Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Brasil APEX- Brasil là cơ quan
điều phối chính sách về xúc tiến thương mại của chính phủ Brasil kết hợp lĩnh vực
xúc tiến xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngồi. Cơ quan có 5 văn phịng đại diện ở
nước ngồi tại Miami, Lisbon, Frankfurt, Varsovi, Dubai. Ngoài ra ở một số Cơ
quan Bộ ngành khác cũng có những đơn vị chuyên thực hiện quản lý, theo dõi đầu
tư như Bộ kế hoạch, Bộ tài chính, Ngân hàng trung ương.
1.4.5. Cơ sở hạ tầng kinh tế:

22


Cơ sở hạ tầng của Brasil trong những năm gần đây ngày càng được chú ý. Từ

đường bộ đến đường thuỷ, đường hàng không đều được quan tâm phát triển. Brasil
có hệ thống đường bộ cao tốc khá phát triển. Tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên
Washington Luis nối thành phố Rio de Janeiro với thành phố Petropolis được khánh
thành năm 1928. Ngành công nghiệp ô tô phát triển vào giữa thế kỷ 20 càng làm
cho hệ thống đường bộ phát triển hơn, nối liền các Bang rộng lớn, trở thành một
phương tiện giao thơng chính ở Brasil (96,2%), với tỷ trọng vận tải hàng hố chiếm
61,8%.
Về ngành hàng khơng, Brasil đã chú trọng phát triển từ sau những năm 1990,
đáp ứng lượng vận tải hàng hoá gần 0,31% và 2,45% lượng khách tham gia giao
thơng. Năm 2010, Brasil có tổng số 4.072 cảng sân bay, trong đó 726 sân bay đã lát
băng. Có nhiều cảng sân bay quốc tế lớn như Guarulhos, Congonhas (thuộc thành
phố Sao Paulo). Trong vòng 1 giờ, trung bình có 45 máy bay chở khách cất cách.
Riêng thành phố Sao Paulo có hơn 1.500 tồ nhà có sân bay trực thăng trên tầng
thượng.
Hiện tại, Brasil có hệ thống đường sắt với tổng chiều dài 28.857 km, đứng vị
trí thứ 10 trên thế giới. Ngày 16/03/1957, ngành đường sắt Brasil Rede Ferroviaria
Federal RFFSA ra đời, sau đó có thêm sự tham gia của các cơng ty tư nhân góp vốn
để phát triển hệ thống đường sắt. Hiện nay, hệ thống đường sắt ở Brasil đảm nhiệm
chuyên chở 19,46% lượng hàng hoá và 1,37% lượng hành khách tham gia giao
thông… Hệ thống đường sắt vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân nên chính
phủ đang nâng cấp và mở rộng.
Hệ thống đường thuỷ bao gồm 40.000km và 7.500 km đường thuỷ ven bờ,
đảm nhiệm vận chuyển 13,8% khối lượng hàng hoá với tổng số 22 triệu tấn hàng
hố/năm, trong đó 81,4% được vận chuyển qua hệ thống sông Amazona. Hệ thống
đường thuỷ vùng Nam và Đông Nam là cửa ngõ quốc tế quan trọng nhất. Các cảng
biển quan trọng gồm: Gebig, Itaqui, Rio de Janeiro, Rio Grande, San Sebasttiao,
Santos, Sepetiba, Terminal, Tubarao, Vitória; trong đó, cảng Santos ở bang Sao
Paulo là cảng biển lớn nhất Nam Mỹ.
Hệ thống đường ống của Brasil bao gồm 12.730km chiều dài, trong đó,
7.830km là ống dẫn dầu và hỗn hợp nhiên liệu, 4.900km ống dẫn khí đốt(gas), chưa

23


tính hệ thống dẫn ga mang tên Bolivia – Brasil. Cuối năm 2007, toàn bộ hệ thống
đường ống vận chuyển hơn 10 triệu mét khối nhiên liệu.
Cơ sở hạ tầng viễn thông ở Brasil cũng rất phát triển. Năm 2010, Brasil có
42,141triệu thuê bao điện thoại cố định, xếp thứ 5 trên thế giới. Số thuê bao di động
là 202,944 triệu và xếp thứ 6 trên thế giới. Số thuê bao di động đã tăng gấp 3 lần
trong vòng 5 năm qua. Hệ thống viễn thông Brasil hoạt động tốt, hệ thống vệ tinh
nội địa với 64 trạm thu sóng trên mặt đất.

Kết luận chương I

Brasil là nước có nền kinh tế hàng đầu ở Mỹ Latinh, quy mô kinh tế vừa
vượt Anh, xếp thứ 6 trên thế giới. Cơ cấu kinh tế của Brasil chuyển dịch nhanh
trong những năm gần đây, thể hiện rõ đặc điểm của một nước cơng nghiệp hố.
Brasil là một nước giàu tài ngun, số dân đông đúc, cơ sở hạ tầng đang trên đà
phát triển mạnh mẽ, là một thị trường đầy tiềm năng.
Hiện nay, Brasil ngày càng có vị thế trong khu vực và trên tồn thế giới.
Chính phủ định hướng chính sách quan hệ đa phương, hữu nghị, ưu tiên hợp tác với
các khối nước thị trường Nam Mỹ và khu vực Mỹ Latinh, tăng cường quan hệ kinh
24


×