Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước tại việt nam từ năm 2011 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.71 KB, 15 trang )

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2O15.
2.1 Thực trạng huy động vốn đầu tư trong nước tại Việt Nam giai đoạn 20112015.
2.1.1Thực trạng huy động vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước
2.1.1.1 Thực trạng.
Trong những năm qua, quy mô ngân sách Nhà nước không ngừng tăng lên,
nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau nhưng chủ yếu huy động từ thuế, và từ
các nguồn trên địa bàn như:
+ Vốn ngân sách Trung ương đầu tư qua các Bộ, ngành trên địa bàn.
+ Vốn ngân sách Trung ương cân đối hoặc uỷ quyền qua Ngân sách địa
phương (Xây dựng cơ bản tập trung, thiết bị nước ngồi ghi thu ghi chi, vốn
chương trình quốc gia ...)
+ Vốn ngân sách từ các nguồn thu của địa phương được giữ lại ( cấp quyền
sử dụng đất, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, xổ số ... )
+ Vốn ngân sách sự nghiệp có tính chất XDCB.
Sự phục hồi của thị trường bất động sản là điều kiện quan trọng để các địa
phương làm tốt hơn công tác đấu giá đất, thu tiền sử dụng đất và đẩy mạnh thu hồi
tiền nợ đọng từ các dự án bất động sản…
Bảng 1: Thu ngân sách Nhà nước qua các năm 2011 – 2015.
Đơn vị: Tỷ đồng.
STT Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015



1

Thu nội địa

443,731

477,106

567,403

593,560

708,846

2

Thu từ dầu thô 110,205

140,106

120,436

100,082

67,890

3

Thu cân đối

NSNN từ hoạt
động xuất
khẩu, nhập
khẩu

155,765

107,404

129,385

173,005

171,500

4

Thu viện trợ

12,103

10,267

11,124

11,050

11,241



khơng hồn lại
Nguồn: Chinhphu.vn
Từ bảng trên, chỉ có nguồn thu nội địa tăng qua các năm, còn các nguồn thu khác
đều biến động lúc tăng lúc giảm.
Đơn vị: %
80.00
73.88

68.50

70.00
61.48

64.92
67.63

60.00
50.00
Thu nội địa
Thu từ dầu thô
Thu cân đối NSNN từ hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu
Thu viện trợ khơng hồn lại

40.00
30.00
21.58
20.00
10.00


19.07
15.62

15.27
1.68

14.62

14.54

1.40

1.34

19.71
17.87
11.40
7.08
1.26

0.00
2011

2012

2013

2014

1.17

2015

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện biến động tỷ trọng thành phần các nguồn vốn
trong NSNN qua các năm 2011 – 2015.
Từ năm 2011 – 2015, tỷ trọng nguồn thu nội địa tăng mạnh từ 61.48% đến
73.88%, điều này được lí giải bởi cơ quan Thuế đã quyết liệt triển khai các giải
pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, tập trung đơn đốc xử lý nợ đọng
thuế… từ đó, kết quả thực hiện hầu hết khoản thu, sắc thuế khả quan hơn.
Trong khi đó, tỷ trọng nguồn thu từ dầu thơ ngày càng giảm mạnh từ
15.27%(2011) xuống cịn 7.08%( 2015), điều này chứng tỏ lượng dầu thô của nước
ta đã bị khai thác dần cạn kiệt, tiến tới nước ta phải nhập khẩu dầu thô.
Tỷ trọng thu từ hoạt động xuất khẩu nhập khẩu biến động lúc tăng lúc giảm,
vì trong giai đoạn này cán cân thương mại biến động qua lại giữa nhập siêu và xuất
siêu, và nguồn vốn thu từ hoạt động này giảm từ 2011 – 2012, lí do là sự suy giảm
của sản xuất trong nước (bao gồm giảm kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng
nguyên phụ liệu sản xuất , máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng), từ năm 2012 đến


2015, nguồn vốn này tăng lên do năng lực sản xuất của các DN xuất khẩu được cải
thiện nhờ các ưu tiên cứu trợ trong chính sách trợ giúp DN của Chính phủ.
2.1.1.2 Đánh giá chung.
 Thành tựu.
Trong giai đoạn 2011 – 2015, thu ngân sách tăng dần theo các năm. Thu nội
địa tăng dần theo xu hướng ổn định, bù đắp được các khoản thu hụt từ dầu thô do
giá dầu thế giới giảm cũng như sản lượng dầu khai thác của nước ta ngày càng ít.
Nguồn vốn thu viện trợ khơng hồn lại tỷ trọng giảm nhẹ qua các năm từ
1,68%(2011) xuống còn 1,17%(2015), điều này cho thấy nước ta đã giảm được sự
phụ thuộc vào nguồn vốn viện trợ của nước ngoài.
 Hạn chế.
Dù nguồn thu nội địa tăng qua các năm nhưng vẫn cịn tình trạng trốn thuế,

lậu thuế.
Nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, khơng
ổn định.
 Ngun nhân của hạn chế.
Tuy nhiên, đối với việc huy động vốn từ NSNN, mặc dù Nhà nước đã có khá
nhiều chính sách và biện pháp về vấn đề nộp thuế, thu thuế phù hợp và đảm bảo
công bằng văn minh, song vẫn còn tồn tại nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho nhiều đối
tượng vi phạm luật thuế, trốn thuế, lậu thuế.
Thêm vào đó đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thu thuế chưa nghiêm chỉnh chấp
hành các chính sách, điều lệ đã được đề ra, khơng những thế cịn bịn rút thuế một
cách khéo léo tinh vi thất thoát nhiều vốn.
Mặt khác, việc thu thuế từ hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn cịn gặp nhiều khó
khăn, chủ yếu do Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế theo cam kết hội nhập và các
hiệp định thương mại tự do đã ký kết, kết hợp với kim ngạch của một số mặt hàng
nhập khẩu có đóng góp số thu lớn cho NSNN đạt thấp, đã ảnh hưởng đến số thu từ
hoạt động xuất nhập khẩu.
2.1.2. Thực trạng huy động vốn từ doanh nghiệp Nhà nước
2.1.2.1 Thực trạng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã đi sâu vào mọi khía
cạnh của đời sống kinh tế, đáp ứng mọi yêu cầu tiêu dùng của người dân. Đóng
góp vào kết quả này DNNN chiếm một phần quan trọng.


Cuối năm 2015, số lượng các DNNN đang hoạt động giảm xuống cịn 652,
(trong khi đó năm 2011 con số này là 1369), chiếm chỉ hơn 0,1% trong tổng số DN
trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra, trước đây DNNN dàn trải trên 60 ngành, lĩnh
vực thì nay chỉ cịn tập trung 19 ngành, lĩnh vực, đa số có quy mô vừa và lớn. Dù
chiếm một lượng rất nhỏ, nhưng về cơ bản các DNNN vẫn giữ vai trò điều tiết vĩ
mô trong nền kinh tế.
Đạt được kết quả như vậy là do, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều cơ chế

chính sách nhằm thay đổi lại cơ chế quản lý, phương thức hoạt động, lĩnh vực kinh
doanh. Điển hình là chủ trương, chính sách cổ phần hố doanh nghiệp đã đạt được
nhiều thành quả đáng khích lệ; số lượng các doanh nghiệp được cổ phần hoá ngày
càng tăng.
Bên cạnh đó tỷ lệ DNNN nộp ngân sách cũng tăng. Chính sự thay đổi đó đã
làm từng bước nâng cao vai trò của nguồn vốn từ các doanh nghiệp và thúc đẩy
việc đầu tư hoạt động có hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy tỷ lệ trong đầu tư từ
nguồn vốn này trong giai đoạn này đã có những bước tiến quan trọng. Vốn tự có
của các DNNN được huy động vào vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội tăng nhanh
qua các năm.
Bảng 2: Vốn tự có DNNN giai đoạn 2011-2015.
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
2011

2012

2013

2014

2015

49.5

52.0

72.3

80.9


85.3

Nguồn: Niên giám thống kê 2015.
Phần lớn lượng vốn này được dùng để tái đầu tư theo chiều sâu, nhằm nâng
cao trình độ cơng nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, và tăng hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp.
2.1.2.2. Đánh giá chung.
 Thành tựu:
Với doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015, kết quả
hoạt động kinh doanh của DNNN đều tăng thêm. Điều này góp phần làm tăng số
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, số lượng lao động tăng, thu nhập bình quân
của người lao động cũng được nâng cao.


Về cơ bản vốn của DNNN những năm qua đã đóng góp một phần khơng nhỏ
vào tiến trình phát triển nền kinh tế, đáp ứng hầu hết các công cuộc đầu tư, góp
phần giải quyết hàng triệu lao động với thu nhập ổn định.
 Hạn chế.
Ngoài những thành tựu trên tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn những tồn đọng
lại, cụ thể như sau:
Bên cạnh những DNNN hoạt động có hiệu quả cịn khá nhiều DNNN làm ăn
thua lỗ, trơng chờ sự trợ cấp của NSNN, không đủ điều kiện để đổi mới công nghệ,
dẫn đến hiệu quả sử dụng vẫn chưa cao. Hàng năm những doanh nghiệp này chỉ
tạo ra một lượng rất thấp (khoảng 30%) sản phẩm xã hội, và tỷ lệ nộp ngân sách từ
các doanh nghiệp này cũng khơng cao (17,4% trong tổng số DNNN).
Cho ví dụ, năm 2014, Vinalines lỗ 3.478,48 tỷ đồng; TCT (Tổng công ty) 15
lỗ 471,1 tỷ đồng; Vinaincon lỗ 131,96 tỷ đồng; TCT Mía đường II lỗ 15,18 tỷ
đồng.
 Nguyên nhân của hạn chế.
Các DNNN chưa phát huy quyền tự chủ về tài chính và tự chủ sản xuất kinh

doanh. Các DNNN hiện nay vẫn còn chưa chủ động trong việc huy động vốn và
quản lý tài sản, chỉ có rất ít các DNNN có chiến lược huy động vốn một cách cụ
thể, luôn rơi vào thế bị động.
Tiến độ cổ phần hố doanh nghiệp vẫn cịn chậm do một số bộ, ngành, địa
phương, tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước chưa chỉ đạo quyết liệt và tích cực
tổ chức triển khai phương án sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn.
2.1.4. Thực trạng huy động vốn từ các doanh nghiệp tư nhân.
2.1.4.1. Thực trạng.
Theo TS Phạm Ngọc Long, trong bài: Huy động và sử dụng nguồn vốn tư
nhân trong phát triển kinh tế - xã hội:
“So với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI), khu vực kinh tế tư nhân đóng góp hơn 40% GDP cả nước, 30% giá trị tổng
sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ,
64% tổng lượng hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa vận chuyển.”
Mức tăng trưởng vốn đầu tư năm 2012 của khu vực tư nhân chỉ đạt 8,1%
cũng là mức khá thấp so với giai đoạn trước.
Trong tổng nguồn vốn tư nhân huy động được phần vốn tín dụng ngân hàng
chỉ chiếm khoảng 15,68% tổng nguồn năm 2012 (9.365.753 tỷ), tương ứng khoảng
50% dư nợ tín dụng đến 31/12/2012 là 2.936.800 tỷ đồng. Nguyên nhân phần nào


cũng bởi ở nhiều thời điểm tiếp cận vay vốn ngân hàng vẫn luôn là trở ngại đối với
khu vực khu vực kinh tế tư nhân.
Đến năm 2014, trong tỷ trọng vốn đầu tư chiếm 31% GDP thì phần đóng
góp tính được của khu vực kinh tế tư nhân là 11,9%. Xét về cơ cấu vốn đầu tư toàn
xã hội, nguồn vốn tư nhân ln chiếm vị trí thứ 02 giữa 03 khu vực, con số tại năm
2014 là 38,4%. Ngay trong giai đoạn kinh tế khó khăn (2011-2013) thì vốn đầu tư
khu vực tư nhân vẫn tăng cho thấy tính ổn định, bền vững của khu vực này.
2.1.4.2. Đánh giá chung.
 Thành tựu.

Khu vực doanh nghiệp tư nhân đóng góp một lượng khơng nhỏ vào vốn đầu
tư tồn xã hội. Khu vực DN tư nhân giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển sức
sản xuất, phát huy nội lực trong phát triển kinh tế – xã hội, góp phần tăng kim
ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, đồng thời tham gia giải quyết có hiệu quả các
vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo.
 Hạn chế.
- Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa thực sự mang tính ưu đãi
cho khu vực tư nhân. Tình trạng trợ giúp nửa vời, hình thức, thiếu trọng tâm, trọng
điểm, lãng phí nguồn lực vốn hạn chế của các cơ quan quản lý nhà nước vẫn cịn
tồn tại.
- Có đến 99% Doanh nghiệp tư nhân có quy mơ nhỏ và vừa, trong đó chủ
yếu quy mơ nhỏ và siêu nhỏ. Phần lớn còn hạn chế về huy động vốn, lao động,
công nghệ, quản trị, thị trường, mặt bằng sản xuất kinh doanh, thông tin, pháp lý.
Tâm lý đầu tư ngắn hạn, kinh doanh chụp giật nhất thời còn chi phối nặng nề hoạt
động của nhiều Doanh nghiệp.
 Nguyên nhân của hạn chế.
Vai trò của khu vực Doanh nghiệp ngoài nhà nước (chủ yếu là Doanh nghiệp
nhỏ và vừa) so với các khu vực khác vẫn còn chưa được đề cao. Kết quả lâu nay
thực chất vẫn đảm bảo đặc quyền của nhiều Doanh nghiệp nhà nước và tạo lợi thế
dễ dàng cho DN FDI, làm cho khoảng cách và trình độ phát triển giữa các khu vực
ngày càng rộng ra.
2.2.

Thực trạng sử dụng nguồn vốn trong nước tại Việt Nam giai đoạn 2011
– 2015.

Khởi đầu giai đoạn 2011-2015, để khắc phục những bất cập trong quản lý và
sử dụng vốn đầu tư theo phương thức cũ, việc tái cơ cấu đầu tư, đặc biệt là Luật



đầu tư công đã được thông qua. Qua hơn 3 năm thực hiện, q trình tái cơ cấu đầu
tư cơng bước đầu đã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ vốn đầu tư /GDP có xu hướng
giảm dần.
Bảng 3: Bảng số liệu về tổng vốn đầu tư phát triển của Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2015
Năm

Tổng số vốn đầu tư phát Tỷ lệ đóng góp vào GDP
triển (Tỷ đồng)
(%)

2011

770.087

33,6

2012

812.714

33,7

2013

872.124

34,3

2014


957.630

35,5

2015

1.044.976

36,3
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Với tổng số vốn đầu tư phát triển tăng lên từ 770.087 tỷ đồng (2011) đến
1.044.976 tỷ đồng (2015) thì tỷ lệ đóng góp vào GDP cũng có sự tăng nhẹ qua các
năm từ 33,6%(2011) đến 36,3%(2015)
Cùng với việc quản lý chặt chẽ đầu tư công, khu vực kinh tế tư nhân cũng
được khuyến khích mở rộng phát triển. Về cơ bản các chính sách đã góp phần
bước đầu khắc phục tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải, thất thốt lãng phí;
nâng cao hiệu quả đầu tư.
2.2.1. Xét về cơ cấu vốn đầu tư
2.2.1.1 Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011 – 2015
Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước đã tăng dần từ 37% (năm
2011) lên 40,3% (năm2012) và tăng nhẹ lên mức 40,4% năm 2013 và 38% năm
2015 nhằm duy trì ổn định và phát triển kinh tế khi khu vực đầu tư ngoài Nhà nước
và đầu tư nước ngồi gặp nhiều khó khăn, cầu tăng thấp do cuộc khủng khoảng
kinh tế.
Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm nhẹ từ 38,5%
(năm 2011) xuống còn 38,1% (năm 2012) sau đó tăng dần qua các năm đến năm
2015 đạt 38.7%, nguyên nhân chủ yếu là do việc cổ phần hóa các doanh nghiệp
Nhà nước; nhiều cơ sở mở rộng sản xuất kinh doanh và thành lập mới.

Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi khơng ổn định
nhưng nhìn chung có xu hướng tăng dần. Trong đó đáng chú ý, trong bối cảnh nền


kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, vốn FDI giải ngân giai đoạn
2011-2015 vẫn duy trì ở mức khoảng 10,5-12 tỷ USD ( trong đó năm 2015 đã tăng
mạnh lên mức 14,5 tỷ USD.
45
40

38.5

35

37

40.3
38.1

40.4

37.7

39.9

38.7

38.4

38


30
25

24.5
21.6

21.9

21.7

2012

2013

2014

23.3

20
15
10
5
0

2011

Kinh tế Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi


2015

Kinh tế ngồi nhà nước

Biểu đồ 2: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011
- 2015
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước vẫn ở mức cao (bình quân giai
đoạn 2011-2015 đạt khoảng 39,1%). Trong đó, vốn từ NSNN tuy có xu hướng
giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.
Riêng năm 2015, vốn từ NSNN tăng cao hơn so với các năm trước do tính
bổ sung thêm 30.000 tỷ đồng giải ngân vốn nước ngoài nguồn ngân sách nhà nước
theo các hiệp định đã ký kết với các nhà tài trợ và tiến độ thực hiện. Vốn tín dụng
nhà nước cũng tăng nhanh trong những năm gần đây.
Có thể thấy tỉ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước và vốn đầu tư nước ngồi
đang ở trạng thái tích cực, mặc dù phải trải qua giai đoạn khó khăn khủng hoảng
kinh tế. Tuy nhiên, một mặt hạn chế là vốn đầu tư của khu vực Nhà nước vẫn còn
chiếm tỉ trọng lớn mà hiệu quả đạt được lại không cao.
Nguyên nhân có thể là do kế hoạch đầu tư chưa hợp lí, trình độ quản lí đầu
tư thấp.


2.2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành giai đoạn 2011 – 2015
Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành giai đoạn 2011-2015(đơn vị: %)

Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành (%)
Khu vực I

Khu vực II


Khu vực III

51.13

50.86

50.42

47.25

45.74

42.89

43.9

43.76

47.72

49.06

5.98
2011

5.24
2012

5.82
2013


5.04
2014

5.2
2015

Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua biểu đồ thấy năm 2011 tỷ trọng đầu tư cho khu vực I là 5.98% nhưng đến năm
2015 giảm còn 5.2%, tỷ trọng đầu tư khu vực II năm 2011 là 42.89% nhưng đến
năm 2015 đã tăng lên 49.06%, tỷ trọng khu vực III giảm dần qua các năm từ
51,13% (năm 2011) xuống còn 45,74% (năm 2015) tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng
cao đều trên 40%, gần 50%.
Tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành nông – lâm – ngư nghiệp và ngành dịch vụ đã có
biến động khơng đồng đều, nhưng sau 5 năm thì tỷ trọng vốn đầu tư cho 2 khu vực
này đã giảm. Cịn khu vực cơng nghiệp xây dựng thì tăng khá tích cực, tuy chỉ có
năm 2013 là giảm so với năm 2012 do lúc này Việt Nam vẫn còn chịu những ảnh
hưởng của bất ổn kinh tế thế giới; nhưng nhìn chung thì tỷ trọng đầu tư cho khu
vực cơng nghiệp xây dựng là tăng sau 5 năm. Đáng kể đến là tỷ trọng vốn đầu tư
cho khu vực II và III ln duy trì ở mức cao, cịn tỷ trọng đầu tư cho khu vực I lại
thấp, khoảng trên 5%
2.2.2 Xét theo quy mô đầu tư
Biểu đồ 4: Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011-2015
(Đơn vị: tỷ đồng)


Tổng vốn ĐTPT toàn xã hội
1400000

1220704


1200000
1000000

924495

1010114

1367205

1094542
Tổng vốn ĐTPT toàn xã hội

800000
600000
400000
200000
0
2011

2012

2013

2014

Sơ bộ 2015

Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy, tổng vốn đầu tư của Việt Nam giai đoạn 20112015 có xu hướng tăng qua các năm, năm 2011 tổng vốn đầu tư chỉ là 924495 tỷ

đồng đến năm 2015, tổng vốn tăng lên đến 1367205 tỷ đồng. Trong 5 năm kinh tế
2011-2015, quy mô vốn đầu tư toàn xã hội đã liên tục tăng qua các năm, đây là một
dấu hiệu đáng mừng trong việc đẩy mạnh, xúc tiến đầu tư để phát triển kinh tế.
Tình trạng đầu tư dàn trải vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để: năm
2010, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ vốn ngân sách nhà nước
cho tổng số 16.658 dự án với số vốn bình quân phân bổ cho dự án là gần 7 tỷ đồng;
vốn bình quân phân bổ cho dự án nhóm A ở trung ương năm 2010 xấp xỉ 115
nghìn tỷ đồng. Đến năm 2011, quy mơ trung bình một dự án đầu tư là 11 tỷ đồng/
dự án; năm 2012 tăng lên 17 tỷ đồng/ dự án.
Tình trạng đội vốn cơng trình diễn ra khắp nơi, trong hầu hết các lĩnh vực.
Nhưng đáng kể nhất là các dự án (DA) giao thông, thủy điện và các nhà máy xi
măng. Điển hình là DA xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây. Tổng mức đầu tư điều chỉnh tại cao tốc này đã tăng thêm hơn 10.700 tỉ đồng,
trong đó điều chỉnh lần đầu tăng 6.000 tỉ đồng và lần hai tăng thêm 4.738 tỉ đồng. 
Tại khu vực phía bắc, các cơng trình giao thơng trọng điểm cũng không kém
cạnh khi DA xây dựng đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân điều chỉnh
từ 4.956 tỉ đồng lên 6.742 tỉ đồng.
Xếp sau một chút trong danh sách cơng trình đội vốn nghìn tỉ là các DA thủy
điện, thủy lợi. Như DA thoát nước Hà Nội (giai đoạn 2) điều chỉnh ba lần, từ 5.063
tỉ đồng lên gần 9.700 tỉ đồng (tăng 91,4%); Cơng trình thủy điện Hủa Na cũng điều
chỉnh ba lần từ 4.255 tỉ đồng lên 7.093 tỉ đồng.
2.2.3 Xét theo hiệu quả sử dụng đồng vốn.


Bảng 4: Tốc độ tăng vốn, lao động, TFP và đóng góp của các yếu tố này vào
tăng GDP giai đoạn 2011-2015(Đơn vị: %)

Năm

Đóng góp các yếu tố vào

tăng GDP (%)
Vốn

Lao động

TFP

2011

60,61

25,37

14,01

2012

55,68

24,37

19,95

2013

50,46

17,04

32,51


2014

53,42

9,85

36,72

2015

49,84

1,74

48,43

Bình quân cả giai đoạn

53,42

16,25

30,3

Nguồn: Viện năng suất Việt Nam
Mơ hình tăng trưởng của Việt Nam dựa q nhiều vào vốn ĐTPT và phát
triển theo chiều rộng. Các nhân tố phát triển theo chiều sâu ngày càng bị lấn át.
Trong tồn bộ giai đoạn 2011-2015, sự đóng góp của vốn vào tăng trưởng chiếm tỷ
trọng trung bình tới 53,42%, tỷ trọng đóng góp cao nhất vào năm 2011 với

60,61%. 
Trong khi đó, mức độ đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng chiếm
tỷ trọng nhỏ nhất với 16,25%. Sự đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng
hợp(TFP )vào tăng trưởng chiếm trung bình 30,3% trong giai đoạn 2011-2015, cao
nhất vào năm 2011 với 48,43%.
Tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế đang dần cao lên
cho thấy yếu tố đầu vào là vốn và lao động để tạo ra kết quả đầu ra đang được sử
dụng hiệu quả hơn. Điều này cho thấy sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế theo
hướng tập trung vào chất lượng tăng trưởng: nâng cao chất lượng lao động, hiệu
quả sử dụng vốn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và tập trung nguồn lực
vào các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao hơn. Chính vì vậy việc tăng TFP là một
tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tình trạng đầu tư phong trào, rập khuôn của nhiều ngành, địa phương vẫn
diễn ra phổ biến và không thực sự chú trọng tới hiệu quả lợi thế so sánh của địa
phương. Hiệu quả đầu tư vẫn còn thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR vẫn tiếp tục tăng
và ở mức cao.


Biểu đồ 5: Hệ số ICOR Việt Nam và mức tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 2015
7

8

6.8

7

6.6

6


6.4
6.2

5

6

4

5.8

3

5.6

ICOR VN
mức tăng trưởng g (%)

2

5.4

1

5.2
5

0
2011


2012

2013

2014

2015

Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong giai đoạn qua, nhìn chung chỉ số này của Việt Nam đang giảm dần,
tức là vốn đang được sử dụng hiệu quả hơn, 1 đồng vốn sinh lời nhiều hơn. Đối với
một nước đang phát triển, nguồn lực hữu hạn như Việt Nam thì việc giảm ICOR là
một phương hướng quan trọng để tăng trưởng kinh tế.
Biểu đồ bên trên thể hiện sự biến động ngược chiều của tăng trưởng GDP và
hiệu quả sử dụng vốn từ 2011 - 2015. Giai đoạn 2011 - 2012, ICOR tăng đột biến
từ 5,7% - 6,8%, đồng thời tốc độ tăng GDP cũng giảm. Nhưng trong giai đoạn sau
thì ICOR dần giảm xuống, hiệu quả sử dụng vốn tăng lên, đồng nghĩa với việc nền
kinh tế hoạt động dần có hiệu quả tăng lên. Kết hợp với sự biến động tích cực của
nhiều yếu tố khác đã giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trở lại. Năm 2015
ICOR của nước ta là 5,8% và đang có xu hướng giảm.
Tuy nhiên, so với các quốc gia khác đã trải qua giai đoạn phát triển tương
đồng như Việt Nam thì hệ số ICOR của Việt Nam hiện nay vẫn ở ngưỡng cao.
Nguyên nhân làm cho ICOR của Việt Nam cao một phần là do Việt Nam
đang trong giai đoạn tập trung đầu tư cho hạ tầng cơ sở, bao gồm cả hạ tầng cơ sở
ở vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xố đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Nhưng mặt chủ quan vẫn là cơ chế quản lý đầu tư xây dựng lỏng lẻo, lãng phí
nghiêm trọng, quy hoạch đầu chưa hợp lý…
 Tóm lại, xét trên ba tiêu chí nêu trên, trong giai đoạn 2011 – 2015, hiệu quả
sử dụng vốn tại Việt Nam đã có cải thiện nhờ các chính sách tích cực của



Chính Phủ, tuy nhiên sự cải thiện này vẫn cịn rất nhỏ, tình trạng đầu tư dàn
trải đi kèm với tình trạng thất thốt vốn, gây lãng phí lớn vẫn còn hiện diện.
Đây là một trong những vấn đề cấp thiết mà Đảng và nhà nước vẫn đang tiến
hành nghiên cứu để thắt chặt, kiểm sốt chặt chẽ nhất có thể.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRONG
NƯỚC.
Phương hướng phát triển nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn
trong nước trong những năm tới.
Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết
số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm
2016-2020. Trong đó, đã đề ra mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế đó là:
Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm
trước. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với
đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Để đạt được mục tiêu trên, cần phải đạt các chỉ tiêu về kinh tế như tổng sản
phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm 6,5 - 7%/năm; GDP bình quân đầu người
năm 2020 khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP
năm 2020 khoảng 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình qn 5 năm khoảng 3234% GDP. Tính theo giá trị tuyệt đối sẽ vào khoảng 9,7-10,7 triệu tỷ đồng (giá
hiện hành), tương ứng khoảng trên 450 tỷ USD cho 5 năm 2016-2020.
Trong tình hình hiện nay, để có thể huy động được một khối lượng nguồn
vốn to lớn như trên, địi hỏi phải có những quan điểm huy động vốn phù hợp, cùng
với các giải pháp có tính khả thi, hiệu quả cao; đồng thời, định hướng cơ cấu huy
động vốn hợp lý và sử dụng hiệu quả mới có thể giúp giảm áp lực nợ cơng đang có
xu hướng gia tăng hiện nay. Trong đó cần đề cao việc huy động và sử dụng hiệu
quả nguồn vốn trong nước vì đó là nhân tố bên trong đảm bảo cho việc xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ; là tiền đề để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
nước ngoài. Ngoài ta, phải huy động được nhiều vốn hơn để đầu tư, phát triển kinh

tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo được công ăn việc làm cho người lao động
và khắc phục việc sử dụng thất thoát nguồn vốn đầu tư , đầu tư dàn trải, đội vốn
cơng trình.


3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn đầu
tư trong nước cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam.
3.2.1. Giải pháp đối với vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước.
- Để có chính sách huy động nguồn vốn này một cách hợp lý và sử dụng một
cách hiệu quả, điều cần làm trước tiên là ước lượng quy mô nguồn vốn. 
- Đối với nguồn thu từ thuế, phí thì phải có sự cải tiến hệ thống thuế, làm
cho diện thu thuế tăng lên, đồng thời phải đảm bảo hạn chế được tình trạng trốn lậu
thuế, tăng nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên và chi đầu
tư.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thuế cả về trình độ chun mơn và đạo
đức nghề nghiệp, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật,
tuyên dương kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích về thuế. Kỷ luật nghiêm
khắc cán bộ thuế cố tình để xảy ra sai phạm trong công tác quản lý thuế.
3.2.2. Giải pháp đối với nguồn vốn đầu tư của các Doanh nghiệp Nhà nước.
- Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đồn kinh tế
và tổng cơng ty nhà nước; Chỉ giữ lại một số doanh nghiệp thật cần thiết, cịn cho
phép chuyển đổi hình thức sở hữu với sở hữu đan xen
- Cùng với quá trình hình thành các tập đồn kinh tế, cần xây dựng cơ chế
chính sách đồng bộ để tránh hình thành thêm tầng lớp trung gian, gây khó khăn
cho hoạt động của các cơ sở. Với một số khoản đầu tư nào đó, doanh nghiệp được
chủ động huy động vốn và sử dụng vốn. Việc tổ chức đấu thầu và xét thầu do cơ sở
chịu trách nhiệm, không phải do Bộ chủ quản hoặc cấp trên phê duyệt. Các Bộ chỉ
làm chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực mình phụ trách, mà khơng can
thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh.
- Cho phép khấu hao nhanh để tái đầu tư sản xuất.

- Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa các DNNN.
3.2.4.2 Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân
- Tháo gỡ nút thắt về nhận thức cản trở sự phát triển khu vực tư nhân:
Hoàn thiện khung khổ pháp lý minh bạch, bình đẳng và môi trường cạnh
tranh công bằng giữa các khu vực kinh tế.
Cần hỗ trợ kịp thời, thực chất và hiệu quả ưu tiên DN nhỏ, siêu nhỏ; khắc
phục ngay tình trạng trợ giúp nửa vời, hình thức, thiếu trọng tâm, trọng điểm, lãng
phí nguồn lực vốn hạn chế.
- Khắc phục hạn chế tự thân doanh nghiệp tư nhân:


Chú trọng gắn kết quyền, nghĩa vụ pháp lý về sở hữu và quản trị DN của chủ
DN
Khuyến khích sử dụng đa diện, đa dạng các yếu tố bên ngoài để nâng cao kỹ
năng quản trị DN.



×