Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Quản lý an toàn lao động tại các công trình xây dựng quản lý an toàn lao động tại các công trình xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.93 KB, 17 trang )

1

MỞ ĐẦU
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và
các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân
tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động.
Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một trong những yếu tố
quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất
Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người ln phải
tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, cơng cụ và mơi trường... Đây là một q trình hoạt
động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và
rủi ro... làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn
đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động đến mức thấp nhất
Xây dựng là một ngành mà điều kiện lao động có những dặc thù riêng: địa điểm
làm việc của công nhân luôn thay đổi, phần lớn cơng việc thực hiện ở ngồi trời, chịu ảnh
hưởng của khí hậu thời tiết xấu, nhiều cơng việc nặng nhọc, phải thi cơng ở những vị trí
khơng thuận tiện, có nhiều yếu tố nguy hiểm có hại dễ gây ra tai nạn lao động và làm suy
giảm sức khỏe thậm chí gây ra bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Lâu nay xây dựng vẫn là một trong các ngành chiếm tỷ lệ cao nhất về tai nạn lao
động, kể cả tai nạn chết người. Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đã có nhiều cố
gắng thực hiệncác biện pháp tổ chức và công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động,
ngăn ngừa hạn chế tai nạn lao động và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên,
tình hình tai nạn lao động vẫn cịn là mối quan tâm lo ngại cho những người xây dựng.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, em đã chọn đề tài: “Quản lý an tồn lao động
tại các cơng trình xây dựng” làm đề án môn học chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Mục đích nghiên cứu:
Biết được và có cái nhìn rõ ràng hơn về thực trạng về an tồn lao động tại các công
trường xây dựng và làm rõ hơn vai trò cũng như trách nhiệm của những nhà quản lý đối
với vấn đề này từ đó có thể đưa ra một số giải pháp.



2

Giới hạn nghiên cứu:
Đối tượng: An toàn lao động xây dựng
Phạm vi nghiên cứu: Các công ty xây dựng nhà nước và cơng ty ngồi nhà nước.
Kết cấu nghiên cứu
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Đề án môn học gồm 3 phần
- Phần 1: Thực trạng quản lý an toàn lao động tại các cơng trình xây dựng hiện nay
- Phần 2: Đánh giá hoạt động quản lý an toàn lao động tại các cơng trình xây dựng
- Phần 3: Một số giải pháp


3

1. Thực trạng quản lý an toàn lao động tại các cơng trình xây dựng hiện nay
1.1

Tổng quan về ngành xây dựng tại Việt Nam
1.1.1 Quá trình phát triển ngành
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong phát

triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2000 – 2009 đạt
7.25%/năm, riêng trong các năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh
tế trong nước và thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam mặc dù khơng duy
trì được mức tăng trưởng cao như những năm trước và trung bình của giai đoạn 2000 –
2009, nhưng Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng là 6.18% và 5.32%.

Đạt được những thành tựu kinh tế trên do sự nỗ lực của Chính phủ trong việc đầu
tư cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường pháp lý để thu hút đầu tư trong nước và khuyến
khích đầu tư nước ngoài. Việt Nam xuất phát điểm là một nước làm nơng nghiệp với trình

độ thấp và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém do vậy nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
xây dựng khu công nghiệp, xây dựng đô thị ngày càng tăng.


4

Xét theo cơ cấu ngành thì tỷ trọng ngành xây dựng chiếm trung bình 8.6%/năm
GDP của Việt Nam từ năm 2000 – 2009.

Ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong những năm qua, do tốc độ
đô thị hóa và nhu cầu về đầu tư xây dựng hạ tầng của Việt Nam là rất lớn. Ngành xây
dựng chủ yếu tập trung vào xây dựng các cơng trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng. Trung
bình giai đoạn 1996 – 2009, tốc độ phát triển của ngành đạt 8.92%/năm (tính theo giá so
sánh năm 1994), nếu tính theo giá thực tế thì tốc độ phát triển của ngành xây dựng đạt
15.1%/năm. Giai đoạn từ năm 2000 – 2009, tốc độ tăng trưởng của ngành còn cao hơn
lần lượt là 9.6%/năm và 17.7%/năm. So sánh tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng với
tốc độ tăng trưởng GDP (so sánh năm 1994) trong giai đoạn 2000 – 2009 thì ngành xây
dựng có tốc độ tăng trưởng cao hơn.


5

Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp trong ngành xây dựng hội nhập với quốc tế, tiếp thu các công nghệ và phương
pháp quản lý hiện đại từ đó nâng cao năng lực tham gia thực hiện các dự án, công trình
xây dựng có quy mơ lớn, phức tạp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt
Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức do cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành
cũng như các doanh nghiệp đến từ nước ngồi.
Năm 2008, do tình hình lạm phát trong nước tăng mạnh làm giá các nguyên vật
liệu chủ chốt tăng mạnh như xi măng, sắt, thép,…cũng tăng theo. Theo tính tốn của

Cơng ty tài chính Châu Á Morgan Stanley Hoa Kỳ (chi nhánh Châu Á), chi phí xây
dựng tại thời điểm tháng 05/2008 đã tăng hơn 40% so với cuối năm 2007. Sang đầu năm
2009, triển vọng kinh doanh của ngành xây dựng vẫn chưa thốt khỏi sự khó khăn của
năm 2008 do nền kinh tế thế giới và trong nước vẫn suy giảm và thị trường bất động sản
vẫn ảm đạm. Đây là điều không tránh khỏi khi ngành xây dựng như Anh, Mỹ,…vẫn đang
trải qua thời kỳ khó khăn do nhu cầu xây dựng nhà cửa giảm sút. Năm 2009 với tác động
một phần của gói kích cầu kinh tế đã được sử dụng cho mục đích chi tiêu cơng trong đó
đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà ở xã hội và các cơng trình khác. Kết thúc năm 2009, giá trị sản


6

xuất của ngành xây dựng đạt 47,563 tỷ đồng (giá trị so sánh với năm 1994), tăng 11.4%
so với năm 2008 và chiếm 9.22% GDP.
Theo Nghị quyết Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của Quốc hội thì
GDP năm 2010 sẽ tăng khoảng 6.5%. Giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng khoảng 2.8%; khu vực công nghiệp và xây dựng sẽ tăng khoảng 7%; khu
vực dịch vụ sẽ tăng khoảng 7.5% so với năm 2009.
Trong năm 2010, ngành xây dựng tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của ngành, tăng cường cải cách thủ tục hành chính và xây dựng hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật theo hướng đồng bộ và ngày càng thông thống hơn; tập
trung cơng tác chỉ đạo về tiến độ, chất lượng đối với các dự án trọng điểm lớn; quan tâm
đến công tác lập quy hoạch, quy hoạch phải đi trước một bước; xây dựng cơ chế, đề án
triển khai áp dụng các công nghệ mới, vật liệu mới; ban hành quy chế về quản lý kiến
trúc, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực.
1.1.2 Đặc điểm của ngành xây dựng tại Việt Nam
Ngành đã tập trung hơn cho công tác xây dựng hệ thống các thể chế, chính sách,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển xây dựng theo hướng ngày càng đồng bộ, hoàn
thiện. Các đạo luật mới mà ngành tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành trong
thời gian gần đây như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị

là những đột phá về cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thúc đẩy phát triển
ngành.
Ngành xây dựng cũng có nhiều đổi mới trong hoạt động quản lý nhà nước, nhất là
trong quản lý dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu nhà ở, hạ tầng kỹ thuật khu công
nghiệp, thể hiện tinh thần cải cách thủ tục hành chính...
Cơng tác quản lý phát triển đô thị từng bước đi vào nền nếp, hệ thống đô thị phát
triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, trở thành nhân tố tích cực, đảm nhiệm vai trò
trung tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương và cả nước. Nhiều


7

chương trình phát triển nhà ở xã hội được triển khai, tạo bước đột phá trong phát triển nhà
ở, giải quyết một lượng lớn nhu cầu chỗ ở, góp phần đáng kể cải thiện đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, Việt Nam là một nước đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như cơng
nghệ kỹ thuật cịn yếu kém so với nhiều nước trên thế giới, vì thế, ngành xây dựng phát
triển khá nhanh, nhưng còn chưa đảm bảo an toàn tuyệt đối đối với những người lao động
trực tiếp trên các cơng trình xây dựng hiện nay. Vì thế, vấn đề quản lý an toàn lao động
trong ngành xây dựng được xem là rất quan trọng.
1.2 Tình hình thực tế về tai nạn lao động tại cơng trình xây dựng hiện nay
Thực tế với những vụ tai nạn nối tiếp tai nạn trên các công trường do sự thiếu ý
thức của chủ đầu tư và chủ quan của người lao động, đã dẫn đến một hiện trạng nhức nhối
về vấn đề bảo hộ cho người lao động xây dưng.
Hàng loạt vụ tai nạn lao động chết người xảy ra tại các cơng trình xây dựng cao
tầng trong thời gian qua, mà gần đây nhất là tại cơng trình tịa nhà Keangnam Hanoi
Landmark (Từ Liêm, Hà Nội) đã cho thấy cơng tác đảm bảo an tồn lao động tại các cơng
trình cao tầng đang bị xem nhẹ.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2009, cả nước xảy ra 51 vụ tai nạn lao động trong hoạt động
xây dựng, làm chết 13 người, bị thương 60 người. Tai nạn lao động (TNLĐ) trong xây
dựng luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các vụ TNLĐ xảy ra với khoảng 55% - 60% chủ

yếu do điện, ngã cao, vật rơi, vật ép.
Tại Hà Nội 80% số cơng trình xây dựng cao tầng vi phạm an tồn lao động. Ngày
29.7, ơng Bạch Quốc Việt- Trưởng phịng An tồn lao động, Sở LĐTBXH Hà Nội khẳng định: Nếu công tác thanh - kiểm tra được thực hiện chặt chẽ, sẽ có khơng dưới 80%
số cơng trình xây dựng cao tầng đang bỏ quên việc đảm bảo an tồn cho cơng nhân (CN).
Theo báo cáo của Sở LĐTBXH Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2009, toàn thành phố đã có 13
người chết do TNLĐ, trong đó có tới 5 vụ xảy ra tai nạn khi thi cơng cơng trình trên cao.


8

Mới đây nhất là những vụ TNLĐ xảy ra tại khu vực xây dựng tòa nhà Keangnam Hanoi
Landmark trên đường Phạm Hùng.
Theo báo cáo Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh,
trong năm 2010 trên địa bàn TP đã xảy ra 892 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), trong đó có
102 vụ TNLĐ chết người, làm chết 108 người, bị thương nặng 140 người và bị thương
nhẹ 660 người, làm thiệt hại trên 7,7 tỉ đồng. Các vụ TNLĐ dẫn đến chết người đa số xảy
ra trong ngành xây dựng, chiếm 70%.
Các tai nạn lao động dẫn đến chết người chủ yếu là ngã giàn giáo, lưới che chắn; sập đổ
giàn giáo, giàn chống bê tông; điện giật do máy trộn bê tông và trang bị bảo hộ công nhân
không đảm bảo an tồn... Cụ thể, ngày 7/3 vừa qua, tại cơng trường xây dựng chung cư
The Vista (Xa lộ Hà Nội, phường An Phú, quận 2) đã xảy ra một vụ TNLĐ khiến anh 1
người tử vong.
Cả nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát
triển cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống giao thông vận tải là vấn đề vô cùng cấp thiết.
Các đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) hiện có khoảng 220 nghìn lao động
đang làm việc trên khắp mọi miền tổ quốc. Với đặc thù công việc, nguy cơ xảy ra tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp rất cao, đặc biệt là khối xây dựng cơ bản. Thời gian gần đây,
dư luận cả nước đã khơng ít lần bàng hồng, xót xa trước các vụ tai nạn lao động (TNLĐ)
nghiêm trọng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản giao thông. Bên cạnh những yếu tố khách
quan, nhiều ý kiến đã nêu rõ sự chủ quan và thiếu quan tâm thích đáng tới vấn đề này

Trong lĩnh vực xây dựng giao thông này đã xảy ra những tai nạn kinh hồng. Điển
hình nhất là vụ sập 2 nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ ngày 26/9/2007 làm 54 người chết, 80
người bị thương. Đây là một trong những vụ tai nạn lao động đau buồn nhất trong lịch sử
xây dựng cầu đường Việt Nam cũng như thế giới


9

Đầu năm 2009 liên tiếp xảy ra hai vụ tai nạn nghiêm trọng khi thi công cầu, làm 6
người thiệt mạng. Vụ thứ nhất xảy ra ngày 10/3/2009 tại công trường cầu Chợ Đệm (TP
Hồ Chí Minh) do Cơng ty cổ phần cầu 11 Thăng Long (Tổng Công ty Xây dựng Thăng
Long) thi công làm 1 người chết, 2 người bị thương
Vụ thứ hai nghiêm trọng hơn xảy ra ngày 12/4 tại cơng trình cầu Trà Ơn (Vĩnh
Long) làm 5 người thiệt mạng. Cơng trình này do Cơng ty cổ phần cầu 12 (Tổng Cơng ty
Xây dựng cơng trình giao thông 1) thi công. So với tai nạn giao thông, con số người thiệt
mạng còn kém xa, nhưng những vụ tai nạn lao động này thường hết sức thương tâm,
khiến dư luận bức xúc.
1.3

Thực trạng quản lý an toàn lao động tại các cơng trình xây dựng
1.3.1

Một số văn bản liên quan của Chính phủ

Để giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn lao động xây dựng, cũng như để bảo hộ an tồn
lao động cho những người cơng nhân, Nhà nước đã có những văn bản pháp luật điều
chỉnh liên quan đến vấn đề này:
-

Luật lao động


-

Luật xây dựng

-

Luật cơng đồn

-

Điều 33 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và các Điều 19, 21 của Nghị

định 209/2004/NĐ-CP quy định Quản lý an tồn lao động trên cơng trường xây
dựng
-

Điều 16 và 44, Nghị định 126/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành

chính trong hoạt động xây dựng, quản lý cơng trình hạ tầng đơ thị và quản lý sử
dụng nhà.


10

-

Thông tư số 37/2005/TT- BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động

thương binh và xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao dộng.


1.3.2 Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động
Các nhà thầu (đặc biệt là nhà thầu tư nhân) chưa quan tâm thích đáng đến bảo đảm
an toàn lao động, thường cắt giảm chi phí cho cơng tác này. 
Có nhiều ngun nhân ảnh hưởng đến an toàn lao động trong xây dựng giao thông.
Về khách quan, các công trường giao thông vận tải thường trải dài trên nhiều địa bàn,
nhiều nơi điều kiện thi cơng khó khăn, bị ảnh hưởng lớn từ thời tiết, địa chất…Công việc
cần thực hiện cũng hết sức đa dạng, phức tạp như: đào đắp, nổ phá, kích kéo
Cơng tác bảo đảm an tồn lao động tại các cơng trường xây dựng rất kém. Chi phí
cho bảo hộ lao động nhìn chung là thấp, thường chưa đến 1% chi phí sản xuất, có nơi chỉ
0,5%.
Thiết bị cũ kỹ, sử dụng thợ không đúng cấp bậc, chức danh công việc cùng sự non
kém trong thiết kế phương án, tổ chức thi cơng cũng là ngun nhân có thể gây ra TNLĐ
nghiêm trọng.
Ở một số cơng trình vi phạm nghiêm trọng tiêu chuẩn kỹ thuật an tịan trong xây
dựng, khơng thực hiện đầy đủ các biện pháp an tòan trong quá trình xây dựng
Người tổ chức thi cơng lơ là, thiếu kiểm tra, giám sát về an toàn lao động, người có
trách nhiệm khơng thường xun có mặt tại cơng trình, người lao động khơng chấp hành
tiêu chuẩn an tịan, ý thức chủ quan nên xảy ra các vụ tai nạn đáng tiếc.
1.3.3 Cơng tác thực hiện an tồn lao động


11

Qua hàng loạt vụ tử vong trên, có thể thấy tình trạng tai nạn lao động trong ngành
xây dựng vẫn bị chỉ trích lâu nay khơng hề có dấu hiệu cải thiện mà có xu hướng ngày
càng tăng cao, thể hiện ý thức bảo hộ của người lao động và chủ sử dụng còn quá kém.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TPHCM thì hiện TP chỉ có
khoảng 50% doanh nghiệp quy mơ trên 50 lao động có Hội đồng lao động. Nhân sự trong
các hội đồng này chủ yếu chỉ là cán bộ kiêm nhiệm, thiếu chuyên môn nên công tác kiểm

tra, bảo đảm an toàn lao động chưa hiệu quả. Ngoài ra, cịn có tình trạng các nhà thầu lớn
hay bán thầu cho các đơn vị nhỏ hơn thi công. Các đơn vị nhỏ lại thuê nhân công thời vụ
từ các cai thầu… để tiết kiệm chi phí. Với lực lượng lao động thiếu chun nghiệp trên,
cơng tác bảo đảm an tồn lao động càng yếu kém.
Vả lại, ngành này còn tồn tại tình trạng khi xảy ra tai nạn lao động chết người, chủ sử
dụng lao động chỉ bồi thường cho người nhà nạn nhân chừng vài chục đến 100 triệu đồng
là xong. Việc tố tụng, khiếu nại càng hiếm hơn. Do vậy, các chủ sử dụng lao động cũng
không muốn đầu tư vào cơng tác đảm bảo an tồn lao động
Tuy nhiên, với các tai nạn nhỏ hoặc tai nạn gây chết người nhưng khơng ảnh hưởng đến
các cơng trình lân cận thì chủ sử dụng lao động có thể giấu giếm. Nhưng với tư tưởng coi
thường các quy chuẩn an tồn thì rất dễ dẫn đến sự cố cơng trình lớn.
2.

Đánh giá hoạt động quản lý an tồn lao động tại các cơng trình xây dựng
2.1

Đánh giá hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
-

Cơng tác tuyên truyền pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nhằm nâng cao

nhận thức, ý thức cảnh giác và phòng ngừa tai nạn lao động của người sử dụng lao động
và người lao động chưa được đẩy mạnh
-

Các Bộ, Ngành, Tập đồn, Tổng cơng ty chưa tăng cường kiểm tra và chỉ

đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an



12

toàn lao động - vệ sinh lao động và các chế độ BHLĐ. Cơng tác thanh tra, giám sát cịn
yếu kém
-

Các đơn vị cơ quan có thẩm quyền chưa tổ chức huấn luyện đầy đủ về an

toàn lao động cho người sử dụng lao động và người lao động theo quy định tại Thông tư
số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội,
khiến nhiều người lao động cịn khơng nắm rõ cách thức trang bị an toàn cho bản thân
2.2 Đánh giá hoạt động quản lý của các doanh nghiệp
 Kết quả điều tra an toàn lao động trên các cơng trình xây dựng vừa và nhỏ của
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho thấy, 84% người lao động trên các công trường
xây dựng là lao động nơng nhàn, trong đó trên 90% chưa được huấn luyện an tồn vệ sinh
lao động. Chỉ có 24,6% người lao động  được trang bị đủ phương tiện bảo vệ cá nhân
trong lao động, còn lại người lao động chủ yếu đi dép lê, khơng có mũ, khơng có thắt lưng
an tồn; chỉ có 34% doanh nghiệp xây dựng có giàn giáo chắc chắn, đủ rộng, có lan can
che chắn; 14,6% doanh nghiệp có nước uống hợp vệ sinh cho người lao động…    
Từ những con số trên, có thể thấy được cơng tác bảo đảm an tồn lao động cho
những người công nhân chưa được coi trọng tại các doanh nghiệp, các chủ đầu tư khơng
có những chế độ cũng như bồi thường xứng đáng cho những người lao động bị nạn. Chi
phí cho tiền bảo hiểm nhân cơng cịn thấp.
3.

Một số giải pháp

3.1 Đối với chủ đầu tư
- Cần xem xét kỹ khi chọn nhà thầu thi công cũng như đơn vị tư vấn giám sát,
chủ đầu tư cần tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước để hiểu rõ thêm về các

doanh nghiệp mà ta chuẩn bị ký kết hợp đồng.
- Yêu cầu nhà thầu thi cơng báo cáo phương án an tồn cho từng hạng mục
cơng trình, u cầu tư vấn giám sát thẩm định các phương án an tồn đó, có trách nhiệm
kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn trong q trình thi cơng, cương quyết đình
chỉ khi nhận thấy có nguy cơ xảy ra sự cố và tai nạn lao động


13

3.2 Đối với nhà thầu thi công
 Khi xây dựng phương pháp thi công phải xây dựng biện pháp bảo đảm an tồn cho
từng hạng mục cơng trình, quy định tại Điều 1.3 của TCVN 5308 - 91.
 Tổ chức huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động theo đúng quy định tại Thông tư số
37/2005/TT - BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động- Thương binh & Xã
hội.
 Tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu và thành lập tổ sơ cấp cứu tại công trường.
 Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo đúng quy
định tại Thông tư số 10/1998/TT - BLĐTBXH ngày 28/5/1998 của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội.
 Khơng khốn trắng việc đảm bảo an tồn cho các cai thầu.
 Đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải thực hiện
kiểm định và đăng ký đúng theo quy định tại Thơng tư số 04/2008/TT BLĐTBXH. Người vận hành phải có chứng chỉ nghề hoặc bằng nghề, được huấn
luyện an toàn và cấp thẻ an toàn
3.3 Đối với đơn vị tư vấn giám sát
- Phải tư vấn, xem xét và góp ý cho tất cả các phương án an toàn của nhà thầu thi
công.
- Phải được nâng cao hiểu biết các quy định của nhà nước về cơng tác an tồn - vệ
sinh lao động - phòng chống cháy nổ.
- Phải có mặt tại cơng trường khi đơn vị thi cơng các hạng mục cơng trình quan trọng.
Kiên quyết đình chỉ khi xét thấy cơng việc trên có khả năng gây nên sự cố tai nạn lao
động

3.4 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
- Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật.
- Nhà nước cần nâng cao chất lượng và số lượng thanh tra viên chuyên ngành, sửa
đổi luật và những văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong tình hình hiện nay.
- Phải có phẩm chất đạo đức chính trị của người cán bộ nhà nước.


14

- Kiên quyết xử lý những vấn đề vi phạm pháp luật liên quan, kể cả những vấn đề
vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm kiên quyết đề nghị các cơ quan tố tụng
truy cứu trách nhiệm hình sự.
3.5 Đối với bản thân người lao động
- Thực hiện tốt nội qui công trường
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động
- Nâng cao ý thức trách nhiệm
- Ln qn triệt tinh thần : an tồn để lao động, an toàn là trên hết

KẾT LUẬN
Trong các ngành kỹ thuật đặc biệt là trong ngành xây dựng vấn đề an tồn lao động
trong lúc thi cơng, sản xuất ln là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu. Chỉ có một
hoạch định an tồn lao động cụ thể, có hiệu quả cao mới giúp cho người lao động có một
tâm lý vững vàng hồn thành nhiệm vụ được giao, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt. Một
phần không nhỏ các tai nạn lao động trong ngành xây dựng xuất phát từ sự chủ quan, phó
mặc cho số phận của nhân công và sự dễ dãi, bỏ qua, khơng quan tâm của chính các nhà
thầu xây dựng. Bởi vậy, các nhà thầu cần chú ý một số lưu ý quan trọng về an toàn lao
động mà thường, hoặc vơ tình hoặc cố tình, bị lãng qn trong q trình thi cơng các cơng
trình



15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt:
1. PGS.TS Lê Công Hoa (2011) Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh doanh, Đại
học Kinh tế quốc dân
2. Th.s Nguyễn Thanh Việt(2007)- Giáo trình An tồn lao động( dành cho sinh viên
khoa cơ khí)- NXB Đà Nẵng
3. Lưu Đức Hịa(2002)- Giáo trình An tồn lao động- NXB Đà Nẵng
4. PGS.TS Lê Văn Trình - Những giải pháp phịng chống tai nan lao động trong thời
ký CNH-HĐH đất nước, tr 24, 25,26 số 326 (từ 01-15/01/2008) tạp chí Lao Động
& Xã Hội
5. PGS.TS Lê Văn Trình - Những giải pháp phịng chống tai nan lao động trong thời
ký CNH-HĐH đất nước, tr 24, 25,26 số 326 (từ 01-15/01/2008) tạp chí Lao Động
& Xã Hội
6. Phạm Quốc Cường- Định hướng công tác an toàn lao động giai đoạn 2006-2010 tr3,4 số 276 (từ 1-15/12/2005) tạp chí Lao Động& Xã Hội
7. Tạ Trung Dũng -Tai nạn lao động - nguyên nhân và hướng phòng ngừa- tr7,8 số
276 (từ 1-15/12/2005) tạp chí Lao Động& Xã hội
8. Hải Phong- Vinh Hải( thứ 5 ngày 30/7/2009)- Tai nạn lao động tại các cơng trình
xây dựng cao tầng: Còn thơ ơ, còn phải trả giá- Báo lao động
9. Gia Nguyễn(9/10/2011)- An tồn lao động tại các cơng trường xây dựng trên Hà
Nội- Báo xây dựng
10. Nhiều trang web chứa thơng tin hữu ích hoặc đường dẫn đến các thông tin như
web của bộ xây dựng: .


16

Mục Lục
Lời mở đầu

1.Thực trạng quản lý an toàn lao động tại các cơng trình xây dựng hiện nay
1.1
Tổng quan về ngành xây dựng tại Việt Nam
1.1.1 Quá trình xây dựng và phát triển
1.1.2 Giới thiệu đặc điểm của ngành xây dựng
1.2. Tình hình thực tế về tai nạn lao động tại các cơng trình xây dựng.
1.3. Thực trạng hoạt động quản lý an tồn lao động tại các cơng trình xây dựng
1.3.1. Các văn bản liên quan của Chính phủ.
1.3.2. Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động
1.3.3. Cơng tác thực hiện an tồn lao động
2. Đánh giá hoạt động quản lý an toàn lao động tại các cơng trình xây dựng
2.1 Đánh giá hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
2.2 Đánh giá hoạt động quản lý của các doanh nghiệp
3. Một số giải pháp
3.1 Đối với chủ đầu tư
3.2 Đối với nhà thầu thi công
3.3 Đối với tư vấn giám sát
3.4 Đối với cơ quan quản lý nhà nước
3.5 Đối với người lao động
Kết luận


17



×