Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý an toàn lao động của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội An Giang hiện nay - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.18 KB, 27 trang )


1
A. MỞ ĐẦU
An toàn lao động (ATLĐ) là một lĩnh vực có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan
trọng nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động (NLĐ) trong quá
trình lao động sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, để thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển đất nước. Thực
hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác quản lý
ATLĐ của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội An Giang trong thời
gian qua đã đạt những thành tựu đáng kể, giúp doanh nghiệp (DN), người sử
dụng lao động (NSDLĐ) thực hiện tốt ATLĐ tại doanh nghiệp, cải thiện điều
kiện lao động, tăng năng suất lao động, phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ),
bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho NLĐ ở địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ở nước ta cũng như ở An
Giang hiện nay tình trạng TNLĐ đang diễn biến phức tạp. Theo thống kê của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, hàng năm trên cả nước xảy ra hơn 6.000 vụ
TNLĐ, trên 500 vụ có người chết và làm 600 người thiệt mạng, khoảng 1.400
người bị thương nặng, thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Riêng trên địa bàn tỉnh An
Giang, trong 06 tháng đầu năm 2013 đã xảy ra 07 vụ TNLĐ, làm 08 người chết,
04 người bị thương nặng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tinh thần của NLĐ,
thiệt hại tài sản, tài chính của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do công tác quản lý
ATLĐ còn bất cập, ý thức chấp hành pháp luật về ATLĐ tại một số doanh
nghiệp còn hạn chế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề, tiểu thủ
công nghiệp, công trình xây dựng… và đặc biệt là tại các doanh nghiệp có sử
dụng nhiều máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ như:
nồi hơi, hệ thống lạnh, vật liệu nổ công nghiệp, thiết bị nâng, hóa chất . Chính
vì lẽ đó, tôi chọn đề tài “Quản lý an toàn lao động của Thanh tra Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội An Giang hiện nay - Thực trạng và giải pháp” làm Tiểu
luận tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính lớp B67, với hy vọng đề
tài nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng quản lý ATLĐ trên địa bàn tỉnh An
Giang, ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại do TNLĐ trong thời gian tới.



2
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
QUAN NIỆM VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG CHỦ
TRƢƠNG QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
1.1. Quan niệm về quản lý an toàn lao động và ý nghĩa chính trị, kinh
tế, xã hội của sự quản lý an toàn lao động ở nƣớc ta hiện nay
a. Quan niệm về quản lý an toàn lao động ở nƣớc ta
An toàn lao động là một phạm trù của sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm
bảo vệ yếu tố “Đầu vào” quan trọng nhất của lực lượng sản xuất đó là NLĐ.
Theo cuốn “Thuật ngữ về an toàn - vệ sinh lao động” do Viện Friedrich Ebert
Stiftung - Cộng hòa Liên bang Đức phối hợp cùng với Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội và các cơ quan liên quan biên soạn năm 2007, thì “An toàn lao
động” (Occupational safety) có nghĩa là tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho
NLĐ được làm việc trong điều kiện không nguy hiểm đến tính mạng, không bị
tác động xấu đến sức khỏe; là tình trạng điều kiện lao động không gây ra sự
nguy hiểm trong sản xuất.
Dưới góc độ pháp lý “An toàn lao động” là tổng hợp những quy phạm pháp
luật quy định các biện pháp bảo đảm ATLĐ, nhằm ngăn ngừa TNLĐ và cải
thiện điều kiện lao động cho NLĐ. An toàn lao động là bộ phận nằm trong chế
định Bảo hộ lao động (BHLĐ) và BHLĐ được hiểu là những quy định của Nhà
nước liên quan đến việc bảo đảm ATLĐ, vệ sinh lao động (VSLĐ) và các chế
độ, thể lệ BHLĐ khác. An toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hộ lao động có
quan hệ mật thiết với nhau, trong một chừng mực nhất định khi phân tích những
vấn đề về ATLĐ thì vấn đề BHLĐ, VSLĐ cũng sẽ được đề cập.
Quản lý an toàn lao động là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, mà cụ thể là cơ quan quản lý nhà nước về lao động thực hiện chức trách,
nhiệm vụ được giao trong các lĩnh vực: xây dựng, ban hành văn bản pháp luật,
các chính sách chế độ về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ; xây dựng, ban hành và quản lý


3
thống nhất hệ thống quy phạm nhà nước về ATLĐ; ban hành tiêu chuẩn phân
loại lao động theo điều kiện lao động; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về
ATLĐ; hướng dẫn thực hiện công tác ATLĐ tại doanh nghiệp; hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực ATLĐ…
b. Ý nghĩa về chính trị, kinh tế, xã hội của sự quản lý an toàn lao động
ở nƣớc ta hiện nay
- Ý nghĩa về chính trị
An toàn lao động là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà
nước ta, luôn coi trọng NLĐ, vì đó là vốn quí nhất, là lực lượng cần được bảo
vệ. Họ chính là những người hàng ngày, hàng giờ tạo ra của cải vật chất cho xã
hội, góp phần thực hiện tốt công cuộc “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”. An toàn lao động thể hiện tính ưu việt của Nhà nước ta, thể hiện sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ NLĐ khi thực hiện nhiệm vụ, công
việc được giao. Được làm việc trong điều kiện ATLĐ, đảm bảo sức khỏe thì khả
năng sáng tạo của NLĐ ngày càng được đảm bảo. Họ luôn yên tâm và hăng say
lao động, làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày
càng phát triển, thịnh vượng.
- Ý nghĩa về kinh tế
Thực hiện tốt ATLĐ là một nội dung quan trọng để DN đẩy mạnh sản xuất,
hoàn thành các hợp đồng kinh tế, tăng doanh thu và tạo nên thương hiệu riêng
cho mình. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của DN có diễn ra bình
thường và thông suốt hay không điều này phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức về
ATLĐ của NSDLĐ và NLĐ.
Nếu hoạt động của DN diễn ra bình thường, không để xảy ra sự cố, TNLĐ
thì sản phẩm được tạo ra liên tục, là điều kiện tốt để DN hoàn thành các hợp
đồng kinh tế, tăng doanh thu mở rộng sản xuất. Người lao động được làm việc
trong điều kiện lao động an toàn và môi trường làm việc tốt, tăng năng suất lao
động, thu nhập và ổn định cuộc sống, có điều kiện vui chơi, giải trí …


4
Ngược lại, khi DN để xảy ra TNLĐ thì những lợi ích kinh tế của cả NLĐ
và DN đều bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp phải tốn kém nhiều tiền của và thời gian
cho việc sơ cấp cứu nạn nhân cũng như sửa chữa, khắc phục những hậu quả
khác. Người lao động phải nghỉ việc hoặc làm việc cầm chừng, năng suất, thu
nhập sẽ bị giảm sút. Bên cạnh đó, còn gây tâm lý lo lắng, hoang mang thiếu tập
trung và sáng tạo, kinh tế DN, đất nước bị ảnh hưởng.
- Ý nghĩa về xã hội – nhân văn
Ngoài ý nghĩa về chính trị và kinh tế, thực hiện tốt công tác quản lý ATLĐ
ở nước ta hiện nay còn mang lại ý nghĩa về xã hội và nhân văn sâu sắc. Vì nó
còn góp phần xây dựng một xã hội văn minh và lành mạnh. Quyền và nghĩa vụ
của con người được tôn trọng; NLĐ trong xã hội có sức khỏe, có tri thức, được
làm việc trong điều kiện an toàn. Họ là những người công dân luôn sống và làm
việc theo pháp luật. Đồng thời, họ cũng nắm vững các quy tắc về ATLĐ, các
nguyên tắc làm việc an toàn. Tại nơi làm việc, họ là những NLĐ gương mẫu.
Trong gia đình, họ là những người cha, người mẹ gương mẫu, nuôi dạy con cái
ngoan hiền. Vì thế, gia đình NLĐ là một thành trì vững chắc mà không tệ nạn
nào có thể phá vỡ được, góp phần tạo nên một xã hội lành mạnh, tiến bộ.
1.2. Những chủ trƣơng về quản lý an toàn lao động ở nƣớc ta hiện nay
Xuất phát từ vị trí và ý nghĩa quan trọng trong quản lý ATLĐ nêu trên, nên
ngay sau khi đất nước giành độc lập, bước đầu xây dựng đất nước, Chỉ thị 132
CT/TƯ ngày 13/3/1959 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ ở đâu, khi
nào có hoạt động lao động sản xuất thì ở đó, khi đó phải tổ chức công tác BHLĐ
theo đúng phương châm “Bảo đảm an toàn để sản xuất - sản xuất phải bảo đảm
an toàn lao động”
Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), tại Điều 56 quy
định: “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động”; tại Chương IX
và một số điều có liên quan ở các chương khác của Bộ luật Lao động năm 1994,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Lao động năm 2002 và Bộ luật Lao


5
động năm 2012 dành trên 20 điều nói về ATLĐ và sự cần thiết phải tăng cường
quản lý ATLĐ ở nước ta hiện nay.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục chủ
trương: “Chăm lo bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện làm việc; hạn chế tai nạn
lao động”. Để cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về
quản lý ATLĐ, Chính phủ, Bộ, ngành cũng đã ban hành nhiều Nghị định, Thông
tư, Quyết định, Chỉ thị quy định về ATLĐ như:
Nghị định 06/CP ngày 20/10/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Bộ luật lao động về ATLĐ, VSLĐ; Nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày
27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 06/CP về
ATLĐ, VSLĐ; Nghị định 45/ 2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động; Chỉ thị số 10/2008/CT-TTg
ngày 08/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện công tác
BHLĐ, ATLĐ; Quyết định số 2281/2010/QĐ-TTg ngày 18/10/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ATLĐ, VSLĐ giai
đoan 2011-2015; Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao
động, vệ sinh lao động; Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ
Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình…
Ủy ban nhân tỉnh An Giang ban hành nhiều chỉ thị, quyết định có liên quan
đến ATLĐ như: Chỉ thị số 24/CT.UB ngày 06/9/2006 về việc tăng cường các
biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động và cải thiện điều kiện làm việc của
người lao động; Chỉ thị số 24/2004/CT-UB ngày 23/7/2004 về việc tăng cường
chỉ đạo thực hiện an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp. Quyết
định Quyết định số 1892/QĐ-UBND ngày 21/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh
An Giang về việc ban hành Chương trình quốc gia về ATLĐ, VSLĐ (giai đoạn
2011-2015)…



6
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA THANH
TRA SỞ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2010 - 2012
2.1. Khái quát một số đặc điểm có liên quan đến quản lý an toàn lao
động của Thanh tra Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội An Giang trên
địa bàn tỉnh
2.1.1. Đặc điểm chủ yếu về tự nhiên, kinh tế, xã hội của An Giang hiện
nay
a. Đặc điểm về tự nhiên
An Giang là tỉnh đầu nguồn thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long,
phía Tây-Bắc giáp nước bạn Campuchia dài 96 km, phía Tây-Nam giáp tỉnh
Kiên Giang dài 69,78km, phía Nam giáp thành phố Cần Thơ dài 44,73 km và
phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp dài 107,62 km. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh
là 3.424 km². Diện tích đất nông nghiệp khá lớn với 297.433,37 ha, đất trồng
lúa chiếm hơn 82%, hàng năm sản xuất gần 4,0 triệu tấn lúa, góp phần đảm bảo
an ninh lương thực cho cả nước và xuất khẩu.
Tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với 2 mùa mưa, nắng rõ
rệt. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 đến đầu tháng 4 năm sau, có lượng
mưa ít, độ ẩm thấp 78%, nhiệt độ cao từ 32-38°C. Mùa mưa đến khoảng từ
tháng 5 đến tháng 11, độ ẩm cao trên 85%, lượng mưa nhiều 1.350mm/năm,
chiếm 90% trong năm.
An Giang có hệ thống sông (sông Tiền dài 80km, sông Hậu dài 100km) kết
hợp với hệ thống kênh, rạch chằng chịt với lượng nước ngọt, nước mặt dồi dào.
Vào những tháng mùa mưa, lũ từ đầu nguồn theo sông Mê Kông chảy về mang
lượng phù sa lớn và nguồn thủy sản chảy ngập tràn vào các cánh đồng. Những
năm nước lớn, lưu lượng trên sông Tiền tại Tân Châu đạt 27.000 m

3
/s, tốc độ
dòng chảy 2,7 m/s và giảm dần vào những tháng mùa khô, lưu lượng chỉ còn

7
1.000 m
3
/s đến 2.000 m
3
/s. So với sông Tiền, sông Hậu có lưu lượng nước và
tốc độ dòng chảy kém hơn.
b. Đặc điểm về kinh tế
Với vị trí địa lý và thiên nhiên thuận lợi, kinh tế An Giang trong những năm
gần đây đã phát triển khá nhanh. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng đạt 8,45%, kim
ngạch xuất khẩu 850 triệu USD, thu nhập bình quân đầu người 1.564 USD. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực I còn 33,65%, khu vực II
12,45%, khu vực III tăng lên 53,90%. Một số ngành nghề chính là: sản xuất lúa
đạt 3,943 triệu tấn (tăng 86,6 ngàn tấn so với năm 2011), hoa màu 888 ngàn tấn,
chăn nuôi (trâu, bò, heo) đạt 41,1 ngàn tấn, thủy sản 327,2 ngàn tấn, giá trị sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt gần 28.026 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư
toàn xã hội đạt 31.422, lưu lượng hàng hóa chuyển chung đạt 99.183 tỷ đồng, du
lịch đạt 5,4 triệu khách, doanh thu DN du lịch đạt 280 tỷ đồng.
An Giang có hệ thống giao thông thuận tiện, ngoài tuyến đường chính Quốc
lộ 91 dài 91,3km nối từ Quốc lộ 80 thuộc thành phố Cần Thơ với tuyến đường
quốc gia số 2 Campuchia và Thái Lan qua cửa khẩu Tịnh Biên và Vĩnh Xương,
còn có nhiều tỉnh lộ, hương lộ, lộ liên xã, ấp. Bên cạnh hệ thống đường bộ, tỉnh
còn có đường thủy chằng chịt với sông Tiền, sông Hậu và hệ thống kênh, rạch
rất thuận lợi đảm bảo vận chuyển cho các thuyền có trọng tải từ 50 đến 100 tấn
đi các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, Campuchia và Thái Lan. Ngoài ra, An
Giang còn có 2 cảng lớn là Mỹ Thới và Bình Long với sản lượng bốc dỡ hàng

hóa đạt trên 1 triệu tấn/năm. Hệ thống điện, nước được đầu tư và phát triển tốt
gần 100% xã trong tỉnh đã có điện, nước với tổng điện áp 96.242KVA và trên
gần 60 hệ thống cung cấp nước với tổng lưu lượng đạt 100.000 m
3
/ngày. Hệ
thống thông tin liên lạc đã phát triển nhanh chóng, hầu hết các đơn vị kinh
doanh viễn thông đều có mặt trên thị trường của tỉnh như: Vinaphone,
MobiFone, Gmobile, Viettel… đã phủ sóng toàn tỉnh
Đến nay, toàn tỉnh có 5.450 DN, tổng vốn đăng ký là 33.332 tỷ đồng. Trong
đó, DN do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý là 1.750 DN (chiếm

8
32,22%), với 38.528 lao động. Một số lĩnh vực sản xuất, ngành nghề chủ yếu là:
Cơ khí, khai thác chế biến đá, sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng và chế biến
thủy sản, sản xuất chế biến gạo, may mặc, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, du lịch v.v
c. Đặc điểm xã hội
Là tỉnh đông dân, dân số trên 2,15 triệu người, tập trung phần lớn ở vùng
nông thôn 1,5 triệu người, chiếm khoảng 70% dân số. Đến năm 2012, số người
trong độ tuổi lao động khoảng 1,35 triệu người, chiếm khoảng 62,79% dân số.
Số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 997.000 người, trong đó lao động
trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 55,17%, công nghiệp và xây dựng
chiếm 13,24 % và dịch vụ 31,59 %.
An Giang có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó: Người kinh chiếm đa số
trên 2 triệu người, các dân tộc thiểu số khác khoảng 145.000 người, chiếm
khoảng 5,3% dân số (người Khmer khoảng 110.000 người; người Chăm: 17.400
người; người Hoa: 17.600 người). Tỉnh có nhiều tôn giáo như: Đạo Phật với trên
1 triệu tín đồ, Đạo Hồi với 15.000 tín đồ, Đạo Công Giáo: 65.000 tín đồ, Tin
Lành: 2.730 tín đồ, Cao Đài: 80.424 tín đồ, vùng đất này còn sản sinh ra nhiều
tôn giáo bản địa với tinh thần yêu nước, hướng thiện như: Bửu Sơn Kỳ Hương

có trên 10.000 tín đồ, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật Giáo Hòa Hảo có gần 1 triệu
tín đồ, chiếm 40% dân số.
2.1.2. Đặc điểm về bộ máy tổ chức và phƣơng thức quản lý an toàn lao
động của Thanh tra Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội An Giang
a. Về bộ máy tổ chức
Thanh tra Sở Lao dộng - Thương binh và Xã hội An Giang (gọi tắt là
Thanh tra Sở) là cơ quan thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội An Giang,
được thành lập vào năm 1990, thực hiện theo Pháp lệnh số 33-LCT/HĐNN8
ngày 29/3/1990 của Hội đồng Nhà nước. Hiện nay, bộ máy tổ chức Thanh tra Sở
có 04 biên chế gồm: Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và
một công chức. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Giám đốc

9
Sở, đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ
thanh tra hành chính của Thanh tra Tỉnh, về nghiệp vụ của thanh tra chuyên
ngành của Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
b. Về phƣơng thức quản lý ATLĐ
Thanh tra sở có chức năng và nhiệm vụ giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh
tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng
chống tham nhũng.
Đối với thanh tra hành chính, Thanh tra Sở tiến hành thanh tra việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân
trực thuộc Sở. Trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, ngoài quản lý an toàn
lao động Thanh tra Sở còn tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định pháp
luật lao động, về bảo hiểm xã hội, chính sách dạy nghề, chính sách người có
công… đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Sở.
Trong quản lý ATLĐ, Thanh tra Sở thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tham mưu Giám đốc Sở giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hoạch định chính
sách, xây dựng chương trình, kế hoạch với các mục tiêu bảo đảm ATLĐ, cải
thiện điều kiện lao động cho người lao động trong các thành phần kinh tế và đưa

vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn.
- Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan nắm
bắt thông tin, am hiểu các quy định về ATLĐ, cải thiện điều kiện làm việc,
phòng tránh TNLĐ, hướng đến xây dựng văn hóa ATLĐ trong doanh nghiệp.
- Thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp
luật lao động về ATLĐ, xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá
nhân có hành vi vi phạm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền (Liên đoàn lao động, Y
tế…) tiến hành điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng chết người, làm bị
thương nặng 02 người trở lên. Thống kê, tổng hợp và báo cáo tình hình TNLĐ
trên địa bàn. Phân tích số liệu, đối tượng, nguyên nhân xảy ra trên các ngành,

10
lĩnh vực nhằm đưa ra những khuyến cáo hoặc tham mưu cấp trên tăng cường chỉ
đạo, quản lý về ATLĐ hạn chế TNLĐ.
- Trực tiếp thụ lý và xem xét giải quyết các trường hợp xảy ra tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo giữa NSDLĐ và NLĐ hay tập thể NLĐ có liên quan đến quyền
lợi, trách nhiệm trong công tác ATLĐ.
2.2. Thực trạng quản lý an toàn lao động của Thanh tra Sở Lao động –
Thƣơng binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2010 - 2012
2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân
a. Những kết quả đạt đƣợc
Thực hiện chủ trương của Đàng, chính sách pháp luật của Nhà nước về
ATLĐ, công tác quản lý ATLĐ của Thanh tra Sở trên địa bàn An Giang từ năm
2010-2012 đạt những kết quả sau:
1 là, thực hiện tốt chức năng tham mưu, quản lý, điều hành cho Giám đốc
Sở
Thanh tra Sở giúp Giám đốc Sở xây dựng kế hoạch bảo đảm ATLĐ, cải
thiện điều kiện lao động gắn với định hướng và mục tiêu cụ thể, đưa vào kế
hoạch thực hiện của ngành và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong

từng giai đoạn. Năm 2010, với sự tham mưu của Thanh tra Sở, Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội đã xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
Chương trình quốc gia về ATLĐ, VSLĐ trên địa bàn tỉnh An Giang (giai đoạn
2011-2015), với tổng kinh phí là 3,5 tỷ đồng. Chương trình được triển khai trên
3 lĩnh vực: (1) Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về AT-VSLĐ
cho cán bộ, công chức tại Thanh tra Sở, các huyện, thị, thành phố và cán bộ cấp
xã; (2) Tăng cường phòng chống BNN, chăm sóc sức khỏe NLĐ; (3) Tuyên
truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật về
AT-VSLĐ tại doanh nghiệp. Với mục tiêu chính là nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về ATLĐ; nâng cao nhận thức cho NSDLĐ và NLĐ về công tác AT-

11
VSLĐ; cải thiện điều kiện lao động để ngăn ngừa TNLĐ và BNN; bảo đảm sự
tuân thủ các quy định của pháp luật về ATLĐ.
Tham mưu và trình UBND tỉnh phê duyệt ban hành nhiều văn bản hướng
dẫn thực thi pháp luật về công tác ATLĐ, VSLĐ trên địa bàn tỉnh An Giang
như: Chỉ thị tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo ATLĐ và cải thiện điều
kiện làm việc của NLĐ tại DN; tăng cường chỉ đạo thực hiện AT-VSLĐ trong
sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, mỗi năm UBND tỉnh đều ban hành chỉ thị tổ
chức phát động và hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động và
Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) trên địa bàn tỉnh An Giang. Ngoài ra,
Thanh tra Sở còn tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Bộ luật Lao động, các
nghị định, thông tư, quyết định liên quan đến lĩnh vực ATLĐ. Xây dựng quy chế
phối hợp với các cơ quan hữu quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp
hành các quy định về ATLĐ tại các DN. Kết quả, công tác quản lý nhà nước về
ATLĐ trên địa bàn tỉnh từng bước được thực hiện tốt, nhiều chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước được triển khai đạt hiệu quả, góp phần ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội, trật tự an toàn xã hội.
2 là, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn lao động
Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn được xác định là

nhiệm vụ then chốt, rất quan trọng góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý
thức chấp hành pháp luật của NSDLĐ, NLĐ trong công tác ATLĐ, phòng tránh
TNLĐ. Trọng tâm nhất là cùng các sở, ban, ngành và địa phương tổ chức hưởng
ứng Tuần lễ quốc gia về ATLĐ-PCCN được phát động tổ chức hưởng ứng từ
Trung ương xuống địa phương, DN vào trung tuần tháng 3 hàng năm. Qua đó,
nhiều hoạt động đã được triển khai thực hiện như:
- Các cơ quan báo, đài đã có nhiều bài viết, bài phỏng vấn, phát biểu của
lãnh đạo sở, ban, ngành, Ban Tổ chức Tuần lễ tỉnh để đăng tin, làm phóng sự
ngắn, xây dựng các chuyên mục về ATVSLĐ-PCCN, nhằm phục vụ công tác
thông tin, tuyên truyền, phản ảnh thực tế về điều kiện, môi trường lao động
trong các ngành nghề có yếu tố độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra TNLĐ.

12
- Tổ chức nhiều đợt trưng bày, triển lãm hình ảnh, hiện vật, dụng cụ, thiết
bị và cung cấp nhiều thông tin, tài liệu hướng dẫn về công tác ATVSLĐ-PCCN
tại nơi tập trung đông người như tại Hội chợ Thương mại Hàng Việt Nam chất
lượng cao tại thành phố Long Xuyên, huyện Tịnh Biên, Công viên Hai Bà
Trưng, nhà chờ của Bến phà An Hòa và một số trung tâm khác, thu hút sự chú ý
của hàng vạn nhân dân, NLĐ, góp phần nâng cao tin thần cảnh giác, phòng tránh
TNLĐ, cháy nổ.
- Giúp một số DN tổ chức mít tinh nội bộ, tổ chức ký cam kết thi đua đảm
bảo ATLĐ giữa các phòng, ban, đơn vị trực thuộc tại DN với hàng ngàn lượt
người tham gia. Bên cạnh đó, hàng năm có trên 250 DN tổ chức họp mặt nội bộ,
nói chuyện chuyên đề, đọc tuyên truyền trên loa phóng thanh, chiếu phim… về
ATVSLĐ-PCCN nhằm tuyên truyền đến NLĐ.
- Cung cấp miễn phí các ấn phẩm như: tranh áp phích, tờ rơi, đĩa CD, sách,
tài liệu… mang nội tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện công tác ATLĐ cho các
cơ quan, DN, NLĐ nhằm tổ chức thực hiện đúng các nguyên tắc ATLĐ, bảo
đảm an toàn sử dụng máy móc, thiết bị, cách thức trang bị và sử dụng phương
tiện bảo vệ cá nhân trong khi làm việc, phòng tránh TNLĐ.

Bảng 1: Tổng hợp số liệu thông tin, tuyên truyền từ năm 2010-2012
Stt
Nội dung tuyên truyền
Đơn vị
tính
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1
Đăng tin ảnh, bài viết, phóng sự
về an toàn lao động
bài
09
11
15
2
Mít tinh nội bộ tại doanh nghiệp
người
500
600
900
3
Triển lãm hình ảnh, phương tiện,
dụng cụ về bảo hộ lao động, an
toàn lao động
người
25.000

33.000
45.000
4
Phát tờ rơi, tranh áp phích, tài
liệu về an toàn lao động
tờ
3.520
4.050
6.560
Nguồn: Báo cáo Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN hàng năm của Thanh tra Sở Lao
động –TBXH An Giang

13
Ở bảng 1 cho thấy, so với năm 2010, các số liệu thông tin, tuyên truyền
trong năm 2012 đã tăng nhanh. Cụ thể, trong hoạt động đăng tin, bài viết, phóng
sự về ATLĐ đã tăng 6 bài, tăng 66,7%; số người tham gia mít tinh nội bộ tại
doanh nghiệp tăng 400 người, tăng 80%; số người tham dự triển lãm hình ảnh,
phương tiện, dụng cụ về BHLĐ, ATLĐ đạt 45.000 người, tăng 80% và số tờ rơi,
tranh áp phích, tài liệu về ATLĐ đã cấp cho DN, NLĐ đạt 6.560 tờ, tăng 86,4%
so với năm 2010. Đây là cố gắng lớn của Thanh tra Sở trong các hoạt thông tin,
tuyên truyền trong 03 vừa qua.
- Tổ chức nhiều khóa huấn luyện, lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật ATLĐ,
VSLĐ cho đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước tại địa phương (cấp huyện, xã).
Đến tận địa bàn huyện, thị, doanh nghiệp để hỗ trợ huấn, hướng dẫn cho cán bộ,
người lao động đang trực tiếp làm việc trong điều kiện thường xuyên tiếp xúc
với các yếu tố nguy hiểm, độc hại như: hóa chất, bụi, hơi khí độc, điện, làm việc
trên cao treo leo nguy hiểm … . Đặc biệt, Thanh tra tham mưu Sở hỗ trợ một
phần kinh phí để doanh nghiệp tổ chức nhiều lớp tập huấn cho người lao động.
Bảng 2: Tình hình tập huấn tại doanh nghiệp: 2010 – 2012


Đơn vị tính
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Số lớp được tổ chức
Lớp
30
45
75
Số người tham dự
Người
1.773
2.568
3.560
Số giấy chứng nhận, thẻ
an toàn đã cấp
Thẻ
1.770
2.560
3.500
Nguồn: Báo cáo công tác hàng năm của Thanh tra Sở Lao động –TBXH An Giang
Ở bảng 2 cho thấy, trong 3 năm qua (2010 - 2012), hoạt động huấn luyện
được đầu tư và đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong năm 2012,
Thanh tra Sở cùng các ngành chức năng đã tổ chức 75 lớp, đạt 100% so với kế
hoạch, tăng gấp 2,5 lần và hơn 1.787 người so với năm 2010. Qua đó, đã cấp
3.500 giấy chứng nhận, thẻ an toàn cho người đã tham gia sát hạch và đạt yêu
cầu, góp phần nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật lao động tại doanh
nghiệp, phòng tránh TNLĐ.

14

3 là, thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý máy,
thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động về
ATLĐ tại các doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết, nhằm chấn chỉnh các
tổ chức, cá nhân vi phạm, không thực hiện tốt công tác ATLĐ, coi thường tính
mạng, sức khỏe của NLĐ, để xảy ra tai nan lao động. Thanh tra, kiểm tra còn
góp phần tạo mối quan hệ hài hòa giữa NLĐ và NSDLĐ trong quá trình lao
động, sản xuất. Hàng năm, Thanh tra Sở tiến hành kiểm tra khoảng 08 cuộc với
trên 100 DN, nội dung kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, bám sát vào tình hình
thực tế, trực tiếp hướng dẫn các DN thực hiện đúng các quy định của pháp luật,
đồng thời cũng xử lý các trường hợp trốn tránh, trì hoãn không thực hiện. Đảm
bảo tính kỷ cương pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của DN, NLĐ.
Qua 03 năm, Thanh tra Sở đã tiến hành kiểm tra 269 doanh nghiệp (trong
đó có 22 DN Nhà nước, 05 DN có vốn đầu tư nước ngoài và 242 DN ngoài quốc
doanh) cho thấy tình hình vi phạm pháp luật lao động còn nhiều, các lỗi vi phạm
thường tập chung nhiều từ phía NSDLĐ hoặc cán bộ quản lý (chiếm 98%) và
một số ít người lao động (chiếm 2%). Theo số liệu thống kê trong 3 năm qua
Thanh tra Sở đã tiến hành kiểm tra và xử lý đối với 49 DN vi phạm về ATLĐ và
xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 369,9 triệu đồng, cụ thể như sau:
Bảng 3: Tình hình xử phạt VPHC về lao động: 2010-2012
Loại hình
doanh nghiệp
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Số DN
vi phạm
Số tiền
(Tr. đồng)
Số DN

vi phạm
Số tiền
(Tr. đồng)
Số DN
vi phạm
Số tiền
(Tr. đồng)
DN Nhà nước
0
0
2
8,0
3
11,3
DN có vốn đầu
tư nước ngoài
0
0
0
0
1
5,0
DN ngoài quốc
doanh
9
88,0
19
115,8
25
168,8

Tổng cộng
9
88,0
11
123,8
29
185,1
Nguồn: Tổng hợp số liệu xử phạt VPHC của Thanh tra Sở LĐ – TBXH An Giang.

15
Ở bảng 3 cho thấy, tình hình vi phạm đối với các DN Nhà nước và có vốn
đầu tư nước ngoài có chiều hướng gia tăng. Năm 2010, khu vực này không có
DN vi phạm, tuy nhiên đến năm 2011 có 02 DN quốc doanh vi phạm (chiếm 9%
DN) và năm 2012 tăng 04 DN vi phạm (chiếm 18% DN), tăng gấp đôi so với
năm 2011. Đặc biệt, ở các DN ngoài quốc doanh tình hình vi phạm về ATLĐ có
diễn ra phổ biến, năm 2012 có 25 DN vi phạm và bị xử phạt 195,3 triệu đồng,
tăng gấp 03 lần số lượng DN vi phạm và tăng gấp 2,2 về số tiền nộp phạt. Các
hành vi vi phạm về ATLĐ thường tập trung vào các lỗi sau:
Bảng 4: Các hành vi của DN bị xử lý về lao động: 2010-2012
Stt
Nội dụng vi phạm
Số vụ
Số tiền
(tr. đồng)
Chiếm
tỉ lệ
1
Không xây dựng nội quy, quy trình làm
việc an toàn
23

123,7
24,2%
2
Không tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ
17
26,0
17,9%
3
Để xảy ra tai nạn lao động
16
82,7
16,8%
4
Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
15
32,0
15,8%
5
Không kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATLĐ
12
72,5
12,7%
6
Không tổ chức huấn luyện ATLĐ
12
60,0
12,6%

Tổng cộng

95
396,9
100%
Nguồn: Tổng hợp số liệu xử phạt VPHC của Thanh tra Sở LĐ – TBXH An Giang.
Ở bảng 4 cho thấy, nguyên nhân của các lỗi vi phạm là do các DN Nhà
nước sau khi cổ phần hóa không còn sự hỗ trợ nhiều từ kinh phí Nhà nước nên
bắt đầu có những biểu hiện sao lãng, ít quan tâm và thực hiện tốt như trước, nhất
là trong công tác BHLĐ, ATLĐ và tập trung một số lỗi như: Không xây dựng
nội quy, quy trình làm việc an toàn: 4/23 vụ, chiếm 17,4% trên tổng DN vi
phạm; không tổ chức huấn luyện an toàn lao động: 2/12 vụ, chiếm 16,7% trên
tổng DN vi phạm; để xảy ra tai nạn lao động: 1/16 vụ, chiếm 6,4% trên tổng DN
vi phạm. Còn lại là các doanh nghiệp quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài.

16
Trong quản lý máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, đây là
những loại máy, thiết bị dễ xảy ra sự cố, gây chết người. Do đó, Thanh tra Sở
yêu cầu đơn vị quản lý, sử dụng phải tiến hành kiểm định trước khi đưa vào sử
dụng, phải khai báo với Thanh tra Sở để kiểm soát, theo dõi. Đồng thời, phải
nghiêm chỉnh thực hiện đúng yêu kỹ thuật, đảm bảo an toàn trong quá trình sử
dụng, bảo trì, bảo dưỡng. Đến nay, Thanh tra Sở đã quản lý 812 máy, thiết bị có
yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, chiếm khoảng 85% tổng số được sử dụng trên
địa bàn. Đây là những máy, thiết bị thuộc nhiều chủng loại, xuất xứ sản xuất
như: nồi hơi, bình chịu áp lực, hệ thống lạnh, thiết bị nâng
4 là, thực hiện điều tra tai nạn lao động và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tổ chức điều tra các vụ TNLĐ nghiêm trọng, chết người là nhiệm vụ đặc
thù của Thanh tra Sở, mà các cơ quan thanh tra khác không có, là nhiệm vụ phức
tạp vì liên quan đến tính mạng, sức khỏe, quyền lợi của NLĐ, trách nhiệm của
DN trước pháp luật khi để xảy ra TNLĐ. Trong 03 năm (2010-2012), Thanh tra
Sở đã tiến hành điều tra và kết luận 17 vụ TNLĐ chết người, bị thương nặng xảy
ra trên các lĩnh vực: khai thác chế biến đá, công trình xây dựng, sử dụng điện,

máy, thiết bị… . Buộc DN, NSDLĐ bồi thường, hỗ trợ cho nạn nhân, gia đình
nạn nhân trên 900 triệu đồng, thực hiện 124 kiến nghị, buộc DN khắc phục.
Quan hệ giữa người với người vốn là mối quan hệ phức tạp và càng phức
tạp hơn khi nó đặt trong mối quan hệ lợi ích, sở hữu và liên quan nhiều người.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, có sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế, thì mối quan hệ lao động càng trở nên phức tạp, đa dạng, nhiều vấn đề
đan xen lẫn nhau, là nơi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp dẫn đến
khiếu nại, tố cáo, đình công… . Chính vì thế, việc giải quyết đơn thư khiếu nại,
tố cáo liên quan đến lao động, ATLĐ ngày càng gia tăng, nặng nề hơn.
Trong thời gian qua, Thanh tra Sở đã tiếp nhận, xử lý và giải quyết được
120/150 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, trong đó đã trực tiếp giải quyết
được 90 đơn thuộc thẩm quyền; chuyển, trả lại hoặc không thụ lý 25 đơn, còn 05
đơn đang xem xét giải quyết. Tổ chức thực hiện tốt, giải quyết xong các vụ việc

17
phức tạp, tồn đọng liên quan đến chính sách, quyền lợi của nhiều người hoặc hồ
sơ, chứng cứ không rõ ràng, đem lại quyền lợi cho NLĐ trên 250 triệu đồng.
b. Nguyên nhân đạt đƣợc là do
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đảng ủy,
Ban Giám đốc Sở và tầm quan trọng của công tác quản lý ATLĐ trong giai đoạn
hiện nay.
- Nhờ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra có tinh thần trách
nhiệm cao, nhiệt quyết với công việc, luôn học hỏi nâng cao trình độ lý luận,
chuyên môn đáp ứng nhu cầu được giao.
- Công tác thông tin, tuyên truyền đã được đầu tư với nhiều công cụ hỗ trợ,
góp phần nâng cao chất lượng, tác động đến ý thức NSDLĐ, NLĐ trong việc
tuân thủ các nguyên tắc về ATLĐ.
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị, thành phố đã quan
tâm và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác ATLĐ trong lĩnh vực, địa phương
mình quản lý.

- Doanh nghiệp càng tích cực và chủ động thực hiện các quy định pháp luật
lao động về ATLĐ. Quan tâm tổ chức bộ máy, ban hành quy chế, quy định và
quản lý lao động chặt chẽ. Người lao động ngày càng có trình độ chuyên môn,
tay nghề hơn, được tuyển chọn và đào tạo có hệ thống trước khi giao công việc.
Công đoàn cơ sở từng bước phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong
việc phát động nhiều phong trào thi đua, tăng năng suất lao động, bảo đảm
ATLĐ, cải thiện điều kiện làm việc.
2.2.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
a. Những hạn chế, yếu kém
- Số lượng DN chưa quan tâm và thực hiện tốt công tác ATLĐ còn chiếm tỉ
lệ cao, thường tập ở các DN vừa và nhỏ ở các huyện xa, vùng sâu hoặc nơi ít
được cơ quan kiểm tra. Tình trạng sử dụng máy, thiết bị chưa qua kiểm định,
khai báo sử dụng còn khá phổ biến, trực tiếp gây nguy hiểm, đe dọa đến tính

18
mạng người vận hành. Một số DN hoạt động trong những ngành nghề nguy
hiểm, nặng nhọc, độc hại nhưng chưa quan tâm một cách tương xứng với tính
chất ngành nghề của mình như: cơ khí, điện, khai thác đá, xây dựng, đóng tàu
thép… còn mang tính hình thức, phong trào, chưa đi sâu vào những công việc cụ
thể, thiết thực mà chủ yếu đối phó, làm qua loa khi bị kiểm tra, nhắc nhở và kết
quả là số vụ TNLĐ luôn cao hơn so với khu vực khác.
- Tình hình TNLĐ đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về
số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng, đăc biệt là số vụ chết người, làm bị thương
nhiều người. Theo số liệu thống kê trong 3 năm qua (2010-2012),
Bảng 5: Tình hình tai nạn lao động trên địa tỉnh An Giang: 2010-2012
Stt
Nội dung
Đơn vị
tính
Năm

2010
Năm
2011
Năm
2012
1
Tổng số vụ TNLĐ, trong đó:
vụ
519
704
920

+ Tai nạn lao động nhẹ
người
515
698
913

+ Tai nạn lao động nặng
người
02
03
03

+ Tai nạn lao động chết người
người
02
03
04
2

Tổng chi phí (tiền bồi thường, y
tế, trả lương)
Tr. đồng
105,7
221,6
429,9
3
Tổng số ngày NLĐ phải nghỉ việc
ngày
102
575
1.105
4
Thiệt hại tài sản
Tr. đồng
25,7
35,4
60,8
Nguồn: Báo cáo công tác hàng năm của Thanh tra Sở Lao động –TBXH An Giang
Từ số liệu ở bảng 5 cho thấy, năm 2012 số vụ TNLĐ nhẹ tăng 78,6%,
TNLĐ nặng tăng 50%, TNLĐ chết người tăng 100% so với năm 2010. Bên cạnh
đó, mức độ thiệt hại do TNLĐ gây ra gia tăng đáng kể, cụ thể: thiệt hại về chi
phí tăng gấp 4 lần, số ngày nghỉ tăng 10,8 lần, thiệt hại tài sản gấp 2,4 lần so với
năm 2010. Đặc biệt, trong 06 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 07
vụ TNLĐ nghiêm trọng, làm 08 người chết và 04 người bị thương nặng, tăng
gấp đôi so với cùng kỳ năm 2012, có 03 vụ làm nhiều người chết và bị thương,
để lại hậu quả nặng nề cho bản thân, gia đình, DN và địa phương.

19
Nguồn: Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang


Loại hình DN thường xảy ra các vụ TNLĐ chết người, làm bị thương nhiều
người thường tập trung ở các DN ngoài quốc doanh, cụ thể như sau:
Bảng 6: Khu vực xảy ra tai nạn lao động: 2010-2012
Stt
Khu vực
xảy ra tai nạn lao động
Số vụ
Số
ngƣời
bị nạn
Trong đó
Chết
Bị
thƣơng
nặng
Bị
thƣơng
nhẹ
1
Doanh nghiệp Nhà nước
460
460
1
1
458
2
Doanh nghiệp có vốn nước
ngoài
78

78
0
2
76
3
Doanh nghiệp ngoài Nhà
nước
1.604
1.604
08
05
1.591

Tổng cộng
2.142
2.142
09
08
2.125
Nguồn: Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang
Ở bảng 6 cho thấy, trong 2.142 vụ TNLĐ xảy ra từ năm 2010 - 2012, thì ở
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã xảy ra 1.604 vụ TNLĐ (chiếm 74,9%),
làm 08 người chết (chiếm 88,9% số vụ có người chết) và bị thương nặng: 05
người (chiếm 62,5% số vụ có người bị thương nặng).
Qua thống kê và điều tra trực tiếp những vụ TNLĐ trên cho thất, các yếu tố
nguy hiểm do máy, thiết bị gây ra trong quá trình sử dụng, cụ thể sau:
Bảng 7: Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động: 2010-2012
Stt
Yếu tố gây chấn
thƣơng

Số vụ
Số
ngƣời
chết
Số
ngƣời bị
thƣơng
Số ngƣời chết
so với tổng số
vụ TNLĐ
1
Điện giật
6
5
1
55,6%
2
Máy, thiết cán, cuốn
10
2
8
22,2%
3
Vật liệu nổ, kíp mìn
2
1
1
11,1%
4
Thiết bị nâng

5
1
4
11,1%
5
Vật bén, nhọn, vật rơi
2.117
0
2.117
0%
6
Thiết bị áp lực
2
0
2
0%

Tổng cộng
2.142
09
2.133
100%

20
Ở bảng 7, trong 09 vụ tai nạn chết người, thì có đến 05 vụ tai nạn do điện
giật, chiếm 55,6% trên tổng số vụ có người chết, do việc sử dụng điện còn bừa
bãi, thiết bị chưa đảm bảo an toàn và nhất người vận hành chưa được huấn luyện
trước khi phân công làm việc, chưa am hiểu nhiều về kỹ thuật an toàn điện. Kế
đến là tai nạn do máy, thiết bị cán, cuốn: 02 vụ, chiếm 22,2%, do NLĐ chủ
quan, bất cẩn trong quá trình làm việc, 02 vụ chết còn lại do những máy, thiết bị

có yêu cầu nghiệm ngặt gây ra. Bên cạnh đó, còn có 2.117/2.142 vụ TNLĐ do
vật bén nhọn, vật rơi gây ra (chiếm 98,8% số vụ), thường đây làm những vụ
TNLĐ nhẹ, xảy ra ở các ngành chế biến thủy sản, may mặc do đứt tay, kim đâm.
Tuy nhiên, số liệu trên được tổng hợp từ một số ít DN có tham báo cáo tình
hình tai nạn lao động về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (bình quân
khoảng 100 DN/năm, chỉ chiếm 1,2% tổng số doanh nghiệp trong tỉnh), nên còn
nhiều vụ TNLĐ chưa được chủ sử dụng lao động khai báo. Các DN thường có
khuynh hướng tự thương lượng, bồi thường trực tiếp cho nạn nhân hay gia đình
nạn nhân, vì sợ làm ảnh hưởng đến uy tín của DN, bồi thường cao hoặc các
nguyên nhân khác
Bên cạnh tai nạn lao động, vấn đề bệnh nghề nghiệp cũng đang gây bức
xúc. Ước tính có trên 10.000 lao động đã làm việc trong thời gian dài tại DN
hoạt động những ngành nghề nặng nhọc, độc hại như sản xuất thuốc bảo vệ thực
vật, sản xuất bao bì, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng (đá, xi măng, gạch
ngói), xay xát nông sản, cơ khí, hàn điện, gò hàn, sơn .v.v… nhưng đến nay toàn
tỉnh chỉ mới phát hiện 03 trường hợp bị BNN và hưởng chế độ (lao phổi nghề
nghiệp do bụi đá). Điều đó chứng tỏ công tác tổ chức khám sức khỏe định kỳ,
khám phát hiện BNN tại các DN và ngành y tế địa phương còn nhiều hạn chế và
chưa thực hiện thường xuyên. Nguyên nhân là do cơ sở, trang thiết bị y tế phục
vụ cho việc khám phát BNN chưa đầy đủ, chưa chuyên sâu; NSDLĐ chưa quan
tâm, sợ tốn kinh phí, chưa kiểm tra và khắc phục môi trường lao động định kỳ
và thuê lao động tự do, hợp đồng theo thời vụ; còn NLĐ chưa đặt nặng đến vấn
đề BNN vì thời gian phát triển bệnh thường xảy ra dài, thường xuyên thay đổi
nơi làm việc hoặc chủ động nghỉ việc trước khi thấy sức khỏe kém…

21
b. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém là do
- Sự bất cập, thiếu đồng bộ trong các quy định pháp luật
+ Các quy định điều chỉnh quan hệ lao động đã ban hành tương đối đầy đủ
nhưng chưa đồng bộ, chậm so với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhiều quy

định mới có hiệu lực đã trở nên lạc hậu, khó áp dụng và thường xuyên sửa đổi
gây khó khăn cho cơ quan chức năng và doanh nghiệp.
+ Quá trình xây dựng, ban hành còn nhiều hạn chế, nhiều văn bản chưa quy
định cụ thể, rõ ràng và phụ thuộc lẫn nhau, khi Luật có hiệu lực thi hành, nhưng
không có Nghị định, Thông tư hướng dẫn thì Luật chưa thể triển khai thực hiện,
gây lúng túng cho các cơ quan chức năng, các DN và NLĐ. Một số trường hợp
hướng dẫn của cấp dưới còn sai so với tinh thần của cấp trên, dễ gây hiểu nhầm.
+ Các quy định về ATLĐ trong các lĩnh vực như: kiểm định máy, thiết bị,
huấn luyện ATLĐ, quản lý vật liệu nổ công nghiệp… do nhiều cơ quan ban
hành nên tình trạng chồng chéo, không thống nhất. Đa số đều có khuynh hướng
làm sao cho Bộ, ngành mình có lợi hoặc dễ quản lý, dẫn đến nhiều quy định, thủ
tục trở nên rườm rà, phức tạp gây khó khăn cho doanh nghiệp và NLĐ.
+ Quy định về chế tài xử lý còn chưa phù hợp, thiếu sót, nhiều hành vi còn
bị xử lý nhẹ hoặc chưa được xử lý… dẫn đến một bộ phận NSDLĐ xem thường
pháp luật hoặc tìm cách tránh né.
- Công tác quản lý doanh nghiệp của Cơ quan nhà nước còn nhiều bất cập
+ Bộ máy, đội ngủ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập,
số lượng cán bộ quá ít, lại đảm đương nhiều công việc và thường xuyên bị luân
chuyển, chưa phân cấp cho cấp huyện.
+ Công tác kiểm tra một số ngành, lĩnh vực như: an toàn trong xây dựng,
khai thác và chế biến đá, vật liệu nổ, giao thông, hóa chất còn chồng chéo lẫn
nhau, thiếu phối hợp chặt chẽ, đồng bộ. Có nhiều DN do nhiều cơ quan cùng lúc
kiểm tra, quản lý, nhưng cũng có những doanh nghiệp ít khi được cơ quan kiểm
tra, xử lý, dễ gây phiền hà, trở nên phức tạp, chốn tránh, ngại tiếp xúc của DN.

22
+ Số lượng DN trên địa bàn tăng nhanh, nhất là các DN vừa và nhỏ, hộ sản
xuất. Nên công tác kiểm tra còn nhiều hạn chế, trước mắt chỉ tập chung vào các
đơn vị sử dụng nhiều lao động, máy, thiết bị dễ gây TNLĐ hoặc có đơn thư
khiếu nại, tố cáo nên còn rất nhiều DN chưa được kiểm tra, xử lý, việc vi

phạm PLLĐ ngày càng phát sinh, thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp.
+ Công tác thông tin, tuyên truyền tuy được tăng cường, đẩy mạnh nhưng
hiệu quả chưa cao, chưa đi vào chiều sâu, cụ thể từng vấn đề. Chính quyền địa
phương còn quá cân nhắc giữa hai vấn đề: vi phạm PLLĐ và giải quyết việc làm
cho NLĐ nên chưa cương quyết trong quá trình xử lý
- Ý thức trách nhiệm người sử dụng lao động và người lao động chưa cao
+ Ý thức chấp hành pháp luật còn kém, quen với việc sử dụng lao động
công nhật, bán tập trung, làm ăn nhỏ lẽ nên việc tuân thủ quy định ATLĐ chưa
được quan tâm. Xu hướng chạy theo lợi nhuận trước mắt còn diễn ra phổ biến,
những DN thực hiện tốt, làm ăn chân chính gặp khó khăn trong vấn đề cạnh
tranh, dẫn đế tiêu cực tác động lẫn nhau giữa các DN.
+ Vì tiết kiệm thời gian, tiền bạc nên công tác thông tin, tuyên truyền chưa
được DN xem trọng. Tổ chức đào tạo và hướng dẫn tại doanh nghiệp chưa được
thường xuyên, NLĐ ít có cơ hội để tìm hiểu các nội quy, quy định của DN, dẫn
đến dễ vi phạm và bị xử lý, tạo tâm lý đối phó, không hợp tác lẫn nhau.
+ Công đoàn doanh nghiệp chưa phát huy được vai trò của mình trong việc
bảo vệ NLĐ. Đa số NLĐ có trình độ văn hóa thấp, tác phong công nghiệp kém,
ý thức chấp hành PLLĐ chưa cao. Một số trường hợp còn cho rằng vào Công
đoàn thì bản thân họ hưởng lợi rất ít, dẫn đến xem thường, không thực hiện.
+ Người lao động còn phụ thuộc nhiều vào NSDLĐ do yếu tố việc làm, sợ
bị mất việc. Nên rất ngại va chạm với chủ doanh nghiệp, không dám đấu tranh
vì quyền lợi của mình, hầu hết đều im lặng và chịu đựng, đến khi có cơ hội tìm
được chỗ làm mới tốt hơn thì NLĐ chủ động bỏ việc cũ để làm việc mới, gây bất
ổn và tạo tâm lý e dè cho NSDLĐ trong việc tham gia các chế độ cho NLĐ.

23
CHƢƠNG 3
MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ LĐ – TB & XH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2015

3.1. Mục tiêu, yêu cầu
Mục tiêu tổng quát của việc nâng cao hiệu quả quản lý ATLĐ trên địa bàn
tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015 là: từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý
và bộ máy tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến ATLĐ, đẩy
mạnh truyền thông, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành PLLĐ của DN và NLĐ,
cải thiện điều kiện lao động, nâng cao công tác ATLĐ, giảm thiểu số vụ TNLĐ
và BNN hướng tới “Xây dựng và phát triển văn hóa ATLĐ trong doanh nghiệp”.
Để thực hiện mục tiêu trên, việc nâng cao quản lý ATLĐ trên địa bàn tỉnh
An Giang thời gian tới cần tập trung giải quyết những yêu cầu sau:
- Hoàn thiện dần hành lang pháp lý và bộ máy quản lý về công tác ATLĐ.
Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý ATLĐ.
- Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và xây dựng cơ chế phối hợp
giữa các sở, ban, ngành, các đoàn thể và chính quyền địa phương trong công tác
quản lý ATLĐ trên các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra TNLĐ như: Xây dựng,
khai thác và chế biến đá, sản xuất vật liệu xây dựng, vận hành, sửa chữa cơ khí
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến PLLĐ về ATLĐ tại các địa
phương, đến tận DN và người lao động. Nâng cao ý thức chấp hành PLLĐ của
NSDLĐ và NLĐ, chú trọng các DN vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất, làng nghề…
- Đổi mới phương thức quản lý, tổ chức thanh tra, kiểm tra của các cơ quan
chức năng đối với DN. Phân cấp mạnh về cơ sở, các cấp tại địa phương (cấp
huyện, xã).
- Điều tra và xử lý nghiêm các đơn vị để xảy TNLĐ, các trường hợp cố tình
che giấu, không khai báo TNLĐ, lập quỹ bồi thường TNLĐ, BNN…

24
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn lao động của Thanh
tra Sở LĐ – TB&XH trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2015
3.2.1. Nâng cao ý thức thực thi pháp luật về an toàn lao động
Tiếp tục đề xuất, kiến nghị sửa chữa, bổ sung các quy định về ATLĐ còn
thiếu sót, vướng mắc, chưa khả thi, đảm bảo tính đồng bộ, chặt chẽ và phù hợp

với điều kiện kinh tế - xã hội. Tăng liều lượng môn học về ATLĐ vào giảng dạy
tại các trường học, đặc biệt là các Trường Dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp,
Đại học và xem đây môn chính thức, quan trọng.
Tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức NSDLĐ, NLĐ
tuân thủ thực hiện các nguyên tắc ATLĐ và được xem là yếu tố quyết định đến
sự thành công. Cùng với thông tin, tuyên truyền cần có kế hoạch hướng dẫn cụ
thể NLĐ những kiến thức, điều luật liên quan đến ATLĐ để họ hiểu, phát huy
tinh thần tự giác, đồng thuận và chủ động trong quá trình thực hiện.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về ATLĐ ở các DN thuộc mọi
thành phần kinh tế, trong đó chú trọng đến những DN nhạy cảm, dễ xảy ra
TNLĐ, thường xuyên vi phạm ATLĐ, chưa đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ.
Đồng thời, tập chung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vi phạm để tìm
biện pháp thích hợp giải quyết, khắc phục, tránh tái diễn.
3.2.2. Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về an toàn lao động
Củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngủ cán bộ làm công tác
ATLĐ tại các cấp, các ngành, trong đó quan tâm chú trọng đến cấp huyện và cấp
xã. Xây dựng kế hoạch thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác ATLĐ tại DN, nhất là
cán bộ thanh tra ở Sở, đáp ứng tốt nhu cầu xã hội. Trang bị đầy đủ phương tiện
hỗ trợ, phục vụ cho công tác quản lý hoặc trong quá trình kiểm tra tại DN (Máy
ghi âm, chụp ảnh, thiết bị kiểm tra nhanh điều kiện lao động, tình trạng kỹ thuật
của máy, thiết bị…).

25
Đổi mới phương thức quản lý nhà nước về lao động từ thụ động sang chủ
động như thông qua phiếu tự kiểm tra doanh nghiệp và tiến dần sang quản lý
DN bằng công nghệ thông tin hiện đại thông qua cổng điện tử, internet . Xử lý
các trường hợp vi phạm, đặc biệt là các trường hợp cố tình vi phạm hoặc tái
phạm. Cần phân biệt rõ giữa hai vấn đề: tạo công ăn việc và vi phạm của DN
trên nguyên tắc “có phạt có thưởng”, nhằm răng đe, không ỷ thế.

3.2.3. Nâng cao nhận thức cho giới chủ sử dụng lao động
Với vai trò là những người đứng đầu DN, quyết định mọi vấn đề có liên
quan đến doanh nghiệp. Nên việc thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của giới chủ sử dụng lao động là yếu tố quyết định và đi đến thành
công của giải pháp. Hơn ai hết, NSDLĐ phải biết được tầm quan trọng của việc
bảo vệ sức khỏe, tính mạng của NLĐ, chính là bảo vệ nguồn lao động, nguồn
nhân lực - yếu tố quyết định đến sự phát triển của DN. Bảo vệ NLĐ chính là bảo
vệ doanh nghiệp, bảo vệ sức sống của DN. Trách nhiệm của NSDLĐ là phải
quan tâm bảo vệ NLĐ, phải tổ chức thực hiện tốt các quy định của PLLĐ và có
chính sách nuôi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
Quan tâm và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ, đáp ứng các nhu cầu
sinh hoạt của NLĐ trong hoạt động sản xuất, cũng như lúc nghỉ ngơi tại doanh
nghiệp (nhà vệ sinh, bếp ăn, khu nghỉ giữa ca, khu sinh hoạt tập thể…). Đảm
bảo và thực hiện đầy đủ chính sách xã hội, các quỹ phúc lợi cho NLĐ (nhà ở giá
rẽ, lập quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dịch vụ chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe cho người lao động…), từng bước nâng cao chất lượng cuộc
sống cho công nhân, NLĐ.
3.2.4. Xây dựng tác phong công nghiệp cho ngƣời lao động
Xây dựng tác phong công nghiệp của NLĐ là một trong những vấn đề quan
trọng quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực, song hành cùng sự nghiệp
CNH,HĐH đất nước. Do đó, việc đào tạo và xây dựng lực lượng lao động có tác
phong công nghiệp hiện đại, luôn có ý thức và chấp hành tốt các quy định của
pháp luật và của DN là công việc trước mắt mà Đảng và Nhà nước ta phải quan

×