Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Chuyên đề thực tập giải pháp phát triển thị trường giao nhận vận tải tại xí nghiệp giao nhận kho vận cảng icd mỹ đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.55 KB, 47 trang )

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập “Một số giải pháp phát triển thị trường
giao nhận vận tải tại xí nghiệp giao nhận kho vận Cảng ICD Mỹ Đình” là
cơng trinh nghiên cứu của cá nhân em, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết và nghiên cứu tình hình thực tế của xí nghiệp. Các tư liệu và tài liệu được
sử dụng trong chuyên đề đều có nguồn dẫn rõ ràng. Các số liệu, kết quả nghiên
cứu trong chuyên đề là trung thực.
Sinh viên thực hiện

Trịnh Tuyết Quỳnh

Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀ
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI
XÍ NGHIỆP KHO VẬN – CẢNG ICD MỸ ĐÌNH...................................................2
I. Một số vấn đề về phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải...................2
1. Dịch vụ giao nhận vận tải..................................................................................2
1.1 Dịch vụ vận tải.............................................................................................2
1.2 Dịch vụ giao nhận........................................................................................5


1.3 Mối quan hệ giữa dịch vụ giao nhận và vận tải...........................................7
2. Phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải..................................................8
2.1 Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và phát triển thị trường dịch vụ
giao nhận vận tải.........................................................................................8
2.2 Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận
tải…………….………………………………………………………….9
2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường dịch vụ giao nhận
của doanh nghiệp.......................................................................................10
3. Những nhận tố ảnh hưởng tới sự phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận
tải của doanh nghiệp........................................................................................11
3.1 Các nhân tố chủ quan.................................................................................11
3.2 Các nhân tố khách quan..............................................................................12
II. Thực trạng phát triển thị trường giao nhận vận tải tại xí nghiệp giao
nhận kho vận – cảng ICD Mỹ Đình......................................................................14
1. Khái quát về xí nghiệp giao nhận kho vận – cảng ICD Mỹ Đình.....................14
1.1 Tổng quan về cơng ty TNHH một thành viên đầu tư thương mại và dịch
vụ quốc tế...................................................................................................14
1.2 Q trình hình thành và phát triển của xí nghiệp giao nhận kho vận cảng ICD Mỹ Đình.....................................................................................15
1.3 Đặc điểm quy trình cơng nghệ sản xuất kinh doanh và tổ chức hoạt
động kinh doanh.........................................................................................16
1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp........................................18

Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang

1.5 Thực trạng hoạt động kinh doanh của xí nghiệp........................................21

2. Thực trạng phát triển thị trường giao nhận vận tải tại xí ngiệp kho vận –
cảng ICD Mỹ Đình..........................................................................................22
2.1 Tổng quan về sự phát triển dịch vụ giao nhận vận tải tại Việt Nam...........22
2.2 Thực trạng thị trường và công tác phát triển thị trường dịch vụ giao
nhận vận tải tại xí nghiệp...........................................................................23
2.3 Đánh giá công tác phát triển thị trường giao nhận vận tải tại xí nghiệp....29
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN................................32
THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI XÍ NGHIỆP GIAO
NHẬN KHO VẬN – CẢNG ICD MỸ ĐÌNH..........................................................32
I. Phương hướng, mục tiêu phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của xí
nghiệp trong giai đoạn tới.....................................................................................32
1. Phương hướng nhiêm vụ.................................................................................32
2. Mục tiêu..........................................................................................................32
II. Biện pháp phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại xí nghiệp.....33
1. Giải pháp thị trường.........................................................................................33
2. Các giải pháp về quản lý, nhân sự, tài chính....................................................37
3. Một số kiến nghị với nhà nước nhằm phát triển thị trường dịch vụ giao nhận
vận tải..............................................................................................................38
KẾT LUẬN...............................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................40

Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1 : Sơ đồ bộ máy quản trị của Xí nghiệp Giao nhận –Kho vận......................19

Bảng 1: Kết quả hoạt động của xí nghiệp giao nhận kho vận cảng ICD Mỹ Đình 21

Bảng 2: Doanh thu hoạt động giao nhận vận tải nội địa của xí nghiệp....................24
Bảng 3 : Cơ cấu sản lượng giao nhận vận tải hàng hố XNK của xí nghiệp theo khu
vực thị trường.............................................................................................25
Bảng 4: Thị phần giao nhận vận tải của xí nghiệp tại thị trường nội địa.................28
Bảng 5: Doanh thu từ hoạt động giao nhận vận tải quốc tế của xí nghiệp...............29

Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay xu thế của kinh tế thế giới ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày
càng lớn, đối với các nước phát triển tỷ trọng này lên đến 60-70% thu nhập quốc
dân. Cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới, nhà nước khuyến khích phát triển
thương mại quốc tế, thu hẹp khoảng cách với các nước trên thế giới. Dịch vụ
giao nhận vận tải là ngành đóng vai trị quan trọng trong trao đổi và bn bán
hàng hóa nhất là trong ngoại thương, nó là khâu khơng thể thiếu trong lưu thơng
nhằm đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Trong tiến trình hội nhập
để nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cho mình
những giải pháp kết hợp các nguồn lực tối ưu và giảm thiểu chi phí cho mình.
Chính vì vậy các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải. Ngành dịch
vụ này ở Việt Nam được dự báo sẽ chiếm không dưới 20% GDP của cả nước,
với sự gia nhập WTO đây là điều kiện để ta đem về nguồn thu nhập đáng kể cho
đất nước từ ngành dịch vụ này. Việt Nam có những ưu thế về địa lý rất thích hợp
cho sự phát triển của ngành, tận dụng được những lợi thế ấy ngành kinh tế này

của Việt Nam sẽ trở thành ngành có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế và
đem lại nguồn thu lớn cho quốc gia.
Ở Việt Nam ngành dịch vụ giao nhận vận tải mới xuất hiện và phát triển
trong hơn 20 năm qua. Đây là ngành dịch vụ khá non trẻ, song cùng với sự
chuyển dịch kinh tế thị trường, ngành đã sớm đổi mới hòa nhập với sự phát triển
của đất nước, quốc tế, nhiều tổ chức, doanh nghiệp giao nhận vận tải đã ra đời,
các loại hình ngày càng phong phú đa dạng. Tuy nhiên ngành dịch vụ này cũng
gặp phải những khó khăn và thách thức khơng nhỏ khi cạnh tranh với những tổ
chức dịch vụ lâu đời uy tín trên thế giới của các quốc gia. Xí nghiệp giao nhận
kho vận cảng ICD Mỹ Đình trực thuộc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư
Thương mại và dịch vụ quốc tế với hơn 10 năm kinh nghiệm cũng khơng tránh
khỏi những khó khăn đó. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song q trình phát triển
thị trường của xí nghiệp vẫn chưa đạt được kết quả trơng đợi. Chính vì vậy em
lựa chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển thị trường giao nhận vận tải tại xí
nghiệp giao nhận kho vận Cảng ICD Mỹ Đình” mong đóng góp một số ý kiến
của mình cho sự phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải cho xí nghiệp
cũng như cho đất nước.
Nội dùng chuyên đề được chia thành 2 chương:
Chương 1: Phát triển thị trường giao nhận vận tải và thực trạng phát triển
thị trường giao nhận vận tải tại xí nghiệp giao nhận kho vận Cảng ICD Mỹ Đình
Chương 2: Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường dịch vụ giao nhận
vận tải tại xí nghiệp giao nhận kho vận Cảng ICD Mỹ Đình
Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A

1


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang


CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO NHẬN
VẬN TẢI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI XÍ NGHIỆP KHO VẬN –
CẢNG ICD MỸ ĐÌNH
I. Một số vấn đề về phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải
1. Dịch vụ giao nhận vận tải
Trên thế giới ngày nay, nền kinh tế không chỉ đơn thuần với các sản phẩm
vật chất cụ thể mà bên cạnh đó cịn tồn tại các sản phẩm dịch vụ. tổng thu nhập
của quốc gia hay một doanh nghiệp khơng thể khơng tính đến sự đóng góp từ
hoạt động dịch vụ, đầu tư tiền của và công sức vào hoạt động dịch vụ bởi nó
đem lại lợi nhuận lớn, đang là xu thế của thời đại.
Vậy dịch vụ là gì? Theo lý thuyết kinh tế học, dịch vụ là một loại sản
phẩm kinh tế không phải là vật phẩm mà là công việc của con người dưới hình
thái lao động thể lực, kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và
thương mại. Có nhiều quan niêm khác nhau về dịch vụ.Theo một cách chung
nhất thì dịch vụ (nghĩa hẹp) là những hoạt động tiếp tục, hỗ trợ, khuyếch trương
cho quá trình kinh doanh, bao gồm các hoạt động trước, trong và sau khi bán, là
phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng. Dịch vụ nghĩa rộng
được coi là lĩnh vực kinh tế thứ 3 của nền kinh tế quốc dân ngồi cơng nghiệp và
nơng nghiệp.
Đặc điểm của dịch vụ là:
- Vơ hình: là sản phẩm vơ hình
- Khơng thể tách rời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diển ra đồng thời, nên
cung cầu dịch vụ không thể tách rời nhau mà phải tiến hành cùng lúc
- Không đồng nhất: là sản phẩm vơ hình nên chất lượng của dịch vụ rất
khó đánh giá, vì nó chịu nhiều yếu tố tác động như người bán, người mua, thời
điểm mua bán dịch vụ đó.
- Khơng thể lưu trữ được
Trên đây là khái niệm và đặc điểm chung về dịch vụ để có một cái nhìn

khái qt trước khi nói tới đối tượng cần nghiên cứu sau.
1.1 Dịch vụ vận tải
Trong sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống sinh hoạt con người,
trong xã hội, nhu cầu di chuyển ln đặt ra và địi hỏi phải được đáp ứng để đảm
bảo sự tồn tại và phát triển. Hoạt động đáp ứng nhu cầu vận chuyển của con
Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A

2


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang

người và xã hội đặt ra người ta gọi là hoạt động vận tải. Dưới góc độ kinh tế thì
vận tải là sự thay đổi vị trí của hành khách và hàng hóa nhằm đạt được những
mục đích nhất định, đồng thời thỏa mãn 2 tính chất:
Là hoạt động sản xuất vật chất của xã hội, nghĩa là tạo ra sản phẩm xã
hội và có thu nhập quốc dân
Là hoạt động kinh tế riêng biệt, nghĩa là một bộ phận kinh tế cấu thành
nền kinh tế quốc dân
Vận tải là một hoạt động có mục đích của con người, sự di chuyển về
khơng gian và thời gian của công cụ lao động, sản phẩm lao động và ngay cả
chính con người là nhu cầu tất yếu của xã hội. Nhờ có vận tải, con người đã có
điều kiện chinh phục được mọi khoảng cách không gian; khả năng sử dụng rộng
rãi sản phẩm của các vùng miền khác nhau. Lịch sử phát triển của vận tải gắn
liền với sự phát triển của xã hội lồi người.
Phân loại:
Có nhiều cách phân loại vận tải tùy vào căn cứ lựa chọn. Sau đây là một
số cách phân loại:

Cách phân loại theo môi trường hoạt động:
Vận tải đường bộ
Vận tải đường sắt
Vận tải đường thủy
Vận tải đường không
Vận tải đường ống
Phân loại theo đối tượng vận chuyển:
Vận tải hàng hóa
Vận tải hành khách
Vận tải hỗn hợp: vừa chở khách vừa kết hợp chở cả hàng hóa
Phân loại theo cách tổ chức vận chuyển
Vận tải đơn phương thức: chuyển hàng hay hành khách từ nơi đi đến
nơi đến bằng một loại công cụ vận chuyển.
Vận tải đa phương thức: vận chuyển hàng hóa hay hành khách từ nới đi
đến nơi đến bằng ít nhất từ hai cơng cụ vận chuyển khác nhau trở lên, trên cơ sở
một hợp đồng vận chuyển thẻ hiện trên một chứng từ vận chuyển và một người
chịu trách nhiệm trong suốt quá trình vận chuyển. Vận tải đa phương thức là
phương thức vận tải mới ra đời, song hiện đang được quan tâm và phát triển.
Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A

3


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang

Vận tải đứt đoạn: vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách từ nơi đi đến
nơi đến bằng hai hay nhiều công cụ vận chuyển khác nhau, dựa trên cơ sở nhiều
hợp đồng vận chuyển và sử dụng nhiều chứng từ vận chuyển khác nhau. Hành

trình có nhiều người vận chuyển tham gia và người vận chuyển chỉ chịu trách
nhiệm ở chặng của mình vận chuyển.
Vận tải hàng nguyên: vận chuyển phải dùng nguyên công cụ để vận
chuyển như: nguyên toa, nguyên tàu, nguyên ôtô, nguyên máy bay, nguyên
container… Vận tải hàng nguyên được áp dụng khi nhu cầu vận chuyển lớn, có
khả năng xếp đầy công cụ vận chuyển.
Vận tải hàng lẻ: phương thức vận chuyển được áp dụng khi lượng hàng
vận chuyển không đủ xếp đầy công cụ vận chuyển. Đối với vận tải hàng lẻ,
nhiều lô hàng của nhiều chủ sẽ được xếp và vận chuyển trên cùng công cụ vận
chuyển như hàng vận chuyển bằng tàu chợ hay tàu gom container hoặc dịch vụ
gom hàng…
Vai trò của vận tải:
Vận tải ln đóng vai trị thiết yếu trong q trình sản xuất, lưu thơng,
phân phối hàng hóa.
Trong q trình sản xuất hàng hóa, vận tải giúp đảm bảo cho q trình
được diễn ra liên tục và thông suốt trong lưu thông từ khâu cung cấp yếu tố đầu
vào đến phân phối ra tiêu dùng. Lưu thơng có nghĩa là hành trình thực tế của
hàng hóa trong khơng gian được giả quyết bằng vận tải. Vận tải là sự tiếp tục
của quá trinhg sản xuất trong lưu thơng. Nhờ có vận tải mà q trình lưu thơng
mới thực hiện được, lưu thơng được thực hiện thì hàng hóa nới đến được nơi
tiêu dùng.
Ngồi ra ngành vận tải cịn là ngành tiêu thụ một khối lượng lớn các sản
phẩm của các ngành kinh tế, kỹ thuật khác trong xã hôi. Người ta đã nhận xét
phát triển giao thơng vận tải phản ánh trình độ phát triển kinh tế-xã hội của một
quốc gia.
Trong thương mại quốc tế vận tải giúp phát triển rộng mối quan hệ giao
thương, ngoại giao, văn hóa giữa các nước, các vùng miền trên thế giới. trong
mua bán quốc tế thì vận tải là khâu khơng thể tách rời, chúng có mối quan hệ
chặt chẽ và thúc đẩy nhau cùng phát triển
Vận tải là tiền đề cho sự ra đời và phát triển mua bán quốc tế. Khi giao

thương buôn bán được mở rơng góp phần thúc đẩy cho vận tải phát triển, khi
vận tải phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của giao thương quốc tế.
Vận tải phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị
trường trong mua bán quốc tế. Khi mà vận tải được phát triển, hoàn thiên, người
Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A

4


Chun đề thực tập

GVHD: TS Hồng Hương Giang

ta có thể bán tất cả những gì người ta có và mua tất cả những gì người ta cần ở
trên nhiều thị trường khác nhau mà không bị ràng buộc về khoảng cách vận
chuyển như trước nữa.
Vận tải ảnh hưởng đến cán cân thanh tốn quốc tế: vận tải có thể cải thiện
hoặc làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế. nếu xuất khẩu nhiều dịch vụ vận tải
thu nhiều ngoại tệ thì làm cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế, nhập khẩu nhiều
sẽ làm xấu đi.
1.2 Dịch vụ giao nhận
Dịch vụ giao nhận (freight forwarding), theo “quy tắc mẫu của FIATA về
dịch vụ giao nhận”, là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom
hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư
vấn hay có liên quan đến các dịch vụ nói trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài
chính, mua bảo hiểm, thanh tốn, thu nhập chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Luật thương mại việt nam năm 2005 khơng định nghĩa về giao nhận hàng
hóa như luật thương mại 1997 mà lại định nghĩa về logistics. Theo luật thương
mại 1997 thì: giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch
vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu

bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho
người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao
nhận khác.
 FIATA : Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận
Trong điều kiện ngày nay, cùng với sự ra tăng của việc giao lưu bn bán
hàng hóa trên thế giới, dich vụ giao nhận hàng hóa có xu hướng ngày càng phát
triển
Trước đây người giao nhận chỉ làm đại lý thực hiên một số công việc do
các nhà xuất, nhập khẩu ủy thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làm thủ tục giấy
tờ, lo liệu vạn tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng..
Ngày nay cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và sự tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong ngành vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng
hơn. Ngành giao nhận hiên nay cịn cung cấp dịch vụ trọn gói về tồn bộ q
trình vận tải và phân phối hàng hóa.
Dịch vụ mà người giao nhận thường tiến hành là:
 Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở
 Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong pham vị ga, cảng
 Tổ chức xếp dỡ hàng hóa
 Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa
Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A

5


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang

 Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước
 Làm các thủ tục gửi hàng, nhận hàng

 Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch
 Mua bảo hiểm cho hàng hóa
 Lập cá chứng từ cần thiết trong q trình gửi hàng, nhận hàng
 Thanh tốn, thu đổi ngoại tệ
 Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở và giao cho người
nhận
 Thu xếp chuyển tải hàng hóa
 Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận
 Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và
người chuyên chở thích hợp
 Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa
 Lưu kho, bảo quản hàng hóa
 Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của
hàng hóa
 Thanh tốn cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi…
 Thơng báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải
 Thông báo tổn thất với người chuyên chở
 Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường
 Ngồi ra, người giao nhận cịn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu
cầu của chủ hàng như: vận chuyển máy móc, thiết bị cho các cơng trình xây
dựng lớn, vận chuyển quần áo may sẵn trong các container đến thẳng cửa hàng,
vận chuyển hàng triển lãm nước ngoài… đặc biệt trong những năm gần đây,
người giao nhạn thường cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, đóng vai trò
là MTO (người kinh doanh vận tải đa phương thức) và phát hành cả chứng từ
vận tải
Các nghiệp vụ giao nhận vô cùng phong phú nhưng tựu chung lại thì nội
dung gồm các cơng việc sau:

Các hoạt động tư vấn về đóng gói, tuyến đường, bảo hiểm, thủ tục
hải quan, chứng từ vận tải, những quy định của L/C


Các hoạt động tổ chức chuyên chở lô hàng xuất nhập khẩu và quá
cảnh, dịch vụ gom hàng, vận tải hàng nặng và hàng đặc biệt, hàng cơng trình.
Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A

6


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang

Đối với hàng nhập khẩu người giao nhận sẽ dỡ hàng khỏ phương tiện vận
chuyển, tháo dỡ hàng thu gom và khai báo hải quan. Đối với hàng háo xuất
khẩu, người giao nhận sẽ nhận hàng, đống gói, kẻ ký mã hiệu, lưu cước với
người chuyên chở, cấp chứng từ vận tải, giám sát giao hàng, thông báo giao
hàng cho khách hàng, khai báo hải quan. Đối với hàng quá cảnh, người giao
nhận phải lấy mẫu, đóng gói hàng lại, lưu kho hải quan và vận chuyển tiếp hàng
đi.
Vai trò:
Trước tiên nghiệp vụ giao nhận là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại
và phát triển của thương mại quốc tế. Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là
người bán ở những nước cách xa nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết,
người bán thực hiện việc giao hàng. Tức là hàng hóa được vận chuyển từ nước
người bán sang nước người mua. Để quá trình vận chuyển hàng hóa được bắt
đầu tiếp tục hay kết thúc, tức hàng háo đến tay người mua thì cần phải thực hiện
một laotj các dịch vụ liên quan đên quá trình chun chở hàng như: đóng gói,
bao bì, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm thủ tục bốc xếp hàng, chuyển tải hàng
hóa ở dọc dường, dỡ hàng, giao cho người nhận…. những dịch vụ này gọi là
dịch vụ giao nhận.

Hoạt động giao nhận giúp hàng hóa lưu thơng an tồn nhanh chóng thơng
suốt tiết kiệm thờ gian, tiền bạc mà khơng cần có sự có mặt của người chủ hàng
Giúp tiết kiệm chi phí tận dụng tối đa có hiệu quả dung tích, trọng tải của
các phương tiện chuyên chở, tăng vòng quay sử dụng các phương tiện vận tải.
Giúp tiết kiệm các chi phí khơng cần thiết cho các nhà xuất nhập khẩu
như chi phí xây dựng kho tàng, bến bãi nhờ vào việc sử dụng kho tang, bến bãi
của người giao nhận.
Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động mà không cần nhiều vốn đầu tư
cũng như kỹ thuật hiện đại.
Trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nươc cùng với sự tác
động của tự do hóa thương mại quốc tế, các hoạt động giao nhận ngày một phát
triển và tăng trưởng mạnh, góp phần tích lũy ngoại tệ, đẩy mạnh giao lưu kinh
tế, nối liền các hoạt động kinh tế giữa các khu vực trong nước, giữa trong nước
với nước ngoài làm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhịp nhàng.
1.3 Mối quan hệ giữa dịch vụ giao nhận và vận tải
Ngành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là ngành có liên quan mật
thiết với ngành thương mại và vận tải.
Đôi khi giao nhận cịn bao hàm ln cả vận tải

Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A

7


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang

Việc giao nhận khơng chỉ ở trong nước mà cịn diễn ra trên các nước khác
nhau. Do vậy ngành giao nhận phát triển tất yếu kéo theo sự phát triển cơ sở hạ

tầng trực tiếp phục vụ cho giao nhận vận tải như cảng biển, sân bay,nhà ga
đường sắt, đường quốc lộ.
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa vừa là nhà vận tải đa
phương thức vừa là nhà tổ chức nhà kiến trúc sư của vận tải.
Họ phải lựa chon phương tiện vận tải thích hợp, người vận tải thích hợp,
tuyến đường hiệu quả nhất và dứng ra trực tiếp vận tải hoặc tổ chức thu xếp quá
trình vận tải của toàn chặng với nhiều phương tiện vậ tải khác nhau, vận chuyển
qua nhiều nước và chịu trách nhiệm với chủ hàng. Sự phát triển của dich vụ giao
nhận hàng hóa của một nước gắn liền với sự phát triển vận tải của nước đó
2. Phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải
2.1 Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và phát triển thị trường dịch
vụ giao nhận vận tải
Thị trường: là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc
tiền tệ nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm
nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng, giá cả cần
thiết của sản phẩm, dịch vụ. thực chất thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm
năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham
gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó. Trong kinh tế học, thị trường được hiểu
rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vơ số những
người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể địa điểm nào,
thời gian nào.
Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải: đây là thị trường về hàng hóa
dịch vụ nên sẽ có những đặc điểm của hàng hóa dịch vụ.
Phát triển thị trường:
Phát triển thị trường với mục tiêu quan trọng nhất là tăng doanh thu và
lợi nhuận. Khi một doanh nghiệp quyết định tiến hành chiến lược phát triển thị
trường thì điều đầu tiên làm thước đo đánh giá hiệu quả của nó chính là doanh
thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cả và chất lượng sản phẩm là một nhân
tố quan trọng để phát triển thị trường. Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn do vậy

tất yếu khách hàng sẽ dành sự lựa chọn đó cho sản phẩm có chất lượng tốt và giá
thành hợp lý, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn. Ngoài ra, giá cả linh động giúp doanh
nghiệp ứng phó được với sự thay đổi của thị trường, giúp doanh nghiệp đứng
vững trong những biến động.

Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A

8


Chun đề thực tập

GVHD: TS Hồng Hương Giang

Uy tín và thương hiệu ngày càng trở nên tối quan trọng trong việc thâm
nhập thị trường mới cũng như phát triển thị trường hiện tại. Tất cả những doanh
nghiệp ngày nay đều cố gắng khẳng định uy tín thương hiệu của cơng ty mình
trên thị trường bởi khách hàng ln ưu tiên chọn những doanh nghiệp đã có
thương hiệu được khẳng định tên thị trường. Nó cho thấy chất lượng sản phẩm
của họ cùng sự hài long thỏa mãn của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm của
doanh nghiệp.
Trên thị trường với rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau thì nâng
cao sức cạnh tranh là một yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp đứng vững trên thị
trường, cùng với đó là phát triển tốt hơn trên thị trường.
Phát triển thị trường giao nhận vận tải:
Thị trường giao nhận vận tải là thị trường dịch vụ mà chất lượng sản
phẩm của nó rất khó được đo lường bởi nó phụ thuộc vào sự hài lòng của khách
hàng. Cầu của thị trường giao nhận vận tải là theo mùa vụ. Vào khoảng thời gian
xuất nhập khẩu nhiều thì nhu cầu giao nhận vận tải hàng hóa cũng tăng lên.
Sự phát triển của thị trường giao nhận vận tải phụ thuộc chặt chẽ vào sự

phát triển của nền kinh tế. Nếu tốc độ phát triển nền kinh tế nhanh, hoạt động
ngoại thương diễn ra mạnh mẽ, hoạt động buôn bán trao đổi cũng tăng theo, nhu
cầu dịch vụ giao nhận vận tải sẽ phát triển cúng với đó là sự phát triển của thị
trường dịch vụ giao nhạn vận tải. Ngược lại nếu nền kinh tế kém phát triển, hoạt
đơng ngoại thương gặp khó khăn thì thị trường dịch vụ giao nhận vận tải cũng
không phát triển được do nhu cầu giảm sút.
Do đặc thù của kinh tế quốc tế là khoảng cách địa lý nên dịch vụ giao
nhận vận tải đóng vai trị rất quan trọng. Chính vì thế thị trường của ngành là
tương đối rộng lớn và có tính quốc tế cao. Doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực
này cần có quy mơ cũng như nguồn khách hàng là những công ty xuất nhập
khẩu lớn, uy tín. Thị trường phụ thuộc nhiều vào những công ty này. Các doanh
nghiệp giao nhận vận tải cần phải liên kết với nhau để đáp ứng nhu cầu một cách
tốt nhất là cùng nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
2.2 Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển thị trường dịch vụ giao nhận
vận tải
Phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải có ý nghĩa vơ cùng quan
trong đối với phát triển hoạt đơng bn bán quốc tế hiện nay. Nó góp phần thúc
đẩy nhanh tốc độ giao lưu hàng hóa giữa các nước trên thế giới, khi thị trường
giao nhận vận tải được mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị
trường trong buôn bán quốc tế, hấp dẫn được các bạn hàng nước ngoài cũng như
tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu của quốc gia. Có thể nói phát

Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A

9


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang


triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế gắn liền với sự phát triển kinh
tế của đát nước.
2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường dịch vụ giao
nhận của doanh nghiệp
a. Chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu đầu tiên cũng là quan trọng nhất đó chính là chỉ tiêu về doanh
thu và lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được từ việc phát triển thị trường. Nó chính
là mục tiêu để doanh nghiệp thực hiện chiến lược phát triển thị trường. mặc dù
trong những giai đoạn đầu của q trình thì có thể doanh nghiệp khơng thu được
nhiều lợi nhuận thậm chí có thể bị lỗ. Nhưng nếu doanh thu cùng lợi nhuân có
xu hướng tăng ta có thể thấy được khả năng phát triển thị trường này của doanh
nghiệp và hiệu quả của chiến lược.
DT=
DT: doanh thu dịch vụ giao nhận vận tải của doanh nghiệp
Pi: giá của từng loại hình phương thức giao nhận, vận tải
Qi: khối lượng hàng hóa của từng hợp đồng giao nhận vận tải ứng với
từng loại hình, phương thức giao nhận vận tải
LN = DT – Chi phí hoạt động
LN: lợi nhuận của doanh nghiệp
DT: doanh thu của doanh nghiệp từ dịch vụ giao nhận vận tải
Đây là ngành kinh doanh dịch vụ nên thật sự rất khó để có thể tính tốn
hay đo lường được, vậy nên hiệu quả của phát triển thị trường ta phả đo bằng số
lượng những hợp đồng mà doanh nghiệp đã thực hiện thành công. Do sản xuất
và tiêu dùng dịch vụ này là đồng thời và không thể tách rời. Số lượng hợp đồng
dịch vụ mà doanh nghiệp đã hoàn thành cho ta biết khả năng chiếm lĩnh thị
trường và phát triển thị trường đó của doanh nghiệp.
Thị phần mà doanh nghiệp chiếm giữ và tốc độ phát triển thị phần cũng
là một thước đo quan trọng, cho ta biết doanh nghiệp đang chiếm được bao
nhiêu phần trên thị trường ấy cùng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên

thị trường cùng khả năng bành trướng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được
đánh giá cao tức là doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh trên thị trường và
có khả năng chiếm lĩnh thị trường là rất lớn.
b. Chỉ tiêu định tính
Cùng với q trình phát triển ngày càng cao của ngành kinh doanh dịch
vụ này thì chất lượng dịch vụ là điều mà khách hàng lưu tâm đến đầu tiên. Chất
Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A

10


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang

lượng của dich vụ được đo bằng độ thỏa mãn và hài long của khách hàng về
dịch vụ mà doanh nghiệp cũng cấp. Tuy nhiên để đánh giá về độ hài lòng hay
thỏa mãn thì khơng có một chỉ tiêu cụ thể hay một chuẩn mực nào để xác định
được chính xác cả. mà nó tốt thì sẽ đáp ứng được nhu cầu cũng như làm họ cảm
thấy hài long và thu hút họ sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu. Ngược lại nếu dịch
vụ không tốt, không thể làm người tiêu dùng cảm thấy hài long thì doanh nghiệp
sẽ mất khách hàng và phải điều chỉnh để thay đổi, thỏa mãn nhu cầu khách hàng
hơn nữa.
Uy tín và thương hiệu là một chỉ tiêu mà ngày nay được đánh giá rất cao.
Tuy nhiên để xây dựng một thương hiệu có uy tín phải tốn rất nhiều cơng sức
nhưng nó đem lại cho doanh nghiệp một chỗ đứng trên thị trường và đảm bảo
cho sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường ấy.
3. Những nhận tố ảnh hưởng tới sự phát triển thị trường dịch vụ giao
nhận vận tải của doanh nghiệp
3.1 Các nhân tố chủ quan

Những nhân tố bên trong doanh nghiệp
a. Nguồn vốn đầu tư
Đây là nhân tố ảnh hưởng đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển thị trường giao nhận vận tải. Nó cũng là điều kiện cần có đầu tiên của một
doanh nghiệp. Ngay cả để duy trì hoạt động thơi doanh nghiệp đã cần một số
vốn nhất định nên nếu số vốn q nhỏ thì khơng thể phát triển mở rộng hoạt
động được. Dịch vụ giao nhận kho vận cần có nguồn vốn để mua cơ sở vật chất,
xây dựng cơ sở hạ tầng, thuê thêm nhân viên, mở rộng đa dạng hóa dịch vụ giao
nhận vận tải, kết hợp với các dịch vụ khác, khuyến khích nhận viên làm việc.
Ngồi ra nguồn vốn còn là sự đảm bảo cho khả năng tài chính của cơng ty, giúp
cho cơng ty có thể đảm bảo với khách hàng về sự an toàn của dịch vụ, tạo sự tin
tưởng của khách hàng cùng với đó tác động vào quyết định sử dụng dịch vụ của
cơng ty.
b. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của nhân viên
Một nhân tố có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quy trình nghiệp vụ giao nhận
vận tải là trình độ của người tổ chức cũng như người trực tiếp thực hiện. Quy
trình nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng hố có diễn ra trong khoảng thời gian
ngắn nhất để đưa hàng hoá đến nơi khách hàng yêu cầu phụ thuộc rất nhiều vào
trình độ của những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quy trình. Nếu
người tham gia quy trình có sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì sẽ
xử lý thơng tin thu được trong khoảng thời gian nhanh nhất. Không những thế

Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A

11


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang


chất lượng của hàng hố cũng sẽ được đảm bảo do đã có kinh nghiệm làm hàng
với nhiều loại hàng hố khác nhau.
Vì thế, trình độ của người tham gia quy trình bao giờ cũng được chú ý trước
tiên, nó là một trong những nhân tố có tính quyết định đến chất lượng quy trình
nghiệp vụ giao nhận vân tải và đem lại uy tín, niềm tin của khách hàng.
c. Cơ sở hạ tầng trang thiết bị máy móc
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận vân tải bao gồm như
văn phòng, kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho
hàng hoá,… Để tham gia hoạt động giao nhận vân tải, nhất là trong điều kiện
container hoá như hiện nay, người giao nhận cần có một cơ sở hạ tầng với
những trang thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ cho việc gom hàng, chuẩn
bị và kiểm tra hàng. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, người
giao nhận vận tải đã có thể quản lý mọi hoạt động của mình và những thơng tin
về khách hàng, hàng hố qua hệ thống máy tính và sử dụng hệ thống truyền dữ
liệu điện tử (EDI). Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại người giao nhận
vân tải sẽ ngày càng tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách hàng và duy trì mối
quan hệ lâu dài.
3.2 Các nhân tố khách quan
Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
a. Nhân tố kinh tế
Ngành giao nhận vận tải là ngành gắn liền với sự phát triển kinh tế. Nền
kinh tế phát triển cao hoặc chững lại ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của hoạt
động sản xuất kinh doanh. Nếu nền kinh tế phát triển cao, quy mô sản xuất của
các doanh nghiệp được mở rộng, sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn. Thì ngành
giao nhận vận tải càng phát triển.
Hiện nay khi đất nước đang trên con đường hội nhập kinh tế thế giới,
ngành thương mại quốc tế dang ngày càng phát triển với lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu tăng cả về số lượng và về thị trường.Thường thì thương mại quốc tế,
vận tải và giao nhận có mối quan hệ thuận. Thương mại quốc tế phát triển như hiện nay

tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành giao nhận vận tải.
b. Chính trị, pháp lý
Phạm vi hoạt động của ngành giao nhận vận tải liên quan đến nhiều quốc
gia khác nhau, nên môi trường luật pháp ở đây không chỉ là môi trường luật
pháp quốc gia mà cịn là mơi trường luật pháp của quốc gia nơi chuyển hàng
đến, chuyển hàng đi, luật pháp, thông lệ quốc tế. Bất cứ sự thay đổi nào của một
trong những mơi trường luật pháp nói trên như sự ban hành, phê duyệt một thông tư
hay nghị định của Chính phủ ở một trong những quốc gia kể trên; hay sự phê chuẩn,
Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A

12


Chun đề thực tập

GVHD: TS Hồng Hương Giang

thơng qua một Cơng ước quốc tế cũng sẽ có tác dụng hạn chế hay thúc đẩy hoạt
động giao nhận hàng xuất nhập khẩu. Các bộ luật của các quốc gia cũng như các
Công ước quốc tế không chỉ quy định về khái niệm, phạm vi hoạt động mà quan
trọng hơn nó quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của những
người tham gia vào lĩnh vực giao nhận. Cho nên, việc hiểu biết về những nguồn luật
khác nhau, đặc biệt là của những quốc gia khác sẽ giúp người giao nhận tiến hành
công việc một cách hiệu quả nhất.
Về chính trị, sự ổn định về chính trị của một quốc gia là một nhân tố giúp
cho các doanh nghiệp trên thị trường quốc gia đó được phát triển thuận lợi. Bên
cạnh đó ngành giao nhận vận tải là một ngành liên quan tới thương mại quốc tế,
do vậy nó có liên quan tới nhiều quốc gia khác nhau. Với các quốc gia mối quan
hệ chính trị ngoại giao tốt thì sự thuận lợi trong giao nhận vận tải là điều dễ
thấy. Các quốc gia này sẽ dành cho nhau những ưu đãi lớn để nhằm thúc đẩy sự

giao lưu và phát triển ngoại thương giữa các nước. Cịn nếu các nước có mối
quan hệ chính trị khơng được tốt thì nó sẽ cản trở hoạt động giao nhận vận tải
diễn ra và phát triển.
c. Môi trường cạnh tranh
Doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải trải qua rất nhiều khó khăn
thách thức, trong số đó đặc biệt quan trọng là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
và khốc liệt. Dễ thấy cạnh tranh là một quy luật của nền kinh tế sản xuất hàng
hóa và nó là một yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp trong nền kinh tế không
ngừng đổi mới nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật hoàn thiện tổ chức quản lý để
nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay Việt Nam với trên 600 công ty tham gia vào lĩnh vực giao nhận vận tải
với các thành phần kinh tế khác nhau như tư nhân, liên doanh… đã tạo nên một
sự cạnh tranh gay gắt. Đáng lo ngại là các doanh nghiệp liên doanh với nguồn
vốn đầu tư lớn cùng với sự trợ giúp của cơng ty mẹ tiềm lực tài chính mạnh, cơ
sở kỹ thuật hiện đại, có được thương hiệu, uy tín sẵn có trên thị trường. Lĩnh vực
dịch vụ này còn là một lĩnh vực kinh doanh hết sức màu mỡ nên ngày càng có
nhiều doanh nghiệp tham gia nên sự cạnh tranh trên thị trường này sẽ là hết sức
khốc liệt và ngày càng gia tăng. Đáng nói trong lĩnh vực này thì các cơng ty
nước ngồi là các cơng ty chiếm ưu thế lớn, có thể nói các công ty trong nước
chỉ làm đại lý cho các công ty này do không thể cạnh tranh được với họ. Năng
lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam 2011-2012 đã bị tụt 6 bậc so với năm
trước xếp thứ 65/142 quốc gia bởi những tồn tại chưa được khắc phục như: thâm
hụt ngân sách, cơ sở hạ tầng không bắt kịp tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
đặc biệt là giao thông đường bộ và cảng biển… Doanh nghiệp Việt Nam đang
gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A

13



Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang

II. Thực trạng phát triển thị trường giao nhận vận tải tại xí nghiệp giao
nhận kho vận – cảng ICD Mỹ Đình
1. Khái quát về xí nghiệp giao nhận kho vận – cảng ICD Mỹ Đình
1.1 Tổng quan về xí nghiệp giao nhận kho vận-cảng ICD Mỹ Đình
Xí nghiệp giao nhận kho vận – cảng ICD Mỹ Đình là một đơn vị trực thuộc
công ty TNHH một thành viên đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế. do vậy để
nắm rõ lich sử phát triển cũng như chức năng nhiêm vụ của xí nghiệp ta cần biết
một số nét khái quát về công ty:
Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư thương mại và
dịch vụ quốc tế
Tên giao dịch quốc tế: HA NOI INTERNATION MANPOWER
SUPPLY AND TRADE COMPANY
Tên giao dịch viết tắt: INTERSERCO
Trụ sở chính: 358 Đường Láng - Đống Đa - Hà Nội.
Mã số thuế : 0100110052
Số tài khoản : 0021000001169 tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
Điện thoại : 04 35620136 , 04 37685528 , 04 37951697
Fax

: 04 -37685883, 04 - 5621791.

Email

:


Website

:

Những ngành nghề kinh doanh chính của Cơng ty:
 Xuất khẩu lao động, cung ứng chuyên gia, tu nghiệp sinh, lao động đi
làm việc có thời hạn taih nước ngồi
 Đào tạo cơng nhân có kỹ thuật cao để phục vụ hợp tác lao động quốc tế
 Dịch vụ tư vấn du học nước ngoài
 Kinh doanh giao nhận vận tải, bốc xếp, đóng gói hàng gia dụng và
thương mại cho các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao, đơn vị cá nhân trong và
ngoài nước xuất nhập khẩu vào Việt Nam
 Kinh doanh dịch vụ phục vụ công tác xuất nhập khẩu tại điểm thông
quan nội địa của thành phố Hà Nội
 Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, dịch vụ lữ hành quốc tế; kinh
doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí

Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A

14


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang

 Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hàng: thủ công mỹ nghệ, nơng sản,
thực phẩm, sản phẩm may mặc, khống sản, thiết bị toàn bộ và phụ tùng,
phương tiện vận tải…
 Kinh doanh nhà đất, xây dựng

 Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức
 Dịch vụ cho thuê kho, bãi, văn phòng
 Dịch vụ khai thuế hải quan
 Tư vấn, quy hoạch, thiết kế cơng trình
 Thi cơng trang trí nội, ngoại thất và lắp đặt thiết bị cho các cơng trình
văn hóa nghệ thuật
 Dịch vụ hàng tạm nhập tái xuất và quá cảnh
 Sản xuất giày dép
Các đơn vị trực thuộc Cơng ty:
 Xí nghiệp giao nhận kho vận - Cảng ICD Mỹ Đình.
Địa chỉ: Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội.
 Trung tâm đào tạo lao động ITC.
Địa chỉ: Trường nội trú Nguyễn Viết Xuân, Trung Kính, n Hồ, Cầu
Giấy, Hà Nội.
 Chi nhánh cơng ty ở thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 740/12 đường Sư Vạn Hạnh nối dài P12 Q10 TP. HCM.
 Các văn phòng giao dịch tại: Hải Phòng và cửa khẩu Tân Thanh.
 Các văn phòng đại diện tại nhiều nước trên thế giới.
Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp giao nhận kho vận - cảng
ICD Mỹ Đình
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, sản lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu tăng chóng mặt, điểm thơng quan của công ty đầu tư thương mại và dịch
vụ quốc tế trở nên chật hẹp không dáp ứng được nhu cầu thơng quan hàng hóa
cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận,
ngày 20/9/2001 UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 5542/ QĐ-UB giao
cho công ty nhiêm vụ chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng điểm thông quan nội địa
mới của thành phố Hà Nội.
Cuối tháng 8/2002, công ty thành lập thêm phòng khai thác vận tải. chức
năng, nhiêm vụ của phịng là: bốc xếp hàng hóa, vận chuyển hàng về đến cửa
Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A


15


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS Hoàng Hương Giang

kho, thực hiện dịch vụ khai thuế hải quan, dịch vụ vậ tải cho khách hàng đến mở
tờ khai nhập khẩu hàng hóa. Còn phòng kinh doanh 2 chịu trách nhiệm giao nhậ,
cho thuê và quản lý kho ( lúc đó kho tại 358 đương Láng)
Ngày 2/10/2004, điểm thông quan nội địa mới thành phố Hà Nội (giai
đoạn 1) đã hoàn thành và đi vào hoạt động với diện tích mặt bằng 47.029 m 2.
Cùng lúc đó, cơng ty tiến hành sát nhập Phòng khai thác vận tải và một phần của
phòng kinh doanh 2 thành phòng giao nhận – kho vận tại ICD mỹ đình. Lúc đó
phịng có 22 người. hoạt động về cơ bản vẫn giống phòng khai thác vận tải cũ,
chỉ thêm chức năng giao nhận (cho thuê kho bãi). Doanh thu của phòng tăng lên
đáng kể, đạt gần 4 tỷ đơng/năm
Ngày 1/6/2008, phịng giao nhận- kho vận được đổi thành xí nghiệp giao
nhận- kho vận với số lao động, các chức năng, nhiêm vụ như cũ. Tuy nhiên xí
nghiệp được phân chia thành các bộ phận, phòng ban cụ thể hơn như: bộ phận
kế tốn- tài vụ, hành chính- tổng hợp, giao nhận, vận tải-bốc xếp, và khai thác
khác hàng, doanh thu của xí nghiệp liên tục tăng.
Trong quá trình hoạt động, xí nghiệp khơng ngừng tự hồn thiện về bộ
máy tổ chức, về dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng như hoạt động quản
trị… để nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ, tăng doanh thu, lợi nhuận. Cho
đến nay, số lao động của xí nghiệp đã lên tới 45 người. Cùng với những định
hướng và kế hoạch, ICD dang từng bước nỗ lực để trở thành cảng nội địa hiện
đại và có uy tín
Các thơng tin chính:

Tên đầy đủ: Xí nghiệp giao nhận – kho vận
Tên giao dịch quốc tê: FORWARDING WAREHOUSING
ENTERPRISE.
Tên viết tắt: FORTRANS
Địa chỉ: ICD Mỹ Đình, 17 Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04 37951697, 04 37685528
Fax: 04 – 7685883
Email:
1.2 Đặc điểm quy trình cơng nghệ sản xuất kinh doanh và tổ chức
hoạt động kinh doanh
Là một đơn vị trực thuộc công ty TNHH một thành viên đầu tư thương
mại và dịch vụ quốc tế nên từ khi thành lập, các hoạt động sản xuất kinh doanh
của xí nghiệp đã được xác định. Ngoài ra, trên cơ sở các nguồn lực sẵn có, xí
Trịnh Tuyết Quỳnh TMQT50A

16



×