Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Báo cáo thực tập thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phân hóa học của công ty tnhh tm dv quốc tế bảo trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.87 KB, 46 trang )

MỞ ĐẦU
Trước tốc độ tăng trưởng chóng mặt của dân số thế giới trong khi diện
tích đất nơng nghiệp lại không ngừng thu hẹp, các quốc gia bắt đầu chú trọng
tới an ninh lương thực. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của FAO - tổ chức
lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc với mục tiêu thu thập nghiên cứu
tình hình lương thực tồn cầu cũng như trợ giúp các quốc gia về vốn và kĩ
thuật nông nghiệp.
Một trong các kĩ thuật nơng nghiệp quan trọng đó chính là sử dụng
phân bón để thâm canh tăng năng suất và chất lượng nơng sản trên nền diện
tích đất canh tác có sẵn và khơng thể mở rộng ra dù nhu cầu lương thực đang
tăng lên cùng với sự gia tăng dân số thế giới.
Nhu cầu về phân hóa học hầu như là quốc gia nào cũng có nhưng
khơng phải quốc gia nào cũng sản xuất được hoặc sản xuất được với chi phí
thấp. Vì vậy mặt hàng này cũng được mua bán trên thị trường quốc tế giữa
các nước. Tại Việt Nam, một số loại phân hóa học đã được xuất khẩu đi các
nước khác, đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu và thu về một lượng
ngoại tệ cho đất nước.
Công ty TNHH TM&DV Quốc tế Bảo Trung là cầu nối giữa nhà sản
xuất Việt Nam và nhà tiêu dùng quốc tế. Kể từ ngày thành lập công ty đã thu
được những kết quả tích cực trong hoạt động xuất khẩu phân hóa học ra thị
trường quốc tế, góp phần đưa sản phẩm phân hóa học Việt Nam đến với thế
giới.
Với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo cũng như tập thể nhân viên
trong công ty TNHH TM&DV Quốc tế Bảo Trung, em đã được thực tập tại
quý công ty trong bốn tháng. Trong bốn tháng thực tập này em đã trang bị đầy
đủ và toàn diện hơn về thực tế hoạt động thương mại quốc tế, đồng thời vận
dụng một cách cụ thể những kiến thức lý luận đã học vào trong thực tiễn hoạt
động xuất khẩu phân hóa học của cơng ty Bảo Trung.


Chuyên đề thực tập


GVHD: TS. Hoàng Hương Giang

Trong thời gian thực tập tại quý công ty em chọn đề tài “Thực trạng và
giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phân hóa học của công ty TNHH TM&DV
Quốc tế Bảo Trung” để nghiên cứu.
Nội dung chuyên đề gồm có hai chương:
Chương 1 : Thực trạng xuất khẩu phân hóa học của cơng ty TNHH
TM&DV Quốc tế Bảo Trung.
Chương 2 : Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phân hóa học của cơng ty
TNHH TM&DV quốc tế Bảo Trung.

SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

1

Lớp: Thương mại


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Hoàng Hương Giang

CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU PHÂN HĨA HỌC
CỦA CƠNG TY TNHH TM&DV QUỐC TẾ BẢO TRUNG
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN HĨA HỌC
Nơng nghiệp hiện nay phải sản xuất một lượng lớn thức ăn không chỉ
để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ việc xuất khẩu. Trong khi đó,
diện tích đất trồng trọt tính theo đầu người ngày càng giảm do dân số gia tăng
và cũng vì sự phát triển thành phố và việc sử dụng cho những mục đích phi
nơng nghiệp. Do đó, người ta cần phải thâm canh mạnh hơn. Một trong các

biện pháp thâm canh được sử dụng nhiều nhất là tăng cường sử dụng các loại
phân bón để thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.
1.1.1 Khái niệm
Phân hóa học hay phân vơ cơ là những hóa chất chứa các chất dinh
dưỡng dưới dạng muối khống (vơ cơ) thu được nhờ các q trình vật lý hóa
học, cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cây, được bón vào cây nhằm tăng
năng suất
1.1.2. Các loại phân hóa học
1.1.2.1 Phân loại theo thành phần hóa học chính chứa trong các loại phân
hóa học
1.1.2.1.1 Phân đơn:
Phân đơn là loại phân được cấu tạo chỉ do một chất hoặc một muối
mang một hay đơi khi có hai ngun tố dinh dưỡng
Các loại phân đơn
 Phân đạm 
a. Định nghĩa : phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vơ cơ
cung cấp đạm (N-Nitrogene: đạm) cho cây.
b. Vai trị :
- Thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh,
phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh,
do đó làm tăng năng suất cây.
SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

2

Lớp: Thương mại


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Hoàng Hương Giang

c. Các loại phân đạm thường dùng
 Phân urê
Phân urê (CO(NH2)2) có 44–48% nitơ nguyên chất. Loại phân này
chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới.
Urê là loại phân có tỷ lệ nitơ cao nhất. Trên thị trường có bán 2 loại phân urê
có chất lượng giống nhau:
- Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm
là hút ẩm mạnh.
- Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống
ẩm nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông
nghiệp.
 Phân amôni nitrat
Phân amơn nitrat (NH4NO3) có chứa 33–35% nitơ ngun chất. Ở các
nước trên thế giới loại phân này chiếm 11% tổng số phân đạm được sản xuất
hàng năm.
Phân này ở dưới dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám.
 Phân sunphat đạm ( chính là ammoni sulphate)
Cịn gọi là phân SA, sunphat đạm ((NH 4)2SO4 có chứa 20–21% nitơ
nguyên chất. Trong phân này cịn có 24-25% lưu huỳnh (S). Trên thế giới loại
phân này chiếm 8% tổng lượng phân hoá học sản xuất hàng năm.
Phân này có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh. Phân
này có mùi nước tiểu (mùi amôniac), vị mặn và hơi chua. Cho nên nhiều nơi
gọi là phân muối diêm.
Sunphat đạm là loại phân bón tốt vì có cả N và lưu huỳnh là hai chất
dinh dưỡng thiết yếu cho cây.
 Phân đạm clorua ( ammoni chlorua)
Phân này (NH4Cl) có chứa 24–25% nitơ nguyên chất.
Đạm clorua có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà.

SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

3

Lớp: Thương mại


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Hoàng Hương Giang

 Phân Xianamit canxi
Phân này có dạng bột khơng có tinh thể, màu xám tro hoặc màu trắng,
đốt khơng có mùi khai. Xianamit canxi có chứa 20 – 21% N nguyên chất, 20
– 28% vơi, 9 – 12% than. Vì có than cho nên phân có màu xám đen. Cũng có
loại phân tỷ lệ than thấp hoặc khơng có than nên phân có màu trắng.
Phân này có phản ứng kiềm, bởi vậy có thể khử được chua, dùng rất tốt
ở các loại đất chua.
 Phân lân :
a. Định nghĩa: phân lân là tên gọi chung của các loại phân bón vơ cơ
cung cấp lân (P-Phosphate: lân ) cho cây.
b. Vai trị : Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân
có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ
phận mới của cây. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu
vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu
được hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích q trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy
cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây
đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của
đất, chống một số loại sâu bệnh hại v.v… Thiếu lân không những làm cho
năng suất cây trồng giảm mà còn hạn chế hiệu quả của phân đạm. Hiệu suất

của phân lân khá cao.
Lân có dạng bột mịn, màu nâu thẫm hoặc đơi khi có màu nâu nhạt. Tỷ
lệ lân nguyên chất trong phân thay đổi rất nhiều, từ 15% đến 25%. Loại phân
thường có trên thị trường có tỷ lệ là 15 – 18%.
c. Các loại phân lân
 Phân apatit
Là loại bột mịn, màu nâu đất hoặc màu xám nâu. Tỷ lệ lân nguyên chất
trong phân thay đổi nhiều.
Người ta chia thành 3 loại: loại apatit giàu có trên 38% lân; loại phân
apatit trung bình có 17 – 38% lân; loại phân apatit nghèo có dưới 17% lân.
SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

4

Lớp: Thương mại


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Hoàng Hương Giang

Thường loại apatit giàu được sử dụng để chế biến thành các loại phân lân
khác, cịn loại trung bình và loại nghèo mới được đem nghiền thành bột để
bón cho cây.
 Supe lân
Là loại bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc. Một số
trường hợp supe lân được sản xuất dưới dạng viên. Trong supe lân có 16 –
20% lân nguyên chất. Phân thường phát huy hiệu quả nhanh, ít bị rửa trôi.
 Tecmô phôtphat (phân lân nung chảy, lân Văn Điển)
Phân có dạng bột màu xanh nhạt, gần như màu tro, có óng ánh. Tỷ lệ

lân ngun chất trong tecmơ phơtphat là 15 – 20%. Ngồi ra trong phân cịn
có canxi 30% một ít thành phần kiềm, chủ yếu là magiê 12 – 13%, có khi có
cả kali.
 Phân lân kết tủa
Phân có dạng bột trắng, nhẹ, xốp trong giống như vơi bột. Phân có tỷ lệ
lân ngun chất tương đối cao, đến 27 – 31%. Ngoài ra trong thành phần của
phân có một ít canxi.
 Phân Kali
a. Định nghĩa : Phân Kali là loại phân bón cung cấp chất dinh dưỡng
kali cho cây.
b.Vai trị : Kali có vai trị chủ yếu trong việc chuyển hố năng lượng
trong q trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây.
Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động
khơng lợi từ bên ngồi và chống chịu đối với một số loại bệnh.
Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu
hạn, chịu rét.
Kali làm tăng phẩm chất nơng sản và góp phần làm tăng năng suất của
cây.
Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp
tươi, làm cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả.
SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

5

Lớp: Thương mại


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Hoàng Hương Giang


Kali làm tăng chất bột trong củ khoai, làm tăng hàm lượng đường
trong mía.
Trên phương diện khối lượng, cây trồng cần nhiều K hơn N. Nhưng vì
trong đất có tương đối nhiều K hơn N và P, cho nên người ta ít chú ý đến việc
bón K cho cây.
c. Các loại phân Kali
 Phân clorua kali
Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt. Cũng có dạng clorua kali có
màu xám đục hoặc xám trắng. Phân được kết tinh thành hạt nhỏ. Hàm lượng
kali nguyên chất trong phân là 50 – 60%. Ngoài ra trong phân cịn có một ít
muối ăn (NaCl). Clorua kali là loại phân chua sinh lý.
 Phân sunphat kali
Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng.. Hàm lượng kali nguyên
chất trong sunphat kali là 45 – 50%. Ngoài ra trong phân cịn chứa lưu huỳnh
18%. Phân này có thể sử dụng thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Sử dụng có
hiệu quả cao đối với cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê.
1.1.2.1.2 . Phân hỗn hợp:
Phân hỗn hợp là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng tố gồm có
2 loại
Có các dạng phân hỗn hợp sau:
- Các dạng phân đôi: là loại phân hỗn hợp có hai chất dinh dưỡng quan trọng
+ Phân phơtphat đạm (cịn gọi là phốt phát amơn)
Là loại phân vừa có đạm, vừa có lân. Trên thị trường hiện nay đang lưu
hành hai loại phân bón ammonphot là
 MAP (Monoammonium Phosphate) hàm lượng dưỡng chất phổ biến
là: 12-61-0 (theo thứ tự tỉ lệ nồng độ phần trăm của các nguyên tố N-P-K)


DAP (Diammon phosphate) tỉ lệ nồng độ phần trăm của N-P-K


theo thứ tự là 18-46-0
SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

6

Lớp: Thương mại


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Hoàng Hương Giang

+ Ngoài ra cịn có MKP (Mono potassium phosphate) hàm lượng phổ
biến là 0-52-45
- Các dạng phân ba NPK thường là: 16-16-8, 20-20-15, 24-24-20...
Phân tổng hợp sử dụng tiện lợi hơn phân đơn, tác dụng tương đương
như phân đơn khi bón cùng lượng nguyên chất
1.1.2.2 Phân loại theo trạng thái ( hay thể dạng )
- Loại nước: Lọai phân này thường được dùng cho cây cảnh trong nhà
hay trong nhà kính
- Loại viên thì đươc chia làm hai loại, khơng hịa tan đươc, chỉ đem
bón trực tiếp ra đồng ruộng mà khơng cần phải pha nước, rồi phân nằm trong
đất từ từ nhả ra cung câp cho cây đang trồng trong đồng ruộng.
-  Lọai bột có hai loại: Lọai này dễ tồn trữ, dễ vận chuyển, và rẻ hơn
loại nước.
Tóm lại : Phân hóa học có rất nhiều loại, các loại phân đặc tính rất là
khác nhau. Khi trồng cây để cho có năng xuất tối đa cần phải hiểu rõ từng thể
loai một và từng đặc tính của từng loại phân thì mới áp đụng được chính xác
trên từng loại cây, từng vùng khí hậu, từng loại đất, từng giai đọan phát triển

của cây, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều tiền bạc mà thu hái về nhiều cây trái
hơn. 
1.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu dùng phân hóa học trong nước
1.1.3.1 Tình hình sản xuất
Vốn xuất phát từ văn minh trồng lúa nước, nông nghiệp chiếm giữ một
vai trị vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Việt Nam chủ yếu xuất
khẩu các mặt hàng nông nghiệp như hạt điều, cà phê… nhưng nổi bật nhất là
gạo. Thực tế cho thấy Việt Nam đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo thế giới và thứ 2
trong khu vực châu Á sau Thái Lan.

SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

7

Lớp: Thương mại


Chun đề thực tập
GVHD: TS. Hồng Hương Giang

Vì vậy đầu vào cho nơng nghiệp - phân bón cũng là ngành nhận được
sự quan tâm và đầu tư từ Nhà nước cũng như các tổ chức trong và ngoài nước
khác, cụ thể sản lượng phân bón tăng trưởng đều qua từng năm.
Hình 1 : Sản lượng một số loại phân bón chính sản xuất tại Việt Nam
(đơn vị : nghìn tấn)

Nguồn : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - AGRO DATA
Từ biểu đồ trên có thể thấy, nếu như năm 2008 Việt Nam chỉ sản xuất
được Lân và NPK trong những loại phân chủ lực thì đến năm 2009 Việt Nam

đã bắt đầu sản xuất được Ure và DAP. Đến năm 2010 thì sản lượng NPK,
DAP tăng đáng kể. Kết quả trên cho thấy sự đầu tư vào trang thiết bị nghiên
cứu, sản xuất phân bón của nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân.
Năm 2011 sản xuất phân bón trong được đẩy mạnh ngay từ đầu năm do
nhu cầu trong nước tăng cao. Đến năm 2012, Việt Nam hồn tồn tự túc được
NPK, lân và urê. Cịn đối với phân DAP, dù hiện đã có Nhà máy DAP Đình
Vũ (Hải Phịng) với cơng suất 330 nghìn tấn/năm, nhưng cũng chỉ đáp ứng
được 35% nhu cầu cả nước. Tập đoàn hóa chất đang tích cực xúc tiến việc
xây dựng nhà máy DAP ở Lào Cai, có cơng suất tương đương với Nhà máy
SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

8

Lớp: Thương mại


Chun đề thực tập
GVHD: TS. Hồng Hương Giang

Đình Vũ. Như vậy, chỉ sau vài năm nữa, lượng DAP nhập  khẩu sẽ giảm đáng
kể. Còn 2 loại phân quan trọng khác là SA và kali vẫn phải nhập 100% từ
nước ngoài, bởi trong nước hiện nay chưa có nhà máy nào sản xuất 2 loại
phân bón này. 
Từ một nước ln phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn phân đạm urê
nhập khẩu, bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam đã có thể tự chủ hồn tồn được
loại phân bón quan trọng này. Đặc biệt, khi các dự án mới về sản xuất phân
đạm urê đi vào hoạt động ổn định trong quý 4/2012 và nguồn cung phân bón
tổng hợp NPK các loại cũng đã vượt xa nhu cầu cần thiết thì các doanh
nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để hướng tới xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) , năm 2012, lần đầu tiên Việt
Nam tự túc được hoàn toàn nhu cầu phân đạm urê khi Nhà máy đạm Cà Mau
của Tập đồn Dầu khí Việt Nam cơng suất 800 nghìn tấn/năm và Nhà máy
Phân bón Ninh Bình của Tập đồn Cơng nghiệp hóa chất Việt Nam cơng suất
560 nghìn tấn/năm đi vào hoạt động, nâng tổng công suất đạm urê lên 2,36
triệu tấn, tăng hơn gấp đôi so với năm 2011. Điều này sẽ giúp cho thị trường
phân hóa học Việt Nam khơng chỉ giữ được sự bình ổn, hạn chế nhập siêu, mà
cịn chấm dứt tình trạng khan hiếm nguồn hàng mỗi khi vào mùa vụ và hướng
đến xuất khẩu trong một tương lai gần. Như vậy năng lực sản xuất phân hóa
học của Việt Nam sẽ được tăng cường một cách mạnh mẽ trong năm 2012,
làm đổi chiều xu hướng của thị trường phân hóa học nước ta từ nhập siêu
sang xuất siêu.
Sản xuất phân bón tại Việt Nam có mức độ tập trung cao. Cả nước có
khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón nhưng 4-5 doanh
nghiệp lớn nắm giữ phần lớn sản lượng. Hiện tại Tổng cơng ty Phân bón và
Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) chiếm tới 80% sản lượng đạm sản xuất trong
nước, 20% cịn lại được sản xuất bởi Cơng ty Phân Đạm và Hóa chất Hà Bắc.
Supe lân có 2 cơng ty sản xuất trong đó Cơng ty Supe Phốt phát và Hóa chất
Lâm Thao sản xuất 880,000 tấn super lân/năm, chiếm trên 80% tổng sản
SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

9

Lớp: Thương mại


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Hoàng Hương Giang


lượng. Phân lân nung chảy có 3 đơn vị sản xuất bao gồm công ty cổ phần
Phân lân nung chảy Văn Điển, Công ty CP Phân lân Ninh Bình và Cơng ty
Supe Phốt phát Lâm thao mỗi đơn vị có cơng suất 300,000 tấn/năm. 10 đơn vị
thành viên của Vinachem - Tập đoàn hóa chất Việt Nam sản xuất khoảng trên
2 triệu tấn NPK, trên 1 triệu tấn còn lại được sản xuất bởi gần 40 doanh
nghiệp khác.
Do phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp,
hiện nay ngành sản xuất phân bón vẫn được nhà nước hỗ trợ dưới nhiều hình
thức. Hiện nay nhà nước vẫn trợ cấp khá lớn đối với giá khí và một phần giá
than- nguyên liệu chủ yếu để sản xuất phân urea. Ngồi bao cấp về giá, Việt
Nam cịn một số chính sách bảo hộ sản xuất phân bón trong nước như ưu tiên
về thuế cho phân bón sản xuất trong nước (thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế
tài nguyên,…); hỗ trợ vốn đầu tư cải tạo, vốn sản xuất cho các nhà máy phân
bón khi mở rộng sản xuất; trợ giá vận tải…
1.1.3.2. Tình hình sử dụng phân hóa học của Việt Nam
Ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, phân vô cơ được sử
dụng khá nhiều nhờ vào ưu thế về chi phí và những hiệu quả nhanh chóng tác
động lên cây trồng. So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới,
Việt Nam mới sử dụng phân bón ở mức 2% trong chi phí đầu vào của sản
xuất nơng nghiệp.
Nhu cầu phân bón hằng năm của Việt Nam khoảng 9 – 10 triệu tấn
phân bón các loại trong đó loại phân NPK có nhu cầu cao nhất khoảng 3 triệu
tấn/năm, kế đến là phân urê 2 triệu tấn năm, phân lân 1.5 triệu tấn/năm. Theo
tính tốn của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, nhu cầu phân bón các
loại của cả nước trong năm 2012 sẽ khoảng 9,8 triệu tấn. Trong đó, phân NPK
3,5 triệu tấn, phân urê 2 triệu tấn, phân lân các loại 1,8 triệu tấn, DAP 950
nghìn tấn, kali 920 nghìn tấn, đạm SA 710 nghìn tấn. 

SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50


10

Lớp: Thương mại


Chun đề thực tập
GVHD: TS. Hồng Hương Giang

Hình 2 : Nhu cầu sử dụng phân hóa học của Việt Nam qua các năm
( đơn vị : triệu tấn )

Nguồn: Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam
Có thể thấy nhu cầu cho phân hóa học của nước ta có tốc độ tăng giảm
dần qua các năm. Điều này thể hiện nhu cầu cho mặt hàng này ngày càng ổn
định, khơng có biến động lớn. Trong khi đó, năng lực sản xuất lại có xu
hướng tăng cao trong hai năm gần đây. Vì vậy, xuất khẩu phân hóa học là một
cánh cửa mới đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp trong nước
Hình 3 : Cân đối cung cầu phân bón 2011

Nguồn : báo cáo thường niên ngành phân bón năm 2012 của bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn
SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

11

Lớp: Thương mại



Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Hoàng Hương Giang

1.1.3.3. Thực trạng xuất khẩu phân hóa học của Việt Nam
Với truyền thống trồng lúa nước, nông nghiệp là ngành kinh tế quan
trọng của Việt Nam, năm 2011, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt trên
168,39 nghìn tỉ đồng, tăng 4,2% so với năm 2010 và chiếm 13,85% tổng sản
phẩm trong nước (GDP). Với quy mô nông nghiệp lớn như vậy, Việt Nam cần
sử dụng một lượng phân bón khơng nhỏ, đặc biệt khi diện tích nơng nghiệp thu
hẹp nhưng sản lượng vẫn khơng ngừng tăng lên thì việc sử dụng phân bón cho
năng suất cao là điều tất yếu. Vì vậy, dù đã đầu tư cho ngành sản xuất phân bón
thì cung vẫn khơng đáp ứng đủ cho cầu và Việt Nam thường phải nhập khẩu
khoảng 50% lượng cầu cho một số loại phân như Ure, DAP ...
Tuy nhiên cũng có loại phân hóa học mà Việt Nam có năng lực sản
xuất cao và đã xuất khẩu ra thị trường nước ngồi, đó là phân lân, NPK. Cùng
với năng suất ngày càng cao của các nhà máy, lượng xuất khẩu cũng tăng
theo từng năm
Hình 4 : Xuất khẩu phân hóa học của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011
( đơn vị: tấn )

Nguồn : Thống kê của Bộ công thương
SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

12

Lớp: Thương mại


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Hoàng Hương Giang

Cùng với việc mở rộng sản xuất, thị trường xuất khẩu cũng được mở
rộng. Nhóm sản phẩm phân bón NPK có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao
nhất do các đơn vị quan tâm đầu tư xúc tiến các hoạt động xuất khẩu, đầu tư
cải tiến công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất phân bón NPK để có
sản phẩm đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Đặc biệt trong năm 2012, cùng với việc đi vào hoạt động ổn định của
các nhà máy lớn như Nhà máy đạm Cà Mau (cơng suất 800.000 tấn/năm),
Nhà máy đạm Ninh Bình (cơng suất 560.000 tấn/năm)… nên sản lượng urê
trong nước không những lần đầu tiên đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà cịn
có dư để xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất urê đã bắt đầu tìm kiếm thị
trường xuất khẩu để giảm bớt áp lực cạnh tranh trong nước và có đầu ra ổn
định cho hoạt động sản xuất.
Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp
sản xuất phân hóa học lớn trong nước diễn ra khá nhộn nhịp.
Trong năm 2011 Tập đồn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã xuất
khẩu 127 nghìn tấn phân hóa học, tăng 35% so với năm 2010, giá trị xuất
khẩu đạt 88,5 triệu USD, tăng 61% so với năm 2010.
Vinachem cũng đang tập trung đầu tư mở rộng sản xuất phân bón để
trở thành doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm phân bón vào năm 2015 khi
cơng suất đạm urê của Vinachem cán mốc 1,1 triệu tấn, công suất lân chế biến
đạt 2 triệu tấn/năm, NPK đạt 4 triệ̣u tấn/năm.
Công ty cổ phần Phân bón miền Nam năm 2011 đã xuất khẩu hơn 80
nghìn tấn, chiếm tới 24% sản lượng sản xuất, đem lại kim ngạch 30 triệu
USD. Năm 2012, Công ty sẽ nâng lượng xuất khẩu lên 30% để đảm bảo đầu
ra ổn định cho sản xuất. Hiện các thị trường xuất khẩu chính của cơng ty này
là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Newzeland và Nhật Bản. Châu Phi cũng là
thị trường tiềm năng cho xuất khẩu phân bón bởi nhu cầu tiêu thụ rất lớn.
Hiện nay, thị trường châu Phi đang có nhu cầu lớn về phân bón các loại

nhưng xuất khẩu vào thị trường này cũng khá rủi ro cho các doanh nghiệp
SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

13

Lớp: Thương mại


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Hoàng Hương Giang

Việt Nam, bởi các ngân hàng ở các nước châu Phi không đảm bảo về thanh
tốn. Vì vậy, nếu Chính phủ Việt Nam ký được Hiệp định bảo đảm thanh tốn
với chính phủ các nước châu Phi nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất
khẩu khơng bị thiệt hại thì kim ngạch xuất  khẩu phân bón vào châu Phi có
thể nâng lên rất cao.
Theo FAV - Hiệp hội phân bón Việt Nam, xuất khẩu phân bón là một
hướng mở tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, nhưng thị
trường xuất  khẩu phân bón của Việt Nam cũng đang bị cạnh tranh khốc liệt
với các sản phẩm phân bón của Trung Quốc, Thái Lan, các nước Trung Đông,
Nga - những nước đã đi trước chúng ta về sản xuất xuất khẩu. Vì vậy, bên
cạnh việc mỗi doanh nghiệp sản xuất phân bón phải chủ động đầu tư cải tiến
công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành để tăng sức cạnh
tranh, cũng như có chiến lược xây dựng thương hiệu thì sự hợp tác liên kết
giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề sẽ rất cần thiết giúp các doanh
nghiệp Việt Nam thắng lợi trên thị trường trong và ngoài nước, nâng cao kim
ngạch xuất khẩu phân hóa học của Việt Nam.
1.2. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHÂN HĨA HỌC CỦA CƠNG
TY TNHH TM&DV QUỐC TẾ BẢO TRUNG

1.2.1 Tổng quan về công ty TNHH TM&DV quốc tế Bảo Trung
1.2.1.1 Quá trình hình thành & phát triển
Cùng với xu hướng tồn cầu hóa của thế giới, năm 2007 Việt Nam
chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giớiWTO đã tạo điều kiện thuận
lợi cho ngành thương mại quốc tế của nước ta phát triển mạnh mẽ. Hoạt động
của các doanh nghiệp thương mại quốc tế ngày càng hiệu quả hơn, đóng góp
một phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Nắm bắt cơ hội đó, ngày 9/6/2007 Cơng ty TNHH Thương mại và Dịch
vụ quốc tế Bảo Trung đã được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký do Sở
Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp với số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng.
* Tên công ty : Công ty TNHH Thương mại & dịch vụ quốc tế Bảo Trung
SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

14

Lớp: Thương mại


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Hoàng Hương Giang

* Tên giao dịch : Bao Trung International Trade and Services Limited
Company
* Tên viết tắt : BAOTRUNG ITS CO., LTD
* Địa chỉ trụ sở chính : Số 1, ngõ 444/34/17, Đội Cấn, Ba Đình, Hà
Nội, Việt Nam
* Mã số thuế: 0105264715
* Điện thoại: (84-4) 66800698
* Fax: (84-4) 37282978

* Email :
*Website : />Khi mới thành lập cơng ty mới chỉ có 10 nhân viên. Đến nay do hoạt động
ngày càng hiệu quả, số lượng nhân viên của công ty đã tăng lên 30 thành viên để
đáp ứng được khối lượng công việc ngày càng lớn của cơng ty. Từ việc chỉ có một
phịng và giám đốc quản lý chung tất cả các mặt, đến nay cơng ty đã hình thành một
hệ thống tổ chức rõ ràng với chức năng của từng phòng ban riêng biệt, cụ thể gồm
có 4 phịng dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc (gồm phó giám đốc và giám đốc)
thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chủng loại mặt hàng kinh doanh của công ty ngày càng phong phú và
đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Cơng ty ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra, mở rộng ngành nghề
lĩnh vực kinh doanh, từng bước xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh.
Mặt khác, cơng ty ln hồn thành nghĩa vụ với Nhà nước và tuân thủ
pháp luật.
1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các
phịng ban trong cơng ty
a. Cơ cấu tổ chức
Chỉ sau năm năm hoạt động công ty đã hình thành một bộ máy tổ chức
tuy đơn giản khá rõ ràng và có trật tự để phục vụ cho hoạt động kinh doanh
của công ty
SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

15

Lớp: Thương mại


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Hoàng Hương Giang


Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TM&DV QT Bảo Trung

Nguồn : Phịng Hành chính nhân sự của cơng ty TNHH TM&DV Quốc
tế Bảo Trung
Trong cơ cấu tổ chức trên:
- Ban giám đốc gồm có : Giám đốc và phó giám đốc
- Phòng xuất khẩu bao gồm : trưởng phòng xuất khẩu, nhân viên tạo
nguồn, nhân viên nghiên cứu thị trường xuất khẩu, nhân viên thực hiện xuất
khẩu
- Phòng nhập khẩu bao gồm : trưởng phòng nhập khẩu, nhân viên thực
hiện nhập khẩu, nhân viên tiêu thụ hàng nhập khẩu
- Phịng kế tốn tài chính : kế tốn trưởng và các thuế toán viên về
mảng xuất khẩu, mảng nhập khẩu, mảng tiêu thụ hàng nhập khẩu.
- Phịng hành chính nhân sự : gồm nhân viên hành chính, trưởng phịng
nhân sự, nhân viên nhân sự.
b. Chức năng các bộ phận của công ty TNHH TM&DV Bảo Trung
+ Giám đốc : là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo, là đại diện pháp nhân
của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật mọi hoạt động của công ty.
SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

16

Lớp: Thương mại


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Hoàng Hương Giang


Giám đốc trực tiếp chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giám đốc cũng là người đại diện của công ty trong quan hệ giao dịch ký kết
hợp đồng kinh tế, nắm quyền tổ chức bộ máy công ty.
+ Phó giám đốc : là người có trách nhiệm giúp Giám đốc điều hành,
quản lý một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám
đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về pháp luật và nhiệm vụ được Giám
đốc giao cho.
+ Phòng xuất khẩu :
- Giao dịch với bên cung ứng nguồn hàng cũng như bên đối tác nhập khẩu
- Thực hiện các công việc để đảm bảo hàng được xuất sang nước bạn
theo đúng yêu cầu trong hợp đồng.
+ Phòng nhập khẩu:
- Giao dịch với đối tác xuất khẩu và thực hiện nhập khẩu hàng từ nước
ngoài về
- Tiêu thụ hàng nhập khẩu ở thị trường trong nước.
+ Phịng Kế tốn - tài chính :
- Ghi chép, lưu trữ các thông tin và chứng về các giao dịch phát sinh
của công ty
- Lập quyết tốn q, năm, nộp báo cáo tài chính và các khoản phải nộp
cho cơ quan cấp trên đúng thời hạn,
- Báo cáo tình hình tài chính của cơng ty cho giám đốc và phó giám
đốc bất cứ khi nào cấp trên cần.
+ Phịng hành chính - nhân sự :
- Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu
cầu, chiến lược của công ty.
- Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự,
đào tạo và tái đào tạo.
- Tổ chưc việc quản lý nhân sự tồn cơng ty.

SV: Nguyễn Thị Kim Oanh

quốc tế 50

17

Lớp: Thương mại


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Hoàng Hương Giang

- Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích
thức người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động.
- Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị của
Ban Giám đốc .
Môi trường làm việc tại công ty chuyên nhiệp, nghiêm túc và thân
thiện. Nội bộ cơng ty ln có sự đồn kết nhất trí và gắn bó chặt chẽ, nỗ lực
hết mình hồn thành cơng việc, đạt hiệu quả tốt nhất
1.2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động và sản phẩm kinh doanh
Công ty Bảo Trung hoạt động trên hai lĩnh vực xuất nhập khẩu phân
bón và hóa chất. Cụ thể, cơng ty thực hiện hai hoạt động chính:
+ Xuất nhập khẩu phân hóa học
+ Xuất khẩu hóa chất
Các sản phẩm kinh doanh của công ty :
+ Mặt hàng xuất khẩu :
* Phân hóa học
Phân Supe lân vê viên
Phân lân nung chảy
Phân đa dinh dưỡng NPK các loại
Phân Urê
DAP

SA ( sunphát đạm - amoni sunphát)
Phân Kali
* Hóa chất : axit sunphuric, các loại hóa chất phục vụ cho ngành cơng nghiệp
sơn, nhựa, in ấn, dược phẩm …
+ Mặt hàng nhập khẩu
Phân Urê
Phân SA
Phân Kali
Một số loại phân hóa học khác
SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

18

Lớp: Thương mại


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Hoàng Hương Giang

SV: Nguyễn Thị Kim Oanh
quốc tế 50

19

Lớp: Thương mại




×