Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giải pháp tài chính chủ yếu nhằm khai thác lội thế đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của việt nam thời kỳ đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.14 KB, 103 trang )

-1-
BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ TÀI CHÍNH
___________________


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ


Tên đề tài:
Giải pháp tài chính chủ yếu nhằm khai thác lợi thế
để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu
tiềm năng của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020



Mã số: 263.10.RD/HD-KHCN
Chủ nhiệm đề tài: Th.s Nguyễn Minh Thành

8676

Hà Nội, tháng 12 năm 2010
-2-
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất
khẩu nói riêng luôn được coi là động lực cho phát triển kinh tế xã hội của Việt
Nam. Kể từ năm 2000 đến nay, hoạt động xuất khẩu đã đạt được những thành
tựu đáng kể: quy mô và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu đã được mở rộ
ng và
tăng trưởng ở mức khá cao; cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có những chuyển dịch


tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng
có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô; thị
trường xuất khẩu được mở rộng và khai thác tốt hơn những thị trường đang có;
các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng đượ
c mở rộng, đa dạng hóa và
hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đóng góp vào những kết quả đó, bên cạnh sự năng động và nỗ lực của các
doanh nghiệp, không thể phủ nhận vai trò của các chính sách khuyến khích xuất
khẩu của Nhà nước, trong số này có cơ chế chính sách của Nhà nước.
Tuy nhiên hoạt
động xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng, lợi thế vẫn còn một
số tồn tại như xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị
tổn thương; nhập siêu ở mức cao và chưa có giải pháp kiềm chế hiệu quả; cơ cấu
hàng hóa xuất khẩu chưa hợp lý, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu m
ới,
giá trị gia tăng còn thấp; khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để
thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu còn hạn chế; công tác của mạng
lưới đại diện, đặc biệt về thương mại, ở nước ngoài còn nhiều yếu kém, cơ chế,
chính sách tài chính chưa thực sự hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩ
u những mặt
hàng này.
Sau khi gia nhập WTO, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có nhiều cơ hội
nhưng cũng gặp không ít thách thức. Hàng xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội
tiếp cận thị trường thế giới rộng lớn một cách bình đẳng. Tuy nhiên, sản phẩm
của Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài có ưu
thế c
ả về chất lượng và uy tín. Điều đó dẫn đến việc xuất khẩu của Việt Nam sẽ
-3-
cần đến những sản phẩm có lợi thế, có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới

để tạo ra những “đầu tàu” trong việc gia tăng kim ngạch và quảng bá cho hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng
phải cam kết tương đối đầy đủ và mạnh mẽ đối với tổ chức này, bao gồm những
cam kết có liên quan đến chính sách khuyến khích xuất kh
ẩu nói chung và cơ
chế, chính sách tài chính nói riêng. Các chính sách này phải phù hợp với những
quy định của WTO và cam kết của Việt Nam. Mặt khác, các chính sách này phải
đảm bảo hiệu quả cao, giúp chúng ta tận dụng được các cơ hội và vượt qua các
thách thức.
Do đó, đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp tài chính chủ yếu đẩy mạnh xuất
khẩu các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020”.
Có ý ngh
ĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu của đề tài
Đề xuất các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng
xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung, nghiên cứu lợi thế về nguồn lực, lợi thế v
ị trí địa lý đối với
một số mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, tập trung vào các giải pháp tài chính để
thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng thuộc nhóm này.
- Về thời gian: nghiên cứu thực trạng từ 2005 trở lại đây; nghiên cứu giải pháp
tài chính cho giai đoạn đến năm 2020.
- Về phạm vi: nghiên cứu một số doanh nghiệp điển hình của Vi
ệt Nam, các bộ
ngành có liên quan.
- Về cơ chế chính sách tài chính để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu
tiềm năng.

3.2. Phương pháp nghiên cứu:
-4-
Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng; duy vật lịch sử; phương
pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và sử dụng các lý thuyết về lợi thế.
3.3.Nội dung
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1:
Khái quát lý luận về cơ chế, chính sách tài chính nhằm khai thác lợi thế để đẩy
mạnh xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.
Chương 2:
Thực tr
ạng khai thác lợi thế và cơ chế chính sách tài chính nhằm khai thác lợi
thế để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam từ
năm 2005 đến năm 2009.
Chương 3:
Các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm khai thác lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu
các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020.














-5-
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI
CHÍNH TÀI CHÍNH NHẰM KHAI THÁC LỢI THẾ ĐỂ ĐẦY MẠNH
XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CÓ TIỀM NĂNG CỦA VIỆT NAM
1.1. Lợi thế xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng
Lợi thế so sánh là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi
các quốc gia tập trung hóa sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nh

nhất loại những mặt hàng có lợi lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều có lợi
Mặt hàng xuất khẩu tiềm năng là mặt hàng xuất khẩu có vai trò ngày
càng quan trọng trong tương lai. Theo báo cáo “Đánh giá tiềm năng xuất khẩu
của Việt Nam” của UNCTAD-WTO (ITC) và Cục xúc tiến Bộ Công thương,
thì tiềm năng xuất khẩu lớn nhất thuộc về các ngành hàng: hạt điều, dầu lửa,
đồ
gỗ, than đá, da giầy tiép đó là sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản, cao su,
đống tầu, thủy tinh, cà phê, máy móc nông nghiệp, hạt tiêu, đồ gia dụng, đồ gỗ
và hàng may mặc. Trong đó theo các chuyên gia ngành hàng may mặc, giầy
dép, dầu lửa, thủy hải sản, đồ gỗ và cà phê không chỉ đóng vai trò quan trọng
trong giai đoạn hiện tại còn thuộc nhóm những ngành hàng có yếu tố tiềm năng
xuất khẩu cao nh
ất, có kim ngạch xuất khẩu mỗi ngành hàng đạt trên 500
triệuUSD/năm. Bên cạnh những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, các
ngành hàng có kim ngạch dưới 100 triệu USD/năm đối với sản phẩm sữa, sản
phẩm từ sợi đay, rau quả, gạo, hoa tươi, ô tô – xe máy, hàng gia dụng.
Theo đánh giá của ITC thì yếu tố tiềm năng xuất khẩu đối với một số
nhóm ngành hàng của Việt Nam theo mức từ 1 (thấp nh
ất) đến 5 (cao nhất):
- Thứ 1: Nhóm hàng khoáng sản sơ cấp và nhiên liệu với các sản phẩm
dầu thô (chỉ số 3,4), than đá (3,3)
- Thứ 2: Việt Nam là một trong mười nước xuất khẩu hàng đầu thế giới

về thủy hải sản (chỉ số 3,2) với mức tăng trưởng xấp xỉ 20%/năm
- Thứ 3: Nhóm hàng nông sản với các mặt hàng như: Cà phê (đứng thứ 2
thế giới về
sản lượng xuất khẩu, và thứ 3 về giá trị (kim ngạch) chỉ số 3,1; cao
-6-
su tự nhiên (là một trong 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới); hạt điều (đứng
đầu thế giới chiếm 25% thị phần) và các loạt hạt khác có chỉ số 3,5, hạt tiêu giá
trị khác 3,1.
- Thứ 4: Nhóm hàng công nghiệp với các ngành hàng tiềm năng gồm
may mặc và nguyên phụ liệu, da giầy, đồ gỗ ngoại thất, thiết bị gia dụng, máy
nông nghiệp, đóng tàu, đồ chơi, thủy tinh vớ
i chỉ số giao động ở mức 3,0 – 3,4.
- Thứ 5: Nhóm ngành hàng thủ công mỹ nghệ (chỉ số 3,2) là nhóm ngành
năng động có tốc độ tăng nhanh về giá trị với tốc độ tăng nhanh gấp 5 lần so
với tốc độ tăng trung bình của thế giới. Sản phẩm thuộc ngành hàng có thiết kế
độc đáo mang tính truyền thống và mức giá vừa phải có sức hấp dẫn thị trường.
Trong ho
ạt động kinh tế đối ngoại nói chung về xuất khẩu hàng hóa nói
riêng, vấn đề nhận diện, đánh giá và khai thác lợi thế so sánh để nâng cao hiệu
quả và khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu là một trong những vấn đề quan
tâm hàng đầu đối với mỗi quốc gia và doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.
Việc đánh giá các nguồn lực có lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế
nói chung và xuất kh
ẩu nói riêng có nhiều ý kiến khác nhau, xong chủ yếu vẫn
dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1772 – 1828) nhà kinh tế
học người anh – lý thuyết này cho rằng trong trao đổi quốc tế thì hai bên đều có
lợi nếu biết khai thác lợi thế so sánh nguồn lực ở mỗi quốc gia; tư tưởng lợi thế
so sánh đã trở thành quy luật kinh tế nói chung và kinh tế quốc tế nói riêng và
được áp dụng đến nay. Sau David Recardo, các nhà kinh tế học Eh.Herkscher,
Bertilohlin, Gottfried Haberle, Samuelson đã b

ổ xung hoàn thiện thành lý
thuyết về lợi thế các yếu tố sản xuất và chi phí cơ hội của một sản phẩm. Mặc
dù có nhiều ý kiến, quan điểm không đồng nhất xong các nhà kinh tế đều thống
nhất là: Thương mại quốc tế đem lại lợi ích cho tác cả các quốc gia khi mở cửa,
giao lưu kinh tế với bên ngoài dù các nguồn lực sản xuất trong nước có lợi thế
chuy
ển đổi hay không. Ngày nay mọi lợi thế đều nằm trong lợi thế cạnh tranh
quốc gia. Mà theo M. Porter nhà kinh tế học người Mỹ thì lợi thế cạnh tranh
quốc gia được quyết định bởi 6 nhân tố:
-7-
- Các điều kiện sản xuất vốn có (lao động, tài nguyên thiên nhiên, vị trí
địa lý…)
- Các điều kiện thị trường nội địa.
- Các ngành công nghiệp bổ trợ và biến đổi.
- Chiến lược và cơ cấu của các công ty, cạnh tranh trong nội bộ ngành.
- Chính sách và tác động của chính phủ.
- Các nhân tố ngầu nhiên.
Theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF (World Economic Forum) về việc
phát triển quản lý quốc tế IMD (International Institute For management
Development) thì các yế
u tố xác định năng lực cạnh tranh quốc gia bao gồm:
tiềm lực kinh tế nội địa, đổi mới của nền kinh tế, vai trò của chính phủ, tài
chính tín dụng, cơ sở hạ tầng…
Mặc dù có một số điểm khác nhau trong đánh giá song cả hai cách đánh
giá đều có những điểm tương đồn, thống nhất về những nhân tố để một quốc
gia có lợi thế
cạnh tranh là nguồn vốn nhân lực, khoa học công nghệ, chính
phủ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý. Ở nước ta khi đánh giá lợi thế so sánh
các nguồn lực trong kinh tế quốc tế nói chung và thương mại quốc tế nói riêng
người ta thường đề cập đến 3 loại: nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và vị

trí địa lý.
- Nguồn nhân lực: Dân số nước ta hiện nay ước gần 89 triệu trong đó
hơn 50% là lực lượng lao động, trung bình mỗi n
ăm có hơn 1 triệu thanh niên
bước vào độ tuổi lao động. Giá lao động Việt Nam nhìn chung còn khá rẻ.
Theo điều tra của Werner International ở 51 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới gần đây thì giá trung bình 1 giờ trong ngành dệt ở Việt Nam là hơn 0,4
USD chỉ bằng 1:1,18 so với Indonesia, 1:1,23 so với Trung Quốc, 1:1,4 với Ấn
Độ, 1:1,64 với Ai Cập, 1:40 so với Italia, 1:65,7 so với Nhật Bản. Điều đó tạo
lợi thế cho Việt Nam tham gia vào phân công lao động quốc t
ế. Chi phí nhân
công trong giá thành các sản phẩm sản xuất và nhập khẩu Viêt Nam thấp – Sau
-8-
nữa lao động Việt Nam cần cù, thông minh, thành thạo, có khả năng nắm bắt
nhanh khao học, kỹ thuật công nghệ hiện đại, có khả năng ứng xử nhanh với
các tình huống phức tạp, có tinh thần vượt khó và đoàn kết, đây là những tố
chất rất quan trọng tạo ra khả năng cạnh tranh bằng nguồn nhân lực cho các sản
phẩm sản xuất và xuất khẩu, tạo ra sứ
c hấp dẫn thu hút lao động xuất khẩu Việt
Nam ra nước ngoài. Tuy vậy dân số tăng nhanh càng tạo ra lực lượng lao động
lớn dẫn đến sức ép phải giải quyết việc làm, thất nghiệp, tạ ra tình
trạng… vượt….lớn trên thị trường lao động. Sau nữa các tố chất đối với lao
động Việt Nam vẫn chủ yếu còn ở dạng tiềm năng vì lao động còn hạn chế về

thể lực, trình độ kiến thức và suy nghĩ chưa cao, chưa phù hợp với yêu cầu
người sử dụng, tác phong còn hay sản xuất nhỏ, nông nghiệp nên đây cũng là
hạn chế về chất lượng, cần phải đào tạo nâng cấp. Năm 2009 chỉ số HDI Việt
Nam xếp thứ 116/tổng số 182 nước được điều tra với số liệu lấy năm 2007,

ng liên tục 20 năm qua, năm 2007 chỉ số này là 0,733 so với HDI tuyệt đối là

1; bình quân từ năm 1985 đến 2007 mỗi năm tăng 1,16%, trong HDI, hai chỉ số
về tuổi thọ trung bình (đứng thứ 54) và tỷ lệ biết chữ (đứng thứ 69 thế giới) là
khá cao. Song về tổng thể HDI Việt Nam cũng chỉ nằm ở nhóm nước trung
bình, đứng sau các nước trong khu vực: Hồng Kông 24, Hàn Quốc 43, Thái
Lan 54, Malaysia 57, Trung Quốc 94, Indonesia 105.
Như vậy một qu
ốc gia đông dân, lực lượng lao động nhiều song chưa
hẳn đó là một quốc gia mạnh. Thực tế các các quốc gia có dân đông như Trung
Quốc, Ấn Đọ, Indonesia cũng chỉ là những quốc gia đang phát triển. Một quốc
gia mạnh trong phát triển kinh kế vẫn thể hiện ở tốc độ phát triển, sự năng động
trong vận dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong phát triể
n
kinh tế - xã hội, nhanh nhạy trong nắm bắt thời cơ phát triển kinh tế. Kết quả
nghiên cứu của NIES và Asean cho thấy nhân tố tiền quyết, quy định thành
công trong phát triển kinh tế là tư chất con người, trình độ công nghệ, hoạt
động quản lý, sự lựa chọn chiến lược phát triển, giải pháp có tính khả thi phù
-9-
hợp với điều kiện quốc gia, dân tộc thời đại: Singapore và Hồng Kông là hình
mẫu của sự thành công trong phát triển kinh tế.
Nước ta có lực lượng dồi dào và những tố chất hiện có, lực lượng lao
động sẽ gia tăng sức mạnh nhiều lần nếu những tố chất đó được khởi động,
đánh thức, kích thích sự phát triển thông qua hoạt động giáo dục, đào tạ
o, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa và truyền thống dân tộc. Nếu lao động
được đầu tư cho đào tạo đúng hướng, biết khai thác thì hiệu quả, sức cạnh tranh
sẽ cao và điều quan trọng hơn cả là nguồn nhân lực lao động là nguồn không bị
cạn kiệt, càng khai thác càng phát triển. Việt Nam cần phải nhận diện đây phải
trở thành nguồn lực có tiềm năng và l
ợi thế lớn nhất nếu biết đầu tư và khai
thác đúng hướng.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên ở nước ta đa dạng và khá
phong phú bao gồm :đất đai, vùng biển, nguồn nước, khoáng sản, khí hậu
(nắng, gió…) có thể tạo năng lượng tự nhiên và tài nguyên du lịch. Với tài
nguyên như vậy, nước ta có nhiều điều kiện và tiềm năng để phát huy lợi thế
trong sản xuất và xuất khẩu hangd hóa sang mộ
t số nước Nies và Đông Á,
những nước có tỷ trọng xuất khẩu lớn của nước ta. Vấn đề là sử dụng tài
nguyên đó như thế nào? Theo tư duy truyền thống, tài nguyên là điều kiện ưu
đãi của thiên nhiên, tạo lợi thế khi chúng ta mở cửa nền kinh tế, việc đẩy mạnh
khai thác tài nguyên vừa tạo lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh vừa tạo vốn ban
đầ
u. Song tài nguyên có những loại hạn chế(dầu thô, khoáng sản…) không thể
khai thác mãi, có cái phải tái tạo (rừng, thủy sản) song có cái có thể khai thác
mãi, không cạn kiệt đó là nguồn lực con người và thực tế từ thập kỷ 80 đến nay
và về sau này tài nguyên chất xám đã và đang thay thế tài nguyên thiên nhiên
hiện có, những vật liệu mới, nhiên liệu, công nghệ sinh học…đang phát triển và
thay thế có hiệu quả hơn về kinh tế, sạch về
môi trường do sự phát triển của
khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Tài nguyên thiên nhiên mất dần lợi thế so sánh
và nhường chỗ cho tài nguyên chất xám, nguồn lực con người. Theo đó càn
phải nhanh chóng khai thác và phát huy hiệu quả cao các nguồn tài nguyên
-10-
thiên nhiên mà hiện nay ta còn có lợi thế so sánh nhưng ngày mai có thể không
còn, hoặc còn nhưng không đáng kể. Trong thương mại quốc té cần phải nhập
những nguồn lực không có lợi thế so sánh như vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản
lý… để khai thác, xuất khẩu những nguồn lực có lợi thế so sánh đặc biệt là
những nguồn lực mà chỉ cần đầu tư trong thời gian ngắn: khai thác khoáng sản,
dầu khí, th
ủy hải sản Có thể mang lại hiệu quả ngay, song cũng có những
nguồn lực phải đầu tư lâu dài: trồng rừng, nuôi trồng thủy hải sản, khai thác

năng lượng tự nhiên…đồng thời phải cân đối giữa khai thác, sử dụng hiện tại
với nguồn lực giành cho tương lai (than đá, dầu mỏ, khoáng sản…). Đồng thời
với việc khai thác các nguồn tài nguyên phải tính đến hiệu quả
kinh tế - xã hội,
môi trường, phải tính đến lợi ích trước mắt, lâu dài và an ninh kinh tế, chính trị
của đất nước.
- Vị trí địa lý: Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi trong sản xuất và giao
thông quốc tế. có hơn 3000 km bờ biển, thuận lợi trong giao thông ahngf hải,
hàng không với lợi thế cảng biển, vịnh quan trọng. Đường biển, đường sông và
tương lai là sắt nối liền 3 nước Đông Dương, m
ột số nước Nies và Trung Quốc
tạo lợi thế cho Việt Nam trong phát triển nhiều loại hình kinh tế nói chung và
kinh tế đối ngoại, xuất khẩu nói riêng. Việt Nam lại có vị trí trong khu vực phát
triển kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao những năm gần đây.
Tuy vậy thời gian qua chúng ta khai thác lợi thế vị trí chưa được nhiều. Vị trí
địa lý là yếu tố quan trọng nhưng không phả
i là yếu tố quyết định cho sự phát
triển. Nhưng nó là tiền đề quan trọng trong giao lưu, buôn bán với bên ngoài.
Có thể xem kinh nghiệm của Singapo và Hồng Kông trong việc phatsb triển
kinh tế nhờ biết khai thác, tận dụng lợi thế vị trí địa lý hay khu kinh tế mở của
Trung Quốc dọc ven biển. Cần phải tận dụng lợi thế vị trí để giảm chi phí vận
chuyển, phải biết các loại hình dị
ch vụ, xác định cơ cấu kinh tế hợp lý mới có
thể phát triển kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng.
Từ đánh giá khái quát trên đây về lợi thế các nguồn lực có thể rút ra
những kết luận sau đây:
-11-
Lơi thế so sánh về nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý thuận lợi
là lợi là lợi thế so sánh tĩnh, lợi thế cấp thấp, thực chất đó là lợi thế chi phí sản
xuất, nên những hàng hóa sử dụng nhiều tài nguyên, lao động sẽ có ưu thế chi

phí thấp, xuất khẩu sẽ đem lại hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao. Đồng thời có
thể thu hút đầu tư nướ
c ngoài vào sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu. Song
lợi thế đó không lâu dài vì tài nguyên thiên nhiên có hạn, lao động giá rẻ càng
không còn lợi thế khi khoa học và công nghệ phát triển, do vậy sẽ khó cạnh
tranh so với những nước có lợi thế cao cấp (vốn, lao động trình độ, tay nghề
cao, khoa học, công nghệ cao…) trong khu vực và thế giới.
Sau nữa trong lý thuyết lợi thế so sánh mới chỉ đề cập đến những ngu
ồn
lực hữu hình, có thể định lượng đánh giá được mà chưa tính đến các nguồn lực
vô hình như: trình độ, kinh nghiệm của nguồn nhân lực, vị trí địa lý, uy tín sản
phẩm, nhãn thương hiệu doanh nghiệp, quốc gia. Một chiếc áo sơ mi sản xuất ở
Việt Nam song mang nhãn hiệu của của Italia có giá cao hơn rất nhiều so với
chiếc áo đó với nhãn hiệu Việt Nam. Tiềm năng và sức m
ạnh của các nguồn
lực vô hình rất khó đánh giá, có thể giúp phát triển kinh tế rất nhanh, đột biến
do đó cần phải coi trọng và có phương pháp đầu tư đúng đắn vào nguồn lực con
người, vào xây dựng thương hiệu quốc gia, vào khuyếch trương, xúc tiến hàng
hóa Việt Nam ra thế giới.
Trong đầu tư khai thác các nguồn lực cần lưu ý yếu tố hữu hình và vô
hình luôn có sự đan xen, không tách bạch, đầu tư
để có nguồn nhân lực có trình
độ cao, chất lượng cao không thể không chú ý đến đảm bảo vật chất, tinh thần,
văn hóa, môi trường làm việc, các điều kiện ăn ở, chăm sóc sức khỏe… và các
yếu tố khác. Sau nữa khi đã có những yếu tố đó thì khai thác thế nào lại là vấn
đề của quản lý một cách khoa học, hợp lý, vào khai thác, vào nuôi dưỡng, đầu
tư và tái tạo, phải có chiến lược lâu dài, đ
úng đắn và phù hợp với các diều kiện
vùng miền, quốc gia, quốc tế.
Các nguồn lực có lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu là không có

giá trị cố định, vĩnh viễn; có những nguồn lực hôm nay có lợi thế mai lại
-12-
không, do đó cần phải nhận diện, biết khai thác và đầu tư đúng đắn để tái tạo
trong những điều kiện cụ thể của môi trường quốc gia, quốc tế.
Gần đây giáo sư Paul Geugman đưa ra lý thuyết thương mại mới – lý
thuyết chủ chốt về thương mại quốc tế hiện nay, được coi là cuộc cách mạng
trong thương mại quốc tế. Theo lý thuyế
t lợi thế so sánh trong trao đổi thương
mại quốc tế với một mặt hàng chỉ có một chiều thương mại từ nơi có lợi thế
sang nơi không có lợi thế, như nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ trũng, không có
chiều ngược lại. Song thực tế thương mại quốc tế lại không phải luôn như vậy,
nhờ vận dụng khái niệm “cạnh tranh
độc quyền” của Robert Salow người từng
đoạt giải thưởng Nobel, Paul Geugman đã đưa ra lý thuyết thương mại mới, lý
thuyết này giải thích quan hệ thương mại nội ngành dựa trên giả định về lợi thế
của nó, nhờ sản xuất quy mô lớn mà giảm được chi phí sản xuất, ngoài ra người
tiêu dùng còn quan tâm đến tính đa dạng của sản phẩm. Do hai đặc tính này lợi
thế quy mô và tính đa dạng củ
a sản phẩm mà người sản xuất sẽ dần trở thành
độc quyền đối với nhãn hiệu sản phẩm của mình, ngay cả khi phải cạnh tranh
với đối thủ khác. Mô hình Paul Geugman giải thích tại sao thương mại quốc tế
vẫn có thể diễn ra giữa các nước có lợi thế tương đối về công nghệ và nhân tố
sản xuất tương tự nhau như Mỹ và Tây Âu đều có lợi thế
về vốn và công nghệ.
Nhưng Mỹ vẫn xuất khẩu xe Ford sang Châu Âu và ngược lại nhập xe BMW từ
Châu Âu về Mỹ. Điều đó là do sự ưa thích về tính đa dạng của nhãn hiệu của
người tiêu dùng cho phép hai hãng xe hơi Ford thuộc Mỹ và BMW của Tây
Đức có lợi thế trong sản xuất. Những sản phẩm nhãn hiệu của mình. Lý thuyết
của Paul Geugman đã trở thành lý thuyết chung trong thương mại quốc t
ế bổ

sung cho lý thuyết lợi thế so sánh của Recardo và Heckscher – Ohlim.
Những lý thuyết trên cho thấy để có lợi thế trong thương mại quốc tế,
cần phải nhận diện, khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh bên cạnh đó phảichú
trọng đến lợi thế quy mô thông qua chuyên môn hóa sản xuất liên kết chuỗi và
chú trọng tạo sự khác biệt đa dạng của sản phẩm để hoạt động thươ
ng mại quốc
tế đạt hiệu quả cao nhờ khai thác các yếu tố trên đây cần phải có sự trợ giúp
-13-
của chính phủ và các cơ quan liên quan trong đó có chính sách tài chính của
nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu khai thác được các lợi
thế này.
1.2. Cơ chế, chính sách tài chính khai thác lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu
các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam
- Một điểm chung của các lý thuyết gia về lợi thế tương đối đều cũng từ
kinh tế thị
trường tự do, giảm thiểu sự can thiệp của Chính phủ. Quan điểm này
được củng cố bền vững bởi các lý thuyết các trường phái kinh tế học tân cổ
điển thế kỷ thứ XX, lợi thế trên là công cụ điều tiết có hiệu quả nhất để tối đa
hóa lợi ích của người tiêu dùng thông qua các bảng giá trên thị trường, sự can
thiệp của chính phủ trên thị tr
ường…. các nguồn lực trong nền kinh tế không
được phân phối và sử dụng có hiệu quả nhất. tuy nhiên trong thập kỷ 20 của thế
kỷ thứ XX hai nhà kinh tế Argentina là Paul prebish và Hans Singer đã đưa ra
lý thuyết chứng minh cho sự cần thiết và sự can thiệp của chính phủ vào các
ngành có tiềm năng nhưng chưa có lợi thế sử dụng các biện pháp bảo hộ sản
phẩm của các ngành này bằng các công cụ thuế nhập khẩ
u, hạn ngạch nhập
khẩu, trợ cấp sản xuất trong nước để sau một thời gian, khi các ngành có khả
năng tự phát triển, các biện pháp bảo hộ sẽ dần được chính phủ gỡ bỏ và các
sản phẩm từ những ngành này có thể xuất khẩu được. Những tư tưởng này đặc

biệt được các nhà kinh tế thuộc trường phái kinh tế học phát triển củng cố sự
can thiệp của chính phủ vào thương mại quốc tế. Đặc biệt từ những năm 80 các
nhà kinh tế học và hoạt động chính trị nhận ra rằng cơ chế kinh tế thị trường và
sự can thiệp của chính phủ là yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng tuy vậy sự
can thiệp quá mạnh vào các ngành không có tiềm năng lợi thế qua việc sử dụng
hàng rào thuế và phi thuế quan không hợp lý s
ẽ làm những ngành này không
phát triển, thậm chí trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.
Chính sách tài chính của nhà nước bao gồm chính sách thuế, tín dụng, lãi
suất, tỷ giá, hỗ trợ xúc tiến, đầu tư… tác động tới các khâu, công đoạn của
chuỗi giá trị xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng, nhằm khai thác lợi thế ở các
-14-
khâu, các công đoạn, hoạt động tạo ra giá trị trong xuất khẩu các mặt hàng tiềm
năng.
1.2.1. Cơ chế chính sách thuế khai thác lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu các
mặt hàng xuất khẩu tiềm năng
Thuế là công cụ quan trọng để chính phủ quản lý nền kinh tế, ngoài việc
tạo ra nguồn thu cho ngân sách vì thuế còn có tác động điều tiết, phân bổ các
nguồn lực phân phối về
sử dụng các nguồn lực, tác động đến chi phí, giá thành
sản phẩm, dịch vụ. Thuế có tác dụng điều tiết việc khai thác sử dụng các nguồn
lực cho xuất khẩu hướng hạn chế hay mở rộng quy mô, thuế có tác động tới
việc đầu tư và việc mở rộng quy mô hoạt động nhập khẩu công nghệ kỹ thuât
(giảm thuế nhập khẩu) từ trong xuất kh
ẩu các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng
(giảm thuế xuất khẩu).
Do đó đối với những mặt hàng tiềm năng có lợi thế nhà nước cần cân
nhắc thuế suất thuế đối với các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và các thiết bị
công nghệ phải nhập khẩu, và thuế, phí đối với hàng xuất khẩu.
Đối với chính sách thuế thu nhập của doanh nghiệp xuấ

t khẩu mặt hàng
có tiềm năng có lợi thế: thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực tiếp đánh vào
thu nhập của doanh nghiệp xuất khẩu, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
của sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Thuế suất cao hay thấp tác động đến phần
lợi nhuận còn lại để khuyến khích doanh nghiệp, người lao động đối với hoạt
động sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời tăng lợi nhuận để tái đầu tư làm cơ cấu
vốn sở hữu và vốn vay thay đổi thay đổi theo hướng tăng khả năng tự chi tài
chính, tăng khả năng chi trả, vay nợ. Sau nữa thuế suất cao không phải luôn
tăng thêm nguồn thu cho ngân sách vì tăng thuế thu nhập phải nộp phụ thuộc
không chỉ thuế suất mà còn phụ thuộ
c vào thu nhập chịu thuế. Thuế suất thấp
sẽ kích thích gia tăng thu nhập chịu thuế trong nhiều trường hợp đem lại tổng
thuế thu nhập cao hơn nhiều so với trường hợp thuế suất cao. Sau nữa có một
nguyên lý kinh tế là khi tăng thuế suất sẽ dẫn đến gia tăng việc lậu thuế bằng
-15-
nhiều cách khác nhau nhất là trong kê khai, biến tấu sổ sách kế toán về thu
nhập chịu thuế.
Khi khuyến khích sự phát triển sản xuất, xuất khẩu Nhà nước có thể thực
hiện ưu đãi thuế để khuyến khích sự đầu tư mở rộng và theo chiều sâu nâng cao
hiệu quả xuất khẩu
Bảng 1: Một số ưu đãi thuế chủ yếu
Ưu đãi trên cơ s
ở Loại thuế ưu đãi
Thu nhập Giảm thuế suất tiêu chuẩn của
thuế thu nhập doanh nghiệp, thời kỳ
miễn thuế, cho phép chuyển lỗ.
Vốn đầu tư Khấu hao nhanh, hoàn thuế tái
đầu tư
Số lao động sử dụng


Giảm đóng góp bảo hiểm xã
hội, cho phép trừ một phần thu nhập
chịu thuế theo số lượng lao động sử
dụng, các chi phí liên quan đến lao
động
Kim ngạch xuất khẩu Giảm thuế thu nhập trên kim
ngạch xuất khẩu
Giá trị gia tăng

Giảm hoặc trừ thuế thu nhập
doanh nghiệp theo doanh thu thuần
(kim ngạch xuất khẩu) hoặc trên giá trị
gia tăng thuần.
Chi phí đặc biệt khác Cho phép trừ chi phí tiếp thị,
-16-
xúc tiến, quảng cáo khi tính thuế thu
nhập doanh nghiệp
Nhập khẩu

Miễn thuế nhập khẩu đối với tư
liệu sản xuất, nguyên liệu, vật liệu cho
dự án
a. Miễn thuế xuất khẩu, đối xử
ưu đãi đối với thu nhập từ hoạt động
xuất khẩu, cho phép trừ một số chi phí
liên quan đến ngoại hối hoặc từ hoạt
động sản xuất cho xuất khẩu
Xuất khẩu
b. Hoàn thuế nhập khẩu, khấu
trừ cho chi phí phát sinh ở nước ngoài

phục vụ cho xuất khẩu
(Nguồn: UNCTAD, Tax incentives and FDI: A global survey 2001)
Cụ thể:
- Thuế suất thuế thu nhập ưu đãi: là hình thức chuyển thuế thu nhập
doanh nghiêp thấp hơn đối với dự án cần khuyến khích đối với doanh nghiệp
xuất khẩu nhằm tăng tỷ suất đầu tư sau thuế của các nhà đầu tư vào xuất khẩu
các mặt hàng có tiềm năng, lợi thế.
- Cho phép chuyển lỗ: Là hình thức cho phép doanh nghiệp xuấ
t khẩu lỗ
qua năm tài chính tiếp theo nhằm hạ thuế xuất thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Miễn thuế: Là hình thức khuyến khích bao gồm miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu
được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển để thu hút đầu tư vào các
khu vực cũng như đối với phát triển ngành, nghề, l
ĩnh vực, mặt hàng xuất khẩu,
-17-
thường áp dụng đối với doanh nghiệp mới, dự án mới (nhằm khuyến khích xuất
khẩu mặt hàng tiềm năng) có lợi thế.
- Ưu đãi về chuyển nhượng vốn: là hình thức không đánh thuế hoặc đánh
thuế thấp đối với khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn trong các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.
- Cho phép thực hiện khấu hao nhanh: thường áp dụng
đối với các nước
đang phát triển cho phép các doanh nghiệp thực hiện khấu hao nhanh để rút
ngắn thời hạn đầu tư vốn và tăng thêm nguồn tiền sau thuế, khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại để sản xuất và chế
biến hàng xuất khẩu. Thực chất khấu hao này sẽ giúp làm tăng trưởng thu nhập
sau thuế, rút ngắn thời gian thu hồi vố
n và tăng tỷ suất đầu tư. Song cần thận
trọng và tăng cường giám sát vì các doanh nghiệp xuất khẩu có thể lợi dụng để

tăng thời gian được miễn giảm thuế hoặc lợi dụng để chuyển lỗ. Ngoài ra còn
có các ưu đãi khác như: giảm thuế cho phần giá trị gia tăng (để khuyến khích tự
chế biến thay vì xuất khẩu nguyên liệu thô), khấu trừ chi phí khối l
ượng thuế
thu nhập trên số lượng lao động sử dụng để khuyến khích giải quyết công ăn
việc làm…
Chính sách thuế, phí cần phải đảm bảo ổn định nhất quán, tránh hiện
tượng gia tăng trốn lậu thuế, hoặc lợi dụng, đồng thời không mâu thuẫn, vi
phạm các quy định của WTO, không thực hiện các bảo hộ hoặc vi phạm tính
bình đẳng các doanh nghiệp trong cạnh tranh và hướng tớ
i sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực, các lợi thế so sánh của các mặt hàng có tiềm năng.
1.2.2. Cơ chế chính sách tỷ giá khai thác lợi thế xuất khẩu các mặt hàng xuất
khẩu tiềm năng
Tỷ giá hối đoái (tỷ giá) là hệ số quy đổi một đồng tiền nước này sang
đồng tiền nước khác; với cách khác tỷ giá là đơn vị tiền tệ của nước này biểu
thị
bằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước ngoài. Có hai loại niêm yết tỷ giá:
Phương pháp niêm yết trực tiếp và gián tiếp.
-18-
Phương pháp niêm yết trực tiếp: Niêm yết giá một đơn vị đồng ngoại tệ
bằng số lượng đồng nội tệ khi đó đồng ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền cơ sở,
vài trò yết giá, đồng ngoại tế cố định còn đồng nội tệ đóng vai trò định giá cho
đồng ngoại tệ.
Phương pháp niêm yết gián tiếp: Ngược lại so với phương pháp niêm yết
trực tiếp, khi đó đồng nội tệ cố định còn đồng ngoại tệ đóng vai trò định giá
cho đồng nội tệ, do đó đồng ngoại tệ có giá bao nhiêu thì phải chuyển đổi.
Như vậy tỷ giá là giá cả của tiền tệ, phản ánh sức mua của một đồng tiền
trên thị trường thế giới.
Trong nền kinh tế đối ngoại nhà nước có thể sử dụng t

ỷ giá như một
công cụ điều tiết vĩ mô trên một số khía cạnh: tỷ giá là công cụ kích thích điều
tiết hoạt động xuất nhập khẩu.
Thông qua chính sách tỷ giá nhà nước có thể khuyến khích loại hàng chỉ
xuất hoặc nhập khẩu trong từng thời kỳ, đối với từng loại mặt hàng cụ thể như
nhà nước duy trì tỷ giá cao (làm mất giá đồng nội tệ) s
ẽ khuyến khích xuất
khẩu và hạn chế nhập khẩu ngược lại khi duy trì tỷ giá thấp tăng giá đồng nội tệ
thì nhập khẩu sẽ có lợi xuất khẩu sẽ bất lợi, do đó tăng nhập và giảm xuất khẩu
ảnh hưởng đến việc gia tăng hay hạn chế hoạt động sản xuất, xuất khẩu của
doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Tỷ giá là công cụ thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất chế
biến, xuất khẩu hàng có tiềm năng. Vì khi tỷ giá tăng sẽ làm cho giá cả các yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuất, chế biến, xuất khẩu ở trong nước rẻ hơn nước
ngoài, giá thành sản phẩm hàng hóa dịch vụ sẽ hạ, do đó các nhà đầu tư sẽ có
lợi, họ sẽ đầu t
ư mở rộng quy mô hoạt động.
Như vậy tỷ giá đóng vai trò quan trọng đối với việc kích thích đầu tư mở
rộng quy mô sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu có tiềm năng, lợi thế, khuyến
khích xuất khẩu những mặt hàng này trong chính sách tỷ giá nhà nước có thể sử
dụng chế độ tỷ giá cố định, thả nổi hoặc thả nổi có điề
u tiết, xong cần phải đảm
-19-
bảo mục tiêu ổn định tiền tệ ổn định kinh tế vĩ mô và khuyên khích xuất khẩu,
đầu tư để tăng xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế.
1.2.3. Cơ chế, chính sách tín dụng lãi suất khai thác lợi thế xuất khẩu các
mặt hàng tiềm năng
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay thông
qua vận động giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dướ
i hình thức tiền tệ hoặc

hàng hóa. Trong kinh tế thương trường, tín dụng có nhiều loại theo các tiêu
thức khác (i) tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn (ii) tín dụng sản xuất lưu
thông hàng hóa, tín dụng tiêu dùng (iii) tín dụng ngân hàng, tín dụng thương
mại, tín dụng nhà nước.
Trong quan hệ tín dụng, giá cả tín dụng hay lãi suất tín dụng là yếu tố
quan trọng. Lãi suất tín dụng là công cụ tài chính sử dụng trong quan hệ vay trả
vốn tiền tệ giữ
a người vay và người cho vay lãi suất được xác định bằng tỷ lệ
phần trăm giữa lãi tiền vay phần trả so với tổng số tiền đi vay trong một thời
gian nhất định. Lãi suất cho vay thấp phụ thuộc vào tình hình cung cầu vốn tín
dụng trên thị trường. Chính sách lãi suất là một trong những chính sách lãi suất
vĩ mô quan trọng của một quốc gia. Ngân hàng trung ương thường dùng lãi suất
để điều tiết ti
ền trong lưu thông, từ đó tác động đến lãi suất (cho vay và huy
động) của ngân hàng thương mại từ đó tác động đến hành vi tiết kiệm, đầu tư
của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và
doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất
khẩu hàng hóa, lãi xuất cho vay của ngân hàng là chi phí sử dụng vốn vay do
đó ảnh hưởng đến chi phí giá thành, hiệu quả kinh doanh, và khả năng c
ạnh
tranh của doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, ảnh hưởng quan trọng
đến việc khuyến khích mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất và xuất khẩu hàng
hóa việc tăng lãi xuất cùng với tạo điều kiện thuận lợi cho vay sẽ khuyến khích
mở rộng quy mô xuất khẩu và ngược lại.
-20-
Đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu có tiềm năng lợi thế việc
được vay ưu đãi với lãi suất thấp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí
vượt khó khăn ổn định sản xuất và xuất khẩu.
Nhà nước qua hệ thống ngân hàng cho vay với lãi suất thấp sẽ giúp mở
rộng quy mô đầu tư, hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật công nghệ

khắc phục hạn chế
về quy mô nhỏ, năng suất, chất lượng thấp dẫn đến hiệu quả và khả năng cạnh
tranh trong sản xuất và xuất khẩu thấp.
Mặt khác chính sách lãi suất của nhà nước cũng kích thích các doanh
nghiệp sản xuất và xuất khẩu phải phấn đấu sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn hạn
chế rủi ro, tổn thất vì vay vố
n phải trả lãi và vốn gốc sau nữa lượng vay là có
hạn cả về số lượng tiền lẫn thời hạn phải trả.
Chính sách lãi suất nếu hợp lý sẽ tăng huy động vốn cho các ngân hàng,
ổn định kinh thế vĩ mô, tạo thuận lợi và kích thích các doanh nghiệp sản xuất
và xuất khẩu vay vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu
Khi ngân hàng nhà nước điều ch
ỉnh lãi suất từ triết khấu và lãi suất từ
cấp vốn, lãi suất tín dụng thay đổi, cung cầu ngoại tệ thay đổi ảnh hưởng đến tỷ
giá ngoại tệ và đầu tư kích thích hoặc hạn chế xuất nhập khẩu hàng hóa
1.2.4. Chính sách đầu tư nhằm khai thác lợi thế xuất khẩu mặt hàng tiềm
năng
Nhờ việc sử dụng nguồn ngân sách để thực hiện ch
ức năng của nhà nước
nói chung và trong kinh tế nói riêng đặc biệt trong việc tạo cơ sở hạ tầng cho
các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa
nói riêng. Nhà nước cũng có thể sử dụng gói kích cầu, thực hiện các chương
trình, dự án phục vụ cho xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng.
Nhà nước có thể thực hiện chi ngân sách hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp
cho các doanh nghiệp sả
n xuất và xuất khẩu hàng có tiềm năng, hỗ trợ trong
đào tạo, chuyển giao công nghệ, xúc tiến, tìm kiếm thị trường, cung cấp thông
tin hoặc quảng bá hình ảnh, thương hiệu, hình thành các trung tâm nghiên cứu
và triển khai.
-21-

- Các khoản chi hỗ trợ kinh phí cho việc quy hoạch xây dựng các khu
công nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu trong đó có mặt hàng có tiềm
năng, lợi thế, tạo cơ sở hạ tầng mặt bằng, cung cấp dịch vụ. Các khoản chi cho
việc cải cách thủ tục hành chính, hải quan, dịch vụ tư vấn pháp lý… giúp các
doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thuận lợi trong việc cấ
p phép, giảm bớt
thời gian làm các thủ tục hành chính, hải quan, thuế… đảm bảo các doanh
nghiệp này giảm chi phí tận dụng cơ hội kinh doanh và yên tâm đầu tư vốn.
- Khi tình hình giá cả thị trường biến động chính sách tài chính nhà nước
sử dụng các gói kích thích (dịch vụ như kích cầu) giúp các doanh nghiệp này
khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và xuất khẩu…
Ngoài các chính sách nêu trên nhà nước áp dụng hình thức thưởng xuất
khẩu tùy theo các tiêu chu
ẩn mà doanh nghiệp đạt được cụ thể:
Tiêu chuẩn 1: doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng (hay một chủng loại mặt
hàng) sản xuất tại Việt Nam mà lần đầu tiên xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
được bổ sung vào danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam có hiệu quả với kim
ngạch đạt 100.000 USD/ năm trở lên, đối với biên giới hải đảo là 50.000 USD/
năm trở lên tính chỉ cho m
ột mặt hàng tiêu chuẩn thưởng này khuyến khích các
doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng có tiềm
năng nói riêng khai thác mặt hàng xuất khẩu mới mà tương lai có thể trở thành
mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn
Tiêu chuẩn 2: Doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả với tổng kim ngạch
năm phải cao hơn năm trước theo quy định của từng thời kỳ của bộ công
th
ương, mà hiện nay áp dụng cho mức tăng trưởng 20% kim ngạch và mức
tuyệt đối là 40.000 USD trở lên
Tiêu chuẩn 3: áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu có chất lượng cao,
được huy chương tại triển lãm, hội chợ quốc tế được tổ chức ở nước ngoài hoặc

được các tổ chức quốc tế về chất lượng hàng hóa cấp chứng chỉ hoặc xác nhận
bằng văn bản mộ
t số mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của ta đạt được tiêu chuẩn
này. Việc quy định tiêu chuẩn này khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu
-22-
nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu việc đạt được mục tiêu gia tăng kim ngạch
do chất lượng cao vừa để thâm nhập thị trường khó tính, thị trường mới, gia
tăng uy tín cho doanh nghiệp xuất khẩu ở thị trường trong và ngoài nước.
Tiêu chuẩn 4: Xuất khẩu mặt hàng được gia công chế biến bằng nguyên
vật liệu trong nước chiếm 60% trị giá trở lên hoặc mặt hàng sản xuất, chế bi
ến
thu hút nhiều lao động theo quy định như thủ công mỹ nghệ, nông lâm, thủy hải
sản, hàng may mặc, giày dép… vốn là thế mạnh của nước ta với mức kim
ngạch đạt từ 10 triệu USD trở lên, riêng hàng thủ công mỹ nghệ, hoa quả, thịt
lợn từ 3 triệu USD. Đây là những mặt hàng mà nhà nước khuyến khích vì ta có
tiềm năng lơn song kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng.
Tiêu chuẩn 5:
Đối với những mặt hàng ngoài hạn ngạch, ngoài chỉ tiêu
được phân, giao đạt kim ngạch từ 50 triệu USD trở lên.
Những quy định thưởng xuất khẩu trên đây nhằm thúc đẩy xuất khẩu nói
chung và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng có tiềm năng, lợi thế nói riêng, tiền
thưởng được lấy từ quỹ tài trợ tài chính cho xuất khẩu. Mặc dù khoản thưởng
xét về tài chính là không cao nó có ý nghĩa đối với việc tạ
o dựng uy tín, thương
hiệu cho mặt hàng và doanh nghiệp xuất khẩu.
1.3. Kinh nghiệm một số nước về cơ chế, chính sách tài chính nhằm khai
thác mặt hàng xuất khẩu tiềm năng
1.3.1. Kinh nghiệm một số nước Asean và Trung Quốc
 Kinh nghiệm Thái Lan
Chính phủ Thái Lan đã thành lập quỹ xúc tiến xuất khẩu (DEP) hỗ trợ

các nhà xuất khẩu tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm bằng các quý hỗ
tr
ợ. Năm 2002 DEP đã dùng các quỹ hỗ trợ để thực hiện 3 chính sách xúc tiến
(i) Đối với thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La Tinh, Đông Âu,
Nam Á và Trung Quốc thông qua các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và đẩy
mạnh các quan hệ thương mại, thâm nhập thị trường mới mở (ii) Dùng nội tệ
tạo hàng xuất khẩu, khuyến khích việc sản xuất, chế biến các mặt hàng ít hoặc
không s
ử dụng nguyên liệu, vật liệu, cấu kiện nhập khẩu từ nước ngoài.
-23-
- Hỗ trợ trong đào tạo các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm nâng cao kỹ
năng quản trị có hiệu quả.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ, triển lãm và tham
gia các đoàn đàm phán kinh doanh tại các thị trường mục tiêu và các thị trường
mới.
- Thành lập các phái đoàn thương mại gồm đại diện cơ quan Chính phủ,
doanh nghiệp xuất khẩu, nhà sản xuất được chính phủ hỗ trợ
để xây dựng hình
ảnh và quan hệ thương mại, đẩy mạnh các quan hệ kinh tế - thương mại, nghiên
cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu mới, nguồn nguyên liệu và công nghệ mới.
Tìm và thiết lập quan hệ với các nhà phân phối nước ngoài, tìm kiếm các nhà
đầu tư và khách hàng tiềm năng. Riêng đối với các mặt hàng lương thực, chính
phủ đã hỗ trợ tài chính qua việc tổ chức thực hiện các chương trình, hoạ
t động
nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành hàng xuất khẩu, viện thực phẩm
với sự hỗ trợ của Bộ công nghiệp Thái Lan đã có chương trình trị giá 57 triệu
USD để tăng cường nưng lực cạnh tranh của hàng lương thực.
- Hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu lương thục thông qua các khaonr vay
ưu đãi, lãi suất thấp với thời gian hoàn trả 5 – 7 năm; chính phủ Thái Lan cũng
hỗ trwoj thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp và hàng nông nghiệp

với lãi suất không quá 10% năm và thời hạn vay không quá 180 ngày.
- Đẻ thúc đẩy xuất khẩu từ năm 1998 DEP đã triển khai xây dựng hệ
thống phân phối ở nước ngoài nhằm phát triển các sản phẩm mang thương hiệu
thông qua các đại lý, nhà phân phối, văn phòng, chi nhánh, tập trung vào các
doanh nghiệp sử dụng thương hiệu “Thailand’s Brand”.
- Chính phủ Thái Lan cũng áp dụng mức thuế
ưu đãi và ưu đãi đầu tư đối
với mặt hàng nhà nước khuyến khích xuất khẩu.
 Kinh nghiệm Malaysia
Từ năm 1980, Malaysia đã ban hành các chính sách mang tính cải cách
trong xuất khẩu, đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp để thức đẩy sản xuất, chế
-24-
biến, xuất khẩu. Chính phủ đã thành lập công ty phát triển ngoại thương
(MATRADE) nhằm xúc tiến xuất khẩu nước này. Công ty MATRADE đã tổ
chức cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước tham gia hội trợ triển lãm, các
diễn đàn quốc tế, xúc tiến thị trường khu vực, giới thiệu sản phẩm. Đặc biệt là
đối với các mặt hàng tiềm năng của Malaysia là dầu cọ và hàng lâm sản.
Chính phủ
đã thành lập và hỗ trợ hoạt động các tổ chứ nhằm thúc đẩy
xuất khẩu như: Viện nghiên cứu dầu cọ Malaysia (PORIM), ủy ban xúc tiến
xuất khẩu dầu cọ (MPOPC), Ban công nghiệp gỗ (MTIC) và ủy ban gỗ
Malaysia (MTC).
Ủy ban xúc tiến xuất khẩu dầu cọ lấy nguồn kinh phí từ thuế xuất khẩu
dầu cọ thực hiện các hoạt động in ấn, giwois thiệu sản ph
ẩm, nghiên cứu thị
trường, cung cấp dịch vụ tư vấn và tham gia các hội trợ, triển lãm, hỗ trợ chính
phủ trong tư vấn các chính sách thương mại.
PORIM được thành lập để tổ chức và quản lý nghiên cứu môi trường cây
cọ và sản xuất dầu cọ, hỗ trợ kỹ thuật cho MPOPC trong hoạt động nghiên cứu
thị trường, tìm kiếm thị trường mới và củng cố thị tr

ường đã có , cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ như: dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tư vấn, tổ chức
hội thảo, triển lãm…phối hợp với các cơ quan chức năng của chính phủ để mở
rộng sản xuất dầu cọ ở nước ngoài.
MTIC thành lập 1973 với nhiệm vụ kiểm soát xuất khẩu gỗ. Phối hợp
v
ới các khu vực thị trường và tiếp thị, tư vấn
- Chính phủ Malaysia cũng lập 2 chương trình tín dụng hỗ trợ xuất khẩu
nông nghiệp và chương trình tài chính sử dụng xuất khẩu (ECR).
ECR là chương trình tín dụng ngắn hạn được quản lý bời ngân hàng
trung ương cho mặt hàng thực phẩm và một số mặt hàng xuất khẩu được lụa
chọn. Các khoản vay được thực hiện với lãi suất thaaos h
ơn lãi suất thương
mại. Tín dụng cho 80% giá trị trước giao hàng và 100% sau khi giao hàng. Tín
dụng trước giao hàng có thời hạn tối đa 4 tháng, sau giao hàng là 6 tháng.
-25-
- Chính phủ thành lập quỹ tín dụng với vốn vay ưu đãi hỗ trợ xuất khẩu
 Kinh nghiệm Singapore
Mặc dù là nước có diện tích và dân số nhỏ của Asean song Singapore là
nước dẫn đầu về xuất khẩu của Asean. Biện pháp tài chính thúc đẩy xuất khẩu
của Singapore là áp dụng các biện pháp hỗ trợ thương mại tự do, loại bỏ các
rào cản thương mại, áp dụng tỷ giá hối
đoái thực tế qua đó giúp Singapore có
được một cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hợp lý, khai thác được lợi thế so sánh.
Tự do hóa thương mại và thả nổi tỷ giá hối đoái sẽ phản ánh thực hơn tình hình
thị trường và lạm phát qua đó thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư. Singapore
coi rào cản thuể không phải là giải pháp khả thi cho một đất nước thiếu nguồn
nguyên liệu thô.
- Singapore áp d
ụng miễn thuế cho hàng hóa nào dành cho tái xuất khẩu,

tăng ưu đã về thuế cho hàng hóa cho các ngành công nghiệp mới đạt vị thế dẫn
đầu (miễn trừ từ 40% thuế lợi tức cho giai đoạn 5-10 năm hoặc hơn. Thuế thu
nhập được giảm cho các doanh nghiệp đang sản xuất các sản phẩm được nhà
nước phê duyệt; thu hút đầu tư và mở rộng ngành công nghiệp định hướng xu
ất
khẩu và khuyến khích xuất khẩu, miến trừ 90% thuế 5-15 năm cho lợi nhuận
xuất khẩu từ đầu tư lớn, đầy đủ.
Ủy ban phát triển kinh tế (EDB) của Singapore – cơ quan cố vấn cho nhà
nước xác định ưu tiên cho sản xuất các lĩnh vực xuất khẩu trọng điểm dựa trên
quy mô và hình thức thuế cùng các hình thức khuyến khích khác.
- Áp dụng các hình thức hỗ trợ tín dụng xu
ất khẩu, các chương trình tín
dụng theo các dự án công nghệ mới, sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao,
tạo hình ảnh, thương hiệu “ Công ty Singapore”
- Để kích thích đầu tư và các hoạt động sản xuất, kinh doanh hướng đến
xuất khẩu, Chính phủ cắt giảm tỷ suất thuế cho xuất khẩu từ 40% xuống 4%,
đồng thời khuyến khích đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất, chế biế
n hàng

×