1
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
NĂM 2009 -2010
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TIẾP CẬN THÔNG TIN PHỤC VỤ
XÂY DỰNG LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN
Chủ nhiệm đề tài : PGS-TS Thái Vĩnh Thắng
Chủ nhiệm khoa Hành chính- Nhà nước
Đại hoc luật Hà Nội
Thư ký đề tài: Th.s. Trần Ngọc Định
Giảng viên Khoa Hành chính- Nhà nước
Đại học luật Hà Nội
Cơ quan chủ trì: Viện khoa học pháp lý
Bộ tư pháp
8985
HÀ NỘI, 2011
2
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ:
NĂM 2009-2010
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ TIẾP CẬN THÔNG TIN PHỤC VỤ XÂY DỰNG LUẬT
TIẾP CẬN THÔNG TIN
Chủ nhiệm đề tài : PGS-TS Thái Vĩnh Thắng
Chủ nhiệm khoa Hành chính- Nhà nước
Đại học luật Hà Nội
Thư ký đề tài: Th.s. Trần Ngọc Định
Giảng viên Khoa Hành chính- Nhà nước
Đại học luậ
t Hà Nội
Cơ quan chủ trì: Viện khoa học pháp lý
Bộ tư pháp
Thành viên tham gia nghiên cứu:
1. PGS.TS Thái Vĩnh Thắng - Đại học luật Hà Nội.
2. PGS.TS Nguyễn Như Phát - Viện Nhà nước và Pháp luật.
3. TS Nguyễn Kim Thoa - Vụ Pháp luật hình sự- hành chính, Bộ tư
pháp.
4. PGS.TS Nguyễn Thị Hồi - Đại học luật Hà Nội.
5. TS Tô Văn Hoà - Đại học luật Hà Nội.
6. ThS Trần Ng
ọc Định - Đại học luật Hà Nội.
7. PGS.TS Tường Duy Kiên - Viện nghiên cứu quyền con người, Học
viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
8. TS Hoàng Thị Ngân - Văn phòng Chính phủ.
9. TS Bùi Thị Đào - Trường Đại học luật Hà Nội.
10. GS.TS Nguyễn Đăng Dung - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. ThS. Nguyễn Thị Hạnh - Vụ pháp luật hình sự- hành chính, Bộ tư
pháp.
12.
TS Nguyễn Thị Thu Vân -Vụ pháp luật kinh tế - dân sự, Bộ Tư pháp.
13. GS.TSKH Lê Văn Cảm – Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. ThS Nguyễn Đức Lam - Văn phòng Quốc hội
15. TS Nguyễn Quốc Hoàn - Đại học luật Hà Nội
16. LG Nguyễn Chu Dương - Nhà nghiên cứu luật học
3
MỤC LỤC 3
A. BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU 7
Phần Mở đầu 7
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 7
2. Tình hình nghiên cứu 13
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 25
4. Phương pháp nghiên cứu 25
Chương 1: Cơ sở lý luận pháp luật về tiếp
cận thông tin 26
1.1 Khái ni
ệm quyền tiếp cận thông tin và pháp luật về tiếp
cận thông tin 26
1.2 Tầm quan trọng của pháp luật về tiếp cận thông tin
đối với mỗi quốc gia. 28
1.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về tiếp cận thông tin 35
1.3.1 Phạm vi cung cấp thông tin /giới hạn cung cấp
thông tin 35
1.3.2 Các nguyên tắc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin 38
1.3.3 Ch
ủ thể của quyền tiếp cận thông tin 39
1.3.4 Các yếu tố cấu thành quyền tiếp cận thông tin 43
1.3.5 Thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin 49
1.3.6 Thủ tục khiếu nại, khiếu kiện 53
1.3.7 Hình phạt, các biện pháp bảo hộ,các biện pháp
khuyến khích thực thi pháp luật 56
Chương 2: Luật tiếp cận thông tin/tự do thông tin
trong pháp luật quốc tế và pháp luật của m
ột số
nước trên thế giới 57
2.1 Luật tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế 57
2.2 Luật tiếp cận thông tin của một số nước trên thế giới 58
2.2.1 Luật tiếp cận thông tin của một số nước Châu Âu 58
2.2.2 Luật tiếp cận thông tin của một số nước Châu Mỹ- La Tin 70
2.2.3 Luật tiếp cận thông tin của một số nước châu Phi 79
2.2.4 Luật tiếp c
ận thông tin của một số nước Châu Á và
châuÚc 82
2.3 Những đặc điểm chung và đặc thù trong pháp luật tiếp cận 94
thông tin và thực hiện pháp luật tiếp cận thông tin của một
4
số nước trên thế giới
2.4 Những kinh nghiệm có thể áp dụng vào Việt Nam 97
Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực hiện
pháp luật về tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam hiện nay 100
3.1 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về tiếp cận
thông tin ở Việt Nam 100
3.2 Những nội dung cơ bản của pháp luật về tiế
p cận
thông tin theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay 102
3.3 Thực trạng thực hiện pháp luật về tiếp cận thông tin ở Việt Nam
hiện nay 107
Chương 4. Xây dựng Luật về tiếp cận thông tin ở Việt Nam
hiện nay 121
4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật tiếp cận thông
tin ở Việt Nam 121
4.2 Nội dung cơ bả
n của dự thảo Luật tiếp cận thông tin
của Việt Nam 125
4.3 Một số kiến nghị đối với dự thảo Luật tiếp cận thông tin 128
B. CÁC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 133
Phần1. Cơ sở
lý luận pháp luật về quyền tiếp cận thông tin 133
Chuyên đề 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về quyền
tiếp cận thông tin 133
PGS-TS Thái Vĩnh Thắng&TS Tô Văn Hoà
Đại học luật Hà Nội
Chuyên đề 2. Khái niệm và nội dung của quyền tiếp cận thông tin 146
TS nguyễn Quốc Hoàn
Đại học luật Hà Nội
Chuyên đề 3. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về
tiếp
cận thông tin 162
PGS-TS Thái Vĩnh Thắng
Đại học luật Hà Nội
Chuyên đề 4. Vai trò của quyền tiếp cận thông tin đối với công dân
trong tham gia phản biện, giám sát xã hội, trong đấu tranh phòng
chống tham nhũng và xây dựng nền hành chính công khai, minh
bạch, hiệu quả 174
TS Nguyễn Thị Thu Vân
Vụ pháp luật kinh tế- dân sự, Bộ tư pháp
Chuyên đề 5. Giớ
i hạn của quyền tiếp cận thông tin 190
PGS-TS Thái Vĩnh Thắng
Đại học luật Hà Nội
Chuyên đề 6. Những điều kiện đảm bảo quyền tiếp cận thông tin 201
5
TS Bùi Thị Đào
Đại học luật Hà Nội
Chuyên đề 7. Thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, thủ tục
khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến quyền tiếp cận thông tin 218
TS Nguy ễn Kim Thoa
Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ tư pháp
Phần 2. Pháp luật về tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và
pháp luật n
ước ngoài 263
Chuyên đề 8. Quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế 263
PGS-TS Tường Duy Kiên & LG Phạm Hồng Sơn
Chuyênđề 9. Luật tiếp cận thông tin một số nước châu Âu 271
PGS-TS Thái Vĩnh Thắng & LG Nguyễn Chu Dương
Chuyên đề 10. Luật tiếp cận thông tin một số nước châu Mỹ - Latin
và châu Phi 283
PGS-TS Thái Vĩnh Thắng & LG Nguyễn Chu Dương
Chuyên đề 11
. Luật tiếp cận thông tin một số nước châu Á và châu Úc 295
PGS-TS Thái Vĩnh Thắng & LG Nguyễn Chu Dương
Chuyên đề 12. Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện luật về tiếp
cận thông tin của một số quốc gia trên thế giới 307
Th.S Nguyễn Thị Hạnh,
Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ tư pháp
Chuyên đề 13. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về ti
ếp cận thông tin:
thực tiễn các nước và liên hệ với Việt Nam 321
Th.S Nguyễn Đức Lam
Văn phòng Quốc hội
Phần 3. Thực trạng pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật
về tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay 351
Chuyên đề14. Sự hình thành, phát triển và thực trạng pháp luật
về quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay 351
PGS-TS Thái Vĩnh Thắng & PGS-TS Tường Duy Kiên
Chuyên đề 15. Cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công
dân ở Việt Nam hiện nay 360
PGS-TS Tường Duy Kiên
Chuyên đề 16. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà
nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền được thông
tin của công dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 379
PGS-TS Thái Vĩnh Thắng & PGS-TS Tườ
ng Duy Kiên
6
Chuyên đề 17. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và yêu cầu đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân 394
PGS-TS Thái Vĩnh Thắng
Chuyên đề 18. Những hạn chế và bất cập của pháp luật về tiếp cận
thông tin ở Việt Nam hiện nay 404
GS-TS Nguyễn Đăng Dung
Phần 4. Xây dựng Luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam
hiện nay 415
Chuyên đề 19. Sự cần thiết phải xây dựng Luật tiếp cận thông tin ở
Việt Nam hiện nay 415
PGS-TS Thái Vĩnh Thắng
Đại học luật Hà Nội
Chuyên đề 20. Những nguyên tắc cơ bản của dự luật tiếp cận
thông tin 425
TS Tô Văn Hoà
Đại học luật Hà Nội
Chuyên đề 21. Quyền tiếp cậ
n thông tin và xây dựng Chính phủ
mở trong điều kiện hội nhập quốc tế 441
TS Hoàng Thị Ngân
Văn phòng Chính phủ
Chuyên đề 22. Cấu trúc và những chế định cơ bản của dự thảo
Luật tiếp cận thông tin của Việt Nam 471
Th.S Nguyễn Thị Hạnh
Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ tư pháp
Tài liệu tham khảo 499
7
A. BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quyền tiếp cận thông tin (Right to access to information) là quyền của
con người và công dân được tiếp cận các thông tin, đã ban hành và lưu giữ
tại các cơ quan, tổ chức công quyền đặc biệt là các cơ quan hành chính Nhà
nước. Các cơ quan công quyền nắm giữ thông tin không vì
bản thân họ mà với tư cách là người bảo vệ lợi ích của công chúng. Thông
tin được coi là tài sả
n Quốc gia và cũng như mọi tài sản khác không thể để
cho một cá nhân hay tổ chức nào độc quyền chiếm đoạt nếu đó không phải
là các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh, bí mật
trong giai đoạn điều tra tội phạm, bí mật cá nhân. Quyền tiếp cận thông tin
được coi là một trong những quyền cơ bản của con người và công dân. Điều
19 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã kh
ẳng định: “Mọi người có quyền
tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến, quyền này bao gồm quyền tự do giữ quan
điểm không có sự can thiệp và tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ các ý
tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện nào mà không có biên giới”.
Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng
đã quy định: “Mọi người đều có quyền giữ quan
điểm của mình mà không ai
được can thiệp vào. Mọi người có quyền tự do ngôn luận, quyền này bao
gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến,
không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng hoặc bản viết, in,
hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng
khác tuỳ theo sự lựa chọn của họ”.
Trong khoả
ng 20 năm gần đây đã diễn ra một cuộc cách mạng toàn cầu về
quyền tiếp cận thông tin. Bản chất của cuộc cách mạng này là công nhận
quyền của cá nhân được tiếp cận thông tin của cơ quan công quyền. Quyền
này ngày nay đã được nhìn nhận rộng rãi là một quyền con người cơ bản,
như hòn đá tảng của nền dân chủ và của nền quản trị tốt và là công c
ụ hữu
hiệu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Quyền được thông tin/ tiếp cận thông tin không những được quy định trong
nhiều văn kiện của Liên Hợp Quốc, trong Hiến pháp của hầu hết các nước
trên thế giới mà còn được thể hiện bằng Luật về tiếp cận thông tin.
Nếu năm 1990 trên thế giới chỉ có 13 nước đã ban hành Luật tiếp cận thông
tin thì đến năm 2009, đ
ã có 86 nước ban hành luật về tiếp cận thông tin:
Thụy Điển (1766), Colombia (1885), Phần Lan (1919), Mỹ (1966), Na Uy
(1970), Pháp (1978), Úc (1982), Canada (1983), Đan Mạch (1985), Hà Lan
(1991); Hungary (1992), Hàn Quốc (1996), Kirgizstan (1997), Thái Lan
8
(1997), Anbani (1999), Bungary (2000, Nam Phi (2000), Anh (2000),
Jamaica (2002), Mexico (2002), Thổ Nhĩ Kỳ (2003), Pêru (2003), Nhật Bản
(2004), Ấn Độ (2005), Azerbaijan (2005), Uganda (2005), LB Nga (2006),
Indonesia (2007)… Trung Quốc cũng đã ban hành Pháp lệnh về quyền tiếp
cận thông tin năm 2007; 30 quốc gia khác đang nỗ lực xem xét ban hành luật
này.
Ở Việt Nam, quyền được thông tin đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm
1992 và nhiều văn bản pháp luật khác, tuy nhiên cho đến nay Nhà nước ta
vẫn chưa có đạo luật riêng quy định về quyền này. Quyền tiếp c
ận thông tin
ở Việt Nam hiện nay được thể hiện rãi rác trong nhiều văn bản pháp luật:
Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, Luật báo chí năm 1989, Luật xuất
bản năm 2004, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004, Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2008, Luật kiểm toán Nhà nước năm 2005, Luật thực hành
tiết kiệm chống lãng phí năm 2005, Pháp lênh thực hi
ện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn năm 2007, Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm năm
2003. Đặc biệt trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm
2007 đã quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết, nhân dân
bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ
quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát, trách
nhiệm của chính quyền, cán bộ
, công chức xã, phường, thị trấn, của cán bộ
thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, của cơ quan tổ
chức cá nhân có liên quan.
Những quy định trên đây về việc tiếp cận thông tin của công dân và nghĩa
vụ của cơ quan Nhà nước về cung cấp thông tin trong một số lĩnh vực và
phạm vi địa bàn áp dụng cũng đã khá rõ tuy nhiên việc thực hiện các quy
định nói trên còn rất hạn chế
vì trong tất cả các văn bản pháp luật nói trên
hầu như rất ít chế tài quy định về vấn đề xử phạt việc không cung cấp thông
tin và những quy định nói trên nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác
nhau và thiếu tính hệ thống nên vẫn chưa có một cơ chế hữu hiệu để đảm
bảo cho công dân được thực hiện một cách đầy đủ quyền tiếp cận thông tin.
Theo Toby Mendel, chuyên gia hàng đầu c
ủa Liên hợp quốc về quyền tiếp
cận thông tin, trong công trình nghiên cứu “Tầm quan trọng của Quyền tiếp
cận thông tin: Xu hướng, Địa vị và Đặc điểm”
1
, tổ chức phi Chính phủ
Quốc tế về nhân quyền có tên là ARTICLE 19 đã coi thông tin là “khí oxy
của nền dân chủ”. Thông tin là nguồn sống cơ bản của nền dân chủ vì về bản
chất dân chủ là khả năng của cá nhân tham gia một cách hiệu quả vào quá
trình ra quyết định có ảnh hưởng đến cá nhân đó
2
.Quyền tiếp cận thông tin
1
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: “Xây dựng Luật tiếp cận thông tin tại Việt Nam” ngày 06-07/05/2009 tại Hà
Nội (Trang 30)
2
Tài liệu đã dẫn trang 32
9
xứng đáng được coi là “oxy của nền dân chủ” bởi suy cho cùng nó là quyền
để thực hiện mọi quyền. Vì không có thông tin thì người dân không thể biết,
không thể bàn, không thể làm, không thể kiểm tra về bất cứ vấn đề gì. Nói
một cách khác tất cả các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội của
công dân đều chỉ có thể đảm bảo thực hiện trên cơ sở đảm bảo quyền tiếp
c
ận thông tin.
Quyền tiếp cận thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo
thực hiện các quyền chính trị, dân sự và các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội
của công dân.
Quyền chính trị của công dân bao gồm các quyền: tham gia quản lý công
việc của Nhà nước và xã hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước, tham gia xây dựng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện quyền bầu cử
và ứng c
ử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia thực hiện giám sát
bộ máy nhà nước, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tự do hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật,
tự do thể hiện ý chí của mình khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý . Muốn
thực hiện các quyền trên đây trước hết công dân phải có đầy đủ các thông
tin. Nếu không có thông tin ho
ặc thông tin không đầy đủ công dân không thể
thực hiện các quyền Hiến định đó của mình; chẳng hạn để thực hiện quyền
bầu cử nếu các cơ quan có thẩm quyền không cung cấp đầy đủ các thông về
các ứng cử viên trong danh sách bầu cử, người dân không biết lựa chọn
người nào vì vậy mặc dù có quyền lựa chọn nhưng người dân không thể thực
hiện được quyền này. Các
đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn các thành
viên của Chính phủ trong các phiên họp của Quốc hội nhưng nếu các đại
biểu Quốc hội không được cung cấp thông tin đầy đủ hoặc không có bộ máy
giúp việc có năng lực hoặc không có các cơ quan chuyên môn của Quốc hội
như Thanh tra Quốc hội (Ombudsman) hay Kiểm toán Quốc hội
(Parliamentary Audit), các đại biểu Quốc hội không thể có thông tin để đối
chiếu vớ
i những số liệu mà các Bộ trưởng đã đưa ra khi trả lời chất vấn thì
quyền chất vấn cũng chỉ là hình thức. Ngay quyền bỏ phiếu để thông qua kế
hoạch dài hạn và ngắn hạn nếu không có thông tin đầy đủ thì các đại biểu
Quốc hội cũng không dám chắc việc “bấm nút” của mình đúng hay sai. Mức
độ tham gia của công dân vào việc xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch,
vững m
ạnh được hình thành trên cơ sở các thông tin mà công dân nắm được.
Việc các khu đô thị mới ở Hà Nội hình thành một cách nhanh chóng với dân
số ngày càng tăng theo mức độ phát triển của các khu đô thị, tuy nhiên các
trường học từ mẫu giáo đến tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
ở các khu vực đó lại không được xây dựng dẫn đến tình trạng các trường học
ở Hà Nội bị quá tải, tr
ẻ em các khu vực đô thị mới phải đi học xa hoặc phải
chịu mọi sự bất tiện do thiếu trường học trên địa bàn của mình cũng là hệ
quả của việc thiếu các thông tin toàn diện và việc thiếu vai trò điều hoà, phối
10
hợp giữa các bộ, ngành do các bộ ngành này không nắm được thông tin của
các bộ ngành khác.
Do không có các thông tin đầy đủ, việc thực hiện quyền khiếu nại tố cáo
của công dân sẽ rất khó khăn. Chẳng hạn họ không biết gửi đơn khiếu kiện
đến cơ quan nào, thủ tục giải quyết khiếu kiện sẽ ra sao, ai là người chịu
trách nhiệm chính về loại vụ việc này. Do không có thông tin đầy đủ người
dân có thể buộc phải chịu đựng tình trạng vi phạm pháp luật của các cơ quan
công quyền, vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của họ mà không dám
đấu tranh vì các cơ quan công quyền đặc biệt là các cơ quan hành chính Nhà
nước đã bưng bít các thông tin.
Mọi công dân đều có đầy đủ các quyền dân sự của mình. Một trong các
quyền dân sự của công dân là quyền được yêu cầu bồi thường khi họ là nạn
nhân của việc bị bắ
t hoặc bị giam giữ bất hợp pháp. Công dân chỉ có thể đấu
tranh để thực hiện quyền này khi họ được cung cấp thông tin về điều kiện và
mức độ bồi thường, cơ quan bồi thường. Nếu không có các thông tin đó
người dân sẽ rất khó khăn khi bảo vệ các quyền của mình. Quyền tài sản là
quyền dân sự đặc biệt quan trọng của công dân. Khi vì lợi ích công các bất
động sản c
ủa công dân có thể bị nhà nước trưng dụng với sự đền bồi thoả
đáng. Tuy nhiên, công dân chỉ có thể bảo vệ được quyền đền bù thoả đáng
này khi họ được nhà nước cung cấp đầy đủ và chính xác về giá cả đền bù và
các thủ tục cần thiết trong việc đền bù do giải phóng mặt bằng.
Như vậy nếu không có thông tin đầy đủ thì các quyền dân sự của người dân
khó có thể
được đảm bảo thực hiện.
Quyền tiếp cận thông tin có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện
các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân.
Quyền tự do kinh doanh là một quyền cơ bản của công dân, tuy nhiên
muốn thực hiện quyền này công dân phải có đầy đủ thông tin trong lĩnh vực
kinh tế chẳng hạn công dân cần phải có đầy đủ các thông tin về nhu cầu tiêu
dùng của xã hội, về th
ị trường tiêu thụ hàng hoá trên cơ sở đó người dân đầu
tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả. Khi có đầy đủ
thông tin công dân có thể xác định đúng sản xuất mặt hàng gì, yêu cầu chất
lượng như thế nào và tiêu thụ ở đâu. Tình trạng nhiều nơi nông dân trồng
mía, nuôi bò sữa, trồng các loại hoa quả, chăn nuôi các loại gia cầm, gia súc
nhưng không bán được sản phẩm của mình do nhu c
ầu tiêu thụ ít nhưng sản
xuất lại nhiều, mặt hàng cần thì không có, mặt hàng có thì không cần chính
là do sự thiếu thông tin theo quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường.
Hoặc trong trường hợp khác, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền không
cung cấp cho người dân biết những thông tin về nguy cơ phá sản hay tình
trạng đã phá sản của một số doanh nghiệp của Nhà nước cũng như tư nhân
thì người dân có thể
sẽ mất trắng hàng trăm triệu, hàng chục tỷ đồng nếu làm
ăn với các doanh nghiệp đã hoặc đang trên đà phá sản mà họ không biết.
11
Đối với quyền học tập của công dân cũng vậy. Các cơ quan hành chính Nhà
nước có thẩm quyền phải có nghĩa vụ cung cấp cho người dân những thông
tin cần thiết về các nghề nghiệp mà xã hội đang cần, mặt khác cũng cần cung
cấp các thông tin về những ngành nghề mà nhiều người đã tốt nghiệp được
cấp các bằng đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp nhưng không
có việc làm . Nếu không có thông tin đầy đủ về các chỉ số trên đây thì sẽ dẫn
đến tình trạng đào tạo tràn lan, đào tạo theo nhu cầu cảm tính, cán bộ vừa
thừa vừa thiếu. Con số ước tính chỉ có khoảng 40% sinh viên các trường đại
học sau khi tốt nghiệp có việc làm theo đúng chuyên ngành đào tạo hiện nay
ở Việt Nam đã nói lên tình trạng này, chưa nói đến những sai lầm về đào tạo
cán bộ
trong thời kỳ theo cơ chế hành chính quan liêu bao cấp. Trong thời
kỳ đó do thiếu thông tin cần thiết nên chúng ta đã gửi các con em đi đào tạo
ở nước ngoài không đúng trọng tâm, trọng điểm. Do không biết ngành gì
đào tạo ở trường nào, ở nước nào thì có chất lượng cao nhất nên hầu như
trong thời kỳ này, các sinh viên đi học nước ngoài bất cứ ngành gì cũng gửi
đi đào tạo ở Liên Xô và các nước XHCN
Đông Âu trong khi đó các trường
có chất lượng cao nhất trong lĩnh vực đó như ở Anh, Nhật Bản, Hà Lan,
Pháp, Đức , Canađa và các nước tư bản phát triển thì Nhà nước không gửi
người đi đào tạo. Do thiếu thông tin khoa học đặc biệt là những thông tin
khoa học cập nhật, các lĩnh vực khoa học đặc biệt là khoa học xã hội của
Việt Nam đã lạc hậu so với nhiều nước tiên ti
ến trên thế giới. Cũng do thiếu
thông tin về hình thức và phương pháp đào tạo ở nước ngoài nên trong một
thời gian dài chỉ có hình thức đào tạo công lập đồng thời phương pháp đào
tạo mang tính chất cổ truyền, đào tạo theo chương trình tín chỉ chỉ được đào
tạo trong thời gian gần đây.
Quyền tiếp cận thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực
hiện các chính sách tạ
o công ăn việc làm cho công dân đặc biệt là các chính
sách xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Do không có thông tin đầy đủ và
chính xác về việc làm và chế độ tiền lương ở nước ngoài mà một số công
nhân xuất khẩu lao động với những chi phí tốn kém để ra nước ngoài lao
động ở nước ngoài nhưng khi ra nước ngoài họ đã thất vọng vì công việc
nặng nhọc mà đồng lương thấp, hoặc không có việc làm buộc họ phải tr
ở về
nước với những khoản nợ nặng nề do chi phí cho các dịch vụ môi giới tìm
kiếm việc làm ở nước ngoài. Sự thiếu thông tin cần thiết và đầy đủ cũng
tước đi khả năng của công dân có thể hưởng thụ những tinh hoa văn hoá của
nhân loại như thông tin về những thành tựu mới trong văn học nghệ thuật,
âm nhạc, trong phát minh sáng chế, trong các thành tựu y học v
ề giải phẩu
về khả năng chữa các căn bệnh hiểm nghèo, các thành tựu trong lĩnh vực vật
liệu xây dựng và công nghệ sinh học tạo ra các giống cây mới, vật nuôi mới
có năng suất và giá trị kinh tế cao.
12
Việc cung cấp đầy đủ các thông tin cho công dân về môi trường, chất
lượng đào tạo, ngành nghề đào tạo, phương pháp đào tạo ở nước ngoài có
thể giúp cho các bậc phụ huynh chọn đúng trường, đúng ngành nghề, phù
hợp với khả năng kinh tế của mình để có thể định hướng cho con em họ có
thể đến những nơi tốt nhất để học tập, rèn luyện để s
ớm thành đạt trong nghề
nghiệp của mình khi ra trường.
Một trong các quyền thuộc về lĩnh vực các quyền kinh tế,văn hoá, xã hội là
quyền được sống trong môi trường trong sạch, tuy nhiên nếu các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền không cung cấp thường xuyên các số liệu về mức
độ ô nhiễm không khí, sự trong sạch của các nguồn nước thì người dân có
thể không biết họ đang sống trong một môi trường bị ô nhi
ễm về mức độ
tiếng ồn, về mức độ bụi trong không khí, về các nguồn nước uống có chứa
các chất độc hại, các thực phẩm mà người dân sử dụng hàng ngày nếu không
có thông tin đầy đủ người dân cũng có thể sử dụng các thực phẩm độc hại
như hoa quả được tẩm hoá chất để bảo quản lâu ngày, các loại rau quả bị
nhiễm thuốc tr
ừ sâu, các loại thịt có nguy cơ được đưa đến từ một vùng mà
súc vật đang bị các bệnh dịch.
Từ những phân tích trên đây có thể đi đến kết luận quyền tiếp cận thông
tin chính là điều kiên tiên quyết để đảm bảo thực hiện các quyền con người
và quyền công dân. Việc ban hành Luật tiếp cận thông tin đối với Việt nam
hiện nay là cần thiết và cấp bách. Trong thời
đại hội nhập quốc tế và toàn
cầu hoá quyền tiếp cận thông tin đã và đang trở nên một quyền cơ bản và là
một trong những quyền quan trọng nhất của con người và công dân.
Quyền tiếp cận thông tin ( Right to acces to information) là một trong
những quyền cơ bản của công dân, của con người, bảo đảm quyền được
thông tin là một trong những điều kiện cần thiết để xây dựng một th
ể chế
dân chủ và nhà nước pháp quyền. Trong bối cảnh đất nước ta xây dựng nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,
thông tin trở thành một yêu cầu vô cùng cần thiết trong phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội và an sinh xã hội, nâng
cao dân trí, xây dựng nhà nước và hoàn thiện pháp luật để phát huy rộng rãi
sự tham gia của ngườ
i dân vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giám sát
công quyền, tăng cường tính công khai minh bạch và nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước, phòng và chống tham nhũng, lãng phí, sử dụng có
hiệu quả ngân sách nhà nước. Quyền tiếp cận thông tin cũng bảo đảm mỗi cá
nhân thực hiện các quyền khác tốt hơn và bảo vệ các lợi ích hợp pháp của
họ. Phương châm các công việc quan trọng của nhà nước “dân biế
t, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra” theo tư duy lô gic của một chuyên gia về luật tiếp
cận thông tin có thể diễn đạt như sau: “ dân biết nhờ có thông tin, dân bàn
nhờ có thông tin, dân làm nhờ có thông tin, dân kiểm tra nhờ có thông tin”.
Nói cách khác thông tin là tất cả, là điều kiện tiên quyết để thực hiện các
13
quyền con người và công dân. Thông tin là ô xy của nền dân chủ, nếu thông
tin không được đảm bảo, thông tin sai lệch hoặc bưng bít thông tin, quyền
làm chủ của nhân dân khó có thể thực hiện được.
Nhận thức được tầm quan trọng của quyền tiếp cận thông tin trong việc
phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường tính công khai minh
bạch và hiệu lực quản lý nhà nước, bảo đảm các quyền con người, quyền
công dân, Ngh
ị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành TW Đảng (Khoá
X) tháng 8-2006 đã chỉ rõ: “ Xem xét, sửa đổi các danh mục bí mật nhà
nước nhằm mở rộng công khai” và “Nghiên cứu ban hành Luật về bảo đảm
quyền được thông tin của công dân”. Đây là chủ trương quan trọng của
Đảng, là định hướng quan trọng cho việc bảo đảm thực tế quyền được thông
tin ở nước ta, góp phần vào cuộc chiến chống tham nhũ
ng, lãng phí, quan
liêu, xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hiệu quả
theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực
hiện tốt hơn các quyền công dân và quyền con người ở Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, việc nghiên cứu đề tài Cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin phụ
c vụ xây
dựng Luật tiếp cận thông tin là hết sức cần thiết. Đề tài đáp ứng yêu cầu về
mặt lý luận cũng như thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.
2.Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Quyền được thông tin hay quyền tiếp cận thông tin (Right to access to
information) được coi là một trong các quyền cơ bản của con người đã
được Liên Hợp Quốc cũng như nhiều tổ
chức quốc tế và khu vực công nhận.
Phần lớn các quốc gia trên thế giới, khi tham gia vào các điều ước quốc tế về
quyền con người ở cấp quốc gia và khu vực đều trực tiếp hay gián tiếp công
nhận, tôn trọng quyền được thông tin của cá nhân. Sự bùng nổ của internet
và tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thông tin, nhận thức về dân chủ, tự do cá
nhân và yêu cầu phát triển kinh tế tạ
i các quốc gia đã đưa đến sự bùng phát
làn sóng ban hành Luật tự do thông tin/ Luật tiếp cận thông tin lan rộng
trên toàn cầu và tại khắp các lục địa. Cho đến nay đã có gần 90 quốc gia trên
thế giới ban hành một đạo luật riêng để cụ thể hoá và bảo đảm thực thi
quyền được thông tin ở quốc gia mình, từ những nước phát triển như Thụy
Điển, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nh
ật Bản, Canada
cho đến những nước đang phát triển như Thái Lan, Ấn Độ, Hy Lạp, Mexico,
Georgia, Ba Lan, Romania, Bulgary, Peru, Azerbaijan , Jordani, hay thậm
chí cả những nước còn đang phát triển ở trình độ tương đối thấp như
Pakistan, Kyrgyzstan, Albania, Nepal hay Uganda. Sự bùng nổ pháp luật
thực định về quyền được thông tin ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế là một
dấu hiệu cho thấy sự dồi dào các tài liệu nghiên cứu dưới các hình th
ức khác
nhau cung cấp cơ sở lý luận cũng như thực tiễn cho việc nghiên cứu xây
14
dựng một cách toàn diện pháp luật về quyền được thông tin. Các nghiên cứu
quốc tế trong lĩnh vực này đã có sự phát triển từ rất lâu đời và cho đến nay
đã ở trình độ cao ở cả khía cạnh chiều rộng và chiều sâu.
Ở mức độ nghiên cứu khái quát, những công trình nghiên cứu có uy tín
cao của các nhà luật học Anh như Freedom of Information: The Law, the
Practice and the Ideal ( Tự do thông tin: Pháp luật, thực tiễn và lý tưởng) của
Patrick Birkinshaw (2001) hay Blackstone’s Guide to the Freedom of
Information Act ( Bình luận của Blackston về
đạo luật tự do thông tin) của
John Wadham, Jonathan Griffiths và Kelly Marris (2002). Đặc biệt là công
trình nghiên cứu: “Báo cáo đánh giá so sánh pháp luật về tiếp cận thông tin”
của chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Luật tiếp cận thông tin là Tony
Mendel, xuất bản năm 2008. Các công trình nghiên cứu này đã phân tích, so
sánh quyền tiếp cận thông tin trong mối quan hệ với các quyền khác của con
người đã được quy định trong các điều ước quốc tế như quyền tự do ngôn
luận, tự do hộ
i họp, tự do báo chí, tự do xuất bản; vai trò của nó trong việc
xây dựng nhà nước pháp quyền và đảm bảo thực hiện các quyền công dân và
quyền con người…Những tác phẩm này rất có giá trị trong việc cung cấp
một cách nhìn về quyền được thông tin từ góc độ pháp luật quốc tế về quyền
con người.
Đi sâu vào nghiên cứu nội dung của pháp luật về quyền tiếp cận thông tin
trong các tác phẩm như Freedom of Information: The Law, the Practice and
the Ideal (T
ự do thông tin: Pháp luật, thực tiễn và lý tưởng) của Patrick
Birkinshaw (2001) hay Blackstone’s Guide to the Freedom of Information
Act (Bình luận Blackstone về đạo luật về quyền tự do thông tin) của John
Wadham, Jonathan Griffiths và Kelly Marris (2002) ta thấy những tác phẩm
này phân tích cụ thể những vấn đề liên quan đến quyền được thông tin như
vai trò, bối cảnh ra đời, nội dung các quyền, các trường hợp miễn trừ và các
cơ chế bảo đảm thực thi. Đặc biệt các đề xuất liên quan tới kinh nghiệm xây
dựng các khung th
ể chế và thiết chế cụ thể để bảo đảm thực thi quyền được
thông tin theo các chuẩn mực quốc tế đã nhận được sự tham gia rộng rãi của
cả giới nghiên cứu và những người xây dựng chính sách. Các công trình này
cũng nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình quy định và thực thi quyền được thông
tin ở một số quốc gia điển hình như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Đức,…
có thể làm cơ sở tham kh
ảo quý về kinh nghiệm đối với vấn đề này từ góc
độ so sánh.
Ở mức độ chuyên sâu hơn nữa trong lĩnh vực này có rất nhiều bài nghiên
cứu đăng trên các tạp chí luật học nước ngoài hoặc sách chuyên khảo. Nội
dung và các khía cạnh khác nhau của quyền tiếp cận thông tin được đề cập ở
các hình thức nghiên cứu rất đa dạng và phong phú. Ví dụ như bài Freedom
of Information and Openness: Fundamental Human Right? (Tự do thông tin
và công khai - Quyền cơ bản c
ủa con người?) của Patrick Birkinshaw (tạp
15
chí Administrative Law Review, 2006) trình bày và phân tích sâu các quan
điểm đa chiều của giới luật học về ưu điểm cũng như hạn chế của pháp luật
về quyền được thông tin của một số quốc gia trên thế giới. Trong đó có
những lập luận có giá trị tham khảo về ưu điểm của pháp luật về quyền tiếp
cận thông tin như giúp tăng thêm tính dân chủ của chính quyền, tính trách
nhiệm của cơ quan hành pháp, tăng cường vai trò giám sát tối cao của Nghị
viện,… hay về nhược điểm của pháp luật về quyền này như trong quá trình
thực hiện dễ vi phạm đến quyền tự do cá nhân hay quyền lợi của bên thứ ba,
hay mối quan hệ với an ninh quốc gia…Các khía cạnh chuyên sâu khác của
pháp luật về quyền được thông tin cũng được quan tâm như mối quan hệ
giữa quyền được thông tin vớ
i bảo đảm bí mật quốc gia trong bài Freedom
of Information and State Secrets (Tự do thông tin và bí mật quốc gia) (tạp
chí 9 E. Eur.Const.Rev.102 (2000)), với quyền tự do cá nhân trong bài
Freedom of Information: Is Privacy Winning (Tự do thông tin là chiến
thắng của cá nhân) (tạp chí 13 Nottingham L.J. 17 (2004)), với bí mật và an
ninh quốc gia trong sách chuyên khảo: “Secrecy and Liberty: National
Security, Freedom of Expression and Access to Information” ( Bí mật và tự
do: an ninh quốc gia, tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin) (International
Studies in Human Rights) của tập thể tác giả F.D’Souza , Sandra Coliver,
Paul Hoffiman, Stephen Bowen, Joan Fitzpatrick, hay vấn đề thực hiện
quyền được thông tin qua thiết chế Thanh tra Nghị viện (Ombudsman) trong
công trình nghiên cứu: Freedom of Information – An Ombudsman’s
Perspective ( Tự do thông tin - vi
ễn cảnh của Thanh tra Quốc hội) (tạp chí
29 Fed.L.Rev. 359 (2001)).
Các công trình nghiên cứu về việc bảo đảm và thực hiện quyền được thông
tin ở các nước, ngoài hình thức là các sách chuyên khảo như đề cập trên đây,
cũng được công bố nhiều dưới hình thức các bài báo trên các tạp chí luật học
và đều có giá trị tham khảo, như loạt bài: “Human Rights in Theory and
Practice: A Time of Change and Development in Central and Eastern
Europe”( Các quyền con người trong lý luận và thực tiễn: thời kỳ đổi thay và
phát triển ở
Trung và Đông Âu” trên tạp chí Conn.J.Int’l L. năm 1993 đề cập
chi tiết kinh nghiệm của các nước Đông Âu hay bài: “Freedom of
Information in Australia” (Tự do thông tin ở Úc) của Peter Bayne trên tạp
chí Acta Juridica số 15 năm 1993 về kinh nghiệm của Australia.
Có thể nói các tài liệu nghiên cứu về quyền được thông tin trên thế giới cho
đến nay được thực hiện dưới những hình thức khác nhau và có nội dung hết
sức phong phú. Đó là những tư liệu cung cấp kiến thức lý luận cũng như
kinh nghi
ệm thực tiễn cho các nước đang đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai
và hoàn thiện thiết chế pháp lý trong lĩnh vực này như Việt Nam.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
16
Có thể nói, pháp luật về tiếp cận thông tin chỉ được các học giả Việt Nam
nghiên cứu trong những năm gần đây. Các công trình nghiên cứu này chủ
yếu chỉ dừng lại ở những cách tiếp cận khác nhau về quyền tiếp cận thông
tin, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ
thống, toàn diện và đầy đủ về pháp luật về tiếp cận thông tin. Về hình thức,
các công trình này cũ
ng mới chỉ được thực hiện như các bài tham luận, báo
cáo khoa học viết cho các hội thảo hoặc đăng trên các tạp chí chuyên ngành
như Hội thảo Tiếp cận thông tin – quy định quốc tế, kinh nghiệm Việt
Nam, Đan Mạch, Hà Nội ngày 5-6/10/2006 và Hội thảo khoa học: Tiếp cận
thông tin – thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm của Vương quốc Anh
tháng 10/2007 với các bài tham luận của các tác giả:
- Nguyễn Chí Dũng –
Quyền tiếp cận thông tin: Yêu cầu của quản lý nhà
nước hiệu quả, vì phát triển;
- Tường Duy Kiên – Hoàng Mai Hương – Chu Thuý Hằng – Tìm hiểu pháp
luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền được đảm bảo thông tin của
Việt Nam;
- TS.Dương Thanh Mai – Quyền được thông tin và sự tham gia của nhân
dân vào quá trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam;
- TS. Đinh Văn Minh – Chuẩn mực tiếp cận thông tin và cuộc đấu tranh
chống tham nhũ
ng;
- TS. Hoàng Minh Thái – Tiếp cận thông tin – Những vẫn đề đang đặt ra;
- TS. Nguyễn Đức Thuỳ - Quyền tiếp cận thông tin- Kinh nghiệm Việt Nam
và Vương quốc anh;
- Phạm Quốc Anh – Sự cần thiết và đề xuất khuôn khổ của luật tiếp cận
thông tin của Việt Nam;
- TS. Cao Đức Thái – Quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về quyền được thông tin của công dân trong thời kỳ
đổi mới;
- GS.TS. Trần Ngọc Đường- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam với
quyền được tiếp cận thông tin;
- TS. Nguyễn Quốc Việt – Minh bạch hoá pháp luật, bảo đảm quyền tiếp
cận thông tin;
- TS. Ngô Đức Mạnh – Một số vấn đề về quyền tiếp cận thông tin ở Việt
Nam;
- PGS.TS Vũ Văn Phúc – Công tác tuyên giáo với việc bảo đảm quyền tiếp
cận thông tin c
ủa công dân;
- TS.Đinh Văn Minh – Bảo đảm quyền thông tin, góp phần đấu tranh chống
tham nhũng của Việt Nam;
- PGS.TS Hồ Trọng Ngũ – Giới hạn của quyền được thông tin;
- ThS. Vũ Công Giao – Cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các cơ
quan ở Việt Nam;
- GS. Paul Okojie – Tiếp cận thông tin – kinh nghiệm của Anh
17
- TS. Tường Duy Kiên – Quyền được thông tin – cách tiếp cận quốc tế và
đặc điểm chung của luật tiếp cận thông tin một số nước trên thế giới.
Những bài viết trên đây đề cập đến Luật tiếp cận thông tin trên những
phương diện và phạm vi khác nhau như thực trạng pháp luật về tiếp cận
thông tin ở Việt Nam, những nội dung cơ bản quyền tiếp cậ
n thông tin ở
nước ngoài, những giới hạn của quyền tiếp cận thông tin, những kinh
nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện Luật tiếp cận thông tin ở Anh, tầm
quan trọng của quyền tiếp cận thông tin trong đời sống hàng ngày của mỗi
quốc gia, mối quan hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp quyền và việc đảm
bảo quyền tiếp cận thông tin của cá nhân, tính cấp thiết của việ
c ban hành
Luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay.
Đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu và nâng cao
nhận thức về quyền tiếp cận thông tin là việc xuất bản cuốn sách: “ Các văn
kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông tin” do Viện
nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh tổ chức dịch và biên so
ạn, Nhà xuất bản Công an nhân dân
phát hành năm 2007. Cuốn sách này đã dịch toàn văn và trích dịch các
Văn kiện Quốc tế liên quan đến quyền tiếp cận thông tin như Tuyên ngôn
thế giới về nhân quyền 1948, Công ước quốc tế về các quyền chính trị và
dân sự năm 1966, Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989, Công ước
quốc tế về chống tham nhũng năm 2003, Chương trình hành động chống
tham nhũ
ng dành cho châu Á và khu vực châu Á, Thái Bình Dương năm
2001. Cuốn sách này cũng đã dịch nguyên văn và trích dịch các Luật về tiếp
cận thông tin/ tự do thông tin của nhiều nước trên thế giới như Luật về tiếp
cận thông tin trong các tài liệu chính thức của Anbani năm 1999, Luật về
quyền được thông tin của Ấn Độ năm 2005, Luật về tiếp cận thông tin công
của Ba Lan năm 2001, Luật tiếp cận thông tin của Bulgary năm 2000, Luậ
t
tiếp cận thông tin của Canada năm 1985, Luật quy định về quản lý tiếp cận
chung đối với các thông tin của Chính phủ của Hà lan năm 1991, Luật về
công khai thông tin của các cơ quan chính quyền của Hàn Quốc 1996, Luật
về quyền tiếp cận của công chúng đối với các tài liệu hành chính công của
Na Uy năm 1970 ( sửa đổi bổ sung năm 2003), Luật thúc đẩy tiếp cận thông
tin của Nam Phi năm 2000, Luật về tiếp c
ận thông tin của các cơ quan hành
chính của Nhật Bản năm 1999 , Luật về thông tin, công nghệ thông tin và
bảo vệ thông tin của Liên Bang Nga năm 2006, Luật về minh bạch và tiếp
cận thông tin của Peru năm 2003, Luật về tiếp cận thông tin của Pháp năm
1978, Luật về tiếp cận thông tin của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2004, Luật tự do báo
chí của Thụy Điển 1949, Pháp lệnh về công khai thông tin của chính quyền
của Trung Quố
c năm 2007, Luật tự do thông tin của Úc năm 1982, Luật tự
do thông tin của vương quốc Anh năm 2000.
18
Trong khuôn khổ dự án Xây dựng luật tiếp cận thông tin tại Việt Nam
(Project on Assisting of Law on Access to Information in Vietnam) do Đại
sứ quán Anh tài trợ, tại Hà Nội vào 2 ngày 06-07/5/2009 Hội thảo quốc tế :
“ Xây dựng Luật tiếp cận thông tin tại Việt Nam”( Drafting law on
Access to Information in Vietnam) đã được tiến hành. Tại cuộc Hội thảo này
một số báo cáo đã được chuẩn bị công phu và đã được đánh giá cao tại Hội
thảo:
– James Anderson, Chuyên gia cao cấp về quả
n trị quốc gia của Ngân
hàng thế giới - Kinh nghiệm của một số nước Đông Âu trong việc thực
thi Luật tiếp cận thông tin;
– Jairo Acuna Alfaro, Cố vấn chính sách về cải cách hành chính và chống
tham nhũng của UNDP tại Việt Nam - Quyền tiếp cận thông tin tại các
nước khu vực Đông Nam Á;
– Matt Ottoson, Bí thư thứ nhất và cố vấn pháp luật của Bộ phận kiểm
soát các chương trình phát triể
n và hợp tác nghiên cứu của Đại sứ quán
Thụy Điển – Kinh nghiệm của Thụy Điển về việc thực thi Luật tiếp cận
thông tin;
– Toby Mendel, Chuyên gia cao cấp của Tổ chức Article 19 - Tầm quan
trọng của Quyền tiếp cận thông tin: Xu hướng, Địa vị và Đặc điểm;
– TS. Hoàng Thị Ngân, Chuyên gia nhóm nghiên cứu của Hội luật gia Việt
Nam - Kết quả nghiên cứ
u kinh nghiệm quốc tế về Luật tiếp cận thông
tin của một số quốc gia trên thế giới;
– GS-TS Nguyễn Đăng Dung, Đại học quốc gia Hà Nội - Kết quả khảo sát
thực tiễn tại địa phương về thực thi quyền được thông tin;
– TS Tường Duy Kiên, Trung tâm nghiên cứu về quyền con người, Học
viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh – Chính sách và hệ
thống các văn b
ản quy phạm pháp luật Việt Nam về quyền tiếp cận
thông tin;
– Th.S Ngô Trung Thành, Phó vụ trưởng Vụ pháp luật, Văn phòng Quốc
hội - Mối quan hệ giữa Luật tiếp cận thông tin và các văn bản có liên
quan khác của Việt Nam;
Cuộc Hội thảo ngày 6 -7 tháng 5 năm 2009 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc nâng cao nhận thức về quyền tiếp cận thông tin và pháp luật về
tiếp cận thông tin tại Việ
t Nam. Với các báo báo của các chuyên gia cao cấp
về quản trị quốc gia, về cải cách hành chính, chuyên gia pháp luật có uy tín
của nước ngoài và Việt Nam như James Anderson, Jairo Acuna Alfaro,
Matt Ottoson, Toby Melden, Hoàng Thị Ngân, Nguyễn Đăng Dung, Tường
Duy Kiên, Ngô Trung Thành, Hội thảo đã phân tích những kinh nghiệm
thực thi pháp luật về quyền tiếp cận thông tin ở các nước Đông Âu là những
nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, các nước Đông Nam Á là
những nước láng giềng hoặc c
ận kề với Việt Nam, kinh nghiệm thực thi
19
pháp luật của Thụy Điển, nước đi đầu trong lĩnh vực pháp luật về tiếp cận
thông tin. Các báo cáo mang tính chất so sánh trên đây cho chúng ta thấy rõ
bên cạnh những điểm khác nhau, nội dung cơ bản của Luật tiếp cận thông
tin của các quốc gia khác nhau cũng có những điểm chung giống nhau như
đều có những quy định chung mang tính chất nguyên tắc, những thông tin
phải công bố rộng rãi, những thông tin không được phép công bố, nh
ững cơ
quan, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp thông tin, các chủ thể có quyền được
cung cấp thông tin, thủ tục cung cấp thông tin, thủ tục giải quyết khiếu nại,
khiếu kiện về quyền tiếp cận thông tin, cơ quan có thẩm quyền giải quyết
các khiếu kiện về quyền tiếp cận thông tin. Bên cạnh các báo cáo của các
chuyên gia nước ngoài, các báo cáo của các nhà khoa học trong nước cũng
đã nghiên cứu về lý lu
ận và khảo sát thực tiễn để tìm hiểu thực trạng pháp
luật về tiếp cận thông tin ở Việt Nam. Báo cáo khảo sát thực tiễn của Đoàn
khảo sát do Bộ tư pháp chủ trì tại các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An cho chúng ta những kết quả
đáng được lưu ý về ý thức pháp luật, tình trạng pháp luật và thực hiện pháp
luật về quyền tiếp c
ận thông tin ở Việt Nam hiện nay. Theo báo cáo khảo
sát rất ít người dân biết quyền họ được cung cấp các thông tin liên quan
đến cuộc sống của họ. Mặc dù đã có những quy định đơn lẻ về việc cung
cấp thông tin cho nhân dân ở các văn bản pháp luật đơn ngành nhưng hầu
hết các công chức không coi việc cung cấp thông tin là trách nhiệm của họ
vì rằng việc cung cấp thông tin không phải là nhiệm vụ chính của việc thự
c
hiện chính sách được quy định trong các văn bản nói trên. Hầu hết các
phiếu điều tra đều cho rằng các cán bộ rất lúng túng khi gặp những trường
hợp yêu cầu phải được cung cấp thông tin. Phần lớn trong số họ đều
chuyển yêu cầu lên cấp trên. Cán bộ, công chức và thủ trưởng cơ quan đều
không quen với việc thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin. Hầu hết đều
không nhận th
ấy thông tin của cơ quan nhà nước là tài sản nhân dân, được
tạo ra do các công việc được nhân dân giao phó. Hiện tượng đóng dấu mật
lên các công văn giấy tờ không thuộc phạm trù mật còn tràn lan. Việc khai
thác và sử dụng các trang Web chưa được rộng rãi. Quyền được thông tin
mặc dù được quy định nhưng không có điều kiện thực thi sở dĩ như vậy là
do chưa có một đạo luật riêng quy định đầy đủ về v
ấn đề này. Tất cả các
phiếu điều tra đều nhất trí về việc cần thiết ban hành Luật tiếp cận thông
tin
3
.
Với sự phối hợp tổ chức và tài trợ của Trung tâm nhân quyền Na Uy, Hội
luật gia Việt Nam đã tiến hành Hội thảo quốc tế : “ Luật tiếp cận thông tin
– kinh nghiệm một số nước trên thế giới” vào các ngày 19- 20/8/2009 tại
3
Xem GS-TS Nguyễn Đăng Dung – Báo cáo tóm tắt kết quả khảo sát thực tiễn tại địa phương về thực thi
quyền được thông tin, Tài liệu Hội thảo quốc tế Xây dưng Luật tiếp cận thông tin tại Việt Nam, Hà Nội
ngày 06-07/5/2009, tr.45
20
thành phố Nha Trang. Tại cuộc Hội thảo này nhiều công trình nghiên cứu
của các tác giả trong và ngoài nước đã được trình bày:
- GS-TSKH Đào Trí Úc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội luật gia Việt
Nam - Tổng quan về Luật tiếp cận thông tin và vai trò của các tổ chức
xã hội dân sự trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin ở các nước
trên thế giới;
- TS Hoàng Thị Ngân, Phó vụ trưởng Vụ tổ
chức hành chính và công vụ,
Văn phòng Chính phủ - Tiến trình xây dựng Luật tiếp cận thông tin ở
Việt nam;
- Toje R. Ruud, Cố vấn pháp luật, Vụ lập pháp,Bộ tư pháp và Công an Na
Uy - Luật tiếp cận thông tin ở Na Uy và vai trò của các tổ chức xã hội
trong việc xây dựng và thực hiện luật này;
- GS Sung Nak In, Chủ tịch Hội giảng viên luật Hàn Quốc, Đại học quốc
gia Seoul, Hàn Quốc - Luật tiếp c
ận thông tin ( Luật công khai thông tin
của các cơ quan nhà nước) ở Hàn quốc và vai trò của các tổ chức xã hội
trong việc xây dựng và thực hiện luật này;
- Th.S Phạm Anh Tuấn, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương
về phòng chống tham nhũng - Luật tiếp cận thông tin với công tác phòng
chống tham nhũng;
- PGS-TS Phạm Duy Nghĩa, Chủ nhiệm bộ môn Luật kinh tế, Đại học
kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – Tương quan gi
ữa Luật tiếp cận thông
tin, Luật báo chí và Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước;
- Fany Davidova, Chuyên gia Chương trình tiếp cận thông tin của Bulgary
– Vai trò của Chương trình tiếp cận thông tin của Bungary trong việc
thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin;
- Ngô Minh Hương, Chuyên gia của Viện nhân quyền Na Uy - Kinh
nghiệm tiếp cận thông của một số nước Bắc Âu;
- GS-TSKH Lê Cảm, Tổng biên tập tạp chí : “ Pháp luật và phát triển” –
Vai trò củ
a giới luật gia trong việc thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin.
Các bài tham luận của các nhà khoa học luật Việt Nam và nước ngoài trong
hai cuộc Hội thảo khoa học trong tháng 9 năm 2009 tại Hà Nội và Nha
Trang đánh dấu sự phát triển đáng ghi nhận của sự quan tâm và hiểu biết về
pháp luật về quyền tiếp cận thông tin/ tự do thông tin ở Việt Nam. Ở một
mức độ sâu rộng hơn so với cuộc Hộ
i thảo đầu tiên hai cuộc Hội thảo này
đã tổng kết kinh nghiệm xây dựng và thực hiện Luật tiếp cận thông tin của
nhiều quốc gia trên thế giới như các nước Đông Âu, Thụy Điển, Na Uy,
Đan Mạch, Hàn Quốc , Bungary, Mexico, Thái Lan. Hội thảo đã đề cập đến
tính cấp thiết và những nội dung cơ bản của dự thảo Luật tiếp cận thông tin
ở Việt Nam. Hai cu
ộc Hội thảo này đã góp những ý kiến quan trọng cho
việc xây dựng bản dự thảo Luật tiếp cận thông tin phù hợp với Việt Nam.
21
Gần đây, phục vụ cho soạn thảo và ban hành Luật tiếp cận thông tin, có
nhiều công trình khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn cao đã được xuất
bản. Đặc biệt phải kể đến là công trình nghiên cứu: “Luật Tiếp cận thông tin
– Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam” do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên với
sự tham gia của các tác giả: GS-TSKH Đào Trí Úc, Th.S Lê Thị Kim Thanh,
TS. Hoàng Thị Ngân, TS. Tường Duy Kiên, TS. Nguyễn Thị Kim Thoa.
Công trình nghiên cứu này đ
ã nghiên cứu một cách có hệ thống pháp luật về
quyền tiếp cận thông tin bao gồm các vấn đề như: quan niệm về quyền tiếp
cận thông tin ở nước ngoài và Việt Nam, ý nghĩa của quyền tiếp cận thông
tin trong các văn kiện pháp lý quốc tế, phạm vi của quyền tiếp cận thông tin,
các nguyên tắc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin, chủ thể của quyền tiếp cận
thông tin, nộ
i dung của quyền tiếp cận thông tin, thủ tục thực hiện quyền tiếp
cận thông tin, thủ tục khiếu nại khiếu kiện về quyền tiếp cân thông tin, vai
trò của các tổ chức xã hội dân sự trong việc thúc đẩy sự phát triển của pháp
luật về quyền tiếp cận thông tin, các kiến nghị cho quá trình soạn thảo Luật
tiếp cận thông tin ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu trên đây đã cung cấp
cho chúng ta những kiến thức khái quát về pháp luật tiếp cận thông tin ở
nước ngoài và Việt Nam, làm cơ sở lý luận để các nhà luật học có thể nghiên
cứu sâu hơn về những khía cạnh khác nhau của Luật tiếp cận thông tin trên
cơ sở đó có thể xây dựng và ban hành Luật tiếp cận thông tin phù hợp nhất
với điều kiện chính tri, kinh tế, xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội
nhậ
p quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay.
Gần đây nhất, ngày 23-24 tháng 9 năm 2010, Tại tỉnh Hoà Bình, với sự tài
trợ của Quỹ châu Á, Bộ tư pháp đã tổ chức Hội thảo: “ Xây dựng luật tiếp
cận thông tại Việt Nam”. Tại cuộc Hội thảo này nhiều nhà luật học đã bày
tỏ nguyện vọng chung của nhân dân là Quốc hội cần khẩn trương ban hành
Luật tiế
p cận thông tin làm công cụ đắc lực thực hiện quyền được tiếp cận
thông tin là quyền hiến định của công dân. Một số báo cáo đã được đánh giá
cao tại Hội thảo n ày:
- Nhóm chuyên gia Bộ tư pháp -Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo
Luật tiếp c ậ n thông tin
- TS Dương Thanh Mai - Những vấn đề chung về quyền tiếp cận thông tin;
- Th.s Đặng Đình Luyến - Thông tin và tiếp cậ
n thông tin tại Việt Nam;
- TS Nguyễn Ngọc Anh - Giới hạn của quyền tiếp cận th ông tin.
Cuộc Hội thảo ngày 23- 24/9 2010 là một bước thúc đẩy quan trọng trong
tiến trình xây dựng và ban hành Luật tiếp cận thông tin tại việt Nam. Tiến xa
hơn các cuộc Hội thảo trước đây, cuộc Hội thảo này đã đánh giá tác động
của Dự thảo Luật tiếp cận thông tin ( Regulatory Impact Assessement -
RIA). Với phương pháp RIA nhóm chuyên gia pháp luậ
t của Bộ tư pháp đã
đánh giá trước những tác động tích cực sau đây lên các quan hệ xã hội khi
Luật tiếp cận thông tin được ban hành và có hiệu lực:
22
- Về mặt kinh tế, việc tăng cường và mở rộng thông tin cũng có nghĩa là
tăng cường khả năng nâng cao trí thức, có thể đem đến những chuyển
biến cơ bản trong việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ hàng hoá. Thông tin
công khai, minh bạch có thể giúp cho các nhà đầu tư trong và ngoài
nước xây dựng cho mình một kế hoạch đầu tư dài hạn, xây dựng được
kế hoạch kinh doanh đả
m bảo phát triển bền vững. Các doanh nghiệp
được bình đẳng trong việc khai thác và sử dụng các thông tin vào quy
hoạch, chính sách thuế để lập kế hoạch đầu tư dài hạn. Đảm bảo quyền
tiếp cận thông tin sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí kinh
doanh và các rủi ro khi đầu tư nhờ đó mà đảm bảo được hiệu quả kinh
doanh bền vững. Việc ban hành Luật tiếp cận thông tin là tiền đề thực
hiệ
n một nền hành chính công khai, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi
thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
4
.
- Về mặt quản lý nhà nước, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của cá nhân
làm tăng khả năng giám sát các cơ quan công quyền từ phía công chúng.
Nghĩa vụ cung cấp thông tin đảm bảo công khai, minh bạch sẽ làm cho
hoạt động của các cơ quan công quyền có hiệu lực, hiệu quả cao hơn vì
vậy hoạt động quản lý nhà nước sẽ tốt hơn và có thể hạn chế được nạn
tham nh
ũng trong bộ máy nhà nước.
- Về đảm bảo thực hiện các quyền con người và quyền công dân, quyền
tiếp cận thông tin là điều kiện tiên quyết để mọi cá nhân có thể thực
hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình do vậy việc ban hành Luật
tiếp cận thông tin sẽ là một bước đột phá, mở rộng khả năng thực hiện
các quyền con người và quyền công dân được ghi nhận trong Hi
ến pháp
và pháp luật…
Một số công trình nghiên cứu gần đây của một số tác giả đã được tạp chí
Nghiên cứu lập pháp đăng tải trong số đặc biệt giành cho quyền tiếp cận
thông tin ( Số 17 (154) tháng 9/ 2009 và bao gồm:
- PGS-TS Thái Vĩnh Thắng - Quyền tiếp cận thông tin - Điều kiện thực
hiện các quyền con người và quyền công dân;
- Th.S. Dương Thị Bình - Thực trạng quyề
n tiếp cận thông tin ở Việt Nam
- Th.S. Nguyễn Thị Hạnh - Sự cần thiết ban hành luật tiếp cận thông tin;
- Th.S. Mai Thị Kim Huế - Phạm vi chủ thể có trách nhiệm cung cấp
thông tin;
- Chu Thị Thái Hà - Thông tin được tiếp cận và nội hàm của quyền tiếp
cận thông tin;
- TS. Nguyễn Thị Thu Vân - Cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin;
- TS. Nguyễn Thị
Kim Thoa - Nội dung cơ bản của Luật tiếp cận thông
tin một số nước;
4
Kỷ yếu Hội thảo: “ Xây dựng Luật tiếp cận thông tin tại Việt Nam” tổ chức tại tỉnh Hoà Bình do Bộ tư
pháp kết hợp với Quỹ châu Á tổ chức ngày 23-24/9/2010 ,tr.8.
23
- Th.S. Nguyễn Quỳnh Liên- Quyền tiếp cận thông tin trong các văn kiện
quốc tế.
Trong năm 2010, một số công trình nghiên cứu về Luật tiếp cận thông tin
và đóng góp ý kiến cho dự luật tiếp cận thông tin được các tạp chí chuyên
ngành luật tiếp tục đăng tải:
- TS Vũ Văn Nhiêm - Quyền được thông tin từ góc độ bảo đảm quyền con
người và liên hệ với dự luật tiếp c
ận thông tin ở Việt Nam (Nghiên cứu
lập pháp số 9 (170) tháng 5/2010;
- TS. Trương Thị Hồng Hà - Luật về công bố thông tin của các cơ quan
chính quyền Hàn quốc ( Nghiên cứu lập pháp số 9 (170) tháng 5 năm 2010.
Tạp chí: “Dân chủ và pháp luật”năm 2010 cũng đã dành riêng một số
chuyên đề: “Xây dựng Luật tiếp cận thông tin” với các bài viết của các tác
giả:
- Th.s. Nguyễn Công Hồng và TS. Hoàng Thị Ngân – Nhà nước pháp quyề
n
và đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân;
- Th.s. Nguyễn Công Hồng – Lợi ích của việc ban hành Luật tiếp cận thông
tin;
- TS. Tường Duy Kiên – Chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật Việt Nam đảm bảo quyền tiếp cận thông tin;
- TS Nguyễn Thị Kim Thoa - Những vấn đề cơ bản được giải quyết trong
Luật tiếp cận thông tin của một số nước trên th
ế giới;
- GS-TS Nguyễn Đăng Dung - Một số vấn đề về đảm bảo quyền được thông
tin của công dân;
- Lê Huy – Khái niệm và cơ sở chính trị, pháp lý của quyền tiếp cận thông
tin;
- Hạnh Bình - Thực tiễn về tiếp cận thông tin của các bộ, ngành, địa
phương;
- TS Hoàng Thị Ngân - Quyền tiếp cận thông tin và việc xây dựng chính
phủ mở;
- Th.s Dương Thị Bình - Thực trạ
ng và kiến nghị về thực hiện quyền tiếp
cận thông tin ở Việt Nam;
- Thoa Huế - Cơ quan cung cấp thông tin – Kinh nghiệm quốc tế và hướng
quy định trong dự thảo Luật tiếp cận thông tin của Việt Nam;
- Mai Nguyễn – Cung cấp thông tin theo yêu cầu – Cơ chế hữu hiệu bảo
đảm quyền tiếp cận thông tin;
- Nguyễn Quỳnh Liên– Kinh nghiệm xây dựng Luật tiếp cận thông tin của
mộ
t số nước trên thế giới;
- TS Nguyễn Thị Thu Vân – Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị về cơ chế
đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trong dự thảo Luật tiếp cận thông tin của
Việt Nam.
24
Những công trình nghiên cứu trên đây trên các bình diện khác nhau đã
nghiên cứu sơ lược lịch sử phát triển, khái niệm quyền được thông tin /
quyền tiếp cận thông tin (right to access to information), tiêu chuẩn và các
quy định quốc tế về quyền tiếp cận thông tin, trong đó đã khái quát các văn
kiện quốc tế và khu vực có liên quan đến quyền tiếp cận thông tin như
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 (Điều 19), Công ước quốc tế
về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (Điều 19), Công ước quốc tế về
quyền trẻ em năm 1989 (Điều 12, 13); Công ước quốc tế về chống tham
nhũng năm 2003 (điều 10, 13); Chương trình hành động chống tham nhũng
dành cho Châu Á và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2001; Công
ước về tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng trong việc ra quyết
định và tiếp cận tư pháp trong các vấn đề môi trường năm 1998. Các tác giả
cũng đã phân tích nội hàm và các khía cạnh khác nhau của quyền tiếp cận
thông tin theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia trên thế
giới.
Phân tích các công trình nghiên cứu nói trên cho thấy các tác giả đều có
quan điểm thống nhất là quyền tiếp cận thông tin nên hiểu có nội dung rộng
bao gồm quyền tự do tìm kiếm thông tin, tự do tiếp nhận thông tin và tự do
phổ biến thông tin. Ba nội dung trên chính là những nội dung cốt lõi của
quy
ền tiếp cận thông tin theo nghĩa rộng vì chúng có quan hệ biện chứng với
nhau, gắn chặt với nhau, đòi hỏi tất cả các quốc gia phải thực hiện nghĩa vụ
của mình trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền này với đầy đủ
các nội dung. Các công trình nghiên cứu này cũng đề cập đến các khía cạnh
khác nhau của nội hàm khái niệm quyền tiếp cận thông tin như: tự do thông
tin hay tiếp nh
ận thông tin được thừa nhận không chỉ là quyền cơ bản của
con người được quy định và bảo vệ bởi pháp luật quốc tế và quốc gia mà còn
là công cụ thiết yếu để tăng cường tính dân chủ của chính quyền, đảm bảo
tính minh bạch nền hành chính, tính trách nhiệm và quản trị tốt của Chính
phủ. Tự do thông tin hay tiếp cận thông tin chính là việc công dân được tiếp
cận hồ sơ, văn b
ản của cơ quan công quyền, nắm bắt được các hoạt động của
cơ quan công quyền, đảm bảo nguyên tắc các cơ quan công quyền không
được giữ thông tin thay mặt chính họ mà là thay mặt hay xuất phát từ việc
bảo đảm lợi ích của tất cả các thành viên trong xã hội, và hoạt động trên sự
giám sát của nhân dân. Quyền tiếp cận thông tin của cá nhân còn có ý nghĩa
thứ hai là quyền được yêu cầu cơ quan nhà nước phải công bố
, phổ biến các
loại thông tin mà cơ quan đó nắm giữ vì lợi ích của cộng đồng. Quyền tiếp
cận thông tin bắt đầu xuất hiện là quyền được biết sự thật, nó phản ánh nghĩa
vụ của nhà nước bảo đảm mọi người được biết sự thật về các vấn đề khác
nhau của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và thế giới
đến các
vấn đề về quản lý tư pháp - hành chính, và các vấn đề liên quan đến quyền
con người và bảo vệ các quyền và tự do của con người.
25
Những công trình nghiên cứu trên cũng đề cập đến những giới hạn của
quyền tiếp cận thông tin, như:
- Tôn trọng các quyền, uy tín, bí mật cá nhân của người khác;
- Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng;
- Sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng;
Những công trình nghiên cứu ở trong nước hiện nay cũng đã tiếp cận đặc
điểm chung của luật tiếp cậ
n thông tin ở một số nước trên thế giới về phạm
vi áp dụng, nội hàm của quyền “tiếp cận thông tin công” (right to access
public information), chủ thể yêu cầu cung cấp thông tin, phương thức cung
cấp thông tin, trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin, các
ngoại trừ yêu cầu cung cấp thông tin, cơ chế khiếu nại, giám sát về công
khai thông tin, về xử phạt vi phạm quyền tiếp cận thông tin, về lệ phí cung
cấp thông tin
đối với người có yêu cầu, về thiết chế đặc trách về thông tin…
Nhiều công trình nghiên cứu cũng đề cập đến việc bảo đảm quyền tiếp cận
thông tin ở Việt Nam, đưa ra các đề xuất, kiến nghị cho quá trình soạn thảo
Luật Tiếp cận thông tin của Việt Nam.
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực ti
ễn của việc
hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận thông tin trong điều kiện xây dựng
nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay phục vụ việc
xây dựng Luật tiếp cận thông tin.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, đề tài xác định nhiệm vụ của
mình là phân tích được nội dung cơ bản của các quy định của pháp lu
ật Việt
Nam về tiếp cận thông tin, chỉ ra được những thành tựu đã đạt được và
những bất cập hạn chế của pháp luật Việt Nam về quyền tiếp cận thông tin
cũng như những hạn chế trong cơ chế đảm bảo thực hiện quyền tiếp cận
thông tin ở Việt Nam hiện nay. Đề tài phải nghiên cứu, khảo sát được các
công trình nghiên cứu ở Vi
ệt Nam và một số nước trên thế giới về Luật tiếp
cận thông tin của một số quốc gia đã ban hành luật này. Khi phân tích các
Luật tiếp cận thông tin và các công trình nghiên cứu về Luật tiếp cận thông
tin của các quốc gia trên thế giới đề tài phải lý giải được vì sao gần 90 quốc
gia trên thế giới trong đó có hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển đã
ban hành Luật tiếp cận thông tin. Lý giải
được tính cấp thiết của việc ban
hành Luật tiếp cận thông tin của các quốc gia đã ban hành Luật tiếp cận
thông tin. Từ đó lý giải tính cấp thiết của việc hoàn thiện pháp luật tiếp cận
thông tin ở Việt Nam, đặc biệt là tính cấp thiết của việc ban hành một đạo
luật về quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay làm công cụ đắc lực
cho việc xây dựng m
ột xã hội dân chủ, xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập
quốc tế.
4.Phương pháp nghiên cứu