CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUẢN LÝ NỢ
NƯỚC NGOÀI
I/ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NỢ NƯỚC NGOÀI
1/ Khái niệm nợ nước ngoài
Vay nợ nước ngoài hay tín dụng nước ngoài là quan hệ tín dụng phát sinh
quyền và nghĩa vụ giữa bên vay ở trong nước và bên cho vay ở nước ngoài . Theo
khái niệm thông thường nhất, nợ nước ngoài là tổng số tiền nợ mà quốc gia đi vay
có trách nhiệm và ràng buộc phải trả, thanh toán cho một hay nhiều quốc gia khác
hay có thể là các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế, các doanh nghiệp, tư nhân
nước ngoài. Gần đây một nhóm tổ chức quốc tế nghiên cứu thống kê nợ nước
ngoài bao gồm đại diện của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), Quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới
(WB) đã thoả thuận và đưa ra một định nghĩa chung về nợ nước ngoài như sau:
“Nợ nước ngoài tính gộp tại một thời điểm nhất định tương ứng với hạn mức
cam kết hợp đồng đang có hiệu lực và đã tạo ra việc người cư trú của một nước
chuyển vốn cho người không cư trú bao gồm nghĩa vụ phải trả lại gốc cùng với lãi
“
Ở Việt nam, Nghi định 58/ CP ban hành ngày 30/8/1998 thống nhất một số
khái niệm sau :
- Vay nước ngoài là những khoản vay ngắn, trung hoặc dài ( có lãi hoặc
không có lãi ) các khoản bảo lãnh và các hình thức vay khác như việc thỏa thuận
hoãn nợ hoặc các hình thức vay mới trả cũ với các chủ nợ nước ngoài .
-Vay nước ngoài của Chính phủ là các khoản vay do Chính phủ vay và cam
kết thực hiện nghĩa vụ với nước ngoài hoặc các khoản vay do Chính phủ uỷ quền
cho các doanh nghiệp vay hộ, được Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước bảo
lãnh.
*Khái niệm chủ nợ và con nợ .
Chủ nợ (hay nói cách khác là bên cho vay) là các tổ chức Tài chính (như
Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, Ngân hàng Thế giới WB ...), các chính phủ hay các Ngân
hàng Thương mại, các Công ty, tư nhân cho một quốc gia nào đó cho vay theo
những thoả thuận ( như về thời hạn trả, về lãi suất...) nhất định. Ngược lại, một
Chính phủ hay một doanh nghiệp của một quốc gia đi vay các tổ chức Tổ chức Tài
chính Quốc tế, các quốc gia khác theo những thoả thuận nhất định thì gọi là con nợ
(hay còn gọi là bên vay).
2/ Phân loại nợ nước ngoài.
Để phát huy hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các khoản nợ vay nước ngoài
phù hợp với đối tượng sử dụng người ta phân chia nợ nước ngoài ra làm hai loại:
Nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
2.1 Nợ nước ngoài của Chính phủ.
Nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ bao gồm vốn vay từ Chính phủ
các nước, các tổ chức tài chính như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới
(WB), Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB)... Đối với các khoản vốn vay này, các
Bộ, Ngành, địa phương và doanh nghiệp không được thoả thuận hoặc ký các hiệp
định, hợp đồng vay nếu không được Chính phủ uỷ quyền.
Việc sử dụng vốn vay nước ngoài và chi trả nợ nước ngoài của Chính phủ
phải được cân đối vào kế hoạch thu, chi ngân sách hàng năm . Tất cả các khoản
vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ phải được tập trung quản lý qua Bộ Tài
chính, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm xem xét và tổng hợp kế hoạch tổng hạn mức
vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ. Tham khảo các cơ quan có liên quan để
trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt cùng với kế hoạch thu chi ngân sách hàng
năm. Vấn đề đặt ra là dựa vào cơ sở nào để hàng năm có thể lập ra kế hoạch tổng
hạn mức vay nợ của Chính phủ?
Vốn vay của Chính phủ trước hết được sử dụng cho các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước. Đó là các dự án đầu tư thuộc cơ sở hạ tầng,
phúc lợi xã hội và các dự án khác có khả năng hoàn vốn hoặc không có khả năng
hoàn vốn. Đối với những dự án đầu tư không có khả năng hoàn vốn (các dự án đầu
tư các công trình giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế v.v...), vốn được đầu tư theo
chế độ cấp phát hiện hành. Ngược lại một số dự án có khả năng hoàn vốn (cung
cấp nước sinh hoạt, cầu cảng, điện dân dụng v.v...) sẽ được Chính phủ đầu tư theo
cơ chế cho vay lại.
Vốn vay của Chính phủ có thể phục vụ cho nhu cầu Ngân sách Nhà nước
thực hiện theo chế độ quản lý vốn Ngân sách Nhà nước hiện hành. Khoản vốn vay
này bao gồm cả các khoản do Chính phủ uỷ quyền cho các doanh nghiệp nhà nước
vay hộ Ngân sách Nhà nước sẽ do Bộ Tài chính trực tiếp lập kế hoạch vay, tham
khảo ý kiến của các cơ quan và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Trong trường
hợp nguồn vốn vay bằng hàng hoá thì căn cứ vào các hợp đồng, hiệp định đã ký
với nước ngoài, Bộ Tài chính cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Thương mại và
Bộ ngành chủ quản xem xét để giao cho các đơn vị đầu mối đứng ra nhập hàng,
bán và nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra còn hình thức vốn vay nước ngoài của các doanh nghiệp không
được Chính phủ uỷ quyền nhưng được Chính phủ bảo lãnh (việc bảo lãnh vốn vay
nước ngoài của các doanh nghiệp được thực hiện theo quy chế bảo lãnh vốn vay
nước ngoài của Chính phủ). Trường hợp vay cho đầu tư xây dựng cơ bản (trừ vốn
góp liên doanh), doanh nghiệp phải tuân thủ theo trình tự lập và xét duyệt dự án
đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.
Mọi khoản vay nước ngoài của Chính phủ, bao gồm trực tiếp vay, uỷ quyền
cho các doanh nghiệp vay hộ v.v... đều phải được quản lý thông qua hạn mức vay
nợ nước ngoài của Chính phủ.
Kế hoạch tổng hạn mức vay nợ nước ngoài hàng năm được xây dựng trên cơ
sở nhu cầu thực tế về sử dụng vốn vay nước ngoài trong năm kế hoạch được xây
dựng trên các căn cứ chủ yếu sau đây:
- Căn cứ vào số vốn vay cho các dự án đã được ký kết trong các hợp đồng,
hiệp định vay vốn với nước ngoài do Chính phủ ký kết hay uỷ quyền cho các
doanh nghiệp ký kết hay có sự bảo lãnh của Chính phủ.
- Căn cứ vào nhu cầu vốn vay nước ngoài cho các dự án đầu tư xây dựng cơ
bản dự kiến bắt đầu thực hiện từ năm kế hoạch đã có đối tác nước ngoài nhưng
chưa ký kết được hợp đồng ngay.
- Cân đối thu, chi Ngân sách Nhà nước năm kế hoạch và các dự kiến nhu cầu
vay vốn nước ngoài để bù đắp thiếu hụt ngân sách;
- Và cuối cùng là căn cứ vào khả năng trả nợ nước ngoài trong năm kế
hoạch được Bộ Tài chính xem xét.
2.2 Nợ nước ngoài của doanh nghiệp dưới hình thức tự vay tự trả.
Nợ nước ngoài chủ yếu là nợ của Chính phủ tức là các khoản do Chính phủ
vay và cam kết thực hiện nghĩa vụ với nước ngoài hoặc các khoản vay Chính phủ
uỷ quyền cho các doanh nghiệp vay, được Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước
bảo lãnh. Song các doanh nghiệp tầm cỡ đủ lớn để được người cho vay tin tưởng
mà không cần sự bảo lãnh của nhà nước, có thể vay trực tiếp theo hình thức tự vay
tự trả. Các doanh nghiệp này thường là các Ngân hàng, các xí nghiệp ... có các
hoạt động quốc tế (luyện kim, vận tải biển, hàng không, du lịch...). Các doanh
nghiệp vay nợ nước ngoài theo hình thức đó gọi là nợ của doanh nghiệp.
Cho vay của các Tổ chức Tài chính Quốc tế phần lớn dành cho Nhà nước
hoặc dạng được Nhà nước bảo lãnh. Đối với các khoản cho vay song phương của
Nhà nước cũng chủ yếu là như vậy. Ngược lại các khoản cho vay của các ngân
hàng và các công ty tư nhân trong một số trường hợp không được Nhà nước đảm
bảo. Chính những nước nợ nhiều nhất của các chủ nợ tư nhân là những nước có thể
vay nhiều mà không cần sự bảo lãnh như ở Chi lê, Bờ Biển Ngà và Vênêzuêla với
số nợtư nhân chiếm đến 1/4 tổng số nợ dài hạn. Tuy nhiên tình trạng tài chính và
sự phát triển kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc các công ty có thể tự vay tự trả cho
các chủ nước ngoài hay không? Một công ty hoạt động kém hiệu quả, khả năng trả
nợ kém thì sẽ khó có thể vay nợ nước ngoài dưới hình thức trực tiếp tự vay tự trả.
Về nguyên tắc thì Chính phủ không can thiệp vào vay nợ của các doanh nghiệp
dưới hình thức tự vay tự trả, tuy nhiên mọi nhu cầu vay nợ nước ngoài, ngoài phần
vay của Chính phủ thì nhu cầu vay nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nói
chung qua hình thức tự vay tự trả đều phải nằm trong tổng hạn mức vay nợ nước
ngoài được Chính phủ xem xét và chấp nhận.
II/ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC VAY NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ SỰ CẦN THIẾT
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI .
1/ Tính tất yếu của việc vay nợ nước ngoài .
Lịch sử phát triển của các nước trên thế giới (nhất là các nước phát triển từ
sau đạI chiến thế giới thứ hai tới những năm của thập kỷ 80 và các nước đang phát
triển hiện nay ở khu vực Đông á , Mỹ La tinh) đã khẳng định chắc chắn rằng vay
nợ nước ngoài là một tất yếu trong tiến trình phát triển. Thật vậy, trong bối cảnh
của các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển muốn nhanh chóng thoát
khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu nhằm đạt tới mục tiêu tăng trưởng dự kiến thì
nhu cầu vốn đầu tư luôn là một vấn đề nan giải bởi nó luôn là sự mâu thuẫn bất cập
giữa khả năng tích luỹ có hạn với nhu cầu đầu tư lại lớn. Do vậy, việc huy động
vốn nước ngoài là một vấn đề tất yếu.
Đối với Việt nam, chúng ta thực hiện phát triển kinh tế trong điều kiện từ
một đất nước vừa thoát khỏi hàng chục năm chiến tranh liên miên và trong thế bị
bao vây cấm vận của Hoa Kỳ, cùng với một nền kinh tế đặc trưng nông nghiệp lạc
hậu vào loại nghèo nhất thế giới. Do vậy, thực hiên công nghiệp hóa, hiện đại hoá
là giải pháp duy nhất để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói, đồng thời
công nghiệp hóa, hiện đại hoá cũng là mục tiêu duy nhất của Đảng và Nhà nước
ta để đưa nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế trên thế giới
và trong khu vực, là cơ sở để thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh.
Để đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế
- xã hôi trong giai đoạn 2001-2005 là tăng gấp đôi GDP so với năm 1995 và tốc độ
tăng trưởng kinh tế bình quân 9-10 % thì chúng ta cần một lượng vốn đầu tư
khoảng 40-42 tỷ USD, trong khi đó khả năng đáp ứng vốn từ nền kinh tế trong
nước theo quy hoạch đầu tư đạt khoảng 45 % (xấp xỉ 20 tỷ USD). Vậy số thiếu hụt
lấy từ đâu? Một câu hỏi không dễ trả lời, nhưng chắc chắn phải là nguồn vốn từ
bên ngoài thông qua hoạt động vay nợ.
2/ Sự cần thiết tăng cường quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài.
Để hiểu rõ được vấn đề, trước hết chúng ta hãy xét thực trạng nợ nước ngoài
của Việt Nam :
Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến 31/12/2001, nợ nước ngoài của Việt
Nam bằng ngoại tệ chuyển đổi là 3,6 tỷ đô -la Mỹ và hơn 10 tỷ đồng rúp chuyển
nhượng, chiếm 50 % GDP, trong đó 1/3 số nợ của Chính phủ do hậu quả từ thời cơ
chế bao cấp để lại. Xét về số tuyệt đối, đây là con số không lớn nhưng là không
nhỏ so với thu nhập quốc dân và điều kiện kinh tế của nước ta. Đáng lưu ý hơn là
năm 1999,WB căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá mức độ vay nợ của một quốc gia đã
xếp Việt Nam vào nhóm các nước mắc nợ trầm trọng trong nhóm các nước có thu
nhập thấp. Theo sốliệu này, nợ của Việt Nam so với GDP là 92,1 % và so với xuất
khẩu là 282,8 %.
Hơn nữa, trong một tương lai gần, khi mà quan hệ của chúng ta với các Tổ
chức Tài chính Quốc tế ngày càng thắt chặt, qui mô tín dụng nước ngoài của
chúng ta sẽ tăng lên nhiều hơn nữa:
Biểu 1. Khuynh hướng tích lũy trong nước ở Việt Nam ,1994-2001
(% của GDP)
1994 1996 1998 2000 2001 2002
khoảng
2005
dự
đoán
2010
dự
đoán
Tích lũy quốc gia 3 13 17 17 17 18 19 22
Tích lũy của Ch. Phủ .a/ -2 1 2 5 6 5 7 8
Tích lũy phi Ch. Phủ .b/ 5 12 15 12 11 13 13 14
Ghi chú: a/Thu ngân sách và viện trợ trừ đi chi thường xuyên (cơ sở tiền mặt).
Tích lũy Chính phủ bao gồm cả trung ương và địa phương.
b/Tích lũy quốc gia trừ đi tích lũy tổng cộng.
Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng Cục Thống Kê.
Tỷ lệ tích lũy của Việt Nam khá cao so với các nước có thu nhập thấp
khác.Chỉ có Trung Quốc và các nước Nam á gồm Ấn độ, Pakistan và Sri Lanka có
tỷ lệ tích lũy cao hơn. Nếu xem xét trong điều kiện của các nứơc Đông á, tỷ lệ tích
lũy của Việt Nam khá thấp, nhưng điều đó có thể do nguyên nhân chủ yếu do sự
khác biệt về thu nhập. Tỷ lệ tích lũy của Việt Nam đã được nâng lên trong suốt
thập kỷ vừa qua,nhưng nỗ lực sẽ hết sức cần thiết để ngăn chặn khuynh hướng
giảm gần đây và phục hồi tỷ lệ tăng trưởng tích lũy nhanh, nhằm đạt được mức
tăng tỷ lệ tích lũy dự kiến là 20 % GDP vào năm 2005.
Mặc dù tích lũy trong nước tăng đáng kể, nhu cầu tài trợ từ bên ngoài của
Việt Nam vẫn lớn (Biểu 1). Trong năm 2003, Ngân hàng Thế giới dự tính nhu cầu
tài chính bên ngoài là 3,7 tỷ đô -la Mỹ. Với mức tổng dư nợ nước ngoài cao và
khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam trong trung hạn vẫn còn hạn chế, phần
lớn nhu cầu tái chính bên ngoài này cần phải ở dưới dạng tài trợ với điều kiện ưu
đãI, và cả nguồn vốn FDI nữa.
Biểu 2. Nhu cầu tài trợ từ bên ngoài và nguồn.
(Tỷ đô-la Mỹ)
Thực
2001
Ước
tính
2002 2003
Dự
2004
báo
2005 2005-2010
TB năm
Nhu cầu tài trợ
Thâm hụt cán cân vãnglai 2,6 2,5 2,6 2,9 2,1 3,7
Khấu trừ nợ chính thức
trung và dài hạn
0,9 0,5 0,6 0,8 0,8 1,0
Những khoản khác (ròng) -0,3 - - - - -
Dự trữ bắt buộc 0,5 0,5 0,4 0,5 0,7 0,7
Tổng số 3,7 3,5 3,7 4,1 4,5 5,4
Nguồn tài trợ
Viện trợ không hoàn lại
chính thức
0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2
Vay nợ dài hạn 0,6 1,2 1,5 1,6 1,9 2,3
trong đó:
ODA giải ngân 0,4 0,7 0,9 1,1 1,4 1,8
IMF(ròng) 0,2 0,03 0,0 -0,0 -0,0 -0,08
Đầu tư trực tiếp nước
ngoài
1,8 1,9 2,0 2,1 2,1 2,2
Vốn ngắn hạn (ròng) 0,3 0,1 -0,0 0,3 0,4 0,5
Dư nợ quá hạn tồn đọng 0,6 -4,1 - - - -
Giảm nợ - 4,1 - - - -
Tổng số 3,7 3,5 3,7 4,1 4,5 5,4
Nguồn: Ước tính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới .
Theo đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới , trong khuôn khỏ
đẩy mạnh cải cách của Chính phủ, tuy có một khối lượng luồng FDI lớn, nguồn tài
trợ phát triển chính thức (ODA) vẫn đóng một vai trò to lớn và quan tọng , vẫn cần
có một nguồn ODA đáng kể để có thể đạt được các mục tiêu phát triển trung hạn.
Giải ngân của ODA, kể cả viện trợ không hoàn lại, cần dược tăng từ khoảng 900
triệu đô - la Mỹ lên 1 tỷ đô -la Mỹ trong năm 2003. Mặc dù phần lớn số tiền này sẽ
là giải ngân từ những cam kết đã có, mức cam kết mới của Hội Nghị Tài Trợ cần