Tải bản đầy đủ (.pdf) (304 trang)

Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 304 trang )

BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ

ĐỀ TÀI
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN NHẰM
THÚC ĐẨY THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

CHỦ NHIỆM:
THƯ KÝ ĐỀ TÀI:

TS. Võ Đình Tồn
ThS. Vũ Văn Cương
ThS. Nguyễn Mạnh Cường

8981

Hà Nội - 2011


NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
Chủ nhiệm dự án: TS. Võ Đình Tồn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Pháp
lý, Bộ Tư pháp.
Nhóm thư ký:

- Ths. Vũ Văn Cương, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật,
Trường Đại học Luật Hà Nội;
- ThS. Nguyễn Mạnh Cường, Phó trưởng ban Nghiên cứu Chiến
lược xây dựng, thi hành pháp luật và Quản lý ngành.

Các cán bộ tham gia:



1. TS. Nguyễn Thị Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp;
2. Ths. Cao Đăng Vinh, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp;
3. Ths. Nguyễn Đức Ngọc, Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội;
4. CN. Hồng Đình Tồn, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Kạn;
5. CN. Phạm Văn Cao, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.

1


MỤC LỤC
THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.......................... 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN NHẰM THÚC ĐẨY THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ............................................... 15
1. Khái quát về bán đấu giá tài sản ...................................................................... 15
1.1. Khái niệm về bán đấu giá tài sản ..................................................................... 15
1.2. Đặc điểm và bản chất của bán đấu giá tài sản ................................................ 17
2. Khái quát về pháp luật bán đấu giá tài sản..................................................... 20
2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật bán đấu giá tài sản ......................................... 21
2.2.Cấu trúc của pháp luật bán đấu giá tài sản ...................................................... 23
3. Mối quan hệ giữa pháp luật bán đấu giá tài sản và thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ................................................................... 26
3.1. Khái quát về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ............................. 26
3.2. Mối quan hệ giữa pháp luật bán đấu giá tài sản và thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN ....................................................................................... 35
4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả pháp luật về bán đấu giá tài sản.................. 45
4.1. Tiêu chí về nội dung để đánh giá hiệu quả pháp luật về bán đấu giá.............. 45
4.2.Tiêu chí về hình thức để đánh giá hiệu quả pháp luật về bán đấu giá.............. 46
5. Pháp luật bán đấu giá tài sản của một số nước trên thế giới và kinh

nghiệm cho Việt Nam ............................................................................................ 49
5.1. Pháp luật về bán đấu giá tài sản của Trung Quốc........................................... 49
5.2. Pháp luật về bán đấu giá tài sản của Nhật Bản ............................................... 51
5.3. Pháp luật về bán đấu giá tài sản của Pháp...................................................... 54
5.4. Pháp luật về bán đấu giá tài sản của bang Floria (Hoa Kỳ) ........................... 56
5.5. Pháp luật về bán đấu giá công khai của Canada (tỉnh Alberta)...................... 57
5.6. Kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................................... 59
2


KẾT LUẬN CHƯƠNG I

61

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN,
NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM .................................................... 63
1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật bán đấu giá tài sản ở
Việt Nam ................................................................................................................. 63
1.1. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1996.....................................................

63

1.2. Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2005 ............................................................. 66
1.3. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay ....................................................................... 67
2. Những nội dung cơ bản của pháp luật bán đấu giá tài sản ở nước ta hiện
nay ........................................................................................................................... 71
2.1. Những nguyên tắc cơ bản trong đấu giá tài sản .............................................. 71
2.2. Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản ................................................................ 72
3. Những đánh giá về thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật

bán đấu giá giá tài sản ở Việt Nam hiện nay....................................................... 79
3.1.Thực trạng pháp luật về bán đấu giá tài sản..................................................... 79
3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật bán đấu giá tài sản............................................. 93
4. Những ảnh hưởng của pháp luật bán đấu giá tài sản đối với việc thúc đẩy
thể chế kinh tế thị trường định hưỡng XHCN ở Việt Nam ............................... 113
KẾT LUẬN CHƯƠNG II

114

CHƯƠNG III: NHU CẦU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN NHẰM THÚC ĐẨY THỂ CHẾ
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT
NAM ........................................................................................................................ 116
1. Nhu cầu, định hướng hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản ở Việt
Nam ......................................................................................................................... 116
2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản nhằm thức đẩy
thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam ............................... 121
3


KẾT LUẬN CHƯƠNG III

133

KẾT LUẬN CHUNG

133

CÁC CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề số 1: Khái niệm, đặc điểm, bản chất quan hệ bán đấu giá tài sản và

pháp luật về đấu giá tài sản (TS. Nguyễn Thị Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư
pháp, Bộ Tư pháp) .................................................................................................. 136
Chuyên đề số 2: Mối quan hệ giữa pháp luật về bán đấu giá tài sản và thể chế
kinh tế thị trường (Cao Đăng Vinh, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp)

146

Chuyên đề số 3: Các tiêu chí đánh giá hiệu quả pháp luật về bán đấu giá tài sản
(TS. Võ Đình Tồn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp) ........ 151
Chuyên đề số 4: Kinh nghiệm một số nước trong việc xây dựng pháp luật về
bán đấu giá tài sản và các yếu tố khác trong hệ thống các thể chế kinh tế thị
trường - Bài học cho Việt Nam (Ths. Nguyễn Mạnh Cường, Phó trưởng ban
Nghiên cứu Chiến lược xây dựng, thi hành pháp luật và Quản lý ngành) .............. 155
Chuyên đề số 5: Quản lý nhà nước và vai trò của Bộ Tư pháp đối với tổ chức và
hoạt động bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay (TS. Nguyễn Thị Minh, Phó
Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp).......................................................... 168
Chuyên đề 6: Thực trạng pháp luật về phạm vi áp dụng, trình tự thủ tục về bán
đấu giá tài sản ở Việt Nam – Giải pháp hoàn thiện (Th.S Nguyễn Đức Ngọc và
CN. Hồng Đình Tồn, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Kạn)................................................. 176
Chuyên đề 7: Pháp luật về hợp đồng bán đấu giá tài sản – thực trạng và giải pháp
hoàn thiện (Th.S. Vũ Văn Cương, Đại học Luật Hà Nội) ......................................... 207
Chuyên đề 8: Các tranh chấp phát sinh trong quá trình bán đấu giá tài sản - Thực
trạng và giải pháp hoàn thiện (Phạm Văn Cao, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội) ........ 218
Chuyên đề 9: Thực trạng chung của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, những ảnh hưởng và giải pháp nâng cao vai trò của pháp luật
bán đấu giá tài sản (Cao Đăng Vinh, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp) ... 228
Chuyên đề 10: Nhu cầu, định hướng hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản
4



ở Việt Nam (ThS. Vũ Văn Cương, Đại học Luật Hà Nội và CN. Hồng Đình
Tồn, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Kạn) ............................................................................. 233
Chuyên đề 11: Bán đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng
đất hoặc cho thuê đất - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Th.S Vũ Văn
Cương, Đại học Luật Hà Nội).................................................................................. 238
Chuyên đề số 12: Pháp luật về đấu giá hàng hóa - những vấn đề lý luận và thực
tiễn (Th.S Vũ Văn Cương, Đại học Luật Hà Nội ).................................................. 269
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 300

5


THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, đất nước ta đã
từng bước phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội của nghĩa, đời sống
kinh tế - xã hội trở nên phong phú, đa dạng; cá nhân và các tổ chức có quyền tự do
kinh doanh theo quy định của pháp luật, có quyền tự chủ, hợp tác và cạnh tranh
trong kinh doanh. Với sự đa dạng các thành phần kinh tế, đa dạng hình thức sở hữu
và loại hình doanh nghiệp, các giao dịch dân sự, thương mại ngày càng trở nên
phong phú, đa dạng, trong đó có các hình thức như: bán đấu giá tài sản, đấu thầu
hàng hóa, dịch vụ, cho thuê hàng hóa.
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
phát triển, đáp ứng yêu cầu của hoạt động dân sự, thương mại ngày càng đa dạng,
nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình bán đấu
giá được ban hành như: Bộ luật Dân sự 1995, 2005; Luật Thương mại 1997, 2005;
Nghị định số 86/1996/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/12/1996 ban hành Quy chế
bán đấu giá tài sản; Nghị định số 05/2005/NĐ-CP của Chính phủ về bán đấu giá tài
sản; Chỉ thị số 18/2006/CT-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc

tăng cường thực hiện Nghị định số 05/2005/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản; Nghị
định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản thay thế Nghị định số 05/2005/NĐCP… Các văn bản này ra đời đã góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên tham gia quan hệ bán đấu giá tài sản, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của
công dân, hạn chế vi phạm pháp luật của các chủ thể, đồng thời, góp phần tạo ra
một môi trường kinh doanh lành mạnh trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, bán đấu giá tài sản ở Việt Nam ngày càng phát triển khơng ngừng
cả về loại hình và phương thức thực hiện. Sau khi Nghị định số 86/1996/NĐ-CP về
6


ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản đến nay cả nước đã có 62 Trung tâm bán đấu
giá tài sản thuộc các Sở Tư pháp và 56 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong
lĩnh vực này với 373 đấu giá viên. Đó là chưa kể đến các Hội đồng đấu giá cấp
tỉnh, huyện, Trung tâm phát triển quỹ đất, Tổ quản lý và phát triển quỹ đất thuộc
Sở Tài ngun và Mơi trường, Ban giải phịng mặt bằng được thành lập theo quyết
định của Ủy ban nhân dân tỉnh để thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất, Hội
đồng bán đấu giá tài sản tại các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp
luật về bán đấu giá tài sản còn bộc lộ những bất cập nên hoạt động bán đấu giá tài
sản trên thực tế diễn ra tình trạng mạnh ai người nấy làm, tạo nhiều cơ hội cho tiêu
cực xảy ra như thông đồng, dìm giá trong các cuộc bán đấu giá hoặc trúng giá
nhưng từ chối mua tài sản khi đã trúng đấu giá…
Ở nước ngoài: Vấn đề đấu giá tài sản thường được nghiên cứu dưới hai góc
độ chính:
- Thứ nhất, góc độ phổ biến nhất là nghiên cứu các nội dung kinh tế của hoạt
động đấu giá. Ở góc độ này, các tài liệu phân tích về phương pháp đấu giá, cách
thức tiến hành hoạt động đấu giá, và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đấu giá.
Theo hướng này, có thể liệt kê một số tác phẩm được xuất bản gần đây như: Vijay
Krishna, Aution theory, Oxford University Press, 2005; Maarten Janssen,
Auctioning Public Assets – Analys and Alternativer, Cambridge University press,

2004. Ngoại trừ các yếu tố mang tính kỹ thuật, điều cần nhấn mạnh trong các
nghiên cứu này là ở chỗ: chúng đã chỉ ra được một cách hệ thống các yếu tố ảnh
hưởng tới tính khách quan của q trình đấu giá: đó là hiện tượng về thông tin, xử
lý thông tin, tiếp cận thông tin của những người tham gia đấu giá.
- Thứ hai, các tài liệu liên quan đến đấu giá thường là sự phân tích các quy
định hoặc vụ việc cụ thể liên quan đến hoạt động đấu giá. Nhìn chung, các quy
định này thường được phân tích như một hình thức đặc thù của hoạt động mua bán
hàng hóa. Các nội dung phân tích chính thường là: các tiêu chuẩn nghề nghiệp của
7


người thực hiện bán đấu giá, các vấn đề xung đột lợi ích giữa các bên trong hoạt
động đấu giá hoạt phân tích các khía cạnh pháp lý của các hình thức đấu giá điện
tử. Một số bài luận ngắn gọn có thể tìm thấy trên trang:
/>Ở Trung Quốc, vấn đề về đấu giá tái sản đã được nhiều nhà nghiên cứu dưới
các góc độ khác nhau trong một số tác phẩm như:
- Tác phẩm “Một số khía cạnh pháp lý về thuế đối với tài sản sau khi bán
đấu giá” của tác giả Lưu Thụy, do Nhà Xuất bản Đại học Bắc Kinh xuất bản năm
2005. Nội dung cơ bản của tác phẩm thể hiện:
+ Tài sản sau khi được bán đấu giá, tổ chức hay cá nhân chịu trách nhiệm
bán đấu giá hoặc cá nhân có tài sản bán đấu giá thong thường sẽ thu được một
khoản tiền nhất định. Khoản tiền này là hợp pháp, tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là
tổ chức hay cá nhân này có phải nộp thuế cho cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước hay không?
+ Luật thuế thu nhập cá nhân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ban hành
năm 1994 chưa quy định cá nhân phải nộp thuế thu nhập sau khi bán đấu giá tài
sản. Tuy nhiên, các tác giả đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định về tài
sản sau khi đấu giá và cần phải sửa đổi, bổ sung, quy định cụ thể trong Luật thuế
về vấn đề nêu trên.
- Tác phẩm: “Xử lý tài sản đấu giá trong doanh nghiệp vừa và nhỏ” của tác

giả Vương Bằng, do Nhà xuất bản Pháp chế xuất bản năm 2006. Tác phẩm có nội
dung cơ bản sau:
+ Ngày 15/05/1986, Quốc Vụ viện Trung Quốc đã thông qua nhiều văn bản
mang tính cải cách đối với doanh nghiệp Nhà nước, theo tinh thần đó, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có thể thực hiện bán, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc liên kết

8


tổ chức lại sản xuất. Vấn đề đặt ra là xử lý tài sản sau đấu giá của doanh nghiệp
như thế nào?
+ Tác giả đã nêu ra các nguyên tác đấu giá tài sản, qua đấu giá tài sản doanh
nghiệp sẽ bảo đảm được tài sản Nhà nước và bản thân các doanh nghiệp cũng
không bị hao tổn tài sản ban đầu của mình. Tác giả cũng đề xuất phương hướng và
các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về đấu giá tài sản trong thời gian tới.
- Tác phẩm “Bình luận và hướng dẫn thực hiện các quy định về đấu giá tài
sản” do Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc biên soạn và xuất bản năm 2008.
Trong đó, cho thấy Pháp luật nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa đã quy định vấn
đề bán đấu giá tài sản, mới gần đây, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc cũng ban
hành bản giải thích một số quy định trong bán đấu giá tài sản. Trên cơ sở đó, tập
thể tác giả của Tịa án nhân dân tối cao đã bình luận, giải thích về:
+ Thủ tục mở niêm phong tài sản;
+ Đề xuất thương lượng nếu kết quả đấu giá khơng thành;
+ Các hình thức xác định đấu giá;
+ Không được tiến hành đấu giá nếu chưa xác định được mức giá khởi điểm;
+ Động sản đấu giá không được vượt quá 2 lần giá trị và bất động sản đấu
giá không vượt quá 3 lần giá trị...
Trong các tác phẩm nêu trên, các tác giả cũng đề xuất phương hướng hoàn
thiện các quy định về đấu giá trong thời gian tới.
Ở trong nước: Bán đấu giá tài sản là vấn đề mới, thực tiễn tổ chức thực hiện

về bán đấu giá tài sản diễn ra rất phong phú, phức tạp nhưng còn nhiều vướng mắc.
Từ trước tới nay, vấn đề bán đấu giá tài sản chưa được nghiên cứu một cách hệ
thống, toàn diện, mà dường như chỉ được đề cập hoặc nêu rải rác ở một số bài báo,
tạp chí, luận văn. Các cơng trình này chỉ nghiên cứu ở các khía cạnh, giác độ khác
nhau hoặc phản ánh tình hình. Cụ thể là Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả
9


Nguyễn Văn Úy về “Pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam”; bài “Hoạt
động bán đấu giá tài sản – Thực tiễn và triển vọng” của tác giả Đỗ Khắc Trung và
bài “Một số bất cập của pháp luật về bán đấu giá tài sản” của tác giả Nguyễn Văn
Mạnh đăng trong số chuyên đề Bán đấu giá tài sản tháng 10/2006 của Tạp chí Dân
chủ và Pháp luật; Luận văn Thạc sỹ của tác giả Trần Công Thịnh về “Biện pháp
cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự” năm 2007; Luận văn Thạc sỹ của
tác giả Lê Minh Hường về “Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá” năm 2008…
Theo quy định của pháp luật, hiện nay các Trung tâm bán đấu giá và các
Doanh nghiệp bán đấu giá khi tổ chức bán đấu giá chỉ được áp dụng hai hình thức
bán đấu giá là đấu giá lên và đặt giá xuống. Nhưng với nền kinh tế thị trường và xu
thế hội nhập kinh tế, quốc tế ngày càng sâu rộng thì cùng với đó cũng xuất hiện
thêm các hình thức đấu giá rất khác biệt như đấu giá qua Internet, đấu giá điện
thoại, đấu giá qua truyền hình… Việc xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
tham gia, đặc biệt là giá cả, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ, vấn đề giải
quyết tranh chấp, quản lý rủi ro trong bán đấu giá… là rất phức tạp, do đó chưa đáp
ứng được địi hỏi của thực tiễn đời sống kinh tế đặt ra. Vụ việc gia đình bà Ngô
Kim Oanh ở Thủ Dầu Một (Sông bé cũ) mua tài sản thi hành án,1 vụ Đêm ca nhạc
kỷ niệm 30 năm giải phóng tỉnh Bình Dương đấu giá 02 số sim – card2 là những vụ
việc điển hình.
Những dẫn giải trên đây cho thấy, pháp luật về bán đấu giá tài sản có liên
quan chặt chẽ tới việc thực hiện nhiều loại giao dịch dân sự - thương mại và nó là
một bộ phận khơng thể tách rời của hệ thống thể chế kinh tế thị trường ở nước ta,

yêu cầu đặt ra là cần nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện, làm rõ cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ bán đấu giá để
hoàn thiện hướng tới mục tiêu thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Với những lý do trên, cần thiết phải nghiên cứu đề tài
1
2

Theo Vietbao.vn ngày 05/12/2005
Theo tuoitreonline.com ngày 20/06/2006

10


“Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng
thi hành pháp luật bán đấu giá tài sản ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
hồn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản để thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
3. Những vấn đề mới đề tài đặt ra nghiên cứu về lý luận và thực tiễn
- Xác định căn cứ lý luận và thực tiễn của điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ
bán đấu giá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Đưa ra bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả pháp luật điều chỉnh quan hệ bán đấu
giá tài sản trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Làm rõ quan hệ giữa hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản với thúc
đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Làm rõ yêu cầu kinh tế - xã hội và yêu cầu hội nhập quốc tế đối với pháp
luật về bán đấu giá tài sản trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa;

- Xác định nhu cầu, định hướng và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả pháp luật điều chỉnh quan hệ bán đấu giá tài sản nhằm
thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
4. Cách tiếp cận đề tài
Nghiên cứu pháp luật về bán đấu giá tài sản trong mối quan hệ với hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường mà không phụ thuộc ranh giới giữa ngành luật dân
sự hay thương mại, theo 03 trục nghiên cứu chính sau:

11


- Vị trí, vai trị của pháp luật bán đấu giá tài sản trong tổng thể các thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Các yêu cầu của thể chế kinh tế thị trường đối với xây dựng và hoàn thiện
pháp luật bán đấu giá tài sản;
- Căn cứ lý luận, căn cứ thực tiễn hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản
nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
5. Nội dung nghiên cứu của đề tài
5.1. Nghiên cứu lý luận về điều chỉnh pháp luật về bán đấu giá tài sản trên các
mặt:
- Khái niệm, đặc điểm, bản chất quan hệ bán đấu giá tài sản;
- Khái niệm, đặc điểm, bản chất của pháp luật điều chỉnh quan hệ bán đấu
giá tài sản và tiêu chí đánh giá hiệu quả, các mơ hình về pháp luật về bán đấu giá
tài sản;
- Mối quan hệ giữa pháp luật về bán đấu giá tài sản và thể chế kinh tế thị
trường:
+ Tác động qua lại giữa pháp luật về bán đấu giá tài sản với các yếu tố khác
trong hệ thống các thể chế kinh tế thị trường;
+ Kinh nghiệm của một số nước trong xây dựng pháp luật về bán đấu giá tài
sản và các yếu tố khác trong hệ thống các thể chế kinh tế thị trường – bài học cho

Việt Nam.
5.2. Nghiên cứu thực trạng pháp luật về bán đấu giá tài sản và ảnh hưởng
của nó đối với hệ thống các thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam
- Thực trạng và thực tế áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam;

12


- Đánh giá những ảnh hưởng của pháp luật về bán đấu giá tài sản đối với
việc thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
5.3. Nhu cầu, định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản
nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Nhu cầu, định hướng chung của việc hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá
tài sản nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
- Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm thúc đẩy
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Các nội dung nghiên cứu trên được kết cấu theo 3 phần:
Chương I – Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài
sản nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Chương II – Thực trạng pháp luật và thực tế áp dụng pháp luật về bán đấu
giá tài sản, những ảnh hưởng của nó đối với các thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
Chương III – Nhu cầu, định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán
đấu giá tài sản nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật và
tư tưởng Hồ Chí Minh về thế giới quan.

- Để giải quyết những vấn đề đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, để nghiên cứu lý
luận và đánh giá thực trạng pháp luật.
13


+ Phương pháp so sánh luật học được sử dụng để tham khảo kinh nghiệm về
pháp luật điều chỉnh quan hệ bán đấu giá tài sản ở nước ngoài.
+ Tọa đàm, hội thảo khoa học nhằm giải quyết những vấn đề lý luận then
chốt và những giải pháp đột phá để hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản
nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường.

14


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU
GIÁ TÀI SẢN NHẰM THÚC ĐẨY THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. KHÁI QUÁT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
1.1. Khái niệm về bán đấu giá tài sản
Trên thế giới, bán đấu giá không phải là một khái niệm mới, mà đã hình
thành từ các nền văn minh thời cổ đại. Những người Babylon đã bán đấu giá những
người vợ; những người Hy lạp cổ đại đã bán đấu giá việc nhượng quyền khai thác
mỏ; giới quy tộc cổ đại cịn có những cuộc bán đấu giá nô lệ; người La Mã thì bán
đấu giá tất cả mọi thứ từ các chiến lợi phẩm của các cuộc chiến tranh cho đến tài
sản của các con nợ…
Trong thế giới hiện đại, các cuộc bán đấu giá thường được tiến hành đối với
một số lượng lớn về giao dịch về kinh tế và dân sự. Chính phủ các nước sử dụng

việc bán đấu giá để bán trái phiếu kho bạc, các quyền khai thác khống sản, dầu
mỏ, tài ngun, những cơng ty được tư nhân hóa và những tài sản khác. Nhà cửa,
xe cộ, các tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ và nhiều loại tài sản khác của tư nhân và của
các tổ chức thường được bán giá tăng lên một cách nhanh chóng thơng qua hình
thức thương mại điện tử.
Như vậy, có thể thấy rằng bán đấu giá tài sản đã có từ rất lâu đời và liên tục
phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử,
bán đấu giá có nhiều thay đổi về hình thức, phương thức tổ chức nhưng về bản chất
vẫn không thay đổi. Bán đấu giá của bất kỳ thời kỳ nào cũng ln là một hình thức
mua bán được tổ chức thông qua việc trả giá công khai, cạnh tranh và bình đẳng.
Hình thức mua bán thường diễn ra một cách đơn giản, tiến hành trong một
phạm vi hẹp giữa hai bên mua bán với nhau, bên bán và bên mua thỏa thuận,
15


thương lượng với nhau về giá cả, chất lượng, giao hàng… Đối với bán đấu giá, yêu
cầu đầu tiên là tính cơng khai, tức là việc thỏa thuận, thương lượng được tiến hành
công khai, đặc biệt về giá mua bán tài sản thì người muốn mua tài sản phải tham
gia trả giá một cách cạnh tranh và theo những thủ tục, trình tự nhất định.
Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia: đấu giá là một quá trình mua và
bán bằng cách đưa ra món hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món hàng cho
người ra giá cao nhất.
Về phương diện kinh tế, bán đấu giá là một trong những cách để xác định
giá trị của món hàng chưa biết giá hoặc giá trị thường thay đổi. Trong một số
trường hợp, có thể tồn tại một mức giá tối thiểu hay còn được gọi là giá sàn; nếu sự
ra giá khơng đạt được giá sàn, món hàng sẽ không được bán (nhưng người đưa tài
sản ra đấu giá vẫn phải trả chi phí cho người tổ chức bán đấu giá). Đấu giá có thể
áp dụng cho nhiều loại mặt hàng: đồ cổ, bộ sưu tập (tem, tiền cổ, xe cổ, tác phẩm
nghệ thuật…), bất động sản, các mặt hàng đã qua sử dụng, hàng hóa thương mại và
các cuộc bán đấu giá bắt buộc (thanh lý, phát mãi tài sản)3.

Theo Từ điển kinh tế học hiện đại: Đấu giá là một thị trường trong đó người
mua tiềm tàng đặt giá cho hàng hóa chứ khơng phải đơn thuần trả giá theo giá
công bố của người bán4.
Theo Từ điển luật học: Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản thông qua
thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua và người trả giá cao nhất là
người được quyền mua tài sản đó. Thơng thường, để đấu giá tài sản, người bán đấu
giá phải đưa ra giá giá khởi điểm của tài sản muốn bán và phải trưng bày tài sản đó
để những người muốn mua xem trước. Những người muốn mua sẽ tham gia trả giá
theo một thủ tục nhất định, người trả giá cao nhất sẽ là người được quyền mua tài

3
4

“Đấu giá”
Davis W.Pearce (1999), Từ điển kinh tế học heienj đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16


sản. Đấu giá tài sản có thể là bắt buộc (theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền) hoặc tự nguyện (theo yêu cầu của chủ sở hữu)5.
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm cơ bản về bán
đấu giá tài sản như sau: Bán đấu giá tài sản là một hình thức bán tài sản đặc biệt
để người mua tự trả giá, không thấp hơn giá thấp nhất do người bán đưa ra.
Người nào trả giá cao nhất sẽ được quyền mua bán tài sản đấu giá. Bán đấu giá
được tổ chức cơng khai, theo những ngun tắc, trình tự và thủ tục nhất định.
1.2. Đặc điểm và bản chất của bán đấu giá tài sản
Hoạt động bán đấu giá tài sản là một hoạt động thương mại dịch vụ trong
nền kinh tế thị trường, hoạt động này có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, tính cơng khai của việc bán đấu giá tài sản nghĩa là hầu hết các

quan hệ mua bán tài sản, hàng hóa đều diễn ra công khai. Trong quan hệ mua bán
tài sản, hàng hóa thơng thường tính cơng khai khơng mang tính bắt buộc và phạm
vi công khai tùy thuộc vào ý chí của người bán. Đối với bán đấu giá tài sản, tính
cơng khai là một đặc trưng cơ bản đồng thời cũng là một nguyên tắc quan trọng.
Dù tổ chức đấu giá theo bất kỳ phương thức nào, đối với bất kỳ loại tài sản nào,
đấu giá bắt buộc hay đấu giá tự nguyện đều ln địi hỏi tính cơng khai một cách
triệt để. Mọi thông tin liên quan đến cuộc bán đấu giá phải được người bán đấu giá
thông báo công khai trước và trong phiên đấu giá theo những thủ tục nhất định,
nhằm đảm bảo sự khách quan và trung thực trong suốt quá trình tổ chức bán đấu
giá, cụ thể:
- Công khai đối với tài sản bán đấu giá: Tài sản bán đấu giá phải được trưng
bày và thông báo niêm yết công khai trước khi đấu giá, người bán đấu giá có trách
nhiệm thơng báo, mơ tả đầy đủ, chính xác về tình trạng, chất lượng, số lượng tài
sản. Những người tham gia đấu giá đều được tạo mọi điều kiện thuận lợi như nhau
để được xem xét tài sản đấu giá trước khi trả giá.
5

Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp, Hà Nội.

17


- Công khai đối với phương thức tổ chức, thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức
bán đấu giá. Phiên đấu giá được tổ chức theo phương thức nào, vào lúc nào và tại
đâu là do người bán đấu giá quyết định, nhưng phải được thông báo công khai rộng
rãi để mọi người tham gia.
- Phiên đấu giá phải được tổ chức cơng khai. Thủ tục và trình tự đấu giá phải
được thực hiện trước sự chứng kiến và giám sát của tất cả mọi người tham gia đấu
giá. Mọi diễn biến của phiên đấu giá, người trúng đấu giá, giá bán tài sản đều được
công khai.

Thứ hai, bán đấu giá tài sản là một hoạt động bán hàng thông qua trung
gian. Trong quan hệ bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp người bán đấu giá (người
có tài sản) tự mình tổ chức bán đấu giá, các trường hợp khác, ngồi bên bán, bên
mua cịn có sự tham gia của bên trung gian là người làm dịch vụ bán đấu giá. Bên
bán là chủ sở hữu của tài sản hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền hoặc là người
có trách nhiệm, lợi ích liên quan đến tài sản bán đấu giá. Bên mua là những tổ
chức, cá nhân có nhu cầu mua tài sản và đáp ứng các điều kiện theo quy định của
pháp luật để tham gia trả giá. Người làm dịch vụ bán đấu giá là những người tổ
chức được người có quyền bán tài sản ủy quyền tiến hành bán đấu giá. Như vậy,
quan hệ bán đấu giá có thể diễn ra giữa các đối tượng sau:
- Người có tài sản với người bán tài sản (người được chủ sở hữu tài sản ủy
quyền bán tài sản hoặc người có quyền bán tài sản theo quy định của pháp luật) và
giữa người có tài sản với người mua tài sản bán đấu giá. Đây là quan hệ cơ bản
nhất trong mua bán đấu giá. Người có tài sản và người mua chính là hai chủ thể
trong hợp đồng mua bán đấu giá. Hợp đồng đấu giá được giao kết và có hiệu lực sẽ
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ này theo nội dung của
hợp đồng.
- Người có tài sản với người tổ chức bán đấu giá (thương nhân, pháp nhân
kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản). Đây là mối quan hệ đại diện được xác lập
18


thơng qua hợp đồng ủy quyền. Người có tài sản sẽ ủy quyền cho tổ chức bán đấu
giá đại diện cho mình trong việc giao kết hợp đồng bán đấu giá với người mua tài
sản. theo đó, bên bán đấu giá sẽ nhân danh người bán tài sản trong phạm vi ủy
quyền. Khi người bán đấu giá giao kết hợp đồng với người mua tài sản trong phạm
vi ủy quyền sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người ủy quyền (người có tài
sản) với người mua tài sản.
+ Người bán đấu giá với người mua tài sản bán đấu giá. Đây là quan hệ giữa
người được ủy quyền với người thứ ba. Người bán đấu giá là người được ủy quyền

và đại diện cho người có tài sản trong việc xác lập giao dịch với người mua tài sản.
Giao dịch này được xác lập sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người có tài
sản và người mua tài sản.
Thứ ba, đối tượng của bán đấu giá tài sản có thể là những tài sản thơng
thường, tuy nhiên, do tính chất đặc thù của việc bán đấu giá tài sản thì khơng phải
tài sản nào cũng được các chủ sở hữu quyết định định bán bằng phương thức đấu
giá. Tài sản trong đấu giá rất đa dạng tùy theo nhu cầu của chủ sở hữu hoặc theo
quy định của pháp luật. Mọi tài sản đều có thể tổ chức bán đấu giá như: đồ cổ, các
tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm, phương tiện giải trí, tài sản công… Các tài sản
bán đấu giá bao gồm tài sản để thi hành án theo quy định về thi hành án; tài sản là
tang vật phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung cơng quỹ Nhà nước; tài
sản đảm bảo theo quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo; tài sản thuộc cá
nhân, tổ chức có yêu cầu bán đấu giá; tài sản lưu giữ do người vận chuyển đường
biển, đường hàng không, đường bộ lưu giữ tại Việt Nam; tài sản Nhà nước phải tổ
chức bán đấu giá theo quy định về xử lý tài sản cơng… Chính vì vậy, hầu hết chỉ
những tài sản có đặc thù về giá trị cũng như giá trị sử dụng mới được cân nhắc để
lựa chon bán theo phương thức bán đấu giá. Những tài sản này rất khó xác định giá
trị thực của nó so với loại tài sản thông thường khác. Do vậy, những người bán chỉ
đưa ra một mức giá làm cơ sở để người mua tham dự cuộc bán đấu giá xác định
19


trên cơ sở có sự cạnh tranh với nhau. Giá bán thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn
mức giá mà người bán đưa ra ban đầu.
Thứ tư, về hình thức pháp lý của quan hệ bán đấu giá có thể được thiết lập
dưới một dạng đặc biệt đó là hợp đồng ủy quyền bán đấu giá – là văn bản được xác
lập giữa người bán hàng và người làm dịch vụ tổ chức bán đấu giá. Nó làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy quyền bán đấu giá. Còn văn
bản bán đấu giá thực chất là hợp đồng mua bán tài sản, được xác lập giữa các bên
liên quan (người mua tài sản và tổ chức kinh doanh dịch vụ bán đấu giá). Văn bản

này là cơ sở pháp lý để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua
bán tài sản, đồng thời là căn cứ để xác lập quyền sở hữu của người mua tài sản đối
với tài sản bán đấu giá.
So với các phương thức bán tài sản khác, bán đấu giá tài sản đem lại lợi ích
cho cả người bán tài sản và người mua tài sản. Nó tạo cơ hội bình đẳng cho những
người mua tài sản cùng tham gia trả giá, qua đó xác định được một mức giá cạnh
tranh có lợi nhất cho người bán tài sản. Nhờ việc tổ chức bán đấu giá mà hàng hóa
đem bán đến tay những người mua có tiềm năng và xác định đúng giá trị thực của
chúng. Bán đấu giá còn tập trung được cung và cầu về các loại tài sản vào một thời
điểm nhất định, giúp cho việc xác lập qan hệ mua bán diễn ra nhanh chóng, thúc
đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. Nếu hình thành được những thị trường bán
đấu giá chuyên nghiệp thì sẽ là động lực rất tốt để thúc đẩy quan hệ trao đổi
thương mại phát triển, nhất là đối với các quốc gia có những mặt hàng thế mạnh
của mình.
2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
2.1. Khái niệm về pháp luật bán đấu giá tài sản
Pháp luật là một hiện tượng xã hội mang tính khách quan, nó ra đời và tồn
tại cùng với Nhà nước. Có nhiều quan niệm, nhận thức khác nhau về pháp luật.
Theo Từ điển Luật học, “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt
20


buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp trong dân cư xã hội”6. Cịn
theo Giáo trình lý luận về Nhà nước và pháp luật thì “Pháp luật là hệ thống các
quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”7. Từ các quan
niệm như trên, có thể khái quát định nghĩa pháp luật như sau: “Pháp luật là hệ
thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận thể hiện ý chí Nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu

cầu về lợi ích của tồn xã hội được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế
của nhà nước nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội với mục đích bảo đảm trật tự
ổn định xã hội và sự phát triển bền vững của xã hội”8.
Là một bộ phận của hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia nên ngày nay trên
thế giới pháp luật của các nước về bán đấu giá tài sản cũng theo hai dòng pháp
luật: Ở các nước thuộc dòng pháp luật Châu Âu lục địa, pháp luật về bán đấu giá
tài sản chỉ gồm các quy phạm pháp luật thành văn. Ở các nước thuộc dòng pháp
luật Anh - Mỹ, pháp luật về bán đấu giá tài sản, ngoài các văn vản pháp luật, án lệ
cũng được xem là nguồn của bộ phận pháp luật này.
Trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản, ở Việt Nam từ khi thực hiện công cuộc
đổi mới các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản liên quan đến bán
đấu giá như: Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989, Bộ luật Dân sự năm 1995. Cụ
thể hóa Bộ luật Dân sự năm 1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
86/1996/NĐ-CP kèm theo Quy chế bán đấu giá tài sản. Đây là văn bản đầu tiên
quy định việc thành lập các tổ chức bán đấu giá tài sản ở các tỉnh, thành phố và
quy định một số nội dung liên quan đến bán đấu giá tài sản. Tiếp theo từ năm 2002
đến 2004, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định liên quan đến bán đấu giá tài
6

Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp, Hà Nội (tr 66).
Trường Đại học Luật Hà Nội (1994), “Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật”, NXB Tư pháp, Hà Nội (tr 55).
8
Lê Minh Thông (2001), “Một số vấn đề lý luận về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội (tr228).
7

21


sản trên từng lĩnh vực cụ thể; bên cạnh đó các Bộ cũng ban hành nhiều Thông tư

hướng dẫn thực hiện Luật, Nghị định có liên quan đến bán đấu giá tài sản.
Ngày 18/01/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2005/NĐ-CP về
bán đấu giá tài sản và ngày 04 tháng 05 năm 2005, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông
tư 03/2005/TT-BTP hướng dẫn một số quy định của Nghị định 05/2005/NĐ-CP.
Ngày 04 tháng 03 năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP
về bán đấu giá tài sản thay thế Nghị định số 05/2005/NĐ-CP; Bộ Tư pháp đã ban
hành Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06 tháng 12 năm 2010 quy định chi tiết
và hướng dẫn thực hiện Nghị định 17/2010/NĐ-CP. Trong những văn bản pháp
luật mới ban hành đã quy định khá rõ những nguyên tắc, thủ tục bán đấu giá tài
sản, người bán đấu giá tài sản, quản lý Nhà nước về bán đấu giá tài sản… Ngoài ra,
một số quy định về bán đấu giá tài sản nằm rải rác trong Luật Thương mại; Luật
Đăng ký giao dịch đảm bảo; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật quản lý, sử dụng
tài sản Nhà nước; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; Luật Thi hành án dân sự,
Nghị định về kê biên đấu giá quyền sử dụng đất trong thi hành án; Quyết định về
việc ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng
đất hoặc cho thuê đất; Nghị định về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ
tại cảng biển Việt Nam…
Từ quan niệm lý luận về pháp luật nói chung và hệ thống các quy phạm
pháp luật đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong các văn
bản quy phạm pháp luật bán đấu giá tài sản hiện nay ở nước ta, có thể định nghĩa
pháp luật bán đấu giá tài sản như sau:
Pháp luật bán đấu giá tài sản là hệ thống những quy phạm pháp luật do các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản bao gồm những quy định về nguyên
tắc, thủ tục bán đấu giá tài sản, người bán đấu giá và quản lý Nhà nước đối với
hoạt động bán đấu giá tài sản.
22


*Đặc điểm của pháp luật bán đấu giá tài sản:

- Pháp luật bán đấu giá tài sản là một bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh mang tính chất “tư” do đó các chủ thể tham gia quan hệ bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- Pháp luật bán đấu giá tài sản là một bộ phận pháp luật liên ngành không
thuần túy là một chế định riêng biệt trong một văn bản pháp luật cụ thể nào đó mà
nó có ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Quan hệ bán đấu giá tài sản có thể
mang tính chất của quan hệ dân sự, thương mại thuần túy hoặc mang tính chất của
quan hệ hành chính - tư pháp.
- Pháp luật bán đấu giá tài sản phản ánh rõ nguyên tắc công khai của quan hệ
bán đấu giá tài sản. Điều này xuất phát từ ngun lý chung là nếu khơng cơng khai
thì sẽ khơng có nhiều người tham gia quan hệ theo quy định của pháp luật;
- Pháp luật bán đấu giá tài sản mang đặc tính của pháp luật về thủ tục thực
hiện quan hệ pháp luật. Trong hệ thống pháp luật có thể phân chia thành hai bộ
phận cơ bản: các quy định về nội dung quan hệ và các quy định về thủ tục thực
hiện quan hệ. Pháp luật về bán đấu giá thuộc bộ phận thứ hai.
2.2.Cấu trúc của pháp luật bán đấu giá tài sản
Pháp luật bán đấu giá tài sản được hợp thành bởi nhiều các quy phạm pháp
luật khác nhau, ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Bởi vậy, nói đến
cấu trúc của pháp luật bán đấu giá tài sản thực chất là nói đến các cách thức sắp
xếp các quy phạm pháp luật bán đấu giá tài sản theo những trật tự nhất định được
xây dựng dựa trên những tiêu chí nhất định.
Hiện có nhiều cách thức tiêu chí khác nhau để sắp xếp các quy phạm pháp
luật về bán đấu giá tài sản, cụ thể:
* Nếu căn cứ vào nội dung điều chỉnh của quy phạm pháp luật thì pháp
luật bán đấu giá tài sản phân chia thành các bộ phận pháp luật sau đây:
23


- Nhóm quy phạm pháp luật quy định về các nguyên tắc trong bán đấu giá
tài sản;

Thông thường các nguyên tắc bán đấu giá tài sản được pháp luật ghi nhận là:
nguyên tắc công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Những nguyên tắc pháp lý cơ bản này được
ghi nhận trong pháp luật bán đấu giá ở hầu hết các quốc gia.
- Nhóm quy phạm pháp luật quy định về tài sản bán đấu giá
Chẳng hạn, về tài sản bán đấu giá Điêu 1 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP
ngày 04/03/2010 về bán đấu giá tài sản có quy định các loại tài sản bán đấu giá bao
gồm: “Tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án; tài sản là
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy
định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tài sản bảo đảm trong trường hợp
pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định phải xử lý bằng bán đấu giá; tài sản nhà
nước được xử lý bằng bán đấu giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước; tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước giao đất
có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được bán đấu giá theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và các tài sản khác phải bán đấu giá theo quy định
của pháp luật”.
- Nhóm quy phạm pháp luật quy định về thủ tục, trình tự bán đấu giá.
Bán đấu giá tài sản là quan hệ bán tài sản, hàng hóa qua trung gian.Về thủ
tục bán đấu giá tài sản được thực hiện thơng qua hình thức pháp lý là ký kết và
thực hiện hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản và văn bản đấu giá tài sản.
Các quy phạm pháp luật bán đấu giá tài sản thuộc nhóm này quy định cụ thể
về Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng; hình thức, nội dung của hợp đồng, quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng; trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ
của các bên và quy định về chủ thể có liên quan như người giữ tài sản, người tham
24


×