BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
“NỘI LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VIỆT NAM
KÝ KẾT VÀ THAM GIA PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ”
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TIẾN SỸ HOÀNG PHƯỚC HIỆP
PHÓ CHỦ NHIỆM: TIẾN SỸ TRẦN DUY THI
THẠC SỸ NGUYỄN KHÁNH NGỌC
THƯ KÝ ĐỀ TÀI: CỬ NHÂN NGUYỄN MINH QUÂN
7525
22/10/2009
Hµ néi 02- 2007
BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
(Báo cáo phúc trình)
“NỘI LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VIỆT NAM
KÝ KẾT VÀ THAM GIA PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ”
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TIẾN SỸ HOÀNG PHƯỚC HIỆP
PHÓ CHỦ NHIỆM: TIẾN SỸ TRẦN DUY THI
THẠC SỸ NGUYỄN KHÁNH NGỌC
THƯ KÝ ĐỀ TÀI: CỬ NHÂN NGUYỄN MINH QUÂN
Hà Nội 02-2007
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Chủ nhiệm: TS. Hoàng Phước Hiệp, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc
tế, Bộ Tư pháp;
Phó chủ nhiệm: Tiến sỹ Trần Duy Thi, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều
ước Quốc tế, Bộ Ngoại giao;
Thạc sỹ Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp
luật Quốc tế, Bộ Tư pháp;
Thư ký: Cử nhân Nguyễn Minh Quân, Chuyên viên Vụ Pháp luật
Quố
c tế, Bộ Tư pháp.
DANH SÁCH CÁC CỘNG TÁC VIÊN
1. TS Ngô Đức Mạnh, Trung tâm Thông tin, Văn phòng Quốc hội.
2. PGS/TS. Nguyễn Bá Diến, Khoa Luật, ĐH Quốc gia, Hà nội.
3. TS. Nguyễn Trung Tín, Viện Nhà nước và Pháp luật.
4. TS. Nguyễn Thiên Trinh, Bộ Kế hoạch Đầu tư.
5. Trương Quang Hoài Nam, Bộ Thương mại.
6. Hoàng Xuân Bắc, Bộ Thương mại.
7. Ths. Trần Hữu Huỳnh, Phòng Thương mại và Công nghiệp.
8. Ths. Lê Hồng Hải, Tổng cụ
c Thuế.
9. TS. Nguyễn Thị Bích Vân, Tổng cục Du lịch.
10. Hoa Hữu Long, Bộ Tư pháp.
11. TS. Nguyễn Công Khanh, Bộ Tư pháp.
12. TS. Lê Thành Long, Bộ Tư pháp.
13. Ths. Nguyễn Hữu Huyên, Bộ Tư pháp.
14. Ths. Nguyễn Văn Tuấn, Bộ Tư pháp.
15. Ths. Trần Anh Tuấn, Bộ Tư pháp.
16. Ths. Bạch Quốc An, Bộ Tư pháp.
17. Ths. Phạm Hồ Hương, Bộ Tư pháp.
18.
Ths. Võ Văn Tuyển, Bộ Tư pháp.
MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 9
I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 9
II. Mục tiêu, yêu cầu và phạm vi nghiên cứu đề tài 10
III. Nhu cầu kinh tế xã hội và địa chỉ áp dụng 10
IV. Phương pháp nghiên cứu 11
VI. Cơ cấu của báo cáo phúc trình 11
PHẦN II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT
HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ
13
I. Lý luận chung về điều ước quốc tế và nội luật hóa điều ước quốc tế trong lĩnh
vực hội nhập kinh tế quốc tế
13
II. Lý luận về nội luật hóa các điều ước quốc tế và nội luật hóa các điều ước quốc
tế trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế
18
PHẦN III: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ ĐIỀU
ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG
LĨNH VỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 23
I. Pháp luật và thực tiễn Hoa Kỳ về điều ước quốc tế và nội luật hóa các Hiệp
định của Vòng Uruguay
23
II. Pháp luật và thực tiễn của Canada về điều ước quốc tế và nội luật hóa các
Hiệp định WTO
31
III. Pháp luật và thực tiễn của Hàn Quốc về điều ước quốc tế và nội luật hóa các
Hiệp định của WTO
36
IV. Pháp luật và thực tiễn của Cộng hoà Pháp và Liên minh Châu Âu (EU) về
điều ước quốc tế và nội luật hóa các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hội nhập
kinh tế quốc tế
38
V. Pháp luật và thực tiễn của Nhật Bản về điều ước quốc tế và nội luật hóa các
điều ước quốc tế trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế
44
VI. Pháp luật và thực tiễn của một số nước ASEAN về điều ước quốc tế và nội
luật hóa các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế
47
PHẦN IV: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC
TẾ VÀ CÁC VẤN ĐỀ VÊ NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG
LĨNH VỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
52
I. Pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế và điều ước quốc tế trong lĩnh vực hội
nhập kinh tế quốc tế
52
II.Thực tiễn nội luật hoá các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập
nhằm phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua
55
III Các quan điểm , ý kiến khoa học ở Việt Nam về nội luật hóa các điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập nhằm phục vụ quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế
61
PHẦN V: KẾT LUẬN 68
PHẦN VI: PHỤ LỤC 71
Danh mục tài liệu tham khảo 71
Mẫu phiếu khảo sát 74
DANH MỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ
1. L
ý luận chung về điều ước quốc tế và nội luật hóa điều ước quốc tế 67
2. . Lý luận chung về thực hiện điều ước quốc tế và vấn đề nội luật hóa các điều ước
quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc gia nhập trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
87
3. Lý luận chung v
ề quan hệ qua lại giữa điều ước quốc tế và pháp luật trong
nước 96
4. Tổng quan các quan điểm lý luận và ý kiến khoa học về nội luật hóa phục vụ quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế 119
5. Tổng quan các quan điểm lý luận, ý kiến khoa học khác nhau ở các nước về thực
hiện điều ước quốc tế và nội luật hóa các đi
ều ước quốc tế 128
6. Mô hình cần chọn về chuyển hoá các quy định của điều ước quốc tế vào pháp luật
quốc gia 136
7. Pháp luật Hoa Kỳ về điều ước quốc tế trong lĩnh vực thương mại và kinh nghiệm
của Hoa Kỳ thi hành các Hiệp định của Vòng Urugoay 142
8. Kinh nghiêm thi hành vòng Urugoay của một số nước (Canada, Hàn
Quốc) 158
9. Pháp luật của Pháp và Liên minh Châu ÂU (EU) về
điều ước quốc tế và nội luật
hóa điều ước quốc tế 171
10. Pháp luật và thực tiễn một số nước ASEAN về điều ước quốc tế và nội luật hóa
điều ước quốc tế 178
11. Kinh nghiệm của Nhật Bản về Nội luật hóa các Điều ước Quốc tế 186
12. Pháp luật và thực tiễ
n Việt Nam về điều ước quốc tế và nội luật hóa điều uớc quốc
tế trong lĩnh vực đầu tư 194
13. Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về điều ước quốc tế và nội luật hóa điều uớc quốc
tế trong lĩnh vực thương mại 217
14. Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về điều ước quốc tế và nội luật hóa điều uớc quốc
tế trong lĩnh vực thuế 257
15. Thực tiễn Việt Nam về nội luật hóa các quy định về giải quyết tranh chấp thương
mại thông qua con đường trọng tại 278
16. Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về điều ước quốc t
ế và nội luật hóa điều uớc quốc
tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ 292
17. Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về điều ước quốc tế và nội luật hóa điều uớc quốc
tế trong lĩnh vực du lịch 334
18. Nội luật hoá một số công ước quốc tế về hình sự trong điều kiện hội nhậ
p kinh tế
quốc tế 351
19. Thực tiễn áp dụng Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế 374
20. Pháp luật Việt Nam về ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa
thuận quốc tế 384
21. Hoàn thiện pháp luật nhằm thực thi các nghĩa vụ thành viên WTO của Việt Nam -
Một số đánh giá và đề xuất 400
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
WTO Tổ chức thương mại thế giới
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BTA Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
CEPT Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
CPC/PCPC Bảng phân loại các sản phẩm chính của Liên Hợp quốc
NAFTA Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
GATT Hiệp định chung về thương mại và thuế quan
GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
MFN Đãi ngộ tối huệ quốc
NT Đối xử quốc gia
NTM Các biện pháp phi thuế quan
SCM Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
SPS Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động vật và thực vật
TRIPS Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên
quan đến thương mại
URAA Luật thi hành các hiệp định Vòng Uruguay của Hoa Kỳ
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc ký kết, gia nhập các điều
ước quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại đã trở thành nhu cầu bức xúc
của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng. Các hiệp định thương mại
tự do, liên minh, liên kết kinh tế khu vực và song phương đã và đang thu hút
sự quan tâm rất l
ớn của các quốc gia.
Để thúc đẩy quá trình phát triển này, các nước đã xây dựng một hệ thống
những văn bản pháp lý quan trọng làm cơ sở cho việc ký kết và thực hiện các
điều ước quốc tế. Công ước Viên về luật điều ước quốc tế, thực tiễn giải thích
và áp dụng các điều ước quốc tế tại các cơ chế giải quyết tranh chấ
p như Tòa
án quốc tế, Liên Hợp quốc, WTO ngày càng có vai trò quan trọng trong quá
trình đó. Tuy nhiên, do pháp luật của các quốc gia đa dạng nên thực tiễn thi
hành các điều ước quốc tế tại các quốc gia có khác nhau: có quốc gia đặt ra
yêu cầu phải thực hiện điều ước quốc tế bằng cách cho áp dụng trực tiếp các
quy phạm của điều ước quốc tế đã ký kết hoặc gia nhập, có quố
c gia đặt ra
yêu cầu áp dụng gián tiếp các điều ước quốc tế đó thông qua một quá trình
chuyển đổi các quy phạm điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật trong
nước mà đôi khi người ta gọi là nội luật hóa.
Đối với Việt Nam, công tác ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế có
một vai trò rất quan trọng, là cơ sở pháp lý trong việc tăng cường và mở rộng
các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, công tác ký kết và thực
hiện điều ước quốc tế cũng có những đóng góp tích cực đối với việc xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. Làm tốt công tác này sẽ
góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển toàn diện của đất nước, nâng cao
vị thế của Việt Nam trên trường quốc t
ế trong bối cảnh khu vực và thế giới
hiện nay.
Trong những năm qua, số lượng điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký
kết, gia nhập đã tăng lên đáng kể, trong đó các điều ước quốc tế phục vụ quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế đã chiếm một số lượng lớn. Theo số liệu của Bộ
Ngoại giao n
ăm 2002 chúng ta đã ký kết và gia nhập 134 điều ước quốc tế cấp
Nhà nước và Chính phủ.Với việc ban hành và thực hiện Pháp lệnh ký kết và
thực hiện điều ước quốc tế năm 1998, thời gian qua công tác điều ước quốc tế
nói chung đã từng bước đi theo đúng khuôn khổ pháp luật, Nhà nước đã tạo
dựng được cơ sở pháp lý thích hợp cho các cơ quan Nhà nướ
c đề xuất đàm
phán, ký kết và thực hiện có hiệu quả các điều ước quốc tế. Tuy nhiên, thời
gian qua cũng có một số trường hợp tranh chấp phát sinh theo các quy định
trong các điều ước kinh tế, thương mại quốc tế do cách hiểu khác nhau hoặc
chuyển hóa các quy phạm đó vào pháp luật trong nước có khác nhau. Như
vậy, thực tiễn thực hiện các điều ước quốc tế đ
ã đặt ra vấn đề cần nghiên cứu
xử lý về mặt lý luận.
Để phục vụ tốt hơn công tác hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc nghiên cứu
pháp luật và thực tiễn của Việt nam và các nước trong lĩnh vực điều ước quốc
tế có ý nghĩa quan trọng. Một trong những vấn đề phức tạp ở đây cần nghiên
cứu là vấn đề nội luật hoá các điều ước quốc tế trong điều kiệ
n cụ thể của Việt
Nam.
Trên thực tế, đã có một số toạ đàm, bài viết về các vấn đề khác nhau liên quan
đến đề tài nội luật hoá các điều ước quốc tế. Tuy nhiên chưa có một đề tài
nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề nội luật hóa các điều ước quốc tế
mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập nhằm phục vụ quá trình h
ội nhập kinh tế
quốc tế.
Chính vì vậy việc chọn đề tài về nội luật hoá các điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là cần thiết, góp phần xây dựng cơ chế thực
hiện có hiệu quả các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Đề tài có mục tiêu tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở khoa học
pháp lý (trong nước và quốc tế) về điều ước quốc tế và nội luật hóa các điều
ước quốc tế; đánh giá thực trạng khuôn khổ pháp luật Việt Nam và thực tiễn
nội luật hóa các điều ước quốc tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh
t
ế quốc tê; xác định các yêu cầu đạt được trong quá trình nội luật hóa các điều
ước quốc tế nhằm phục vụ cho hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Đề tài đặt ra yêu cầu nghiên cứu pháp luật và thực tiễn điều ước quốc
tế và nội luật hóa các điều ước quốc tế của Việt Nam và các nước để từ đó
kiến nghị về c
ơ chế, mô hình và cách thức nội luật hóa các điều ước quốc tế
mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập phục vụ tốt hơn cho quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
3. Đề tài có phạm vi nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực hiện điều ước
quốc tế và nội luật hóa điều ước quốc tế trong giai đoạn hiện nay nhằm xây
dựng và hoàn thi
ện các quy định liên quan việc thực hiện điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết, gia nhập trong quá trình đàm phán gia nhập WTO và các
hiệp định của WTO.
III. NHU CẦU KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐỊA CHỈ ÁP DỤNG
- Nhu cầu kinh tế xã hội trong nghiên cứu, thực hiện Đề tài này là khá
lớn, thể hiện qua nội dung các Văn kiện của Đại hội Đảng, Nghị quyết số
07/NQ-TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về
hội nhập kinh tế quốc tế,
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2010… Trong bối
cảnh Việt Nam đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thì Đề tài còn xuất
phát từ đòi hỏi, nhu cầu nhằm phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Địa chỉ áp dụng:
Trước tiên là các cơ quan Nhà nước và các cán bộ công tác ở Trung
ương và địa phương trực tiếp liên quan đến các hoạt động kinh tế quốc tế, đặc
biệt là đối với các cơ quan tham gia trực tiếp vào quá trình soạn thảo các văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ quan
thi hành pháp luật, các cơ quan tham gia đàm phán, ký kết và thực hiện các
điều ước quốc tế thuộc l
ĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế.
Kết quả nghiên cứu Đề tài có thể giúp cho cộng đồng doanh nghiệp Việt
Nam và các cá nhân hiểu được tốt hơn những vấn đề pháp lý liên quan tới các
cam kết quốc tế của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tê.
Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để biên soạn các tài liệu giảng
dạy tại các trường, khoa
đại học luật, kinh tế và thương mại quốc tế.
Cuối cùng, các kết quả nghiên cứu là nguồn thông tin tra cứu hữu ích
cho mọi đối tượng liên quan, kể cả đối tác nước ngoài.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đó là các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống, có chú ý
đến phương pháp so sánh, phân tích pháp luật, tọa đàm chuyên đề, điều tra
khảo sát thực tiễn
- Việc thăm dò ý kiến dư luận xã hội, thu th
ập ý kiến phản biện xã hội
được tiến hành trong phạm vi kinh phí cho phép.
VI. CƠ CẤU CỦA BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
Báo cáo phúc trình của Đề tài gồm năm phần chính:
Phần I: Phần mở đầu
Phần II: Lý luận chung về điều ước quốc tế và nội luật hoá điều ước
quốc tế trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế
Phần này tập trung trình bày một số vấ
n đề về lý luận chung về điều
ước quốc tế và nội luật hóa các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hội nhập kinh
tế quốc tế
Phần III: Pháp luật và thực tiễn của một số nước về điều ước quốc tế
và nội luật hóa các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hội nhập kinh tế
quốc
tế
Phần này tập trung phân tích pháp luật và thực tiễn của một số nước
điển hình thuộc hệ thống Common law và Civil law liên quan đến điều ước
quốc tế và nội luật hoá các điều ước quốc tế làm cơ sở tham khảo có chọn lọc
cho việc xử lý vấn đề này ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế
;
Phần IV: Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về điều ước quốc tế và các
vấn đề về nội luật hóa điều ước quốc tế trong lĩnh vực hội nhập kinh tế
quốc tế
Phần này tập trung trình bày các vấn đề liên quan đến thực trạng pháp
luật Việt Nam về điều ước quốc tế và về điều ước quốc tế trong lĩnh vực hội
nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nội luật hóa các điều ước ngày. Ngoài ra, phần
này tập trung nghiên cứu các quan điểm, ý kiến khoa học qua các tọa đàm, hội
thảo, tài liệu, bài viế
t và qua khảo sát ý kiến chuyên môn ở Việt Nam về nội
luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập nhằm phục
vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Phần V: Kết luận
Phần này trình bày phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế và nội luật hóa các điều ước qu
ốc tế
trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Kèm theo Báo cáo phúc trình còn có Phụ lục các chuyên đề nghiên cứu
độc lập theo nội dung của Đề tài.
PHẦN II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI
LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA
ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ
1. Lý luận chung về điều
ước quốc tế
1.1. Khái niệm về điều ước quốc tế
Luật quốc tế ra đời khá sớm, nhưng điều ước quốc tế ra đời muộn hơn. Trong
một thời gian dài, quan hệ giữa các quốc gia được điều chỉnh bằng các tập
quán quốc tế. Tuy vậy, từ khi ra đời, điều ước quốc tế ngày càng giữ vai trò
quan trọng trong quan hệ giữa các nước, ngày càng khẳng định vị không thể
thiếu của nó trong quan hệ liên quố
c gia với tính cách là nguồn cơ bản của
pháp luật quốc tế, là “chất keo” kết nối giữa các chủ thể của pháp luật quốc tế.
Một bộ phận quan trọng của pháp luật quốc tế đó là Luật điều ước quốc tế.
Luật điều ước quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh
trình t
ự ký kết, điều kiện hợp pháp, có hiệu lực và chấm dứt hiệu lực điều ước
quốc tế. Quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng trong mọi lĩnh vực đời sống
quốc tế thì vai trò đặc biệt của luật điều ước ngày càng lớn, bởi vì chính nó là
công cụ gắn kết quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.
Vấn đề pháp điể
n luật điều ước quốc tế được thảo luận khá sớm, song chỉ
trong khuôn khổ Liên hợp quốc tới năm 1969 mới soạn thảo và thông qua
được Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế và mãi đến năm 1980 Công
ước này mới có hiệu lực. Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế đã
pháp điển hóa và phát triển hàng loạt các quy phạm vốn là t
ập quán quốc tế
trong lĩnh vực điều ước quốc tế. Điều 1 của Công ước quy định rõ: “Điều ước
là từ dùng để chỉ một thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các
quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế và được pháp luật quốc tế
điều chỉnh, dù được ghi nhận trong mộ
t văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay
nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.
Mặc dù đã được định nghĩa như vậy, nhưng cách hiểu và giải thích về nó
cũng như áp dụng trên thực tế hầu như chưa có sự thống nhất trong các quốc
gia thành viên, kể cả các quốc gia chưa phải là thành viên của Công ước.
Cách hiểu của Việt Nam về khái ni
ệm điều ước quốc tế cũng không hoàn toàn
nhất quán. Theo khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc
tế năm 1998, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là một bên ký kết được hiểu là “thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa
nước Cộng hòa xã hội chủ ngh
ĩa Việt Nam và một hoặc nhiều quốc gia, tổ
chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào
tên gọi như hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, công hàm
trao đổi và danh nghĩa ký kết”. Việc thực hiện các điều ước quốc tế theo Pháp
lệnh này phải thực hiện thông qua quá trình chuyển đổi nó thành quy định
pháp luật trong nước. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm
2005 có định nghĩa: "Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia
nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ n
ước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ
thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công
ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm
trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác”. Luật kế thừa và phát triển các quy
đị
nh về thực hiện điều ước quốc tế trước đây và còn cho phép áp dụng trực
tiếp điều ước quốc tế để thực thi nó, không cần sự chuyển đổi nào.
1.2. Các giai đoạn ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
a) Giai đoạn ký kết điều ước quốc tế
Quá trình ký kết điều ước quốc tế được chia làm hai giai đoạn chính như sau.
- Giai đoạn thứ nhất: Là giai đoạn tạo lập thỏa thuận ý chí của các quốc gia
hay các chủ thể khác của luật quốc tế. Nếu ký kết điều ước song phương thì
giai đoạn này gồm: Đàm phán, soạn thả
o văn bản điều ước và thống nhất
thông qua văn bản này.
Nếu ký kết điều ước nhiều bên thì giai đoạn này gồm: Soạn thảo và thông
qua văn bản điều ước bằng hội nghị quốc tế hoặc cơ quan được ủy nhiệm
của tổ chức quốc tế.
- Giai đoạn thứ hai: công nhận hiệu lực bắt buộ
c của các quy phạm điều ước.
Nó bao gồm tất cả các hành vi cụ thể riêng biết của các quốc gia. Các hành vi
này phụ thuộc vào quy định cụ thể các điều kiện ghi trong điều ước và được
biểu hiện bằng nhiều cách như: ký, phê duyệt, phê chuẩn, thông qua Vấn đề
gia nhập điều ước quốc tế cũng có thể nằm trong giai đoạn này hoặc nằm ở
một công đoạn độc lập với giai đoạn ký kết nói trên tùy thuộc vào từng hoàn
cảnh cụ thể.
- Ký điều ước quốc tế:
phụ thuộc vào từng điều ước cụ thể, việc ký điều ước
quốc tế có thể là kết thúc quá trình ký kết (nếu điều ước có hiệu lực từ thời
điểm ký) hoặc chỉ là một trong các giai đoạn ký kết (nếu như điều ước còn
cần phải phê chuẩn hoặc phê duyệt).
Ký tắt (paraphé) là ký của các vị đại diện vào vă
n bản dự thảo điều ước để xác
nhận văn bản đó là văn bản đã được thỏa thuận; sau ký tắt cần phải ký đầy đủ
hoặc ký ad referendum.
Ký ad referendum là ký của vị đại diện dưới điều kiện có sự đồng ý tiếp sau
đó của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật trong nước. Ký ad referendum
khác ký tắt ở chỗ, nếu ký ad referendum được cơ quan có thẩm quy
ền của các
bên tỏ rõ ý tán thành thì không phải ký đầy đủ nữa, còn ký tắt chỉ là một bước
để tiến tới ký đầy đủ. Ký đầy đủ (ký chính thức) - làm cho văn bản dự thảo
điều ước trở thành văn bản pháp lý thể hiện ý chí của các bên tham gia điều
ước.
- Phê chuẩn điều ước quốc tế:
là việc cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước
thông qua điều ước, biểu hiện sự đồng ý của nhà nước đối với quyền và nghĩa
vụ ghi trong điều ước.
Cơ quan có quyền phê chuẩn điều ước quốc tế là cơ quan được quy định ở
trong pháp luật của các nước.
Ở nước ta Hiến pháp quy định Quốc hội và Chủ tịch nước có quy
ền phê
chuẩn điều ước quốc tế.
Pháp luật quốc tế không có một quy phạm cụ thể hay một văn bản pháp lý cụ
thể quy định điều ước nào thì cần phê chuẩn và điều ước nào thì không. Thực
tiễn điều ước cho thấy rằng việc phê chuẩn h ay không cần phê chuẩn phụ
thuộc ý muốn của các bên tham gia điều ước, vì các bên đều có chủ quy
ền và
đều bình đẳng, tự nguyện tham gia quan hệ điều ước, do đó các bên tự quyết
định với nhau trên cơ sở thỏa thuận.
Hiện nay pháp luật một số nước có quy định những loại điều ước nào thì cần
phê chuẩn, còn loại nào thì không. Nhìn chung, điều ước cần phê chuẩn hay
không cần phê chuẩn phụ thuộc vào đối tượng của điều ước và quan hệ của
điều ước quốc tế đó với pháp luật trong nước cũng như cấp có thẩm quyền ký
điều ước quốc tế đó.
Sau khi phê chuẩn, các bên phải tiến hành trao đổi thư phê chuẩn, Đối với
điều ước song phương, việc trao đổi văn kiện phê chuẩn thường được tiến
hành ở thủ đô của nước mà ở đó không tiến hành lễ ký đ
iều ước. Đối với điều
ước nhiều bên, thông thường văn kiện chuẩn của các bên phải được chuyển
đến cơ quan được chọn bảo quản. lưu chiểu điều ước. Khi nhận được thư phê
chuẩn của mỗi nước, nước bảo quản lưu chiểu điều ước có trách nhiệm thông
báo cho các bên tham gia điều ước biết.
- Phê duyệt đ
iều ước quốc tế.
Điều ước cần phải phê duyệt là những điều ước mà các bên thỏa thuận với
nhau phê duyệt mà không cần phải phê chuẩn để điều ước quốc tế có hiệu lực
thi hành. Phê duyệt điều ước là hành vi biểu hiện sự đồng ý ràng buộc của
quốc gia vào điều ước quốc tế nào đó. Khác với phê chuẩn, việc phê duyệt
điều ướ
c thường được tiến hành tại cơ quan hành pháp tối cao của nhà nước.
Phê duyệt điều ước và phê chuẩn điều ước, về nguyên tắc đều giống nhau, đều
là hành vi biểu hiện sự đồng ý ràng buộc của một nước với một điều ước nào
đó. Song cần phân biệt phê duyệt điều ước với khái niệm thông qua văn bản
điều ước. Phê duy
ệt điều ước có nghĩa là Chính phủ hoặc một cơ quan hành
pháp có thẩm quyền cụ thể chuẩn y điều ước đó, nếu như điều ước liên quan
tới thẩm quyền của họ và không cần trình lên cấp cao hơn như Quốc hội. Còn
thông qua văn bản điều ước có thể là hành vi cần thiết cho việc ký chính thức
văn bản điều ướ
c quốc tế.
- Gia nhập điều ước quốc tế.
Gia nhập điều ước quốc tế là việc một chủ thể của luật quốc tế thể hiện rõ
ràng sự đồng ý ràng buộc mình với các quyền và nghĩa vụ của một điều ước
quốc tế nhiều bên. Gia nhập điều ước quốc tế phải được thể hiện rõ theo các
quy định cụ thể của điều ước qu
ốc tế nhiều bên đó. Còn điều ước nào được
gia nhập, điều ước nào không được gia nhập thì lại phụ thuộc vào quy định cụ
thể của từng điều ước hoặc phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các thành viên
của điều ước.
Những quốc gia gia nhập phải chấp nhận những điều khoản của điề
u ước theo
những quy định và thủ tục cụ thể của điều ước đó, không có quyền thêm nội
dung mới vào điều ước đó khi gia nhập, song lại có quyền bảo lưu những điều
khoản nhất định theo quy định của điều ước đó.
b)Thực hiện điều ước quốc tế
Nguyên tắc tận tâm thực hiện cam kế
t quốc tế (Pacta sunt servanda) là một
trong những nguyên tắc cơ bản, bao trùm trong lý luận về việc thực hiện điều
ước quốc tế. Nguyên tắc này có lịch sử phát triển lâu đời nhất so với lịch sử
hình thành và phát triển của các nguyên tắc cơ bản khác của luật quốc tế hiện
đại. Nguyên tắc này được ghi nhận cụ thể hay ngụ ý trong hầu hết các điều
ước qu
ốc tế đa phương và song phương. Ngay cả khi không được quy định cụ
thể trong điều ước thì nguyên tắc này cũng được coi là có giá trị áp dụng đối
với các bên tham gia điều ước vì nó là nguyên tắc tối cao của pháp luật quốc
tế.
Công ước Viên năm 1969 về Điều ước quốc tế đã khái quát hóa nguyên tắc
này như sau: "Mỗi điều ước khi có hiệu lực sẽ có giá tr
ị ràng buộc đối với tất
cả các bên tham gia nó và các bên cần phải nghiêm chỉnh thực hiện". Như
vậy, các bên tham kết của một điều ước nào đó phải có nghĩa vụ tận tâm thực
hiện những điều, những khoản mà mình đã thỏa thuận. Tận tâm thực hiện có
nghĩa là không được thực hiện hình thức mà phải thi hành thực chất, trung
thực các nghĩa vụ
điều ước của mình. Thực hiện thực chất, trung thực có
nghĩa là quốc gia có nghĩa vụ bằng mọi biện pháp cần thiết thực hiện tất cả
các quy định của điều ước phù hợp với mục đích và nguyên tắc của nó trong
hoạt động của mình. Nguyên tắc Pacta sunt servanda đòi hỏi các bên phải tôn
trọng tất cả các quy phạm tập quán quốc tế
đã được công nhận chung trong
việc thực thi các nghĩa vụ điều ước. Cuối cùng, một nhân tố quan trọng của
nguyên tắc Pacta sunt servanda là việc không thực hiện một quy định nào đó
của điều ước này phải dựa trên cơ sở của pháp luật quốc tế. Các bên tham gia
không có quyền viện dẫn luật nước mình (trật tự công cộng nước mình hoặc
chưa có quy định trong nước)
để không thực hiện điều ước quốc tế.
Qua phân tích ở trên cho thấy nguyên tắc Pacta sunt servanda là nguyên tắc
nền tảng của pháp luật quốc tế hiện đại và nguyên tắc này bảo đảm cho việc
các điều ước quốc tế thực hiện. Theo nguyên tắc này, các quốc gia phải có
nghĩa vụ tận tâm thực hiện hết khả năng các cam kết quốc tế của mình.
Pháp luật quốc tế nói chung không quy định cụ thể quốc gia cần phải thực
hiện điều ước quốc tế bằng cách thức nào, hay nói cách khác các quốc gia
toàn quyền có thể tự do lựa chọn các cách thức để thực hiện điều ước, miễn là
điều ước quốc tế được thực hiện một cách tận tâm và đầy đủ. Ngoại lệ ở đây
là khi các qu
ốc gia thành viên điều ước có thoả thuận cụ thể về một cách thức
nào đó sẽ được sử dụng để thực hiện một điều ước cụ thể hoặc có khuyến
nghị hay đề xuất về khả năng sử dụng cách thức thực hiện nào đó.
2. Hệ thống các điều ước quốc tế của Việt Nam liên quan đến h
ội nhập
kinh tế quốc tế
Trong những năm gần đây, số lượng các điều ước các điều ước quốc tế mà
Việt nam ký kết và gia nhập ngày càng có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo
tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
(1998-2005), Việt Nam đã ký kết, gia nhập hơn 700 điều ước quốc tế (ch
ưa kể
các điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa bộ, ngành). Chỉ tính riêng 10
năm gần đây, số lượng điều ước quốc tế của Việt Nam ký kết đã bằng số
lượng của gần 50 năm trước đó. Trong đó, các điều ước quốc tế liên quan đến
hội nhập kinh tế quốc tế chiếm mộ
t phần không nhỏ.
Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế
rất đa dạng và phong phú trên các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại
dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, tránh đánh thuế hai lần
Có thể nói điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế có quy mô và phạm vi
điều chỉnh rộng lớn nhất là Hiệp định
về việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các Hiệp định kèm
theo của WTO. Các hiệp định của WTO điều chỉnh các hoạt động trong 3 lĩnh
vực là thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Các hiệp
định này rất dài và phức tạp gắn kết với nhiều học thuy
ết kinh tế, thương mại
quốc tế và được làm rõ qua các án lệ thương mại quốc tế và các phán quyết
của WTO. Số lượng các Hiệp định này đến khoảng 5 vạn trang A4 điện tử.
Thực tế, các hiệp định được xây dựng dựa theo một cấu trúc gồm sáu phần:
- Hiệp định khung (Hiệp định thành lập WTO);
- GATT 1994 và 12 Hiệp định chung điều chỉnh lĩnh vực thương m
ại hàng
hoá cụ thể;
- Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và các phụ lục;
- Hiệp định điều chỉnh lĩnh vực thương mại của sở hữu trí tuệ (TRIPS);
- Thoả thuận về giải quyết tranh chấp;
- Quy định về rà soát chính sách thương mại của Chính phủ các nước
II. LÝ LUẬN VỀ NỘI LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI
LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Khái niệm về nội luật hóa
a) Ở các nước, để thi hành điều ước quốc tế, người ta thường phải
chuyển hóa các quy phạm của điều ước quốc tế đó thành quy ph
ạm pháp luật
trong nước và thi hành điều ước quốc tế trên cơ sở các quy phạm pháp luật
trong nước vốn là quy phạm của điều ước quốc tế đó. Quá trình chuyển hóa
đó thường được gọi là chuyển hóa điều ước quốc tế hoặc nội luật hóa các điều
ước quốc tế.
b) Ở Việt Nam, có nhiều ý kiến khác nhau về "nội luật hóa". Có th
ể
nêu lên hai cách hiểu khái niệm nội luật hoá sau đây:
- Cách hiểu thứ nhất cho rằng nội luật hóa là quá trình pháp lý do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm chấp nhận hiệu lực ràng buộc
của điều ước quốc tế. Như vậy, theo quan điểm này thì nội luật hóa dường
như đồng nghĩa với việc quốc gia chấp nhận hiệu lực pháp lý của
điều ước.
Do đó, sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý trong nước chấp nhận sự ràng buộc
của điều ước quốc tế thì các quy định của điều ước có giá trị pháp lý và được
áp dụng trên lãnh thổ quốc gia. Việc có thêm hoạt động lập pháp trong nước
tiếp theo là hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan hành pháp. Điều đó có nghĩa là
văn bản được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quy
ền chấp nhận sự
ràng buộc hiệu lực pháp lý của điều ước (văn bản phê chuẩn, phê duyệt )
được coi là văn bản nội luật hóa, làm cho điều ước quốc tế đó có hiệu lực thực
thi như văn bản quy phạm pháp luật trong nước.
- Cách hiểu thứ hai cho rằng nội luật hoá và quá trình chấp nhận hiệu
lực pháp lý của điều ước qu
ốc tế là hai khái niệm pháp lý khác nhau và có
mối quan hệ tương đối độc lập với nhau: việc chấp nhận hiệu lực pháp lý của
điều ước là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn tất các thủ tục
pháp lý trong nước và thông qua đó thể hiện việc quốc gia tham gia điều ước
chấp nhận việc áp dụng các quy định của điều ước đó đối với mình. Trong khi
đó, n
ội luật hoá là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các
hoạt động cần thiết để chuyển hóa các quy phạm của điều ước quốc tế thành
quy phạm của pháp luật quốc gia bằng cách ban hành, sửa đổi, bổ sung văn
bản quy phạm pháp luật trong nước để cho nội dung của các quy định của
điều ước quốc tế chiếm toàn bộ hoặc da số phần nội dung c
ủa quy phạm pháp
luật trong nước. Về mặt thời gian thì việc chấp nhận hiệu lực pháp lý (sự ràng
buộc) của điều ước và việc nội luật hoá có thể được tiến hành đồng thời,
nhưng cũng có thể được tiến hành tại các thời điểm khác nhau, tuỳ thuộc vào
yêu cầu hiệu lực về thời gian của điều ước (khi điều ướ
c có lộ trình thực hiện)
và điều kiện cụ thể trong nước khác.
c) Tập thể tác giả Đề tài về cơ bản có quan điểm theo cách hiểu thứ hai
nói trên. Theo các tác giả thì nội luật hoá là quá trình chuyển hóa nội dung các
quy phạm của điều ước quốc tế thành các quy phạm pháp luật trong nước để
thi hành. Với cách hiểu này tập thể tác giả cũng cho rằng khái niệm "nội luật
hoá" điều ước quốc tế có thể dùng tương đương hay thay thế cho khái niệm
"chuyển hoá" quy phạm điều ước quốc tế. Tức là hai khái niệm "nội luật hoá"
và "chuyển hoá" điều
ước quốc tế có cùng bản chất và nội hàm, thực ra là một
tuy cách dùng từ có khác nhau.
Như vậy, khái niệm "nội luật hóa" trong khuôn khổ phạm vi Đề tài này
có thể được hiểu là: quá trình đưa nội dung các quy phạm điều ước quốc tế
vào nội dung của quy phạm pháp luật trong nước thông qua việc xây dựng,
ban hành (sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới) văn bản quy phạm
pháp luật trong nước để có n
ội dung pháp lý đúng với nội dung của các quy
định của điều ước đã được ký kết hoặc gia nhập.
2. Đặc điểm của nội luật hóa
a) Đặc điểm về thời gian xuất hiện
Quá trình nội luật hóa có thể diễn ra sớm hoặc muôn hơn quá trình thực
hiện điều ước quốc tế. Nó có thể được diễn ở các giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn tạo lập thỏa thuận ý chí của các quốc gia hay các chủ thể
khác của luật quốc tế.
Hoạt động nội luật hóa ở giai đoạn này có thể là các hành vi cụ thể như
:
soạn thảo văn bản pháp luật trong nước có nội dung pháp lý thống nhất với
nội dung pháp lý của dự thảo điều ước quốc tế đã được các bên tạo lập. Bên
cạnh đó, giai đoạn này nếu không có việc soạn thảo văn bản trong nước thì
cũng có thể có hoạt động cho phép xác định nội dung pháp lý cần nội luật hóa
- Giai đoạn công nhận hiệu lự
c bắt buộc của các quy phạm điều ước.
Hoạt động nội luật hóa ở giai đoạn này có thể gồm nhiều hành vi cụ thể
riêng biết của các quốc gia. Các hành vi này phụ thuộc vào quy định cụ thể
các điều kiện ghi trong điều ước và được biểu hiện bằng nhiều cách như: ban
hành văn bản, phê duyệt, phê chuẩn, gia nhập, thông qua các văn bản quy
phạm pháp luậ
t trong nước có nội dung pháp lý thống nhất với nội dung pháp
lý của điều ước quốc tế đã được ký kết
Có thể nói vấn đề nội luật hóa đích thực bắt đầu từ giai đoạn này. Do
vậy, việc chuyển hóa các quy định của điều ước quốc tế phải bắt đầu từ các
thao tác cụ thể của cơ quan có thẩm quyền của n
ước ký điều ước quốc tế đó,
phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế. Trong nhiều trường hợp, văn
kiện phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập được coi là văn kiện nội luật hóa
điều ước quốc tế. Nó là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong nước thực hiện các điều ước quốc tế c
ụ thể đó.
- Giai đoạn thực hiện điều ước quốc tế.
Hoạt động nội luật hóa có thể bắt đầu từ giai đoạn thực hiện điều ước
quốc tế theo thời điểm có hiệu lực được quy định trong điều ước hay do thỏa
thuận của các bên. Thời điểm điều ước quốc tế có hiệu lực và thời điểm nội
luật hóa có thể không trùng nhau. Thông thường, thời điểm nội luật hóa một
điều ước quốc tế có thể diễn ra trước khi điều ước quốc tế đó có hiệu lực.
Việc nội luật hóa như vậy sẽ tạo đ
iều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện
điều ước quốc tế. Tuy vậy, cũng có không ít trường hợp việc nội luật hóa lại
diễn ra sau khi điều ước quốc tế có hiệu lực, đặc biệt là đối với việc gia nhập
các điều ước quốc tế nhiều bên. Việc gia nhập các điều ước quốc tế nhiều bên
thường diễ
n ra sau khi điều ước quốc tế nhiều bên đó đã có hiệu lực thi hành.
b) Đặc điểm của văn bản nội luật hóa
Văn bản nội luật hóa là văn bản quy phạm pháp luật trong nước, nhưng
có một số nội dung pháp lý vốn là nội dung pháp lý của điều ước quốc tế có
liên quan. Nếu xét về mặt bản chất thì nội dung pháp lý của văn bản nội luật
hóa đó có cội nguồn từ nội dung pháp luật của các cam kết cần được thi hành
của các nước liên quan.
c) Đặc điểm c
ủa hiệu lực cưỡng chế của văn bản nội luật hóa
Hiệu lực cưỡng chế của văn bản nội luật hóa điều ước quốc tế thể hiện
ở chỗ văn bản đó là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nó
có hiệu lực cưỡng chế như các văn bản quy phạm pháp luật bình thường khác.
Tuy vậy, việc ban hành văn bản nội luật hóa dưới hình thức nào (Nghị quyết
hoặc Lu
ật của Quốc hội, Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nghị
quyết hay Nghị định của Chính phủ ) lại tuỳ thuộc vào sự quyết định của các
cơ quan trong nước, căn cứ vào mô hình nội luật hóa, vào điều kiện lịch sử cụ
thể trong nước.
d) Đặc điểm quan hệ so sánh giữa điều ước quốc tế, pháp luậ
t trong
nước và quá trình nội luật hóa.
Đây là vấn đề thường bị nhầm lẫn, thường bị bỏ qua trong nghiên cứu
quan hệ tương tác giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Trong lý luận
pháp luật quốc tế, có các ý kiến khác nhau về mối quan hệ giữa hai hệ thống
pháp luật này, có quan điểm quá nghiêng về trường phái nhất nguyên luận (hệ
thống này là bộ phận của hệ thống kia), có quan điểm lại ở vào tình tr
ạng
dung hòa, nghiêng về trường phái nhị nguyên luận (hai hệ thống đó độc lập
với nhau nhưng có quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau). Chính những
người có quan điểm theo nhị nguyên luận là những người quan tâm nhiều hơn
về vấn đề chuyển hóa hay nội luật hóa điều ước quốc tế để thi hành.
3. Các mô hình nội luật hóa các điều ước quốc tế ở Vi
ệt Nam
a) Các tiêu chí để xác định mô hình
:
Có nhiều tiêu chí khác nhau có thể được lựa chọn để xây dựng mô hình nội
luật hóa các điều ước quốc tế. Trong phạm vi Đề tài này, có thể nêu lên các
nhóm tiêu chí sau và phù hợp với chúng là các mô hình tương ứng:
- Nhóm tiêu chí cơ bản là các nghĩa vụ cơ bản của Việt Nam theo các cam kết
trong lĩnh vực cần có nội luật hóa. Các tiêu chí này có thể phân ra thành các
tiểu nhóm theo nội dung đã có trong pháp luật Việt Nam và chưa có trong
pháp luật Việt Nam. Theo tiểu nhóm nội dung đã có trong pháp luật Việt Nam
thì có những nội dung phù hợp và có những nội dung trái, chưa phù hợp với
pháp luật Việt Nam.
- Nhóm những tiêu chí bổ sung (để làm hoàn thiện mô hình) là các nghĩa vụ
không cơ bản và các quy
định về quyền của Việt Nam theo các cam kết quốc
tế. Đây là nhóm tiêu chí không được quá đề cao trong quá trình nội luật hóa
cho dù chúng có thể có ý nghĩa quan trọng về mặt trong nước.
b) Các mô hình cơ bản:
Việc định ra các mô hình cơ bản chỉ có ý nghĩa định hướng cho việc lựa chọn,
áp dụng giải pháp nội luật hóa. Căn cứ vào các tiêu chí nói trên, có thể xây
dựng ba mô hình cơ bản về nội luật hóa các điều ước quốc tế, đó là mô hình
“cách mạng”, mô hình “cải lương” (hay còn gọi là “chuyển hóa từ từ”) và
mô hình hỗn hợp trong nội luật hóa .
Mô hình “cách mạng”
đặt ra việc bãi bỏ các quy định cũ của pháp luật trong
nước trái với nội dung cam kết quốc tế, sửa đổi những quy định pháp luật
trong nước chưa phù hợp; bổ sung những quy định mà pháp luật trong nước
chưa có ngay trong một thời gian ngắn bằng cách ban hành mới, sửa đổi, bổ
sung những văn bản pháp luật hiện hành để thực thi đầy đủ các nội dung của
điều
ước quốc tế.
Mô hình “cải lương”
(hay còn gọi là “chuyển hóa từ từ”) đặt ra yêu cầu thay
thế từng phần (chứ không bãi bỏ ngay) các quy định trong nước có nội dung
trái với cam kết quốc tế; sửa đổi dần từng phần các quy định trong nước chưa
phù hợp căn cứ vào điều kiện cụ thể; bổ sung dần các quy định mà pháp luật
trong nước chưa có khi điều kiện trong nước cho phép.
Mô hình hỗn hợp
thực chất là kết hợp cả hai mô hình nêu trên.
Sự khác nhau giữa mô hình “cách mạng” và mô hình “cải lương” (“chuyển
hóa từ từ”) chủ yếu ở chỗ, mô hình cách mạng sẽ tạo lập nhanh chóng, đồng
bộ nền tảng pháp luật trong nước để thực thi ngay, thực thi đầy đủ các cam
kết quốc tế, nhanh chóng đưa điều ước quốc tế vào cuộc sống nội bộ qu
ốc gia.
Trong khi đó, mô hình cải lương thì tạo lập từ từ, theo từng mảng vấn đề của
pháp luật trong nước, dần dần đưa điều ước quốc tế vào thực thi trong nước.
Áp dụng mô hình cách mạng có mặt không lợi là dễ dẫn đến những hậu quả
nhất định trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, nhất là những cam kế
t
quốc tế liên quan trực tiếp đến cuộc sống của đông đảo người dân. Trong khi
đó, áp dụng mô hình cải lương có thể không bị xáo trộn đời sống kinh tế - xã
hội, nhưng có thể phải tốn nhiều thời gian, mất cơ hội trong kinh doanh quốc
tế, làm giảm niềm tin của cộng đồng thương mại quốc tế vào nước ký kết điều
ước quốc tế
.
c) Các cách thức nội luật hóa
Có nhiều cách thức để nội luật hóa. Có thể nêu lên một số cách thức sau theo
mô hình nội luật hóa đã nêu:
- Thứ nhất, cách thức “một luật sửa đổi, bổ sung nhiều luật”. Đây là cách thức
được áp dụng theo mô hình “cách mạng” trong nội luật hóa điều ước quốc tế.
Thực tiễn nhiều nước áp dụng cách thức này trong nội luật hóa các cam kết
quốc tế trong lĩnh vực h
ội nhập kinh tế quốc tế. Thực tiễn Việt Nam ta thời
gian qua cũng áp dụng một phần cách thức này.
- Thứ hai, cách thức tiến hành sửa đổi, bổ sung, ban hành mới từng văn bản
quy phạm pháp luật để thực thi điều ước quốc tế như Việt Nam ta vẫn làm.
Cách thức này được áp dụng theo mô hình cải lương, chuyển hóa từ từ điều
ước quốc t
ế. Trong một số trường hợp, việc nội luật hóa các điều ước quốc tế
để thi hành còn có thể được thực hiện theo cách thức ban hành một số văn bản
hướng dẫn thi hành của các cơ quan hành pháp, đặc biệt là ban hành các quyết
định, văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan về một số vấn đề cần
làm rõ theo các quy định trong điều ước quốc tế. Cách làm này cũ
ng áp dụng
đối với cả trường hợp khi cơ quan phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế
quyết định cho áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế trên cơ sở Điều 6 Khoản 3
của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, cụ thể là “Căn cứ
vào yêu cầu, nội dung, tính chất c
ủa điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch
nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế
đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hay một phần điều ước quốc tế
đó ”
- Thứ ba, phối hợp cách một luật sửa đổi, bổ sung nhiề
u luật với cách sửa đổi,
bổ sung, ban hành mới từng văn bản quy phạm pháp luật để dần dần thực thi
điều ước quốc tế. Cách thức này được áp dụng theo mô hình hỗn hợp trong
nội luật hóa các điều ước quốc tế. Trong thực tiễn, việc áp dụng cách thức nội
luật hóa này có thể cho phép vượt qua được những trở ngại nhất định trong
quá trình chuyển hóa n
ội dung pháp lý của điều ước quốc tế thành nội dung
pháp lý của pháp luật trong nước do chưa có các quy định bổ trợ thực thi nội
dung pháp lý đó trong pháp luật trong nước.
PHẦN III: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ
ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC
TẾ TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
I. PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOA KỲ VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ
NỘI LUẬT HÓA CÁC HIỆP ĐỊNH CỦA VÒNG URUGUAY
1. Pháp luật về điều
ước quốc tế và điều ước quốc tế trong lĩnh vực hội
nhập kinh tế quốc tế
Hoa kỳ có thể chế pháp luật và thực tiễn thi hành các điều ước quốc tế
1
khá
phức tạp về nhiều khía cạnh, từ thẩm quyền, thủ tục đến việc phải dung hoà
các quyền lợi khác nhau của các đảng phái chính trị trong nước. Bản thân các
cơ quan hành pháp Hoa Kỳ khi đàm phán, ký và thực hiện các điều ước quốc
tế có thể bị kiện ra toà án trong nước vì có vi phạm các quy định của Hiến
pháp
2
hoặc luật của Quốc hội. Một thực tế gần đây cho thấy Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) đã ra quyết định về một số quy định nhất định của pháp
luật thương mại Hoa kỳ, đặc biệt là quy định về chống bán phá giá, không
phù hợp với các nghĩa vụ của Hoa kỳ tại WTO, cho dù Hoa kỳ là nước tham
gia nhiều nhất vào các tranh chấp th
ương mại quốc tế. Hoa kỳ là nước có
quan điểm khá rõ ràng về vấn đề nội luật hóa các quy định của điều ước quốc
tế trong lĩnh vực thương mại quốc tế và là nước theo trường phái nhị nguyên
luận cho dù trong thực tiễn thì ưu tiên áp dụng pháp luật trong nước khi pháp
luật Hoa Kỳ và điều ước quốc tế mà Hoa Kỳ là thành viên có quy định khác
nhau.
Vấn đề thẩ
m quyền ký kết các điều ước quốc tế tại Hoa Kỳ là điểm được trao
đổi, tranh luận nhiều từ góc độ lý luận và thực tiễn. Có không ít vụ kiện liên
quan đến vấn đề này. Sự phức tạp không chỉ ở vấn đề thẩm quyền giữa các cơ
quan hành pháp và cơ quan lập pháp mà còn giữa chính quyền liên bang và
chính quyền bang. Trong nhiều trường hợp, các bên đã phải nhờ đến toà án
can thi
ệp để phân định rõ thẩm quyền của các cơ quan. Hiến pháp Hoa kỳ quy
định về "hiệp ước" như sau: Tổng thống "có thẩm quyền ký kết các hiệp ước
với sự đóng góp ý kiến và đồng ý của Thượng nghị viện"
3
với 2/3 Thượng
nghị sĩ ủng hộ.
Có thể nói cả Tổng thống và Quốc hội Hoa kỳ đều có các quyền nhất định về
điều ước quốc tế. Lịch sử pháp luật Hoa kỳ về điều ước quốc tế, nhất là điều
1
Hoa kỳ chưa là thành viên của Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế, nhưng thừa
nhận các quy định của Công ước này là phần của pháp luật tập quán quốc tế.
Thuật ngữ "điều ước quốc tế" trong bài viết này được hiểu theo nghĩa của Công ước Viên và không
phải là thuật ngữ chính xác được nói tới trong thể chế pháp luật của Hoa kỳ vì ở đ
ó sử dụng các
thuật ngữ khác với các ý nghĩa pháp lý khác nhau : "hiệp ước" và "hiệp định" (xin xem thêm chi
tiết tại phần sau). Tuy nhiên, thuật ngữ "điều ước quốc tế" được dùng chung tại bài viết này.
2
Vụ kiện đối với Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) chẳng hạn. Bản thân việc đàm
phán các hiệp định Vòng Uruguay cũng bị kiện ra toà án : xem vụ Public Citizen kiện Office of the
U.S. Trade Representative, 970 F.2d 916 (D.C. Cir.1992)
3
Hiến pháp Hoa kỳ, Điều II(2)
ước quốc tế trong lĩnh vực thương mại là lịch sử của việc phân định thẩm
quyền giữa hai quyền lực này. Trong khi Tổng thống (hay người được Tổng
thống uỷ quyền) là người đại diện duy nhất cho Hoa kỳ trong thương lượng
và ký kết các thoả thuận quốc tế thì Quốc hội có thẩm quyền phê chuẩn hay
cho phép thi hành bất kỳ một thoả thuận nào có liên quan tới các
đạo luật của
Hoa kỳ.
Có 5 thủ tục cơ bản được quy định cho việc đàm phán và thi hành các điều
ước quốc tế của Hoa kỳ
4
, và tương ứng với chúng là 5 loại điều ước quốc tế
5
:
- Thứ nhất, thủ tục đàm phán một điều ước quốc tế sau đó cần có 2/3 số phiếu
của Thượng nghị viện ủng hộ phê chuẩn điều ước này theo các quy định của
Hiến pháp;
- Thứ hai, Tổng thống có thể cho phép đàm phán một điều ước quốc tế để thi
hành chi tiết một hiệp ước đã được ký kết;
- Th
ứ ba, Tổng thống có quyền ký kết các "hiệp định hành pháp" để thực thi
quyền hạn của mình trong quan hệ đối ngoại mà không cần có sự tham gia
hay cho phép của Quốc hội. Tuy nhiên, thủ tục này không được áp dụng đối
với các hiệp định thương mại vì Hiến pháp quy định cụ thể là Quốc hội có
quyền "quy định và thu thuế xuất nhập khẩu và "đặt ra các quy định đối với
thương mại v
ới nước ngoài" (Điều I, khoản 8, Hiến pháp hoa kỳ).
- Thứ tư, Tổng thống đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế với sự uỷ
quyền của Quốc hội. Điều này có thể thấy rõ qua quy định tại Điều 101 của
Luật Thương mại 1974;
- Thứ năm, Tổng thống đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế vớ
i sự phê
chuẩn và nội luật hoá các điều khoản của điều ước quốc tế sau khi được ký,
điều này được nói đến trong Luật về các Hiệp định Bretton Woods.
Như vậy, để đàm phán và thực hiện các hiệp định thương mại thì Tổng thống
cần có sự hợp tác từ Quốc hội theo cách thứ tư hoặc thứ năm.
Chính vì sự hợp tác giữa T
ổng thống và Quốc hội này nên nhiều nhà nghiên
cứu đã gọi các hiệp định thương mại là các "hiệp định liên hành pháp và lập
pháp".
Cho tới nay, thủ tục ký kết các điều ước quốc tế liên hành pháp và lập pháp
được sử dụng phổ biến và chủ yếu nhất trong ký kết các điều ước quốc tế
thương mại của Hoa kỳ, kể cả Hiệp định thương mạ
i song phuơng với Việt
Nam (BTA), các hiệp định và thoả thuận trong GATT và các hiệp định song
phương và khu vực khác về tự do hoá thương mại, như Hiệp định Thương
mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
6
. Việc ký kết các điều ước quốc tế loại này có
4
Law For Global Business, Eric L. Richards, Indiana University, 1994
5
John Jackson và William Davey, Legal Problems of International Economic Relations, Second
Edition
6
Xem S. O'Halloran, Chính trị, quy trình và học thuyết của thương mại Hoa kỳ (1994) trong đó
nêu 85% các Hiệp định thương mại của Hoa kỳ được ký kết và thực hiện theo thủ tục này
thể tiến hành qua hai cách. Cách thứ nhất là Quốc hội thông qua đạo luật cho
phép Tổng thống toàn quyền ký kết các hiệp định nhất định và sau khi ký các
hiệp định đó sẽ ràng buộc Hoa kỳ và trở thành một phần của pháp luật quốc
gia mà không cần có quyết định nào khác của Quốc hội. Cách thức này đã
được sử dụng tại Luật về Các hiệp định thương mại có đi có lại n
ăm 1934 và
các thoả thuận cắt giảm thuế trong khuôn khổ GATT. Cách thứ hai là Quốc
hội cho phép Tổng thống đàm phán các hiệp định cụ thể, những hiệp định này
sau đó phải được nội luật hoá thông qua việc Quốc hội ban hành luật trên cơ
sở có sự đồng thuận của cả hai Viện Quốc hội.
Với lịch sử dài của các điều ước quốc tế liên hành pháp và l
ập pháp như trên
thì điều ước quốc tế thương mại thường được ký kết không theo con đường
của một hiệp định. Tuy nhiên, việc lựa chọn đàm phán và ký kết một điều ước
quốc tế về thương mại theo thủ tục nào là một quyết định chính trị, trừ một
ngoại lệ là các Hiệp định song phương của Hoa kỳ về đầu tư
(BIT) phải được
đàm phán và thi hành theo thủ tục các hiệp ước với sự phê chuẩn của Thượng
nghị viện. Mặc dù vậy, khi Vòng đàm phán Uruguay kết thúc, vấn đề thẩm
quyền đàm phán và thi hành các hiệp định của Vòng này lại một lần nữa là
chủ đề gây nhiều tranh cãi vì hai lý do chủ yếu là việc thành lập WTO và cơ
chế giải quyết tranh chấp mới của WTO có tác động lớn tới chủ quy
ền quốc
gia của Hoa kỳ (đây là một trong các lý do quan trọng đem lại sự đổ vỡ của
Tổ chức Thương mại Quốc tế năm 1947). Ngoài ra, các hiệp định của Vòng
này cũng có tác động lớn tới thẩm quyền của các bang. Đã có những đề xuất
của một số Nghị sĩ Quốc hội về việc Thượng nghị viện phê chuẩn các hiệp
đị
nh này như các hiệp ước của Hoa kỳ. Tuy nhiên, thực tiễn đi theo hướng các
hiệp định này được phê chuẩn và cho thi hành như các hiệp định liên hành
pháp và lập pháp.
Tìm hiểu pháp luật Hoa kỳ về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế nói chung
và điều ước quốc tế trong lĩnh vực thương mại nói riêng cho thấy có sự phức
tạp do có việc thay đổi quyền lực của Tổ
ng thống và Quốc hội về vấn đề này.
Trước năm 1934 chính sách thương mại của Hoa kỳ về đại thể nằm trong tay
Quốc hội, các mức thuế nhập khẩu được ghi cụ thể trong luật và Hoa kỳ
không đàm phán các vấn đề thuế cụ thể. Với uỷ quyền của Quốc hội lúc đó,
Tổng thống chỉ ký các hiệp định thương mại đem l
ại quy chế đối xử tối huệ
quốc (MFN) và ít tác động về tự do hoá thương mại. Quốc hội khi đó có quan
điểm bảo hộ mạnh mẽ sản xuất trong nước và ban hành Luật Thuế nhập khẩu
Smoot- Hawley 1930 với các mức thuế rất cao. Hoa kỳ chỉ thay đổi cách tiếp
cận này kể từ 1934 khi Quốc hội ban hành các đạo luật cho phép Tổng thống
Xem Jackson, Davey và Sykes, Các vấn đề pháp luật, đưa ra con số hơn 90% các thoả thuận quốc
tế thương mại của Hoa kỳ từ Đại chiến thế giới thứ hai tới nay là các hiệp định hành pháp mà
không phải là các hiệp ước theo Hiến pháp và 97% các hiệp định hành pháp này được tiến hành
theo thẩm quyền của luật dưới dạng nào đó.
Bộ Ngoại giao Hoa kỳ báo cáo khoảng 95% các thoả thuận thương mại của Hoa kỳ trong các n
ăm
1946-1993 là các hiệp định hành pháp với tuyệt đại đa số là được ký kết và thực hiện theo luật của
Quốc hội, mà chủ yếu các các đạo luật cho phép trước Tổng thống được ký các hiệp định này.