Tải bản đầy đủ (.pdf) (324 trang)

Vai trò của bộ tư pháp trong việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 324 trang )

BỘ TƯ PHÁP







VAI TRÒ CỦA BỘ TƯ PHÁP
TRONG VIỆC KÝ KẾT, GIA NHẬP
VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

BÁO CÁO PHÚC TRÌNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ



Chủ nhiệm: TS. Lê Thành Long
Thư ký: ThS. Trần Tiến Dũng





7526
22/10/2009

Hà Nội, 2008


ii


DANH SÁCH CÁC CỘNG TÁC VIÊN CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI


1. Bạch Quốc An (ThS.): Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp
2. Lại Thị Vân Anh (CN.): Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp
3. Lê Mai Anh (TS.): Học viện Tư pháp
4. Đặng Trung Hà (ThS.): Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp
5. Nguyễn Hữu Huyên (TS.): Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp
6. Vũ Đức Long (TS.): Cục trưởng Cục con nuôi quốc tế, Bộ Tư
pháp
7. Hoa Hữu Long (CN.): Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp
8. Ngô Đức Mạnh (TS.): Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội
9. Nguyễn Huy Ngát (CN.): Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp
10. Đặng Hoàng Oanh (ThS.): Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp
11. Nguyễn Minh Phương (ThS): Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp
12. Vương Toàn Thắng (CN.): Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp
13. Nguyễn Thị Thuận (TS.): Trường Đại học Luật Hà Nội
14. Võ Văn Tuyển (CN): Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp
15. Trần Hải Yến (ThS.): Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp
16. Phòng Hành chính: Văn phòng Bộ Tư pháp











iii
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU vii
Phần thứ nhất 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VÀ CÁC THIẾT CHẾ THỰC
HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 1
1. Pháp luật điều ước quốc tế ở Việt Nam 1
1.1. Hệ thống các quy định về điều ước qu
ốc tế 1
1.2. Một số nội dung cơ bản của Luật Điều ước quốc tế 2005 4
1.2.1. Cơ cấu, phạm vi điều chỉnh 4
1.2.2. Nguyên tắc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 5
1.2.3. Quan hệ của điều ước quốc tế với pháp luật trong nước 5
1.2.4. Ký kết, gia nhập điều ước quố
c tế 5
1.2.5. Phê duyệt và phê chuẩn điều ước quốc tế 6
1.2.6. Bảo lưu, chấp nhận, phản đối và rút bảo lưu điều ứơc quốc tế nhiều bên6
1.2.7. Thực hiện điều ước quốc tế 7
1.2.8. Những vấn đề mới của Luật Điều ước quốc tế 2005 8
1.2.8.1. Phân loại điều ước quố
c tế 8
1.2.8.2. Chuyển hoá điều ước quốc tế 9
1.2.8.3. Vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam 10
1.3. Pháp luật về thoả thuận quốc tế 10
1.4. Các cơ quan có vai trò chủ yếu trong công tác điều ước quốc tế ở Việt Nam
12
1.4.1. Quốc hội và các cơ quan Quốc hội 12
1.4.2. Chủ t

ịch nước 13
1.4.3. Chính phủ 13
1.4.4. Bộ Ngoại giao 14
1.5. Điểm lại Phần thứ nhất 15
Phần thứ hai 17
VAI TRÒ CỦA BỘ TƯ PHÁP TRONG VIỆC KÝ KẾT VÀ GIA NHẬP ĐIỀU
ƯỚC QUỐC TẾ 17
1. Tham gia đàm phán, góp ý xây dựng điều ước quốc tế 17
1.1. Đàm phán, xây dựng điều
ước quốc tế về hình sự, chống khủng bố, chống
tham nhũng 19
1.2. Đàm phán, góp ý xây dựng điều ước quốc tế về thương mại 20
1.2.1. Điều ước thương mại song phương 20
1.2.2. Điều ước thương mại đa phương 21
1.2.3. Đàm phán gia nhập WTO 22

iv
1.3. Cung cấp ý kiến pháp lý đối với các điều ước quốc tế về ODA hoặc các vấn
đề pháp lý khác theo đề nghị của cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế 24
2. Thẩm định điều ước quốc tế 26
2.1. Mục đích, ý nghĩa của thẩm định 26
2.2. Phạm vi thẩm định 28
2.3. Nội dung thẩm định 28
2.4. Thẩm định điều ước quốc tế về ODA trong lĩnh vực pháp luật và chương
trình dự án hợp tác pháp luật: Vai trò kép của Bộ Tư pháp 31
2.4.1. Điều ước quốc tế về ODA 31
2.4.2. Các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực pháp luật 33
3. Điểm lại Phần thứ hai 35
Phần thứ ba 37
BỘ TƯ PHÁP VỚI VIỆC TH

ỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 37
1. Thực hiện điều ước quốc tế: Một số vấn đề chung 37
2. Phổ biến điều ước quốc tế 39
2.1. Quy định chung về công bố, đăng tải ĐƯQT tại Việt Nam 39
2.2. Vai trò Bộ Tư pháp 40
3. Kế hoạch thực hiện ĐƯQT và thực hiện kế hoạch: Rà soát VBQPPL 41
4. Giải thích điều uớc quốc tế 44
5. Khả năng hậu kiểm điều ước quốc tế 46
5.1. Vài nét khái quát về hậu kiểm 46
5.2. Cơ sở xem xét giao việc hậu kiểm điều ước quốc tế cho Bộ Tư pháp 47
5.3. Ý nghĩa và nội dung hậu kiểm ĐƯQT của Bộ Tư pháp 47
6. Trách nhiệm thực hiện, báo cáo 48
7. Hiệp
định tương trợ tư pháp 49
7.1. Một số vấn đề chung và quy định hiện hành 49
7.2. Tình hình thực tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự từ năm 1995 đến nay
52
7.2.1. Thực hiện các uỷ thác tư pháp quốc tế 52
7.2.2. Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà
án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài 55
8. Hiệp
định hợp tác nuôi con nuôi 56
8.1. Bộ Tư pháp- Cơ quan đầu mối chủ trì đàm phán ký kết các Hiệp định về hợp
tác nuôi con nuôi 57
8.2. Bộ Tư pháp- Cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về nuôi
con nuôi 59
8.3. Vai trò của Bộ Tư pháp trong tương lai 60
8.3.1. Tham gia Công ước La Hay 60
8.3.2. Tổ chức thực hiện Công ướ
c La Hay 62

8.4. Một số nhận xét 63

v
9. Điểm lại Phần thứ ba 64
Phần thứ tư 65
NHẬN XÉT VỀ VAI TRÒ CỦA BỘ TƯ PHẤP TRONG VIỆC KÝ KẾT, GIA
NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐIỂM
CẦN HOÀN THIỆN 65
1. Chức năng điều ước quốc tế đặc thù của B
ộ Tư pháp Việt Nam: So sánh với Bộ
Tư pháp một số nước 66
2. Cơ sở quy định chức năng điều ước quốc tế của Bộ Tư pháp 67
2.1. Bộ Tư pháp với công tác xây dựng và thực thi pháp luật 67
2.1.1. Lịch sử 67
2.1.2. Vai trò pháp luật trong nước 68
2.1.3. Vai trò điều ước quốc tế 70
2.2. Sự thống nhấ
t về nguyên tắc giữa pháp luật trong nước và điều ước quốc tế
70
3. Luận bàn về tính hơp lý của việc giao Bộ Tư pháp chức năng điều ước quốc tế .72
4. Một số đề xuất, kiến nghị 74
4.1. Nhận thức, quan điểm về vị trí của điều ước quốc tế 75
4.1.1. Chuẩn bị
về mặt khoa học 75
4.1.2. Đầu tư nghiên cứu ĐƯQT và thực tế áp dụng ĐƯQT 75
4.2. Khung pháp luật liên quan đến điều ước quốc tế 76
4.2.1. Pháp luật về ban hành VBQPPL trong nước 76
4.2.2. Pháp luật điều ước quốc tế 76
4.2.3. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế và vấn đề xử
lý trách nhiệm quố

c gia (Nhà nước) 77
4.2.4. Nghiên cứu khả năng giao Bộ Tư pháp một số chức năng hậu kiểm
ĐƯQT 79
4.3. Năng lực và tổ chức bộ máy Bộ Tư pháp 79
4.3.1. Năng lực thẩm định 79
4.3.2. Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp và chất lượng công tác điều ước quốc
tế 81









vi
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT


ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BTA: Hiệp định thương mại (song phương) Việt Nam – Hoa Kỳ
BTP: Bộ Tư pháp
CCTP: Cải cách tư pháp
CLCCTP: Chiến lược cải cách tư pháp (Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020)
CLXDPL: Chiến lược xây dựng pháp luật (Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đế
n năm 2020)
CNQT: Con nuôi quốc tế
ĐƯQT: Điều ước quốc tế

HĐND: Hội đồng nhân dân
HTPL: Hệ thống pháp luật
HTQT: Hợp tác quốc tế
ICC: Toà án hình sự quốc tế
ICJ: Tòa án (Tư pháp) quốc tế
ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức
PBGDPL: Phổ biến, giáo dục pháp luật
PLQT: Pháp luật quốc tế
QH: Quốc hội
TAND: Toà án nhân dân
TANDTC: Toà án nhân dân tối cao
TMTD: Thương mại tự do
TTDS: Tố tụng dân s

TTQT: Thoả thuận quốc tế
TTTP: Tương trợ tư pháp
UBND: Uỷ ban nhân dân
UBTVQH: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
UTTP: Uỷ thác tư pháp
VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật
VKSNDTC: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
XDPL: Xây dựng pháp luật
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
YKPL: Ý kiến pháp lý

vii
MỞ ĐẦU

Trong nhận thức, trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn xây dựng và thi

hành pháp luật ở Việt Nam, pháp luật quốc tế (PLQT) nói chung và điều ước quốc tế
(ĐƯQT) nói riêng chưa có bề dày phát triển và chưa được dành sự ưu tiên như các lĩnh
vực pháp luật khác (pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, thương mại). Hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) cùng các thiết chế xây d
ựng, đảm bảo
thi hành pháp luật, trong đó có pháp luật ĐƯQT, cho đến nay vẫn còn chịu nhiều ảnh
hưởng của cơ chế tập trung với mô hình chưa thực sự được hoàn toàn đổi mới. Vấn đề
đặt ra là với những chuyển biến về chất của pháp luật nội dung phù hợp hơn với thể
chế kinh tế thị trường và yêu cầu của quá trình tham gia ngày càng sâu hơn vào đời
số
ng quốc tế, cần làm gì và làm như thế nào để thiết kế được một hệ thống thiết chế
thật sự phù hợp với cái chung trong khi phải tính đến những đặc thù của hệ thống
chính trị xã hội Việt Nam.
Bộ Tư pháp Việt Nam là Cơ quan thuộc Chính phủ - một hợp thành của Bộ máy
hành pháp. Quá trình hình thành và phát triển của Cơ quan pháp luật này không thể
tách khỏi những bước thăng trầ
m của một đất nước mà trong một thời gian dài phải vất
vả tự tìm đường đi để khẳng định chính mình. Kể từ khi được thành lập năm 1945, giải
thể rồi tái thành lập, cùng với tiến trình phát triển của cả nước, Bộ Tư pháp ngày càng
gánh vác nhiều hơn những nhiệm vụ xây dựng và thực thi pháp luật trong nước và điều
ước quốc tế. Về phương diệ
n pháp luật quốc gia, vai trò tiền kiểm (thẩm định) và hậu
kiểm (kiểm tra) VBQPPL của Bộ Tư pháp được quy định trong pháp luật hiện hành đã
thực sự đưa Bộ lên vị trí của người "gác cổng", đảm bảo tính thống nhất, khả thi của cả
hệ thống pháp luật. Đối với công tác điều ước quốc tế, đã thấy có sự biến chuyển cả về

lượng và chất trong vai trò của Bộ Tư pháp trong quá trình rà soát, thẩm định, đàm
phán, ký kết và thực hiện ĐƯQT nói chung cũng như ĐƯQT chuyên ngành nói riêng.
Có thể nói, chức năng ĐƯQT của Bộ Tư pháp đã được thiết kế và mô hình hoá trong
bối cảnh những đặc thù kết cấu của hệ thống chính trị xã hội Việt Nam. Với tinh thần

như vậy, nếu chúng ta nhất trí là VBQPPL trong nước, hay nói rộng hơn là h
ệ thống
pháp luật trong nước, và điều ước quốc tế được coi là một khối thống nhất về nguyên
tắc, thì trong bối cảnh những yêu cầu hội nhập và toàn cầu hoá, sẽ là hợp lý khi giao
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm cả phần pháp luật trong nước và ĐƯQT.
Về mặt lý luận, việc giao Bộ Tư pháp công việc ĐƯQT không làm phát sinh
nhiều vấn đề phải bàn. Điều này có lý do c
ủa nó. Xét khách quan và tổng thể, quá trình
tham gia vào đời sống quốc tế của Việt Nam theo đúng nghĩa thực sự mới chỉ bắt đầu
trong khoảng hai mươi năm trở lại đây. Trong tình hình chung của đất nước như vậy,
thì bất cứ một cơ quan nào, chứ không chỉ riêng Bộ Tư pháp (một thiết chế, như trên

viii
đã nói, được thành lập, giải thể, rồi thành lập lại), đều khó có thể có bề dày kinh
nghiệm đến mức nâng lên thành lý luận. Còn chưa nói về chủ quan, việc giao nhiệm
vụ cho cơ quan nào thực hiện một việc công cụ thể nào đó còn tuỳ thuộc định hướng
phát triển và tư duy thiết chế ở mỗi quốc gia. Khác với vấn đề tổ chức quyền lực nhà
nước ở
tầm vĩ mô nhất - như tam quyền phân lập, chức năng của hệ các cơ quan quyền
lực, hay vấn đề công tố, độc lập của toà án, chẳng hạn - những việc vốn được bàn
nhiều đến thành nề nếp xưa nay ở thế giới văn minh nên có nhiều lý luận, Bộ Tư pháp
chỉ là hợp thành của một trong khối các cơ quan lớn, đó là Bộ máy hành pháp. Ngoài
ra, do là cơ quan thu
ộc Chính phủ, nên vai trò của Bộ Tư pháp bao giờ cũng ẩn trong
chức năng tổng thể của Bộ máy hành pháp. Ở một số nước, như Canada chẳng hạn,
người ta không quá quan tâm vấn đề một bộ ngành cụ thể nào đó quản lý một lĩnh vực,
mà chỉ nói Chính phủ với tư cách là Cơ quan hành pháp thực hiện việc quản trị quốc
gia.
Đấy là chưa nói đến hệ thố
ng thiết chế ở mỗi nước đều có đặc thù của nó, vừa

gắn với bản chất chính trị và hệ tư tưởng của chế độ, và kèm theo đó là một hệ thống
các thiết chế, bộ máy được thiết kế phù hợp, lại vừa gắn với truyền thống văn hóa và ý
thức về pháp luật của quốc gia nơi chế độ trị vì. Vì lẽ đ
ó, việc tổ chức và vận hành các
cơ quan quyền lực nói chung và Bộ Tư pháp nói riêng không thể không mang dấu ấn
đặc thù. Cần nói là từ năm 1986 đến nay Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong xây
dựng pháp luật (XDPL) và cải cách tư pháp (CCTP) để phục vụ yêu cầu đổi mới
chung của đất nước. Nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng bộ máy các cơ quan
quyền lực c
ủa chúng ta vẫn chưa vượt qua ngưỡng đăc thù - dung hoà sao đây giữa đặc
thù và giá trị chung đã được công nhận là việc còn phải tiếp tục làm.
Đề tài Vai trò của Bộ Tư pháp trong việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều
ước quốc tế, như tên gọi của nó, nghiên cứu một số vấn đề về nhận thức, pháp luật và
thực tiễn về sự tham gia của Bộ T
ư pháp với tư cách là một cơ quan của Chính phủ
trong công tác ĐƯQT. Đề tài cho rằng việc giao Bộ Tư pháp một số việc về ký kết, gia
nhập và thực hiện ĐƯQT, nói cách khác là một số chức năng chung và chuyên ngành
về ĐƯQT, được thiết kế và mô hình hoá trong điều kiện Việt Nam. Các lập luận của
đề tài, do đó, cũng dựa trên thực tế là chúng ta đang trong quá trình đúc kết kinh
nghiệm để
đề xuất một số vấn đề có tính chất khái quát về vai trò của Bộ Tư pháp, qua
đó nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác ĐƯQT của Bộ Tư pháp nói riêng
và của Việt Nam nói chung. Một trong những đặc thù đáng chú ý nhất là ở Việt Nam,
chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của khối các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư
pháp cũng như quan hệ giữa các cơ quan này có những điểm khác so vớ
i các nước trên
thế giới: Chính phủ trên thực tế vẫn là cơ quan soạn thảo pháp luật chính (cả VBQPPL
trong nước và điều ước quốc tế; hiện chưa có văn bản khẳng định ĐƯQT là một bộ
phận của hệ thống pháp luật Việt Nam; Toà án nhân dân hầu như không áp dụng


ix
ĐƯQT trong quá trình xét xử; vai trò của Quốc hội Việt Nam trong công tác ĐƯQT
còn khá mờ nhạt (thực tế cho thấy Quốc hội hầu như chỉ trông chờ vào Chính phủ
trong các dự án ĐƯQT, chỉ thảo luận các dự án khi Chính phủ trình; Luật Tổ chức
Chính phủ 2002 hầu như khép kín công tác chuẩn bị, đàm phán và ký kết ĐƯQT trong
nội bộ Chính phủ.
1
Về thể chế, hai văn bản Luật Điều ước quốc tế 2005 và Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật 2002 (Luật mới 2008 chưa có hiệu lực) là ngang
nhau về cấp độ ban hành và hiệu lực pháp lý nên những quy định có phần bài bản và
thuận lợi hơn cho ĐƯQT trong Luật Điều ước quốc tế 2005 không thể vượt qua được
những quy định còn có phần gò bó của Luật Ban hành VBQPPL 2002. B
ộ Tư pháp
Việt Nam chưa được giao một số nhiệm vụ truyền thống như Bộ Tư pháp các nước
vẫn làm, như công tố, quản lý thi hành án hình sự, tư pháp hình sự, chính sách pháp
luật và kỹ thuật lập pháp, trong khi đó lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây
dựng pháp luật, thẩm định, rà soát và kiểm tra VBQPPL, phổ biến giáo dục pháp luật
(PBGDPL).
Đề tài đặt mục tiêu xử lý hai vấn đề. Mộ
t là, trên cơ sở trình bày, phân tích
những nội dung cơ bản của pháp luật ĐƯQT và hệ thống các thiết chế thi hành, chức
năng nhiệm vụ chung của Bộ Tư pháp về xây dựng và thực thi pháp luật trong nước và
quốc tế trong bối cảnh nâng cao vai trò, vị trí của ĐƯQT đáp ứng yêu cầu hội nhập,
Đề tài kiến giải tính hợp lý của việc giao Bộ Tư pháp thực hiện một s
ố chức năng
ĐƯQT chung và chuyên ngành như hiện nay. Hai là, dựa trên kết quả phân tích, tổng
kết và đánh giá các hoạt động ĐƯQT theo luật định và trên thực tế của Bộ Tư pháp
cũng như việc phân tích cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ của Bộ Tư pháp hiện nay,
Đề tài kiến nghị một số điểm về hoàn thiện pháp luật ĐƯQT nói chung, vấn đề
tổ chức

và nâng cao năng lực của Bộ Tư pháp nói riêng để Bộ thực hiện có hiệu quả hơn nữa
công tác pháp luật vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia có vai trò và vị trí ngày càng
quan trọng này.
Xin có một số điểm lưu ý về các văn bản pháp luật được sử dụng trong Báo cáo
phúc trình. Trong thời gian thực hiện Đề tài, một số văn bản pháp luật quan trọng có
liên quan đến chủ đề của
Đề tài được sử dụng trong các báo cáo chuyên đề và Báo cáo
phúc trình đã được bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới. Cụ thể, Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật 1996, (sửa đổi 2002) được thay thế bằng Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua ngày 03/06/2008 (có hiệu lực từ
01/01/2009). Luật Tương trợ tư pháp được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 (có
hiệu lực từ 01/7/2008). Nghị định 103/1999/N
Đ-CP ngày 26/12/1998 của Chính phủ
về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật được thay thể bằng Nghị định số

1
Luật Tổ chức Chính phủ 25/12/2001 (Điều 8, kh.8). Cụ thể về vai trò của Chính phủ trong công tác điều ước
quốc tế, xem Phần thứ nhất, Mục 1.4.3.

x
78/2008/NĐ-CP ngày ngày 17/7/2008 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước
ngoài về pháp luật. Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp được thay thế bằng Nghị định
số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Về cơ
bản, Báo cáo phúc trình dựa theo quy định và thực
tiễn thi hành các văn bản pháp luật có hiệu lực vào thời gian thực hiện Báo cáo, nhưng
có cập nhật nội dung mới trong các văn bản mới được ban hành. Cũng có điểm thuận
lợi là các văn bản sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới như đã nêu trên thường chỉ củng
cố và quy định thêm các chức năng của Bộ Tư pháp trong chừng mực có liên quan

đến
vai trò của Bộ Tư pháp đối với công tác điều ước quốc tế. Điều này cũng chứng tỏ vai
trò ngày càng tăng của Bộ Tư pháp trong công tác này.
Về cách thức bố cục Báo cáo, do tên gọi của Đề tài là Vai trò của Bộ Tư pháp
trong việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế nên để dễ hệ thống hoá và
đảm bảo lô-gích hình thức, trừ m
ột vài phần được bổ sung nhằm trình bày những
thông tin mở rộng có liên quan, về cơ bản Báo cáo được kết cấu với các tiểu phần
tương ứng với tên gọi Đề tài là ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT. Tuy nhiên, cần
làm rõ một số điểm như sau:
Một là, Luật Điều ước quốc tế 2005 định nghĩa "ký kết" "là những hành vi pháp
lý do người hoặc cơ quan nhà nướ
c có thẩm quyền thực hiện, bao gồm đàm phán, ký,
phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế hoặc trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc
tế" (Điều 2 khoản 4). Định nghĩa này không phân biệt việc ký kết ĐƯQT song phương
hay đa phương. Trong khi đó, cũng theo quy định tại Luật 2005 (Điều 2, khoản 10) thì
"gia nhập là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch n
ước hoặc Chính phủ thực hiện để
chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế nhiều bên đối với nước CHXHCN Việt
Nam trong trường hợp nước CHXHCN Việt Nam không ký điều ước quốc tế đó,
không phụ thuộc vào việc điều ước quốc tế này đã có hiệu lực hay chưa có hiệu lực";
có nghĩa là riêng với gia nhập thì chỉ
nói đến ĐƯQT đa phương (không phụ thuộc đã
có hiệu lực hay chưa) và nói về thẩm quyền thì Bộ Tư pháp không phải là cấp có thẩm
quyền quyết định cuối cùng vấn đề gia nhập ĐƯQT. Tuy vậy, khi quy định về trách
nhiệm đề xuất gia nhập ĐƯQT, Điều 49 (Khoản 2) có yêu cầu về ý kiến thẩm định của
Bộ Tư pháp, và dẫn chiếu ngược l
ại các quy định về nhiệm vụ thẩm định của Bộ Tư
pháp được nêu tại các điều từ 17-21 của Luật 2005, tức là quy định về thẩm định các
ĐƯQT nói chung. Như vậy, nếu xét về thực chất nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, thì những

việc mà Bộ Tư pháp phải làm đối với việc ký kết, gia nhập ĐƯQT là như nhau: góp ý
xây dựng, trực tiếp ho
ặc phối hợp đàm phán theo thẩm quyền, và cuối cùng là thẩm
định - giai đoạn trước khi ký kết hoặc gia nhập ĐƯQT, không phụ thuộc đó là ĐƯQT
song phương hay đa phương.

xi
Hai là, Luật Điều ước quốc tế 2005 không có định nghĩa về "thực hiện điều ước
quốc tế", mặc dù Luật 2005 dành trọn chương VII (các điều từ 71-96) quy định về vấn
đề thực hiện ĐƯQT, trong đó có những việc cụ thể như kế hoạch thực hiện, giải thích,
sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lự
c, tạm đình chỉ ĐƯQT. Theo Luật Điều ước
quốc tế 2005 thì Bộ Tư pháp không có vai trò chung trong việc thực hiện ĐƯQT mà
chỉ thực hiện những việc cụ thể nếu đó là các ĐƯQT thuộc thẩm quyền chuyên ngành
của Bộ Tư pháp như trong lĩnh vực con nuôi quốc tế, tương trợ tư pháp, hay trong
chừng mực nào đó là trong lĩnh vực hỗ trợ phát triể
n chính thức (ODA).
Ba là, cách bố cục Báo cáo phúc trình theo đúng trình tự như tên gọi của chủ đề
Đề tài sẽ không tránh khỏi một số điểm trùng hợp nhất định. Ví dụ, đối với những
trường hợp ĐƯQT thuộc thẩm quyền riêng biệt với tư cách là cơ quan quản lý ngành
thì Bộ Tư pháp đảm nhận từ khâu đầu đến khâu cuối, tức là từ đề xuất đ
àm phán, ký
kết ĐƯQT, thành lập Hội đồng thẩm định, đề xuất phê duyệt/phê chuẩn và cuối cùng
là tự mình hoặc điều phối thực hiện ĐƯQT đó - một quá trình ĐƯQT xuyên suốt hoàn
toàn thuộc "sân" của Bộ Tư pháp. Ví dụ cụ thể nhất là các ĐƯQT trong lĩnh vực tương
trợ tư pháp (TTTP) trước khi Luật TTTP 2007 được ban hành và lĩnh vực con nuôi
quốc tế. Đối với các ĐƯ
QT về thương mại thì thực tế gần đây cho thấy Bộ Tư pháp có
tham gia đàm phán, ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), Hiệp
định WTO, các hiệp định thương mại khu vực ASEAN. Sau đó, Bộ Tư pháp cũng

tham gia thực hiện một số nội dung có liên quan của các hiệp định thương mại này (rà
soát VBQPPL trong nước và các quy định của ĐƯQT có liện quan), mặc dù về nguyên
tắc chức n
ăng thực hiện đó không thuộc thẩm quyền và công việc truyền thống được
giao cho Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp cũng tham gia đàm phán một số ĐƯQT khác như
Quy chế Rome thành lập Toà án hình sự quốc tế (ICC), các hiệp định TTTP về hình sự
với các nước ASEAN. Đối với đa số các ĐƯQT còn lại, Bộ Tư pháp tham gia ý kiến
hoặc thẩm định để các cơ quan chủ trì hoàn thiện dự
thảo và báo cáo cơ quan có thẩm
quyền quyết định. Do thực tiễn công tác ĐƯQT của Bộ Tư pháp đa dạng và đang
trong quá trình tiếp tục biến đổi như vậy, rất khó đưa ra một tiêu chí chung để hệ thống
hoá vai trò của Bộ Tư pháp trong công tác ĐƯQT.
Trên cơ sở những vấn đề được trình bày sơ bộ trên đây, Báo cáo phúc trình
được bố cục thành bốn phần chính theo trục dọc yêu cầu c
ủa Đề tài gồm ký kết, gia
nhập và thực hiện ĐƯQT, với nội dung cụ thể của từng phần như sau:
Phần thứ nhất "Một số vấn đề chung về pháp luật và các thiết chế thực thi điều
ước quốc tế ở Việt Nam" trình bày những vấn đề cơ bản của pháp luật và các thiết chế
thực thi ĐƯQT ở Việt Nam theo Luậ
t ĐƯQT 2005 hiện hành làm cơ sở cho việc phân
tích, đánh giá vai trò của Bộ Tư pháp trong bối cảnh chung của toàn bộ hệ thống pháp
luật và thiết chế thực thi.

xii
Phần thứ hai "Vai trò của Bộ Tư pháp trong việc ký kết, gia nhập điều ước
quốc tế" bao gồm việc ký kết và gia nhập ĐƯQT, trong đó có góp ý dự thảo, góp ý gia
nhập ĐƯQT đang có hiệu lực, tham gia cùng các cơ quan khác trong việc xây dựng dự
thảo; và phần chủ yếu là thẩm định điều ước quốc tế song phương và đa phương (do,
như trên đã nói, Bộ Tư
pháp thẩm định cả ĐƯQT song phương và đa phương); phân

tích chức năng xây dựng, thực thi pháp luật của Bộ Tư pháp và chức năng điều ước
quốc tế trực tiếp của Bộ để thấy được sự chuyển biến cả về chất và lượng của nhiệm
vụ của Bộ Tư pháp trong công tác ĐƯQT.
Phần thứ ba "Bộ Tư pháp vớ
i việc thực hiện điều ước quốc tế", ngoài một số
vấn đề chung như khả năng giao nhiệm vụ hậu kiểm cho Bộ, rà soát quy định pháp
luật trong nước để phục vụ cho việc thực hiện ĐƯQT, hoặc tham gia tích cực hơn vào
một số loại ĐƯQT đặc biệt như trong lĩnh vực nhân quyền và thương mại, sẽ tập trung
và chức n
ăng ĐƯQT chuyên ngành của Bộ Tư pháp như Hiệp định tương trợ tư pháp,
Hiệp định con nuôi quốc tế - tức là những lĩnh vực cụ thể liên quan đến quản lý ngành
của Bộ Tư pháp.
Phần thứ tư, "Nhận xét về vai trò ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế
của Bộ Tư pháp và đề xuất một số điể
m cần hoàn thiện” kiến giải về tính hợp lý của
việc giao Bộ Tư pháp chức năng này trong bối cảnh phát triển chung của hệ thống
pháp luật; nêu những vấn đề còn tồn tại và đề xuất cách xử lý và phương hướng tiếp
tục hoàn thiện vai trò, vị trí của Bộ Tư pháp trong công tác điều ước quốc tế.
Phần thứ nhất
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VÀ CÁC THIẾT CHẾ
THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

1. Pháp luật điều ước quốc tế ở Việt Nam
Bắt đầu từ khi ra đời đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm tới việc xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về điều ước quốc tế. Kể t
ừ Hiệp định sơ bộ mà Chính
phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp ngày 6/03/1946, cho đến nay Việt Nam đã
ký kết hoặc gia nhập hàng nghìn điều ước quốc tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế
trên nhiều lĩnh vực; và ĐƯQT đã trở thành một trong những công cụ pháp lý quan
trọng của Việt Nam qua các thời kỳ phát triển của đất nước. Thực tế g

ần 50 năm qua
chứng minh công tác ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam đã đạt được
những thành tựu quan trọng về mặt nhận thức, lý luận và thực tiễn. Theo Bộ Ngoại
giao, ĐƯQT mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong thời gian gần đây tăng về số
lượng và chất lượng, đa dạng về thể loại, phong phú về nộ
i dung. Chỉ tính riêng 10
năm gần đây, số lượng ĐƯQT của Việt Nam ký kết bằng số lượng ĐƯQT của 50 năm
trước đó cộng lại. Tổng số ĐƯQT Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia trong 5 năm
(2000-2005) là 702 (chưa kể ĐƯQT cấp bộ, ngành).
2
Trong số các điều ước này có
604 điều ước song phương (84 điều ước danh nghĩa Nhà nước và 520 điều ước danh
nghĩa Chính phủ;) và 98 điều ước đa phương (trong đó có 39 điều ước đang có hiệu
lực đối với Việt Nam). Để đạt được những thành tựu trên, pháp luật ĐƯQT đóng vai
trò quan trọng, và bản thân các quy định của pháp luật ĐƯQT cũng d
ần được hoàn
thiện thông qua thực tiễn ký kết. Trong tinh thần đó, Phần thứ nhất trình bày vắn tắt
những nội dung pháp luật về ĐƯQT, bao gồm hệ thống văn bản điều chỉnh và các thiết
chế tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết và thực thi ĐƯQT (cơ bản là theo Luật
Điều ước quốc tế 2005) nhằm tạo cơ sở cho việc mô tả và phân tích vai trò của Bộ Tư
pháp với tư cách là một cơ quan có chức năng chung và chuyên ngành về ĐƯQT ở các
phần tiếp theo của Báo cáo phúc trình. Một số nội dung khác có liên quan nhưng chưa
được nêu trong Phần thứ nhất sẽ được đề cập cụ thể tại các phần tiếp theo của Báo cáo.
1.1. Hệ thống các quy định về điều ước quốc tế
Các quy định pháp luật về ĐƯQT ở Việt Nam, xét theo hệ thống, tr
ước hết phải
kể đến các điều khoản có liên quan trong Hiến pháp Việt Nam 1992 (sửa đổi năm
2001) về thẩm quyền của của các Cơ quan như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ về

2

Bộ Ngoại giao, Báo cáo Tổng kết công tác ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế” trình bày tại Hội nghị tổng
kết công tác ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế, Hà Nội, 12/12/2005.

2
phê chuẩn, phê duyệt, đàm phán, ký kết và thực thi ĐƯQT;
3
quy định về "tính đến
điều ước quốc tế" của Việt Nam trong quá trình soạn thảo, ban hành VBQPPL trong
nước được quy định trong Luật Ban hành VBQPPL 2002; và yêu cầu về soạn thảo
thông qua VBQPPL trong nước không được làm cản trở việc thực hiện các điều ước
quốc tế của Việt Nam trong Luật Ban hành VBQPPL 2008.
4
Hiệu lực ưu tiên áp dụng
các ĐƯQT so với pháp luật quốc gia (trừ Hiến pháp) trong trường hợp có mâu thuẫn
với pháp luật quốc gia được nêu tại các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) trong
nước cụ thể.
5

Về văn bản chuyên ngành ĐƯQT, trước Luật Điều ước quốc tế 2005,
6
Việt
Nam đã ban hành 02 Pháp lệnh về ĐƯQT, đó là Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện điều
ước quốc tế được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 17/4/1989 (Pháp lệnh 1989)
7
; và
Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế được UBTVQH thông qua ngày
20/8/1998 (Pháp lệnh 1998). Việc UBTVQH ban hành 02 Pháp lệnh Điều ước quốc tế
và Luật Điều ước quốc tế 2005, Nghị định về thoả thuận quốc tế 2002
8
và Pháp lệnh

Ký kết và thực hiện các thoả thuận quốc tế năm 2007
9
đã thể hiện sự quan tâm của
Nhà nước Việt Nam đối với việc chuẩn hoá các quy định và thủ tục liên quan đến vấn
đề ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có yếu tố lich sử và chủ quan, đến
năm 1987 Việt Nam mới bắt đầu soạn thảo văn bản chuyên ngành về ĐƯQT. Pháp
lệnh Điều ước quốc t
ế 1989 là văn bản pháp lý có giá trị hiệu lực cao đầu tiên của nhà
nước ta điều chỉnh những vấn đề cơ bản nhất trong hoạt động ký kết và thực hiện
ĐƯQT. Việc ban hành Pháp lệnh 1989 đánh dấu bước phát triển mới về nhận thức đối
với công tác ĐƯQT của Việt Nam. Pháp lệnh quy định khá chi tiết các nguyên tắc ký
kết từ việc đề xuất, đàm phán
đến quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt và thực hiện
điều ước quốc tế. Về hiệu lực tại Việt Nam của ĐƯQT mà Việt Nam ký kết hoặc tham
gia Pháp lệnh quy định "CHXHCN Việt Nam nghiêm chỉnh tuân thủ" và "trong trường
hợp thực hiện điều ước quốc tế đòi hỏi phải bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành văn bản
pháp luật của Việt Nam, thì cơ quan c
ấp ngành hữu quan có trách nhiệm phối hợp với

3
Cụ thể, xem Mục 1.4. trong Phần thứ nhất.
4
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12, ngày 03/6/2008, có hiệu lực từ ngày
01/01/2009.
5
Thông thường với các quy định có tính chất công thức là trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký
kết hoặc tham gia có quy định khác với văn bản pháp luật có liên quan thì ư tiên áp dụng quy định của điều ước
quốc tế.
6

Luật số 41/2005/QH11 của Quốc hội khoá 11 được ban hành ngày 14/06/2005, đăng Công báo ngày
17/07/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006.
7
Pháp lệnh về việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam ngày 17/10/1989.
8
Nghị định số 20/2002/NĐ-CP ngày 20/02/2002 của Chính phủ về ký kết và thực hiện các thoả thuận quốc tế
của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội
nghề nghiệp của nước CHXHCN Việt Nam.
9
Pháp lệnh số 33/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế.

3
Bộ Tư pháp trình kiến nghị về việc bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành văn bản pháp luật
đó". Như trên đã nói, hiệu lực của ĐƯQT còn được quy định ở nhiều VBQPPL khác
theo một nguyên tắc chung là trong trường hợp ĐƯQT của Việt Nam có quy định khác
với các quy định của Luật, Pháp lệnh, Nghị định, thì ưu tiên áp dụng quy định của
ĐƯQT đó. Cùng với các văn bản khác, Pháp lệnh n
ăm 1989 đã tạo ra một khuôn khổ
pháp luật cần thiết cho việc điều chỉnh các hoạt động ký kết và thực hiện ĐƯQT của
Nhà nước ta, góp phần thể chế hoá đường lối đối ngoại của Đảng trong những năm
đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Vào những năm 1989 - 1992 thế giới có những biến động lớn. Sự sụp đổ c
ủa
Liên Xô và hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu đã có tác động sâu sắc đến quan hệ
quốc tế. Thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế
của Đảng và Nhà nước, ngày 20/8/1998, UBTVQH ban hành Pháp lệnh Ký kết và thực
hiện điều ước quốc tế (Pháp lệnh 1998). Ngày 18/10/1999, Chính phủ ban hành Nghị
định số 161/1999/NĐ-CP về Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh nă
m 1998 (Nghị định
161). Việc ban hành Pháp lệnh năm 1998 và Nghị định 161 đã đánh dấu bước chuyển

biến cơ bản trong nhận thức và thực hiện công tác ĐƯQT
10
; pháp điển hoá và tạo cơ
sở pháp lý quan trọng cho quá trình đàm phán, ký kết và gia nhập ĐƯQT.
Sau một thời gian thực hiện Pháp lệnh năm 1998 và Nghị định 161, thực tế đã
phát sinh nhiều yếu tố chủ quan và khách quan đòi hỏi cần phải tiến hành sửa đổi, bổ
sung hoặc pháp điển hoá hơn nữa các quy định định hiện hành và nâng hình thức văn
bản điều chỉnh việ
c ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT. Trước hết có thể thấy một
phần nội dung của Pháp lệnh năm 1998 đã không còn phù hợp với các quy định mới
của Hiến pháp 1992.
11
hàng loạt yêu cầu mới phát sinh như cần ghi nhận thành nguyên
tắc một quy định về áp dụng ĐƯQT lâu nay vẫn quy định rải rác trong các VBQPPL
trong nước;
12
đảm bảo mức độ tương thích của pháp luật ĐƯQT của Việt Nam với quy
định của Công ước Viên do việc Việt Nam gia nhập Công ước viên năm 1969 về Luật
điều ước từ ngày 9/11/2001; đảm bảo chuẩn hoá và đồng bộ hoá quá trình đề xuất,

10
Công tác ĐƯQT bao gồm các giai đoạn: đàm phán, ký kết, gia nhập, bảo lưu, phê chuẩn, phê duyệt, lưu chiểu
và thực hiện ĐƯQT.
11
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) đã bổ sung thêm một số điều khoản làm thay đổi thẩm quyền quyết định việc
ký kết, gia nhập ĐƯQT của Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ được quy định trong Pháp lệnh năm 1998.
Thực tiễn ký kết, gia nhập ĐƯQT cũng cho thấy các quy định của Hiến pháp dần dần đã được áp dụng thay cho
một số quy đị
nh của Pháp lệnh năm 1998 liên quan đến những vấn đề về thẩm quyền quyết định ký kết, gia nhập
ĐƯQT. Hơn nữa, các quy định về thẩm quyền, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính

phủ liên quan đến việc ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT quy định tại Pháp lệnh năm 1998, xét về mức độ
tương thích với một s
ố VBQPPL do Quốc hội ban hành, nếu tiếp tục thể hiện dưới hình thức Pháp lệnh là chưa
phù hợp với yêu cầu của công cuộc cải cách hoạt động lập pháp ở nước ta hiện nay.
12
Trong trường hợp VBQPPL có quy định khác với quy định của ĐƯQT mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết
hoặc gia nhập thì áp dụng quy định của ĐƯQT.


4
đàm phán, ký kết và thực thi ĐƯQT;
13
tiến hành việc phân loại điêu ước quốc tế theo
hướng tách thoả thuận quốc tế ra điều chỉnh riêng. Luật Điều ước quốc tế phải đáp ứng
được các yêu cầu cơ bản như chuyển hoá quy định của Công ước Viên vào pháp luật
trong nước của Việt Nam, bảo đảm tính thống nhất của các quy định trong Luật với
nội dung các cam kết của Công ướ
c; Luật Điều ước quốc tế mới cần được xây dựng
trên cơ sở tiếp tục tiếp thu, kế thừa các nội dung vẫn còn có giá trị về thực tiễn cũng
như lý luận của Pháp lệnh năm 1998 và nội dung liên quan đến ĐƯQT trong các
VBQPPL hiện hành; gắn kết việc ký kết, gia nhập với việc thực hiện ĐƯQT, thiết lập
cơ chế phối h
ợp đàm phán, ký kết và thực hiện ĐƯQT. Với tinh thần như vậy, Luật
Điều ước quốc tế hiện hành được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ
ngày 01/01/2006.
1.2. Một số nội dung cơ bản của Luật Điều ước quốc tế 2005
1.2.1. Cơ cấu, phạm vi điều chỉnh
Với 9 chương và 107 điều,
14
Luật Điều ước năm 2005 quy định về việc ký kết,

gia nhập, bảo lưu, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố, đăng ký, thực hiện, giải thích,
sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện
ĐƯQT được ký kết (Điều 1). Phạm vi điều chỉnh của Luật
đã được thu hẹp hơn so với
quy định trước đây của Pháp lệnh năm 1998 về nội dung và định nghĩa của ĐƯQT.
15

Điều ước quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật 2005 chỉ gồm 2 loại đó là ĐƯQT
được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ . Các văn
bản còn lại thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh Điều ước quốc tế (2007)
16
.

13
Theo đánh giá của Ban soạn thảo thì quy định của Pháp lệnh năm 1998 và Nghị định 161 về ký kết, gia nhập
và thực hiện ĐƯQT còn thiếu, chưa cụ thể và đồng bộ. Mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước trong việc lấy ý
kiến đánh giá tác động của điều ước đối với điều kiện kinh tế-xã hội và hệ thống pháp luật Việt Nam còn chưa
được quy
định cụ thể rõ ràng, dẫn đến tính trạng nhiều ĐƯQT có nhiều điều khoản trái, không khả thi nhưng vẫn
được cơ quan đề xuất tiếp tục đàm phán, ký kết. Bên cạnh đó, quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục uỷ
quyền, ký phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, thẩm định, giải thích ĐƯQT, sửa đổi, bổ sung và bảo lưu ĐƯQT còn
thiếu, chưa đồ
ng bộ và chưa cụ thể để các cơ quan đề xuất có thể thực hiện tốt.
14
Cụ thể như sau: Chương I: Những quy định chung, gồm 8 điều từ Điều 1 đến Điều 8;Chương II: Ký kết
ĐƯQT, gồm 6 mục với 40 điều, từ Điều 9 đến Điều 48;Chương III: Gia nhập ĐƯQT nhiều bên, gồm 5 điều, từ
Điều 49 đến Điều 53;Chương IV: Bảo lưu ĐƯQT, 7 điều, từ Đi
ều 54 đến Điều 60;Chương V: Hiệu lực áp dụng
tạm tời toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT, 4 điều, từ Điều 61 đến Điều 64;Chương VI: Lưu chiểu, lưu trữ, sao lục,
công bố, đăng ký ĐƯQT, gồm 6 Điều từ Điều 65 đến Điều 70;Chương VII: Thực hiện ĐƯQT, gồm 4 mục với

26 đi
ều, từ Điều 71 đến Điều 96;Chương VIII: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động ký
kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT gồm 8 điều, từ Điều 97 đến Điều 104; Chương IX: Điều khoản thi hành, gồm 3
điều từ Điều 105 đến Điều 107.
15
Theo Luật 2005 (Điều 2, khoản 1) thì ĐƯQT là thoả thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh
Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ CHXHCN Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc
chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa
thuận, nghị định thư
, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
16
Phạm vi điều chỉnh của Luật Điều ước quốc tế sẽ được xem xét, phân tích ở Phần những nội dung cơ bản của
Luật.

5
1.2.2. Nguyên tắc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế
Luật Điều ước quốc tế 2005 quy định những nguyên tắc chủ yếu như phù hợp
với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế; phù hợp với quy định của Hiến pháp;
phù hợp lợi ích quốc gia, đường lối đối ngoại của Việt Nam; điều ướ
c quốc tế nhân
danh Chính phủ không được trái với điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; điều ước
quốc tế có quy định trái hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật
của Quốc hội, UBTVQH, ĐƯQT mà để thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc
ban hành VBQPPL của Quốc hội, UBTVQH phải được trình UBTVQH cho ý kiến
trước khi đàm phán, ký hoặc gia nhậ
p; trong trường hợp đàm phán, ký hoặc gia nhập
ĐƯQT có quy định trái với VBQPPL của Quốc hội thì UBTVQH báo cáo Quốc hội
cho ý kiến.
1.2.3. Quan hệ của điều ước quốc tế với pháp luật trong nước
Như trên đã nêu, trên thực tế, mối quan hệ giữa ĐƯQT và pháp luật trong nước

đã được xử lý trong nhiều VBQPPL với nguyên tắc ĐƯQT mà Việt Nam ký kết và gia
nhập có giá trị ưu tiên áp dụng trong trường h
ợp VBQPPL trong nước có quy định
khác về cùng một vấn đề. Nguyên tắc này được tái khẳng định trong Luật 2005 (Điều
6 Khoản 1). Luật Điều ước năm 2005 cũng quy định việc ban hành VBQPPL trong
nước phải bảo đảm không làm cản trở việc thực hiện ĐƯQT mà Việt Nam là thành
viên có quy định về cùng một vấn đề (điều ước quốc tế nhiều bên). Riêng việc ban
hành VBQPPL phải tính đến quy
định của ĐƯQT thì không được quy định tại Luật
Điều ước quốc tế 2005, mà chỉ được quy định trong Luật Ban hành VBQPPL 2002.
17

Ngoài ra, về vấn đề áp dụng điều ước quốc tế, Luật Điều ước quốc tế 2005 quy
định Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ có thẩm quyền quyết định áp dụng trực tiếp
toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp
quy định của ĐƯQT đã đủ rõ, chi tiế
t để thực hiện hoặc kiến nghị việc sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ hoặc ban hành VBQPPL để thực hiện ĐƯQT đó. Quy định của ĐƯQT đủ
rõ, đủ chi tiết trong trường hợp này là những quy định xác định rõ quyền, nghĩa vụ của
các bên, trình tự, thủ tục thực hiện mà không cần phải ban hành thêm văn bản hướng
dẫn thi hành.
1.2.4. Ký kết, gia nhập điều
ước quốc tế
Cơ quan đề xuất đàm phán, ký kết hoặc gia nhập ĐƯQT là: TANDTC,
VKSNDTC, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Những cơ quan này căn
cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật, yêu cầu hợp tác
quốc tế, chủ động đề xuất với Chính phủ về việc đàm phán, ký điều ước quốc tế.

17
Xem cụ thể tại Mục 4.2.1.2. Phần thứ tư. Quy định này đã được sửa đổi trong Luật Ban hành VBQPPL 2008.


6
Trước khi đề xuất với Chính phủ về việc đàm phán, ký ĐƯQT thì cơ quan đề xuất phải
lấy ý kiến kiểm tra bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và ý kiến thẩm định của Bộ Tư
pháp. Riêng Bộ Ngoại giao khi đàm phán và ký kết ĐƯQT thì phải lấy ý kiến thẩm
định của Bộ Tư pháp.
Về thẩm quyền quyết định đ
àm phán, ký kết hoặc gia nhập và cho ý kiến, theo
Điều 11 Luật Điều ước quốc tế 2005, Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ký ĐƯQT
nhân danh Nhà nước với người đứng đầu Nhà nước khác; Chính phủ quyết định đàm
phán, ký ĐƯQT nhân danh Chính phủ. Trong trường hợp ĐƯQT có điều khoản phê
chuẩn hoặc nhân danh Nhà nước do Chính phủ đàm phán, ký hoặc gia nhập thì Chính
phủ báo cáo Chủ tịch nước tr
ước khi quyết định. Về thẩm quyền quyết định đối với
việc gia nhập ĐƯQT nhiều bên: Quốc hội quyết định gia nhập ĐƯQT nhiều bên theo
đề nghị của Chủ tịch nước; Chủ tịch nước quyết định gia nhập ĐƯQT nhiều bên nhân
danh Nhà nước, ĐƯQT nhiều bên có quy định phải phê chuẩn; Chính phủ quyết định
gia nhập ĐƯQT nhiều bên nhân danh Chính phủ. Phù hợp v
ới quy định của Công ước
Viên 1969, Luật 2005 quy định một số trường hợp sau khi đàm phán, ký kết ĐƯQT
không cần giấy uỷ quyền hoặc tham dự hội nghị quốc tế không cần giấy uỷ nhiệm.
18

1.2.5. Phê duyệt và phê chuẩn điều ước quốc tế
Phê chuẩn và phê duyệt ĐƯQT là hành vi pháp lý nhằm công nhận hiệu lực,
cũng như ràng buộc đối với ĐƯQT mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Thẩm quyền
phê duyệt và phê chuẩn đối với ĐƯQT là khác nhau. Điều ước quốc tế phải được phê
chuẩn gồm những loại: (i) ĐƯQT có quy định phải phê chuẩn; (ii) ĐƯQT đượ
c ký
nhân danh Nhà nước; (iii) ĐƯQT được ký nhân danh Chính phủ có quy định trái với

quy định trong các VBQPPL của Quốc hội, UBTVQH hoặc có quy định liên quan đến
ngân sách nhà nước. Về thẩm quyền phê chuẩn, Chủ tịch nước và Quốc hội có thẩm
quyền quyết định phê chuẩn ĐƯQT. Đối với trường hợp Quốc hội phê chuẩn thì
ĐƯQT phải được thẩm tra. Cơ quan có thẩm quyền thẩm tra ĐƯQT là Uỷ ban đối
ngoạ
i của Quốc hội; các uỷ ban khác của Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với Uỷ
ban đối ngoại để thẩm tra ĐƯQT. Thẩm quyền phê duyệt ĐƯQT thuộc Chính phủ.
Chính phủ quyết định phê duyệt ĐƯQT đối với: (i) ĐƯQT nhân danh Chính phủ có
quy định phải phê duyệt; (ii) ĐƯQT nhân danh Chính phủ có quy định trái với quy
định trong VBQPPL của Chính phủ; (iii) ĐƯQT nhân danh Chính phủ có quy định
phải hoàn thành thủ tục pháp lý n
ội bộ.
1.2.6. Bảo lưu, chấp nhận, phản đối và rút bảo lưu điều ứơc quốc tế nhiều bên

18
(i) Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; (ii) Người đứng đầu cơ quan đại diện
ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; (iii) Người đứng đầu phái đoàn đại diện
thường trực của Việt Nam tại tổ chức quốc tế hoặc cơ quan thuộc tổ chức này.

7
Về việc bảo lưu ĐƯQT, cơ quan đề xuất khi trình Chính phủ về việc ký, phê
chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập ĐƯQT nhiều bên có trách nhiệm nêu rõ kiến nghị đưa
ra bảo lưu đối với ĐƯQT nhiều bên, yêu cầu, nội dung, thời điểm tuyên bố bảo lưu
trong tờ trình trình Chính phủ về vấn đề này. Về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo
l
ưu, cơ quan đề xuất có trách nhiệm nêu rõ yêu cầu, nội dung chấp nhận hoặc phản đối
bảo lưu của bên ký kết nước ngoài; kiến nghị thời điểm đưa ra chấp nhận hoặc phản
đối bảo lưu và hậu quả pháp lý của việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu trong tờ
trình Chính phủ. Khi rút bảo lưu, cơ quan đề xuất trình Chính phủ về
việc rút bảo lưu

hoặc rút phản đối bảo lưu sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư
pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan. Thẩm quyền quyết định bảo lưu, chấp nhận
hoặc phản đối bảo lưu và rút bảo lưu thuộc Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ. Bộ
Ngoại giao hoàn thành các thủ tục nh
ư thông báo cho cơ quan lưu chiểu điều ước quốc
tế về việc Việt Nam bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu và rút bảo lưu đối với
ĐƯQT nhiều bên.
1.2.7. Thực hiện điều ước quốc tế
Cơ quan đề xuất và chủ trì thực hiện ĐƯQT xây dựng kế hoạch thực hiện
ĐƯQT. Kế hoạch th
ực hiện ĐƯQT bao gồm những nội dung: (i) Lộ trình thực hiện
ĐƯQT; (ii) Dự kiến phân công trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tổ
chức thực hiện ĐƯQT; (iii) Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành
VBQPPL để thực hiện điều ước quốc tế; (iv) Các biện pháp tổ chức, quản lý, tài chính
và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện ĐƯQT; (v) Tuyên truyền, ph
ổ biến điều
ước quốc tế. Kế hoạch này trước khi thực hiện phải trình Chính phủ phê duyệt.
19

Một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện ĐƯQT là giải
thích ĐƯQT. UBTVQH có thẩm quyền giải thích đối với: (i) ĐƯQT do Quốc hội phê
chuẩn hoặc gia nhập; (ii) ĐƯQT có quy định trái hoặc chưa được quy định trong các
VBQPPL của Quốc hội; (iii) ĐƯQT mà để thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc
ban hành VBQPPL của Quốc hội; (iv) ĐƯQT có quy định trái hoặc chưa đượ
c quy
định trong các VBQPPL của UBTVQH; (v) ĐƯQT mà để thực hiện cần sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ hoặc ban hành VBQPPL của UBTVQH; và các trường hợp cần thiết khác.
Chính phủ giải thích các ĐƯQT không thuộc thẩm quyền giải thích của UBTVQH.
Một nội dung nữa của việc thực hiện ĐƯQT là vấn đề sửa đổi, bổ sung hoặc gia
hạn ĐƯQT. ĐƯQT được sửa đổi, bổ sung, gia hạn theo quy định c

ủa ĐƯQT đó hoặc
theo thỏa thuận giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Cơ quan đề xuất lấy ý
kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan
trình các cơ quan có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn. Về thẩm quyền,

19
Cụ thể xem Mục 3.3. Phần thứ ba của Báo cáo này.

8
Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn ĐƯQT do Quốc hội quyết định phê
chuẩn hoặc gia nhập; Chủ tịch nước quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn ĐƯQT do
Chủ tịch nước quyết định ký, phê chuẩn hoặc gia nhập; Chính phủ quyết định sửa đổi,
bổ sung, gia hạn ĐƯQT do Chính phủ quyết định phê duyệt, gia nhập hoặc ký như
ng
không phải phê chuẩn.
1.2.8. Những vấn đề mới của Luật Điều ước quốc tế 2005
1.2.8.1. Phân loại điều ước quốc tế
Khác với quy định trước đây, Luật Điều ước quốc tế 2005 chỉ điều chỉnh 2 loại
điều ước quốc tế được ký kết hoặc gia nhập dưới danh nghĩa Nhà nước và Chính phủ
(loạ
i trừ hai loại điều ước nhân danh Bộ, ngành và TANDTC, VKSNDTC). Theo lập
luận của các nhà soạn thảo thì làm như vậy vì những lý do sau:
20

Thứ nhất, về quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, theo quy định của Hiến
pháp 1992 (sửa đổi): Điều 84 Khoản 13, Điều 103 Khoản 10, Điều 112 Khoản 8, các
quy định liên quan khác của Luật tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật tổ
chức Toà án nhân dân và Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân thì chỉ có hai loại điều
ước quốc tế nhân danh Nhà nướ
c và điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, không có

quy định về định về điều ước quốc tế nhân danh Bộ hoặc điều ước nhân danh
TANDTC hoặc nhân danh VKSNDTC. Ngoài ra, nếu theo nguyên tắc phổ biến về việc
ưu tiên áp dụng ĐƯQT được quy định trong hầu hết các VBQPPL hiện hành như luật,
pháp lệnh thì trong trường hợp, các quy định của ĐƯQT cấp Bộ, ngành, nếu được
tiế
p tục quy định trong Dự thảo Luật, rất có thể sẽ được áp dụng thay cho Luật, Pháp
lệnh hay các quy định của Chính phủ một khi những quy định này khác với điều ước
quốc tế cấp Bộ, ngành. Điều này sẽ phá vỡ tính thống nhất và ổn định của hệ thống
pháp luật, công cụ chủ yếu của Nhà nước trong việc quản lý và điều hành đất nướ
c.
Thứ hai, về thực tiễn của Việt Nam cho thấy, ĐƯQT do Bộ, ngành ký kết trong
thời gian quan gồm hai loại chính: loại thứ nhất là những thoả thuận hợp tác có những
cam kết quan trong về quốc phòng, an ninh hoặc liên quan đến ngân sách nhà nước
do Bộ, ngành ký nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ theo uỷ quyền tương ứng. Loại
thứ hai chủ yếu tập trung vào hợp tác có tính chất kỹ thuật thuộc thẩm quyề
n Bộ,
ngành như trao đổi đoàn giao lưu hữu nghị, trao đổi thông tin, hợp tác về đào tạo cán
bộ Ngoài ra, thực tiễn cũng cho thấy, Bộ, ngành chỉ ký kết ĐƯQT hai bên nhân danh
Bộ, ngành và chưa có trường hợp nào Bộ, ngành gia nhập ĐƯQT nhiều bên nhân danh
Bộ, ngành.

20
Xem thêm phần trình bày và phân tích về thoả thuận quốc tế tại Mục 1.3. (Phần thứ nhất) và 4.3.3.3 (Phần thứ
tư).

9
Thứ ba, về thực tiễn quy định của pháp luật nước ngoài, Công ước Viên năm
1969, luật và thực tiễn áp dụng trong ký kết, gia nhập ĐƯQT của nhiều nước không
công nhận Bộ, ngành là chủ thể có thẩm quyền ký kết, gia nhập ĐƯQT. Ngoài ra, thực
tiễn pháp luật nước ngoài cũng cho thấy, nhiều nước trong đó có các nước đang phát

triển ở Châu Á như Brunây, Inđônêxia, Philíppin, Mianma và các nước phát triển như
Pháp, B
ỉ, Ôxtrâylia, Áo, Đức, Canađa, các nước Đông Âu cũ như Séc, Bungari không
công nhận thoả thuận của Bộ, ngành là điều ước quốc tế. Còn ở Mỹ thì chỉ có những
thoả thuận quốc tế đã được Quốc hội Mỹ phê chuẩn mới được gọi là điều ước quốc tế.
Hiện nay chỉ còn một số rất ít nước như Nga (Luật năm 1995), Trung Quốc (Lu
ật năm
1990), CHDCND Triều Tiên (Luật năm 1999) là công nhận điều ước quốc tế cấp Bộ,
ngành.
Thứ tư, về thực tiễn ký kết ĐƯQT cho thấy không có trường hợp Bộ, ngành gia
nhập ĐƯQT nhiều bên. Điều này phù hợp với nguyên tắc ĐƯQT được gia nhập giữa
các chủ thể của pháp luật quốc tế, phù hợp với Công ước Viên năm 1969 về Luật
ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên.
Với những phân tích nêu trên dưới góc độ xem xét pháp luật và thực tiễn pháp
luật Việt Nam, cũng như pháp luật và thực tiễn pháp luật quốc tế, những thoả thuận do
Bộ, ngành ký kết với Bộ, ngành của nước ngoài không nên tiếp tục được coi là ĐƯQT,
do đó không được quy định tại Luật này. Từ thực tiễn trên cũng cho thấy, nếu phía
Việt Nam vẫn tiếp tục coi thoả thu
ận cấp Bộ, ngành là ĐƯQT thì hậu quả pháp lý phát
sinh là: đối với bên Việt Nam làm phát sinh trách nhiệm quốc gia (nghĩa vụ thực hiện
của Nhà nước và Chính phủ), trong khi đối với bên ký kết nước ngoài chỉ phát sinh
trách nhiệm của Bộ, ngành đã ký thoả thuận. Trong trường hợp bên ký kết nước ngoài
vi phạm thoả thuận thì phía Việt Nam không thể viện dẫn trách nhiệm của Chính phủ
hoặc Nhà nước nước ngoài. Trong khi đó, nếu B
ộ, ngành Việt Nam vi phạm thoả
thuận thì Bộ, ngành nước ngoài có thể viện dẫn trách nhiệm của Chính phủ hoặc Nhà
nước Việt Nam. Điều này vi phạm một cách cơ bản nguyên tắc chủ thể ký kết ĐƯQT
là những chủ thể bình đẳng trong việc hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ.
1.2.8.2. Chuyển hoá điều ước quốc tế
Trong quá trình soạn thảo Luật Điều ước qu

ốc tế 2005 đã có 2 loại ý kiến Loại
ý kiến thứ nhất cho rằng, nên có quy định về việc chuyển hoá điều ước quốc tế. Tuy
nhiên, xuất phát từ thực tế pháp luật của nước ta hiện nay cũng như lộ trình tham gia
hội nhập quốc tế của Việt Nam, không nên đưa ra một quy định cứng nhắc, đòi hỏi
nhất thiết phải chuyển hoá đ
iều ước quốc tế trong những trường hợp cần thiết bằng
việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cụ thể để thực hiện điều ước quốc tế.
Trường hợp có thể áp dụng trực tiếp ĐƯQT thì không phải chuyển hoá. Thực tiễn ký
kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT của ta cũng cho thấy, một số ĐƯQT sau khi có hiệu

10
lực đã được triển khai thực hiện mà không nhất thiết phải ban hành thêm văn bản
hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, cũng có ĐƯQT, mặc dù đã có hiệu lực, nhưng không
thể áp dụng trực tiếp để giải quyết các vấn đề liên quan ở trong nước mà nhất phải chờ
quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện, chẳng hạn như ĐƯQT liên quan
đến cắ
t giảm thuế hàng hoá theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập ASEAN.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị Luật cần phải quy định rõ nguyên tắc là khi ĐƯQT
đã có hiệu lực đối với Việt Nam thì các quy định của ĐƯQT đó sẽ được áp dụng trực
tiếp như là một nguồn của pháp luật Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan. Các
cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là Toà án nhân dân các c
ấp có thể trực tiếp viện dẫn
các điều khoản của ĐƯQT liên quan để xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền. Có như
vậy mới đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế của nước ta.
Luật được xây dựng theo phương án thứ nhất, theo đó ĐƯQT có hiệu lực đối
với Việt Nam có thể áp dụng trực tiếp. Trong trường hợ
p không thể áp dụng trực tiếp
toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT có hiệu lực đối với Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền
ban hành VBQPPL để thực hiện ĐƯQT (Điều 6 Khoản 3). Phương án này được xây
dựng linh hoạt, theo đó quyết định về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập, cơ

quan có thẩm quyền sẽ quyết định về việc áp dụng trực tiếp
ĐƯQT hoặc ban hành
VBQPPL để thực hiện ĐƯQT.
1.2.8.3. Vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Luật Điều ước 2005 không quy định vị trí của ĐƯQT trong hệ thống pháp luật
Việt Nam. Tuy nhiên, có thể thấy, điều ước quốc tế của Việt Nam không được trái với
Hiến pháp, nhưng được phép có quy định khác với quy định của các văn b
ản do Quốc
hội, UBTVQH ban hành. Cần lưu ý đến thực tiễn là vai trò, vị trí của ĐƯQT ở Việt
Nam đã và đang có những thay đổi nhất định,trong đó có quan điểm phải dần coi
ĐƯQT là một bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật Việt Nam. Mặc dù chưa đủ
cơ sở để khẳng định Việt Nam theo trường phái nhất nguyên luận hay nhị nguyên luận
về
mối quan hệ giữa ĐƯQT với pháp luật quốc gia, và Luật Điều ước quốc tế 2005
cũng không khẳng định rõ điều này, nhưng có thể thấy rằng ở Việt Nam, ĐƯQT có vị
trí thứ bậc chỉ dưới Hiến pháp. Trong quan hệ với luật thì ĐƯQT có giá trị ưu tiên áp
dụng so với luật trong trường hợp ĐƯQT có quy định khác so với quy định của luật.
1.3. Pháp lu
ật về thoả thuận quốc tế
Như đã trình bày ở phần trên phạm vi điều chỉnh của Luật Điều ước quốc tế
2005 được thu hẹp hơn so với Pháp lệnh Điều ước quốc tế 1998. Theo đó, chỉ còn hai
loại điều ước quốc tế là ĐƯQT nhân danh Nhà nước và ĐƯQT nhân danh Chính phủ;
không còn loại ĐƯQT nhân danh các Bộ, ngành thuộc Chính phủ, TANDTC và

11
VKSNDTC. Trong khi đó, xét về mặt thực tiễn, ngoài việc ký kết của các cơ quan nêu
trên, thì Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cũng ký nhiều thoả thuận với các đối tác
nước ngoài, nhưng chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam. Mặt khác, để quy
định chi tiết việc thực hiện Pháp lệnh Điều ước quốc tế 1998, năm 2002 Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 20/2002/NĐ-CP để

điều chỉnh hoạt động ký kết và thực hiện
thoả thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Sau 5 năm thực hiện Nghị
định đã phát sinh một số nội dung mới, một số nội dung của Nghị định không còn phù
hợp với thự
c tiễn nên cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung. Riêng về hoạt động ký kết
TTQT nhân danh các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan trung
ương của tổ chức, bên cạnh hoạt động ký kết, gia nhập ĐƯQT nhân danh nhà nước
hoặc nhân danh Chính phủ, để bảo đảm việc phân cấp một cách hợp lý , đề cao tính
chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan nhà nướ
c ở trung ương và địa phương,
của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đòi hỏi phải được quy
định đủ rõ để đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải cách hành chính.
Những lý do trên đã dẫn đến việc ban hành Pháp lệnh thoả thuận quốc tế
(2007). Pháp lệnh gồm 5 chương và 33 Điều.
21
Về phạm vi điêu chỉnh, Pháp lệnh được
áp dụng đối với việc ký kết, thực hiện TTQTcủa ba nhóm chủ thể là (i) Cơ quan nhà
nước ở trung ương (Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan giúp việc của Quốc hội,
TANDTC, VKSNDTC, Kiểm toán Nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc
Chính phủ); (ii) Cơ quan cấp tỉnh bao gồm HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương); (iii) Cơ quan trung ương của tổ chức (Cơ quan trung ương của tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp).
Về cơ bản, các nguyên tắc ký kết và thực hiện TTQT (Điều 4) cũng giống như
các nguyên tắc ký kết thực hiện ĐƯQT. Tuy nhiên, có điểm đáng lưu ý là TTQT ch

có giá trị ràng buộc đối với cơ quan đã ký kết TTQT đó, không làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ pháp lý quốc tế của nhà nước hoặc của Chính phủ Việt Nam. Về thẩm quyền
ký kết TTQT: đối với cơ quan nhà nước ở Trung ương và cơ quan cấp tỉnh thì người

đứng đầu các cơ quan này tự quyết định ký kết TTQT nhân danh cơ quan mình (khoản
1 Điều 9, các Điều 11, 13 và 15), sau khi lấy ý kiế
n của các cơ quan hữu quan (cơ
quan thực hiện quản lý về đối ngoại - Bộ Ngoại giao hoặc Uỷ ban đối ngoại của Quốc
hội; cơ quan có liên quan đến hoạt động hợp tác thuộc nội dung thoả thuận quốc tế đó

21
Chương I: Những quy định chung gồm (8 điều); Chương II: Ký kết thoả thuận quốc tế (12 Điều); Chương III:
Thực hiện thoả thuận quốc tế (7 Điều); Chương IV: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở trung ương và cấp tỉnh
và cơ quan trung ương của các tổ chức trong hoạt đông ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế (4 điều); và
Chươ
ng V: Điều khoản thi hành (2 Điều).



12
– các điều 10, 12, 14 và 16). Tuy nhiên, trong trường hợp còn ý kiến khác nhau giữa
chủ thể ký kết nêu trên và các cơ quan hữu quan về việc ký kết TTQT nhân danh cơ
quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh, thì: (i) Cơ quan của Quốc hội, cơ quan
giúp việc của Quốc hội trình Chủ tịch Quốc hội quyết định việc ký kết TTQT (Điều 9);
(ii) TANDTC, VKSNDTC, Kiểm toán nhà nước trình UBTVQH cho ý kiến (Điều 12);
(iii) Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan cấp tỉnh trình Thủ
tướng Chính phủ cho ý kiến (các điều 14 và 16). Đối với tổ chức, người đứng đầu cơ
quan trung ương của tổ chức chỉ được quyết định ký kết TTQT nhân danh cơ quan
mình sau khi có ý kiến đồng ký của cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức
(Điều 15 và khoản 5 Điều 18). Sau khi ký k
ết TTQT, chủ thể ký kết có trách nhiệm
báo cáo cơ quan cấp trên về TTQT đã được ký kết (khoản 5 của các điều 10, 12, 14, 16
và khoản 6 Điều 18). Chương II Pháp lệnh quy định về trình tự, thủ tục ký kết TTQT

bao gồm từ khâu lấy ý kiến của cơ quan hữu quan trước khi quyết định ký kết TTQT,
lấy ý kiến của cơ quan cấp trên trong trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa cơ quan
dự
định ký kết TTQT và cơ quan hữu quan, cho đến việc báo cáo cơ quan cấp trên và
thông báo cho Bộ Ngoại giao về TTQT đã được ký kết.
Tại phần IV của Báo cáo khi lý giải về vai trò của Bộ Tư pháp trong công tác
ĐƯQT, chúng ta sẽ trở lại chi tiết hơn về những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc
tách để điều chỉnh thoả thuận quốc tế trong một văn bản riêng.
1.4. Các cơ quan có vai trò chủ
yếu trong công tác điều ước quốc tế ở Việt
Nam
Để làm cơ sở cho việc phân tích rõ hơn vai trò của Bộ Tư pháp trong công tác
điều ước quốc tế, mục này sẽ sơ bộ nêu chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trực tiếp
hoặc có liên quan đến ĐƯQT của các cơ quan quyền lực ở Việt Nam (ngoài Bộ Tư
pháp) theo pháp luật hiện hành.
1.4.1. Quốc hội và các c
ơ quan Quốc hội
Theo Hiến pháp Việt Nam (Điều 84.13) thì Quốc hội “quyết định chính sách cơ
bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp
ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập
theo đề nghị của Chủ tịch nước". Luậ
t Điều ước quốc tế 2005 cụ thể vai trò, thẩm
quyền đó của Quốc hội bằng việc quy định Quốc hội cho ý kiến về đàm phán, ký kết,
gia nhập điều ước quốc tế có quy định trái hoặc chưa được quy định trong VBQPPL
của Quốc hội, ĐƯQT mà để thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành
VBQPPL của Quốc h
ội, (Điều 3, khoản 5 Luật 2005); Quyết định theo thẩm quyền về
chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT, việc áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần

13

ĐƯQT (Điều 6 khoản 3); Quốc hội quyết định gia nhập ĐƯQT nhiều bên theo đề nghị
của Chủ tịch nước.
Là cơ quan thường trực của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội được giao
nhiều việc liên quan đến ĐƯQT. Cụ thể, Luật 2005 quy định UBTVQH cho ý kiến
hoặc báo cáo Quốc hội về đàm phán, ký kết, gia nhập ĐƯQT có quy định trái hoặ
c
chưa được quy định trong VBQPPL của Quốc hội, UBTVQH, ĐƯQT mà để thực hiện
cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành VBQPPL của Quốc hội, UBTVQH (Điều
3, khoản 5); Quyết định theo thẩm quyền về chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT, việc
áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế (Điều 6 kho
ản 3). Thẩm
quyền điều uớc quốc tế của Uỷ ban Pháp luật Quốc hội và Uỷ ban Tư pháp Quốc hội
không nhiều. Hai cơ quan này chủ yếu tập trung vào các vấn đề pháp luật trong nước
như thẩm tra chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; các dự án luật, pháp lệnh; bảo
đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đố
i với các dự
án luật, dự án pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông
qua; giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của
ỦBTVQH trong các lĩnh vực pháp luật nội dung và tố tụng.
22

1.4.2. Chủ tịch nước
Theo Điều 103 (khoản 10) của Hiến pháp thì Chủ tịch nước “ tiến hành đàm
phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều
ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định ”. Luật
Điều ước quốc tế
2005 quy định Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh
Nhà nước với người đứng đầu Nhà nước khác (Điều 11, khoản 1); quyết định gia nhập
ĐƯQT nhiều bên nhân danh Nhà nước, ĐƯQT nhiều bên có quy định phải phê chuẩn;

phê chuẩn điều ước quốc tế theo thẩm quyền (các điều 31, 32).
1.4.3. Chính phủ
Chính ph
ủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình soạn thảo, đàm phán ký
kết các điều ước quốc tế của Việt Nam. Đây cũng chính là một trong những đặc thù
của Việt Nam với vai trò quan trọng của hệ thống các cơ quan hành pháp.
Theo Điều 112 (khoản 8) Hiến pháp thì Chính phủ “Thống nhất quản lý công
tác đối ngoại; đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội
ch
ủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm 10 Điều 103; đàm phán, ký, phê
duyệt, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều
ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; bảo vệ lợi

22
Xem Luật tổ chức Quốc hội, sửa đổi ngày 27/4/2007 (Điều 27 và Điều 27a).

×