Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật khoa học và công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.73 KB, 83 trang )


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
______________________________________



BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ ÁN 01/HĐ/ĐT-ĐA:

NGHIÊN CỨU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Chủ nhiệm Đề án: HOÀNG NGỌC DOANH









7833
06/4/2010


Hà Nội, tháng 12/2009


2



NHỮNG TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO
KH&CN Khoa học và công nghệ
NCKH Nghiên cứu khoa học
NCKH&PTCN Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
NC-TK Nghiên cứu - triển khai
ĐMCN Đổi mới công nghệ
KH-XH Khoa học xã hội
KH-KT Khoa học – kỹ thuật
CGCN Chuyển giao công nghệ
TTCN Thị trường công nghệ
SHTT Sở hữu trí tuệ
QPPL Quy phạm pháp luật
NSNN Ngân sách nhà nước
SHCN Sở hữu công nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
KT-XH Kinh tế - xã hội
KT-KT Kinh tế - kỹ thuật
SX-KD Sản xuất-kinh doanh
NSNN Ngân sách nhà nước
UBND Uỷ ban nhân dân
CL&CSKH&CN Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ


3
MỤC LỤC
Trang
Một số thông tin chính về đề án 4
Phần mở đầu 5
Phần thứ nhất: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để sửa đổi, bổ

sung Luật KH&CN
9
I. Tổng quan về điều chỉnh pháp luật về KH&CN 9
1. Điều chỉnh pháp luật về KH&CN, những vấn đề lý luận và thực tiễn 9
2. Sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN với vấn đề điều chỉnh pháp luật về
KH&CN
12
II. Nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về KH&CN của một số
nước trên thế giới.
13
1. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về KH&CN của các nước phát triển 14
2. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số nước ở châu Á. 16
3. Luận cứ về sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) với yêu cầu đổi mới
quản lý KH&CN ở Việt Nam và vấn đề hội nhập khu vực và thế giới
18
Phần thứ hai: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN 20
I. Luận cứ về những nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN 20
II. Nghiên cứu đề xuất Dự thảo Luật KH&CN (sửa đổi) và đề xuất khung
các văn bản hướng dẫn Luật và hoàn thiện pháp luật về KH&CN
34
1. Đề xuất những phương án sửa đi bổ sung luật KH&CN 34
2. Đề xuất khung văn bản hướng dẫn thi hành Luật KH&CN 42
3. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số luật liên quan đến sửa Luật KH&CN 43
Kết luận và kiến nghị
45
Phụ lục I. Tờ trình Chính phủ
47
Phụ lục II. Dự thảo Luật KH&CN (sửa đôi)
58
Ph

ụ lục III. Bản so sánh Luật (2000) và Dự thảo Luật (sửa đổi)
In riêng
Phụ lục IV. Hoạt động của Dự án
79
Tài liệu tham khảo
81


4

MỘT SỐ THÔNG TIN CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN
TÊN ĐỀ ÁN: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 21 tháng, từ tháng 4 /2008 đến tháng 12/2009
Kinh phí thực hiện: 350.000 triệu đồng Trong đó:
- Nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học: 350.000 triệu đồng.
- Năm thứ nhất: 200.000.000.đồng.
- Năm thứ hai: 150.000.000.đ

CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN: Hoàng Ngọc Doanh

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH:
Đặng Duy Thị
nh, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN
Đặng Thu Trang, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN
Nguyễn Lan Anh, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN
Nguyễn Bảo Hùng, Vụ Pháp chế, Bộ KH&CN
Phạm thế Trinh, Viện Hóa học, Bộ Công thương
Lê Đại Hải, Vụ Pháp luật Kinh tế và Dân sự
Chu Đức Nhuận, Vụ Khoa học-Giáo dục, Văn phòng Chinh phủ


ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ: Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
:
- Vụ pháp chế;
- Vụ Đánh giá-Thẩm định-Giám định công nghệ;
- Vụ Khoa học xã hội và tự nhiên;
- Vụ KHCN các ngành kinh tế kỹ thuật;
- Vụ Pháp luật Dân sự và Kinh tế, Bộ Tư pháp;
- Vụ KHCN&MT,Văn phòng Quốc hội;
-Viện hoá học công nghiệp;
Hoạt động cụ thể của Đề án xem tại phụ lục IV



5
PHẦN MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
Luật KH&CN đã được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 9-6-
2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2001. Luật ra đời đã đánh dấu
một mốc quan trọng trong việc xây dựng pháp luật về KH&CN ở Việt Nam. Lần
đầu tiên nước ta có riêng một đạo luật thống nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội
trong hoạt động KH&CN, đã tạo nên một số thay
đổi lớn cho hoạt động KH&CN.
Tuy nhiên thời gian qua đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong công cuộc đổi mới
và hội nhập, và vì vậy, cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc thực thi Luật
KH&CN trong 8 năm qua, để thấy được những quy định nào không còn phù hợp
với thực tiễn, những quy định nào còn phù hợp cần phải sửa đổi cho hoàn thiện - để
từ đó sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN cho phù hợp v
ới tình hình mới của đất nước.
Nhận thức rõ vấn đề này, Bộ KH&CN đã quyết định giao nhiệm vụ nghiên cứu cho

nhóm Đề án “Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN năm 2000 (2000).
Báo cáo này là kết quả nghiên cứu của Đề án. Đề án chân thành cám ơn các
nghiên cứu viên của Ban N/C Chính sách nhân lực và Hệ thống KH&CN, Ban
Thông tin tư liệu và Đào tạo sau đại học, các chuyên gia của Vụ Pháp chế và Lãnh
đạo Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN
đã đóng góp nhiều ý kiến và giúp đỡ
trong quá trình thực hiện Đề án.
1. Mục tiêu của đề tài/ đề án:
Xây dựng các phương án sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) của Việt
Nam, để từ đó xây dựng dự thảo Luật KH&CN (sửa đổi), trên cơ sở phân tích, tổng
kết, đánh giá kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về KH&CN của Việt Nam và kinh
nghiệm điều chỉnh pháp lu
ật về KH&CN của các nước trên thế giới.
2. Tính cấp thiết của đề án
Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn điều chỉnh pháp luật về KH&CN nói
chung, kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về KH&CN của thế giới, tổng kết kinh
nghiệm điều chỉnh pháp luật về KH&CN của Việt Nam để từ đó luận cứ cho việc
sửa đổi, b
ổ sung Luật KH&CN năm 2000 cho phù hợp với tình hình mới của đất
nước trong điều kiện hội nhập và bản thân hệ thống pháp luật về KH&CN đã có
nhiều thay đổi khi ở Việt Nam đã có thêm một số luật chuyên ngành như: Luật
SHTT, Luật CGCN, Luật năng lượng nguyên tử Và vì vậy, việc nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung những nội dung cơ bản của Luật KH&CN và đưa ra các phươ
ng án
cho việc sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) và xây dựng dự thảo Luật
KH&CN là vấn đề rất cấp thiết.


6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án

Đối tượng nghiên cứu của Đề án là kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về
KH&CN của Việt Nam và của các nước trên thế giới, gồm có luật KH&CN (2000)
và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật KH&CN và một số luật có liên quan
đến hoạt động KH&CN như luật CGCN, luật SHTT, Luật Giáo dục, luật Đầu tư,
luật Doanh nghiệp và các luật v
ề thuế, Luật thương mại, Luật xuất bản, các đạo
luật về KH&CN của các nước trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu của Đề án là nghiên cứu lý luận và thực tiễn điều chỉnh
pháp luật về KH&CN của Việt nam và của các nước trên thế giới để từ đó luận cứ
cho việc sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) của Việt Nam.
Giới hạ
n nghiên cứu. Do điều chỉnh pháp luật về KH&CN rất rộng và các
nước trên thế giới có truyền thống điều chỉnh rất khác nhau và được điều chỉnh ở
rất nhiều loại văn bản khác nhau, song do mục đích của Đề án là nghiên cứu để
luận cứ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) nên Đề án chỉ tập trung
nghiên cứu kinh nghiệm của những nướ
c khả dĩ áp dụng cho việc sửa đổi, bổ sung
Luật KH&CN của Việt Nam, để phục vụ trực tiếp cho việc sửa đổi bổ sung Luật
KH&CN của Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu, Đề án thực hiện các cách tiếp cận chủ yếu sau:
Tiếp cận hệ thống: Đề án đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách tổng
quát về lý luận và thực tiễn đ
iều chỉnh pháp luật về KH&CN của các nước trên thế
giới và của Việt Nam thời gian qua, để từ đó luận cứ cho việc sửa đổi, bổ sung cho
từng quy phạm và từng chế định của Luật KH&CN.
Tiếp cận lịch sử và logic: Đề án đã phân tích, đánh giá sự ra đời của các QPPL
trong bối cảnh lịch sử cụ thể đặt trong tiến trình phát triển của đấ
t nước để luận cứ
cho việc sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN(2000) cho phù hợp với yêu cầu mới.

Trong nghiên cứu Đề án sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đề án đã thu thập hơn 200 văn bản QPPL
Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật KH&CN và các QPPL liên quan đến
KH&CN trong các luật có liên quan của Việt Nam và hơn 30 Luật về KH&CN của
các nước trên thế giới trong các thờ
i kỳ gần đây, để phân tích đánh giá biến động
về điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này.
Phương pháp phi thực nghiệm, Đề án đã thực hiện điều tra xã hội học:
a) Phỏng vấn gần 100 nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất tại các viện

7
nghiên cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp trong cả nước về sửa đổi, bổ
sung những vấn đề chủ yếu của Luật KH&CN (2000).
b) Tổ chức 30 hội nghị bàn tròn tại các viện nghiên cứu, các trường đại học,
các doanh nghiệp tại 3 miền (Bắc, Trung, Nam) về việc sửa đổi, bổ sung những vấn
đề chủ yếu nào của Luật KH&CN. Tổ chức 10 hội thảo khoa học với các nhà khoa
học, nhà quản lý, nhà sản xuất ở các cơ quan quản lý, tổ chức KH&CN, doanh
nghiệp tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo
Luật KH&CN (sửa đổi).
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN
Đề án tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để sửa đổi, bổ sung Luậ
t KH&CN
1.1. Nghiên cứu tổng quan về điều chỉnh pháp luật KH&CN.
- Điều chỉnh pháp luật về KH&CN, những vấn đề lý luận và thực tiễn.
- Sửa đổi Luật KH&CN (2000) với vấn đề điều chỉnh pháp luật về KH&CN.
1.2. Nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về KH&CN của một số
nước trên thế giới.
- Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật v
ề KH&CN của các nước phát triển (Mỹ,

Nga, Nhật);
- Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số nước ở châu Á (Trung Quốc,
Hàn Quốc).
1.3. Nghiên cứu luận cứ về sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) với yêu cầu
đổi mới quản lý KH&CN ở Việt Nam với vấn đề hội nhập khu vực và thế giới.
2. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000)
2.1. Nghiên cứu luậ
n cứ về những nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung Luật
KH&CN (2000) theo các chế định của Luật: Quản lý hoạt động KH&CN; Tổ chức
NCKH&PTCN; Tổ chức dịch vụ KH&CN; - Tổ chức thực hiện nhiệm vụ
KH&CN; Hợp đồng KH&CN; Chế độ tài chính cho hoạt động KH&CN; Cơ chế
khuyến khích phát triển KH&CN.
2.2. Nghiên cứu, đề xuất những phương án sửa đổi, bổ
sung Luật
KH&CN(2000) và đề các văn bản hướng dẫn Luật để hoàn thiện các văn bản pháp
luật về KH&CN.
2.3. Nghiên cứu đề xuất Dự thảo Luật KH&CN (sửa đổi).
3. Kết cấu báo cáo tổng hợp của Đề án gồm:
Mở đầu

8
Phần thứ nhất:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để sửa đổi, bổ sung Luật
KHCN.

I. Nghiên cứu tổng quan (lý luận và thực tiễn) về điều chỉnh pháp luật về
KH&CN.
1. Điều chỉnh pháp luật về KH&CN, những vấn đề lý luận và thực tiễn.
2. Sửa đổi Luật KH&CN (2000) với vấn đề điều chỉnh pháp luật về KH&CN.
II. Nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật KH&CN của một số nước trên thế

giới.
1. Kinh nghiệm đi
ều chỉnh pháp luật về KH&CN của các nước phát triển.
2. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số nước ở châu Á.
3. Nghiên cứu luận cứ về sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN với yêu cầu đổi mới
quản lý KH&CN ở Việt Nam với vấn đề hội nhập khu vực và thế giới của Việt
Nam.
Phần thứ hai : Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Lu
ật KH&CN năm 2000
I. Nghiên cứu luận cứ về những nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung Luật
KH&CN (2000) theo các chế định của Luật.
1. Quản lý hoạt động KH&CN.
2. Tổ chức NCKH&PTCN.
3. Tổ chức dịch vụ KH&CN.
4. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
5. Hợp đồng KH&CN.
6. Chế độ tài chính cho hoạt động KH&CN;
7. Cơ chế khuyến khích phát triển KH&CN.
II. Nghiên cứu đề xuất những phương án sửa đổi bổ sung Luật KH&CN.
1. Nghiên cứu, đề xuất những phương án sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN
(2000) và đề xuất khung để hoàn thiện các văn bản pháp luật về KH&CN.
2. Nghiên cứu đề xuất Dự thảo Luật KH&CN (sửa đổi).
Kết luận và kiến nghị

9
Phần thứ nhất
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ KH&CN
1. Điều chỉnh pháp luật về KH&CN những vấn đề lý luận và thực tiễn

1.1. Điều chỉnh pháp luật về KH&CN của các nước trên thế giới
1.1.1. Điều chỉnh pháp luật nói chung của các nước trên thế giới
Pháp luật luôn gắn liền với sự phát triển của chính trị, kinh tế, văn hoá,
KH&CN, phong tục tập quán và truyền thống luật pháp của mỗi nước. Vì vậy, mỗi
quốc gia khi ban hành pháp luật nói chung, pháp luật về KH&CN nói riêng có
những quy định phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và theo sự phát triển của chính
trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ và phong tục tập quán của nước đó.
Đây là các yếu t
ố quyết định các nguyên tắc pháp luật của mỗi nước. Như vậy, các
nguyên tắc điều chỉnh pháp luật ở các nước khác nhau là không cố định, muốn xác
định chúng cần phải dựa vào cấu trúc xã hội, mô hình tổ chức bộ máy nhà nước,
các quan hệ xã hội đặc trưng cần điều chỉnh, truyền thống văn hoá, pháp luật,
của nước đó. Với cách tiếp cận như v
ậy, khi nghiên cứu pháp luật về KH&CN của
các nước, chúng ta có thể thấy được các nguyên tắc trong việc xác định đối tượng,
phạm vi điều chỉnh, phương pháp và mức độ điều chỉnh, từ đó hiểu rõ những nội
dung mà các đạo luật điều chỉnh.
Luật pháp là một phạm trù lịch sử, các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội
ổn định trong thờ
i kỳ lịch sử nhất định, nó không mang tính bất biến. Và vì thế, các
nước trên thế giới, các đạo luật sau một thời gian thực thi, họ đều nghiên cứu đánh
giá hiệu quả thi hành luật, nghiên cứu thực tiễn khách quan xem những quy định
nào của luật không còn phù hợp, tại sao? những quy định nào cần sửa đổi cho hoàn
thiện, những quan hệ xã hội nào mới nảy sinh hoặc phái sinh từ việc thi hành luật
cầ
n quy định bổ sung, để từ đó luận cứ cho việc sửa đổi hoàn thiện luật.
Về đặc điểm điều chỉnh pháp luật nói chung của các nước trên thế giới có thể
chia làm 5 hệ thống chính như sau: Hệ La Mã- Đức; Hệ Ăng lê-Xắc xông; Hệ theo
Hồi giáo; Hệ theo xã hội chủ nghĩa; Hệ theo Ấn độ giáo.
Điều chỉnh pháp luật theo truyền thống La Mã -

Đức. truỳên thống này
được bắt đầu ở La mã thời trung cổ, sau đó phát triển sang Đức và pháp, đến nay
phần lớn các nước tây Âu như Đức, Pháp, italia áp dụng phương pháp điều chỉnh
này. Nguyên tắc điều chỉnh của nó là nhà nước đặt ra pháp luật, quan toà chỉ được
xử theo các quy định của pháp luật và toàn xã hội phải thượng tôn pháp luật. Pháp
luật trong hệ thống này gồm có l.uất và các văn bản d
ưới luật. Có các đạo luật chủ
yếu sau: đạo luật điều chỉnh chung trong một lĩnh vực rộng; các đạo luật chuyên
ngành điều chỉnh tương đối cụ thể trong một lĩnh vực hẹp; (3) các luật đơn hành
điều chỉnh một số vấn đề cụ thể trong một lĩnh vực cụ thể.

10
Đối với các đạo luật (1) điều chỉnh chung thì có 2 mức điều chỉnh: những vấn
đề có tính nguyên tắc thì điều chỉnh chung để các văn bản dưới luật (nghị định) sẽ
quy định cụ thể; đối với những vấn đề có thể điều chỉnh cụ thể thì quy định chi tiết
ngay trong luật để thực hiện được ngay không cần có vă
n bản hướng dẫn. Luật loại
này gọi là luật khung tương đối chi tiết.
Đối với (2) các đạo luật chuyên ngành điều chỉnh chung thì cũng có 2 mức
điều chỉnh: những vấn đề có tính nguyên tắc (với một số ít quan hệ xã hội) thì điều
chỉnh chung để các văn bản dưới luật (nghị định) sẽ quy định cụ thể; đối với những
vấ
n đề có thể điều chỉnh cụ thể thì quy định chi tiết trong luật để thực hiện được
ngay không cần có văn bản hướng dẫn.
Đối với (3) các đạo luật đơn hành thì quy định cụ thể chi tiết ngay trong luật
để thực hiện được ngay không cần có văn bản hướng dẫn.
Điều chỉnh pháp luật theo truyền thống Ăng lê - Xắc xông. truỳên thống
này
được bắt đầu ở Anh quốc từ thế kỷ thứ 16. Ban đầu nó là Luật án lệ - quan toà
sau sử một vụ án theo lệ như quan toà nào đó trước đã sử như trước đây đã được

chấp nhận. Ví dụ ăn cắp một con cừu thì quan toà trước sử bị tội gì, thì đối với
người sau mắc tội đó quan toà cũng thẹo lệ cũ mà sử. Như v
ậy quan toà làm ra luật
chứ không phải là nhà nước làm ra luật. Việc này dẫn đến sự lộng hành của các
chúa đất, nên đến thế kỷ thứ 17 hoàng đế Anh quốc đã cho ra đời Luật công lý, đây
là luật của nhà nước ban hành để hạn chế bớt sự lộng hành của các quan toà và của
các chúa đất. Hiện nay khá nhiều nước (chủ yếu là các nước thuộc địa của Anh
trước đây) như Mỹ, Úc áp d
ụng theo truyền thống này.
Điều chỉnh pháp luật theo truyền thống Xã hội chủ Nghĩa. Được bắt
nguồn từ Liên xô trước đây. Sau đó tất cả các nước XHCN (trước đây trong đó có
Việt Nam) đều theo truyền thống này. Nhìn chung về hệ thống pháp luật này thì
phương pháp điều chỉnh, mức độ điều chỉnh của các đạo luật và đối tượng điề
u
chỉnh của các đạo luật thì tương tự như điều chỉnh của pháp luật theo truyền thống
Luật La Mã - Đức nhưng nguyên tắc điều chỉnh thì khác nhau một cách căn bản -
đó là ý chí của giai cấp lãnh đạo phải được đưa lên thành luật (hay nói cách khác
luật phải thể hiện ý chí của Nhà nước XHCN).
Điều chỉnh pháp luật theo truyền thống Hồi giáo và Ấn độ giáo. Các quy
t
ắc của đạo Hồi và Ấn độ giáo được đưa lên thành Luật ở các đạo luật của các hệ
thống này. Kinh nghiệm điều chỉnh cả hai truyền thống này không có thể áp dụng
cho Việt Nam nên trong báo cáo này chỉ điểm qua như vậy.
1.1.2. Điều chỉnh pháp luật về KH&CN nói chung của các nước trên thế
giới
Điều chỉnh pháp luật về KH&CN của các nước nói chung phụ thuộc vào
truyền thống xây dựng nhà nước và pháp luật của nước đó, tức là có thể điều chỉnh
khung (luật khung), điều chỉnh chung (luật ngành, chuyên ngành), điều chỉnh cụ
thể (luật đơn hành). Tuy nhiên, đối tượng và phương pháp điều chỉnh là tương đối
giống nhau, song phạm vi điều chỉnh và mức độ điều chỉnh của các đạo luật về

KH&CN của các n
ước lại tương đối khác nhau, thậm chí rất khác nhau.

11
a) Đối tượng, phương pháp điều chỉnh pháp luật về KH&CN
Đối tượng điều chỉnh pháp luật về KH&CN. Pháp luật về KH&CN của các
nước trên thế giới đều điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực KH&CN
thuộc các nhóm chủ yếu sau: hoạt động NC-TK; dịch vụ KH&CN, CGCN, SHTT,
tổ chức KH&CN, các biện pháp chính sách phát triển KH&CN phục vụ phát triển
KT-XH, quản lý KH&CN Các nhóm đối tượng xã h
ội này sẽ được quy phạm hoá
để hình thành các chương, mục trong các đạo luật khung, luật chung hay thành các
đạo luật đơn hành tuỳ thuộc cách điều chỉnh của mỗi nước.
Ví dụ luật khung, Phạm vi điều chỉnh của nó chủ yếu tập trung quy định về
các vấn đề sau: Công bố chính sách và đặt ra các nguyên tắc thiết lập chính sách
nghiên cứu và phát triển KH&CN; Đề ra các biện pháp để thực hiện các mục tiêu
ưu tiên và các chính sách c
ơ bản về nghiên cứu và phát triển KH&CN; Bảo hộ của
Nhà nước đối với hoạt động NCKH-PTCN cũng như các thành quả của nó; Đề ra
các biện pháp về tổ chức và hoạt động nhằm bảo đảm phát triển KH&CN.
Phương pháp điều chỉnh pháp luật về KH&CN. Mỗi ngành luật có một
phương pháp điều chỉnh riêng, nếu như phương pháp điều chỉnh của lu
ật hình sự là
trừng phạt, luật hành chính là mệnh lệnh quyền uy, luật dân sự là bình đẳng ngang
bằng, thì luật KH&CN là khuyến khích động viên hỗ trợ về tinh thần và vật chất.
Và vì thế trong luật về KH&CN của các nước thường thấy có những quy định có vẻ
như khẩu hiệu, chẳng hạn như Nhà nước khuyến khích, nhà nước có biện pháp hỗ
trợ
1.1.3.Thực tiễn điều ch
ỉnh pháp luật về KH&CN của các nước trên thế giới

Điều chỉnh pháp luật về KH&CN. Các nước đều có nhiều đạo luật điều chỉnh
tất cả các quan hệ xã hội trong lĩnh vực KH&CN, trong đó có luật khung, hay luật
chung. Phạm vi điều chỉnh của các đạo luật khung, luật chung chủ yếu tập trung
quy định về các vấn đề chủ yếu sau: Công bố chính sách và đặt ra các nguyên tắ
c
thiết lập chính sách nghiên cứu và phát triển KH&CN; Đề ra các biện pháp để thực
hiện các mục tiêu ưu tiên và các chính sách cơ bản về nghiên cứu và phát triển
KH&CN; Bảo hộ của Nhà nước đối với hoạt động nghiên NCKH&PTCN, cũng
như các thành quả của nó. Đề ra các biện pháp về tổ chức và hoạt động nhằm bảo
đảm phát triển KH&CN.
Ví dụ: Luật về chính sách KH&CN của Mỹ tiêu biểu cho hệ thố
ng pháp luật
Ănglê Xăc xông. Đây là luật khung, chủ yếu là tuyên bố về chính sách KH&CN,
vì vậy có thể thấy các quy phạm trong luật chỉ mang tính nguyên tắc (giống như
Nghị quyết về KH&CN của Việt Nam). Luật về nghiên cứu KH&CN của Pháp
tiêu biểu cho hệ thống pháp luật La mã – Đức, ít nhiều có ảnh hưởng đến truyền
thống pháp luật Việt Nam. Các luật này điều chỉnh tương đối cụ th
ể, chi tiết về các
vấn đề của NCKH&PTCN. Trung Quốc có cả một hệ thống pháp luật về KH-KT
khá hoàn chỉnh, trong đó có một luật khung – Luật thúc đẩy tiến bộ KH-KT của
nước CHND Trung Hoa và một số luật ngành, luật đơn hành. Luật thúc đẩy tiến
bộ KH-KT của Trung Quốc là luật khung tương đối cụ thể. Căn cứ luật khung này,
Trung Quốc đã ban hành trên 20 văn bản quy định c
ụ thể khác để hướng dẫn thi

12
hành Luật này. Liên bang Nga đã ban hành Luật khoa học và chính sách khoa
học – kỹ thuật. Đây là luật khung quy định những vấn đề có tính nguyên tắc và có
một số quy định cụ thể đối với những vấn đề đã rõ, cho nên trong Luật có nhiều
quy định chung xen lẫn các quy định chi tiết. Luật KH&CN của Nhật Bản là luật

khung (luật cơ bản), chỉ quy định về nguyên tắc, còn các vấn đề cụ th
ể được quy
định ở các luật đơn hành, cho nên Luật rất ngắn gọn, chỉ có 19 điều.
Các luật khung của các nước làm nguồn cho việc xây dựng các văn bản luật
chuyên ngành hay luật đơn hành.
Sửa đổi, bổ sung luật. Vì pháp luật là một phạm trù lịch sử, cho nên luật về
KH&CN của các nước trên thế giới sau một thời gian thực hiện đều được sửa đổi,
bổ
sung hoặc bãi bỏ.Tuy nhiên, cách sửa đổi bổ sung cũng rất khác nhau. Ví dụ:
Luật thúc đẩy phát triển KH&CN của Hàn quốc ban hành năm 1968 (sớm nhất thế
giới) đến nay đã sửa 14 lần, song mỗi lần sửa chỉ sửa đổi bổ sung từng điều khoảng
của Luật (và cũng chỉ công bố những gì sửa đổi nên chúng ta rất khó theo dõi);
Luật thúc đẩy tiến bộ KH-KT của nước CHND Trung Hoa ban hành và có hi
ệu lực
thi hành từ 01/10/1993 đến nay đã sửa đổi, bổ sung tới 4 lần, lần cuối cùng là
29/12/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008 (rất mới), mỗi lần sửa Luật
Trung Quốc chỉ sửa đổi, bổ sung từng điều khoản cụ thể song vẫn công bố toàn văn
văn bản Luật sửa đổi để thi hành; Luật khoa học và chính sách KH – KT quốc gia
Liên bang Nga ban hành 23/8/1996 đã sửa 4 lần và lần cu
ối cùng là 30/6/2005 đây
là đạo luật điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể hoạt động KH-KT, các cơ quan
chính quyền nhà nước và các bên sử dụng sản phẩm KH&CN, nên việc sửa đổi bổ
sung gắn liền với việc sửa đổi bổ sung các đạo luật có liên quan, việc sửa đổi bổ
sung lược bỏ được thực hiện với từng điều khoản cụ thể
gắn với lý giải đi kèm, và
công bố toàn văn văn bản để thực hiện.
2. Sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN với vấn đề điều chỉnh pháp luật về
KH&CN ở Việt Nam
Cho đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống văn bản QPPL trong lĩnh vực
KH&CN khá đầy đủ, trong đó có những luật rất quan trọng như Luật KH&CN,

Luật SHTT, Luật CGCN, Luật CNC, Lu
ật bảo vệ môi trường, Luật năng lượng
nguyên tử và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật nay.
Luật KH&CN (2000) của Việt Nam là một luật khung, điều chỉnh tất cả các
quan hệ xã hội chủ yếu trong tất cả các lĩnh vực KH&CN đối với các vấn đề đã rõ,
đã được thực tế kiểm nghiệm thì quy định cụ thể để có thể thi hành ngay; đối với
các vấn đề mới trong thực tiễn hoạt động KH&CN, có nhu cầu cần được điều chỉnh
bằng pháp luật thì xác định những nguyên tắc cơ bản để cụ thể hoá trong văn bản
dưới luật; đối với các vấn đề phát sinh trong hoạt động KH&CN nhưng chưa có
thực tiễn kiểm nghiệm thì để lại tiếp tục nghiên cứu, không quy định trong Luật
này.
Trước tiên cầ
n phải xác định về mặt nguyên tắc – Luật KH&CN là Luật
chung điều chỉnh mọi quan hệ xã hội cơ bản trong hoạt động KH&CN thuộc mọi
lĩnh vực KH&CN và áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân hoạt động hoặc tham

13
hoạt động KH&CN. Khi mô hình hóa các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều
chỉnh để quy phạm hóa trong Luật, cần đặt nó trong không gian hai chiều: chiều
ngang - phải xem xét tất cả các quan hệ xã hội trong hoạt động KH&CN mà giá trị
của nó đã được xã hội thừa nhận cần được điều chỉnh trong Luật để không bỏ sót
những gì phải điều chỉnh; chiều dọc – xem xét quan hệ
nào cần được điều chỉnh
khung (mang tính nguyên tắc) tại Luật KH&CN và điều chỉnh cụ thể tại các Luật
chuyên ngành và vấn đề nào cần được điều chỉnh chi tiết tại Luật KH&CN, để có
sự thống nhất, liên thông trong hệ thống pháp luật mà lại không bị chồng chéo. Sửa
đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000), phải rà soát xem các luật ngành (Luật SHTT,
Luật CGCN, Luật CNC ) được ban hành sau Luật KH&CN đã đi
ều chỉnh như thế
nào đối với các quan hệ xã hội tương ứng đã điều chỉnh trong Luật KHCN, vì các

Luật này đã điều chỉnh tương đối cụ thể các quan hệ xã hội trong chuyên ngành
mình. Đây là vấn đề sẽ được xem xét cụ thể khi luận cứ những vấn đề cần sửa đổi,
bổ sung Luật KH&CN tại các phần sau của báo cáo này.
Luật KH&CN của Vi
ệt Nam cũng điều chỉnh tất cả các vấn đề mà pháp luật
về KH&CN của các nước điều chỉnh, tuỳ thuộc vào nội dung từng vấn đề mà quy
định chung hay tương đối cụ thể (chi tiết) trong luật chung - Luật KH&CN, quy
định tương đối cụ thể trong các luật ngành - Luật SHTT, Luật CGCN, Luật CNC
hay quy định chi tiết trong luật đơn hành.
II. NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Các đạo luật chung về KH&CN của các nước trên thế giới chủ yếu tập trung
quy định về các vấn đề sau: Công bố chính sách và đặt ra các nguyên tắc thiết lập
chính sách nghiên cứu và phát triển KH&CN; Đề ra các biện pháp để thực hiện các
mục tiêu ưu tiên và các chính sách cơ bản về nghiên cứu và phát triển KH&CN;
Bảo hộ của Nhà nước đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, cũng như các thành quả
của nó. Đề ra các biện pháp về tổ chức và hoạt động
nhằm bảo đảm phát triển KH&CN.
Về bảo đảm quyền tự do nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Các
quốc gia đều nhận thức một cách đầy đủ vai trò của những người làm công tác
KH&CN đối với sự phát triển của đất nước. Sáng tạo KH&CN chủ yếu phụ thuộc
vào năng lực của từng cá nhân, vì v
ậy cá nhân là chủ thể quan trọng nhất của hoạt
động NCKH&PTCN. Chỉ khi nào cá nhân được đảm bảo các quyền trong
NCKH&PTCN và có đủ cơ hội để phát huy hết khả năng của mình thì nền tảng
KH&CN của quốc gia mới có thể phát triển bền vững. Chính vì vậy, việc bảo đảm
quyền tự do NCKH&PTCN trở thành một nguyên tắc không thể thiếu được trong
việc thiết kế chính sách và lập kế hoạch phát triể
n KH&CN của quốc gia.

Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong các hoạt động
NCKH&PTCN, ở các mức độ khác nhau, pháp luật của các quốc gia đều có các
quy định về vấn đề này. Nhìn chung, các quốc gia thường tránh được việc quy định

14
quá cụ thể, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nghiên cứu. Hoạt động
KH&CN là một hoạt động sáng tạo, vì vậy sự kiểm soát của các cơ quan quản lý
nhà nước chủ yếu tập trung vào việc ngăn ngừa các hành vi lợi dụng hoạt động
KH&CN làm phương hại đến lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự công cộng, vệ sinh,
môi trường,
Nghiên cứu kinh nghiệm đ
iều chỉnh pháp luật KH&CN của một số nước trên
thế giới” giới thiệu luật KH&CN của những nước tiêu biểu cho các hệ thống pháp
luật trên thế giới, trong đó có những nước có truyền thống pháp luật gần gũi với
Việt Nam và những nước có trình độ phát triển cao về kinh tế và KH&CN, có thể
tìm kiếm được những kinh nghiệm khả dĩ cho Việt Nam trong việc xây dựng và
hoàn thiệ
n pháp luật về KH&CN.
1. Kinh nghiệm điều chỉnh Pháp luật về KH&CN của các nước phát triển
1.1. Kinh nghiệm điều chỉnh Pháp luật về KH&CN của Hoa Kỳ
Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về KH&CN của Hoa Kỳ bao gồm các
văn bản chính sau: Luật về Chính sách KH&CN Hoa kỳ 1976; Luật ĐMCN
tevenson - Wydler (1980) và các sửa đổi (Luật CGCN Liên bang1986, Luật CGCN
cạnh tranh quốc gia 1989, Luật tiến bộ và CGCN Quố
c gia, 1996, Luật thương mại
hoá CGCN 2000); Luật Pa-tăng & nhãn hiệu hàng hoá Bayh-Dole (1980); Luật
CGCN doanh nghiệp nhỏ (1984); Luật nghiên cứu hợp tác quốc gia (1984), v.v
Luật về chính sách KH&CN của Hoa kỳ tiêu biểu cho hệ thống pháp luật
Ăngglê Xăcxông. Đây là luật khung, chủ yếu là tuyên bố về chính sách KH&CN,
vì vậy có thể thấy các quy phạm trong luật chỉ mang tính nguyên tắc (giống như

Nghị quyết của đảng ta về chính sách KH&CN, nên Luật mang tên là Luật tuyên bố
v
ề chính sách KH&CN của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ).
Các đạo luật khác là luật ngành và đơn hành của Mỹ như đã nêu ở trên điều
chỉnh từng vấn đề cụ thể trong từng lĩnh vực hẹp một các chi tiết và thực hiện được
ngay không cần phải có văn bản hướng dẫn. Ở Mỹ nếu chính phủ liên bang ban
hành một đạo luật nào đó, thì chi khi cố một bang nào đ
ó thi hành trong thực tế thì
đạo luật đó mới chính thức có hiệu lực ở toàn Liên bang (giống như Luật công lý
và luật án lệ ở Anh quốc).
Điều chỉnh Pháp Luật về KH&CN của Pháp tiêu biểu cho hệ thống pháp luật
Lamã - Đức, ít nhiều có ảnh hưởng đến truyền thống pháp luật Việt Nam. Pháp có
khá nhiều luật điều chỉnh trong lĩnh vực KH&CN như: Lụât về nghiên cứu và phát
triển công ngh
ệ của CH Pháp; Luật về định hướng và lập chương trình cho nghiên
cứu và triên khai công nghệ của CH Pháp, các luật ngành, luật đơn hành như: Luật
SHTT, CGCN, Luật ngành của Pháp về KH&CN chủ yếu tập trung quy định về
các vấn đề sau: Công bố chính sách và đặt ra các nguyên tắc thiết lập chính sách
NCKH&PTCN; Đề ra các biện pháp để thực hiện các mục tiêu ưu tiên và các chính
sách cơ bản về NCKH&PTCN; Bảo hộ của Nhà nước đối với hoạt
động

15
NCKH&PTCN, cũng như các thành quả của nó. Đề ra các biện pháp về tổ chức và
hoạt động nhằm bảo đảm phát triển KH&CN phục vụ phát triển KT-XH của Pháp.
1.2. Kinh nghiệm điều chỉnh Pháp luật về KH&CN của Liên Bang Nga
Điều chỉnh pháp luật về KH&CN. Liên bang Nga đã ban hành Luật khoa học
và chính sách KH - KT quốc gia Liên bang Nga 23/8/1996. Đây là đạo luật điều
chỉnh chung các quan hệ giữa các chủ thể
hoạt động KH-KT, các cơ quan chính

quyền nhà nước và các bên sử dụng sản phẩm KH&CN. Luật này là luật khung quy
định những vấn đề có tính nguyên tắc và có một số quy định cụ thể đối với những
vấn đề đã rõ, cho nên trong Luật có nhiều quy định chung xen lẫn các quy định chi
tiết.
Cách điều chỉnh của Luật chung là đối với các quan hệ xã hội có tính chất
chung: Công bố chính sách và đặt ra các nguyên tắc thiết lậ
p chính sách nghiên cứu
và phát triển KH&CN – các quy định này có tính nguyên tắc; Đề ra các biện pháp
để thực hiện các mục tiêu ưu tiên và các chính sách cơ bản về NCKH&PTCN – các
quy định tương đối cụ thể; Bảo hộ của Nhà nước đối với hoạt động NCKH&PTCN,
cũng như các thành quả của nó – các quy định có tính nguyên tắc. Đề ra các biện
pháp về tổ chức và hoạt động nhằm bảo đảm phát triển KH&CN – các quy định
tương đối cụ
thể. Ngoài
Về sửa đổi, bổ sungluật. Luật khoa học và chính sách KH - KT quốc gia LB
Nga 1996, đã sửa 4 lần và lần cuối cùng là 30/6/2005. đây là đạo luật điều chỉnh
các quan hệ giữa các chủ thể hoạt động KH-KT, các cơ quan chính quyền nhà nước
và các bên sử dụng sản phẩm KH&CN, nên việc sửa đổi bổ sung gắn liền với việc
ban hành, sửa đổi bổ sung các đạo luật có liên quan t
ới các vấn đề cụ thể để tránh
chồng chéo giữa các đạo luật. Việc sửa đổi, bổ sung, lược bỏ được thực hiện với
từng điều khoản cụ thể gắn với lý giải tại sao bỏ, tại sao sửa đi kèm theo ngay trong
Luật, và công bố toàn văn văn bản Luật sửa đổi để thực hiện.
Cùng với Luật điề
u chỉnh chung nêu trên, Nga còn có các đạo luật chuyên
ngành và đơn hành điều chỉnh cụ thể trong các chuyên ngành hẹp, các đạo luật này
điều chỉnh cụ thể và áp dụng được ngay trong thực tiễn.
1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh Pháp luật về KH&CN của Nhật Bản
Nhật bản có cả một hệ thống pháp luật về KH&CN khá hoàn chỉnh, trong đó
có một luật khung là Luật cơ bản về KH&CN của Nhật B

ản và một số luật đơn
hành. Luật cơ bản về KH&CN của Nhật Bản khung, chỉ quy định về nguyên tắc
những vấn đề rất cơ bản như lập kế hoạch KH&CN quốc gia, trách nhiệm của cơ
quan quản lý KH&CN trong việc thực hiện những vấn chung trong phát triển
KH&CN , còn các vấn đề cụ thể được quy định ở các luật đơn hành, cho nên Luật
rất ng
ắn gọn, chỉ có 19 điều.
Các đạo luật khác như Luật SHTT, Luật CGCN từ trường đại học, viện
nghiên cứu cho doanh nghiệp, Luật CGCN giữa các doanh nghiệp Các đạo luật về

16
KH&CN của Nhật bản tập trung điều chỉnh tất cả các cụm quan hệ trong lĩnh vực
KH&CN.
2. Kinh nghiệm điều chỉnh Pháp luật KH&CN của một số nước ở châu Á
2.1. Kinh nghiệm điều chỉnh Pháp luật về KH&CN của Trung Quốc
Điều chỉnh pháp luật về KH&CN. Trung Quốc có cả một hệ thống pháp luật
về KH - KT khá hoàn chỉnh, trong đó có một luậ
t khung và một số luật đơn hành.
Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về KH&CN của Trung Quốc bao gồm các
văn bản chính sau: Luật thúc đẩy phát triển KH- KT nước CHND Trung Hoa (1993
sửa lần cuối 2007), Luật doanh nghiệp liên doanh (ban hành 1979, sửa đổi 2001),
Luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (1986, sửa đổi 2000), Luật xúc tiến
chuyển hoá thành quả KH-KT (1996), Luật hợp đồng KH-KT của CHND Trung
Hoa (26/6/1987) sau đó đưa Luật này thành Chương V c
ủa Luật hợp đồng của
CHND Trung Hoa (1999), Quy định quản lý xuất nhập khẩu công nghệ (2002),
Quy định về đăng ký các hợp đồng xuất nhập khẩu công nghệ (2001), Luật ngoại
thương (2004) có một chương về CGCN; Luật sáng chế (1984, sửa đổi 2000).
Về tính chất, phạm vi và mức độ điều chỉnh của Luật thúc đẩy tiến bộ KH-
KT của CHND Trung Hoa. Đây là Luật khung, luật tậ

p chung quy định về các vấn
đề chủ yếu sau: công bố chính sách và đặt ra các nguyên tắc thiết lập chính sách
nghiên cứu và phát triển KH&CN; đề ra các biện pháp để thực hiện các mục tiêu ưu
tiên và các chính sách cơ bản về nghiên cứu và phát triển KH&CN; bảo hộ của Nhà
nước đối với hoạt động nghiên NCKH&PTCN, cũng như các thành quả của nó. đề
ra các biện pháp về tổ chức và hoạt động nhằm bảo đảm phát triển KH&CN. C
ăn
cứ luật khung này, Trung Quốc đã ban hành trên 20 văn bản quy định cụ thể khác
để hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này của Trung Quốc không điều chỉnh các quan hệ xã hội trong khoa học
xã hội và nhân văn, vì quan niệm rằng đó là công việc của Đảng cộng sản Trung
quốc, nên có văn bản riêng điều chỉnh.
Về sửa đổi, bổ sung Luật. Luật thúc đẩy tiế
n bộ KH-KT của CHND Trung
Hoa ban hành và có hiệu lực thi hành từ 01/10/1993 đến nay đã sửa đổi, bổ sung
tới 4 lần, lần cuối cùng là 29/12/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008.Việc
sửa đổi bổ sung Luật này của Trung quốc căn cứ vào những thay đổi về cải cáh mở
cửa và hội nhập quốc tế của Trung quốc, ví dụ trước khi gia nhập WTO sửa một lần
(năm 2000), sau khi gia nhập WTO sửa lầ
n nữa cho phù hợp với cam kết quốc tế.
Mỗi lần sửa đổi, bổ sung Luật, Trung Quốc chỉ sửa đổi, bổ sung từng điều khoản cụ
thể song vẫn công bố toàn văn văn bản Luật sửa đổi để thi hành.
Các đạo luật khác là luật ngành và luật đơn hành điều chỉnh những vấn đê cụ
thể trong từng lĩnh vực h
ẹp. Điều chỉnh pháp luật của Trung Quốc cũng có Luật và
các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đối với các đạo luật chung, đôi vơi luật
đơn hành thì quy định chi tiết để thực hiện được ngay không cần hướng dẫn.

17
2.2. Kinh nghiệm điều chỉnh Pháp luật về KH&CN của Hàn Quốc

Về điều chỉnh pháp luật KH&CN. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về
KH&CN của Hàn Quốc bao gồm các văn bản chính sau: Luật thúc đẩy phát triển
KH&CN Hàn quốc (ban hành 1968 đã sửa 12 lần), Luật khuyến khích công nghệ
kỹ thuật (1992); Luật khuyến khích phát triển công nghệ (1972, sửa đổi 2000); Luật
thúc đẩy đầu t
ư nước ngoài (1998, sửa đổi 2003); Luật ngoại thương (1986, sửa đổi
2003), Luật thúc đẩy CGCN Hàn Quốc (2000), Luật đào tạo cơ quan nghiên cứu
đặc biệt Hàn Quốc (31/12/1983 sửa đổi 1981). Các luật về sở hữu trí tuệ: Luật Sáng
chế (1961, sửa đổi 2002), Luật về thiết kế bố trí mạch tích hợp (1992, sửa đổi
2002), Luật chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo hộ bí mật thương mại
(1961, sửa đổi 2001), v.v…
Luật thúc đẩy phát triển KH&CN Hàn Quốc là luật khung tương đối cụ thể
điều chỉnh khá đầy đủ các quan hệ xã hội trong lĩnh vực KH&CN trong đó quy
định chung những vấn đề có tính nguyên tắc, điều chỉnh cụ thể những quan hệ xã
hội đã ổn định thuộc các nhóm quan hệ xã hội trong lĩnh vực KH&CN. Đây là Luật
chung tập trung quy định về các vấn
đề chủ yếu sau: công bố chính sách và đặt ra
các nguyên tắc thiết lập chính sách nghiên cứu và phát triển KH&CN; đề ra các
biện pháp để thực hiện các mục tiêu ưu tiên và các chính sách cơ bản về nghiên cứu
và phát triển KH&CN; bảo hộ của Nhà nước đối với hoạt động NCKH&PTCN,
cũng như các thành quả của nó. đề ra các biện pháp về tổ chức và hoạt động nhằm
bảo đảm phát triển KH&CN. Để thi hành Luật này còn có Sắc l
ệnh của tổng thống
và Nghị định thi hành Luật sẽ quy định chi tiết những gì luật quy định có tính
nguyên tắc.
Về sửa đổi, bổ sung Luật. Luật thúc đẩy phát triển KH&CN của Hàn quốc
ban hành năm 1968 (sớm nhất thế giới) đến nay đã sửa 14 lần, song mỗi lần sửa chỉ
sửa đổi, bổ sung từng điều khoản cụ thể của luậ
t cho phù hợp với thực tiễn của xã
hội lúc đó. Khi sửa cũng chỉ công bố những điều khoản cụ thể được sửa đổi nên

chúng ta rất khó theo dõi.
Các đạo luật khác là luật ngành và luật đơn hành nêu trên điều chỉnh những
vấn đê cụ thể trong từng lĩnh vực hẹp và thực hiện đước ngay.
Như vậy, có thể thấy điều chỉ
nh pháp luật của Hàn quốc cũng có Luật và các
văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đối với các đạo luật chung và luật đơn hành
thì quy định chi tiết để thực hiện được ngay.
2.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng pháp luật về KH&CN
Từ kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các nước trên thế giới, Việt Nam có
thể rút ra nhiều kinh nghiệm khả dĩ có thể áp dụng được.

18
Về điều chỉnh Pháp luật về KH&CN của Việt Nam cũng phải điều chỉnh đầy
đủ những cụm quan hệ xã hội quan trọng nhất trong lĩnh vực KH&CN thuộc các
nhóm chủ yếu sau: hoạt động NC-TK; dịch vụ KH&CN, CGCN, SHTT, tổ chức
KH&CN, các biện pháp chính sách phát triển KH&CN phục vụ phát triển KT-XH,
quản lý KH&CN Các nhóm đối tượng xã hội này sẽ được quy phạm hoá để hình
thành các chương, mụ
c trong các đạo luật khung, luật chung hay thành các đạo luật
đơn hành.
Có một đạo luật chung là Luật KH&CN là luật khung, Phạm vi điều chỉnh
của nó chủ yếu tập trung quy định về các vấn đề sau: công bố chính sách và đặt ra
các nguyên tắc thiết lập chính sách nghiên cứu và phát triển KH&CN; đề ra các
biện pháp để thực hiện các mục tiêu ưu tiên và các chính sách cơ bản về nghiên cứu
và phát triển KH&CN; bảo hộ của Nhà nước đối v
ới hoạt động nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ, cũng như các thành quả của nó; đề ra các biện pháp về
tổ chức và hoạt động nhằm bảo đảm phát triển KH&CN của đất nước.
Các đạo luật khác là luật ngành và luật đơn hành điều chỉnh những vấn đê cụ
thể trong từng lĩnh vực hẹp.

Điều chỉnh pháp luật của Việt Nam cũ
ng có cần có Luật chung và các văn bản
quy định chi tiết thi hành Luật đối với các đạo luật chung. Đối với luật đơn hành thì
quy định chi tiết để thực hiện được ngay.
Về sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000). Luật ban hành từ năm 2000, khi
đó chỉ có Luật này là luật duy nhất điều chỉnh mọi qua hệ trong mọi lĩnh vực
KH&CN ở Việt Nam. Đến nay trong lĩnh vực KH&CN đ
ã có thêm 5 luật chuyên
ngành để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc chuyên ngành tương ứng mà vẫn
chưa sửa Luật KH&CN là quá chậm trễ, song dù muộn vẫn hơn không sửa.
Việc sửa đổi bổ sung Luật KH&CN phải căn cứ vào những thay đổi về đổi
mới quản lý KT-XH , đổi mới quản lý KH&CN và hội nhập khu vực và quốc tế
của Việt Nam, phù hợp với các cam kết khi Việ
t Nam gia nhập WTO. Sửa đổi, bổ
sung Luật, cần sửa đổi, bổ sung từng điều khoản cụ thể và loại bỏ các quy định
không còn phù hợp và công bố toàn văn văn bản Luật (sửa đổi) để thi hành.
3. Luận cứ về sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) với yêu cầu đổi mới
quản lý KH&CN ở Việt Nam và vấn đề hội nhập khu vực và thế giới
Khi được ban hành, Luật KH&CN (2000) là đạo luật duy nhất điều chỉnh
chung các quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực KH&CN, thuộc mọi lĩnh vực hoạt
động. Như vậy đây là đạo luật chung bao quát rất rộng, vì vậy nó được xây dựng là
đạo luật chung điều chỉnh khung song tương đối chi tiết. Luật khung, bởi vì những
quan hệ xã hội nào có giá trị chung thì trong Luật quy định mang tính nguyên tắc
làm cơ sở pháp lý cho việ
c xây dựng các văn bản quy định chi tiết để hướng dẫn thi
hành, phù hợp với hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể trong những giai đoạn lịch
sử nhất định; cụ thể vì những quan hệ xã hội nào đã ổn định và giá trị của nó đã

19
được xã hội thừa nhận thì quy định cụ thể trong Luật để áp dụng được ngay.

Đến nay, trong lĩnh vực KH&CN đã có thêm các luật chuyên ngành như Luật
SHTT, CGCN, Tiêu chuẩn và phạm quy chuẩn kỹ thuật, Chất lượng sản phẩm và
hàng hóa , Luật năng lượng nguyên tử các Luật này đã điều chỉnh tương đối cụ
thể các quan hệ xã hội trong chuyên ngành mình, sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN
cần đặ
t trong bối cảnh này. Trước tiên cần phải xác định về mặt nguyên tắc - đây
vẫn là Luật chung điều chỉnh mọi quan hệ xã hội trong hoạt động KH&CN thuộc
mọi lĩnh vực KH&CN (đối tượng điều chỉnh) và áp dụng đối với mọi tổ chức, cá
nhân hoạt động hoặc tham hoạt động KH&CN (đối tượng áp dụng). Khi mô hình
hóa các quan hệ xã hội thuộc đối tượng
điều chỉnh để quy phạm hóa, cần đặt nó
trong không gian hai chiều: (1) chiều ngang - phải xem xét tất cả các quan hệ xã
hội trong hoạt động KH&CN mà giá trị của nó đã được thừa nhận cần được điều
chỉnh để không bỏ sót; (2) chiều dọc – xem xét quan hệ nào cần được điều chỉnh
khung (mang tính nguyên tắc) tại đạo luật chung (Luật KH&CN) và điều chỉnh cụ
thể tại các Lu
ật chuyên ngành và vấn đề nào cần được điều chỉnh chi tiết tại Luật
KH&CN, để có sự thống nhất, liên thông trong hệ thống pháp luật mà lại không bị
chồng chéo. Đây là vấn đề sẽ được xem xét cụ thể khi luận cứ những vấn đề cần
sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN tại các phần sau của báo cáo này.
Tuy đã được ban hành cách đây 8 năm, song Luật KH&CN vẫn còn rất giá trị
,
nhiều quy định cơ bản trong Luật phù hợp với hoạt động KH&CN của Việt Nam và
pháp luật về KH&CN của các nước trên thế giới. Luật đã tạo được khuôn khổ pháp
lý thuận lợi cho hoạt động KH&CN, cơ sở pháp lý tốt cho quản lý KH&CN và
không có rào cản pháp lý nào lớn khi Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế.
Vì vậy, không nên ban hành Luật KH&CN mới, mà chỉ sửa đổi, bổ sung Luật cho
phù h
ợp với yêu cầu đổi mới triệt để hiện nay ở Việt Nam. Đó là Việt Nam đã và
đang hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong nền kinh tế này, trách nhiệm của Nhà nước, cũng tức là vai trò của pháp luật
với tư cách là một công cụ hữu hiệu để quản lý, là phải quản lý chặt chẽ những gì
phải quản lý hoặc c
ần quản lý theo nguyên tắc nắm chặt một đầu (cái Nhà nước cần
phải quản lý) thả lỏng cả mảng để cho toàn xã hội làm và thị trường điều tiết.
Trong lĩnh vực KH&CN thì đây là các vấn đề về tổ chức KH&CN, hoạt động
NCKH&PTCN. Sửa đổi Luật phải theo những yêu cầu này.






20
Phần thứ hai

NGHIÊN CỨU SỦA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
I. LUẬN CỨ VỀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT
KH&CN
1. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT KH&CN
Về quy định chung
Như đã luận cứ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN ở phần thứ nhất (xem
II.3 trang 18). Trước tiên cần phải xác định về mặt nguyên tắc - đây vẫn là Luật
chung điều chỉnh mọi quan hệ xã hội trong hoạt động KH&CN thuộc mọi lĩnh vực
KH&CN và áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân hoạt động hoặc tham hoạt động
KH&CN tại Việt Nam. Vì vậy ở phần quy định chung, cần quy định rõ phạm vi
điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh để làm căn cứ cho việc xác định các quy phạm ở
phần quy định chi tiết theo nguyên tắc là khi quy phạm hóa các quan hệ xã hội
thuộc đối tượng điều chỉnh, cần đặt nó trong không gian hai chiều: phải xem xét tất
cả các quan hệ xã hội trong hoạt động KH&CN mà giá trị củ

a nó đã được thừa
nhận cần được điều chỉnh để không bỏ sót – chiều ngang; xem xét quan hệ nào cần
được điều chỉnh khung (mang tính nguyên tắc) tại đạo luật chung và điều chỉnh cụ
thể tại các Luật chuyên ngành như Luật CGCN, Luật SHTT, luật CNC và vấn đề
nào cần được điều chỉnh chi tiết tại Luật KH&CN. Đồng thời xem xét các quy định
liên quan đến các ngành luật khác nh
ư luật hành chính,, pháp luật về thuế, về tổ
chức nhà nước, thanh tra, khen thưởng, để loại bỏ những quy định chồng lấn trong
Luật, đặc biệt là các quy định chồng chéo để có sự thống nhất, liên thông trong hệ
thống pháp luật mà lại không bị chồng chéo (có chồng nhưng không chéo) – chiều
dọc. Đây là vấn đề sẽ được xem xét cụ thể khi luận cứ những vấn đề cầ
n sửa đổi,
bổ sung Luật KH&CN tại các phần sau của báo cáo này.
Về các khái niệm, thuật ngữ trong Luật KH&CN
Quy định về thuật ngữ trong Luật rất quan trọng, vì nó là tiền đề cho tất cả
những ai sử dụng Luật đều hiểu đúng vấn đề đã quy định trong Luật đã được quy
ước như những khái niệm trong Luật để thực hiện, và vì vậy, trước h
ết tuy các thuật
ngữ này là quy ước (được hiểu là ) trong Luật (không phải là từ điển, không có
tính quy phạm) song các thuật ngữ đó phải bảo đảm bao quát được các nội hàm của
nó và tương thích với thông lệ quốc tế đang sử dụng và nó cần được quy định ở
phần chung ở phần đầu của Luật; thứ hai là phải đầy đủ, tức là những thuật ngữ
mang tính quy ước
đó được sử dụng trong Luật cần được hiểu thống nhất, vì vậy
cần phải quy định rõ nội hàm của nó. Để sửa Luật KH&CN cũng cần xem lại các
khái niệm trong Luật KH&CN năm 2000. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chi tiết về
sửa đổi bổ sung các khái niệm trong Luật KH&CN (2000) đã được nghiên cứu kỹ
trong Đề tài “ Nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc sửa đổi, bổ sung Luật

21

KH&CN” của Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN- chủ nhiệm đề tài là ông
Hoàng Ngọc Doanh. Đề án kế thừa kết quả nghiên cứu này
1
.
(1) Nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm, Luật KH&CN đã
không đưa ra khái niêm chung về NCKH và triển khai thực nghiệm (viết tắt là
nghiên cứu và triển khai, ký hiệu NC-TK).
OECD định nghĩa: NC-TK là hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có
hệ thống để tăng cường vốn tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hoá, xã
hội, và sử dụng vốn tri thức này để tìm ra các ứng dụng m
ới. Theo UNESCO: NC-
TK có thể được xác định như là tập hợp các hoạt động có hệ thống và sáng tạo
nhằm phát triển kho tàng kiến thức, bao gồm các kiến thức liên quan đến con
người, tự nhiên và xã hội, và nhằm sử dụng các kiến thức đó để tạo ra những áp
dụng mới.
Như vậy, nhân tố quyết định để định nghĩa NC-TK là sự có mặt của yếu tố
sáng tạ
o và đổi mới. Đặc tính này là chung cho cả NCKH&TKTN. Cần sửa thuật
ngữ này trong Luật.
(2) Nghiên cứu khoa học; theo Luật KH&CN: NCKH là hoạt động phát hiện,
tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo
các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. NCKH gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên
cứu ứng dụng.
OECD không đưa khái niệm NCKH mà đưa khái niệm NC-TK gồm: Nghiên
cứu cơ
bản, Nghiên cứu ứng dụng và Triển khai thực nghiệm. Trong đó NCKH
được hiểu bao gồm: Nghiên cứu cơ bản và Nghiên cứu ứng dụng.
Theo UNESCO: Hoạt động NCKH có thể được xác định như là tập hợp toàn
bộ các hoạt động có hệ thống và sáng tạo nhằm phát triển kho tàng kiến thức khoa
học và nhằm áp dụng chúng vào thực tiễn.

Xét khái niệm NCKH của Luật KH&CN và của UNESCO đưa ra ta nhận thấy
đã có s
ự tương đồng về quan niệm. Tuy nhiên, UNESCO nhấn manh đến tính hệ
thống và tính sáng tạo được nhấn mạnh chung cho nghiên cứu và ứng dụng chứ
không chỉ nhấn vào khâu ứng dụng như cách thể hiện của Luật KH&CN, cần bổ
sung tính hệ thống và sáng tạo
vào khái niệm này.
(3) Nghiên cứu cơ bản, Luật KH&CN có đề cập cụm từ Nghiên cứu cơ bản
(NCCB), nhưng không đưa ra khái niệm hoặc định nghĩa.
Theo OECD: NCCB là hoạt động thực nghiệm hoặc lý thuyết được thực hiện
chủ yếu để nhận được tri thức mới về nền tảng nằm dưới hiện tượng hoặc sự việc
quan sát được mà không có ý định nhằm vào b
ất kỳ một ứng dụng hoặc sử dụng cụ
thể nào. Theo UNESCO, NCCB có thể xác định như là bất kỳ công tác thực
nghiệm hoặc lý thuyết nào tiến hành chủ yếu nhằm đạt được những kiến thức mới
về các căn cứ của các hiện tượng và những thực tế quan sát được mà không cần
nghiên cứu một ứng dụng hoặc một vận dụng đặ
c biệt hay đặc thù nào.

1
Hoàng Ngọc Doanh, Báo cáo tổng hợp đề tài “NC luận cứ cho việc sửa đổi, bổ sung luật KH&CN năm 2000

22
Luật KH&CN tuy không đưa ra nội hàm khái niệm nhưng trong phần phân bổ
kinh phí cho các hoạt động KH&CN cũng như hoạt động của Quỹ phát triển
KH&CN quốc gia (Điều 39) có đề cập đến khái niệm này. Vì vậy cần bổ sung khái
niệm về Nghiên cứu cơ bản trong Luật để làm cơ sở cho việc có tiếng nói chung
trong quản lý và phân bổ kinh phí.
Luật KH&CN cũng có đề cập khái niệm NCCB có định h
ướng trong điều về

đầu tư phát triển KH&CN nhưng không quy định rõ nội hàm của khái niệm. Cần
phải bổ sung khái niệm Nghiên cứu cơ bản có định hướng.
(4) Nghiên cứu ứng dụng, Luật KH&CN không đưa ra một khái niệm thống
nhất về Nghiên cứu ứng dụng (NCƯD), tuy nhiên trong Luật có thể nhắc đến như
một cụm từ như vậy ít nhất tạ
i Điều 2 của Luật KH&CN.
Theo OECD: NCƯD là hoạt động nghiên cứu ban đầu để nhận được các tri
thức mới, nhưng chủ yếu nhằm vào một mục đích hoặc một mục tiêu thực tế cụ thể.
UNESCO đã định nghĩa: NCƯD có thể được xác định như là mọi nghiên cứu đầu
tiên được tiến hành nhằm đạt được những kiến thức mới, nh
ưng chủ yếu nó có một
mục đích hoặc một mục tiêu thực tiễn đặc thù. Như vậy UNESCO và OECD khá
thống nhất về nội hàm của khái niệm NCƯD. Luật KH&CN tuy không đưa ra nội
hàm khái niệm nhưng trong thực tế đều có đề cập đến khái niệm này. Cần bổ sung
khái niệm Nghiên cứu ứng dụng để làm cơ sở cho việc có tiếng nói chung trong
quản lý và phân bổ kinh phí.
(5) Tri
ển khai thực nghiệm, theo Luật KH&CN: Phát triển công nghệ là hoạt
động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công
nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm. Cũng theo Luật
KH&CN; Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả NCKH để làm
thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới và Sản xuấ
t thử nghiệm là
hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ
nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời
sống.
OECD định nghĩa: Triển khai thực nghiệm là hoạt động mang tính hệ thống,
dựa vào tri thức nhận được từ nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễ
n nhằm tạo ra các
vật liệu, sản phẩm hoặc thiết bị mới; lập ra các quy trình, hệ thống và dịch vụ mới;

hoặc cải tiến đáng kể những thứ đã được sản xuất hoặc lắp đặt. Theo UNESCO:
Triển khai thực nghiệm có thể được xác định như bất kỳ một công việc có hệ thống
nào nhằm vận dụng các kiến thức hi
ện tại đạt được nhờ nghiên cứu và/hoặc kinh
nghiệm thực tiễn nhằm sản xuất ra vật liệu mới, sản phẩm và thiết bị mới; nhằm
đưa ra những phương pháp tiến hành mới, những hệ thống và dịch vụ mới; nhằm cơ
bản hoàn thiện những gì đã sản xuất hoặc đã đưa ra sử dụng.Trong khi OECD và
UNESCO khá thống nhất về khái ni
ệm Triển khai thực nghiệm và thể hiện ở tính
tổng quát và nhấn mạnh đến tính hệ thống thì các quy định về vấn đề này trong
Luật KH&CN khá rối rắm và không mang tính bao quát cần phải sửa lại khái niệm
này.

23
(6) Nhiệm vụ KH&CN, trong Luật KH&CN cụm từ nhiệm vụ KH&CN được
sử dụng thường xuyên, song lại không được định nghĩa, làm cho đến nay việc hiểu
khái niệm này rất khác nhau. Tại Khoản 6 Điều 19. quy định là “các nhiệm vụ
KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước được tổ chức dưới hình thức chương
trình, đề tài, dự án và các hình thức khác”. Nghị định 81 Điều 14 quy định Nhiệm
vụ
KH&CN là những vấn đề khoa học và công nghệ cần được giải quyết, được tổ
chức thực hiện dưới hình thức đề tài, dự án, chương trình KH&CN. Đề tài
KH&CN có nội dung chủ yếu nghiên cứu về một chủ đề KH&CN. Đề tài có thể
độc lập hoặc thuộc dự án, chương trình KH&CN. Dự án KH&CN có nội dung chủ
yếu tiến hành các hoạt động NCKH&PTCN, ứng dụng công nghệ; áp dụng, thử
nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý KT-XH. Dự án có thể độc lập
hoặc thuộc chương trình KH&CN. Chương trình KH&CN bao gồm một nhóm các
đề tài, dự án KH&CN, được tập hợp theo một mục đích xác định nhằm thực hiện
mục tiêu phát triển KH&CN cụ thể hoặc ứng dụng trong thực tiễn. Cần bổ sung
khái niệm này vào Luật.

(7) Sản xuất thử/sản xuất thử nghiệm, Luậ
t KH&CN không quy định về
khái niệm, nội hàm của sản xuất thử mà chỉ có quy định về sản xuất thử nghiệm:
Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản
xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi
đưa vào sản xuất và đời sống.
Theo OECD: Sả
n xuất thử là sau khi thử nghiệm thành công nguyên mẫu và
thực hiện mọi cải tiến cần thiết, giai đoạn khởi động sản xuất có thể bắt đầu. Giai
đoạn này liên quan đến sản xuất toàn bộ, có thể gồm cả việc cải tiến sản phẩm/quy
trình hoặc đào tạo lại cán bộ về kỹ thuật mới hoặc về sử dụng thiết b
ị mới. Nếu giai
đoạn khởi động sản xuất không gồm việc thiết kế và bố trí tiếp thì không được tính
vào R&D, vì mục đích chính của nó không còn là hoàn thiện tiếp sản phẩm mà là
bắt đầu quá trình sản xuất thực thụ. Các loạt sản xuất thử đầu tiên được đưa vào để
cho ra loạt sản phẩm đại trà không coi là các nguyên mẫu R&D, cho dù chúng có
được mô tả giống như vậy.
Theo UNESCO, việc sả
n xuất thử có thể bao hàm cả việc trang bị nhằm sản
xuất đạt công suất thiết kế. Vì mục đích trực tiếp của sản xuất thử không còn nhằm
đưa lại những cải tiến kỹ thuật cho sản phẩm hoặc cho quá trình sản xuất nữa, mà
nhiệm vụ của nó là làm sao cho quá trình sản xuất không có sự cố, cho nên phải
loại nó hoàn toàn ra khỏi NC-TK.
Theo quy định trên thì chưa làm rõ
đây là sản xuất thương mại hay sản xuất để
phục vụ cho hoàn thiện tiếp sản phẩm. Do vậy cần phải quy định lại cho phù hợp
với thông lệ quốc tế.
2. LUẬN CỨ VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT
KH&CN.
Đề án đã nghiên cứu luận cứ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật theo các nhóm

vấn đề cụ thể sau: (1) quản lý hoạt động KH&CN; (2) tổ chức NC-TK; (3) tổ chức

24
dịch vụ KH&CN; (4) tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN; (5) Hợp đồng
KH&CN; (6) chế độ tài chính cho động KH&CN; (7) cơ chế khuyến khích phát
triển KH&CN.
(1) QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KH&CN
Về quản lý hoạt động KH&CN cần xem xét tới quản lý nhà nước về KH&CN
và quản lý các hoạt động KH&CN (bao gồm cả quản lý hoạt động NC-TK và
dịch vụ KH&CN) cụ thể.
Về quản lý nhà nước về KH&CN
Luật KH&CN (2000) dành hẳn một chương – Quản lý nhà nước về KH&CN,
để quy định về phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về KH&CN, hệ thống
cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN từ trung ương đế
n cấp huyện. Các quy định
này thời gian qua đã tạo được khuân khổ pháp lý thận lợi cho hoạt động KH&CN,
cơ sở pháp lý tốt cho quản lý KH&CN và không có rào cản pháp lý nào lớn khi
Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế. Song nếu xem xét các quy định này
trong hệ thống pháp luật nói chung của Việt Nam, đặc biệt là pháp luật về hành
chính, thì có thể thấy các quy định trong chế định này có sự trùng lắp, chồng lấn
như vậy là không c
ần thiết. Hơn nữa ban hành Luật là để tạo hành lang pháp lý
rộng rãi cho hoạt động KH&CN và cơ sở pháp lý cho quản lý hoạt động KH&CN,
cho nên các quy định về quản lý sẽ nằm ở các quy phạm có liên quan trong Luật.
Cho nên Sửa Luật cần bỏ chương quản lý nhà nước về KH&CN, thay vào đó là
Chương trách nhiệm pháp lý của các cơ quan quản lý Nhà nước về KH&CN để quy
định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý KH&CN. Trong đó quy
định rõ, Chính phủ, Bộ KH&CN, Bộ ngành liên quan, các tỉnh phải phải thực hiện
các điều Luật cụ thể như thế nào. Còn các nội dung quản lý liên quan đến quản lý
nhừng vấn đề cụ thể sẽ quy định tại các quy phạm về quản lý có liên quan trong

Luật. Đồng thời loại bỏ những quy định không mang tính quy phạm, những quy
định đã được quy định trong các văn bản QPPL chuyên ngành, bổ sung những quy
đị
nh mới cho phù hợp với thực tiễn hiện nay trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với
khu vực và quốc tế.
Về cơ chế quản lý KH&CN
Luật (2000) quy định quản lý hoạt động KH&CN, bao gồm cả quản lý hoạt
động NC-TK và dịch vụ KH&CN. Bộ KH&CN vừa quản lý nhà nước về KH&CN
vừa quản lý, vừa tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm qu
ốc gia,
quản lý các chương trình “cấp” nhà nước. Các Bộ/Tỉnh, tổ chức KH&CN quản lý
hoạt động KH&CN trong lĩnh vực/địa bàn mình phụ trách. Đây mới chỉ quy định

25
khung về quản lý việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia, chưa
quy định cơ chế phối hợp thực hiện và trách nhiệm cụ thể cho chủ thể quản lý và
đối tượng quản lý, chưa quy định về vệc tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN
không sử dụng NSNN một cách rõ ràng để xã hội hóa hoạt động KH&CN. Sửa
Luật cần bổ sung quy định về tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN của tổ chức , cá
nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để Luật có tính bao quát, khả thi và hiệu quả.
Về quản lý việc tổ chức thực hiện nhiệm KH&CN
Cần phải xác định rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN và
trách nhiệm của cơ quan quản lý việctổ chức, th
ực hiện nhiệm vụ KH&CN của
nhà nước để từ đó sửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật KH&CN (2000).
Về Quản lý tổ chức khoa học và công nghệ
Luật (2000) chia tổ chức NC-TK làm 3 cấp thực chất chỉ là vấn đề thẩm
quyền quyết định thành lập để tránh hiện tượng thành lập tràn lan thời bao cấp, đến
nay sứ mệnh lịch sử này đã hoàn thành, nên cần phả
i sửa đổi, bổ sung (các Điều 9,

10 của Luật) theo hướng: tổ chức NC-TK được thành lập chủ yếu để NC-TK, ai
thành lập ra tổ chức NCTK thì đầu tư và quản lý hoạt động của tổ chức đó, tổ chức
NC-TK hoạt động trong lĩnh vực nào thì được hưởng chính sách ở lĩnh vực đó. Ví
dụ, nghiên cứu cơ bản hoặc nghiên cứu công ích theo quy định của Nhà nước v

chính sách trong lĩnh vực này, NC&PTCN sẽ do thị trường điều tiết chẳng hạn và
bỏ các điều về thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức KH&CN các cấp.
Về đánh giá KH&CN. việc đánh giá hoạt động KH&CN và đánh giá các tổ
chức NC-TK rất quan trọng, vì chỉ có dựa trên kết quả đánh giá đúng hoạt động
KH&CN và các tổ chức KH&CN mới có chính sách đầu tư
đúng cho hoạt động
KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước. Luật KH&CN (2000) không quy định
trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý KH&CN trong việc đánh giá hoạt
động KH&CN và đánh giá các tổ chức NC-TK, như vậy có thể coi đây là thiếu sót.
Vì vậy, sửa Luật cần bổ sung quy định đánh giá hoạt động KH&CN và đánh giá tổ
chức NC&PT, theo hướng quy định rõ mục tiêu đánh giá là để điều chỉnh chính
sách đầu t
ư; để công nhận tổ chức NC-TK đạt chuẩn quốc gia để xếp hạng (là
chứng chỉ chất lượng đối với khách hàng của viện) hoặc để các tổ chức tự hoàn
thiện mình. Trong Luật chỉ quy định những nguyên tắc chính của việc đánh giá, để
làm cơ sở cho cơ quan quản lý hướng dẫn việc đánh giá tuỳ theo mục tiêu đánh giá
và xây dựng các qui định liên quan đến quy trình, tiêu chí
đánh giá hoạt động
KH&CN; tổ chức KH&CN; đánh giá KH&CN.
(2) TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

×