Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

tiểu luận môn nguyên lý thống kê tình hình và biện pháp hạn chế tai nạn giao thông trên toàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 31 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM
KHOA : KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN





TIỂU LUẬN MÔN HỌC
NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH VÀ BIỆN PHÁP
KIỀM CHẾ TAI NẠN GIAO THÔNG
TRÊN TOÀN QUỐC
Giảng viên hướng dẫn:
Lớp: ST001_1_122_T15
Họ và tên: Trần Thanh Mai 030527110880
Cù Quang Hiếu 030527110464
Nguyễn Thế Huy
Nguyễn Hoàng Tùng

TP.Hồ Chí Minh


























































MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Kết quả nghiên cứu 1
4. Kết luận và đề xuất 2
PHẦN II: NỘI DUNG 2
1 . Tổng quan tình hình giao thông ở Việt Nam. 2
2. Đặc điểm chung tình hình giao thông . 2
3. Thực trạng tai nạn giao thông. 5

4. Các thiệt hại do tai nạn giao thông đường bộ gây ra. 9
5. Các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ. 11
5.1.Nguyên nhân khách quan. 11
5.2. Nguyên nhân chủ quan 12
5.3. Nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu. 17
5.4. Nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài. 17
6. Biện pháp kiềm chế tai nạngiao thông 18
7. Khảo sát thực tế ý thức chấp hành luật lệ giao thông của sinh viên đại học
Ngân Hàng. 23
7.1 Mức độ vi phạm các hành vi giao thông được thông kê qua sơ đồ sau: .
24
7.2 Nhận thức về tầm quan trọng khi chấp hành luật giao thông : 25
7.3 Phản ứng của sinh viên đối với tín hiệu giao thông 25
7.4 Đánh giá về ý thức chấp hành luật giao thông Error! Bookmark not
defined.
PHẦN III: KẾT LUẬN








1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tai nạn giao thông đường bộ là một trong những vấn đề lớn được xã
hội quan tâm. Nhà nước cũng đưa ra nhiều phương pháp và các khẩu hiệu nhằm cải

thiện tình hình an toàn giao thông hiện nay. Bởi đó là vấn đề mà hằng ngày hằng giờ
ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn và tính mạng của người tham gia giao thông. Chúng em
cũng là những người tham gia giao thông, nhận thấy tầm quan trọng của việc an toàn
giao thông đường bộ đối với người tham gia giao thông.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đưa ra nghiên cứu trong bối cảnh tai nạn giao thông đang được quan tâm
theo dõi của cả xã hội. Chúng em chọn đề tài này để tìm hiểu sơ lược về vấn đề tai nạn
giao thông đường bộ và các biện pháp giải quyết về vấn đề này. Hơn nữa khi chúng em
thực hiện đề tài này cũng bổ sung kiến thức và hiểu biết thêm về tầm quan trọng của
việc an toàn giao thông đường bộ và có thể biết thêm về: Thực trạng giao thông ở
thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Nguyên nhân của thực trạng đó do đâu? Các giải
pháp giải quyết như thế nào?
3. Kết quả nghiên cứu
Qua nghiên cứu chúng em thấy được thực trạng của tai nạn giao thông đường bộ
hiện nay tuy có giảm hơn trước nhưng số vụ tai nạn vẫn ở trong mức báo động. Ý thức
kém của người tham gia giao thông là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới các vụ tai
nạn. Trong đó ý thức của các thanh thiếu niên vẫn còn kém, thường xuyên sử dụng bia
rượu nên gây ảnh hưởng lớn quá trình tham gia giao thông, theo thông kê trong các vụ
tai nạn thì tai nạn chính vẫn là tai nạn do rượu bia gây ra chiếm tỉ lệ rất cao.

2


4. Kết luận và đề xuất
Tuy nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng tai nạn giao
thông và ý thức của người tham gia giao thông cũng được nâng cao nhưng tình trạng
tai nạn giao thông vẫn diễn ra hằng ngày với sự thiệt hại đáng kể về người và tài sản
khiến xã hội phải lo lắng. Vì thế chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa và có nhiều biện
pháp tuyên truyền thiết thực để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông đặc biệt
là thanh thiếu niên. Nhằm mục đích giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông, góp phần

phát triển kinh tế xã hội của đất nước, và đem lại hạnh phúc cho mọi người.
PHẦN II: NỘI DUNG
1 . Tổng quan tình hình giao thông ở Việt Nam.
Tai nạn giao thông đường bộ luôn là một vấn đề có sức ảnh hưởng rất lớn trực
tiếp tới đời sống của người dân, cũng như ảnh hưởng gián tiếp đối với lực lượng lao
động sản xuất của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Hàng năm, các biện pháp
nhằm đảm bảo an toàn giao thông luôn được đề ra và cải thiện bởi các cơ quan chức
năng để giải quyết vấn nạn này, nhưng hiện tại tai nạn giao thông vẫn là 1 vấn đề nhức
nhối. Những con số thống kê hằng năm đã phần nào thể hiện rõ hơn đạc điểm của vấn
nạn tai nạn giao thông .

2. Đặc điểm chung tình hình giao thông .
Phương tiện giao thông:
Tăng trưởng mạnh nhất chính là các loại phương tiện giao thông đường bộ, mỗi
năm lại xuất xưởng thêm hàng triệu xe gắn máy, ô tô đủ mọi chủng loại. Đi kèm sự gia
tăng quá nhanh đó là những bất cập, những hạn chế của các loại xe. Bên cạnh những
chiếc xe hiện đại, đảm bảo được những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an

3

toàn (nhưng được bán với giá cao) là những chiếc xe không đảm bảo (nhưng lại có giá
rẻ hơn rất nhiều) đó là những chiếc xe tự tạo, xe cũ tái chế
Theo Bộ Giao thông vận tải, tính đến hết tháng 7/2012 tổng số phương tiện cơ giới
đăng ký lưu hành là 37.191.126 chiếc (trong đó ôtô là 1.950.964 chiếc và môtô là
35.240.162 chiếc)


Nhìn chung xe gắn máy (là loại xe mô tô 2 bánh) vẫn là phương tiện di chuyển
chủ yếu của người dân. Với dân số là 88,87 triệu người (2012) thì tỷ lệ người dân/số xe
là 4 người dân/chiếc. Riêng tại hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

tổng số xe đăng ký chiếm khoảng 1/3 lượng xe lưu hành tại Việt Nam, đáp ứng đến
90% nhu cầu đi lại của người dân




4

Biểu đồ: Cơ cấu phương tiện giao thông cá nhân


5

Mạng lưới giao thông đường bộ có tổng chiều dài 280.905 km. Mật độ đường
còn thấp và chất lượng chưa cao, đường cấp xã chiếm đến 57,36%. Về chất lượng quốc
lộ, đường tốt chỉ có 42,58%, trung bình là 37,04%, xấu và rất xấu đến 20,38%. Còn
tính cả quốc lộ và tỉnh lộ thì mặt đường bêtông nhựa chiếm 32,17%, bêtông xi măng:
1,66%, đá nhựa: 44,38%, đá dăm cấp phối: 21,79%. Về đường cao tốc đã được Chính
phủ phê duyệt năm 2008 quy hoạch hệ thống 22 tuyến với tổng chiều dài 5.873 km,
đến nay đã có ba tuyến đưa vào sử dụng, tổng cộng gần 100 km, con số còn khá khiêm
tốn so với nhu cầu lưu thông hiện nay.

3. Thực trạng tai nạn giao thông.

Trong 11 tháng đầu năm 2012 cả nước đã xảy ra 28.938 vụ TNGT, làm chết
8.578 người, bị thương 30.495 người. So với cùng kỳ năm 2011, TNGT giảm 10.586
vụ (-26,78%), giảm 1.535 người chết (-15,18%) và giảm 11.770 người bị thương (-
27,85%). Điển hình như là thành phố Hồ Chí Minh:

Trong năm 2012, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 873 vụ tai nạn giao thông

đường bộ, làm chết 742 người và 350 người bị thương, giảm 98 số vụ (giảm 10,09%),
89 số người chết (giảm 10,71%) và 109 người bị thương (giảm 23,75%) so với năm
2011. Đặc biệt, trên các tuyến quốc lộ 1A, 13, 22, 50 và xa lộ Hà Nội, tai nạn giao
thông đã giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2011. Cụ thể như sau:


Số vụ
Số người chết
Số người bị thương
Quốc lộ 1A
45
47
19
Quốc lộ 13
6
3
5
Quốc lộ 22
6
4
6
Quốc lộ 50
6
7

Xa lộ Hà Nội
8
5
6



6

Ở Việt Nam, tai nạn giao thông (TNGT) hầu hết là tai nạn giao thông đường bộ
(TNGT ĐB). Năm 2011, TNGT ĐB chiếm 94,22% (có trên 30 ngàn vụ va chạm và
trên 10 ngàn vụ TNGT làm chết 10.979 và bị thương 10.049 người), đứng thứ hai là
đường sắt: 4,04%, kế đến là đường thủy (BĐ1). Tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra ở
loại hình đường bộ, chiếm tỷ lệ rất cao so với càc loại hình còn lại.



Tình hình giao thông từ năm 2001 , 2011:



Nhận xét: Từ năm 2001 đến năm 2011:
-Tổng số vụ tai nạn có xu hướng giảm 25.2%.Trong đó tai nạn đường bộ giảm mạnh
nhất giảm 50.3%.

7

-Số lượng người tử vong tăng nhưng không cao ,tăng 0.4%. Số lượng người bị thương
giảm mạnh 66.2%.


Nhận xét: TNGT ĐB tăng cao trong giai đoạn 2000-2002 và có xu hướng giảm
từ năm 2003 đến nay. Dù số vụ TNGT ĐB có giảm, nhưng số người chết gần như
không giảm, cho thấy mức độ TNGT ĐB với tính chất nghiêm trọng hơn .Giai đoạn
2004-2011 có sự dao động với biên độ nhỏ. Tuy nhiên vẫn chưa thấy xu hướng giảm.
Tỷ lệ người chết trên một vụ TNGT ĐB ở Việt Nam khá cao so với các nước trong khu

vực. Năm 2011 tỷ lệ này của Việt Nam là 0,83, trong khi của Thái Lan là 0,17


8


Xét theo khu vực, TNGT ĐB phần lớn xảy ra ở phía Nam, khoảng trên 40% số
vụ TNGT trên cả nước, nhiều nhất là ở Long An, Bình Định và Tây Ninh.



9

Theo phân tích TNGT của Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Đường sắt cho
thấy TNGT chủ yếu từ xe môtô, xe hai bánh, chiếm đến 69,38% và ôtô là 22,29%
(BĐ5), tỷ lệ này không thay đổi nhiều trong vòng 5 năm trở lại đây.
Số liệu thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia cho thấy, 10 năm qua có hơn
120.000 người chết vì TNGT, bình quân mỗi năm có 11.000 nghìn người chết. Cụ thể,
mỗi ngày có 30 gia đình mất người thân, 200 gia đình chịu những tổn thất về vật chất
và tinh thần do TNGT để lại .
TNGT cũng gây tổn thất về vật chất kinh tế. Bình quân mỗi năm, nước ta mất 2
tỷ USD (tương đương 40.000 tỷ đồng) để khắc phục hậu quả TNGT. Số tiền trên có thể
xây dựng được 10 bệnh viện đạt cấp tỉnh, 1.123 trường học, 6.400 căn nhà tình nghĩa
trên cả nước.
Báo cáo tại hội nghị, ông Đinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
Phó Trưởng ban thường trực Ủy ban ATGT quốc gia cho hay, trong năm 2012, toàn
quốc xảy ra 36.376 vụ, làm chết 9.838 người, bị thương 38.060 người, giảm 17% về số
vụ, 14% số người chết và 20% số người bị thương so với năm 2011.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, nửa tháng đầu năm 2013, cả nước vẫn xảy ra trên
450 vụ tai nạn giao thông, cướp đi sinh mạng của 380 người, làm bị thương 325 người.

Bình quân mỗi ngày vẫn xảy ra 30 vụ tai nạn, làm chết 25 người, bị thương 21 người.
Đặc biệt, trong các ngày mùng 3, 7, 8/1, mỗi ngày xảy ra từ 40 - 45 vụ tai nạn, làm chết
từ 30 - 40 người và bị thương từ 20 - 43 người.
4. Các thiệt hại do tai nạn giao thông đường bộ gây ra.
TNGT đang là hiểm họa của dân tộc, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền
vững của xã hội .Phó thủ tướng Nguyễn sinh Hùng tại hội nghị an toàn giao thông tổ
chức ngày 21-12-2006 đã nhận định " Tình hình tai nạn giao thông là rất nghiêm trọng,
năm sau tăng cao hơn năm trước, tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế…Nên nói
rằng đây là thảm hoạ quốc gia thì không phải quá lời”.Thật vậy TNGT nói chung trong
đó chủ yếu là TNGTĐB gây ra cho chúng ta nhiều thiệt hại trên nhiều lĩnh vực:

10

Nguồn nhân lực : Điều cần nói trước tiên là TNGTĐB đã làm cho hàng năm có
từ 9.000 đến 13.000 người chết, hàng trăm ngàn người khác bị thương. Điều đáng nói ở
đây là đại đa số họ là những người đang trong độ tuổi lao động, đang hàng ngày, hàng
giờ lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Kinh tế : Tai nạn giao thông gây ra những thiệt hại về kinh tế không kể xiết,
theo số liệu của ngân hàng phát triển Châu Á công bố hàng năm TNGT ở nước ta đã
gây ra thiệt hại kinh tế ước tính là 885 Triệu USD, số tổn thất do TNGT gây ra cao hơn
cả tổng giá trị tiền thuốc sử dụng cho cả 84 triệu dân Việt nam trong năm 2005 (817
triệu USD). Nếu so sánh với tổng số thu ngân sách cả nước thì con số 885 Triệu USD
này chiếm khoảng 5,5% tổng thu ngân sách cả nước/năm.TNGT còn gây ảnh hưởng
tiêu cực đến một hình ảnh Việt nam an toàn. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong
những năm qua ít nhiều bị ảnh hưởng do các nhà đầu tư lo ngại về sự phức tạp của tình
hình TTATGT và TNGT đặc biệt là TNGTĐB ở nước ta.
Xã hội: TNGTĐB đã gây ra bao cảnh đau thương cho những gia đình có người
thân bị TNGTĐB. Nhiều gia đình mất đi người trụ cột, thậm chí có những gia đình mất
đi cả bố, mẹ để lại cho những người thân, cho xã hội các con đang còn nhỏ, đang ở độ
tuổi đến trường. Mặt khác nhiều gia đình phải bán đi cả nhà cửa, ruộng vườn để lo

chạy chữa cho người thân bị TNGT nhưng không cứu nổi hoặc nếu có cứu được thì
những người đó lại bị mất chân, mất tay, nằm liệt… thực tế cho thấy rằng nhiều gia
đình do hoàn cảnh quá khó khăn đã rơi vào cảnh “màn trời, chiếu đất”, từ đó nảy sinh
ra nhiều tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, cờ bạc, trộm cướp Ngoài ra đằng sau
những con số người chết và bị thương do TNGT nói chung và TNGTĐB nói riêng gây
ra là bao công sức của đội ngũ thầy thuốc, của các tổ chức cứu trợ xã hội, của các cán
bộ công nhân viên cầu đường, của những chiến sĩ cảnh sát giao thông Hậu quả do
TNGTĐB gây ra thực sự để lại một gánh nặng cho gia đình và cho xã hội, tai nạn
thương tích nói chung và đặc biệt TNGT nói riêng là một trong những mối lo ngại bậc
nhất của nhiều Quốc gia hiện nay, trong đó có Việt Nam.

11

5. Các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ.
TNGTĐB gây ra những thiệt hại nặng nề về con người,về kinh tế, về mặt xã hội.
Thực tế cho thấy rằng có rất nhiều các nguyên nhân gây ra TNGTĐB như :
5.1. Nguyên nhân khách quan.
5.1.1. Thời tiết.
Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí
tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao.
Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC. Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với
lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ
nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ. Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm
của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa
nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các
tỉnh phía bắc (Từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu,
Đông.
Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình
thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. Hàng năm nước ta
chịu ảnh hưởng trung bình của hơn mười cơn bão.

Mặt khác do tác động của nhiều nguyên nhân nên thời tiết nước ta hiện nay có
những diến biến bất thường như mưa đá, rét đậm, rét hại, hiện tượng Elnino, hiện
tượng Nanija
Các đặc điểm thời tiết trên đã tác động, gây ảnh hưởng đến các yếu tố gây ra
TNGTĐB: Mưa, nắng thất thường làm cho các phương tiện giao thông như ô tô, xe
máy, các trang thiết bị phục vụ cho giao thông đường bộ như hệ thống biển báo, đèn tín
hiệu giao thông,… nhanh chóng bị hư hỏng. Hệ thống cầu, đường nhanh chóng bị
xuống cấp, các tiêu chuẩn kỹ thuật của cầu, đường bị giảm dần.Những hôm thời tiết rét

12

đậm, rét hại, nắng nóng, mây mù nhiều, gió lớn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính
chủ động, tầm quan sát của người tham gia giao thông.
5.1.2 Địa hình
Việt Nam có địa hình tương đối đa dạng, lắm núi, nhiều sông, có cao nguyên và
đồng bằng, bờ biển trải dài.Trong đó núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
Hệ thống núi kéo dài từ biên giới Tây- Bắc đến phần đông của Nam Bộ, dài tổng cộng
1.400 km.Các vùng miền núi có đường quanh co, dốc nhiều đây cũng là trở ngại lớn
khi điều khiển phương tiện giao thông trong khu vực này.
5.2. Nguyên nhân chủ quan
5.2.1. Việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông
(TTATGT) còn nhiều thiếu sót và khuyết điểm.
Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo TTATGT như Uỷ ban an
toàn giao thông quốc gia, bộ giao thông vận tải, bộ công an, chính quyền địa phương
các cấp trong thời gian qua chưa có sự phối hợp đồng bộ, chưa thể hiện rõ vai trò,
trách nhiệm, nhiệm vụ của mình trong công tác đảm bảo TTATGT.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo TTATGT đường bộ của các ngành, chính
quyền các cấp chưa thường xuyên, không cương quyết và thiếu kiên trì, nhiều ngành
nhiều cấp có hiện tượng đánh trống, bỏ dùi hoặc chỉ rộ lên vào tháng cao điểm thực
hiện an toàn giao thông (ATGT) sau đó mọi việc lại đâu vào đấy, nhiều nơi không tiếp

tục thực hiện mạnh mẽ các chỉ thị, nghị quyết về ATGT như các năm trước.Có nhiều
địa phương không nhận thức được trách nhiệm của mình mà cho rằng công tác đảm
bảo TTATGT đường bộ chủ yếu là do ngành công an và giao thông thực hiện.Bộ máy
ban an toàn giao thông các địa phương hoạt động còn kém hiệu quả.
Công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến những kiến thức pháp luật về
TTATGT trong thời gian qua đã đạt được một số thành công nhất định tuy nhiên chưa

13

sâu, thực chất mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền phổ biến pháp luật và chưa đến
được với mọi người dân đặc biệt người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vẫn mang
nặng tính hình thức, chưa đa dạng, chưa phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng,
chưa có các biện pháp đủ mạnh để nuôi dưỡng ý thức chấp hành luật giao thông của
người dân.Các phương tiện thông tin đại chúng chỉ có nhiệm vụ đưa tin đơn thuần, một
chiều về số tai nạn giao thông mà chưa chú trọng đến việc phân tích các nguyên nhân
dẫn đến TNGTĐB và phê phán những trường hợp để xảy ra tai nạn .
Các biện pháp tăng cường trật tự kỷ cương trong việc chấp hành các quy định về
đảm bảo TTATGT đường bộ chưa tốt.Lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra
chuyên ngành là những lực lượng nòng cốt trong công tác tuần tra, kiểm soát, thanh tra,
kiểm tra phát hiện xử lý các vi phạm về ATGTĐB năng lực còn hạn chế do thiếu về số
lượng, chất lượng và các trang thiết bị.Mặt khác còn nhiều trường hợp cảnh sát giao
thông còn có các hiện tượng tiêu cực, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, còn thờ
ơ, thiếu trách nhiệm trong việc hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành các
quy định về TTATGT, không có sự phân tích, giáo dục lỗi vi phạm giao thông để giúp
cho ý thức người tham gia giao thông được nâng lên.Ngoài ra việc đăng ký, đăng kiểm
các phương tiện giao thông còn nhiều hạn chế, chúng ta chưa có biện pháp quản lý,
kiểm tra chất lượng của các loại xe môtô, xe máy đang lưu thông trên đường.Công tác
phát triển các phương tiện giao thông công cộng còn chậm.
Các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn, thực hiện TTATGT không xuất
phát từ thực tế, hoặc chỉ xem xét một cách phiến diện không xem xét một cách toàn

diện để đưa ra các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.Trong phạm vi tiểu luận tôi
xin đơn cử một số ví dụ sau:
Bộ luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thực hiện vẫn còn nhiều
điểm chưa phù hợp với thực tế.Người đi bộ chiếm một tỷ lệ lớn trong số người lưu
thông trên đường phố, đặc biệt trong các thành phố và thị xã nhưng trong bộ luật giao
thông đường bộ các quy định cho người đi bộ không được nhiều, đặc biệt là các quy
định về ưu tiên cho người đi bộ, thực tế hiện nay các phương tiện giao thông cơ giới

14

không tôn trọng người đi bộ tại các chỗ họ được ưu tiên, người đi bộ trong mọi lúc,
mọi nơi thường phải nhường đường cho xe cơ giới, họ luôn phải né tránh, nhường
nhịn, ngó trước, ngó sau kể cả khi đã được đi trên phần đường được ưu tiên., chỉ khi
sang đường xong mới có thể thở phào nhẹ nhõm.Một số điều trong luật quy định các
hành vi bị cấm thiếu rất nhiều so với thực tế chỉ thống kế các hành vi mà không xuất
phát từ các trường hợp cụ thể, từ đó tổng kết, khái quát hoá thành những quy định
mang tính tổng hợp và mang những thuộc tính cơ bản của các hành vi bị cấm còn các
trường hợp cụ thể chỉ là ví dụ.
Trong các chế tài xử phạt của Nghị định số 152/2005/NĐ-CP ngày 15-12-2005
của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ chưa thực sự đủ sức răn đe đối với những lỗi vi phạm, đặc biệt những lỗi vi phạm
nặng.Xin đơn cử một ví dụ nếu người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
không đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường quy định phải đội mũ bảo hiểm thì bị phạt
tiền từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng, với quy định như vậy thì người ta sẵn sàng nộp
phạt và rồi sau lại vi phạm.
Quy định về tốc độ tối đa cho xe cơ giới khi chạy trên đường phải ở mức tránh
được TNGT là đúng nhưng chưa đủ, bởi vì TNGT khi đã xảy ra là do nhiều nguyên
nhân, thực tế khi quy định về tốc độ tối đa cho các phương tiện trong thời gian qua
nhưng tình hình TNGTĐB vẫn rất phức tạp, số người chết tăng cao, mặt khác vì để
đảm bảo thời gian chạy nên thực tế có nhiều lái xe phải chạy bù, chạy nhanh nên rất dễ

gây TNGT, vì vậy các cơ quan chức năng phải xem xét một cách toàn diện và tìm ra
nhiều nguyên nhân để từ đó mới có được cách kiềm chế TNGTĐB đảm bảo tốc độ xe
trên đường vừa phải đảm bảo an toàn vừa phải đảm bảo hiệu quả kinh tế -xã hội
Chúng ta còn nhớ Chính phủ cho phép nhập xe máy Trung quốc những năm
2000-2001, việc nhập khẩu xe máy Trung quốc nhằm mục đích giảm giá xe trong nước
và tạo điều kiện cho những người có thu nhập thấp có phương tiện phục vụ nhu cầu đi
lại,vận chuyển, nhưng khi thực hiện chủ trương này chúng ta đã không tính tới thực tế
nhiều loại xe máy Trung quốc kém chất lượng đã nhập tràn lan vào nước ta do đó khả

15

năng gây ra TNGTĐB là rất lớn, mặt khác chúng ta cũng không tính tới một thực tế là
tốc độ gia tăng quá cao của phương tiện giao thông trong khi đó cơ sở hạ tầng chưa đáp
ứng được, vì vậy sẽ dẫn đến tình trạng ùn tắc, gây TNGT là rất cao và để rồi khi xảy ra
tình trạng này mới tìm các biện pháp hoàn toàn mang tính chủ quan để hạn chế số
phương tiện tham gia giao thông như người Hà nội ở nội thành không được phép đăng
ký mua thêm xe máy, rồi dự thảo quy định người có số nhà chẵn thì chỉ được đi xe máy
trong các ngày chẵn, người có số nhà lẻ thì chỉ được đi xe máy trong các ngày lẻ Gần
đây chúng ta lại có chủ trương nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng, thử hỏi liệu chủ
trương này đã xuất phát từ thực tế chưa?Đã xem xét một cách toàn diện chưa?Đã tính
tới các khả năng làm ùn tắc và lại là nguyên nhân gây ra TNGTĐB chưa?
5.2.2.Ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông chưa
cao.
Theo số liệu thống kê thì có tới 78,1% số vụ TNGT là do ý thức của người tham
gia giao thông .Trong đó 40,2% do vi phạm tốc độ, 11,9% do đi không đúng phần
đường cho phép, 19,4% do tránh, vượt sai quy định, 7,7% do người điều khiển phương
tiện uống rượu, bia quá nồng độ quy định và 15,4% do thiếu chú ý quan sát.Các con số
thông kê này chứng tỏ rằng nhiều người tham gia giao thông đường bộ chưa tôn trọng
luật pháp, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về giao thông không cao, khi có lực
lượng kiểm tra, kiểm soát thì đại đa số người tham gia giao thông chấp hành nghiêm

túc các quy định về TTATGT, nhưng khi không có lực lượng cảnh sát giao thông thì
việc vi phạm lại diễn ra tương đối phổ biến, nhiều người điều khiển các phương tiện
giao thông như ô tô, xe máy không có giấy phép lái xe, không có bằng, lạng lách, đua
xe trái phép, không tuân thủ hiệu lệnh của cảnh sát giao thông,còn cố tình sửa chữa các
bộ phận đèn còi, bô xe để tạo ra tiếng gầm rú, lắp còi ô tô vào mô tô để tạo ra tiếng còi
to, hiện tượng đua xe,lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu còn phổ biến, hiện tượng vượt
đèn đỏ là chuyện bình thường.Ngoài ra thái độ bàng quang, vô trách nhiệm, tư tưởng
“Mackeno”(Mặc kệ nó) còn khá phổ biến của nhiều người khi tham gia giao thông.

16

Tình trạng chiếm dụng hành lang an toàn giao thông đường bộ, phơi rơm, rạ trên
đường quốc lộ còn diễn ra ở nhiều địa phương.
5.2.3.Sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện tham gia giao thông đường bộ
trong khi đó cơ sở hạ tầng phát triển chưa tương xứng.
Trong thời gian qua Nhà nước rất quan tâm đến công tác xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông, nhiều tuyến đường giao thông đường bộ đã được ưu tiên đầu tư, xây dựng,
nâng cấp, sửa chữa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đảm bảo an toàn trật tự giao
thông đường bộ.Tuy nhiên phương tiện giao thông đường bộ tăng nhanh so với tốc độ
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông,hạ tầng xây dựng thiếu khoa học,bố cục giao thông
của thành phố lại được tổ chức theo mạng lưới xuyên tâm với nhiều trục chính kết nối
bởi nhiều nhánh ngang và hướng vào trung tâm, mật độ giao thông trên các trục chính
này rất dày đặc,dễ gây quá tải vào các giờ cao điểm, hơn nữa hạ tầng giao thông lại
không an toàn bởi cắt xén nguyên liệu trong quá trình thi công trước kia,không đáp ứng
đủ đường đi lại mặc dù đã có cầu treo cà cầu trui.
Theo thống kê trong 11 tháng đầu năm 2006 đăng ký mới trên 2 triệu phương
tiện cơ giới đường bộ trong đó ô tô 74.351 xe, mô tô 2.319.741 xe, tổng số phương tiện
cơ giới đường bộ đã lên trên 19 triệu xe: 965.455 ô tô, 18.406.385 mô tô.So với năm
2005 tăng 8,3% ô tô, 14,1% mô tô.Tỷ lệ số lượng xe gắn máy của nước ta rất cao so
với các nước trong khu vực và trên thế giới.Có thể nói sự gia tăng quá nhanh của các

phương tiện cơ giới đường bộ trong khi đó cơ sở hạ tầng giao thông chưa được cải
thiện nhiều, thêm vào đó chúng ta chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát được sự
gia tăng này cho phù hợp với năng lực của kết cấu hạ tầng giao thông. Chính điều này
là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ùn tắc, mất ATGT và TNGTĐB tăng nhiều trong
thời gian qua.


17

5.3. Nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu.
Trong các nguyên nhân gây ra TNGTĐB đã trình bày ở trên, theo tôi các
nguyên nhân chủ yếu gây ra TNGTĐB là:
-Việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông còn nhiều
thiếu sót và khuyết điểm.
-Ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông chưa cao.
-Sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong khi đó
cơ sở hạ tầng phát triển chưa tương xứng.
Các nguyên nhân còn lại như thời tiết, khí hậu là các nguyên nhân thứ yếu.
5.4. Nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài.
Nguyên nhân bên trong gây ra tai nạn giao thông đường bộ chính là công tác
quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông còn buông lỏng mà trách nhiệm chính là
Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia, bộ giao thông vận tải, bộ công an như đã trình
bày ở trên.
Nguyên nhân bên ngoài là các nguyên nhân sau:
-Ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông chưa cao.
-Sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong khi đó
cơ sở hạ tầng phát triển chưa tương xứng.

18


6. Biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông.
Một là, cần xác định công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) là
một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, phải đặt dưới sự lãnh đạo
trực tiếp, toàn diện của các cấp uỷ đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị, sự tham gia tích cực của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về
TTATGT của các ngành chức năng và chính quyền cấp cơ sở. Trên cơ sở tổng kết Chỉ
thị 22 của Ban Bí thư Trung ương, đề nghị Bộ Chính trị ban hành chỉ thị mới về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo TTATGT.
Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về
TTATGT với nhiều hình thức và nội dung phù hợp với mọi đối tượng tham gia giao
thông để nhân dân hiểu, đồng thuận ủng hộ và tham gia tích cực thực hiện các giải
pháp mạnh, đồng tình ủng hộ các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ; thực hiện
nếp sống "văn hoá giao thông". Đi đôi với biểu dương, phổ biến kinh nghiệm tập thể,
cá nhân điển hình tốt trong công tác bảo đảm TTATGT cần phân tích, làm rõ trách
nhiệm của các cấp, các ngành, lên án các hành vi cố ý vi phạm, coi thường kỷ cương,
phép nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT.
Đưa “văn hoá giao thông” vào nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá ở nơi dân cư". Phải coi việc chấp hành pháp luật về TTATGT
là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tổ chức đảng và phân loại đảng viên; không xét
thi đua khen thưởng đối với cán bộ, đảng viên, công chức, hội viên vi phạm pháp luật
về TTATGT.
Tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy pháp luật về TTATGT trong trường học. Phải
coi việc chấp hành pháp luật về TTATGT là một tiêu chuẩn xét hạnh kiểm cuối năm
của học sinh, sinh viên.
Ba là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TTATGT. Trong đó,
tăng cường quản lý hoạt động vận tải, nhất là vận tải bằng ôtô và vận tải hành khách,
khách du lịch bằng phương tiện thuỷ. Hiện nay 80% vụ tai nạn giao thông đặc biệt

19


nghiêm trọng do xe chở khách tư nhân và doanh nghiệp nhỏ gây ra; do vậy nên nghiên
cứu thành lập tổng công ty vận tải hành khách Bắc - Nam của nhà nước, được trang bị
xe ôtô đảm bảo chất lượng, đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ có chuyên môn, có đạo
đức nghề nghiệp. Tổ chức nhân rộng các mô hình doanh nghiệp vận tải hành khách
lớn, có uy tín Thắt chặt điều kiện tiêu chuẩn theo hướng chỉ doanh nghiệp đạt chuẩn
mới được kinh doanh vận tải khách Bắc - Nam, vận chuyển khách đường dài; xe tư
nhân và doanh nghiệp nhỏ chỉ vận tải khách đường ngắn trong tỉnh và tỉnh liền kề.
Rà soát tất cả các trung tâm đào tạo lái xe, kiên quyết xử lý, kể cả thu hồi giấy phép các
trung tâm đào tạo không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, các trung tâm đào tạo có tỷ
lệ lái xe vi phạm cao. Bổ sung nội dung đào tạo đạo đức lái xe, thực hành nâng cao kỹ
năng tay lái; phải học tập trung về luật giao thông, đảm bảo chất lượng; học thật, thi
thật, chấm dứt tình trạng tình trạng bằng thật nhưng chất lượng "giả". Lực lượng cảnh
sát giao thông phải có trách nhiệm phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Giao thông
Vận tải trong việc đào tạo, kiểm tra, sát hạch lái xe.
Nâng cao chất lượng công tác kiểm định tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật phương
tiện; kiên quyết không cho phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn tham gia giao thông.
Xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong công tác kiểm định. Từng bước nâng cao
chất lượng, đảm bảo 100% phương tiện thuỷ phải được kiểm định và xoá bỏ tình trạng
"5 không" trên lĩnh vực giao thông đường thuỷ.
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện nghiêm túc việc lập lại hành lang ATGT
đường bộ. Quản lý hành lang ATGT đường bộ và hè đường phố; không được cấp đất,
cho phép kinh doanh, buôn bán, nơi để xe vi phạm hành lang ATGT và chiếm dụng trái
phép hè phố; trường hợp vi phạm phải xử lý nghiêm. Cương quyết không để phát sinh
thêm đường ngang trái phép qua đường sắt; có lộ trình xoá bỏ các đường ngang trái
phép; tăng cường bố trí người làm nhiệm vụ cảnh giới nơi đường ngang qua đường sắt
có nguy cơ cao tai nạn giao thông.

20

Thông qua các hoạt động nghiệp vụ, lực lượng CSGT và các đơn vị bảo trì

đường bộ có trách nhiệm phát hiện các yếu tố mất an toàn giao thông, nhất là "điểm
đen" tai nạn giao thông để có kiến nghị và giải pháp giải quyết kịp thời.
Cần điều tra, xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm công trình giao thông, cản trở
giao thông, đề nghị truy tốt những người có hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm trong
việc khắc phục các “điểm đen” giao thông là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ
TNGT đặc biệt nghiêm trọng đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện chiến lược phát triển giao thông vận tải, chiến lược
bảo đảm TTATGT và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Đẩy mạnh tiến
độ, chất lượng các công trình hạ tầng giao thông đã được đầu tư, xây dựng, nhất là các
tuyến giao thông huyết mạch, đường vành đai, các trục giao thông hướng tâm. Đẩy
nhanh thực hiện các dự án vận chuyển hành khách công cộng. Nghiên cứu biện pháp
hạn chế phát triển phương tiện giao thông cá nhân, lưu thông trên các tuyến đường
trọng điểm trong giờ cao điểm ở các đô thị lớn; có cơ chế chính sách đặc thù khuyến
khích, huy động các nguồn lực xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển hạ
tầng giao thông, xây dựng hệ thống giám sát phát hiện vi phạm về TTATGT. Thực
hiện xã hội hoá công tác bảo đảm TTATGT.
Năm là, tiếp tục nghiên cứu đề xuất bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về
TTATGT. Nâng cao mức phạt, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung (tịch thu xe, tạm
giữ phương tiện), đảm bảo đủ mức cưỡng chế, răn đe; yêu cầu chủ xe ô tô mở và duy
trì tài khoản tại Ngân hàng với giá trị tài khoản là 20 triệu đồng, coi đây là điều kiện
bắt buộc để ô tô tham gia giao thông; rút gọn các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
về TTATGT, bãi bỏ nộp tiền vi phạm hành chính về TTATGT tại kho bạc, thay thế
bằng hình thức xử phạt thông qua tài khoản, phạt trực tiếp bằng tem xử phạt vi phạm
về TTATGT; nâng thẩm quyền xử phạt cho cán bộ chiến sỹ Cảnh sát giao thông; xử
phạt bằng hình ảnh ghi nhận vi phạm TTATG; thay đổi việc thông báo vi phạm
TTATGT về cơ quan, nơi cư trú bằng hình thức đăng tải trên báo, đài. Nghiêm cấm

21

lãnh đạo các cấp, cán bộ công chức can thiệp việc xử phạt vi phạm hành chính về

TTATGT.
Sáu là, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT. Trước
mắt mở cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong dịp Tết dương lịch, lễ Noel,
Tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012 trong toàn quốc, bắt đầu từ 1/12/2011 đến 28/2/2012,
nhất là đối với phương tiện vận chuyển hành khách; tập trung xử lý nghiêm khắc các
hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn giao thông như vi phạm tốc độ, tránh vượt
không đúng quy định, đi không đúng phần đường (thường gọi là hành vi phóng nhanh,
vượt ẩu) và các hành vi khác như không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, sử dụng
rượu bia quá quy định khi điều khiển phương tiện, đi môtô, xe máy không đội mũ bảo
hiểm
Cơ quan Cảnh sát điều tra phối hợp với Viện kiểm sát, Toà án nhân dân kiên
quyết truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội về TTATGT, xử
án công khai, lưu động nơi hay xảy ra tai nạn giao thông để tạo răn đe vi phạm.
Bảy là, thường xuyên coi trọng việc xây dựng lực lượng CSGT trong sạch, vững
mạnh. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, phòng ngừa, phát hiện xử lý nghiêm những sai
phạm, tiêu cực của Cảnh sát giao thông.
Việc một số Cảnh sát giao thông lợi dụng tiêu cực, nhận tiền của lái xe trong khi làm
nhiệm vụ đã làm giảm uy tín của lực lượng Công an nhân dân và hiệu lực thực thi pháp
luật.
Bộ Công an đặc biệt quan tâm, có nhiều chủ trương, giải pháp phòng ngừa, đã
phê duyệt đề án về “Tổ chức phòng ngừa sai phạm trong hoạt động tuần tra, kiểm soát
giao thông”; quy định "3 xây, 3 chống" trong lực lượng CSGT; quy định xử lý nghiêm
cán bộ, chiến sỹ có sai phạm và xử lý trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy và gần đây
đã ban hành Chỉ thị 12 ngày 28/9/2011 đề nghị Công an các đơn vị, địa phương tổ chức
thực hiện nghiêm túc.
Cần kết hợp triển khai chương trình hành động thực hiện cuộc vận động “Công
an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hoá vì nhân dân phục

22


vụ”; lấy đơn vị CSGT là đơn vị kiểu mẫu về "chấp hành nghiêm điều lệnh CAND, mỗi
ngày làm một việc tốt, vì nhân dân phục vụ". Tổ chức các lớp tập huấn các chuyên đề
nghiệp vụ CSGT đường bộ, đường sắt, trong đó có chấn chỉnh chấp hành quy trình,
thực hiện các biện pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực cho lãnh đạo phòng và chỉ huy
các đội thuộc Phòng CSGT Công an các tỉnh, thành phố.Công an TP. Hà Nội xây dựng
quy tắc ứng xử và văn hóa giao tiếp của lực lượng Cảnh sát giao thông TP. Hà Nội
(những việc được làm, không được làm khi thi hành công vụ).
Triển khai tổ chức kiểm tra, trong đó có kiểm tra đặc biệt để phát hiện sai phạm,
tiêu cực; tạo điều kiện cho nhân dân tham gia xây dựng, giám sát, phát hiện sai phạm,
xây dựng lực lượng CSGT; tiếp nhận và xử lý thông tin phản ảnh tiêu cực, tham nhũng
của CSGT qua đường dây nóng
Yêu cầu Giám đốc Công an các địa phương nơi báo chí và nhân dân phản ánh
có tiêu cực phải xác minh và xử lý nghiêm cán bộ, chiến sỹ có sai phạm; xử lý trách
nhiệm thủ trưởng đơn vị có cán bộ, chiến sỹ sai phạm; điều chuyển khỏi lực lượng
CSGT những cán bộ, chiến sỹ có biểu hiện sai phạm, tiêu cực và trưởng phòng CSGT
do quản lý yếu kém để cán bộ, chiến sỹ vi phạm nghiêm trọng. Tổ chức sinh hoạt chính
trị, học tập nâng cao trách nhiệm chính trị vì màu cờ sắc áo, tu dưỡng phẩm chất đạo
đức để tự giác chấp hành kỷ cương, pháp luật, quy trình, chế độ công tác, điều lệnh nội
vụ CAND. Rà soát đội ngũ cán bộ, chiến sỹ. Điều chuyển ngay khỏi lực lượng CSGT
những cán bộ chiến sỹ không đảm bảo tiêu chuẩn (chưa được đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ CSGT, vi phạm phẩm chất đạo đức ), kịp thời bồi dưỡng lại nghiệp vụ cho
cán bộ, chiến sỹ.
Ban hành quy định xử lý nghiêm cán bộ, chiến sỹ có sai phạm, tiêu cực hoặc
thiếu trách nhiệm, xử lý vi phạm TTATGT đạt kết quả thấp, như: tước danh hiệu Công
an nhân dân, hoặc kỷ luật, chuyển khỏi lực lượng CSGT
Tám là, triển khai thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách trước mắt để giải quyết ùn
tắc giao thông như, tiếp tục tổ chức lại giao thông: Các cặp tuyến phố đi một chiều,
phân làn xe ô tô, mô tô, xe máy riêng (đối với các tuyến đủ điều kiện).

×