Tải bản đầy đủ (.pdf) (362 trang)

Quan điểm và định hướng về chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trogn chiến lược kinh tế xã hội giai đoạn 2011 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 362 trang )




























BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KX.02/06-10
“QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI TRONG


TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM”










BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI

“QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI TRONG
CHIẾN LƯỢC KINH TẾ - XÃ HỘI
GIAI ĐOẠN 2011-2020
MÃ SỐ: KX.02.15/06-10





Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Duy Đồng
Cơ quan chủ trì : Trường Đại học Lao động-Xã hội










8211


Hà Nội 2010



2
CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KX.02/06-10
“QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI TRONG TIẾN TRÌNH
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM”


ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC
“QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI TRONG CHIẾN
LƯỢC KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2020.
Mã số: KX.02.15/06-10 (15)

Thành viên tham gia đề tài: KX.02.15/06-10 (15)

1 TS. Lê Duy Đồng Nguyên Thứ trưởng- UV
HĐLLTW
Chủ nhiệm ĐT
2 ThS. Nguyễn Thị Thu

Hương
Viện Khoa học Lao động-Xã hội Thành viên-
Thư ký
3 TS. Bùi Sỹ Lợi P. Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn
đề xã hội - Quốc hội
Thành viên
4 PGS. TS Trần Hậu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành viên
5 TS. Trần Hữu Hân Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Viện
QLKTTW
Thành viên
6 TS. Nguyễn Tất Viễn Bộ Tư pháp Thành viên
7 PGS.TS. Nguyễn Tiệp Trường ĐH LĐ-XH Thành viên
8 GS. TS Nguyễn Thành Độ Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Thành viên
9 TS. Trần Thị Tuyết Bộ LĐTBXH Thành viên

3
10 TS. Phạm Đỗ Nhật Tân Bộ LĐTBXH Thành viên
11 TS. Bùi Ngọc Thanh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
12 Th.SVũ Văn Thoại Đại học Lao động-Xã hội
























4

Danh mục các từ viết tắt

Kí hiệu
ASXH An sinh xã hội
BH Bảo hiểm
BHHT Bảo hiểm hưu trí
BHTNg Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BTXH Bảo trợ xã hội
BHXHBB Bảo hiểm xã hội bắt buộc
BHXHTN Bảo hiểm xã hội tự nguyện
BHYT Bảo hiểm y tế
BHYTTN Bảo hiểm y tế tự nguyện
CHLB Cộng hoà liên Bang
CPF Quỹ dự phòng
CSSK Chăm sóc sức khoẻ

CNH,HĐN Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CSXH Chính sách xã hội
CTXH Cứu trợ xã hội
DVXH Dịch vụ xã hội
DS-KHHGĐ Dân số - kế hoạch hoá gia đình

5
FAO Tổ chức lương thực thế giới
GDP Tổng sản phẩm nội địa
HDI Chỉ số phát triển con người
IDA Hiệp hội phát triển quốc tế
ILO Tổ chức lao động thế giới
KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
KHKT Khoa học kỹ thuật
KTTT Kinh tế thị trường
LĐ Lao động
LĐTBXH Lao động Thương binh Xã hội
ODA Vốn phát triển chính thức
NCT Người cao tuổi
NCC Người có công
NSNN Ngân sách nhà nước
NĐCP Nghị định Chính Phủ
PL Pháp lệnh
KT-XH Kinh tế - xã hội
LHQ Liên Hiệp Quốc
XĐGN Xoá đói giảm nghèo
TCXH Trợ cấp xã hội
TCBHXH Trợ cấp bảo hiểm xã hội
TCNCC Trợ cấp người có công


6
TGXH Trợ giúp xã hội
TGXHTX Trợ giúp xã hội thường xuyên
TTLĐ Thị trường lao động
UBTVQH Uỷ ban thường vụ quốc hội
UNICEF Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên hợp quốc
UNFPA Quỹ dân số Liên hợp quốc
ƯĐXH Ưu đãi xã hội
WHO Tổ chức y tế thế giới
WB Ngân hàng thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa
PLXH Phúc lợi xã hội
XKLĐ Xuất khẩu lao động
XHH Xã hộ
i hoá
TNXH Tệ nạn xã hội


7
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn thành công của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta lãnh
đạo khẳng định chỉ có kiên định đường lối đổi mới, chủ động tích cực đổi
mới các chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội có nguyên
tắc, có lộ trình, và có bước đi thích hợp, phù hợp với các chính sách phát
triển kinh tế, tạo điều kiện cho tă
ng trưởng cao, bền vững mới, ổn định và
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giải quyết tốt các vấn
đề An sinh xã hội, phúc lợi xã hội, góp phần giữ vững, ổn định chính trị xã

hội của đất nước trong một thế giới đầy biến động và phức tạp hiện nay.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc đổi mới các chính sách phát triển xã hội
và quản lý phát triển xã hội v
ẫn còn mang tính thụ động, chưa gắn và đi
cùng với đổi mới các chính sách phát triển kinh tế. Chính sách xã hội chưa
thực sự là tiền đề, là động lực của thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chỉ chú trọng
tăng trưởng kinh tế coi là yếu tố quyết định sự thay đổi, phát triển của các
chính sách xã hội. Mặt khác, trong chừng mực nhất định, tư tưởng bao cấp, ỷ
lại và trông ch
ờ Nhà nước, đã làm chậm sự đổi mới các chính sách phát triển
xã hội, không phát huy cao độ tiềm năng của các lực lượng xã hội; làm hạn
chế sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống xã hội, cơ chế chính sách xã
hội chậm đổi mới, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt.
Xuất phát từ đó, Nghiên cứu “Quan điểm và định h
ướng về chính
sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong chiến lược kinh
tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020.” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và
thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
a) Trên phạm vi thế giới.
Mảng nghiên cứu về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội của các chuyên gia
học giả n
ước ngoài là rất quan trọng, cung cấp nhiều tư liệu, tìm hiểu hướng
tiếp cận, phương hướng và kỹ thuật nghiên cứu, đặc biệt là xác định các chỉ
số phát triển, các tiêu chí đánh giá, các giải pháp quản lý và dự báo về xu
huớng phát triển và khả năng giải quyết.
Dưới đây là khái lược về tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:

8

Thứ nhất, có nhiều nghiên cứu về các lĩnh vực phát triển xã hội trong
quan hệ với phát triển nói chung và sự tác động của kinh tế thị trường toàn
cầu hoá và hội nhập, như các công trình nghiên cứu của giới khoa học Nga
về tình trạng tách biệt xã hội và bần cùng hoá đối với một bộ phận của dân
cư trước “ liệu pháp sốc” chuyển sang kinh tế thị trường; các giới khoa học
Trung Quốc về các vấn đề xã hội ở nông thôn, vấn đề an sinh xã hội, vấn đề
phòng chống các rủi ro vv
Thứ hai, nghiên cứu về hỗ trợ phát triển và cứu trợ xã hội đối với các
đối tượng yếu thế, thua thiệt trong xã hội, như các công trình nghiên cứu về
người về hưu, về cựu chiến binh, phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số,
vv
Th
ứ ba, nghiên cứu chính sách tiền lương, chính sách giáo dục, y tế,
phát triển cộng đồng, dân số, tuổi thọ, gia đình và thế hệ như: các chính sách
tạo động lực phát triển qua bài học kinh nghiệm của Singapore dưới thời Lý
Quang Diệu làm Thủ tướng; khuynh hướng dân chủ và nhân đạo trong chính
sách xã hội những thập kỉ 70, 80 thế kỉ 20 của Thuỵ Điển; của Tô Mát May
E ở Liên Bang Đức.
Thứ tư, các nghiên cứ
u của nhiều nước còn chú ý tới các vấn đề con
người với môi sinh và môi trường, mở rộng sự quan tâm thực hiện chức
năng xã hội của Nhà nước( dịch vụ công) để phục vụ công dân.
Thứ năm, nghiên cứu dự báo và chủ động đề ra các giải pháp xử lý
các tình huống phức tạp trong phát triển xã hội, như: tệ nạn xã hội, đói
nghèo, bệnh tật, thiên tai, mất cân bằ
ng giới tính, như hội thảo về phát triển
khoa học hài hoà trong xây dựng chủ nghĩa xã hội của hai Đảng Cộng Sản
Trung Quốc và Đảng Cộng Sản Việt Nam; của các nước trong khối ASEAN,
EU và nhiều nước khác.
b) Trong nước

Thứ nhất, nghiên cứu những đặc điểm của bước quá độ lên CNXH bỏ
qua chế độ TBCN ở Việt Nam, như: Công trình nghiên cứu của GS.TS.
Hoàng Chí Bảo, GS.TS. Dươ
ng Phú Hiệp, GS.TS. Nguyễn Duy Quý.
Thứ hai, nghiên cứu sự chuyển đổi nền kinh tế và mô hình quản lý
kinh tế ở Việt Nam, từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, phát triển kinh tế thị trường, chuyển đổi cơ chế chính sách, như: Công
trình nghiên cứu “ Đổi mới vào phát triển” của Nguyễn Phú Trọng chủ

9
biên”; “ Quá trình hình thành và phát triển tư duy lý luận” của Tô Huy Rứa,
Hoàng Chí Bảo chủ biên; “ Quá trình hình thành và phát triển quan điểm của
Đảng ta về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Trần Hậu chủ biên;
vv…
Thứ ba, nghiên cứu về đổi mới chính sách kinh tế và chính sách xã
hội, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, kinh tế và xã hội trong phát triển.
Chủ thể hoạch định chính sách và quyền thụ hưởng, trách nhiệm và nghĩa
vụ, nh
ư; công trình nghiên cứu về “ Chính sách quản lý kinh tế” của Ban
kinh tế Trung Ương; “ chính sách xã hội và triết lý phát triển xã hội” của GS
Phạm Xuân Nam chủ biên.
Thứ tư, nghiên cứu về biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp, dân tộc, các
nhóm xã hội và phân tầng xã hội, các chính sách đầu tư phát triển và điều
tiết sự phân hoá trong nền kinh tế thị trường như: Các công trình nghiên cứu
của Hoàng Chí Bảo, Đức Uy, Nguyễn Thanh Tuấn,
Đỗ Nguyên Phương vv
Thứ năm, nghiên cứu về dân chủ hoá ở Việt Nam, đổi mới hệ thống
chính trị xây dựng Đảng và xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách hành
chính và hoàn thiện thể chế luật pháp, như: Công trình nghiên cứu KX.03 về
Đảng cầm quyền do GS. Đặng Xuân Kỳ làm chủ nhiệm; chương trình

KX.04 về Nhà nước pháp quyền do GS. Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm.
Thứ sáu, nghiên cứu về văn hoá, văn hoá
Đảng, văn hoá chính trị, văn
hoá xã hội, vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá Hồ
Chí Minh, về đạo đức xã hội, một bộ phận cốt lõi của văn hoá, như: Công
trình nghiên cứu của Hoàng Trinh, Phạm Xuân Nam, Hoàng Chí Bảo, Vũ
Khiêu, Đặng Xuân Kỳ, vv
Tuy nhiên, vẫn còn không ít vấn đề đòi hỏi phải tiếp tục được nghiên
cứu và xử lý trong thực tiễn cuộc sống, như các vấn đề
sau đây:
+ Quan niệm và nhận thức về phạm trù xã hội cần được làm sáng tỏ
theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp; bản chất xã hội trong mối quan hệ tự nhiên
- xã hội - con người trong phát triển xã hội và quản lí phát triển xã hội.
+ Cần xây dựng quan điểm và định hướng về phát triển xã hội: Nội
dung của sự phát triển này và sự liên kết kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội;
quan h
ệ giữa quốc gia và dân tộc với các nước trong khu vực và thế giới;
giữa truyền thống và hiện đại; giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và
công bằng xã hội.

10
+ Cần làm rõ phát triển bền vững đối với xã hội không những là chỉ
báo về hiệu quả và triển vọng mà còn đòi hỏi phải gia tăng tính chất và trình
độ nhân văn trong sự phát triển, hướng vào mục tiêu phát triển con người.
Quản lý phát triển xã hội hiện đại đòi hỏi và khẳng định vai trò, tầm quan
trọng của văn hoá quản lý, coi tư duy chiến lược trong năng lực của nhà lãnh
đạo quả
n lý hiện đại như một yếu tố khách quan.
+ Xác định rõ vai trò lãnh đạo và quản lý phát triển xã hội, Nhà nước
phải đề ra hệ thống quan điểm, định hướng về các chính sách phát triển xã

hội, trên cơ sở đó thể chế hoá, pháp luật hoá như là điều kiện tiên quyết tạo
động lực cho phát triển xã hội, bảo đảm hài hoà cho sự phát triển của mỗi cá
nhân cũng như của c
ộng đồng, nhất là trong cộng đồng đa dân tộc, đa tôn
giáo.
+ Vấn đề phát huy vai trò của nhân dân, của các tổ chức xã hội trong
xã hội dân sự tham gia vào phát triển xã hội, đánh giá chính sách phát triển
xã hội. Phương pháp đồng chủ thể, đồng tham gia đánh giá là phương pháp
có hiệu quả thực tế cao, phản ánh một xu thế của phát triển dân chủ và tự
quản.
+ VÊn đề phát triển xã hội và quản lý phát triển xã h
ội trong những
tình huống, điều kiện không bình thường về tự nhiên và xã hội là một vấn đề
chưa được coi trọng đúng mức và còn bộc lộ nhiều lúng túng, kẽ hở trong
quản lý cần được khắc phục.
+ Nghiên cứu các điều kiện đảm bảo cho các chương trình, dự án,
giải pháp phát triển xã hội nhằm biến khả năng phát triển thành sự phát triển
hiện thự
c, đặc biệt là đối với các vùng chậm phát triển, có nhiều khó khăn.
Những vấn đề trên chưa được làm rõ trong những công trình đã được
nghiên cứu. Vì vậy, để đáp ứng thực tiễn đất nước ta hiện nay, phát triển xã
hội trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
cần thiết phải nghiên cứu thực trạng về phát tri
ển xã hội và quản lý xã hội
qua hơn 20 năm đổi mới đất nước, trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm và
định hướng về các chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
10 năm tới. Việc nghiên cứu được tiến hành theo mục đích, nhiệm vụ sau:
3. Mục đích nghiên cøu
- Phân tích cơ sở lý luận về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội và sự vậ

n dụng trong quan điểm, nhận thức, chủ trương, đường lối chính

11
sách về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta qua các thời
kỳ.
- Phân tích thực trạng phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
trong quá trình đổi mới, đánh giá tình hình, khái quát những vấn đề lý luận
và thực tiễn, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội.
- Dự báo xu hướng phát triển xã hội ở nước ta trong giai đoạn 2011-
2020; Và đưa ra nhữ
ng đề xuất về các quan điểm, định hướng, về các chính
sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong chiến lược kinh tế -
xã hội giai đoạn 2011-2020; những đóng góp vào việc bổ sung hoàn thiện
cương lĩnh 1991.
4. Phương pháp tiếp cận và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Việc nghiên cứu các chính sách phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội được thực hiện bằng phương pháp tiếp cận hệ th
ống đa ngành và
liên ngành, tiếp cận vĩ mô (quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước), tiếp cận vi mô (từ nhu cầu của cộng đồng, các giai tầng xã hội,
các nhóm xã hội, các hoạt động thực tiễn của cộng đồng và công dân)
- Đề tài tập trung vào những chính sách xã hội liên quan đến lợi ích,
quyền, nghĩa vụ
, trách nhiệm của nhiều đối tượng nhất, cũng như những đối
tượng yếu thế cần được bảo trợ và giúp đỡ của Nhà nước và nhân dân. Đây
là những chính sách tác động trực tiếp đến kinh tế-chính trị-xã hội, đến sự
phát triển của đất nước.
- Thông qua khảo sát và tham vấn của các chuyên gia, các nhà khoa

học, các nhà quản lý, thu thập thông tin số liệu từ nhiều nguồn, đề tài sử

dụng phương pháp vừa định tính vừa định lượng để xác định các vấn đề
trọng tâm trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội.
Trên cơ sở đó, hệ thống các quan đểm, định hướng các chính sách
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Rút ra những bài học kinh
nghiệm và những khuyến nghị.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệ
u tham khảo, đề tài
gồm 3 phần:

12
Phần I: Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội - Cơ sở lý luận và
thực tiễn để xây dựng quan điểm và định hướng về chính sách phát triển xã
hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta.
Phần II: Tác động của các chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội đến đời sống xã hội trong quá trình đổi mới.
Phần III: Quan điểm và định hướng về chính sách phát tri
ển xã hội và quản
lý phát triển xã hội trong Chiến lược kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.
























13
PHẦN I
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM VÀ
ĐỊNH HƯỚNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN
LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

CHƯƠNG I
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

I. Quan niệm chung về phát triển xã hội
Xã hội theo nghĩa rộng là một cộng đồng người chung sống trên một
lãnh thổ có chủ quyền đã hình thành trong lịch sử bao gồm toàn bộ các lực
lượng được tổ chức lại theo hệ thống nhất định mà Mác gọi là “tự nhiên thứ
hai “ được con người tạo ra. Xã hội theo “nghĩa hẹp” là những phương diện

xã hội của đời sống, là ho
ạt động của một cộng đồng người nhất định, đó là
những mặt xã hội liên quan đến sự tồn tại và phát triển của con người, như:
việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi trường, gia đình, an sinh xã hội,
hòa nhập cộng đồng, tội phạm xã hội, và nhiều vấn đề khác.
Như vậy, xã hội phản ảnh những mối quan hệ có tính cộng đồng giữ
a
người và người trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, v.v Qua các hoạt động đó có thể phân
tích một cách khoa học sự phát triển xã hội và tính quy luật của nó.
Phát triển xã hội là khái niệm về sự phát triển của một cộng đồng
người nhất định và theo quy luật phát triển khách quan của xã hội. Phát triển
xã hội là phát triển những m
ặt xã hội, thể hiện qua các chính sách và giải
pháp thực hiện các chính sách xã hội. Quản lý phát triển xã hội, là những
hoạt động đảm bảo cho xã hội phát triển theo đúng quy định pháp luật. Sự
quản lý đó được thể hiện trên 2 mặt: Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng
pháp luật và các tổ chức xã hội thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thông
qua việc giám sát thực thi pháp luật của các cơ quan Nhà n
ước. Phát triển xã
hội và quản lý phát triển xã hội phải bảo đảm các nguyên tắc tiến bộ xã hội,
bình đẳng xã hội và công bằng xã hội.

14
- Tiến bộ xã hội, phải bảo đảm trên cả 3 mặt: kinh tế, chính trị, xã hội,
trong đó phải kể đến các chính sách xã hội, các chương trình, dự án tác động
tới toàn bộ cuộc sống của con người, các hoạt động dịch vụ xã hội đảm bảo
theo, mọi người đều được hưởng thụ, các điều kiện sống được nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần và kéo dài tu
ổi thọ.

- Bình đẳng xã hội, bảo đảm cho sự hài hòa trong đời sống trên các
mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội không phân biệt thành phần và địa vị
xã hội. Khi trong xã hội còn sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo,
còn đặc quyền đặc lợi thì sự bình đẳng trước pháp luật về quyền lợi và
nghĩa vụ là sự bảo đảm cần thiết cho bình đẳng xã hội.
- Công bằng xã hội là sự
tương xứng giữa người và người trong quyền
lợi và nghĩa vụ, bảo đảm vai trò của cá nhân, gắn với địa vị xã hội của họ,
Công bằng xã hội chỉ mang tính tương đối, nó phụ thuộc vào điều kiện chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Trong xã hội XHCN, công bằng xã
hội thể hiện ở nguyên tắc phân phối theo lao động, tiêu chuẩn chủ yếu quy
ết
định địa vị xã hội và quyền được hưởng thụ của con người.
Theo ý nghĩa phổ quát, sự phát triển xã hội là sự thay thế một trình độ
kinh tế xã hội này bằng một trình độ kinh tế xã hội khác và đấy là kết quả
của những thay đổi trong lĩnh vực kinh tế. Sự thay đổi đó cũng có thể là sự
thay đổi từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác có
trình
độ phát triển cao hơn như chuyển tiếp từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang
chế độ phong kiến, tư bản chủ nghĩa, rồi xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, khi
xác định sự phát triển xã hội không chỉ dựa vào các chính sách phát triển
trong lĩnh vực kinh tế mà phải đặt trong mối liên hệ những lĩnh vực khác
của đời sống con người, đó là các các lĩnh vực chính trị, vă
n hoá, xã hội
Trong lĩnh vực xã hội, bằng việc thông qua các chính sách phát triển
xã hội, các quyền và lợi ích căn bản của con người, nhân phẩm và phẩm giá
của con người, quyền bình đẳng nam nữ được bảo đảm có ý nghĩa quyết
định thúc đẩy sự tiến bộ xã hội cũng như cải thiện điều kiện sống của con
người ngày tốt đẹp hơn.
Ở nước ta, quá trình hình thành và hoàn thiện các chính sách phát

triển xã hội đã và đang làm cho sự phát triển xã hội trở thành định hướng
căn bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và đã được thể hiện:
1. Chính sách phát triển xã hội thể hiện tính ưu việt của CNXH, là cụ
thể hoá mô hình đi lên CNXH với định hướng xây dựng đất nước:” Dân

15
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn minh”. Những
khái niệm “ dân chủ”,”công bằng”, “tiến bộ”,” văn minh” nói lên được quan
niệm về một xã hội không còn áp bức, bất công, nhân dân làm chủ. Một xã
hội văn minh không chỉ về vật chất, kĩ thuật mà còn là một nền văn minh
nhân bản, toàn diện. Nước mạnh thể hiện sự thống nhất giữa CNXH và dân
tộc, tăng cườ
ng thế và lực của dân tộc, “Dân giàu”, “nước mạnh” là mối
quan hệ gắn bó mật thiết, là điều kiện và tiền để, cơ sở cho nhau. Sự giàu có
của cá nhân đóng góp vào sự phồn vinh của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi
cho các cá nhân khác vươn lên bằng chính công sức, trí tuệ của mình.
2. Chính sách phát triển xã hội là sự cụ thể hoá đường lối, chính sách
của Đảng và chiến lược phát triể
n kinh tế – xã hội trong cuộc sống. Do các
chính sách xã hội giải quyết những vấn đề trực tiếp đời sống con người như:
bảo đảm việc làm; bảo đảm an sinh xã hội khi thất nghiệp; đau ốm, bệnh tật,
tàn phế, già lão hoặc các rủi ro nằm ngoài khả năng tự giải quyết của mình;
bảo đảm được chăm sóc y tế và các dịch vụ cần thiết; bảo
đảm quyền học
tập miễn phí, chí ít là ở bậc tiểu học và cơ sở. Qua đó tạo ra sự công bằng xã
hội, tiến bộ xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
3. Thông qua thực hiện các chính sách phát triển xã hội, nó kiểm định
chất lượng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trước hết là trong các
lĩnh vực xã hội thể hiện trong việc gắn kết các chính sách xã hội với việc
hình thành cơ cấu xã hội mới; trong việc từng bước xác lập sự vững chắc

những nền tảng của một mô hình xã hội hiện đại phù hợp với bản sắc Việt
Nam, tạo thành chỗ dựa vững chắc trong quá trình phát triển đất nước theo
định hướng XHCN; trong việc giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích cơ bản
xã hội, phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộ
c, tăng cường sức mạnh
liên kết giữa các giai tầng xã hội để tạo ra những động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế – xã hội và chủ động hội nhập quốc tế.
4, Thông qua thực hiện các chính sách phát triển xã hội, giải quyết có
hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển thực hiện
tiến bộ xã hội, công bằ
ng xã hội, phát triển con người trong từng bước phát
triển. Các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi tầng lớp dân cư, mọi
thành phần kinh tế. Giải quyết những hậu quả do những tiêu cực của kinh tế
thị trường gây ra như nạn thất nghiệp ở thành thị, thiếu việc làm ở nông
thôn, các tệ nạn xã hội, tham nhũng, buôn lậu, phân hoá giàu nghèo vv…

16
5. Qua việc đề ra và thực hiện tốt các chính sách phát triển xã hội thể
hiện sự trưởng thành và hoàn thiện của hệ thống chính trị. Trước hết, đó là
nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước về
công tác tổ chức, quản lý bộ máy, về đội ngũ cán bộ, công chức để phát huy
chức năng của nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân trong quản lý các mặ
t của đời sống xã hội bằng pháp luật; phát huy vai
trò đại diện của Mặt Trận Tổ Quốc và các đoàn thể chính trị xã hội trên cơ
sở đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, làm cho dân chủ XHCN
ngày càng được mở rộng hơn, sự đồng thuận xã hội được tăng cường. Hai là
nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm của người dân, coi mình là chủ thể
của xã hội, tự
giác và có nghĩa vụ đóng góp vào việc thực hiện các chính

sách xã hội, không trông chờ, không ỉ lại vào Nhà nước, vào xã hội, cùng
với Nhà nước, cộng đồng chủ động giải quyết những vấn đề xã hội phức tạp
nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế thị trường.
Với sự hoàn thiện đó làm cho mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng,
với Nhà nước ngày càng được cải thiện và củng cố trên mọ
i lĩnh vực của đời
sống xã hội, lòng tin của nhân dân với Đảng ngày càng được tăng cường
Trong thời đại ngày nay, các quốc gia tuy có sự lựa chọn những con
đường phát triển khác nhau, nhưng xu hướng chung là phát triển xã hội theo
chiều hướng tiến bộ bao gồm phát triển xã hội dân sự, phát triển kinh tế thị
trường và xây dựng nhà nước pháp quyền.
II. Xã hội dân sự với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hộ
i
1. Xã hội dân sự và vai trò của nó đối với phát triển xã hội và quản
lý phát triển xã hội
1.1 Vài nét về xã hội dân sự
Xã hội dân sự đã hiện diện từ rất sớm, khi con người ý thức được sức
mạnh của một tập thể, và đã hợp tác với nhau thành cộng đồng xã hội.
Cùng với quá trình phát triển của xã hội loài người, xã hội dân sự
cũng phát triển nhanh chóng với các hình th
ức tổ chức phong phú.
Tuy nhiên, khái niệm xã hội dân sự mới chính thức xuất hiện ở thế kỷ
XVI, khi giới học thức ưu tú trong xã hội độc lập với bộ máy quân chủ
chuyên chế, nó được phát triển cùng với sự xuất hiện của quá trình đại công
nghiệp, mở rộng giao lưu thương mại và sự hình thành kinh tế hàng hoá đã
làm thay đổi quan hệ xã hội phong kiến.

17
Phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa năng suất lao động cao đã
tạo ra những khối tài sản lớn của cá nhân, và xuất hiện nhu cầu bảo vệ tài

sản của cá nhân và của giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản hình thành và ngày
càng lớn mạnh phá vỡ quyền lực của giai cấp phong kiến và các giáo hội ở
châu Âu nhằm bảo vệ các quyền lợi c
ủa mình.
Các học giả thời kỳ này (1767) đã cho rằng xã hội dân sự là định chế
“đối trọng” với bộ máy cầm quyền phong kiến, nó bao gồm mọi hoạt động
của mọi tổ chức vượt lên trên hoạt động của cá nhân hoặc gia đình và nằm
ngoài hệ thống chính quyền. Như vậy xã hội dân sự được xác định bởi “tính
tổ chức” của các hoạt động
đồng thời được tách ra khỏi ít nhất 3 thực thể xã
hội khác là chính quyền (Nhà nước), gia đình và cá nhân.
Gần đây, theo Liên minh thế giới vì sự tham gia của công dân thì xã
hội dân sự là diễn đàn giữa gia đình, Nhà nước và thị trường, nơi các lực
lượng xã hội dân sự phối hợp với nhau để thúc đẩy quyền lợi chung. Khái
niệm về xã hội dân sự đang dần dần hoàn chỉnh, khẳng định s
ự có mặt của
các nhóm xã hội không chính thống, hoạt động không chính thức bên cạnh
các tổ chức chính trị xã hội chính thống. Xã hội dân sự với tư cách là một
diễn đàn nghĩa là một môi trường xã hội phức hợp với những giá trị đa dạng
và các quyền lợi tương hỗ, bao gồm cả những lực lượng tích cực lẫn tiêu
cực. Vì vậy, có thể thấy Nhà nước, gia
đình, và thị trường còn tồn tại đan
xen và tương tác nhau giữa nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cũng giống như Nhà nước và các định chế xã hội khác, xã hội dân sự
được biểu hiện với các hình thức tổ chức khác nhau và được gọi chung là
các tổ chức xã hội dân sự.
Các Tổ chức xã hội dân sự là các tập hợp tình nguyện của công dân có
cùng nghề nghiệp hoặc cùng s
ở thích hay giới tính… hoạt động vì mục đích
bảo vệ quyền lợi của mỗi người. Do tính chất phong phú và đa dạng, nên tôn

chỉ hoạt động, phương thức hoạt động hình thức tổ chức và tên gọi của các
tổ chức xã hội dân sự cũng rất đa dạng.
Ở nước ta khái niệm xã hội dân sự mới được đề cập trong phạm vi
nghiên cứu khoa học, cho
đến nay chưa có một định nghĩa đầy đủ, chưa có
một tên gọi thống nhất; ngoài tên gọi là xã hội dân sự còn có tên gọi xã hội
công dân hoặc xã hội dân gian… Tuy còn ý kiến khác nhau nhưng đều
khẳng định xã hội dân sự là một thực thể tồn tại khách quan bên ngoài nhà
nước và có những đặc trưng cơ bản sau đây:

18
- Là hệ thống thể chế “phi nhà nước” bao gồm các quan hệ và tổ chức
không mang dấu hiệu quyền lực công.
- Là các tổ chức dân sự hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận
(tức là các tổ chức phi sản xuất kinh doanh) ;
- Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ,
công khai, minh bạch và đề cao sự đồng thuận, chia sẻ về lợi ích nhằm đạt
đế
n sự cân bằng, hài hoà các lợi ích.
- Đa dạng về cách thức và hình thức tổ chức, phong phú về nhu cầu và
lợi ích, mục tiêu, quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác theo chiều ngang
không mang tính hệ thống theo chiều dọc…
Với các đặc trưng nêu trên, xã hội dân sự không chỉ bao gồm các tổ
chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp mà còn bao gồm cả các
tổ chức, đoàn nhóm khác của cộng
đồng và người dân kể cả các đoàn nhóm
phi chính thức.
1.2. Vai trò của xã hội dân sự
Từ quan niệm trên cho thấy xã hội dân sự có một số vai trò chủ yếu sau:
a) Tham gia vào việc hoạch định và thực thi các chính sách

Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự thể hiện trước hết là sự tham gia
vào việc hoạch định và thực thi các chính sách phát triển kinh tế xã hội, qua
đó, các tổ chức xã hội dân sự khẳng định được v
ị trí của nó.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước được coi là chủ thể có vai trò
quan trọng, dẫn dắt và đảm bảo cho sự ổn định của phát triển kinh tế. Các
chức năng cơ bản của Nhà nước gồm:
- Xây dựng thể chế
- Cung cấp các hàng hoá công cộng, khắc phục thất bại của thị trường.
- Phối hợp các hoạt động tư nhân và thực hiện việ
c phân phối lại phúc
lợi xã hội…
Tuy nhiên Nhà nước có thể không làm tốt chức năng của mình trong
điều tiết kinh tế thị trường với những lý do sau đây:
- Trong các hoạt động “trợ cấp”, “điều tiết” hoặc cung ứng thường bị
lệ thuộc vào lợi ích cục bộ của Nhà nước hoặc của một công chức, một

19
nhóm công chức nhà nước. Do đó dẫn đến làm sai lệch khả năng phân bổ
nguồn lực xã hội, bóp méo thị trường và làm giảm hiệu quả kinh tế.
- Do xung đột lợi ích giữa mục tiêu phát triển chung với quyền lợi của
các nhóm xã hội, kể cả các nhà hoạch định chính sách, cho nên khi lựa chọn
các mục tiêu giữa ổn định kinh tế vĩ mô và hiệu quả kinh tế, cũng như các
mục tiêu xã hội, Nhà nướ
c cũng có thể phạm sai lầm.
Thị trường cũng là một chủ thể quan trọng của xã hội bao gồm nhiều
doanh nghiệp khác nhau Hoạt động của các doanh nghiệp tốt sẽ làm cho nền
kinh tế vận hành hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thị trường cũng có những hạn chế
điểm yếu hay thất bại, nếu không hướng dẫn tốt, thị trường có thể dẫn tới
c

ạnh tranh, độc quyền, huỷ hoại môi trường, làm phân hóa giàu nghèo giữa
các tầng lớp dân cư và mất công bằng xã hội. Để khắc phục những hạn chế
nêu trên của cơ chế thị trường cần có sự tác động của Nhà nước cũng như
của các tổ chức xã hội dân sự.
Xã hội dân sự là phạm trù thứ ba đứng giữa Nhà nước và thị trường,
có khả năng bù đắp nh
ững “khoảng thiếu hụt” của cả hai chủ thể nói trên. Xã
hội dân sự có thể hỗ trợ Nhà nước trong việc làm giảm thiểu hoặc khắc phục
các mặt hạn chế không chỉ của Nhà nước mà cả của thị trường.
Hoạch định khung khổ pháp luật, thể chế và chính sách là một trong
những chức năng quan trọng của Nhà nước. Các chính sách phát triển kinh
tế xã hội là sự tổng h
ợp các chính sách, biện pháp can thiệp của Nhà nước
vào quá trình phát triển xã hội. Đánh giá đầy đủ những đóng góp của các tổ
chức xã hội dân sự vào biện pháp chính sách là một vấn đề lớn và khó khăn.
Việc tham gia, đóng góp công sức hoặc ý kiến của các tổ chức xã hội
dân sự vào các chính sách chính là thực hiện chức năng theo dõi và giám sát,
phản biện chính sách của dân đối với các cơ quan công quyền, là một kênh
quan trọng để thự
c hiện dân chủ trực tiếp trong phát triển kinh tế xã hội, là
một hướng đi tốt để buộc chính quyền phải có trách nhiệm đối với việc
quyết định các chính sách và cung cấp dịch vụ công.
b) Làm cầu nối giữa Nhà nước với thị trường
Trong quan hệ giữa Nhà nước với thị trường, các tổ chức xã hội dân
sự còn được coi là có khả năng giữ vai trò trung gian, cầu nối và tạ
o điều
kiện để Nhà nước và thị trường gắn bó với nhau hiệu quả hơn. Chức năng
cầu nối của các tổ chức xã hội dân sự thể hiện ở việc làm trung gian giữa

20

nhà sản xuất và người tiêu dùng dịch vụ xã hội, không chỉ giúp làm giảm chi
phí giao dịch mà còn cải thiện được khả năng phục vụ, nâng cao chất lượng
của một số dịch vụ xã hội khác.
Do tính chất độc lập, tự chủ cao trước pháp luật, xã hội dân sự có thể
đóng vai trò điều hoà mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường ngay chính
trong quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển xã h
ội,
giúp thiết lập và điều hoà các mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích.
Thông qua các tổ chức xã hội dân sự, có thể giảm bớt bệnh chủ quan,
duy ý chí trong quá trình hoạch định và thực thi các chính sách, bảo vệ được
lợi ích cộng đồng.
c) Cung cấp một số dịch vụ công
Khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng,
Nhà nước khó có khả năng đáp ứng tốt và đầy đủ mọi dịch v
ụ công. Bằng
việc đáp ứng nhu cầu của các nhóm dân cư nhỏ, nhất là nhóm người yếu thế,
các tổ chức xã hội dân sự có thể hỗ trợ khắc phục sự hạn chế này của Nhà
nước, nhiều loại hình dịch vụ công sẽ có thể được cung cấp tốt hơn thay vì
chỉ dựa vào các cơ quan cung ứng dịch vụ công của Nhà nước (như các lĩnh
vực giáo d
ục hoặc y tế).
Trong điều kiện hiện nay, khi Nhà nước không thể đủ sức để dảm
đương tất cả các dịch vụ công, việc tạo lập các mối quan hệ đối tác với các
tổ chức xã hội dân sự kể cả với khu vực tư nhân là điều cấp bách. Đã đến lúc
các tổ chức xã hội dân sự không chỉ có vai trò to lớn trong việc xây dựng và
thực hiệ
n các chính sách theo phương thức “xã hội hoá”… do Nhà nước
khởi xướng, mà còn có vai trò to lớn hơn trong việc tham gia cung cấp các
dịch vụ y tế, nhất là các dịch vụ thuộc lĩnh vực y tế cộng đồng, y tế dự
phòng và y tế phục vụ người nghèo.

Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhiều loại hình dịch vụ giáo dục
– đào tạo như: đào tạo nghề nghiệp, bồi d
ưỡng tay nghề, thực hiện các
chương trình xúc tiến việc làm, chương trình tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp phát
triển kinh tế xã hội, được giao cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp thực
hiện đã mang lại hiệu quả hơn…
Việc tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong việc tham
gia cung cấp một số dịch vụ công cộng cần phải được phát huy
để có thể

21
nhanh chóng lấp đi nhiều khoảng trống về năng lực của Nhà nước và thị
trường.
Như vậy có thể thấy vai trò rất cần thiết của các tổ chức xã hội dân sự
đối với Nhà nước và thị trường. Hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự là
phương tiện để tạo dựng và phát triển xã hội, một nhân tố đồng thuận của sự

phát triển nền dân chủ, góp phần cải thiện hiệu quả và tạo sự ổn định của
Nhà nước.
Tuy nhiên, các tổ chức xã hội dân sự cũng có những hạn chế. Với tính
chất là những mối quan hệ và liên kết mềm, tự nguyện, tự quản, không thuần
nhất nên dễ xảy ra tình trạng các tổ chức này chỉ chăm lo đến lợi ích cục bộ
mà không quan tâm tới l
ợi ích toàn xã hội, tạo ra cái “lệ” riêng không phù
hợp với pháp luật, chính sách của Nhà nước. Do đó, để phát huy tiềm năng
của các tổ chức xã hội dân sự, Nhà nước cần giúp đỡ và hỗ trợ tích cực đối
với các tổ chức này.
2. Các vấn đề đặt ra đối với việc tăng cường vai trò xã hội dân sự ở
Việt Nam
2.1 Thực trạng xã hội dân sự ở Việt Nam

Các tổ
chức xã hội dân sự đã có từ rất sớm ở Việt Nam. Hoạt động
của các làng xã với hương ước và các lệ tục nghiêm ngặt là một dạng khác
phổ biến của hình thức xã hội dân sự của Việt Nam từ cổ xưa. Cho đến nay,
cùng với quá trình đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò của các tổ chức xã hội
dân sự đã có những thay đổi đáng k
ể theo hướng cởi mở và minh bạch hơn.
Nhờ đó, một xã hội dân sự rộng lớn hơn đã xuất hiện với sự nở rộ ngày càng
nhiều các tổ chức dưới các hình thức và nội dung hoạt động khác nhau.
Mặc dù vẫn chưa có luật riêng về các tổ chức xã hội dân sự, song trên
thực tế nhiều loại hình hoạt động của các tổ chức này đã đượ
c qui định tại
các luật và văn bản qui phạm pháp luật khác như Hiến pháp, Bộ Luật Dân
sự, Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Thanh niên, Bình đẳng giới…
Nghị định về dân chủ cơ sở được ban hành đảm bảo quyền cho người
dân tham gia vào các quyết định quan trọng liên quan đến đời sống của họ
tại các địa phương. Tương tự, một số qui chế về hoạ
t động của các tổ chức
nghề nghiệp đã được các cơ quan hữu quan của Nhà nước phê chuẩn như:
Nghị định 177/1999/CP của Chính phủ về qui chế cho các quĩ xã hội và từ
thiện, Luật khoa học và công nghệ năm 2000 đã cho phép các tổ chức phi

22
chính phủ (NGO) của Việt Nam được đăng ký là các tổ chức khoa học và
công nghệ trong khuôn khổ liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
(VUSTA).
Theo hướng đó, tại Nghị định số 88/2003/NĐ-CP của Chính phủ về
việc qui định tổ chức, hoạt động và quản lý các Hội. Lần đầu tiên, các tổ
chức xã hội nghề nghiệp đã được công nhận về mặt pháp lý và theo đó Bộ


Nội vụ bằng việc hướng dẫn thực hiện Nghị định này đã bước vào chuẩn bị
thử nghiệm cho việc dự thảo Luật về Hội.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu và quản lý xã hội căn cứ vào chức
năng và hoạt động chủ yếu đã phân chia các tổ chức xã hội dân sự ở nước ta
thành các nhóm: các tổ chức đoàn thể nhân dân (hay là các tổ chức chính trị

xã hội); Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc; các hiệp hội nghề địa
phương và các tổ chức phi chính thức đoàn nhóm (các tổ chức tự quản)…
- Các tổ chức đoàn thể quần chúng (tổ chức chính trị- xã hội).
Các tổ chức đoàn thể quần chúng là thành viên của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam bao gồm: Tổng liên đoàn lao động Việt nam, Đoàn Thanh niên
cộng s
ản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt
Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Các tổ chức này có hệ thống từ Trung
ương tới cơ sở, hoạt động theo Điều lệ của tổ chức mình và được Nhà nước
công nhận và bảo trợ về kinh phí hoạt động (trong đó có lương cho cán bộ,
nhân viên).
- Tổ chức xã hội- nghề nghiệp toàn quốc (các hội).
Là lo
ại hình tổ chức xã hội dân sự do Nhà nước đề xuất thành lập theo
qui định của Nhà nước. Các tổ chức này thường hoạt động theo phương thức
tự quản, không mang tính quyền lực nhà nước.
- Các hội nghề nghiệp địa phương (Các Hội ở địa phương).
Là các tổ chức xã hội- nghề nghiệp hoặc các tổ chức xã hội đăng ký
với chính quyền địa phương và chỉ ho
ạt động trong phạm vi một địa phương
nhất định. Với những tên gọi rất khác nhau, hầu hết các tổ chức này hoạt
động thuộc lĩnh vực phát triển với các hình thức đa dạng, phong phú.
Các hội nghề nghiệp địa phương có số lượng nhiều nhất so với các tổ
chức xã hội dân sự khác và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Khác

với các tổ chức xã hội nghề nghiệ
p ở Trung ương, các hội nghề nghiệp ở địa
phương thường được thành lập từ dưới lên với qui mô thường là nhỏ.

23
- Các tổ chức tự quản: là các tổ chức do dân thành lập.
Các tổ chức này hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản trong
khuôn khổ pháp luật, Nhà nước không trực tiếp quản lý. Đây là hình thức
được coi là thích hợp với người dân ở cộng đồng, nhất là trong việc giải
quyết những vi phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong dân (như là
các tổ tự quản, tổ hòa giải…). Các nhóm tín dụng nh
ỏ, phi chính thức cũng
được coi thuộc nhóm này.

- Các tổ chức phi chính phủ (NGO) :
Các tổ chức phi chính phủ là các tổ chức phát triển hoạt động theo
Nghị định số 35/HĐBT ngày 28-1-1992 của Hội đồng Bộ trưởng. Với tư
cách là Tổ chức phát triển, việc thành lập các tổ chức này không vì mục đích
lợi nhuận.
- Các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng:
Các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng phát triển ở cả
cấp Trung ương,
nhưng chủ yếu ở cấp địa phương (đạo Phật, Thiên chúa, Hòa Hảo, Cao Đài,
Tin Lành…)
Mặc dù đang còn trong giai đoạn phát triển, nhưng các tổ chức xã hội
dân sự ở nước ta đã từng bước khẳng định vai trò của mình trong quá trình
phát triển xã hội. Vai trò đó được thể hiện ngày càng rõ trong quá trình tham
gia của các tổ chức xã hội dân sự vào việc hoạch định và thực thi các chính
sách phát triể
n kinh tế xã hội, lập và thực hiện Luật ngân sách nhà nước

cũng như tham gia vào việc cung ứng các dịch vụ công. Thực hiện chủ
trương xã hội hóa, với việc triển khai các Nghị định có liên quan của Chính
phủ, các tổ chức xã hội dân sự đã tích cực, tham gia cung cấp một số dịch vụ
công cơ bản như y tế, giáo dục đào tạo, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh… Đặc
biệt trong lĩnh vực y tế, bên cạnh việc Nhà nước mở rộng hệ thống cung cấp
dịch vụ y tế, mở rộng khu vực y tế tư nhân, một số tổ chức Hiệp hội cùng
tham gia vào quá trình này như Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Bảo trợ
bệnh nhân nghèo… kể cả các tổ chức xã hội dân sự khác như Hội Phụ nữ,
Đoàn Thanh niên…
2.2 Các vấ
n đề đặt ra đối với tăng cường vai trò xã hội dân sự ở Việt Nam
Từ các kết quả hoạt động nêu trên, các tổ chức xã hội dân sự ở nước ta
đã chứng minh và khẳng định là một lực lượng xã hội to lớn với số lượng

24
hội viên đông đảo, hoạt động dưới các hình thức tổ chức rất đa dạng ở tất cả
các cấp từ thôn, bản, làng, xã đến tỉnh, thành và trên phạm vi cả nước. Tuy
nhiên so với tiềm lực sẵn có của nó, những kết quả này còn khá khiêm tốn,
ngay cả ở những nơi mà hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự được coi là
tích cực và có ảnh hưởng trực ti
ếp nhưng trên thực tế vẫn còn là các hoạt
động mang tính hình thức hoặc hành chính, chưa thật sự có hiệu quả.
Những khó khăn, hạn chế, trong hoạt động của các tổ chức xã hội dân
sự ở nước ta hiện nay là:
- Hạn chế về khung luật pháp: Mặc dù Hiến pháp đã đặt cơ sở pháp lý
đảm bảo cho sự ra đời và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, nh
ưng
cho đến nay vẫn chưa có một văn bản luật chính thức đối với các tổ chức
này. Dự thảo luật về Hội sau nhiều năm chuẩn bị vẫn chưa được thông qua.
Khung luật pháp hiện nay mới chỉ cho phép một bộ phận là các tổ

chức chính trị - xã hội được hưởng quyền tham gia đầy đủ nhất vào việc
hoạch định và thực thi chính sách. Các tổ chức khác k
ể cả các hội nghề
nghiệp ở cấp Trung ương có rất ít cơ hội để thực thi vai trò này. Thậm chí
chỉ cho phép các thành viên tổ chức xã hội dân sự tham gia vào việc thực thi
các chính sách đã được Nhà nước ban hành, mà không được quyền có tiếng
nói trong quá trình hoạch định các chính sách. Vì vậy đã tạo khe hở lớn cho
sự tùy tiện của các cấp chính quyền khi triển khai các chính sách.
Chính sự thiếu vắng một văn bản luật về
Hội đã gây khó khăn cho
công tác quản lý các tổ chức xã hội dân sự, một chức năng và cũng là một
điều kiện để các tổ chức xã hội dân sự phát huy vai trò của minh trong xã
hội, nhất là tham gia đánh giá, phản biện các chính sách. Tham gia đánh giá,
phản biện các chính sách của Nhà nước là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng,
thể hiện vai trò đích thực của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển xã
hội, như
ng hiện nay vai trò của các tổ chức xã hội dân sự còn rất hạn chế và
mờ nhạt. Điều này một phần do hạn chế về năng lực của các tổ chức xã hội
dân sự, nhưng quan trọng hơn là do thiếu vắng cơ sở pháp lý. Đó chính là
rào cản lớn nhất hạn chế sự tham gia trực tiếp của các tổ chức xã hội dân sự
trong việc giám sát và phản bi
ện chính sách, pháp luật.
- Khả năng độc lập của nhiều tổ chức xã hội dân sự chưa cao.
Mặc dù các tổ chức xã hội dân sự hoạt động theo nguyên tắc tự
nguyện, tự quản, nhưng trên thực tế do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và
khách quan mà khả năng độc lập của nhiều tổ chức xã hội dân sự chưa cao,

25
còn phụ thuộc quá nhiều vào chính quyền, chỉ có một số tổ chức chính trị-
xã hội được thành lập sớm và nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Nhà nước

mới có được tiếng nói trong xã hội, các tổ chức xã hội dân sự khác vai trò
còn mờ nhạt.
Chính sự phụ thuộc quá mức vào Nhà nước khiến các tổ chức xã hội
dân sự mất đi khả năng độ
c lập, không làm tốt được chức năng của mình là
đại diện và bảo vệ quyền lợi cho các thành viên. Nhiều trường hợp các tổ
chức này còn bị “hành chính hóa”, không có được tiếng nói độc lập, không
thể hiện được vai trò của mình.
- Sự phối hợp giữa các tổ chức xã hội dân sự còn hạn chế.
Với tính chất là những tổ chức có quan hệ liên kết mềm, mang tính tự
nguyện, tự quả
n không thuần nhất nên dễ xảy ra tình trạng các tổ chức xã hội
dân sự chỉ chăm lo đến lợi ích cục bộ mà không quan tâm đến lợi ích toàn xã
hội nên đã làm giảm khả năng phối hợp giữa các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ
chức xã hội dân sự thường chỉ tồn tại riêng rẽ, hoạt động theo kiểu mạnh ai
nấy làm, nên chưa phát huy được hết tiềm năng to l
ớn của tổ chức.
3. Các yêu cầu đối với tăng cường vai trò của xã hội dân sự đối với
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
Để nâng cao vai trò và phát huy tiềm năng của các tổ chức xã hội dân
sự với tư cách là một chủ thể xã hội tích cực, còn rất nhiều việc phải làm kể
cả từ phía bản thân các tổ chức xã hội dân sự, từ phía các cơ quan nhà n
ước
và từ phía mỗi người dân. Trong số đó, trước hết và chủ yếu là:
* Đổi mới tư duy và nhận thức về bản chất và vai trò của các tổ chức
xã hội dân sự trong điều kiện mới
Mặc dù cho đến nay các tổ chức xã hội dân sự đã hình thành và đóng
góp đáng kể vào sự phát triển xã hội nhưng về tên gọi “xã hội dân sự” vẫn
chưa
được khẳng định, các nhà xây dựng luật pháp, các nhà chức trách vẫn

còn coi đây là vấn đề nhạy cảm. Vì nhiều lý do khác nhau nên hiện vẫn đang
tồn tại các ý kiến rất khác nhau về xã hội dân sự.
Đã đến lúc phải khẳng định chắc chắn rằng cũng như kinh tế thị
trường, xã hội dân sự là thành tựu phát triển của văn minh nhân loại, mang
tính phổ biến. Sự phát triển của xã h
ội dân sự là một xu thế khách quan gắn
liền với việc xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật
tạo điều kiện để người dân được làm những việc mà pháp luật không cấm

×