Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

PHÂN TÍCH NHÂN tố tác ĐỘNG lên lạm PHÁT của VIỆT NAM GIAI đoạn 1995 2007 BẰNG mô HÌNH p STAR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 115 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM







Nguyễn Hoài Bảo





PHÂN TÍCH NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN LẠM PHÁT
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2007
BẰNG MÔ HÌNH P-STAR









LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ












Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2008



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM






Nguyễn Hoài Bảo






PHÂN TÍCH NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN LẠM PHÁT
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2007

BẰNG MÔ HÌNH P-STAR



Chuyên ngành: Kinh tế Phát Triển
Mã số: 60.31.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. Nguyễn Trọng Hoài







Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2008


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả phân tích trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Nguyễn Hoài Bảo



Con xin ghi nhớ công ơn Ông và Bà Nội mãi mãi.
Nguyễn Hoài Bảo
i

Mục lục

Mục lục i

Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu iv

Danh mục các bảng v

Danh mục các hình vi

Phụ lục vii

MỞ ĐẦU 1

1.

Trình bày vấn đề nghiên cứu 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu 2

3.


Đối tượng nghiên cứu 3

4.

Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3

5.

Kết cấu của đề tài 3

6.

Những đóng góp của đề tài 4

CHƯƠNG 1 5

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT LẠM PHÁT VÀ MÔ HÌNH P-STAR 5

3.1.

Định nghĩa lạm phát và cách đo lường 5

3.2.

Quan điểm các trường phái kinh tế vĩ mô về nguyên nhân lạm phát 8

1.2.1.

Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ. 9


1.2.2.

Lạm phát không phải là một hiện tượng tiền tệ 12

1.2.3.

Nhân tố kỳ vọng và lạm phát 18

1.2.4.

Lạm phát và kinh tế học chính trị. 20

ii

1.2.5.

Tóm tắt các lý thuyết lạm phát 20

3.3.

Lợi ích của giá cả ổn định 21

3.4.

Mô hình P-Star 22

1.4.1.

Giới thiệu 22


1.4.2.

Mô hình P-Star và nền kinh tế “đóng” 24

1.4.3.

Mô hình P-Star và nền kinh tế “mở - nhỏ” 27

1.4.4.

Mô hình P-Star tổng quát 29

3.5.

Những bằng chứng thực nghiệm của mô hình P-Star 30

CHƯƠNG 2 33

LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM: DIỄN BIẾN VÀ MÔ TẢ 33

2.1.

Lịch sử lạm phát của Việt Nam 33

2.2.

Lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu (1995-2007) 37

2.3.


Tranh luận về nguyên nhân lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu 40

2.3.1.

Lạm phát là vấn đề của đo lường. 41

2.3.2.

Lạm phát là do nhập khẩu. 44

2.3.3.

Lạm phát là hiện tượng tiền tệ 47

CHƯƠNG 3: 52

KIỂM ĐỊNH NHÂN TỐ TẠO RA LẠM PHÁT BẰNG MÔ HÌNH P-STAR 52

3.1.

Nhận dạng mô hình kinh tế lượng 52

3.2.

Mô tả số liệu và kiểm định tính chất của các biến 54

3.2.1.

Mô tả các biến cơ sở 54


3.2.2.

Neo tỷ giá của đồng Việt Nam 55

3.2.3.

Kiểm định thống kê các biến 58

3.3.

Ước lượng các giá trị cân bằng 60

iii

3.4.

Chênh lệch giá và kiểm định tính chất các biến hồi qui 64

3.5.

Lựa chọn mô hình thích hợp 67

3.6.

Phân tích kết quả thực nghiệm 69

3.7.

Kết luận và gợi ý chính sách 71


3.7 1.

Kết luận về kết quả thực nghiệm 71

3.7 2.

Mô hình P-Star trong phân tích lạm phát Việt Nam 72

3.7 3.

Gợi ý chính sách 73

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Tài liệu tham khảo tiếng Việt 78

Tài liệu tham khảo tiếng Anh 79

PHỤ LỤC 83




iv

Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu
Viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á Asia Development Bank

IMF Quĩ Tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund
USD Đồng đô la Mỹ United States dollar
VND Việt Nam Đồng Viet Nam Dong
WB Ngân hàng Thế giới World Bank
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization

Ký hiệu Tên tiếng Việt Từ tiếng Anh
π
Lạm phát Inflation
AD Tổng cầu Aggregate Demand
AS Tổng cung Aggregate Supply
CPI Chỉ số giá tiêu dùng Consumer Price Index
E Tỷ giá hối đoái (danh nghĩa) Exchange rate
ER Tỷ giá hối đoái thực Real Exchange rate
GAPD Chênh lệch giá trong nước Domestic Price Gap
GAPF Chênh lệch giá nước ngoài Foreign Price Gap
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product
GDPdeflator GDP điều chỉnh GDP deflator
M Khối lượng tiền Money
P Mức giá Prices
T Tổng số giao dịch Transaction
Y Tổng sản lượng thực Output
V Vòng quay tiền Velocity
v

Danh mục các bảng

Bảng 1. 1 Quan hệ giữa chênh lệch sản lượng, vòng quay tiền và lạm phát 26
Bảng 2. 1 Cơ cấu tính CPI của Việt Nam 39


Bảng 2. 2 Giá cả tăng vọt của một số hàng hoá của năm 2004 so với 2003(%) 45

Bảng 2. 3 Thay đổi dự trữ ngoại hối của Việt Nam (2000-2006) 49
Bảng 3. 1 Mô tả các biến cơ sở và ký hiệu sử dụng. 54

Bảng 3. 2 Tóm tắt thống kê các biến 55

Bảng 3.3 Kết quả kiểm định ADF (biến số dạng giá trị) 58

Bảng 3.4 Giá trị tới của thống kê τ (tau) cho mẫu nghiên cứu. 59

Bảng 3.5 Kết quả kiểm định ADF (biến số dạng logarit) 60

Bảng 3.6 Kết quả kiểm định tính dừng của các biến hồi qui: lạm phát, chênh lệch
giá trong nước và nước ngoài dưới dạng mức và sai phân. 65

Bảng 3. 7 Ma trận tương quan giữa các biến hồi qui 65

Bảng 3.8 Kết quả ước lượng. 68

Bảng 3. 9 Kiểm định tương quan chuỗi Breusch-Godfrey LM. 69

vi

Danh mục các hình

Hình 2. 1 Lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1986-2006 34

Hình 2. 2 Tăng trưởng Việt Nam,Thái Lan và Trung Quốc 1988 – 2006 (%) 36


Hình 2. 3 Tỷ lệ tổng đầu tư trong GDP của Việt Nam 1995 – 2006 (%) 36

Hình 2. 4 Cơ cấu đầu tư của Việt Nam 1995 – 2006 (%) 37

Hình 2.5 Lạm phát của Việt Nam tính theo CPI và GDPdeflator 1995-2007 (%) 38

Hình 2.6 Chỉ số giá của Việt Nam trong từng nhóm hàng chi tiết 2000 – 2007 40

Hình 2.7 Tốc độ tăng giá của nhóm lương thực thực phẩm hàng tháng so với mức
tốc độ tăng giá chung trong các năm. 44

Hình 2. 8 Giá dầu thô trên thế giới trong giai đoạn 1995 – 2007 45

Hình 2.9 Tăng trưởng M2 của Việt Nam, Thái Lan và Trung quốc qua các năm 47

Hình 2.10 Kiếu hối của Việt Nam, số liệu thống kê chính thức (triệu đô la) 49

Hình 2.11 Tỷ giá hối đoái của Việt Nam và Trung Quốc 50
Hình 3.1 Biến động tỷ giá của VND so với một số đồng tiền mạnh. 56

Hình 3.2 Tỷ trọng (%) của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của từng nước trong 10
đối tác thương mại chính. 57

Hình 3.3 Giá trị cân bằng của thu nhập, vòng quay tiền và tỷ giá Việt Nam 1995Q2
– 2007Q2 63

Hình 3.4 GAPD và GAPF dạng mức và I(1). 66


vii


Phụ lục

Phụ lục I - Công thức tính chỉ số giá 83

Phụ lục II - Tóm tắt kết quả các nghiên cứu sử dụng mô hình P-Star trên thế giới . 84

Phụ lục III - Tóm tắt về kiểm định ADF 86

Phụ lục IV - Kết quả chi tiết kiểm định ADF các biến 87

Phụ lục V - Quá trình hồi qui và kiểm định mô hình tổng quát 96

Phụ lục VI - Kết quả hồi qui với giả định Việt Nam là nền kinh tế “đóng” (closed
economy) 100

Phụ lục VII - Kết quả hồi qui với giả định Việt Nam là nền kinh tế mở, nhỏ nhưng
tỷ giá cố định hoàn toàn. 101

Phụ lục VIII - GAPD, GAPF và lạm phát trong giai đoạn 2004-2007 102

1

MỞ ĐẦU
1.
Trình bày vấn đề nghiên cứu
Lạm phát tính bằng CPI năm 2008 của Việt Nam cho đến tháng Tám là 22,14 phần
trăm. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ 10 năm qua và cũng là tỷ lệ cao nhất so
với tất cả các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á. Lạm phát cao cho đến thời
điểm này là một quá trình tích luỹ từ khá lâu. Lạm phát bắt đầu cao từ năm 2004

(9,6 phần trăm) và khi đó mặc dù có một số giải pháp ngắn hạn từ Chính phủ, chẳng
hạn như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với hệ thống ngân hàng thương mại nhằm
thắt chặt tiền tệ, nhưng lạm phát trong giai đoạn 2004-2007 vẫn tiếp tục tăng vọt.
Trong giai đoạn này, thay vì giảm lạm phát phải trở thành mục tiêu ưu tiên cao nhất
trong các mục tiêu quản lý vĩ mô thì Chính phủ vẫn tiếp tục xem tăng trưởng kinh tế
là quan trọng hàng đầu. Sự thiếu quan tâm này xuất phát từ những nhận định trái
ngược nhau về nguyên nhân tạo ra lạm phát, không ít trong số đó xem lạm phát tăng
cao là kết quả của những nguyên nhân khách quan chứ không phải từ chính sách
chủ quan của chính Chính phủ.
Thực tế, một cách tổng quát, có hai dòng ý kiến trái ngược nhau. Dòng ý kiến thứ
nhất là cho rằng lạm phát có thể bắt nguồn từ giá thế giới tăng (đại diện là giá dầu
lửa và giá lương thực tăng) và như vậy sự tăng giá của các mặt hàng này trên thế
giới lan truyền sang giá nội địa là một điều hiển nhiên. Giải pháp khả dĩ chống lạm
phát của nhóm này là hạn chế sự lan truyền thông qua thuế quan và can thiệp giá
trực tiếp trên thị trường nội đia, chẳng hạn như trợ giá xăng dầu.
Ngược lại, nhóm ý kiến thứ hai phản biện rằng sự gia tăng của lạm phát bắt nguồn
từ nguyên nhân bên trong chứ không phải từ bên ngoài. Cụ thể, nhóm này cho rằng
cung tiền đã tăng quá cao trong suốt giai đoạn trên chính là nguyên nhân dẫn đến
lạm phát cao. Mặc dù hai nhóm ý kiến trên đều có luận cứ cho riêng mình, nhưng
phần lớn đều là những nhận định chủ quan và thiếu những bằng chứng thực nghiệm
tin cậy.
2

Hơn thế nữa, những sự kiện ảnh hưởng đến lạm phát này ngày càng diễn ra phức
tạp, giá dầu trong năm 2007 và nữa đầu năm 2008 tiếp tục leo thang, cung tiền trong
nước tiếp tục mở rộng, dòng vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp vẫn tràn vào Việt Nam
sau khi quốc gia này trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế
giới….Trong năm 2007, sự mở cửa trên thị trường vốn và sự tăng vọt về khối lượng
thương mại trên thị trường hàng hoá đã làm cho các biến số gây ra lạm phát vô cùng
phức tạp. Điều này đã dẫn đến các đề nghị chính sách không theo một hướng nhất

quán và thậm chí những tranh luận đối lập vẫn tiếp tục tồn tại.
Trong bối cảnh trên, một nghiên cứu thực nghiệm để giải thích các nguyên nhân
lạm phát cần được tiến hành một cách nghiêm túc. Nghiên cứu này đòi hỏi phải dựa
trên một nền tảng lý thuyết cũng như các bằng chứng nghiên cứu trước đây một
cách vững chắc và nhất quán. Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm này cũng sẽ
tránh đi các nhận định chủ quan và có tính chất sự kiện để từ đó có thể đưa ra một
đề nghị chính sách thích hợp và có cơ sở, nhất là ở trung hạn. Hơn nữa, lạm phát là
một hiện tượng tổng hợp của rất nhiều yếu tố và vì thế sẽ rất sai lầm nếu lý giải nó
chỉ bằng một nguyên nhân nào đó và xem đó như là điều duy nhất để rồi bác bỏ các
nguyên nhân còn lại. Chính vì nhu cầu thực tế này tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên
cứu “Phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1995-
2007 bằng mô hình P-Star”. Mô hình được lựa chọn trong nghiên cứu này có khả
năng lý giải lạm phát một cách tổng hợp nhất, nó cho phép xem xét đồng thời hai
nhóm nguyên nhân bên trên.
2.
Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, kiểm chứng tính thích hợp của mô hình P-Star trong phân tích nhân tố
gây ra biến động lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.
Thứ hai, trên cơ sở của mục tiêu thứ nhất, nghiên cứu này sẽ trả lời câu hỏi rằng
nhân tố quan trọng ảnh hưởng lên lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn nghiên
cứu là bắt nguồn từ đâu. Từ chính sách chủ động bên trong hay là do sự lan truyền
từ bên ngoài một cách bị động?
3

Thứ ba, dựa trên kết quả thực nghiệm, tác giả sẽ đề nghị chính sách khả dĩ trong vấn
đề kiểm soát lạm phát ở Việt Nam.
3.
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này thực hiện trên cở sở dữ liệu của Việt Nam trong giai đoạn từ quí 2
năm 1995 đến quí 2 năm 2007. Toàn bộ những nhận định, phân tích và kết luận

chính là bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khi phân tích nhân tố bên
ngoài có ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam – như một nền kinh tế nhỏ và mở
cửa thì nền kinh tế Mỹ sẽ đại diện như là nước ngoài, khi đó VND neo danh nghĩa
vào USD.
4.
Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là những vấn đề liên quan đến lạm phát cũng như
biến động của nó. Các nhân tố tạo nên lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn cũng
được kiểm chứng ở đây.
Để trả lời cho các câu hỏi ở phần mục tiêu nghiên cứu. Ngoài các phương pháp mô
tả thống kê cơ bản và nhận định vấn đề theo lối diễn dịch hoặc qui nạp, nghiên cứu
này dựa vào phương pháp định lượng để kiểm chứng giả thuyết. Người viết sẽ thực
hiện các hồi qui thực nghiệm trên cơ sở của giả thuyết mô hình kinh tế lượng P-
Star. Những hồi qui này được thực hiện bằng phần mềm Eviews phiên bản 5.
5.
Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng, danh mục hình, danh mục các chữ viết tắt, phụ
lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương nội dung:
Chương 1: Tổng quan về lý thuyết lạm phát và mô hình P-Star. Mục tiêu của
chương này là tóm tắt những lý thuyết có liên quan đến vấn đề lạm phát của một
nền kinh tế. Sau đó chúng tôi phân tích chi tiết về sự phát triển cũng như ứng dụng
của mô hình P-Star trong phân tích lạm phát. Chương này làm cơ sở cho các vấn đề
phân tích thực nghiệm của các chương sau.
4

Chương 2: Lạm phát ở Việt Nam: diễn biến và mô tả. Mục tiêu của chương 2 là
mô tả bối cảnh phát triển kinh tế và lạm phát của của Việt Nam. Chương này đặc
biệt nhấn mạnh những diễn biến chi tiết của lạm phát trong giai đoạn mà nghiên cứu
này thực hiện. Những ý kiến phân tích trong cùng chủ đề này cũng được đề cập
nhằm mục đích làm rõ cho tính thực tiễn và lý do chọn đề tài. Nội dung của chương

này cũng là cơ sở cho các giả thuyết cần kiểm chứng ở chương 3.
Chương 3: Kiểm định nhân tố tạo ra lạm phát bằng mô hình P-Star. Đây là
chương chuyển tải mục tiêu của đề tài này. Các mô hình nhằm kiểm định giả thuyết
các nhân tố tạo ra lạm phát được thực hiện ở đây. Chương này sẽ trình bày kết quả
của mô hình hồi qui mà tác giả lựa chọn và đó cũng là cơ sở cho toàn bộ nhận định,
kết luận cũng như đề nghị chính sách của đề tài này. Cũng trong chương này, tác giả
đưa ra những kết luận quan trọng và từ đó đề nghị chính sách trong việc kiểm soát
lạm phát ở Việt Nam.
6.
Những đóng góp của đề tài
Thứ nhất, đây là nghiên cứu định lượng đầu tiên ứng dụng mô hình P-Star trong
phân tích biến động lạm phát ở Việt Nam.
Thứ hai, đề tài này cung cấp một bằng chứng định lượng về nhân tố tạo ra lạm phát
ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-2007.
Thứ ba, đề tài này cũng cung cấp một bằng chứng có cơ sở cho đề nghị chính sách
tiền tệ của Việt Nam trong chủ đề “lạm phát.”



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT LẠM PHÁT VÀ MÔ HÌNH P-STAR

3.1.
Định nghĩa lạm phát và cách đo lường
“Lạm phát (inflation) là sự tăng lên của mức giá cả chung theo thời gian” (Mankiw,
2003). Định nghĩa này cũng ngụ ý rằng lạm phát không phải là hiện tượng giá của
một vài hàng hoá hay nhóm hàng hoá nào đó tăng lên. Và nó cũng không phải là
hiện tượng giá cả chung tăng lên “một lần”. Nếu sự tăng lên một lần của giá cả thì
hiện tượng này chỉ dừng là lại một cú sốc về giá chứ chưa phải là lạm phát. Lạm
phát là sự tăng giá “liên tục”. Ngay từ đầu, định nghĩa này cũng đã tạo ra những câu

hỏi cần được trả lời thấu đáo. Thế nào là giá cả chung? Thế nào là tăng một lần?
Để giảm bớt sự tranh luận thế nào là nhóm hàng cá biệt hoặc thế nào là sự tăng lên
một lần hay liên tục, các nhà kinh tế thống kê đề xuất ra các loại lạm phát mang tính
“chính xác” với định nghĩa của nó hơn như là lạm phát cơ bản (core inflation) hay
lạm phát cơ sở (underlying inflation). Với các chỉ số lạm phát này, bằng các phương
pháp thống kê khác nhau, các nhà thống kê tìm cách loại trừ đi các biến động nhất
thời như các cú sốc về giá dầu, yếu tố thời tiết …để thấy được xu hướng cơ bản và
ổn định của giá cả.
1

Về mặt tính toán, lạm phát là phần trăm thay đổi của chỉ số giá chung trong nền
kinh tế theo từng giai đoạn, nó có thể là tháng, quí hoặc năm.

1
Có thể tham khảo bài “Better measures of core inflation” của Julie K. Smith, bài trình bày tại Hội thảo Đo
lường Giá cả cho Chính sách tiền tệ (Price Measuring ofr Monetary Policy) tổ chức tại Federal Reserve
Bank of Dallas ngày 24-25/5/2007 tại: (Smith,
2007). Trong luận văn này, khái niệm lạm phát hiểu một cách tổng quát là sự tăng lên của mức giá chung.
Khi đề cập đến lạm phát cụ thể của Việt Nam thì lạm phát tính theo CPI và lạm phát tính theo GDPdeflator
được sử dụng. Hiện tại ở Việt Nam chưa công bố các chỉ số lạm phát cơ bản.
6

Để đo lường mức giá chung này, các nhà thống kê xây dựng hai chỉ số giá để đo
lường. Thứ nhất là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và thứ hai là GDP điều chỉnh
(GDPdeflator). Cả hai chỉ số này đều tính toán mức giá trung bình (có trọng số) của
toàn bộ hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế. Sự khác biệt duy nhất giữa hai loại
chỉ số này là quan điểm của rổ hàng hoá làm trọng số tính toán.
CPI là một tỷ số phản ánh giá của một rổ hàng hoá trong nhiều năm so với chính giá
của rổ hàng đó ở một năm nào đó. Thống kê gọi đó là năm cơ sở hay năm gốc
(based year). Nghĩa là, rổ hàng hoá được lựa chọn để tính giá là không thay đổi

trong nhiều năm. Chỉ số giá này phụ thuộc vào năm được chọn làm gốc và sự lựa
chọn rổ hàng hoá tiêu dùng. CPI có một số nhược điểm cơ bản. Thứ nhất, mức độ
bao phủ của chỉ số giá này chỉ giới hạn đối với một số hàng hoá tiêu dùng và do vậy
không phản ảnh biến động giá của hàng hoá tư bản. Thứ hai, trọng số cố định dựa
vào tỷ phần chi tiêu đối với một số hàng hoá cơ bản của người dân thành thị mua
vào năm gốc và do vậy nó không phải ảnh đúng và đầy đủ những cơ cấu chi tiêu
khác nhau trong toàn xã hội, đặc biệt ở những xã hội có sự phân tán nông thôn –
thành thị. Thứ ba, bởi vì trọng số của rổ hàng hoá là cố định ở một năm “gốc”, do
vậy không phản ánh sự biến đổi trong cơ cấu hàng hoá tiêu dùng cũng như sự thay
đổi trong phân bổ chi tiêu của người tiêu dùng cho những hàng hoá khác nhau theo
thời gian.
GDPdeflator, thì ngược lại với CPI, là một tỷ số phản ánh giá của một rổ hàng hoá
trong nhiều năm so với giá của chính rổ đó nhưng với giá của năm gốc. Như vậy, rổ
hàng hoá được lựa chọn để tính giá là có sự khác biệt trong giai đoạn tính toán. Về
cơ bản, sự khác biệt giữa các rổ hàng hoá trong các thời điểm tính giá là không
nhiều bởi vì cơ cấu tiêu dùng của dân chúng thường mang tính ổn định trong ngắn
hạn.
GDPdeflator là loại chỉ số có mức bao phủ rộng nhất. Nó bao gồm tất cả các hàng
hoá và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế và trọng số tính toán được điều
chỉnh tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp tương ứng của các loại hàng hoá và dịch vụ
7

vào giá trị gia tăng. Về mặt khái niệm, đây là chỉ số đại diện tốt nhất cho việc tính
toán tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số giá này không phản ánh trực
tiếp sự biến động trong giá hàng nhập khẩu cũng như sự biến động của tỷ giá hối
đoái. Nhược điểm chính của chỉ số giá này là không thể hiện được sự thay đổi của
chất lượng hàng hoá khi tính toán tỷ lệ lạm phát. Hơn nữa, về mặt thống kê chỉ số
giá này thường được tính toán chậm hơn so với CPI và có thể phản ảnh trễ diễn biến
giá của nền kinh tế vì nó được tính toán căn cứ vào GDP thực và GDP danh nghĩa,
mà kết quả thống kê của hai loại GDP này trong nền kinh tế thường được công bố

trễ từ một quí đến một năm (tuỳ vào cơ quan thống kê của từng quốc gia).
Bởi vì tính chất khác biệt như trên, về mặt lý thuyết, CPI thường phóng đại mức giá
sinh hoạt. Còn đối với GDPdeflator thì ngược lại, nghĩa là có khuynh hướng đánh
giá thấp mức giá này (Chung, 2002).
2

Chính vì sự thiếu hoàn hảo của cả hai chỉ số, một chỉ số trung bình nhân của cả CPI
và GDPdeflator được đề nghị và gọi là chỉ số Fisher (Fisher Index) theo tên của nhà
kinh tế học Irving Fisher.
3

Ba chỉ số trên là giá trị cơ sở, các cơ quan thống kê của các nước có thể ước tính chỉ
số giá theo một số đặc điểm khác nhau nhằm phục vụ cho những phân tích khác
nhau của nền kinh tế. Ví dụ như chỉ số giá tiêu dùng ở nông thôn, thành thị, chỉ số
giá bán buôn, chỉ số giá công nghiệp, chỉ số giá nhập khẩu,…
Tóm lại, với một định nghĩa đơn giản, song về thực nghiệm thì có nhiều cách để đo
lường lạm phát và nó tuỳ thuộc vào chỉ số giá chung nào của nền kinh tế được áp
dụng. Cho dù bằng phương pháp nào đi chăng nữa thì vẫn có những hạn chế hoặc
về phương pháp luận lẫn thực hành. Để giảm bớt hai sai lầm này, việc phân tích lạm
phát phải dựa trên nhiều chỉ số đối chứng khác nhau và trong một bối cảnh thời gian

2
Phạm Chung và Trần Văn Hùng, 2002, Kinh tế Vĩ mô Phân tích, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh.
3
Phụ lục I trình bày công thức tính toán 3 chỉ số giá vừa nêu.
8

tương đối dài để tránh các nhận định nhất thời. Đồng thời sự thiếu tin cậy này cũng
là một phần nguyên nhân của các cuộc tranh luận không chỉ trong vấn đề tính toán

mà còn làm cho các phân tích căn nguyên của lạm phát trở nên phức tạp. Phần 1.2
bên dưới chúng tôi tiếp tục trình bày sự tranh luận này.
3.2.
Quan điểm các trường phái kinh tế vĩ mô về nguyên nhân lạm phát
Có lẽ, định nghĩa lạm phát đơn giản bao nhiêu thì giải thích nguyên nhân dẫn đến
lạm phát lại phức tạp bấy nhiêu. Về mặt lý thuyết, giá cả tổng quát trong nền kinh tế
là giá cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá và dịch vụ. Và do vậy, một sự
tăng lên liên tục của giá có thể bắt nguồn từ sự tăng lên liên tục của tổng cầu hoặc
tổng cung và cũng có thể là cả hai. Nếu giá cả tăng lên bắt nguồn từ sự tăng lên của
phía cầu nhanh hơn phía cung thì gọi là lạm phát cầu kéo (demand-pull inflation);
và ngược lại nếu chi phí của các doanh nghiệp tăng lên do tiền lương tăng, lãi suất,
thuế hoặc giá cả đầu vào nhập khẩu tăng…khi đó tổng cung bị sụt giảm, hàng hoá
thiếu hụt và làm giá tăng lên thì gọi là lạm phát chi phí đẩy (cost-push inflation).
Trên thực tế, không phải lúc nào cũng dễ dàng để phân biệt đâu là sự tăng lên của
lạm phát bắt nguồn từ chi phí đẩy hay là cầu kéo. Hơn nữa, lạm phát hầu hết là sự
biến động của kết quả tổng hợp từ phía cung lẫn phía cầu. Điều này dẫn đến sự cần
thiết phải phân tích nhân tố tạo ra lạm phát ở các hướng có tính khả thi cao hơn, đặc
biệt đối với khả năng cung cấp những công cụ cho chính sách kiểm soát lạm phát.
Cùng là chủ đề lạm phát, nhiều trường phái kinh tế khác nhau có cách tiếp cận khác
nhau. Chẳng hạn, có sự khác biệt giữa lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn; lạm phát
giữa nền kinh tế đóng so với nền kinh tế mở; lạm phát trong cơ cấu thị trường cạnh
tranh hoàn hảo hay độc quyền; lý thuyết lạm phát với giả định thông tin là hoàn hảo
hay không hoàn hảo …
Các mục bên dưới, chúng tôi trình bày những nội dung chính về sự tranh luận có
liên quan đến lạm phát của các nhóm trường phái kinh tế vĩ mô từ cổ điển đến hiện
đại. Một cách tổng quát, có bốn nhóm tiếp cận để giải thích lạm phát: nhóm thứ
9

nhất, lạm phát bắt nguồn chủ yếu là từ tiền tệ; nhóm thứ hai là lạm phát bắt nguồn
từ những nhân tố phi tiền tệ; nhóm thứ ba là lạm phát bắt nguồn từ kỳ vọng và

nhóm cuối cùng, thứ tư, là lạm phát bắt nguồn từ các yếu tố kinh tế chính trị.
Cũng nên lưu ý rằng, trong từng nhóm này lại có những quan điểm tranh luận khác
nhau. Chẳng hạn như, mặc dù cùng đồng ý với nhau khối tiền hay tốc độ tăng cung
tiền trong nền kinh tế là nguyên nhân chính tạo ra lạm phát. Nhưng giữa các nhà
kinh tế trong nhóm Tân cổ điển (neo-classical) lại giải thích cơ chế lan truyền khác
với nhóm của những nhà kinh tế gọi là trường phái tiền tệ (monetarism).
1.2.1. Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ.
a. Quan điểm của Cổ điển và Tân cổ điển
Những nhà kinh tế học Cổ điển (classical) và Tân cổ điển (neo-classical)
4
sử dụng
thuyết số lượng tiền (quantity theory of money) để giải thích cho lạm phát. Thuyết
số lượng tiền tệ dựa trên phương trình trao đổi như sau:
[1.1] MV = PT
Trong đó là M là khối lượng cung tiền, V là vòng quay của tiền, P là mức giá chung
trong nền kinh tế và T là khối lượng giao dịch thực (the real volume of transactions)
và giả thuyết T này bằng với sản lượng trong nền kinh tế là Y. Trong khuôn khổ của
lý thuyết này thì tổng cung (AS) được giả định là cho trước ở mức độ tòan dụng,
hay nói cách khác là sản lượng đang ở tình trạng cân bằng dài hạn.
[1.2] AS = Y
Với Y là tổng sản lượng thực được xác định bởi hàm sản xuất trong dài hạn. Trong
khi đó tổng cầu (AD) được xác định như sau:
[1.3] AD = (M.V)/P

4
Những đại diện cho nhà kinh tế học Cổ điển là David Hume, Adam Smith, David Ricardo và John Stuart
Mill; đại diện cho những nhà kinh tế học Tân cổ điển là Leon Walras, Alfred Marshall, Irving Fisher và
Arthur C. Pigou.
10


Cân bằng trong thị trường hàng hoá và dịch vụ xảy ra khi AD = AS, hay nói cách
khác tổng mua (PY) phải bằng tổng chi (MV)
[1.4] MV = PY
Các nhà kinh tế Cổ điển và Tân cổ điển giả định rằng V là một hằng số, bởi vì giá
trị này phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thống tài chính mà điều này không phải
thay đổi một sớm một chiều. Irving Fisher đưa thêm giả định rằng Y là một hằng số
khi nó đạt được ở mức sản lượng toàn dụng (trong dài hạn), do vậy [1.4] có thể viết
lại:
[1.5] P = (ܸ



)M
Phương trình trên cho thấy, nếu các yếu tố khác không đổi thì một bội số tăng lên
của M cũng sẽ làm P tăng lên một bội số tương ứng. Loagrit hoá các giá trị trên theo
cách tính xấp xỉ của tốc độ tăng (hay còn gọi là phần trăm thay đổi), và viết lại ta
có:
[1.6] ߨ = (v-g) + m
Trong đó ߨ, v, g và m là phần trăm thay đổi của P, V, Y và M, trong cách tính này
thì v và g là bằng không (vì giả thuyết chúng không đổi ở trên), do đó ߨ = m; hay
nói cách khác phần trăm tăng của giá, hay tỷ lệ lạm phát, sẽ đúng bằng phần trăm
tăng lên của của cung tiền trong dài hạn. Kết luận này dẫn đến kết luận rằng lạm
phát là một hiện tượng tiền tệ.
O’ Brien (O' Brien, 1975) lập luận rằng có một vài khác biệt trong cơ chế lan
truyền (transmission mechanisms) giữa Cổ điển và Tân cổ điển trong thuyết tiền tệ.
Trường phái Tân cổ điển dựa trên giả định rằng có sự toàn dụng lao động (full
employment) và có sự phân đôi (dichotomy) giữa giá trị thực và khu vực tiền tệ
(monetary sector). Tiền lương thực (real wage) sẽ được xác định trong khu vực thực
(real sector) thông qua thị trường lao động. Trong khi đó giá danh nghĩa (nominal
price) là một hàm số của cung tiền. Bởi vậy, cung tiền tăng sẽ làm tăng mức giá

11

tổng quát mà không ảnh hưởng gì đến cung và cầu hàng hoá, hay nói cách khác là
sản lượng thực trong nền kinh tế không thay đổi. Hiện tượng này thường được biết
đến với tên gọi là tính trung lập của tiền (neutrality of money).
Ngược lại, theo O’Brien thì những nhà kinh tế học cổ điển, chẳng hạn như David
Hume, thì giả định rằng không có toàn dụng lao động và vì thế không có sự phân
đôi ở đây. Theo Hume, sự tăng lên của cung tiền sẽ dẫn đến sự tăng lên của mức giá
tổng quát bằng một cơ chế lan truyền khác. Cụ thể, sự tăng lên của khối lượng tiền
mặt sẽ trước hết dẫn đến việc chi tiêu hàng hoá và dịch vụ nhiều hơn và khi đó phải
sản xuất nhiều hơn. Sau đó, dưới giả định chưa toàn dụng lao động, giá sẽ từ từ điều
chỉnh theo sự tăng cung tiền. Do vậy, tiền tệ không đóng vai trò trung lập như trong
Tân cổ điển. Theo cách tiếp cận này, lạm phát sẽ khác nhau giữa ngắn hạn và dài
hạn. Trong ngắn hạn giá cả có thể bị cứng nhắc và sản lượng thực cũng có thể tăng
lên bởi lượng tiền tăng.
b. Quan điểm của trường phái tiền tệ
Milton Friedman đóng vai trò là người sáng lập ra trường phái tiền tệ (monetarism).
Có nhiều đóng góp khác nhau trong khoa học kinh tế vĩ mô của nhóm này. Một
trong những đóng góp nổi bật là phân tích vai trò của tiền ảnh hưởng như thế nào
đến giá cả và sản lượng trong nền kinh tế. Friedman đã đặt ra một quan điểm khác
về cầu tiền so với hầu hết các quan điểm thống trị đương thời, chẳng hạn như quan
điểm về cầu tiền của J. M. Keynes (chúng ta sẽ nói rõ hơn về quan điểm của Keynes
trong phần bên dưới). Hàm cầu tiền của Keynes là một hàm số liên quan đến thu
nhập thực và tiền chỉ đóng vai trò trao đổi. Trong khi đó Friedman cho rằng dân
chúng giữ tiền vì ngoài việc dùng tiền để trao đổi thì họ còn xem tiền như một tài
sản và thu nhập thường xuyên, chứ không phải là thu nhập thực, là biến số ảnh
hưởng đến cầu tiền.
Dựa vào giả định này, Friedman đã cho kết luận rằng tiền đóng vai trò trung lập
giống như kết luận của Tân cổ điển. Hay nói cách khác, việc tăng cung tiền sẽ kéo
theo lạm phát trong dài hạn. Nhưng ông cho rằng không có sự phân đôi cổ điển

12

(classical dichotomy), nghĩa là không có sự tách rời các biến danh nghĩa (nominal
variables) và các biến thực (real variables) trong nền kinh tế (Chung, 2002).
Kết hợp với những sáng kiến khác, ví dụ như tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (natural rate
of unemployment), kỳ vọng thích nghi (adaptive expectation), Trường phái tiền tệ
đã có những kết luận quan trọng: (Nigger, 2004)
• Sự mất cân bằng trong nền kinh tế hầu hết bắt nguồn từ sự thay đổi của khối
tiền;
• Nếu thực hiện việc thay đổi cung tiền một cách bất ngờ thì nó có thể làm dao
động sản lượng trong nền kinh tế; và

Lạm phát hay giảm phát là kết quả của khối tiền tăng lên hay giảm xuống
quá mức.

Tóm lại, cả trường phái cổ điển, tân cổ điển và tiền tệ đều xem tiền là một nhân tố
chủ yếu tạo ra lạm phát cho nền kinh tế. Nếu tân cổ điển cho rằng tiền không thể tạo
sự dao động sản lượng thì trường phái tiền tệ cho rằng nếu thay đổi cung tiền một
cách bất ngờ thì việc này cũng có thể làm sản lượng dao động. Còn nếu tăng cung
tiền không đột ngột và khi dân chúng biết rõ việc này thì tăng cung tiền không có
ích lợi gì vì dân chúng cũng thay đổi giá cả kỳ vọng của mình (xem thêm phần lạm
phát và kỳ vọng bên dưới).
1.2.2. Lạm phát không phải là một hiện tượng tiền tệ
a. Quan điểm theo Keynes
John Maynard Keynes trong quyển sách mang tính cách mạng về khoa học kinh tế,
Lý thuyết Tổng quát về Lao động, Lãi suất và Tiền Tệ xuất bản năm 1936 (Keynes,
1936) dựa trên giả định rằng không có sự toàn dụng trong thị trường lao động và giá
cả là cố định. Bởi thế, lạm phát không có chỗ đứng trong lý thuyết ban đầu của
Keynes cho mãi đến 1940 giả thuyết giá cứng nhắc (sticky prices) được nới lỏng.
Lúc này, sự cứng nhắc của giá chủ yếu diễn ra trong thị trường lao động (tiền

lương) và giá cả hàng hoá và dịch vụ có thể thay đổi. Ông mô tả lạm phát trong một
13

mô hình có tên gọi là “hố cách lạm phát” (inflationary gap). Theo đó, lạm phát hoạt
động như một cái bơm chuyển thu nhập từ những người làm công ăn lương–đây là
nhóm có khuynh hướng tiết kiệm biên (marginal rate of saving) lẫn biên độ thuế
(marginal tax rate) là thấp, sang khu vực doanh nghiệp – đây là nhóm có khuynh
hướng tiết kiệm biên lẫn biên độ thuế cao. Như vậy, lạm phát như là một cơ chế để
tái phân phối thu nhập.
Theo Keynes, một sự tăng lên đột ngột của tổng cầu, chẳng hạn như trong tình
huống chiến tranh, sẽ dẫn đến mức giá tăng lên trong khi thị trường lao động đang
toàn dụng. Trong bối cảnh này, với tiền lương danh nghĩa tạm thời cố định (ví dụ
như do các hợp đồng lao động đã ấn định tiền lương trong giai đoạn làm việc) nên
việc tăng giá tạo ra một khoản lợi nhuận ngoài dự kiến cho các doanh nghiệp. Lợi
nhuận tăng lên này sẽ tạo ra một mức dư cầu trong thị trường hàng hoá. Chính mức
dư cầu trong thị trường hàng hoá này sẽ tạo ra sự dư cầu trên thị trường lao động.
Kết quả là với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp thì tiền lương danh nghĩa sẽ tăng
cho đến khi nào mà tiền lương thực quay về với mức ban đầu của nó. Trong trường
hợp tiền lương thực tăng lên cũng có tác động tương tự, nghĩa là cũng tạo ra sức ép
ở phía cầu trong thị trường hàng hoá và giá cả lại tiếp tục tăng. Một khi mà cơ chế
lan truyền từ cầu sang cung và thị trường lao động có độ trễ thì vòng xoáy lạm phát
sẽ diễn ra. Do vậy, theo Keynes, cắt giảm phía cầu là là giải pháp chính để cắt giảm
lạm phát.
Hộp 1: Tranh luận xung quanh đường cong Phillips
Lập luận của Keynes bên trên thì cho rằng lạm phát xảy ra hoàn toàn bắt nguồn từ
phía cầu khi mà tiền lương bị cứng nhắc mà không hề nhắc gì đến thị trường tiền tệ
như trường phái Cổ điển hoặc Tân cổ điển. Ở mức độ tổng quát thì nguyên nhân
lạm phát của Keynes đến từ phí cầu kéo lẫn chi phí đẩy. Nhưng phần lớn các hậu
duệ của ông, được gọi là trường phái Keyens (Keynesian school), chẳng hạn như A.
Smithies, G. Ackley, S. Maital và A. Trevithhick thì luôn xem phía cầu là một

nguyên nhân ban đầu của lạm phát và lập luận này vẫn thắng thế cho mãi đến những
14

thập niên 70 (Kibritcioglu, 2002).
Không như những người trong Keynesian - những người trung thành một cách tuyệt
đối với Keynes, một số nhà kinh tế khác nỗ lực dung hoà của phía cung lẫn phía cầu
và nhóm này được biết đến là trường phái Tân Keynes (Neo-Keynesian), hay còn
gọi là Keynes và Tân cổ điển tổng hợp (Keynesian neoclassical synthesis). Trường
phái Tân Keynes này có 3 đóng góp xuất sắc trong lý thuyết vĩ mô:
• Mô hình IS-LM trong nền kinh tế đóng được phát triển bởi John R. Hicks và
Franco Modigliani vào những năm cuối 1930s và trong thập niên 1940s.
• Đường Phillips được phát triển bởi Alban W. Phillips và Richard Lipsey
trong những năm cuối 1950s và được phổ biến rộng rãi bởi Paul A.
Samuelson và Robert Solow vào những năm đầu 1960s
• Mô hình Mundell-Fleming trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa phát triển bởi
hai tác giả được đặt tên cho mô hình vào những năm 1960s.
Trong mô hình IS-LM một lần nữa lạm phát lại không có chỗ đứng bởi vì vẫn giữ
nguyên giả thuyết nguyên thuỷ của Keynes là giá cố định. Tuy nhiên, nhóm Tân
Keynes đã có một đóng góp quan trọng là kết nối sự biến động của thị trường lao
động vào mô hình IS-LM và điều này đã giải thích được bằng chứng thực nghiệm
của Phillips mà sau đó gọi là đường cong Phillips (Phillips curve).
Đường cong Phillips là tên gọi quen thuộc có mặt trong hầu hế
t các sách giáo khoa
kinh tế học. Phillips là tên của một nhà kinh tế - người mà vào năm 1958 có một
nghiên cứu thực nghiệm nổi tiếng cho thấy mối quan hệ nghịch biến và ổn định giữa
suất tăng tiền lương danh nghĩa và tỷ lệ thất nghiệp ở Anh. Ý tưởng của này có thể
diễn giải như phương trình bên dưới, với ߨ là lạm phát, u là tỷ lệ thất nghiệp và α là
hệ số cho biết sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp và nó có giá trị âm.
ߨ = αu
Khi này, một sự giảm xuống của u, nghĩa là trong thị trường lao động đang dư cầu

và lúc đó cũng có dư cầu trong thị trường hàng hoá thì lạm phát sẽ tăng lên, và
ngược lại.
Tuy nhiên, quan hệ này đã không còn đúng nữa vào giai đoạn 1973-1974 và 1978-

×