Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Xây dựng các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.3 MB, 216 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




TRẦN VĂN VINH






XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI
THỦY SẢN TẠI ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH





LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT






Khánh Hòa- 2013

i





























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
XÂY D

ỰNG CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ V
À PHÁT TRI
ỂN
NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành

: K

thu

t khai thác th

y s

n

Mã số : 62 62 03 04
Khánh Hòa
-
2013

TR

N VĂN VINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
NGƯ

I HƯ


NG D

N KHOA H

C:

TS. HOÀNG HOA HỒNG
TS. PHAN TRỌNG HUYẾN

ii

LỜI CAM ĐOAN




Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi thực
hiện dưới sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
án là trung thực, không trùng lặp với bất cứ các đề tài của tác giả nào và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả của mình./.


Người cam đoan




Trần Văn Vinh










iii


LỜI CÁM ƠN


Với sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân, cùng với sự dạy dỗ, hướng dẫn tận
tình, chỉ bảo của các thầy giáo và sự giúp đỡ các ban ngành trong tỉnh Bình Định,
bà con ngư dân và các đồng nghiệp đến nay luận án đã được hòan thành.
Cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Viện Khoa học và công
nghệ khai thác thủy sản, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ trong học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận án.
Xin tỏ lòng biết ơn Thầy giáo hướng dẫn TS.Hoàng Hoa Hồng, Thầy giáo
TS. Phan Trọng Huyến và các thầy giáo giảng dạy tại Viện Khoa học và công nghệ
khai thác thủy sản và các thầy giáo, các chuyên gia trong ngành thủy sản Việt Nam.
Trân trọng cám ơn sự giúp đỡ quý báu của UBND tỉnh Bình Định, Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Bình Định, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
thủy sản Bình Định, UBND huyện Tuy Phước, UBND thành phố Quy Nhơn,
UBND các xã, phường và cộng đồng dân cư ven đầm Thị Nại đã cung cấp thông
tin, tư liệu và giúp cho tôi tìm hiểu thực tế, nghiên cứu và xây dựng các giải pháp
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đóng góp vào sự phát triển nghề cá có hiệu
quả và bền vững tại đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định.










iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CÁM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1. Điều kiện tự nhiên đầm Thị Nại 6
1.2. Nguồn lợi thủy sản vùng nước đầm Thị Nại 9
1.3. Các hệ sinh thái đặc trưng trong đầm Thị Nại 10
1.4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 12
1.5. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 42
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 44
2.2. Tiếp cận nghiên cứu 45
2.3. Phương pháp nghiên cứu 48
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
3.1. Các vấn đề về kinh tế - xã hội có liên quan 56

3.2. Hiện trạng khai thác thủy sản và những tác động 61
3.3. Các hoạt động khác tác động đến nguồn lợi thủy sản trên đầm Thị Nại 83
3.4. Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại 90
3.5. Các giải pháp về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại 96
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 118
1. Kết luận 118
2. Đề xuất những nghiên cứu tiếp theo 119
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC 127
Trang


v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
- BVNL : Bảo vệ nguồn lợi
- BVNLTS : Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- PTNT : Phát triển nông thôn
- UBND : Ủy ban nhân dân
TIẾNG ANH
- SCAFI : Strengthening of Capture Fisheries Management ( Dự án Tăng cường
năng lực khai thác thủy sản )
- FAO : Food and Agriculture Organization ( Tổ chức Nông nghiệp và lương thực)
- UNCED : United Nations Conference on Environment and Development ( Hội
nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc)
- CoCRF : Code of Conduct for Responsible Fisheries ( Quy tắc ứng xử cho nghề
cá có trách nhiệm )

- UNCLOS, 1982 : United Nations Convention on the Law of the Sea, 1982 (Công
ước Liên hợp quốc về Luật biển, năm 1982 )
- CITES : Convention on International Trade in Endangered Species of Wild
Fauna and Flora ( Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang
dã )
- SEAFDEC: Southeast Asian Fisheries Development Center ( Trung tâm Phát
triển nghề cá Đông Nam Á )
- ICLARM : International Centre for Living Aquatic Resources Management
(Trung tâm quốc tế về quản lý nguồn lợi thủy sản )
- GEF : Global Environment Fund ( Quỹ Môi trường toàn cầu )
- MSY : Maximum Sustainable Yield ( Sản lượng bền vững tối đa )




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Tên bảng biểu Trang
Bảng 1.1. Một số mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản do FSPS II tài
trợ
29

Bảng 3.1. Dân số và lao động các xã, phường quanh đầm Thị Nại năm
2010
56

Bảng 3.2. Diện tích, dân số và cơ cấu nghề nghiệp các xã, phường quanh
đầm Thị Nại
58


Bảng 3.3. Tỉ lệ hộ nghèo các xã, phường quanh đầm Thị Nại năm 2010 59

Bảng 3.4. Thu nhập bình quân năm 2010 tại các xã, phường quanh đầm
Thị Nại
60

Bảng 3.5. Cơ cấu tàu thuyền gắn máy khai thác theo nghề tại các địa
phương năm 2010
61

Bảng 3.6. Phân bố tàu thuyền khai thác thủy sản theo nhóm chiều dài 62

Bảng 3.7. Phân bố tàu thuyền khai thác thủy sản theo nhóm công suất 62

Bảng 3.8. Phân bố tàu thuyền gắn máy và không gắn máy khai thác thủy
sản theo nghề khai thác năm 2010
64

Bảng 3.9. Phân bố nghề khai thác thủy sản của địa phương theo tàu
thuyền
65

Bảng 3.10. Sản phẩm khai thác trong một ngày đêm của 01 thuyền nghề 66

Bảng 3.11. Vùng khai thác của các loại nghề trên đầm Thị Nại 66

Bảng 3.12. Sản lượng và cường lực khai thác trên đầm Thị Nại
từ năm 2005 đến 2011
72


Bảng 3.13. Sản lượng và cường lực khai thác tại vùng 1 từ năm 2005 đến
2011
73

Bảng 3.14. Sản lượng và cường lực khai thác tại vùng 2 từ năm 2005 đến
2011
73

Bảng 3.15. Sản lượng và cường lực khai thác tại vùng 3 từ năm 2005 đến
2011
73


vii

Bảng 3.16. Sản lượng và cường lực khai thác tại vùng 4 từ năm 2005 đến
2011
74

Bảng 3.17. Bảng tính MSY và f
MSY
theo mô hình Fox và Schaefer dựa
vào sản lượng và cường lực khai thác tại vùng 1
75

Bảng 3.18. Bảng tính MSY và f
MSY
theo mô hình Fox và Schaefer dựa
vào sản lượng và cường lực khai thác tại vùng 2

77

Bảng 3.19. Bảng tính MSY và f
MSY
theo mô hình Fox và Schaefer dựa
vào sản lượng và cường lực khai thác tại vùng 3
78

Bảng 3.20. Bảng tính MSY và f
MSY
theo mô hình Fox và Schaefer dựa
vào sản lượng và cường lực khai thác tại vùng 4
80

Bảng 3.21. Diện tích nuôi trồng thủy sản đầm Thị Nại năm 2010 83

Bảng 3.22. Diện tích nuôi tôm bị bệnh năm 2010 tỉnh Bình Định 84

Bảng 3.23. Lưu lượng nước thải của một số cơ sở công nghiệp
tại thành phố Quy Nhơn
87

Bảng 3.24. Các loại thuốc thực vật nông dân thường sử dụng 88

Bảng 3.25. Số phiếu điều tra tại các xã 90

Bảng 3.26. Đánh giá về sự thay đổi môi trường thủy sản tại đầm Thị Nại 91

Bảng 3.27. Đánh giá về sự thay đổi nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại 91


Bảng 3.28. Các hình thức khai thác ảnh hưởng đến môi trường và nguồn
lợi thủy sản tại đầm Thị Nại
91

Bảng 3.29. Khai thác đối tượng thủy sản ảnh hưởng đến sự suy giảm

nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại
92

Bảng 3.30. Đánh giá về công tác bảo vệ nguồn lợi của chính quyền và
cộng đồng dân cư quanh đầm Thị Nại
92

Bảng 3.31. Sự tham gia và năng lực của cộng đồng trong việc bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản
93

Bảng 3.32. Số lượt đề xuất của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại
93

Bảng 3.33. Tọa độ các điểm đo đạc vùng nước đầm Thị Nại 99


viii

Bảng 3.34. Bố trí số tàu và nghề khai thác theo phân vùng khai thác vùng
nước đầm Thị Nại
102


Bảng 3.35. Thống kê báo cáo kết quả của Nhóm hạt nhân đồng quản lý
04 xã
112

Bảng 3.36. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về mô hình đồng quản lý
nguồn lôi thủy sản khu vực Bắc đầm Thị Nại
115


Tên hình vẽ, đồ thị

Trang

Hình 1.1. Bản đồ khu vực đầm Thị Nại 7

Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 44

Hình 2.2. Mối tương quan giữa đồng quản lý, quản lý dự trên cộng đồng
và quản lý của Chính phủ ( Pomeroy and Berkes, 1997) 46

Hình 2.3. Đồ thị minh họa tính chất khác nhau giữa hai mô hình Fox và
mô hình Schaefer 52

Hình 3.1. Sơ đồ phân bố các xã, phường quanh đầm Thị Nại 57

Hình 3.2. Cơ cấu nông nghiệp và thủy sản các xã, phường quanh đầm Thị
Nại 58

Hình 3.3. Tàu thuyền gắn máy khai thác trên đầm Thị Nại 63


Hình 3.4. Thuyền không gắn máy khai thác trên đầm Thị Nại 63

Hình 3.5. Tỉ lệ nghề khai thác thủy sản theo tàu thuyền của các xã,
phường tại đầm Thị Nại năm 2010 64

Hình 3.6. Lồng xếp khai thác thủy sản của các xã, phường tại đầm Thị
Nại 67

Hình 3.7. Lưới rê ba lớp khai thác thủy sản của các xã, phường tại đầm
Thị Nại
69

Hình 3.8. Mô phỏng nguyên lý hoạt động của xiết máy 70

Hình 3.9. Thuyền xiết máy khai thác thủy sản tại đầm Thị Nại 70

Hình 3.10. Bộ dụng cụ gồm : lưới, bộ kích điện và bình ắc quy trên
thuyền thủ công
70


ix

Hình 3.11. Khai thác thủy sản bằng xiết điện trên thuyền thủ công 71

Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn sản lượng trên cường lực khai thác tại đầm
Thị Nại từ năm (2005 ÷ 2011) 72

Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa cường lực khai thác và
hiệu quả khai thác theo mô hình Fox vùng 1 74


Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa cường lực khai thác
và hiệu quả khai thác theo mô hình Shaefer vùng 1 75

Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa cường lực khai thác và
hiệu quả khai thác theo mô hình Fox vùng 2 76

Hình 3.16. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa cường lực khai thác và
hiệu quả khai thác theo mô hình Shaefer vùng 2
76

Hình 3.17. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa cường lực khai thác
và hiệu quả khai thác theo mô hình Fox vùng 3
78

Hình 3.18. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa cường lực khai thác
và hiệu quả khai thác theo mô hình Shaefer vùng 3
78

Hình 3.19. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa cường lực khai thác
và hiệu quả khai thác theo mô hình Fox vùng 4 79

Hình 3.20. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa cường lực khai thác
và hiệu quả khai thác theo mô hình Shaefer vùng 4 79

Hình 3.21. Vùng nuôi ven đầm Thị Nại 84

Hình 3.22. Đăng chắn nuôi trồng thủy sản trên đầm Thị Nại 85

Hình 3.23. Sơ đồ cơ cấu tổ chức mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản

đầm Thị Nại 106

Hình 3.24. Sơ đồ tổ chức mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản
khu vực Bắc đầm Thị Nại
108






1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án
Ở Việt Nam, các đầm phá tiêu biểu phân bố ở dải ven bờ miền Trung từ Huế
đến Ninh Thuận [30] bao gồm các đầm nổi tiếng như đầm Nại (Ninh Thuận), Thuỷ
Triều (Khánh Hòa), Ô Loan ( Phú Yên), Cù Mông (Phú Yên), Trà Ổ (Bình Định),
Nước Ngọt ( Đề Gi - Bình Định ), Thị Nại ( Bình Định), Nước Mặn (Quảng Ngãi),
An Khê (Quảng Ngãi), Trường Giang (Quảng Ngãi), Lăng Cô ( Thừa Thiên Huế)
và Tam Giang - Cầu Hai ( Thừa Thiên Huế) với tổng diện tích vào khoảng 448 km
2
.
Lớn nhất trong số đó và cũng thuộc loại lớn nhất thế giới là hệ đầm phá Tam Giang
- Cầu Hai, chạy dài 67 km, rộng (1÷10) km và có diện tích vào khoảng 216 km
2
.
Các đầm phá trên phân bố khá đều trên khoảng chiều dài chừng 700 km đường bờ
biển và chiếm khoảng 21% chiều dài đường bờ biển nước ta.

Đầm Thị Nại nằm ở cực nam tỉnh Bình Định, bao bọc bởi thành phố Quy Nhơn
và huyện Tuy Phước, đầm thông với vịnh Quy Nhơn và hướng ra biển. Đầm Thị
Nại thuộc loại đầm kín, đựơc che chắn với biển bởi bán đảo Phương Mai dọc theo
phía đông. Với diện tích là 5060 ha, chiều dài là 16 km, cửa đầm thông với vịnh
Quy Nhơn có chiều rộng (400÷500) m. Sự giao thoa nước giữa đầm và biển chủ yếu
xảy ra dưới tác động của hai quá trình : truyền triều và nuớc sông đổ vào đầm ra
vịnh và biển. Vào mùa khô nước biển có khả năng thâm nhập sâu vào vùng đầm.
Nhưng vào mùa mưa, khi nước sông Côn và các sông nhỏ khác đổ vào đầm thì hầu
hết diện tích đầm bị bao phủ bởi nước ngọt.
Đây là một trong những đầm phá thể hiện những nét đặc trưng về một hệ sinh
thái của vùng đất ngập nước ở khu vực miền Trung Việt Nam. Khu vực này có yếu
tố sông họat động mạnh vào mùa mưa và yếu tố biển họat động mạnh vào mùa khô.
Các yếu tố sông và biển ở trên đã tạo nên các vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn
theo mùa. Tùy theo vị trí của bãi so với vị trí của sông và mép nước biển nguồn
nước trên ngấm vào đất tạo ra những vùng đất nhiễm mặn khác nhau và ở đó có
những thảm thực vật và các lọai động vật tương ứng thích hợp với môi trường sống.

2

Vai trò của đầm Thị Nại rất quan trọng trong đời sống cho những cộng đồng dân cư
ở khu vực ven biển huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định
như:
- Hạn chế ảnh hưởng lũ lụt: Bằng cách giữ và điều hoà lượng nước mưa như
“bồn chứa” tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ và có thể làm giảm hoặc hạn
chế lũ lụt ở vùng hạ lưu.
- Ổn định vi khí hậu: Do chu trình trao đổi chất và nước trong các hệ sinh thái,
nhờ lớp phủ thực vật của đất ngập nước, sự cân bằng giữa O
2
và CO
2

trong
khí quyển khiến vi khí hậu địa phương được ổn định đặc biệt là nhiệt độ và
lượng mưa.
- Chống sóng, bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn nhờ lớp phủ thực vật
đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển, thảm cỏ có tác dụng làm giảm sức gió
của bão và bào mòn đất của dòng chảy mặt.
- Xử lý nước, giữ lại chất cặn, chất độc và được coi như “bể lọc” tự nhiên, nó
có tác dụng giữ lại những chất lắng đọng và chất độc (chất thải sinh hoạt và
công nghiệp).
- Giữ lại chất dinh dưỡng, làm nguồn phân bón cho cây và thức ăn của các
sinh vật sống trong hệ sinh thái đó.
Khu vực đầm Thị Nại là thủy vực khá lớn có vai trò kinh tế quan trọng đối với
toàn tỉnh; nơi đây có cảng biển Quy Nhơn là cửa ngõ thông ra biển của tỉnh Bình
Định và một số tỉnh Tây Nguyên. Ngoài những vai trò quan trọng trên, hàng năm
đầm Thị Nại mang lại cho cộng đồng dân cư ở khu vực này một khối lượng lớn về
nguồn lợi thủy sản. Nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao như : cá hồng, cá mú, hàu,
vẹm, tôm góp phần giải quyết nhu cầu đời sống của đại bộ phận dân cư ven đầm
và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương và của tỉnh Bình
Định.
Bên cạnh sự phát triển kinh tế, do sức ép về gia tăng dân số, do nhu cầu sống
nên một số bộ phận cư dân ven đầm đã tiến hành các họat động khai thác thủy sản
bằng nhiều công cụ, phương tiện khác nhau mang tính chất hủy diệt như: sử dụng

3

xung điện, các lọai ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ để khai thác thủy sản một
cách triệt để; khai thác các đối tượng thủy sản trong giai đọan sinh sản và các lọai
tôm cá trong thời kỳ ấu niên; khai thác và tiêu thụ các loại thủy sản có giá trị kinh tế
cao, quý hiếm, hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Mặt khác, do chưa có định hướng quy họach khai thác thủy sản tại các vùng

nước trên đầm, nên việc gia tăng số lượng phương tiện khai thác, các lọai ngư cụ
khác nhau đã làm tăng cường độ khai thác lớn trên một diện tích mặt nước; việc
tranh giành ngư trường khai thác giữa các hộ dân; việc sử dụng hơn 1000 ha rừng
ngập mặn để nuôi trồng thủy sản; việc xả thải các tàu thuyền ở khu vực cảng và các
khu công nghiệp … Các họat động kinh tế và của cộng đồng dân cư ở đây cùng với
sự biến đổi của các yếu tố sinh thái ở khu vực này đã làm cho diện tích đầm có nguy
cơ bị thu hẹp, môi trường vùng nước bị ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại
trong những năm qua bị suy giảm nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sinh kế của
cộng đồng dân cư và nền kinh tế thủy sản tại huyện Tuy Phước và thành phố Quy
Nhơn.
Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng trong lĩnh vực khai thác thủy
sản và những tác động có liên quan đến nguồn lợi, môi trường thủy sản nhằm tìm
kiếm các giải pháp cụ thể, khả thi về khai thác và bảo vệ nguồn lợi có hiệu quả và
bền vững, gắn kết trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc quản lý, khai thác
và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các vùng đầm phá ven biển là việc làm rất cần thiết.
Đặc biệt là việc chọn lựa địa điểm nghiên cứu đầm Thị Nại nơi có tính chất đặc thù
và điển hình của vùng đất ngập nước, chứa đựng nhiều nguồn lợi thủy sản phong
phú, đa dạng; khu vực đang bị tàn phá nghiêm trọng về môi trường và nguồn lợi
thủy sản do việc khai thác bằng các công cụ, phương tiện mang tính hủy diệt và
nhiều họat động kinh tế khác như: phá rừng ngập mặn, xả thải công nghiệp, tàu
thuyền…. Từ đó làm cơ sở cho việc ứng dụng các giải pháp, triển khai mô hình
quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các đầm phá trong
tỉnh. Đó là những vấn đề mang tính cấp thiết đặt ra trong thực tiễn quản lý, bảo vệ

4

và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản đối với các nhà khoa học, nhà quản lý
nghề cá tại khu vực đầm Thị Nại tỉnh Bình Định.
2. Mục tiêu của luận án
Xây dựng các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nhằm bảo vệ,

phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản; hướng đến sự phát triển nghề cá bền
vững, có trách nhiệm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đầm Thị Nại
tỉnh Bình Định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động khai thác thủy sản và các hoạt động
quản lý có liên quan đến việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Cộng đồng ngư dân nghề cá tại các xã, phường : các xã thuộc huyện Tuy Phước
(Phước Thắng, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa), các xã phường thuộc thành
phố Quy Nhơn ( Nhơn Hội, Nhơn Bình, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng ) có số lượng
hộ tham gia khai thác, nuôi trồng thủy sản thuộc vùng nước của đầm Thị Nại, tỉnh
Bình Định.
- Nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Các tác
động khác về nuôi trồng thủy sản, ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác được
xem xét dưới góc độ phân tích và đánh giá các tác động tương quan.
4. Nội dung nghiên cứu của luận án
- Hiện trạng về kinh tế - xã hội có liên quan đến hoạt động thủy sản trong cộng
đồng cư dân ở khu vực đầm Thị Nại.
- Nghiên cứu thực trạng về khai thác thủy sản và các tác động đến nguồn lợi và môi
trường thủy sản ở đầm Thị Nại.
- Các họat động kinh tế khác có tác động đối với nguồn lợi và môi trường thủy sản
ở đầm Thị Nại.
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản tại khu vực đầm Thị Nại.

5

- Xây dựng các giải pháp về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị
Nại

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy họach, kế hoạch bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
tổ chức khai thác hợp lý ở các vùng đầm phá Việt Nam được đảm bảo khai thác lâu
dài.
- Góp phần bảo vệ đa dạng sinh học hệ đầm phá, nơi có sức bổ sung lớn về nguồn
lợi thủy sản ở các vùng biển Việt Nam.
- Khôi phục lại nguồn lợi và các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao có nguy cơ bị
tuyệt chủng.
- Áp dụng mô hình quản lý trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng
đầm phá, với điều kiện kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp cho chính quyền địa phương xác định tiềm năng về nguồn lợi thủy sản của
đầm Thị Nại để có những kế họach trước mắt và lâu dài cho việc định hướng phát
triển về kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Tăng cường nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi
trường đầm phá.
- Tổ chức, quản lý có hệ thống các họat động nghề cá có hiệu quả và bền vững.
- Ổn định và cung cấp các loài thủy sản có giá trị kinh tế, góp phần nâng cao thu
nhập và cải thiện đời sống cho cộng đồng cư dân ven đầm.
- Giải quyết công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu nghề đánh bắt cho những hộ ngư
dân nghèo ven đầm không có điều kiện đầu tư đánh bắt ở những vùng biển xa bờ.




6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên đầm Thị Nại

1.1.1. Vị trí địa lý
Đầm Thị Nại có chiều dài 16 km, chiều rộng từ 500m đến 5.000m, phía Bắc
giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía Nam giáp thành phố Quy Nhơn, phía
Đông giáp cồn cát ven biển. Diện tích tự nhiên mặt đầm 5.060 ha, độ sâu trung bình
khoảng 1,2m, cửa đầm thông với vịnh Quy Nhơn rất hẹp (400÷500) m. Đầm Thị
Nại nằm trong khoảng (109
0
10’00” ÷ 109
0
17’00”) kinh độ Đông và (13
0
45’00” ÷
13
0
56’00” ) vĩ độ Bắc. Địa giới hành chính bao gồm thành phố Quy Nhơn ( xã
Nhơn Hội, phường Hải Cảng, Nhơn Bình, Đống Đa, Thị Nại ) và huyện Tuy Phước
(xã Phước Thắng, Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thuận).
1.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng
Theo Nguyễn Văn Lân (1991) [18] đất đai vùng đầm Thị Nại được phân bố như
sau:
- Vùng nội đầm : đất đai vùng đầm phân bố theo các cao trình
+ Từ cao trình ( – 0,5 ÷ -1,00) m có diện tích 2.256,4 ha chiếm 45,1%.
+ Từ cao trình (-1,01 ÷ -2,00) m có diện tích 1.275,0 ha chiếm 25,5%.
+ Từ cao trình (-2,01 ÷ -3,00) m có diện tích 1.273,0 ha chiếm 25,4%.
+ Từ cao trình ( -3,01 ÷ -21,50) m có diện tích 255,0 ha chiếm 4 %.
- Vùng giữa đầm : có cồn nổi rộng 1,3 km dài 2 km có cao độ từ -1.5 mét đến +1,3
mét có diện tích 250 ha. Dòng chảy tự nhiên trong đầm phân thành 2 luồng:
luồng phía Đông rộng (600 ÷ 800)m và luồng phía Tây rộng (400 ÷ 600) mét.
- Vùng ven đầm: được đê Đông bảo vệ có diện tích 5.342 ha, có độ cao từ 0,5m
đến -1,50 m, trong đó có 526 ha nằm ở cao trình từ -0,5m đến 0,00 m thường

xuyên bị úng và nhiễm mặn nặng.
Địa hình vùng đầm chủ yếu là trầm tích biển, gồm á sét màu xám có lẫn vỏ
sò và các tạp chất hữu cơ đã và đang phân giải, sét, á cát và cát có lẫn thạch anh và
mi ca.

7

Phù sa sông Côn và sông Hà Thanh bù đắp nên nhìn chung đất đai vùng ven
đầm khá màu mỡ nhưng có độ nhiễm mặn cao, khả năng chịu lực kém, bở rời.
Vùng ven đầm đặc biệt vùng các cửa sông điều kiện đất đai và nguồn nước
rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.












Hình 1.1. Bản đồ Khu vực đầm Thị Nại
( Nguồn từ Google map 2010 )
1.1.3. Sông ngòi
Đầm Thị Nại có lưu vực 3.647 km
2
gồm lưu vực sông Côn, sông Hà Thanh
và các suối nhỏ ở phía Nam núi Bà. Sông Côn dài 178 km bắt nguồn từ Gia Lai –

Kon Tum và huyện Vĩnh Thạnh có diện tích lưu vực là 3.067 km
2
, sông Hà Thanh
bắt nguồn từ vùng núi phía tây huyện Vân Canh có chiều dài 48 km và diện tích lưu
vực là 580 km
2
. Đặc điểm chung nổi bật của sông Côn và sông Hà Thanh là khi
chảy về đồng bằng, sông không có dòng chính mà chia thành nhiều nhánh nhỏ, lòng
sông hẹp và nông.
Về mùa lũ, nước lũ chủ yếu là chảy tràn lan trên khắp ruộng đồng, bờ bãi.
Lượng nước chảy trong sông chỉ chiếm 30%, đặc điểm của lũ tập trung nhanh
nhưng rút cũng nhanh, thời gian ngập lụt thường chỉ kéo dài vài ba ngày.

8

1.1.4. Đặc điểm khí hậu và thủy văn
1.1.4.1. Khí hậu
Đầm Thị Nại có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tháng nóng nhất là các tháng 6,
tháng 7 và tháng 8:
- Nhiệt độ không khí bình quân 26,8
0
C
- Nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất 30,8
0
C
- Nhiệt độ không khí trung bình nhỏ nhất 24,1
0
C
Độ ẩm trong giới hạn từ (70÷84)%. Lượng bốc hơi bình quân 1044ml/năm.
Tháng 6,7,8 bốc hơi nhiều nhất: (112÷142)ml. Tháng 10,11 mùa mưa bốc hơi ít

nhất: (64÷70)ml. Hàng năm có tổng số giờ nắng 2568 giờ. Tháng 3 đến tháng 8 là
những tháng nắng nhất: (200÷280) giờ/tháng. Tháng 10,11 là các tháng ít nắng nhất
bình quân 130 giờ/tháng.
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Mùa bão cũng trùng với mùa mưa. Lượng
mưa hàng năm từ (1681 ÷ 1944) mm và tập trung 75% lượng mưa vào các tháng 9
đến tháng 12. Các tháng mưa nhiều nhất là tháng 10,11 chiếm (50÷54) % và riêng
tháng 11 có thể mưa đến 600mm. Lượng mưa bình quân trên lưu vực sông Côn
khoảng 1.790 mm và trên lưu vực sông Hà Thanh khoảng 1.900 mm.
Bão cũng có thể xuất hiện trùng hợp vào các tháng 9, tháng 10 và tháng 11
với tần suất (1÷2) cơn bão trong năm.
Gió mùa mùa Đông ở Bình Định đến muộn từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau
với hướng gió Bắc và Tây Bắc là chính với sức gió vừa phải (2,7÷3,4)m/giây. Gió
mùa mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 8 với hướng gió Đông Nam và Nam, sức gió từ
(2,7 ÷ 3,5) m/giây. Xen kẽ là sự tranh chấp và sự chuyển tiếp giữa hai loại gió trên.
Khi bão đổ bộ vào đất liền tốc độ gió có thể đạt đến (40÷59)m/giây.
1.1.4.2. Chế độ thủy văn
- Thủy triều : biển Quy Nhơn có chế độ từ bán nhật triều không đều đến biên
độ nhật triều đều với biên độ không đáng kể. Trong tháng có từ (16 ÷ 22)
ngày nhật triều, có 2 lần triều cường và triều kém. Thời kỳ triều kém thường
có thêm một con nước nhỏ. Thời gian triều dâng lâu hơn triều rút. Biên độ

9

triều cường (1,5 ÷ 2)m. Biên độ triều kém chỉ xấp xỉ 0,5m. Biên độ triều
vùng đầm nhỏ hơn biên độ triều vùng biển. Chân triều vùng đầm cao hơn
chân triều vùng biển từ (0,4÷ 0,6)m. Biên độ triều cường vùng đầm là (1,3
÷1,4)m trong khi đó biên độ triều vùng biển cùng kỳ (1,6 ÷ 2,0)m.
- Lũ : Lũ lớn thường tập trung chủ yếu vào 2 tháng 10 và tháng 11. Lũ tiểu
mãn thường xuất hiện vào tháng 5 và tháng 6. Lũ chính vụ lúc mùa màng thu
hoạch đã xong ít ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Lũ sớm, lũ muộn, lũ

tiểu mãn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Lưu lượng lũ của
sông Côn và sông Hà Thanh đối với lũ chính vụ 10 % và lũ sớm, lũ muộn, lũ
tiểu mãn ứng với tần suất 5% .
1.2. Nguồn lợi thủy sản vùng nước đầm Thị Nại
Đầm Thị Nại có diện tích mặt nước lớn, là nơi tiếp giáp giữa hai làn nước
mặn và ngọt qua cửa biển Quy Nhơn. Lượng nước ngọt hàng năm đổ vào đầm
khoảng trên dưới 4 tỷ mét khối nước mang theo phù du dinh dưỡng của đồng bằng
Bình Định. Vì vậy đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho nhiều loài sinh vật nhiệt
đới phát triển đa dạng và phong phú.
Đầm Thị Nại có 185 loài thực vật phù du, 64 động vật phù du, 181 loài động
vật đáy, 136 loài rong biển và thực vật bậc cao, 100 loài động vật thân mềm, 119
loài cá và 14 loài tôm…
Theo các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị
Nại của Nguyễn Tác An (2003) [1] ; Nguyễn Chính, Đỗ Chí Hưng (1981) [6] ;
Nguyễn Thị Thanh Thủy ( 2010) [27], cho thấy rằng:
+ Về tôm: Đầm Thị Nại có 14 loài, trong đó có 3 loài có giá trị kinh tế cao là tôm
sú, tôm bạc và tôm đất.
+ Về cá: Đầm Thị Nại có 116 loài cá thuộc 96 giống, 15 bộ. Trong đó có nhiều loại
cá có giá trị kinh tế cao, thịt ngon chóng lớn ăn tạp, sinh trưởng nhanh được thị
trường ưa chuộng, vừa là đối tượng khai thác tự nhiên vừa là đối tượng nuôi trồng
như cá hồng, cá nhồng, cá dìa, cá đối, …
+ Ghẹ và cua

10

Xác định được 4 loài ghẹ và 6 loài cua đang là đối tượng khai thác ở đầm thị
Nại tỉnh Bình Định.
+ Hàu
Đầm Thị Nại có nguồn lợi hàu rất phong phú, sản lượng khai thác hàu tại đây
chiếm 70 % sản lượng hàu khai thác của tỉnh. Trong đầm Thị Nại có các giống loài

hàu sau: Hàu Muỗng, Hàu Đá, Hàu Dán, Hàu Răng cưa. Trong đó hàu Muỗng là
loài hàu có giá trị thương phẩm nhất, là đối tượng được khai thác và nuôi chủ yếu ở
đầm Thị Nại, Mai Kim Thi (2006) [26].
Hàu được phân bố từ vùng cao triều, trung triều, hạ triều, đến vùng dưới triều
ở các bãi trong Đầm Mai Hương, như Bãi Vũng Bùn, Bãi Chùa, Bãi Nhỏ, Bãi Giữa,
Bãi Đá Đỏ… Hàu phân bố và phát triển rất tốt ở những sinh cảnh bùn lỏng vùng
dưới triều, và nơi có dòng triều lên xuống mạnh. Hàu xuất hiện từ tháng (11 ÷ 8);
mùa rộ nhất từ tháng (5 ÷ 6); hàu sữa xuất hiện vào tháng (1÷2).
+ Các đối tượng thủy sản khác
 Don và dắt phân bố khắp đầm, trên các bãi, gò; ở lạch sâu ít; các bãi từ Phước
Thắng - Cầu Nhơn Hội. Don và dắt xuất hiện quanh năm, trong đó mùa chính từ
tháng (8 ÷ 3), và rộ nhất vào khoảng tháng (9 ÷12) .
 Phểnh phân bố ở các bãi ven cửa sông, các gò nổi đáy cát như Cồn Tàu, Cồn Cát, Bãi
Cồn Trũ… xuất hiện từ tháng (1 ÷7).
 Sá sùng phân bố đều và tập trung nhiều ở các bãi thuộc Phước Sơn - Phước
Thuận và Phước Hòa.
 Các đối tượng như ốc sắt, sá sùng, cá bống, sìa giống xuất hiện quanh năm.
1.3. Các hệ sinh thái đặc trưng trong đầm Thị Nại
Hệ sinh thái đặc trưng của đầm Thị Nại là rừng ngập mặn và thảm cỏ biển.
Các hệ sinh thái này góp phần quan trọng làm nên tính đa dạng sinh học trong đầm.
Nhờ lớp phủ thực vật của đất ngập nước, sự cân bằng giữa O
2
và CO
2
trong khí
quyển khiến vi khí hậu địa phương được ổn định đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa;
làm giảm sức gió của bão và bào mòn đất của dòng chảy mặt và được coi như “bể

11


lọc” tự nhiên, nó có tác dụng giữ lại những chất lắng đọng và chất độc. Ngoài ra khu
vực này là nơi trú ngụ, kiếm ăn của các loài thủy sản có giá trị kinh tế, đồng thời là
nơi cung cấp nguồn giống quan trọng phục vụ cho nghề nuôi trồng thủy sản ven đầm.
1.3.1. Rừng ngập mặn
Theo Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Xuân Hòa (2008) [28] cho thấy rằng trước
năm 1975 có gần 1.000 ha rừng ngập mặn phân bố ven đầm Thị Nại, tập trung
nhiều nhất ở vùng đỉnh đầm, vùng Cồn Chim (bao gồm Cồn Chim, Cồn Giá và Cồn
Trạng) và bờ tây của đầm. Tại khu vực rừng ngập mặn và vùng nước xung quanh
dồi dào nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là những loài có giá trị kinh tế cao như tôm,
cua , chim nước và chim di cư cũng rất phong phú.
Trong những năm gần đây cho thấy các khu rừng ngập mặn có diện tích lớn
không còn nữa, thay vào đó là những ao, đìa nuôi thủy sản. Rừng ngập mặn chỉ còn
lại những dãi cây ngập mặn nhỏ hẹp phân bố rãi rác dọc theo các bờ đìa nuôi thủy
sản ở Cồn Chim và dọc theo bờ Tây của đầm. Thành phần cây ngập mặn ở khu vực
Cồn Chim và vùng lân cận gồm 25 loài, trong đó có 18 loài cây ngập mặn thực sự
và 7 loài cây tham gia rừng ngập mặn. Các loài cây ngập mặn như : cây Đưng, cây
Đâng, cây Đước, cây Mắm trắng, cây Giá, cây Tra nhớt là phổ biến.
Nguồn lợi hải sản quan trọng trong khu vực phân bố của rừng ngập mặn là
Cua xanh và các loại tôm. Sản lượng khai thác Cua xanh ở vùng Cồn Chim vào
khoảng 40 tấn/năm. Đặc biệt, nguồn giống Cua xanh ở khu vực Cồn Chim và ven
đầm Thị Nại rất dồi dào, là nguồn thu nhập đáng kể cho cư dân sống trong khu vực
rừng ngập mặn.
1.3.2. Thảm cỏ biển
Thảm cỏ biển là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học và năng suất cao, làm
ổn định và bảo vệ tầng đáy, lắng tụ trầm tích, là nguồn dự trữ thức ăn cho thủy vực,
là nơi cư trú, kiếm ăn, nơi đẻ và là vườn ươm ấu thể của các loài hải sản có giá trị.
Các nghiên cứu trong những năm gần đây của Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn
Xuân Hòa (2008) [28] đã xác định 6 loài cỏ biển phân bố trong đầm Thị Nại. Các

12


thảm cỏ biển ở đầm Thị Nại thường phân bố trên nền đáy bùn cát và cát bùn dọc
theo vùng nước nông ven bờ với tổng diện tích hơn 200 ha.
Nguồn lợi hải sản trong các thảm cỏ biển và vùng nước lân cận ở vùng Cồn
Chim - đầm Thị Nại rất phong phú. Theo kết quả điều tra của Trần Thị Thu Hà
(2005) [14] cho thấy có khoảng 36 tấn cá các loại được khai thác hàng năm ở vùng
Cồn Chim. Những đối tượng có sản lượng lớn là cá Đối lá, cá Đối mục, cá Bống, cá
Móm, cá Măng, cá Dìa, cá Liệt. Những loài Giáp xác khai thác được nhiều trong
các thảm cỏ biển là tôm các loại, cua, ghẹ với sản lượng hàng năm khoảng 75 tấn.
Đặc biệt, các loài thân mềm rất phong phú trong các thảm cỏ biển. Sản lượng khai
thác các loài thân mềm ở vùng Cồn Chim vào khoảng 600 tấn/năm, gồm các đối
tượng khai thác chính là Hàu, Sút, Phểnh, Xìa nâu, Don, Móng tay …
1.4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Vấn đề bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các vùng nước : ao hồ,
đầm phá, vùng biển đang ngày càng trở thành những nhiệm vụ kinh tế - xã hội rất
quan trọng trong ngành thủy sản.
Mối quan hệ giữa các yếu tố : con người, môi trường, nguồn lợi thủy sản, các
điều kiện về kinh tế - xã hội và thể chế chính sách được liên kết chặt chẽ, hữu cơ và
có tác động qua lại giữa các yếu tố trong việc sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản có
hiệu quả và bền vững.
Đầm Thị Nại là nơi giao thoa giữa hai vùng nước ngọt - mặn đã tạo nên tính
đa dạng sinh học cao, bao gồm hệ thống rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, vùng đầm
lầy, bãi triều… là nơi tập trung phong phú của nhiều loài thủy sản nước ngọt, lợ,
mặn và các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Đồng thời là vườn ươm của các loài
thủy sản có sức bổ sung lớn cho vùng biển tỉnh Bình Định.
Với diện tích khoảng 5060 ha, mặt nước phân bổ rộng kéo dài trên 09 xã
phường của huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn, trên 5.500 người dân lao
động trực tiếp bằng nghề thủy sản và khoảng 10.000 người phụ thuộc vào thu nhập
từ nguồn lợi thủy sản ven đầm, điều đó cho ta thấy rằng đầm Thị Nại có ý nghĩa rất


13

lớn trong đời sống kinh tế và xã hội của cộng đồng dân cư sinh sống tại các vùng
nước ven đầm.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của đầm Thị Nại, đã có một số công trình
nghiên cứu, các chương trình, đề tài dự án có liên quan đến môi trường, nguồn lợi
thủy sản, tính đa dạng sinh học, quy hoạch và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản…ở
nhiều mức độ khác nhau, là tài liệu quý giá trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng
vào việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các đầm ven biển trong tỉnh.
Để làm rõ cơ sở lý luận, kết quả nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến việc
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại, nhằm phân tích, đánh giá
sâu sắc và đề ra các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cho việc bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản một cách có hiệu quả. Qua tìm hiểu các công trình khoa
học, đề tài, dự án đã được công bố trong nước và nước ngoài về các vấn đề có liên
quan đến việc quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại, cụ thể như sau :
1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Đến nay, có nhiều nhà khoa học và quản lý thủy sản trên thế giới đã công bố
những công trình nghiên cứu cơ bản về đầm phá, các vấn đề về phát triển bền vững
hệ sinh thái, sử dụng và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên. Liên quan đến việc
nghiên cứu bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, các nghiên cứu khoa học và
thực tiễn trên thế giới tập trung vào các vấn đề sau :
1.4.1.1. Loại hình, điều kiện thủy văn và tính đa dạng sinh học đầm phá
Đầm phá ven biển đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên
cứu ngay từ những năm 1952 của thế kỷ XX. Đầm phá ven biển được định nghĩa là
vùng nước cạn được ngăn cách với biển bởi các vật chắn, được kết nối với biển có
dòng chảy nhỏ thông qua một hay nhiều lạch nhỏ và thường có hướng song song
với đường bờ. Theo Barnes, R.S.K (1980) [37], Kjerfve, B (1986) [46] các vùng
đầm phá ven biển chiếm 13% diện tích ven biển trên thế giới, có độ sâu trung bình
từ (1÷3)m. Việc nghiên cứu tập trung nhiều về các nghiên cứu cơ bản về loại hình
đầm phá ven biển, thủy triều, dòng chảy, môi trường và tính đa dạng sinh học của

đầm phá. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu khoa học nhằm quản lý và sử dụng đầm

14

phá có hiệu quả tại từng vùng đầm phá của các nước như Mỹ, Ý, Pháp, Brazin,
Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học biển – Ý, Đại học Viên phối hợp với
Viện nghiên cứu biển Hải Phòng cũng tiến hành nghiên cứu đánh giá các chất ô
nhiễm trong trầm tích tầng mặt tại các đầm phá miền Trung, trong đó có đầm Thị
Nại từ năm (2005÷ 2008) và đề xuất kế hoạch môi trường cho các đầm phá tại miền
trung Việt Nam [48], [49].
Các kết quả nghiên cứu trên sẽ là luận điểm để phân tích, bổ sung về hình
thái đầm phá và chứng minh tính đa dạng sinh học cho đầm Thị Nại.
1.4.1.2. Quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Quản lý nghề cá là một bộ phận quan trọng trong khoa học nghề cá, mục tiêu
của quản lý nghề cá là hướng đến việc bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bền
vững và có hiệu quả.
Theo thống kê của FAO, hầu như 50% nguồn lợi thuỷ sản thế giới đã bị khai
thác tới giới hạn và không còn khả năng tăng sản lượng; 25% nguồn lợi đã bị khai
thác quá giới hạn cho phép. Như vậy chỉ còn 25% nguồn lợi hải sản thế giới còn
khả năng tăng sản lượng khai thác (FAO, Rome, 1999). Tình trạng này là kết quả
của sự thất bại trong quá trình quản lý nghề cá nhằm đạt được sự quản lý có trách
nhiệm và có hiệu quả một cách bền vững trên thế giới. Điều này đòi hỏi tất cả các
ngư dân, cơ quan quản lý nghề cá, các nhà khoa học thủy sản cũng như những
người có trách nhiệm đối với các tác động gián tiếp làm suy thoái môi trường phải
cùng nhìn nhận trách nhiệm đối với tình trạng nghề cá và nguồn lợi thủy sản đang
trên đà suy giảm. Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm áp dụng các biện pháp kết
hợp nhằm đảo ngược xu thế này.
Thực tiễn và các nghiên cứu khoa học về quản lý khai thác và bảo vệ nguồn
lợi hợp lý đang được triển khai và áp dụng tại nhiều nước trên thế giới theo các

hướng sau:
a. Giảm số lượng tàu cá khai thác và chuyển đổi nghề nghiệp

15

Thống kê của FAO (2004), năm 2004 số lượng tàu cá trên thế giới có khoảng
4,1 triệu chiếc. Số lượng tàu cá khai thác tập trung nhiều nhất ở châu Á chiếm 85%,
sau đó đến châu Âu chiếm 8,9%.
Sự gia tăng số lượng và công suất tàu thuyền ở các nước ngày có chiều
hướng gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy giảm về nguồn lợi thủy sản. Một số
nước đã thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm số lượng tàu thuyền dư thừa.
Trung Quốc đang nỗ lực giảm số lượng tàu thuyền khai thác ven bở và số lao
động trong khai thác thủy sản sang các ngành nghề khác để hạn chế việc khai thác
quá mức. Nhiều chương trình, chính sách đã được triển khai để hỗ trợ cho ngư dân
chuyển đổi nghề, đặc biệt là việc tăng cường tập huấn cho ngư dân khai thác về
nuôi trồng thủy sản. Kết quả là số người nuôi trồng thủy sản tăng 6% năm 2002 so
với năm 2000, năm 2007 có khoảng 4% lực lượng khai thác thủy sản được chuyển
qua làm việc khác và nguồn lợi thủy sản đã được khôi phục.
Các nước công nghiệp, đặc biệt là Nhật Bản và châu Âu, lực lượng lao động
trong khai thác thủy sản giảm qua các năm qua. Số lượng người lao động thủy sản ở
Nhật Bản giảm từ năm 1991 và chỉ còn 243.320 người năm 2002. Đây là kết quả
các chương trình cắt giảm cường lực khai thác và áp dụng khoa học công nghệ tiên
tiến (FAO, 2004).
Khối liên minh châu Âu cắt giảm 2% tàu khai thác hàng năm. Số lượng tàu
cá của liên minh châu Âu giảm từ 96.000 chiếc năm 2000 xuống còn 88.701 chiếc
vào năm 2003. Trong đó có 13% là tàu lưới kéo, 6% lưới rùng, 3% lưới rê, 16% câu
giăng, còn lại là các loại nghề khai thác khác (Davidse, 2000).
Ở Nauy, có 9.569 chiếc tàu khai thác đăng ký vào 12/2002. So với năm 2000
thì số lượng tàu giảm 48% (FAO, 2004).
Từ năm (1983 ÷ 1998), Hà Lan đã giảm 32% lượng tàu thuyền và 7% cường

lực khai thác. Kết quả là ngành khai thác thủy sản Hà Lan đã tăng lợi nhuận vào
năm 1998 (Davidse, 2000).
Thực tiễn về chính sách cắt giảm số lượng tàu thuyền ở nhiều nước đã góp
phần đáng kể đến việc khôi phục nguồn lợi và tăng hiệu quả khai thác thủy sản.

×