Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tóm tắt luận án xây dựng các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm thị nại, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.97 KB, 29 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Đầm Thị Nại bao bọc bởi thành phố Quy Nhơn và huyện Tuy Phước, đầm thông với vịnh Quy Nhơn và
hướng ra biển, diện tích mặt nước là 5060 ha, hàng năm đầm Thị Nại cung cấp cho cộng đồng dân cư một
khối lượng lớn về nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh sự phát triển kinh tế, do nhu cầu sống nên một số bộ phận cư
dân ven đầm đã tiến hành các họat động khai thác thủy sản bằng nhiều công cụ, phương tiện khác nhau mang
tính chất hủy diệt để khai thác thủy sản một cách triệt để. Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng
trong lĩnh vực khai thác thủy sản và những tác động có liên quan đến nguồn lợi, môi trường thủy sản nhằm
tìm kiếm các giải pháp cụ thể, khả thi về khai thác và bảo vệ nguồn lợi có hiệu quả và bền vững tại đầm Thị
Nại là việc làm rất cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, luận án “Xây dựng các giải
pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định” được thực hiện.
2. Mục tiêu của luận án
Xây dựng các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển
nguồn lợi thủy sản; hướng đến sự phát triển nghề cá bền vững
3. Nội dung nghiên cứu của luận án :
- Hiện trạng về kinh tế - xã hội có liên quan đến hoạt động thủy sản.
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng và các tác động trong khai thác thủy sản đến nguồn lợi và môi trường
thủy sản ở đầm Thị Nại.
2
- Các họat động kinh tế khác có tác động đối với nguồn lợi và môi trường thủy sản ở đầm Thị Nại.
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại khu vực đầm Thị
Nại.
- Xây dựng các giải pháp về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy họach, kế hoạch bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tổ chức khai thác hợp lý
ở các vùng đầm phá.
- Áp dụng mô hình quản lý trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng đầm phá, với điều kiện kinh
tế - xã hội tại Việt Nam.
5. Những điểm mới của luận án
- Luận án là một công trình đầu tiên có hệ thống nghiên cứu hiện trạng kinh tế - xã hội, đánh giá tác động của


các hoạt động khai thác thủy sản, xây dựng được một phân vùng quy hoạch cho khai thác thủy sản với tổng
diện tích mặt nước khai thác 1763 ha, bố trí phù hợp số lượng tàu thuyền và nghề khai thác tại 04 khu vực khai
thác có sản lượng khai thác bền vững tương ứng với cường lực khai thác hợp lý.
- Luận án đã xây dựng được một Quy chế quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đề xuất xây
dựng một mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản đầm Thị Nại bao gồm 09 xã, phường thuộc huyện Tuy
Phước và thành phố Quy Nhơn, áp dụng thí điểm triển khai mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản khu
vực Bắc đầm Thị Nại.
3
6. Bố cục của luận án
Nội dung của luận án được trình bày 126 trang, phần mở đầu (5 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề
nghiên cứu (38 trang); Chương 2: Phương pháp nghiên cứu (12 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và
thảo luận (62 trang); Kết luận và đề xuất (3 trang); Danh mục công trình công bố của tác giả (1 trang); Tài
liệu tham khảo (5 trang) gồm 36 tài liệu bằng tiếng Việt và 15 tài liệu bằng tiếng Anh. Có 37 bảng biểu, 28
hình vẽ và đồ thị, 6 phụ lục.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên đầm Thị Nại
Đầm Thị Nại có chiều dài 16 km, nơi tiếp giáp giữa hai làn nước mặn và ngọt qua cửa biển Quy
Nhơn, thể hiện những nét đặc trưng về một hệ sinh thái của vùng đất ngập nước ở khu vực miền Trung Việt
Nam.
1.2. Nguồn lợi thủy sản vùng nước đầm Thị Nại
Đầm Thị Nại có 185 loài thực vật phù du, 64 động vật phù du, 181 loài động vật đáy, 136 loài rong
biển và thực vật bậc cao, 100 loài động vật thân mềm, 119 loài cá và 14 loài tôm…
1.3. Các hệ sinh thái đặc trưng trong đầm Thị Nại
Hệ sinh thái đặc trưng của đầm Thị Nại là rừng ngập mặn và thảm cỏ biển.
4
1.4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước
1.4.1.1. Loại hình, điều kiện thủy văn và tính đa dạng sinh học.
1.4.1.2. Quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản : Giảm số lượng tàu cá khai thác và chuyển đổi nghề
nghiệp ; Áp dụng các mô hình toán trong quản lý khai thác thủy sản ; Áp dụng hệ thống quản lý nghề cá có

trách nhiệm ; Áp dụng hệ thống quản lý khai thác theo hạn ngạch ; Áp dụng mô hình quản lý có sự tham
gia của cộng đồng ;Ban hành các chính sách về quản lý nghề cá bền vững
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước
1.4.2.1. Các nghiên cứu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản : Xác định khu vực cấm khai thác ; Sử
dụng kích thước mắt lưới khai thác phù hợp
1.4.2.2. Các chính sách về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
1.4.2.3. Một số mô hình đồng quản lý NLTS tại Việt Nam : Mô hình đồng quản lý Khu bảo tồn biển Rạn
Trào huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa ; Mô hình phát triển nghề cá dựa vào cộng đồng tại đầm phá Thừa
Thiên Huế ; Một số mô hình đồng quản lý nghề cá được xây dựng từ chương trình FSPS II giai đoạn từ
( 2006- 2012)
1.4.2.4. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá ven bờ tại Bình Định : Xây
dựng Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình
5
Định ; Công tác tuyên truyền giáo dục ; Xây dựng mô hình đồng quản lý ; Xử lý các hành vi vi phạm
trong lĩnh vực thủy sản.
1.4.2.5. Một số mô hình đồng quản lý NLTS tại Bình Định : Mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản tại
đầm Trà Ổ huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định ; Mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản ven biển tại xã
Nhơn Hải – thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định
1.4.2.6. Các nghiên cứu có liên quan về đầm Thị Nại
- Nghiên cứu về cấu trúc, môi trường, hệ sinh thái đầm phá ven biển miền trung của Việt Nam trong đó
có đầm Thị Nại, nổi bật từ năm 1985 đến nay là các công trình nghiên cứu về đầm phá của Viện Tài
nguyên môi trường biển [7], [8],[9], [23].
- Trần Thị Thu Hà [14], chủ nhiệm đề tài : “Điều tra khảo sát và nghiên cứu phục hồi sinh thái, sử dụng
hợp lý và bảo tồn nguồn lợi vùng Cồn Chim, Đầm Thị Nại tỉnh Bình Định”.
- Nguyễn Tác An [1], Xây dựng phương án quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Bình Định.
- Đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xây dựng các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững
tại đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định [27].
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Điều tra, thu thập, khảo sát các thông tin có

liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn
lợi thủy sản tại đầm Thị Nại
Phân tích, đánh giá
Đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
tại đầm Thị Nại
Các vấn đề về kinh
tế- xã hội có liên
quan đến hoạt động
thủy sản trong cộng
đồng dân cư
Hoạt động khai thác
thủy sản và các tác
động đến môi trường
và nguồn lợi thủy sản
Công tác bảo vệ
và phát triển
nguồn lợi thủy
sản tại đầm Thị
Nại
Các hoạt động khác
có liên quan đến
môi trường và
nguồn lợi thủy sản
Phân vùng khai
thác thủy sản
Xây dựng Quy chế Khai thác và
bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Xây dựng mô hình
đồng quản lý
6

2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
7
2.2. Tiếp cận nghiên cứu
2.2.1. Tiếp cận theo định hướng phát triển khai thác bền vững :
Gia tăng hiệu quả khai thác, bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản và góp phần xoá đói giảm
nghèo, tạo ra sinh kế bền vững.
2.2.2. Tiếp cận mô hình đồng quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản :
Tiếp cận thực tiễn các kết quả một số mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản đã thành công của
các nước trên thế giới, cũng như các mô hình đã xây dựng tại Việt Nam, đặc biệt là các mô hình đồng quản
lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Trà Ổ - huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định mang những nét tương đồng về đầm
phá.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp phân tích, đánh giá các vấn đề về kinh tế- xã hội có liên quan đến hoạt động thủy
sản trong cộng đồng dân cư tại đầm Thị Nại
- Sử dụng phiếu điều tra kinh tế - xã hội ( Phụ lục 1.1)
- Sử dụng phiếu thu thập thông tin chung về các xã, phường quanh đầm Thị Nại (Phụ lục 1.4).
2.3.2. Phương pháp đánh giá thực trạng hoạt động khai thác thủy sản và các tác động đến môi
trường và nguồn lợi thủy sản
- Sử dụng mẫu phiếu điều tra khảo sát nghề khai thác ở khu vực đầm Thị Nại ( Phụ lục 1.2), kết hợp với
thông tin quản lý nghề cá của các xã, phường quanh đầm.
- Sản lượng khai thác tại đầm Thị Nại từ năm (2005-2011) [24].
8
- Tổ chức thu mẫu sản phẩm khai thác 80 phương tiện với 04 nghề đại diện : lồng xếp, rê đơn, rê ba lớp, xiết
máy.
- Tính toán sản lượng bền vững tối đa ứng với cường lực khai thác hợp lý theo mô hình Schaefer và mô hình
Fox [17], [41].
2.3.3. Phương pháp đánh giá các hoạt động khác tác động đến môi trường và nguồn lợi thủy sản
- Báo cáo tổng kết thủy sản năm 2008,2009,2010,2011 về nuôi trồng thủy sản của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá sức tải môi trường đầm Thị Nại phục vụ phát triển bền vững” thuộc đề tài
[27]

2.3.4. Phương pháp đánh giá thực trạng về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực đầm Thị
Nại
- Sử dụng mẫu phiếu điều tra phỏng vấn về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại ( Phụ lục
1.3 ).
- Sử dụng nhóm điều tra qua việc phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn gia đình, phỏng vấn nhóm ngư dân .
2.3.5. Xây dựng các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên đầm Thị Nại
2.3.5.1. Phân vùng khai thác trên đầm Thị Nại.
Sử dụng các kết quả nghiên cứu của luận án, các tài liệu có liên quan đến nguồn lợi thủy sản trên đầm Thị
Nại; Khảo sát thực địa các vùng nước khai thác tại đầm Thị Nại; Kết quả đánh giá về sản lượng bền vững tối
9
đa ứng với cường lực khai thác hợp lý trên các vùng nước trên đầm Thị Nại; Các văn bản về bảo vệ nguồn
lợi thủy sản bố trí số lượng tàu thuyền, nghề khai thác tại các vùng nước; Xây dựng bản đồ phân vùng khai
thác .
2.3.5.2. Phương pháp xây dựng Quy chế quản lý và khai thác nguồn lợi thủy sản trên đầm Thị Nại: Lập đề
cương quy chế ; Thu thập văn bản liên quan nhằm làm cơ sở pháp lý và khoa học cho việc xây dựng quy chế;
Khảo sát thực tiễn; Dự thảo quy chế và tổ chức hội thảo; Hoàn chỉnh dự thảo quy chế quản lý khai thác và
bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại .
2.3.5.3. Xây dựng mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản : Xây dựng mô hình tổng thể về tổ chức đồng
quản lý nguồn lợi thủy sản trên phạm vi 09 xã, phường quanh đầm Thị Nại. Lựa chọn 04 xã : Phước Thuận,
Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thắng thuộc huyện Tuy Phước tiến hành triển khai thí điểm về mô hình đồng
quản lý nguồn lợi thủy sản.
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học bằng phần mềm EXEL để xử lý, tính toán các số liệu điều
tra, phỏng vấn và vẽ bản đồ bằng phần mềm Map Information.
10
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các vấn đề về kinh tế - xã hội có liên quan đến cộng đồng dân cư tại đầm Thị Nại
Mạng lưới giao thông giữa các xã trong đầm rất thuận tiện, hầu hết đều đã được bê tông hóa, điện lưới
quốc gia đã về đến tận thôn xóm với tỉ lệ 98%. Lực lượng lao động khá dồi dào chiếm trung bình 51,82 %
dân số trong 09 xã phường.

Tổng diện tích đất của 09 xã, phường ven đầm Thị Nại là: diện tích 15.526,81 ha và dân số: 161.663
người, mật độ dân số trung bình 1041 người/km
2
. Các xã, phường có cơ cấu nông nghiệp, thủy sản chiếm tỉ
lệ cao tập trung tại các xã thuộc huyện Tuy Phước, trong đó tại xã Phước Thuận (nông nghiệp chiếm 60 %,
thủy sản chiếm 20%), xã Phước Hòa (nông nghiệp chiếm 55,10%, thủy sản chiếm 11,30%), xã Phước Sơn
(nông nghiệp chiếm 53,79%, thủy sản chiếm 28,00%) xã Phước Thắng (nông nghiệp chiếm 76,50%, thủy sản
chiếm 13,50%) .Tỉ lệ hộ nghèo 04 xã: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Thắng, Phước Hòa thuộc địa bàn
huyện Tuy Phước có tỉ lệ cao so với các xã phường của thành phố Quy Nhơn, phần lớn các xã quanh đầm có
các hoạt động thủy sản chiếm tỉ lệ khá cao. Tập trung lớn nhất ở hai xã Phước Sơn (12,21%), Phước Thuận
(11,88%) đây là hai xã có tỉ lệ hộ tham gia thủy sản cao.
Thu nhập bình quân đầu người đối với hộ làm nghề khai thác khoảng 10 triệu đồng/năm, hộ làm nghề
nuôi trồng thủy sản khoảng 12 triệu đồng/năm. So với nghề nông, nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản có
mức thu nhập bình quân cao hơn.
11
3.2. Hiện trạng khai thác thủy sản và những tác động đến môi trường và nguồn lợi thủy sản
3.2.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản tại đầm Thị Nại
3.2.1.1. Phân bố tàu thuyền tại các địa phương
Tập trung số lượng lớn tàu thuyền khai thác thủy sản trên đầm Thị Nại tại các xã thuộc huyện Tuy
Phước: Phước Sơn (287 thuyền, chiếm 21,55%); Phước Hòa (330 thuyền, chiếm 24,77%); Phước Thuận
(321 thuyền, chiếm 24,10%). Đối với các xã, phường thuộc thành phố Quy Nhơn (Hải Cảng, Nhơn Hội,
Đống Đa, Nhơn Bình ) chỉ chiếm tỉ lệ thấp 19,82%.
3.2.1.2. Các thông số cơ bản của tàu thuyền khai thác : Tàu thuyền khai thác thủy sản không gắn máy có
chiều dài từ ( 3,0 ÷ 4,5)m, vỏ tàu thường vỏ nhôm và nan tre đan. Sử dụng các mái chèo để đẩy tàu.
Tàu thuyền khai thác thủy sản gắn máy chủ yếu là vỏ gỗ, loại hai sỏ có chiều dài Lmax= ( 5,0 ÷
13,50 )m, chiều rộng Bmax= ( 1,0 ÷ 3,10 )m, chiều cao mạn D= ( 0,3 ÷ 1,10 )m. Tàu lắp máy chủ
yếu là máy Đông Phong có công suất ( 6 ÷ 24 ) mã lực.
3.2.1.3. Cơ cấu nghề theo địa phương có thuyền khai thác thủy sản: Tàu thuyền khai thác thủy sản tại
đầm Thị Nại chủ yếu có 07 loại nghề: lồng xếp, lưới rê đơn, rê ba lớp, đón, rớ, cào don- dắc, xiết.
Trong đó các nghề chiếm tỷ lệ lớn: lồng xếp 57,81%; xiết 15,69%, lưới rê đơn 9,01%; lưới rê ba

lớp 5,93%.Nghề cào don, dắt chiếm tỉ lệ 5,41 %, sản phẩm là nhuyễn thể hai mãnh vỏ.
3.2.1.4. Sản phẩm thủy sản thu theo nghề
12
Phân tích số liệu thu thập từ 80 phiếu điều tra nghề khai thác thủy sản: 50 thuyền khai thác lồng xếp,
15 thuyền khai thác lưới rê đơn, 10 thuyền khai thác lưới rê ba lớp, 5 thuyền khai thác lưới xiết. Sản phẩm
thu được trong một ngày đêm của 01 thuyền nghề được thể hiện tại bảng 3.10 .
Bảng 3.10. Sản phẩm khai thác trong một ngày đêm của 01 thuyền nghề
TT
Kích thước mắt lưới
phần thu và sản phẩm
Nghề khai thác
Lồng
xếp
Lưới rê
đơn
Lưới rê
ba lớp
Lưới xiết
máy
1 Mắt lưới 2a ( mm ) (10÷15) (40÷60) 30 (10÷15)
2 Tổng sản lượng khai
thác 1 tàu/ 1 ngày ( kg )
- Lớn nhất 10,00 8,00 12,50 20,00
- Nhỏ nhất 3,40 3,20 5,60 13,60
- Trung bình 6,09 5,46 8,46 16,42
3 Sản lượng tôm cá chưa
trưởng thành khai thác 1
tàu/ 1 ngày ( kg )
- Lớn nhất 5,80 1,20 4,20 14,50
- Nhỏ nhất 2,20 0,40 2,00 9,50

- Trung bình 3,64 0,75 2,85 11,70
4 Tỉ lệ tôm cá chưa
trưởng thành khai thác 1
tàu/ 1 ngày ( % )
- Lớn nhất 69,23 15,00 36,05 72,73
- Nhỏ nhất 49,23 10,71 31,71 68,97
- Trung bình 60,48 13,69 33,80 71,09
13
3.2.2. Sản lượng khai thác thủy sản trên Đầm Thị Nại
Bảng 3.12. Sản lượng và cường lực khai thác trên đầm Thị Nại
từ năm 2005 đến 2011
TT Sản lượng và cường lực
khai thác
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
01 Sản lượng khai thác Yi (tấn) 6350 6410 6508 7115 7090 7065 5940
02 Cường lực khai thác f
i

(Tổng
số tàu khai thác trong năm)
920 996 1102 1242 1275 1332 1397
03 Yi / fi sản lượng trên cường lực
khai thác.
6,90 6,44 5,91 5,73 5,56 5,30 4,25
Theo chiều gia tăng của phương tiện từ năm ( 2005 ÷ 2011) tại bảng 3.12, trung bình sản lượng trên 01
phương tiện giảm dần cho ta thấy nguồn lợi thủy sản trên đầm Thị Nại ngày càng suy giảm, hiệu quả các
nghề khai thác thủy sản giảm dẫn đến đời sống cộng đồng ngư dân ngày càng khó khăn.
3.2.2.1. Sản lượng bền vững tối đa (MSY) ứng với cường lực khai thác hợp lý (F
MSY
) tại khu vực vịnh
Mai Hương ( Vùng 1 )
Sản lượng khai thác bền vững 1373 tấn tương ứng với cường lực khai thác F
MSY
là 265 tàu cho vùng
1. So với tàu thuyền đang khai thác năm 2011 ở vùng 1 hiện nay, số tàu đã vượt quá cường lực khai thác cho
phép là 53 tàu.
3.2.2.2. Sản lượng bền vững tối đa (MSY) ứng với cường lực khai thác hợp lý (F
MSY
) tại khu vực bờ
Tây đầm (vùng 2)
14
Sản lượng khai thác bền vững 2596 tấn tương ứng với cường lực khai thác F
MSY
là 421 tàu cho vùng
2. So với tàu thuyền đang khai thác năm 2011 ở vùng 2 hiện nay, số tàu đã vượt quá cường lực khai thác cho
phép là 36 tàu.
3.2.2.3. Sản lượng bền vững tối đa (MSY) ứng với cường lực khai thác hợp lý (F
MSY

) tại khu vực cồn
giữa đầm (vùng 3)
Sản lượng khai thác bền vững 1341 tấn tương ứng với cường lực khai thác F
MSY
là 272 tàu cho vùng
3. So với tàu thuyền đang khai thác năm 2011 ở vùng 3 hiện nay, số tàu đã vượt quá cường lực khai thác cho
phép là 36 tàu.
3.2.2.4. Sản lượng bền vững tối đa (MSY) ứng với cường lực khai thác hợp lý (F
MSY
) tại khu vực bờ
Đông đầm (vùng 4).
Sản lượng khai thác bền vững 1550 tấn tương ứng với cường lực khai thác F
MSY
là 222 tàu cho vùng
4. So với tàu thuyền đang khai thác năm 2011 ở vùng 4 hiện nay, số tàu đã vượt quá cường lực khai thác cho
phép là 92 tàu.
3.2.3. Tác động của việc khai thác thủy sản đến môi trường và nguồn lợi thủy sản trên Đầm Thị Nại
- Hai loại hình khai thác: xiết máy và xiết thuyền thủ công kết hợp xung điện khai thác ở vùng triều ven bờ
cũng như các khu vực khác quanh đầm Thị Nại vẫn đang tồn tại, đây là loại hình khai thác mang tính hủy
15
diệt sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ ở phần thu cá 2a =(10÷15) mm, kết hợp dùng nguồn điện từ máy phát
trên tàu hoặc ắc quy có dòng điện lớn để khai thác.
- Nghề lồng xếp với số lượng 770 thuyền khai thác, kích thước mắt lưới ở phần thu cá 2a=(10÷15) mm, sản
lượng tôm, cá chưa trưởng thành chiếm tỉ lệ 60,48 % sản lượng thủy sản khai thác được.
- Nghề lưới rê ba lớp với số lượng 79 thuyền khai thác, kích thước mắt lưới ở phần thu cá của túi lưới có
kích thước mắt lưới 2a= 30mm nhỏ hơn kích thước mắt lưới theo quy định. Sản lượng tôm, cá nhỏ chưa
trưởng thành chiếm tỉ lệ 33,80 % sản lượng thủy sản khai thác được vượt quá quy định cho phép.
- Tổng số phương tiện gắn máy làm nghề cào don dắc trong đầm là 72 chiếc. Với hình thức khai thác này,
nghề cào đã xáo trộn, đảo lộn nền đáy, phá hủy các thảm cỏ biển và làm suy thoái môi trường.
3.3. Các hoạt động khác tác động đến nguồn lợi thủy sản trên đầm Thị Nại.

Các hoạt động: nuôi trồng thủy sản, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, dư lượng hoá chất bảo
vệ thực vật, phân bón hóa học, dầu xả thải từ các cảng biển, hoạt động của dự án khu kinh tế Nhơn Hội làm
cho môi trường tại các vùng nước trong đầm Thị Nại ngày càng có xu hướng biến đổi xấu, vượt quá sức tải
môi trường và có tác động xấu đến nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại.
3.4. Công tác bảo vệ và phát triển NLTS tại đầm Thị Nại
- Hiểu biết về môi trường và nguồn lợi thủy sản vẫn ở mức độ thấp.
16
- Việc khai thác bằng các hình thức đánh bắt mang tính hủy diệt như: xung điện, chất nổ, chất độc, khai thác
các đối tượng thủy sản chưa trưởng thành, cá đang trong thời kỳ sinh sản được người dân hiểu rõ, chủ yếu
tập trung ở những người dân khai thác bằng nghề thủ công.
- Sự tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản của chính quyền địa phương các xã, phường quanh đầm Thị Nại còn
rất thụ động, thiếu lực lượng, phương tiện tuần tra kiểm soát và ít liên tục, thường xuyên, chưa xử lý kiên
quyết các trường hợp vi phạm.
- Việc tuyên truyền các văn bản về bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương chưa thiết thực, chưa đi sâu vào
trọng tâm.
- Cộng đồng ngư dân vẫn chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Các đề xuất của cộng đồng ngư dân dựa trên những thực tế: vận động nhân dân các xã tham gia tích cực
bảo vệ nguồn lợi thủy sản đặc biệt là những người hành nghề thủy sản; xây dựng quy chế bảo vệ nguồn lợi
thủy sản tại đầm Thị Nại, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho mọi tầng lớp, cộng đồng dân
cư quanh đầm.
3.5. Các giải pháp về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại
3.5.1. Xây dựng Quy chế quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Nội dung quy chế Quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại tỉnh Bình Định
( phụ lục 3 ). Quy chế gồm 7 chương, 21 điều
17
3.5.2. Phân vùng khai thác thủy sản tại đầm Thị Nại
- Vùng 1 (Khu vực khai thác đầm Mai Hương) : Sản lượng khai thác bền vững 1373 tấn tương ứng với
cường lực khai thác F
MSY
là 265 tàu. Trong đó bố trí 177 tàu có lồng xếp (kích thước mắt lưới ở phần thu cá

2a=18mm), lưới rê đơn 48 tàu và lưới rê ba lớp 30 tàu (kích thước mắt lưới ở phần lưới giữa 2a=45mm),
nghề đón, rớ: 10 tàu.
- Vùng 2 (Khu vực khai thác bờ Tây đầm Thị Nại) : Sản lượng khai thác bền vững 2596 tấn tương ứng với
cường lực khai thác F
MSY
là 421 tàu . Trong đó bố trí 240 tàu có lồng xếp (kích thước mắt lưới ở phần thu cá
2a=18mm ), lưới rê đơn 80 tàu và lưới rê ba lớp 21 tàu ( kích thước mắt lưới ở phần lưới giữa 2a=45mm ),
nghề cào don không lắp máy 50 tàu, nghề đón, rớ: 30 tàu
- Vùng 3 ( Khu vực khai thác cồn giữa đầm Thị Nại) :Sản lượng khai thác bền vững 1341 tấn tương ứng với
cường lực khai thác F
MSY
là 272 tàu. Trong đó bố trí 117 tàu có lồng xếp (kích thước mắt lưới ở phần thu cá
2a=18mm ), lưới rê đơn 80 tàu và lưới rê ba lớp 25 tàu ( kích thước mắt lưới ở phần lưới giữa 2a=45mm ),
nghề cào don không lắp máy 20 tàu, nghề đón, rớ: 30 tàu
- Vùng 4 (Khu vực khai thác bờ Đông đầm Thị Nại) : Sản lượng khai thác bền vững 1550 tấn tương ứng với
cường lực khai thác F
MSY
là 222 tàu. Trong đó bố trí 123 tàu có lồng xếp (kích thước mắt lưới ở phần thu cá
2a=18mm ), lưới rê đơn 60 tàu và lưới rê ba lớp 25 tàu ( kích thước mắt lưới ở phần lưới giữa 2a=45mm ),
nghề cào don không lắp máy 2 tàu, nghề đón, rớ: 12 tàu
Bảng 3.34. Bố trí số tàu và nghề khai thác theo phân vùng khai thác vùng nước đầm Thị Nại
TT Nghề Số tàu năm Số tàu theo phân vùng Số tàu
18
2011 ( chiếc )
Vùng
1
Vùng
2
Vùng
3

Vùng
4
Tổng
cộng
1 Lồng xếp 835 177 240 117 123 657 178
2 Lưới rê đơn 120 48 80 80 60 268 -148
3 Rê ba lớp 79 30 21 25 25 101 -22
4 Đón 52 6 20 20 6 52 0
5 Rớ 30 4 10 10 6 30 0
6 Cào don 72 0 50 20 2 72 0
7 Xiết thuyền 209 0 0 0 0 0 209
Tổng cộng 1397 265 421 272 222 1180
Tại bảng 3.34 cho ta thấy :Tàu thuyền năm 2011 tăng 65 chiếc khai thác bằng nghề lồng xếp so với năm
2010; Số thuyền làm nghề xiết kết hợp xung điện không được bố trí trong phân vùng khai thác; Số thuyền
cào don vẫn giữ nguyên nhưng không được sử dụng máy khi cào don; Giảm thiểu khoảng 178 thuyền nghề
lồng xếp và sử dụng thay thế phần đụt có kích thước mắt lưới 2a= 18mm; Số thuyền nghề đón, rớ giữ nguyên
không thay đổi trong việc phân vùng.
3.5.3. Xây dựng mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại
3.5.3.1. Mục tiêu
Quản lý, bảo vệ và phát triển có hiệu quả nguồn lợi thủy sản vùng đầm Thị Nại.
3.5.3.2. Phạm vi mô hình: Số lượng xã, phường tham gia mô hình: Toàn bộ 09 xã, phường ven đầm Thị
Nại: xã Nhơn Hội, phường Hải Cảng, phường Nhơn Bình, phường Thị Nại, phường Đống Đa, xã Phước
19
Thắng, xã Phước Hoà, xã Phước Sơn, xã Phước Thuận. Mỗi xã, phường thành lập một Nhóm hạt nhân
đồng quản lý.
3.5.3.3. Cơ cấu tổ chức của mô hình đồng quản lý NLTS
Cơ cấu tổ chức mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản (hình 3.23) về cơ bản có 03 thành phần
chính:
- Cấp chính quyền: UBND huyện,thành phố; UBND các xã, phường. Nhiệm vụ chính của cấp chính quyền
tổ chức triển khai thực hiện Quy chế quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và mô hình đồng quản

lý nguồn lợi thủy sản đầm Thị Nại trên địa bàn, vùng nước được giao quản lý; Tổ chức hỗ trợ, giám sát
Nhóm hạt nhân thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Cơ quan và các tổ chức chuyên môn : Chi cục Khai thác và BVNL thủy sản, Cơ quan nghiên cứu, các tổ
chức dự án liên quan đến thủy sản hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu, phối hợp giám sát, kiểm tra
việc thực thi; tài trợ cho các hoạt động của mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản.
- Nhóm hạt nhân đồng quản lý : triển khai các hoạt động truyền thông, kiểm tra và giám sát việc thực hiện
quy chế cộng đồng tại địa phương, đồng thời tham gia góp ý xây dựng và điều chỉnh các chính sách quản lý
nguồn lợi thủy sản cấp cộng đồng.
Hình 3.23. Sơ đồ cơ cấu tổ chức mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản đầm Thị Nại
Hình 3.23. Sơ đồ cơ cấu tổ chức mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản đầm Thị Nại
20
Hình 3.23. Sơ đồ cơ cấu tổ chức mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản đầm Thị Nại
21
3.5.3.4. Tiến trình thực hiện mô hình đồng quản lý NLTS
Xây dựng mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại là một quá trình được tiến hành
trong một khoảng thời gian khá dài ( ít nhất là 03 năm ), với nhiều họat động xen kẽ và phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện kinh tế - xã hội, nhận thức cộng đồng dân cư, quy mô vùng nước, nguồn lợi thủy sản và truyền
thống, phong tục tập quán tại từng địa phương; năng lực cán bộ tổ chức cộng đồng…Trong quá trình triển
khai có thể điều chỉnh, bổ sung và đánh giá rút kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện hơn và phát huy vai trò
của mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản.
Do đặc điểm của đầm Thị Nại nằm trong khu vực hành chính của huyện Tuy Phước và thành phố
Quy Nhơn và 09 xã phường có liên quan, địa bàn rộng trên 5000 ha, nên việc xây dựng mô hình đồng quản
lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại theo hướng xây dựng tổng thể chung cho toàn đầm và tổ chức tiến
hành chọn triển khai xây dựng thí điểm tại huyện Tuy Phước cho 04 xã : Phước Thắng, phước Sơn, Phước
Thuận, Phước Hòa. Sau 03 năm triển khai thực hiện, tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm và phối hợp với các
xã, phường của thành phố Quy Nhơn tổ chức nhân rộng và liên kết các xã, phường tạo thành một mô hình
đồng quản lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại.
3.5.4. Triển khai thí điểm mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản khu vực Bắc đầm Thị Nại -
huyện Tuy Phước
3.5.4.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ

22
a. Sơ đồ tổ chức: Toàn bộ 4 xã phía Bắc đầm Thị Nại là Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước
Thắng thuộc huyện Tuy Phước đều tham gia trong mô hình đồng quản lý thí điểm. Tổ chức đồng quản lý
nguồn lợi thủy sản khu vực Bắc đầm Thị Nại hình 3.24 gồm Hội đồng điều hành liên xã và 4 nhóm đồng
quản lý ở 4 xã tham gia mô hình.
Hình 3.24. Sơ đồ tổ chức mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản
khu vực Bắc đầm Thị Nại
UBND xã
Phước Thắng
UBND xã
Phước Hòa
UBND xã
Phước Sơn
UBND xã
Phước Thuận
Hội đồng điều hành liên xã quản lý nguồn
lợi thủy sản phia Bắc đầm Thị Nại
UBND huyện
Tuy Phước
Chi cục Khai thác và
BVNL Thủy sản
Phòng Nông nghiệp và
PTNT huyện Tuy Phước
Nhóm hạt nhân đồng
quản lý NLTS xã
Phước Thuận
Cộng đồng dân cư sử dụng nguồn lợi thủy sản trên đầm Thị Nại
Nhóm hạt nhân đồng
quản lý NLTS xã
Phước Sơn

Nhóm hạt nhân đồng
quản lý NLTS xã
Phước Hòa
Nhóm hạt nhân đồng
quản lý NLTS xã
Phước Thắng
23
b. Chức năng và nhiệm vụ
- UBND huyện Tuy Phước: chỉ đạo xây dựng mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản khu vực Bắc
đầm Thị Nại trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương.
- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tuy Phước: Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành ( Chi cục
Khai thác và BVNL Thủy sản) tham mưu cho UBND huyện quyết định các vấn đề có liên quan đến xây
dựng mô hình đồng quản lý. Trực tiếp tham gia Hội đồng quản lý nguồn lợi thủy sản liên xã khu vực Bắc
đầm Thị Nại, cùng UBND các xã: Phước hòa, Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Thuận triển khai các hoạt
động xây dựng mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản khu vực Bắc đầm Thị Nại.
- Chi cục Khai thác và BVNL Thủy sản Bình Định: Tham mưu, phối hợp Phòng Nông nghiệp và PTNT
huyện tổ chức triển khai các hoạt động đồng quản lý nguồn lợi thủy sản đầm Thị Nại; hỗ trợ, tư vấn chuyên
môn cho Hội đồng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản liên xã, UBND các xã, các Nhóm đồng quản lý nguồn
lợi thủy sản thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Ủy ban nhân dân các xã : Trực tiếp tham gia Hội đồng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản liên xã khu vực
Bắc đầm Thị Nại, có trách nhiệm triển khai các hoạt động xây dựng mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy
sản khu vực Bắc đầm Thị Nại trên địa bàn vùng nước được giao quản lý và tổ chức hỗ trợ, giám sát Nhóm
đồng quản lý nguồn lợi thủy sản của xã thực hiện các nhiệm vụ được giao .
24
- Hội đồng điều hành liên xã quản lý nguồn lợi thủy sản khu vực Bắc đầm Thị Nại do UBND huyện Tuy
Phước ra quyết định thành lập và ban hành kèm theo Quy chế hoạt động của Hội đồng điều hành liên xã .
Hội đồng điều hành đồng quản lý nguồn lợi thủy sản liên xã khu vực Bắc đầm Thị Nại là tổ chức đại diện
cho chính quyền và cộng đồng dân cư các xã ven đầm có chức năng tham mưu giúp UBND huyện Tuy
Phước thực hiện các nhiệm vụ: Điều hành chung các công việc có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản ở cấp độ toàn bộ vùng Bắc đầm Thị Nại; Đề xuất giải quyết các vấn đề phát sinh

giữa các xã trong quá trình thực hiện Quy chế, các mâu thuẫn phát sinh trong các vùng nước giáp ranh giữa
các xã ;Tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện cho UBND huyện theo định kỳ hàng quý, sáu tháng
và cả năm.
- Nhóm đồng quản lý nguồn lợi thủy sản được thành lập tại 04 xã : Phước Hòa, Phước Thắng, Phước
Thuận, Phước Sơn. Mỗi xã có 01 nhóm gồm ( 8 ÷12 ) thành viên, trong đó có 01 nhóm trưởng, 01 nhóm phó.
Nhóm đồng quản lý nguồn lợi thủy sản xã: Đại diện cho cộng đồng nhân dân của các thôn ven đầm thuộc địa
bàn xã tham gia cùng chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý nhằm bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản vùng đầm Thị Nại. Trực tiếp tham gia, hỗ trợ UBND xã thực hiện các nhiệm vụ: Truyền thông
cộng đồng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế quản lý, bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đầm Thị Nại trên địa bàn, vùng nước thuộc xã quản lý; Tham gia các hoạt
động tuần tra, kiểm soát do UBND xã tổ chức; Giám sát hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn thuộc xã
quản lý.
25
3.5.5. Đánh giá ban đầu về hiệu quả thực hiện mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản khu vực Bắc
đầm Thị Nại.
3.5.5.1. Mức độ đồng quản lý đạt được
- Chính quyền địa phương các xã Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận, Phước Sơn đã làm tốt vai
trò xây dựng văn bản pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng đầm Thị Nại, tổ chức phổ biến tuyên
truyền và hướng dẫn thực hiện các quy định của nhà nước cũng như tham gia xây dựng các quy ước cộng
đồng trong quản lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại. So với trước khi thực hiện đồng quản lý, mức độ
quan tâm đến công tác quản lý nguồn lợi thủy sản của chính quyền các cấp tăng rõ rệt.
- Về phía tổ chức cộng đồng ngư dân ( Hội đồng điều hành liên xã, các nhóm nhóm hạt nhân đồng
quản lý) đã vào cuộc, từng bước nắm giữ vai trò triển khai thực hiện việc tham gia vào công tác quản lý
nguồn lợi thủy sản thông qua cung cấp thông tin, đóng góp xây dựng văn bản pháp luật, xây dựng quy
hoạch, đề xuất chính sách… trong đó quan trọng nhất là đóng góp ý kiến xây dựng Quy ước cộng đồng về
bảo vệ, khai thác hợp lý và bền vững nguồn lợi thủy sản vùng đầm Thị Nại. Các nhóm hạt nhân đồng quản lý
xã đã chủ động phát hiện, báo tin và tích cực hỗ trợ cho chính quyền địa phương tuần tra, kiểm soát, ngăn
chặn và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Đối với cộng đồng, ngư dân được mời tham gia bàn bạc hoặc đóng góp ý kiến các quy định hoặc
chính sách về quản lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại đều được thông qua ý kiến của cộng đồng.

3.5.5.2. Mức độ hiệu quả đạt được

×