Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441 KB, 87 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền
kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành xây dựng không chỉ đơn thuần là những công
trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà
còn là những công trình có tính thẩm mỹ cao. Ở nước ta hiện nay, cơ sở hạ tầng có sự
phát triển đáng kể, điều đó có nghĩa là vốn đầu tư xây dựng có bản gia tăng. Vấn đề
đặt ra là làm sao để quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, khắc phục được tình
trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp phải trải qua
nhiều giai đoạn (thiết kế, thi công, nghiệm thu…) thời gian kéo dài.
Trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế mở, các doanh nghiệp nói chung và
các doanh nghiệp xây dựng nói riêng hoạt động trong môi trường đầy phức tạp,
nhiều biến động và rủi ro. Doanh nghiệp xây dựng phải chủ động trong kinh doanh,
phải tự quyết định các vấn đề kinh tế tài chính có liên quan đến sự tồn tại của doanh
nghiệp, do đó thông tin để làm cơ sở cho các quyết định phải là thông tin nhiều mặt
và hữu ích. Những thông tin này không chỉ trong khuôn khổ hạch toán kế toán, mà
nó còn mang tính hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và không loại trừ các chỉ
tiêu tài chính. Các thông tin này có thể được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: từ
các nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính, các chuyên viên tiếp thị, sản xuất và một
nguồn thông tin quan trọng là thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Trong
đó, thông tin kế toán trong doanh nghiệp có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các
nhà quản trị để thực hiện các hoạt động quản lý thông qua các mục tiêu chủ yếu của
kế toán quản trị mà cụ thể là kế toán quản trị chi phí như sau: Cung cấp thông tin
cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định; Trợ giúp nhà quản trị trong việc
điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức; Thúc đẩy các nhà quản trị đạt được
các mục tiêu của doanh nghiệp; Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý
và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong doanh nghiệp.
1
Ta thấy kế toán quản trị chi phí chiếm vai trò không nhỏ trong quá trình hoạt


động của doanh nghiệp. Tại nhiều quốc gia, áp dụng kế toán quản trị chi phí trong
doanh nghiệp là không hề mới, tuy nhiên tại Việt Nam, kế toán quản trị chỉ thực sự
được tìm hiểu vào đầu những năm 90 và được nghiên cứu có hệ thống từ năm 1999.
Hơn nữa, kế toán quản trị chi phí vẫn còn là mới mẻ đối với các doanh nghiệp xây
dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tại các doanh nghiệp này, kế toán quản trị chi phí
chủ yếu phục vụ cho mục tiêu tài chính thông qua việc lập các báo cáo tài chính
mang tính tổng quát vào cuối kỳ. Mặc dù hệ thống kế toán quản trị đã có những
biểu hiện nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn khá mới mẻ cả về lý luận và thực
tiễn, thông tin về chi phí chưa thực sự mang tính phân tích, dự báo tương lai và đặc
biệt chưa thực sự có ích cho nhà quản trị ra quyết định tối ưu.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán quản trị chi
phí trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tỉnh Sơn La” để nghiên cứu.
1.2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thực tế đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới kế toán quản trị chi
phí tại các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp xây lắp tới doanh nghiệp sản xuất, doanh
nghiệp thương mại… Mỗi đề tài đề có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực
tiễn, đưa ra được những đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại các
doanh nghiệp đó.
Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đế đề tài hoàn thiện kế
toán quản trị chi phí như:
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa
bàn Tỉnh Nghệ An (Nguyễn Thị Như Quỳnh, 2010); Hoàn thiện kế toán quản trị chi
pí tại công ty Công nghiệp hóa chất mỏi TKV (Ngô Trung Thành, 2010); Hoàn
thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội (Trần Quang
Chung, 2010); Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Xây dựng
giao thông 1 Thái Nguyên (Lê Việt Hùng, 2010); Hoàn thiện kế toán quản trị chi
phí tại Công ty Cổ phần Xây dựng Toàn Phát, 2010); Hoàn thiện kế toán quản trị
chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC (Nguyễn Thị Như
Quỳnh; 2011).
2

Về phân loại chi phí:
Tác giả Ngô Trung Thành (2010) đã tập hợp chi phí của Công ty Công
nghiệp hóa chất mỏ TKV theo khoản mục chi phí mà chưa phân loại được chi phí
nhằm phục vụ cho kế toán quản trị, các khoản mục chi phí trên được chi tiết theo
các yếu tố chi phí.
Tác giả Lê Việt Hùng (2010) chỉ ra rằng Công ty cổ phần xây dựng giao
thông 1 Thái Nguyên đã phân loại chi phí theo chức năng của chi phí để phục vụ
cho kế toán tài chính lập báo cáo tài chính trong khi cách phân loại theo cách ứng
xử của chi phí phục vụ cho kế toán quản trị thì chưa đề cập đến.
Về xây dựng định mức chi phí và lập dự toán chi phí cho doanh nghiệp:
Tác giả Nguyễn Thị Như Quỳnh (2010) đã lập dự toán cho các công trình,
hạng mục công trình của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo
bốn bước: Bước 1: Bóc tách khối lượng công tác xây lắp cho từng công trình, hạng
mục công trình theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật. Bước 2: Tra định mức xây dựng cơ
bản, đánh giá xây dựng cơ bản để xác định chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực
tiếp, chi phí sản xuất chung. Bước 3: Tính chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính
trước. Bước 4: Lập Bảng tổng hợp kinh phí dự toán công trình, hạng mục công
trình, hạng mục công việc cụ thể.
Luận văn của tác giả Lê Việt Hùng đã nêu: công tác lập dự toán chi phí xây
lắp nội bộ của công ty, xác định dự toán chi phí sản xuất chung là phần còn lại của
quyết toán công trình nội bộ sau khi trừ đi các khoản chi phí vật liệu, nhân công và
máy thi công. Việc xây dựng dự toán chi phí sản xuất chung như vậy là chưa khoa
học và có căn cứ, điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát chi phí
sản xuất chung. Luận văn cũng đưa ra được giải pháp hoàn thiện khâu lập dự toán
chi phí của công ty là nên xây dựng phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất chung
theo phương pháp khác để dự toán chi phí sản xuất chung được khoa học, hợp lý và
chính xác hơn.
Về kế toán chi phí cho các đối tượng chịu phí:
Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Như Quỳnh (2010) đã nêu được kế toán
chi phí và định giá phí sản xuất. Trong đó, chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí

nhân công trực tiếp, hầu như được tập hợp cho từng công trình. Còn chi phí sản
xuất chung và một số các yếu tố thuộc khoản mục chi phí máy thi công thường phát
3
sinh liên quan đến nhiều công trình nên phải tiến hành phân bổ. Tiêu chuẩn phân bổ
thường được lựa chọn là số giờ ca máy thực tế. Tuy nhiên các doanh nghiệp đã
chọn một tiêu thức phân bổ chung cho tất cả các khoản mục chi phí sử dụng máy thi
công.
Về sử dụng thông tin chi phí để ra quyết định kinh doanh:
Luận văn của tác giả Trần Quang Trung đã phân tích: các quyết định kinh
doanh là một trong các chức năng cơ bản của nhà quản lý. Luận văn đã nêu được
cách sử dụng thông tin chi phí của các nhà quản trị để đưa ra quyết định kinh doanh
trong ngắn và dài hạn. Tuy nhiên kế toán quản trị vẫn còn chưa tách biệt với kế toán
tài chính, dẫn đến thiếu thông tin, dữ liệu về chi phí để đánh giá hiệu quả cao nhất.
Luận văn của tác giả Lê Việt Hùng đã chỉ ra việc ứng dụng việc phân tích
mối quan hệ Chi phí - khối lượng - Lợi nhuận phục vụ cho quá trình ra quyết định
quản lý tại công ty chưa được quan tâm đúng mức. Luận văn đã nêu ra giải pháp để
việc sử dụng các thông tin chi phí phục vụ quá trình ra quyết định quản lý tại đơn vị
là hữu ích nhất.
Về hình thức tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
Luận văn của tác giả Trần Quang Chung đã nêu được khái quát lý luận về ba
mô hình kế toán quản trị đang được áp dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay. Và cụ thể đã chỉ ra thực tế rằng Công ty cổ phần rượu Hà Nội chưa có sự tách
bạch giữa hệ thống kế toán tài chính và hệ thống kế toán quản trị.
Các đề tài đã thực hiện về kế toán quản trị chi phí đã khái quát được lý luận
về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, phản ánh, phân tích được thực
trạng kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị cụ thể và đưa ra được một số các giải
pháp hoàn thiệt kế toán quản trị chi phí trong đơn vị. Tuy nhiên, phạm vi các đề tài
mới chỉ dừng lại ở một đơn vị chưa đánh giá được tổng quát trong phạm vi rộng
hơn vì vậy các giải pháp hoàn thiện đưa ra mới chỉ áp dụng cụ thể cho đơn vị đó,
một số các giải pháp như phân loại chi phí, lập dự toán công trình còn mang tính lý

luận, chưa đi sâu vào thực tiễn.
4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Về lý luận: Hệ thống hóa lý luận chung về kế toán quản trị chi phí trong các
doanh nghiệp. Từ đó kiến nghị những bổ sung cần thiết về mặt lý luận giúp cho
những nghiên cứu sau này cũng như quá trình vận dụng lý luận vào thực tiễn.
Về thực tế: Mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống kế toán quản trị
chi phí tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn kế toán quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp này, đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại các doanh
nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn hướng vào
giải quyết các câu hỏi sau:
1. Kế toán quản trị chi phí được vận dụng vào doanh nghiệp Việt nam như
thế nào?
2. Thực tiễn vận dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp xây dựng trên địa
bàn Tỉnh Sơn La thế nào?
3. Các giải pháp hoàn thiện nào cần được vận dụng để hoàn thiện kế toán
quản trị vào doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tỉnh Sơn La?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các
doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Phạm vi về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu trong các năm 2009, 2010.
2011. Số liệu dùng để khảo sát, đánh giá phân tích thực trạng của luận văn được
thực hiện trong năm 2011.
Phạm vi về không gian: Luận văn đã khảo sát kế toán quản trị chi phí tại một
số doanh nghiệp xây dựng trên đại bàn Tỉnh Sơn La.
5
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2012

STT Tên doanh nghiệp Tài sản
(Tr.đ)
Nguồn
vốn
CSH
Doanh
thu
(Tr.đ)
Doanh
thu
thuần
LN
trước
thuế
1 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Việt Dũng 162120 222811 143724 143724 1244
2 Công Ty Cổ phần Xây dựng Mộc Châu 514936 171472 139288 139288 1.379
3
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Đầu Tư - Xây
Dựng Sông Lam 591871 158726 76697 76697 -25826
4 Doanh Nghiệp Tư Nhân Xây Dựng Duy Liêm 162541 24068 73696 73636 209
5 Công Ty Cổ Phần An Thịnh 85031 37299 65967 65967 1.102
6
Công Ty Cổ Phần Quản Lý Và Xây Dựng Giao
Thông I 54480 13021 64178 64123 922
7 Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Trường Giang 70986 12382 53465 53465 177
8 Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Tùng 192114 60543 48706 48706 388
9 Công Ty Cổ Phần Quỳnh Ngọc 58310 28152 46256 46256 458
10 Doanh Nghiệp Tư Nhân Kim Chất 219598 28629 45402 45402 52
11
Công Ty Cổ Phần Quản Lý Sửa Chữa Và

Xây Dựng Giao Thông 2 44779 14882 40441 40441 1409
12
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xây Dựng
Kim Sơn 97763 28705 39417 39417 277
13
Công Ty Cổ Phần Đt Và Xây Dựng Nam
Thành 32987 15662 37411 36786 1544
14 Doanh Nghiệp Tư Nhân Trường Thọ 10578 6325 36447 36447 367
15
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại
Lam Sơn 738904 256383 35613 35341 -2883
16 Công Ty Cổ Phần Đt-xd Tuấn Cường 91061 16523 33527 33527 137
17 Doanh Nghiệp Tư Nhân Sỹ Hà 27699 3916 32567 32567 113
18
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Số
1 Sơn La 27441 7210 31445 31445 1498
19
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Đt Xây Dựng
Hoàng Chung 25766 8020 28395 28395 335
20
Công ty cổ phần xây dựng 2 Sơn La 20431 1359 15587 15587 8
21
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Cường
Thịnh 36501 13986 27895 27895 507
22 Doanh Nghiệp Tư Nhân Xây Dựng Lý Bằng 43962 13745 26697 26697 182
23 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hoàng Long 58160 39045 26606 26606 281
24 Doanh Nghiệp Tư Nhân Xây Dựng Hợp Phát 19520 10154 26292 26292 382
25
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Hà
Đô 41094 7320 25700 25700 285

26
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Đầu Tư Xây
Dựng Hoàng Trường Anh 88652 30649 25115 25115 215
27 Doanh Nghiêp Tư Nhân Xây Dựng Huy Lập 66194 9750 23236 23236 6
28 Công Ty Trách Nghiệm Hữu Hạn Hải Hùng 59059 30130 21707 21707 5203
29 Doanh Ngiệp Tư Nhân Xây Dựng Ngọc Quyết 35411 13257 19910 19910 2
30 Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Uyên Hưng 41982 35206 19283 19283 15206
(Nguồn số liệu: Báo cáo một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2011 - Cục Thống kê
Tỉnh Sơn La)
6
Trong đó, số liệu trình bày trong Luận văn được thực hiện chủ yếu ở hai
doanh nghiệp xây dựng có Vốn chủ sở hữu, Doanh thu, Lợi nhuận lớn nhất trên địa
bàn Tỉnh Sơn La, gồm: Công ty TNHH Việt Dũng (Thành phố Sơn La) và Công ty
cổ phần xây dựng Mộc Châu (Huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La).
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và
định lượng. Phương pháp định lượng được sử dụng để thu thập số liệu thứ cấp (từ
các báo cáo tài chính, báo các quản trị, sổ sách, chứng từ… có sẵn trong công ty);
Thu thập số liệu sơ cấp (từ các phiếu điều tra, quan sát, phỏng vấn). Các số liệu thu
thập được sẽ được tính toán, tổng hợp và phân tích theo mục tiêu nghiên cứu, từ đó
đưa ra các nhận định, đánh giá phù hợp.
Bên cạnh phương pháp định lượng, luận văn cũng sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính. Phương pháp này bao gồm các phương pháp nghiệp vụ. Cụ
thể:
- Quan sát trực tiếp:
+ Quan sát cơ sở vật chất: số lượng máy móc thiết bị quản lý, phòng lưu kho
tài liệu tại trụ sở của các doanh nghiệp.
+ Quan sát nhân lực: toàn nhân lực của các doanh nghiệp đặc biệt là cán bộ
kỹ thuật, kế hoạch, cán bộ kế toán, đội trưởng đội xây dựng
+ Quan sát quy trình làm việc của các nhân viên thuộc các bộ phận, trong đó

quan tâm đặc biệt đến quy trình, cách thức làm việc của bộ phận và nhân viên kế
toán.
- Phỏng vấn sâu:
+ Phỏng vấn sâu Ban giám đốc của các doanh nghiệp để tìm hiểu tổng quát
hoạt động của các doanh nghiệp, nắm bắt được nhu cầu sử dụng thông tin cho việc
ra quyết định của Ban giám đốc.
+ Phỏng vấn các Trưởng phòng Tổ chức cán bộ để nắm được bộ máy tổ chức
quản lý, mối quan hệ giữa các phòng ban và nhiệm vụ quyền hạn của mỗi phòng
ban.
7
+ Phỏng vấn các Trưởng phòng kế toán để nắm được chính sách tài chính kế
toán của công ty, sự phân công phân nhiệm cho từng phần hành kế toán. Hiểu rõ
quy trình lập, phê duyệt, gửi ra ngoài của hệ thống báo cáo kế toán của các các
doanh nghiệp.
+ Phỏng vấn các kế toán viên phụ trách mảng kế toán quản trị (nếu có) để
nắm được thông tin cụ thể và chi tiết trong tổ chức công tác quản trị chi phí trong
các doanh nghiệp, thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho luận văn.
Những số liệu thu thập được sẽ được mã hóa, phân tích và trích dẫn theo chủ
đề để phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu.
1.7. Những đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận chung về kế toán quản
trị chi phí. Trên cơ sở các mô hình kế toán quản trị chi phí của một số nước trên thế
giới và thực tiễn của Việt Nam để vận dụng kinh nghiệm thực hiện kế toán quản trị
chi phí của các nước này vào Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Mô tả, phân tích, đánh giá được thực trạng kế toán quản trị
chi phí của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Đưa ra được giải pháp hoàn thiện cho hệ thống kế toán quản trị chi
phí trong các doanh nghiệp xây dựng.
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm có bốn chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp xây dựng.
Chương 3: Phân tích thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp xây dựng trên địa bàn Tỉnh Sơn La.
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất và kết luận
8
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
2.1. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí
2.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí
Xét trong các đơn vị trong nền kinh tế, thông tin kế toán chia thành hai bộ
phận cơ bản: Thông tin kế toán cung cấp cho đối tượng bên ngoài sử dụng để đưa ra
quyết định hữu ích cho từng đối tượng như các nhà đầu tư, cơ quan Nhà nước,
khách hàng, nhà cung cấp… đó là kế toán tài chính. Bên cạnh đó, thông tin kế toán
chỉ cung cấp cho các cấp quản trị trong nội bộ doanh nghiệp sử dụng để đưa ra
quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh ta gọi đó là kế toán quản trị.
Theo định nghĩa của Luật kế toán (khoản 3, điều 4) “Kế toán quản trị là việc
thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn
vị kế toán”. Thông tin kế toán quản trị chủ yếu cung cấp cho các nhà quản trị doanh
nghiệp đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông tin
kế toán quản trị thường cụ thể và mang tính chất định lượng, gắn với các hoạt động
kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng
6 năm 2006 của Bộ tài chính: “Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về
hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi
phí), từng công việc, sản phẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch
về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích
mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp
cho các quyết định đầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất,

kinh doanh; nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế”.
Ta thấy, thông tin chủ yếu nhất mà kế toán quản trị xử lý và cung cấp cho
các nhà quản trị là thông tin về chi phí. chi phí thường xuyên phát sinh, gắn liền với
mọi hoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được. Hơn nữa, trên góc
độ quản lý, chi phí phần lớn phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, chịu sự chi phối
9
chủ quan của nhà quản trị, do đó, kiểm soát và quản lý tốt chi phí là mối quan tâm
hàng đầu của nhà quản trị. Bên cạnh khái niệm về kế toán quản trị còn có khái niệm
về kế toán chi phí. Theo viện kế toán viên quản trị của Mỹ (IMA), kế toán chi phí
được định nghĩa là “kỹ thuật hay phương pháp để xác định chi phí cho một dự án,
một quá trình hoặc một soản phẩm… Chi phí này được xác định bằng việc đo lường
trực tiếp, kết chuyển tùy ý, hoặc phân bổ một cách có hệ thống và hợp lý”. Theo đó,
kế toán chi phí là một bộ phận của cả kế toán tài chính và kế toán quản trị. Dưới góc
độ kế toán quản trị, kế toán chi phí có chức năng đo lường, phân tích về tình hình
chi phí và khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động và các bộ
phận của tổ chức nhằm nâng cao hiệu quản và hiệu năng của quá trình hoạt động
kinh doanh.
Như vậy, kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán quản
trị nhằm cung cấp thông tin về chi phí để mỗi tổ chức thực hiện chức năng quản trị
yếu tố nguồn lực tiêu dùng cho các hoạt động, nhằm xây dựng kế hoạch, kiểm soát,
đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý.
2.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí
Để thấy được vai trò của kế toán quản trị chi phí, ta xem xét các chức năng
của quản trị doanh nghiệp. Các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp là lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra – đánh giá việc thực hiện kế hoạch
và ra quyết định.
Chức năng ra quyết định yêu cầu các nhà quản lý cần lựa chọn một giải pháp
hợp lý nhất trong số các giải pháp đề xuất. Với chức năng lập kế hoạch các nhà
quản lý cần xây dựng các mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp và vạch ra các
bước cụ thể để thực hiện các mục tiêu đó. Với chức năng tổ chức thực hiện các nhà

quản lý cần quyết định cách sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực của doanh nghiệp để
đạt được các kế hoạch đã đề ra. Với chức năng kiểm tra và đánh giá, các nhà quản
lý cần so sánh báo cáo thực hiện với các số liệu kế hoạch để bảo đảm cho các bộ
phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng các mục tiêu đã định.
10
Để thực hiện tốt các chức năng quản trị doanh ngiệp, nhà quản trị cần phải
đưa ra được các quyết định đúng đắn và vai trò của kế toán quản trị chi phí chính là
nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà quản lý trong quá trình ra quyết
định.
Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.1. Các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp
Để thực hiện tốt các chức năng của mình, nhà quản trị phải có thông tin cần
thiết từ kế toán quản trị chi phí để có thể ra quyết định đúng đắn. Vai trò của kế toán
quản trị chi phí thể hiện trong các khâu của quá trình quản lý, cụ thể:
* Trong giai đoạn lập kế hoạch:
Kế toán quản trị chi phí cụ thể hóa các mục tiêu trong kế hoạch thành các dự
toán chi phí sản xuất kinh doanh; cung cấp thông tin về chi phí ước tính để phục vụ
cho việc ra quyết định của nhà quản trị, do thông tin mà nhà quản trị cần là linh hoạt
chứ không thể dựa vào chi phí thực tế phát sinh được.
* Trong giai đoạn tổ chức thực hiện:
Nhà quản trị cần có thông tin kế toán để ra các quyết định kinh doanh đúng
đắn trong quá trình điều hành, chỉ đạo thực hiện các quyết định ngắn hạn hay dài
hạn, ví dụ như: quyết định loại bỏ hay tiếp tục duy trì kinh doanh một bộ phận nào
đó; quyết định tự sản xuất hay mua ngoài; phát hiện các hoạt động tốn kém quá
nhiều chi phí để thiết kế lại quá trình sản xuất, loại bỏ hoạt động tốn kém chi phí
hoặc cải tiến làm cho hoạt động có hiệu quả hơn, ít tốn kém chi phí hơn.
* Trong giai đoạn kiểm tra và đánh giá:
Kế toán quản trị cung cấp các báo cáo hoạt động định kỳ so sánh kết quả
thực tế với mục tiêu dự kiến về chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp,
từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá hoạt động quản lý và cung cấp động lực để các

nhà quản lý cố gắng thực hiện tốt công việc của mình.
Kế toán quản trị chi phí còn cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà
quản trị nhằm xây dựng chiến lược cạnh tranh qua việc lập các báo định kỳ và báo
cáo đặc biệt. Các báo cáo định kỳ phản ánh về khả năng sinh lời của các bộ phận
11
khác nhau trong doanh nghiệp, các thông tin để phân bổ các nguồn lực của doanh
nghiệp, các quyết định cơ cấu sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, quyết định tiếp tục hay
ngừng sản xuất hợp lý. Còn các báo cáo đặc biệt giúp cho nhà quản trị đưa ra các
quyết định chiến lược như phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, đầu tư trang thiết
bị, nhà xưởng mới, đàm phán ký kết các hợp đồng dài hạn với các đối tác. Hơn
nữa, các thông tin về chi phí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định
giá bán sản phẩm, đặc biệt trong trường hợp sản xuất theo yêu cầu của khách hàng
mà chưa có giá trên thị trường.
Các nhà quản trị thường đánh giá từng phần trong phạm vi kiểm soát của họ
thông qua các báo cáo kế toán quản trị tương ứng với phần hành mà nhà quản trị đó
kiểm soát. Các nhà quản trị cấp cao hơn, không tham gia trực tiếp vào quá trình
hoạt động hàng ngày, đánh giá và kiểm tra dựa vào các báo cáo thực hiện của từng
bộ phận thừa hành do kế toán quản trị cung cấp.
* Trong khâu ra quyết định:
Vai trò quan trọng nhất của kế toán quản trị chi phí là cung cấp thông tin
nhằm giúp các nhà quản trị ra quyết định. Để có quyết định đúng đắn và kịp thời,
các nhà quản trị cần có thông tin đầy đủ, đáng tin cậy và kịp thời. Kế toán quản trị
chi phí thực hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn, chọn lọc những thông tin
cần thiết, thích hợp, sau đó tổng hợp lại, trình bày thông tin theo cách dễ hiểu nhất
và giải thích quá trình phân tích cho các nhà quản trị để từ đó nhà quản trị lựa chọn,
ra quyết định tối ưu nhất.
2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng và ảnh hưởng
của nó đến kế toán quản trị chi phí
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công
nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận

lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích luỹ cùng với vốn đầu tư của nước ngoài
được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng có những đặc điểm về kinh
tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản
12
phẩm của ngành. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp xây dựng và sản phẩm xây
lắp có đặc điểm riêng biệt, khác với các ngành sản xuất khác và điều đó có ảnh
hưởng đến kế toán quản trị, cụ thể như sau:
* Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận do
đơn vị xây lắp ký kết với chủ đầu tư. Tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp
không được thể hiện rõ, quá trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp được thực hiện thông
qua việc nghiệm thu và bàn giao công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành cho bên
giao thầu.
* Hoạt động của doanh nghiệp xây dựng mang tính chất lưu động, được tiến
hành ngoài trời, các điều kiện sản xuất như xe, máy, thiết bị thi công, người lao
động… phải di chuyển theo địa điểm sản xuất. Đặc điểm này làm cho công tác quản
lý, sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên
nhiên, thời tiết, dễ mất mát, dễ hư hỏng, việc thi công có thể bị gián đoạn.
* Thời gian sử dụng của sản phẩm xây lắp dài, chất lượng sản phẩm được
xác định cụ thể trong hồ sơ thiết kế được duyệt, đòi hởi việc tổ chức quản lý sản
xuất và hạch toán phải đảm bảo đúng theo dự toán thiết kế.
* Sản phẩm xây lắp có kích thước và giá trị lớn, thường vượt quá số vốn lưu
động của doanh nghiệp xây dựng. Hơn nữa thời gian thi công tương đối dài, trong
thời gian sản xuất thi công xây dựng doanh nghiệp chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội
nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực, chi phí… điều này làm cho vốn đầu tư xây
dựng công trình và vốn sản xuất của doanh nghiệp xây lắp thường bị ứ đọng lâu tại
công trình đang xây dựng. Vì vậy, các doanh nghiệp xây dựng phải lựa chọn
phương án có thời gian xây dựng hợp lý, kiểm tra chất lượng chặt chẽ, phải điều
kiện thanh toán giữa kỳ và dự trữ vốn hợp lý, khi lập kế hoạch xây dựng daonh
nghiệp cần phải cân nhắc thận trọng, thấy rõ được các yêu cầu về tiền vốn, vật tư,

nhân công của công trình, quản lý, theo dõi các khoản mục chi phí trong quá trình
sản xuất thi công chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm.
* Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm xây lắp hoàn thành đến giai
đoạn quy ước là điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Việc xác định đúng đối tượng tính giá
13
thành sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý kịp thời và chặt chẽ chi phí sản xuất.
* Sản phẩm xây lắp có giá trị sử dụng lâu dài, mỗi sản phẩm hoàn thành đều
phải đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, tính bền vững cùng với các tiêu chuẩn khắt
khe khác bởi vì mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa, phải phá
đi làm lại. Hay các sai lầm trong xây lắp gây lãng phí, để lại hậu quả nghiêm trọng,
lâu dài, khó khắc phục. Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công cần phải
thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng công trình.
* Để nhận được công trình, các doanh nghiệp xây lắp phải trải qua nhiều
khâu đấu thầu. Do đó công tác xác định giá dự toán của công trình cần phải được
coi trọng để từ đó xác định được giá đấu thầu hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp và khả năng được thầu.
2.3. Nội dung của kế toán quản trị chi phí
2.3.1. Phân loại chi phí
2.3.1.1. Phân loại chi phí theo chức năng
Xét theo công dụng hay chức năng trong quá trình sản xuất kinh doanh, chi
phí phát sinh trong doanh nghiệp xây dựng được chia thành 2 loại: Chi phí sản xuất
và chi phí ngoài sản xuất:
- Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là những chi phí phát sinh tại phân
xưởng (bộ phận) sản xuất liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất chế tạo sản
phẩm của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp xây dựng, giai đoạn sản xuất là quá
trình thi công biến nguyên vật liệu thành sản phẩm (các công trình, hạng mục công
trình) thông qua sức lao động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc
thiết bị. Chi phí sản xuất xây lắp bao gồm các mục chủ yếu: Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất
chung.

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu
xuất dùng trực tiếp cho việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình.
Trong đó, nguyên vật liệu chính (xi măng, sắt, thép…) dùng để cấu tạo nên sản
phẩm, vật liệu phụ và vật liệu luân chuyển (ván khuôn, giàn giáo) có tác dụng kết
hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình
14
dáng.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo
lương, phụ cấp có tính chất thường xuyên (phụ cấp trách nhiệm) cho bộ phận công
nhân trực tiếp sản xuất xây lắp.
+ Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí sử dụng các loại xe, máy
thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xây lắp công trình: chi phí khấu
hao máy thi công, chi phí sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên máy thi
công, chi phí tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công và phục vụ máy thi
công, chhi phí nhiên liệu và động lực dùng cho máy thi công và các chi phí khác
nhưa chi phí di chuyển, tháo lắp máy thi công…
+ Chi phí sản xuất chung: là các chi phí phục vụ và quản lý quá trình thi
công các công trình, hạng mục công trình phát sinh ở tổ đội, các công trường xây
dựng bao gồm: chi phí vật liệu phục vụ quá trình thi công xây dựng, tiền lương của
nhân viên quản lý các tổ, đội xây dựng; các khoản trích theo lương của công nhân
trực tiếp sản xuất xây lắp, nhân viên quản lý đội, công nhân điều khiển máy thi
công; chi phí khấu hao, sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị, chi phí mua ngoài
phục vụ tại các công trường xây dựng và các chi phí khác bằng tiền như chi phí thuê
lán, trại để tiến hành xây dựng.
- Chi phí ngoài sản xuất: là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất
liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn
doanh nghiệp, bao gồm:
+ Chi phí bán hàng: Riêng đối với doanh nghiệp xây dựng do đặc thù của
ngành là trúng thầu mới tiến hành xây dựng, sản phẩm được bàn giao cho nhà đầu
tư ngay tại nơi sản xuất, thi công nên chi phí bán hàng thường không phát sinh.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm các chi phí phục vụ cho công tác
tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh chung cho toàn doanh nghiệp.
Khoản mục này bao gồm các chi phí: chi phí văn phòng, tiền lương và các khoản
trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định phục
vụ cho quản lý doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền
15
khác…
Chi phí ngoài sản xuất bao gồm nhiều yếu tố, trong mỗi yếu tố thường gồm
cả định phí và biến phí. Do đó, muốn kiểm soát các yếu tố chi phí cần tách thành
hai bộ phận định phí và biến phí. Chi phí ngoài sản xuất được coi là chi phí gián
tiếp nếu xét theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí. Như vậy, để
xác định chính xác kết quả tiêu thụ và kết quả kinh doanh của các bộ phận cần phải
có các tiêu thức phân bổ chi phí hợp lý.
2.3.1.2. Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí và các đối
tượng chịu phí
- Chi phí trực tiếp: là các khoản chi phí chỉ liên quan trực tiếp tới việc sản
xuất một sản phẩm (một công trình, hạng mục công trình) mà theo đó kế toán có thể
tập hợp thẳng cho từng công trình, hạng mục công trình đó như nguyên vật liệu trực
tiếp, nhân công trực tiếp.
- Chi phí gián tiếp: là các chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm (nhiều
công trình, hạng mục công trình) mà kế toán không thể tập hợp thẳng cho từng công
trình, hạng mục công trình. Do đó, đối với từng yếu tố chi phí gián tiếp kế toán phải
sử dụng tiêu thức phân bổ hợp lý để phân bổ cho từng công trình, hạng mục công
trình. Trong doanh nghiệp xây dựng có một bộ phận chi phí máy thi công, chi phí
sản xuất chung có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình, kế toán
doanh nghiệp sẽ dùng các tiêu thức phân bổ như chi phí nhân công, chi phí trực
tiếp… để phân bổ các chi phí trên cho các công trình, hạng mục công trình cụ thể.
Cách phân loại chi phí này có ý ngĩa thuần túy đối với hạch toán chi phí,
trường hợp phát sinh chi phí gián tiếp, bắt buộc phải phải áp dụng phương pháp
phân bổ, lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp.

Việc phân loại chi phí gián tiếp cũng có ý nghĩa đối với nhà quản trị trong
việc ra quyết định tiếp tục duy trì hay loại bỏ hoạt động, bộ phận kinh doanh thông
qua việc phân tích thông tin thích hợp hay không thích hợp.
2.3.1.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính
Khi xem xét chi phí trong mối quan hệ với báo cáo tài chính, chi phí sản xuất
16
kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất được chia làm hai loại là chi phí sản
phẩm và chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm: bao gồm các loại chi phí liên quan đến việc sản xuất
sản phẩm (công trình, hạng mục công trình), các chi phí này kết hợp tạo nên giá trị
của sản phẩm hình thành qua các giai đoạn sản xuất (gọi là giá thành sản xuất) gồm
các khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,
chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Xét trong mối quan hệ với
báo cáo tài chính, chi phí sản phẩm chỉ được tính toán, kết chuyển sang báo cáo kết
quả kinh doanh để xác định lợi nhuận trong kỳ tương ứng với khối lượng sản phẩm
đã được tiêu thụ trong kỳ đó. Chi phí của khối lượng sản phẩm tồn kho chưa được
tiêu thụ vào cuối kỳ sẽ được lưu giữ và được coi là tài sản của doanh nghiệp, được
phản ánh dưới khoản mục hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán và sẽ được kết
chuyển để xác định lợi nhuận ở các kỳ sau khi mà chúng được tiêu thụ. Chi phí sản
phẩm còn được gọi là chi phí tồn kho.
- Chi phí thời kỳ: là các khoản mục chi phí còn lại sau khi đã xác định các
khoản mục chi phí thuộc chi phí sản phẩm gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp. Các chi phí thời kỳ phát sinh ở kỳ kế toán nào thì được xem là có tác
dụng phụ vụ cho quá trình kinh doanh của kỳ đó, do vậy chúng được tính toán kết
chuyển sang báo cáo kết quả kinh doanh để xác định lợi nhuận ngay trong kỳ mà
chi phí thời kỳ phát sinh.
2.3.1.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
Cách ứng xử chi phí là thuật ngữ để chỉ sự thay đổi của chi phí tương ứng
với các mức độ hoạt động đạt được, các hoạt động có thể như mức độ công việc đã
thực hiện, khối lượng sản phẩm sản xuất, số giờ ca máy hoạt động… Khi xem xét

cách ứng xử của chi phí, cần phân biệt rõ phạm vi hoạt động của doanh nghiệp với
mức độ hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong từng thời kỳ. Phạm vi hoạt động
chỉ rõ các năng lực hoạt động tối đa như công suất máy móc thiết bị, số giờ công lao
động của công nhân … mà doanh nghiệp có thể khai thác, còn mức độ hoạt động
chỉ các mức hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ trong giới
17
hạn của phạm vi hoạt động đó. Theo cách phân loại này, gồm có chi phí bất biến và
chi phí khả biến.
- Chi phí khả biến (biến phí): Là các chi phí, xét về lý thuyết, có sự thay đổi
tỷ lệ với mức độ hoạt động. Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có các hoạt động xảy
ra. Tổng số chi phí khả biến sẽ tăng (giảm) tương ứng với sự tăng (giảm) của mức
độ hoạt động nhưng chi phí khả biến tính theo đơn vị của mức độ hoạt động thì
không thay đổi.
Trong doanh nghiệp xây dựng, chi phí khả biến bao gồm: Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, các chi phí
khác thuộc khoản mục chi phí sản xuất chung (chi phí vật liệu phụ, chi phí động
lực, chi phí lao động gián tiếp).
- Chi phí bất biến (định phí): xét về lý thuyết, chi phí bất biến là những chi
phí không có sự thay đổi theo các mức độ hoạt động được. Vì tổng chi phí bất biến
là không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì chi phí bất biến tính theo đơn
vị các mức độ hoạt động sẽ giảm và ngược lại.
Với bản chất ngắn hạn và phụ thuộc nhiều và ý muốn của người quản lý, các
định phí không bắt buộc là đối tượng xem xét đầu tiên trong các chương trình tiết
kiệm hoặc cắt giảm chi phí hàng năm của doanh nghiệp. Có thể nói, tính hợp lý về
sự phát sinh của các định phí không bắt buộc, cả về chủng loại và giá trị, được xem
xét theo từng thời kỳ là biểu hiện rõ nhất chất lượng các quyết định của nhà quản trị
trong quản lý. Các quyết định này luôn bị ràng buộc bởi sự hạn chế của quy mô
vốn, bởi các mục tiêu tiết kiệm chi phí tối thiểu của doanh nghiệp. Nếu người quản
lý không hiểu rõ đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp, những tình huống cụ thể cho
việc ra quyết định ở từng thời kỳ hoạt động thì rất dễ dẫn đến các quyết định sai

lầm.
- Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm cả yếu tố chi phí khả biến và
chi phí bất biến. Ở một mức độ hoạt dộng nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm
của chi phí bất biến, và khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi
18
như đặc điểm của chi phí khả biến. Hay, phần bất biến trong chi phí hỗn hợp thường
là bộ phận chi phí cơ bản để duy trì các hoạt động ở mức tối thiểu, còn phần khả
biến là bộ phận chi phí sẽ phát sinh tỷ lệ với mức độ hoạt động tăng thêm. Trong
các doanh nghiệp xây dựng, chi phí hỗn hợp cũng chiếm một tỷ trọng khá cao trong
các loại chi phí, ví dụ như chi phí điện thoại, chi phí bảo trì máy móc thiết bị sản
xuất.
Nếu hiểu rõ phần biến phí, định phí trong chi phí hỗn hợp sẽ thuận lợi cho
việc lập dự toán chi phí (thường là chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh
nghiệp).
2.3.1.5. Phân loại chi phí theo tính liên quan đến việc ra quyết định
quản lý
- Chi phí chìm: là khoản chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và sẽ biểu hiện ở
mọi phương án với giá trị như nhau. Hay, chi phí chìm được xem là khoản chi phí
không thể tránh được cho dù người quản lý lựa chọn thực hiện theo phương án nào.
Vì vậy, chi phí phí chìm không thích hợp cho việc xem xét, ra quyết định của nhà
quản trị.
- Chi phí chênh lệch: là phần giá trị khác nhau của các loại chi phí của một
phương án so với một phương án khác. Có hai dạng chi phí chênh lệch: thứ nhất là
giá trị của những chi phí chỉ phát sinh ở phương án này mà không có ở phương án
khác, thứ hai là phần chênh lệch về giá trị của cùng một loại chi phí ở các phương
án khác nhau. người quản lý đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án trên cơ
sở phân tích bộ phận chi phí chênh lệch này nên chi phí chênh lệch là dạng thông
tin thích hợp cho việc ra quyết định.
- Chi phí cơ hội: là phần lợi nhuận tiềm năng bị từ bỏ khi lựa chọn phương
án hoạt động này thay vì một phương án hoạt động khác. Chi phí cơ hội là khoản

chi phí không được theo dõi trên sổ sách kế toán nhưng lại rất quan trọng đối với
việc ra quyết định. Khi lựa chọn các phương án hoạt động, ngoài các chi phí được
phản ánh trên hệ thống sổ kế toán, nhà quản lý còn cần phải xem xét chi phí cơ hội
của các phương án đó do các nguồn lực của doanh nghiệp có thể được sử dụng theo
19
những cách khác nhau để quyết định lựa chọn phương án có lợi nhuận cao nhất.
2.3.1.6. Phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát của nhà quản lý
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí
có thể kiểm soát được và chi phí không thể kiểm soát được. Một khoản chi phí được
xem là có thể kiểm soát được hoặc không thể kiểm soát được ở một cấp quản lý nào
đó tùy thuộc vào khả năng cấp quản lý này có thể ra các quyết định để chi phối, tác
động đến các khoản chi phí đó hay không.
- Chi phí kiểm soát được: là những chi phí mà nhà quản trị có quyền quyết
định hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới mức độ phát sinh chi phí.
- Chi phí không kiểm soát được:
Có hai dạng chi phí không kiểm soát được:
+ Các khoản chi phí phát sinh ở ngoài phạm vi quản lý của bộ phận;
+ Các khoản chi phí phát sinh thuộc phạm vi hoạt động của bộ phận nhưng
thuộc quyền chi phối và kiểm soát từ cấp quản lý cao hơn.
Việc xem xét khả năng kiểm soát các loại chi phí đối với một cấp quản lý có
tính tương đối, có thể có sự thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ phân cấp trong
quản lý. Xem xét chhi phí ở khía cạnh kiểm soát có ý nghĩa lớn trong việc lập báo
cáo kết quả kinh doanh của từng bộ phận trong doanh nghiệp. phân tích chi phí và
ra các quyết định quản lý, góp phần thực hiện tốt kế toán trách nhiệm trong doanh
nghiệp.
2.3.2. Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí trong doanh nghiệp
xây lắp
2.3.2.1. Xây dựng định mức trong doanh nghiệp xây lắp
Định mức xây dựng mới của công trình được xây dựng theo trình tự sau:
Bước 1: Lập danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới của công

trình chưa có trong danh mục định mức xây dựng được công bố.
Mỗi danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới phải thể hiện rõ đơn vị
tính khối lượng và yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện và biện pháp thi công của công
trình.
20
Bước 2: Xác định thành phần công việc
Thành phần công việc phải nêu rõ các bước công việc thực hiện của từng
công đoạn thiết kế tổ chức dây chuyền công nghệ thi công từ khi bắt đầu đến khi
hoàn thành, phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công và phạm vi thực hiện của
công trình.
Bước 3: Tính toán xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công
A. Các phương pháp tính toán
Phương pháp 1: Tính toán theo các thông số kỹ thuật trong dây chuyền
công nghệ
- Hao phí vật liệu: xác định theo thiết kế và điều kiện, biện pháp thi công
công trình hoặc định mức sử dụng vật tư được công bố.
- Hao phí nhân công: xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền công
nghệ phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công của công trình hoặc tính toán theo
định mức lao động được công bố.
- Hao phí máy thi công: xác định thông số kỹ thuật của từng máy trong dây
chuyền hoặc định mức năng suất máy xây dựng được công bố và có tính đến hiệu
suất do sự phối hợp của các máy thi công trong dây chuyền.
Phương pháp 2: Tính toán theo số liệu thống kê phân tích
- Từ số lượng hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công thực hiện một
khối lượng công tác theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ của công trình đã và
đang thực hiện.
- Từ hao phí vật tư, sử dụng lao động, năng suất máy thi công đã được tính
toán từ các công trình tương tự.
- Từ số liệu công bố theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức
chuyên môn nghiệp vụ.

Phương pháp 3: Tính toán theo khảo sát thực tế
Từ tài liệu thiết kế, số liệu khảo sát thực tế của công trình (theo thời gian, địa
điểm, khối lượng thực hiện trong một hoặc nhiều chu kỳ…), tham khảo định mức
sử dụng vật tư, lao động, năng suất máy được công bố.
21
- Hao phí vật liệu: tính toán theo số liệu khảo sát thực tế và đối chiếu với
thiết kế, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật.
- Hao phí nhân công: tính toán theo số lượng công nhân từng khâu dây
chuyền sản xuất và tổng số lượng công nhân trong cả dây chuyền, tham khảo các
quy định về sử dụng lao động.
- Hao phí máy thi công: tính toán theo số liệu khảo sát thực tế về năng suất
của từng loại máy và hiệu suất phối hợp giữa các máy thi công trong cùng một dây
chuyền, tham khảo các quy định về năng suất kỹ thuật của máy.
B. Nội dung tính toán các thành phần hao phí
* Tính toán định mức hao phí về vật liệu
Định mức hao phí vật liệu cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng
công tác hoặc kết cấu xây dựng kể cả hao hụt vật liệu được phép trong thi công,
gồm:
- Vật liệu chủ yếu (chính): như cát, đá, xi măng, gạch ngói, sắt thép,…. trong
công tác bê tông, xây, cốt thép, sản xuất kết cấu… là những loại vật liệu có giá trị
cao và chiếm tỷ trọng lớn trong một đơn vị khối lượng hoặc kết cấu thì quy định
định mức bằng hiện vật và tính theo đơn vị đo lường thông thường.
- Vật liệu khác (phụ): như xà phòng, dầu nhờn, giẻ lau… là những loại vật
liệu có giá trị nhỏ, khó định lượng chiếm tỷ trọng ít so với một đơn vị khối lượng
hoặc kết cấu quy định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí của các loại vật liệu
chính.
Định mức hao phí vật liệu được xác định trên cơ sở định mức vật liệu được
công bố hoặc tính toán theo một trong ba phương pháp nêu trên.
Tính toán hao phí vật liệu chủ yếu
Công thức tổng quát xác định định mức hao phí vật liệu (VL) trong định mức

xây dựng là:
VL = (Q
V
x K
hh
+ Q
V
LC
x K
LC
) x K
V
cd
x K

Trong đó:
+ Q
V
: Số lượng vật liệu sử dụng cho từng thành phần công việc trong định
22
mức (trừ vật liệu luân chuyển), được tính toán theo một trong ba phương pháp đã
trình bày trên.
Đối với vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì số lượng vật liệu
được xác định từ tiêu chuẩn thiết kế.
Đối với vật liệu thi công theo biện pháp tổ chức thi công được xác định theo
kỹ thuật thi công và số lần luân chuyển theo định mức vật tư được công bố hoặc
tính toán đối với trường hợp chưa có trong định mức vật tư.
+ Q
V
LC

: Số lượng vật liệu luân chuyển (ván khuôn, giàn giáo, cầu công
tác…) sử dụng cho từng thành phần công việc trong định mức được tính toán theo
một trong ba phương pháp trên.
+ K
V
cd
: Hệ số chuyển đổi đơn vị tính vật liệu theo tính toán, thực tế hoặc kinh
nghiệm thi công sang đơn vị tính vật liệu trong định mức xây dựng.
+ K
hh
: Định mức tỷ lệ hao hụt vật liệu được phép trong thi công:
K
hh
= 1 + H
t/c
H
t/c
: Định mức hao hụt vật liệu trong thi công theo các quy định trong định
mức vật tư được công bố, theo khảo sát, theo thực tế của các công trình tương tự,
hoặc theo kinh nghiệm của các chuyên gia, các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ đối
với những vật tư chưa có trong định mức.
Định mức hao hụt vật tư được quy định cho vật liệu rời, vật liệu bán thành
phẩm (vữa xây, vữa bê tông) và cấu kiện (cọc, dần đúc sẵn).
+ K
LC
: Hệ số luân chuyển của loại vật liệu cần phải luân chuyển quy định
trong định mức sử dụng vật tư. Đối với vật liệu không luân chuyển thì K
LC
= 1. Đối
với vật liệu luân chuyển thì K

LC
< 1.
Hệ số luân chuyển của vật liệu luân chuyển được tính theo công thức sau:
K
LC
= (h x (n-1)+2) / 2n
Trong đó:
- h: Tỷ lệ được bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi.
- n: Số lần sử dụng vật liệu luân chuyển (n>1).
+ K
td:
Hệ số sử dụng thời gian sử dụng do tiến độ thi công công trình là hệ số
23
phản ánh việc huy động không thường xuyên hoặc tối đa lượng vật liệu để hoàn
thành công tác xây dựng theo đúng tiến độ. Hệ số này chỉ ảnh hưởng đến vật liệu
luân chuyển, ví dụ như huy động giàn giáo, côp pha, cây chống…
Khi biện pháp thi công sử dụng một lần hoặc nhiều lần thì bổ sung thêm hệ
số này cho phù hợp với điều kiện xây dựng công trình. Hệ số này được tính theo
tiến độ, biện pháp thi công hoặc theo kinh nghiệm của tổ chức, chuyên môn nghiệp
vụ.
Tính toán hao phí vật liệu khác
Đối với các loại vật liệu khác (phụ) được định mức bằng tỷ lệ phần trăm (%)
so với tổng chi phí các loại vật liệu chính định lượng trong định mức xây dựng và
được xác định theo loại công việc theo số liệu kinh nghiệm của tư vấn hoặc định
mức trong công trình tương tự.
* Tính toán định mức hao phí về lao động
Định mức hao phí lao động trong định mức xây dựng được xác định trên
định mức lao động (thi công) được công bố hoặc tính toán theo một trong ba
phương pháp đã nêu trên.
Đơn vị tính của định mức lao động cơ sở là giờ công.

Đơn vị tính của định mức lao động trong định mức xây dựng là ngày công.
Mức hao phí lao động được xác định theo công thức tổng quát:
NC = ∑(t
g
d m
x K
cđđ
x K
V

) x 1/8
Trong đó:
+ t
g
dm
: Định mức lao động cơ sở: là mức hao phí lao động trực tiếp xây dựng
cho một đơn vị tính khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng cụ thể.
+ K
cđđ
: Hệ số chuyển đổi định mức xây dựng.
Hệ số này được tính từ định mức thi công chuyến sang xây dựng hoặc lấy
theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn.
Trị số này phụ thuộc vào nhóm công tác, loại bỏ tổ hợp đơn lẻ hay hỗn hợp
mà đưa ra các hệ số khác nhau tùy theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện
thi công cụ thể và thường trong khoảng 1,05 ÷ 1,3.
24

×