Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.44 KB, 26 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
Lời nói đầu
Thực hiện chơng trình đào tạo của trờng Đại học kinh tế quốc dân, và của khoa
Kế hoạch & Phát triển, sau khi kết thúc học phần lý thuyết, sinh viên hệ chính quy,
tiếp tục phần thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp... nhằm củng cố kiến thức lý
thuyết và nâng cao kỹ năng thực hành chuyên ngành học của mình trớc khi ra trờng.
Trên tinh thần đó, em là sinh viên khóa 42- Lớp Kế hoạch A, đã đăng ký thực tập tại
Phòng thẩm định dự án đầu t của Sở Kế hoạch và Đầu t Hà Nội. Trong những tuần
đầu tiên tiếp xúc với cơ quan thực tập, em đã đợc làm quen với môi trờng làm việc tại
Sở, Phòng thẩm định dự án đầu t. Trong quá trình thực tập ở đây em đã tiến hành tìm
hiểu và tập hợp tài liệu viết Báo cáo thực tập tổng hợp. Cấu trúc của báo cào này gồm
có ba phần:
Phần1: Tổng quan về Sở Kế hoạch và Đầu t Hà Nội.
Phần2: Tổng quan về Phòng thẩm định dự án đầu t.
Phần3: Tình hình hoạt động năm 2003 & phơng hớng hoạt động cho
năm 2004 của Phòng thẩm định dự án đầu t.
Qua Báo cáo tổng hợp này sẽ giúp cho em hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ,
phơng pháp tổ chức và hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu t Hà Nội và Phòng thẩm
định dự án đầu t. Đặc biệt là giúp em có đợc những kiến thức thực tế về quá trình
thẩm định dự án đầu t, một môn học thuộc chuyên ngành chính của khoa Kế hoạch
& Phát triển.
Mặc dù đã rất có gắng, nhng trong bản báo cáo tổng hợp không tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận đợc sự đóng góp của các thầy cô giáo trong khoa
kế hoạch & Phát triển, các cô chú trong Phòng thẩm định dự án đầu t và các bạn
sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn Ths Vũ Cơng giáo viên hớng dẫn thực tập, chú L-
ơng Hoài Nam ngời đã trực tiếp hớng dẫn cháu tại nơi thực tập, các cô chú trong Sở
Kế hoạch và Đầu t Hà Nội, Phòng thẩm định dự án đầu t đã tạo điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ cháu trong quá trình tìm hiểu, thu thập tài liệu để hoàn thành Báo cáo
tổng hợp này.
Hà Nội ngày 12 tháng 3 năm 2004


Sinh viên: Vũ Đức Trung
- 1 -
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phần I
Tổng quan về Sở Kế hoạch và Đầu t Hà Nội
1. Lịch sử hình thành.
Sở Kế hoạch và đầu t Hà Nội đợc thành lập theo Quyết định số
2743/QĐ-UB ngày 23 tháng 8 năm 1996 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Sở Kế hoạch và đầu t là cơ quan chuyên môn của UBND Thành phố Hà Nội, chịu sự
chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu t, có t cách pháp nhân và
đợc sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nớc.
Sở Kế hoạch và Đầu t Hà Nội có hai cơ sở, trong đó cơ sở1 ở số 17 đờng Trần
Nguyên Hãn-Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội và cơ sở 2 ở số 409 đờng Kim Mã-Quận Cầu
Giấy-Hà Nội.
2. Chế độ làm việc của Sở Kế hoạch và Đầu t Hà Nội.
Sở kế hoạch và Đầu t Hà Nội làm việc theo chế độ thủ trởng, tuân thủ các chủ
trơng chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nớc, các quy định của Thành phố, đảm
bảo nguyên tắc tập trung dân chủ; khi quyết định các vấn đề quan trọng tổ chức lấy ý
kiến cấp uỷ, công đoàn và cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan theo nguyên tắc
dân chủ và quyết định theo đa số, trừ những việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc.
3. Chức năng, nhiệm vụ của Sở kế hoạch và đầu t Hà Nội.
Sở Kế hoạch và đầu t Hà Nội có ba chức năng và chín nhiệm vụ:
3.1. Chức năng.
- Tham mu tổng hợp về quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Thành
phố Hà Nội.
- Đề xuất các chủ trơng, biện pháp quản lý các dự án đầu t có vốn đầu t trong nớc,
vốn đầu t trực tiếp của nớc ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA)
tại địa phơng.
- Phối hợp giữa các ngành thuộc thành phố trong việc lập và thực hiện kế hoạch.
3.2. Nhiệm vụ.

- 2 -
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Tổ chức nghiên cứu, tổng hợp trình UBND Thành phố các kế hoạch trung hạn,
ngắn hạn; lựa chọn các chơng trình, dự án u tiên, các danh mục công trình phát
triển kinh tế-xã hội, các cân đối chủ yếu: tài chính, ngân sách, vốn đầu t xây
dựng, các nguồn viện trợ và hợp tác đầu t nớc ngoài; tham mu cho UBND Thành
phố lựa chọn chủ đầu t cho các dự án, lựa chọn các đối tác cho hợp tác kinh
doanh.
- Phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá xây dựng dự toán ngân sách trình UBND
Thành phố, theo dõi nắm tình hình hoạt động của các đơn vị kinh tế trên địa bàn
lãnh thổ để gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phơng.
- Hớng dẫn các cấp các ngành thuộc Thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các
chơng trình, các dự án có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố;
Phổ biến và hớng dẫn thực hiện pháp luật Nhà nớc về hoạt động đầu t trực tiếp
của nớc ngoài trên địa bàn Thành phố, là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ dự án của
chủ đầu t trong và ngoài nớc, quản lý sau đầu t các doanh nghiệp có vồn đầu t nớc
ngoài.
- Theo dõi, kiểm tra các cơ quan, đơn vị của Thành phố trong việc thực hiện các
quy hoạch, kế hoạch, các chơng trình dự án phát triển; Trình UBND Thành phố
các chủ trơng, biện pháp nhằm đảm bảo các mục tiêu kế hoạch của Thành phố;
Trực tiếp điều hành thực hiện kế hoạch đối với một số lĩnh vực theo sự phân công
của UBND Thành phố.
- Tham gia nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, kiến
nghị với UBND Thành phố xây dựng và vận dụng các cơ chế chính sách cho phù
hợp với đặc điểm của địa phơng và những quy tắc chung đã quy định.
- Theo sự phân công của UBND Thành phố làm nhiệm vụ thờng trực hoặc Chủ tịch
Hội đồng về thẩm định các dự án đầu t trong nớc và nớc ngoài, thẩm định xét
thầu, thẩm định việc thành lập các doanh nghiệp.
- Làm đầu mối quản lý các nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) nớc
ngoài vào Hà Nội, các nguồn viện trợ khác vào địa bàn, viện trợ chính thức của

Chính phủ Việt Nam (uỷ quyền cho Hà Nội quản lý) và của Thành phố Hà Nội
cho các nớc khác.
- Giải quyết việc đăng ký kinh doanh và thực hiện chức năng quản lý nhà nớc về
đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp trên Thành phố theo quy định của Pháp
luật.
- 3 -
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Hàng quý, sáu tháng, hàng năm làm báo cáo gửi UBND Thành phố và Bộ Kế
hoạch và Đầu t về việc thực hiện kế hoạch của địa phơng và hoạt động của các
doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài; Tổ chức việc nâng cao nghiệp vụ cho các
cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu t địa phơng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND Thành phố giao.

4. Cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu t Hà Nội.
Cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và đầu t Hà Nội gồm có Giám đốc, các P.Giám
đốc (4 P.Giám đốc), 11 Phòng và 1 Ban quản lý dự án (Sơ đồ - Biểu1- Phụ lục trang
25). Nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc, các P.Giám đốc và các phòng trong Sở nh sau:
4.1. Giám đốc Sở.
Giám đốc Sở là ngời chịu trách nhiệm điều hành toàn diện công việc của
cơ quan. Tổ chức phân công, phân cấp, phối hợp giữa các P.Giám đốc giúp việc
và các phòng ban, thực hiện chức năng nhiệm vụ của Sở, các quyết định, chỉ thị
của cấp trên, tổ chức kiểm tra giám sát thực hiện các công việc đợc giao và chịu
trách nhiệm toàn diện về mọi mặt công tác của Sở.
4.2. Phó giám đốc Sở.
Các P.Giám đốc Sở đợc phân công chủ trì giúp việc cho Giám đốc Sở trên một số
lĩnh vực nh sau:
- Một P.Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách công tác nông nghiệp, kinh tế ngoại thành
và phát triển nông thôn, kế hoạch phát triển KT - XH các huyện, công tác địa
chính ngoại thành, công tác đăng ký kinh doanh và quản lý các doanh nghiệp sau
đăng ký kinh doanh, tham gia ban chỉ huy phòng chống bão lụt ở Thành phố và

chỉ đạo các công tác khác theo phân công của Giám đốc Sở.
- Một P.Giám đốc Sở giúp Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách công tác đầu t nớc
ngoài và quản lý sau đầu t, công tác sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nớc
trong Thành phố, công tác xuất nhập khẩu, công tác hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh
vực công nghiệp - thơng mại, du lịch - dịch vụ, các khu công nghiệp - khu chế
xuất và chỉ đạo công tác khác theo phân công của Giám đốc Sở.
- 4 -
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Một P.Giám đốc Sở giúp Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch vốn
xây dựng cơ bản, theo dõi công tác thẩm định các dự án đầu t, công tác giám định
dự án đầu t, công tác đấu thầu, công tác cải cách hành chính và phân cấp uỷ
quyền trong lĩnh vực quản lý đầu t xây dựng, lĩnh vực văn hoá thông tin - xã hội -
đào tạo, lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị, kế hoạch phát triển KT - XH các quận:
Hai Bà Trng, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Ba Đình; giúp Giám đốc Sở trong công tác
kế hoạch vốn vay, tài trợ kinh tế nớc ngoài và chỉ đạo các công tác khác theo phân
công của Giám đốc Sở. Trực tiếp phụ trách Phòng kế hoạch - Văn hoá - Xã
hội - Đào tạo, Phòng kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị, Phòng thẩm định dự án.
- Một P.Giám đốc trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch vốn sự nghiệp và tổng hợp
vốn đầu t trên địa bàn, công tác tài chính tín dụng - cấp vốn lu động - hỗ trợ
lãi suất, công tác u đãi đầu t, công tác nội chính cơ quan, công tác thi đua khen
thởng kỷ luật của Sở, công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, công tác
thanh quyết toán các dự án đầu t, công tác nhà đất nội thành, nhà ở và phát triển
các khu đô thị mới, công tác giải phóng mặt bằng và trật tự đô thị, lĩnh vực khoa
học kỹ thuật - công nghệ - môi trờng, công nghệ thông tin, kế hoạch phát triển
KT - XH các quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Tây Hồ, giúp Giám đốc Sở trong công
tác kế hoạch khối an ninh quốc phòng và chỉ đạo các công tác khác theo phân
công của Giám đốc Sở. Trực tiếp phụ trách Phòng tổ chức - hành chính, Phòng
kế hoạch tài chính, Ban quản lý dự án.
4.3. Nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban thuộc Sở.
- Phòng kế hoạch tổng hợp: Tổng hợp cân đối về quy hoạch, và kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn, hàng năm và theo dõi toàn diện về tình
hình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đã đề ra trên cơ sở các báo cáo của các
phòng chuyên ngành; là đầu mối theo dõi, tổng hợp công tác liên kết, hợp tác liên
vùng, với các tỉnh khác và thực hiện các công việc khác theo phân công của Giám
đốc và P.Giám đốc phụ trách.
- Phòng Kế hoạch Tài chính: Xây dựng kế hoạch tổng hợp về lĩnh vực Tài
chính - tiền tệ - tín dụng, tổng vốn đầu t xã hội trên địa bàn và là đầu mối theo dõi
tổng hợp tình hình thực hiện vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng cơ bản; tham m-
u về các chủ trơng chính sách và các biện pháp chính trong lĩnh vực tài chính -
- 5 -
Báo cáo thực tập tổng hợp
ngân sách -tiền tệ - giá cả, trong huy động và sử dụng các nguồn vốn cho đầu t
phát triển và thực hiện các công việc khác theo phân công của Giám đốc và
P.Giám đốc phụ trách.
- Phòng Đăng ký kinh doanh: Hớng dẫn, nhận hồ sơ hợp lệ và cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh; Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về doanh
nghiệp của Thành phố, cung cấp thông tin doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân
có yêu cầu theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm các quy định về đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật, Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định
của luật doanh nghiệp, triển khai và thực hiện các công việc khác theo phân công
của Giám đốc và P.Giám đốc phụ trách.
- Phòng thẩm định dự án: Giúp cho ban giám đốc Sở trong lĩnh vực thẩm định
các dự án đầu t có nguồn vốn ngân sách Nhà nớc của Thành phố thuộc thẩm
quyền quyết định của UBND Thành phố Hà Nội (trừ các dự án có vốn đầu t nớc
ngoài và dự án đầu t bằng nguồn vốn ngoài ngân sách Thành phố sẽ theo quy
định riêng); Chủ trì phối hợp với các phòng khác của Sở làm đầu mối thực hiện
công tác giám định đầu t, tổng hợp kết quả đấu thầu, triển khai và thực hiện các
công việc khác theo phân công của Giám đốc và P.Giám đốc phụ trách.
- Phòng Kế hoạch Công nghiệp-Thơng mại-Du lịch-Dịch vụ: Tham mu
tổng hợp về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển Công nghiệp - Thơng mại -

Du lịch của toàn Thành phố, các chủ trơng chiến lợc, cơ chế chính sách, các giải
pháp trong việc phát triển lĩnh vực chuyên ngành; là đầu mối theo dõi, tổng hợp
hoạt động dịch vụ trên địa bàn, triển khai và thực hiện các công việc khác theo
phân công của Giám đốc và P.Giám đốc phụ trách.
- Phòng Kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị: Tham mu tổng hợp về công tác
quy hoạch, kế hoạch hoá phát triển đầu t hạ tầng đô thị, nhà ở trên địa bàn Hà Nội
theo đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; là đầu mối tổng
hợp, theo dõi kế hoạch của các quận, triển khai và thực hiện các công việc khác
theo phân công của Giám đốc và P.Giám đốc phụ trách.
- Phòng Kế hoạch Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Tham mu tổng hợp
về các công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu t để phát triển ngành Nông - Lâm
nghiệp - Thuỷ sản và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, công tác địa
- 6 -
Báo cáo thực tập tổng hợp
chính; là đầu mối tổng hợp, theo dõi kế hoạch của các huyện và thực hiện các
công việc khác theo phân công của Giám đốc và P.Giám đốc phụ trách.
- Phòng Kế hoạch Văn hoá-xã hội-đào tạo: Tham mu tổng hợp về công tác
quy hoạch, kế hoạch và đầu t phát triển về văn hoá, xã hội, đào tạo bồi dỡng
nguồn nhân lực của Thành phố, các chính sách xã hội, là đầu mối theo dõi, tổng
hợp các chơng trình mục tiêu và thực hiện các công việc khác theo phân công của
Giám đốc và P.Giám đốc phụ trách.
- Phòng Đầu t nớc ngoài và Quản lý sau đầu t: Tham mu, tổng hợp về công
tác đầu t trực tiếp nớc ngoài trên địa bàn, giúp việc cho Giám đốc Sở trong lĩnh
vực thẩm định, cấp phép các dự án có vốn đầu t nớc ngoài theo phân cấp; Nghiên
cứu đề xuất các chủ trơng, biện pháp triển khai kế hoạch xúc tiến, cấp phép quản
lý các hoạt động đầu t trực tiếp của nớc ngoài vào Hà Nội và đầu t của các doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội ra nớc ngoài và thực hiện các công việc khác theo
phân công của Giám đốc và P.Giám đốc phụ trách.
- Phòng Kế hoạch vốn vay và tài trợ kinh tế nớc ngoài: Tham mu về các chủ
trơng cơ chế, chính sách, lập kế hoạch khai thác quản lý, sử dụng các nguồn vốn

vay và tài trợ của nớc ngoài. Làm đầu mối quản lý các nguồn vốn viện trợ phát
triển chính thức (ODA) nớc ngoài vào Hà Nội, các nguồn viện trợ khác trên địa
bàn, viện trợ chính thức của chính phủ Việt Nam (uỷ quyền cho Hà Nội quản lý)
và của thành phố Hà Nội cho các nớc khác, thực hiện các công việc khác theo
phân công của Giám đốc và P.Giám đốc phụ trách.
- Phòng tổ chức hành chính: Giúp Giám đốc tổ chức sắp xếp và điều hành
bộ máy quản lý, quản lý công tác nội chính và hậu cần của cơ quan. Tham m u
cho Giám đốc Sở trong việc xây dựng hệ thống tổ chức ngành kế hoạch, là
đầu mối theo dõi, tổng hợp công tác thi đua - khen thởng. Công tác đào tạo
bồi dỡng đội ngũ cán bộ cho toàn ngành và thực hiện các công việc khác theo
phân công của Giám đốc và P.Giám đốc phụ trách.
- Ban quản lý dự án: Nâng cao năng lực quản lý và kế hoạch Độ thị ở Hà Nội. Là
cơ quan trực thuộc điều hành toàn bộ hoạt động của dự án, theo sự chỉ đạo của
Ban chủ nhiệm dự án và Giám đốc Sở; thực hiện các công việc khác theo phân
công của Giám đốc và P.Giám đốc phụ trách.
- 7 -
Báo cáo thực tập tổng hợp
* Nhận xét:
- Qua tìm hiểu tổng quan về Sở Kế hoạch và Đầu t Hà Nội ta thấy Sở xác định các
chức năng, nhiệm vụ của Sở một cách rất rõ ràng. Điều đó giúp cho Sở hoạt động
thuận tiện hơn, có hiệu quả cao hơn và trong quá trình làm việc sẽ không bị vợt ra
khỏi quyền hạn của mình và cũng nh không bỏ sót những công việc của Sở.
- Sở bố trí bộ máy của mình bao gồm 11 phòng, một ban quản lý dự án và phân
công các P.Giám đốc quản lý các phòng ban theo từng mảng công việc. Ta thấy
đây là một cơ cấu rất hợp lý bởi khối lợng công việc của Giám đốc, các P.Giám
đốc và các phòng ban trong Sở sẽ không quá lớn nhng cũng không quá nhỏ bởi
nh ta biết khối lợng công việc cần giải quyết của Sở là rất lớn thể hiện qua các
chức năng và nhiệm vụ của Sở đã nêu trên. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các
phòng ban có thể đi sâu vào lĩnh vực chuyên trách của mình và nh vậy hiệu quả,
chất lợng công việc sẽ đợc nâng cao. Nhng việc phân chia ở đây không phải tách

biệt hẳn các phòng với nhau mà ở đây chỉ là tơng đối, trong quá trình làm việc luôn
có sự hợp tác chặt chẽ giữa các phòng trong Sở.
- Việc Sở phân chia bộ máy của Sở thành 11 phòng và một ban quản lý dự án với
những chức năng và nhiệm vụ rõ ràng giúp cho các phòng hoạt động sẽ không bị
chồng chéo sang công việc của nhau đồng thời nâng cao đợc trách nhiệm trong
công việc đối với từng phòng, ban, từng cá nhân. Tuy vậy việc bố trí nhiều phòng
ban cũng có nhợc điểm của nó đó là một công việc đơn giản nhng có thể phải lấy
ý kiến của nhiều phòng, ban với nhiều thủ tục hành chính sẽ gây ra những phiền hà
không đáng có.
- Sở làm việc theo chế độ thủ trởng điều này rất thuận tiện trong việc quản lý và
đôn đốc công việc nhng lai gây nên hiện tợng quá tải đối với các thủ trởng đơn vị.
Do vậy, cần phải linh hoạt trong quá trình quản lý và thực hiên việc phân quyền,
san sẻ trách nhiệm công việc cho các cán bộ trong Sở để nâng cao trách nhiệm và
hiệu quả công việc đồng thời giảm bớt áp lực công việc cho các lãnh đạo.
Trên đây là một số nét tổng quan về Sở Kế hoạch và Đầu t Hà Nội. Sau đây
chúng ta cùng chuyển sang tìm hiểu về Phòng thẩm định dự án của Sở Kế hoạch và
Đầu t Hà Nội để có thể hiểu rõ hơn về chức năng nhiệm vụ, chế độ làm việc cũng nh
trách nhiệm của các cán bộ trong Phòng thẩm định dự án, nơi tôi đang thực tập.
- 8 -
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phần II
Tổng quan về Phòng thẩm định dự án
1. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng thẩm định dự án.
1.1. Chức năng.
- Giúp cho Ban giám đốc Sở trong lĩnh vực thẩm định các dự án đầu t có nguồn vốn
ngân sách Nhà nớc của Thành phố, thuộc thẩm quyền quyết định của UBND
Thành phố Hà Nội.
- 9 -
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Phòng thẩm định là bộ phận thờng trực của Sở theo dõi tổng hợp công tác giám

định đầu t, phối hợp với các Phòng, Ban trong Sở tham mu cho lãnh đạo Sở về
công tác giám định đầu t.
- Chủ trì phối hợp với các phòng khác của Sở làm đầu mối giám định đầu t, tổng
hợp kết quả đấu thầu.
- Phòng thẩm định chủ trì phối hợp với các phòng ban chuyên ngành có liên quan
nghiên cứu xử lý và soạn thảo văn bản, tham gia ý kiến đối với các dự án nhóm A
đầu t trên địa bàn mà chủ đầu t là các Bộ, Ngành, các doanh nghiệp không thuộc
thành phố, báo cáo lãnh đạo Sở thông qua để trình UBND Thành phố duyệt ký.
1.2. Nhiệm vụ.
- Tiếp nhận hồ sơ của các dự án (nhóm B, C) đầu t bằng vốn ngân sách và các dự
án nhóm A (đợc phân công và thuộc thẩm quyền) đầu t trên địa bàn Hà Nội để
thẩm định.
- Phối hợp với các Sở, phòng ban trong Thành phố và các phòng thuộc Sở trong
việc thẩm định các d án xây dựng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Nâng
cao hiệu quả trong công tác thẩm định, quản lý đấu thầu cũng nh quản lý các dự
án hoạt động trên địa bàn Thành phố.
- Hớng dẫn các chủ dự án lập các dự án phát triển phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
của Thành phố và đúng theo trình tự, quy định của pháp luật.
- Đề xuất ý kiến và các phơng án nâng cao hiệu quả của dự án về mặt kinh tế cũng
nh về mặt văn hoá - xã hội.
- Tuỳ theo nội dung cần giám định đối với từng dự án (theo quyết định của UBND
Thành phố ), Phòng thẩm định dự án đề xuất phòng chuyên ngành chủ trì chuẩn
bị tài liệu, nội dung và triển khai giám định đầu t theo chỉ đạo của lãnh đạo Sở.
Khi tổ chức giám định đầu t các dự án, Phòng thẩm định có trách nhiệm cử cán
bộ, công chức thuộc phòng tham gia giám định đầu t.
- Chủ động đôn đốc và nhận báo cáo tình hình công tác giám định đầu t do các
phòng chuyên ngành thực hiện; nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chung trên
toàn Thành phố.
- Hàng tuần báo cáo tại giao ban cơ quan tình hình tiếp nhận hồ sơ dự án, thẩm
định dự án, quyết định đầu t các dự án.

- 10 -
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Báo cáo tình hình tiến hành tiếp nhận hồ sơ dự án, thẩm định và phê duyệt các dự
án theo tháng, quý, 6 tháng, cả năm. báo cáo gửi cho lãnh đạo Sở, Phòng tổ chức
hành chính, Phòng kế hoạch tổng hợp.
- Tham gia t vấn đối với các dự án nhóm A đầu t xây dựng trên địa bàn Hà Nội.
- Thực hiện các công việc mà lãnh đạo Sở giao.
2. Đánh giá chung về năng lực và điều kiện làm việc của Phòng
thẩm định dự án.
- Cơ cấu tổ chức của phòng Thẩm định dự án của Sở Kế hoạch và đầu t Hà Nội
gồm: Một trởng phòng phụ trách chung, một phó phòng và bẩy nhân viên đợc
phân công nhiệm vụ theo từng mảng chuyên trách riêng nh: Xây dựng nhà ở, xây
dựng các công trình công cộng:Bệnh viện, trờng học; xây dựng, tu sửa các công
trình văn hoá: Công viên, chùa chiền...
- Học vấn: Các cán bộ trong phòng đều đã tốt nghiệp đại học tại các trờng ở trong
nớc nh: Xây dựng, Kiến trúc, Bách khoa, Tài chính... Trong đó có một cán bộ tốt
nghiệp đại học ở nớc ngoài. Hiện nay trong phòng có 3 cán bộ đã tốt nghiệp Thạc
sỹ và một số cán bộ trong phòng đang theo học các chơng trình cao học để củng cố
và nâng cao trình độ.
- Ngoại ngữ - tin học: Hầu hết các cán bộ trong phòng đều có thể sử dụng đợc ít
nhất một ngoại ngữ và sử dụng thành thạo các thiết bị máy tính trong công việc.
- Tuổi của các cán bộ: Có 5 ngời có độ tuổi trên 45 còn lại là dới 40 tuổi trong đó
có 2 cán bộ trẻ mới tham gia công tác.
- Cơ sở vật chất: Điều kiện về cơ sở vật chất khá đầy đủ và hiện đại, mỗi cán bộ
trong phòng đợc trang bị một máy vi tính có nối mạng Internet và nối mạng Lan
trong nội bộ của Sở. Hệ thống các máy phụ trợ nh: Điện thoại, máy Fax, máy in
và máy phô tô đợc trang bị khá hiện đại. Với trang thiết bị đầy đủ đã hỗ trợ rất tốt
cho công việc của phòng. Việc khai thác các thông tin giữa các phòng hay gửi các
hồ sơ, công văn, báo cáo sang các phòng khác đều đợc thực hiện thông qua hệ
thống mạng máy tính của Sở. Sở đã xây dựng một trang Web riêng để các phòng

có thể đa các thông tin lên hay khai thác các thông tin từ trên đó, ngoài ra phòng
còn có một tủ sách, tài liệu khá phong phú và cập nhật.
- 11 -
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Hàng tuần phòng đều bố trí một khoảng thời gian để họp trao đổi kinh nghiệm, và
cử những cán bộ trong phòng tham gia các cuộc họp hàng tháng của Sở, và những
cuộc hội thảo chuyên ngành của Sở, Thành phố và của Bộ kế hoạch và Đầu t.
- Đời sống tinh thần: Ban lãnh đạo của Sở Kế hoạch và Đầu t Hà Nội rất quan tâm
đến đời sống vật chất cũng nh tinh thần của cán bộ công nhân trong Sở. Vào
những ngày lễ tết hay những ngày hiến chơng Sở đều có những phần quà nhỏ và
tổ chức những buổi giao lu văn nghệ để nâng cao đời sống tinh thần cho các cán
bộ trong Sở. Kịp thời thăm hỏi và động viên những gia đình gặp khó khăn, rủi
ro... Bên cạnh đó các cán bộ công đoàn của phòng cũng rất chăm lo đến đời sống
của các thành viên trong phòng. Chính điều này đã cổ vũ và khích lệ rất lớn đến
tinh thần của các cán bộ công nhân viên, nâng cao hiệu quả trong công việc.
Với cơ cấu về tuổi cẩu các cán bộ trong phòng khá trẻ, và trình độ chuyên ngành
cũng nh ngoại ngữ tốt của các cán bộ cũng nh các điều kiên làm việc tốt giúp cho
Phòng luôn hoàn thành nhiệm vụ và có thể cập nhật những thông tin mới không chỉ ở
trong nớc mà cả những thông tin tài liệu nớc ngoài. Đây là điều rất cần thiết bởi công
tác thẩm định dự án là công việc khó và còn rất mới mẻ đối với nớc ta.
Tuy nhiên Sở cha có một th viện để các cán bộ trong Sở nói chung và Phòng
thẩm định nói riêng nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác thông tin. Hầu hết các tài liệu
mới các cán bộ trong phòng phải tự tìm và trang bị thêm cho phòng. Ngoài ra diện
tích làm việc của phòng hiện tại là rất chật trội (khoảng 24 mét vuông), điều này
cũng sẽ ảnh hởng đến công việc nhất là vào những ngày hè.
3. Hoạt động của Phòng thẩm định dự án.
3.1. Quy định về tiếp nhận và thẩm định dự án đầu t.
(Sơ đồ - Biểu 2 - Phụ lục - Trang 26)
a. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ dự án.
- Theo quy chế giải quyết công việc theo hình thức một cửa nên Phòng

tổng hợp là đầu mối trực tiếp tiếp nhận và trả hồ sơ dự án thuộc thẩm quyền phê
duyệt của UBND Thành phố, Sở kế hoạch và Đầu t (theo uỷ quyền) do các chủ
đầu t trình sau đó chuyển hồ sơ dự án lên phòng thẩm định: Hồ sơ dự án Phòng
thẩm định tiếp nhận là hồ sơ chính thức để thẩm định theo quy định.
- 12 -

×