Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - EXIMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.71 KB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Khoảng thời gian 3 tháng thực tập tuy không nhiều nhưng thật đáng quý. Em đã có
cơ hội để vận dụng những kiến thức xã hội và chuyên môn đã được tích lũy qua những
năm tháng học ở trường Đại học Kinh tế TP.HCM vào thực tế. Chính sự nhiệt tình
trong giảng dạy và vốn kiến thức sâu rộng của thầy cô trường Đại học Kinh tế TP.HCM
nói chung và khoa Ngân hàng nói riêng đã giúp em thành công trong quá trình thực
tập.
Với tất cả lòng tôn kính em xin gửi đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế
TP.HCM lòng biết ơn sâu sắc. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Phan Chung
Thủy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các anh chị tại Ngân
hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Sở Giao dịch 1 và nhất là các anh chị thuộc
phòng Tín dụng doanh nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em
được học hỏi những công việc thực tế của ngân hàng.
Do thời gian thực tập có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Kính
mong thầy cô và các anh chị nhiệt tình xem xét, góp ý kiến để em rút ra những kinh
nghiệm quý giá.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô và các anh chị ở Ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam – Sở Giao dịch 1 dồi dào sức khỏe, có được nhiều niềm vui, luôn luôn
vui vẻ và mọi việc thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 3 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Võ Trịnh Quốc Lâm
Trang 1
[Type text]
Nhận xét của cơ quan thực tập




















Trang 2
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn




















Trang 3
Mục lục
Trang 4
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu qua các năm của NHTMCP Eximbank Việt
Nam từ 2009-2012
Bảng 1.2 Tình hình huy động vốn phân theo kỳ hạn của Eximbank SGD 1 năm
2009-2012
Bảng 1.3 Tương quan giữa huy động và cho vay theo kỳ hạn tại Eximbank SGD 1
Bảng 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Eximbank SGD 1 giai đoạn 2009-
2012
Bảng 2.1 Dư nợ cho vay Eximbank SGD 1 giai đoạn 2009-2012
Bảng 2.2 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại SGD 1 giai đoạn 2009-2012
Bảng 2.3 Chất lượng tín dụng theo quy định của Eximbank
Bảng 2.4 Chất lượng tín dụng tại Eximbank SGD 1 giai đoạn 2009-2012
Bảng 2.5 Dư nợ quá hạn phân theo kỳ hạn tại Eximbank SGD 1
Bảng 2.6 Dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại Eximbank SGD 1 giai đoạn
2009-2012
Trang 5
Danh sách các hình vẽ, biểu đồ
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Eximbank
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức SGD 1 Eximbank
Biểu đồ 1.1 Tổng tài sản, tổng dư nợ của Eximbank giai đoạn 2009-2012
Biểu đồ 1.2 Tình hình huy động vốn và vốn chủ sở hữu của EIB so với ACB,
Sacombank giai đoạn 2009-2012

Biểu đồ 1.3 ROA, ROE, lợi nhuận trước thuế của Eximbank
Biểu đồ 1.4 Mạng lưới hoạt động của Eximbank giai đoạn 2009-2012
Biểu đồ 1.5 Dư nợ của Eximbank SGD 1 giai đoạn 2009-2012
Biểu đồ 2.1 Dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Eximbank SGD 1giaiđoạn 2009-2012
Biểu đồ 2.2 Tương quan tỉ lệ nợ xấu của Eximbank SGD 1 và hệ thống Eximbank
Hình 2.1 Quy trình xét duyệt tín dụng tại Eximbank từ năm 2009-2011
Hình 2.2 Mô hình xét cấp tín dụng 3 bộ phận được Eximbank áp dụng trong năm
2012
Trang 6
Danh mục từ viết tắt
NHTMCP – Ngân hàng thương mại cổ phần
TMCP - Thương mại cổ phần
NH – Ngân hàng
NHTM – Ngân hàng thương mại
NHNN – Ngân hàng Nhà nước
KH – Khách hàng
DN – Doanh nghiệp
CIC – Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
Trang 7
Lời nói đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã
có những bước phát triển vượt bậc, không ngừng lớn mạnh về số lượng, chất lượng và
quy mô. Trong những năm qua hoạt động của các NHTM nước ta góp phần tích cực
vào việc huy động vốn và cung cấp vốn cho lĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển. Hệ
thống NHTM là ngành có tốc độ phát triển nhanh và mạnh trong thời gian qua, có thể
nói NHTM chiếm một trong những vị trí chủ chốt trong quá trình đổi mới kinh tế, đóng
góp to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế xã hội nước ta.
Với bất cứ quốc gia nào thì tín dụng luôn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất
của các ngân hàng thương mại, nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của các

ngân hàng. Tín dụng là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy và mang lại sự
phát triển kinh tế cho các ngành,lĩnh vực. Nó giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp
vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp, công ty và hộ gia đình nhằm sản xuất kinh doanh
cũng như tiêu dùng. Tín dụng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng
thương mại và do đó nó cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã tác động mạnh mẽ, trực tiếp
đến nhiều ngành kinh tế nước ta như công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, du
lịch,… Lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng cũng phải ngoại lệ trong tình hình khó khăn
chung của nền kinh tế nước nhà cũng như cả nền kinh tế thế giới. Tình hình kinh tế
trong những năm qua có những diễn biến hết sức bất thường với sự tăng/ giảm khôn
lường của thị trường chứng khoán, thị trường vàng và ngoại tệ… Hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước khi thị
trường xuất khẩu thu hẹp do sự sụt giảm của kinh tế thế giới, hàng hóa tồn kho còn
nhiều,…Nhận thấy bối cảnh kinh tế với nhiều khó khăn như trên có thể sẽ là hệ quả
dẫn đến những rủi ro tín dụng không mong đợi nên các ngân hàng thương mại luôn
quan tâm và tích cực triển khai nhiều biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng để hạn chế tối
đa khả năng xảy ra.
Trang 8
Chính vì những tính cấp thiết trên đây mà tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp nâng
cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam –
Sở Giao dịch 1”làm đề tài nghiên cứu của mình trong quá trình thực tập tại ngân hàng
nhằm nghiên cứu những đặc điểm của hoạt động tín dụng tại ngân hàng, từ đó nhận
diện và nghiên cứu những nguyên nhân gây ra rủi ro, phân tích các hoạt động quản trị
rủi ro tín dụng tại ngân hàng và đề ra những giải pháp thiết thực và hữu ích trong công
tác quản trị rủi ro tín dụng.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhận diện và phân tích những nguyên nhân chủ yếu gây ra các rủi ro tín dụng tại
ngân hàng.
Phân tích và đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thong qua các
phương pháp quản trị rủi ro mà ngân hàng đang áp dụng.

Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để nang cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
tại NHTMCP Eximbank – Sở Giao dịch 1.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Căn cứ vào mục tiêu trên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào
hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank SGD 1 trong bốn năm từ 2009-2012.
Trong đó nói đến hoạt động tín dụng thì hoạt động cho vay cũng là hoạt động chủ
yếu tại phòng tín dụng Eximbank SGD 1 nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới
hạn nghiên cứu các rủi ro trong quá trình cho vay tại NHTMCP Eximbank – Sở Giao
dịch 1.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp thống
kê, tổng hợp, so sánh… số liệu qua các năm. Từ đó đưa ra các nhận định, phân tích
được các vấn đề chung về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Góp phần đưa ra các
giải pháp và kiến nghị để nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
TMCP Eximbank – Sở Giao dịch 1.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn có 3 phần chính sau:
Chương 1:Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam Eximbank – Sở Giao dịch 1: Giới thiệu về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức,
Trang 9
các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại ngân hàng, kết quả hoạt động kinh doanh tại
ngân hàng cũng như thành tựu và định hướng phát triển của ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất
nhập khẩu Việt Nam Eximbank – Sở Giao dịch 1: Nêu ra các quy trình tín dụng và
chính sách tín dụng tại ngân hàng. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng
từ đó nhận diện và phân tích các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng. Phân
tích các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng thông qua các phương pháp quản trị rủi ro đã
được ngân hàng triển khai trong những năm qua và đánh giá việc thực hiện các phương
pháp quản trị rủi ro tại ngân hàng.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Sở Giao dịch 1: Nêu ra các phương pháp quản
trị rủi ro tín dụng và đề xuất những kiến nghị đóng góp cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà
nước và ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Eximbank – Sở Giao dịch 1.
Trang 10
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – SỞ GIAO DỊCH 1
1.1 Tổng quan về NHTMCP Eximbank
Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank
Tên viết tắt: Eximbank
Vốn điều lệ: 12.335 tỷ đồng
Trụ sở chính: Tầng 8 - Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn và 45A Lý Tự Trọng, P.Bến
Nghé, Q.1, TP.HCM
Website: http:// www.eximbank.com.vn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế: Số 0301179079 (Số ĐKKD cũ:
059023) do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp, đăng ký lần đầu ngày 23/07/1992,
đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 10/08/2009.
1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của NHTMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam
Ngân hàng TMCP Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định
số 140/CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất
nhập khẩu Việt Nam ( Vietnam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động
ngày 17/01/1990.Ngày 06/04/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy
phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 nắm với số vốn
điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng tương đương với 12,5 triệu USD với tên gọi mới là Ngân
hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import
Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Từ lúc thành lập cho đến năm 1996, hoạt động của Eximbank luôn đạt được những
kết quả rất tốt với tỷ suất sinh lợi vốn hàng năm lên tới 40-50%.Tuy nhiên, từ sau cuộc

khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 cho đến cuối năm 2000, Eximbank nhận thấy
cần phải thay đổi.
Trước tình hình đó theo đề nghị của Thành ủy TP.HCM, UBND TP.HCM, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 575/QĐ-
TTG ngày 26/06/2000 khẩn trương thực hiện phương án chấn chỉnh củng cố Eximbank
trong 3 năm, và trong thực tế kéo dài đến 5 năm. Một số giải pháp cấp bách được thực
hiện như:
Trang 11
- Tăng vốn cổ phần thêm 50 tỷ bằng cách để Vietcombank mua thêm cổ phần;
- Tăng cường nhân sự quản trị và điều hành;
- Được vay từ NHNN 300 tỷ đồng hỗ trợ đặc biệt, có tài sản thế chấp với lãi suất
ưu đãi 0,2%/tháng, thời gian 5 năm.
Nhờ các giải pháp đó Eximbank đã đạt được những thành công nhất định trong việc
tái cơ cấu, vượt qua thời kỳ khó khăn, đảm bảo khả năng thanh khoản, kinh doanh có
lãi và lấy lại uy tín trên thương trường.
Bắt đầu từ cuối năm 2005, Eximbank bước qua một giai đoạn phát triển hoàn toàn
mới.Các hoạt động của một ngân hàng kinh doanh đối ngoại đã được phục hồi và phát
triển mạnh mẽ, các hoạt động dịch vụ khác cũng bước vào thời kỳ tăng tốc, thể hiện uy
tín và vị thế trên thị trường.Đến nay, Eximbank đã trở thành ngân hàng mạnh về cả quy
mô hoạt động, vốn tự có, tốc độ tăng trưởng và có tên trong danh sách 5 Ngân hàng
TMCP hàng đầu Việt Nam.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Eximbank
Theo định hướng chiến lược, Eximbank đã đang và sẽ từng bước triển khai thực
hiện việc chuẩn bị các điều kiện hình thành “Tập đoàn tài chính đa năng Eximbank”
theo mô hình tổ chức và quản trị phù hợp với thong lệ quốc tế. Trong đó, hoạt động
NHTM sẽ là “hoạt động cốt lõi” của tập đoàn.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Eximbank
Trang 12
(Nguồn: Bản cáo bạch NHTMCP Eximbank)
1.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng

Huy động vốn: Hoạt động huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của KH bằng nội tệ,
ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác
để huy động nguồn vố, vay từ các định chế tài chính trong nước và nước ngoài, vay từ
NHNN, và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN.
Trang 13
Hoạt động tín dụng: Đây là một trong những hoạt động chính của Eximbank
- Với khách hàng cá nhân: Có các sản phẩm cho vay chi phí du học, cho vay mua ô tô,
cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay cán bộ
công nhân viên không tài sản đảm bảo, cho vay chứng khoán ngày T, cho vay cầm cố
sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá.
- Với khách hàng DN: Eximbank cho vay với các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ đầu tư phát triển,… Với các hình thức cho vay như: cho vay từng lần,
cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư,cho vay trả góp,cho vay hợp
vốn, cho vay theo hạn mức thấu chi, bảo lãnh, bao thanh toán, cho vay theo các
phương thức khác…
Hoạt động đầu tư: Các hoạt động đầu tư của Eximbank được thực hiện thông qua việc
tích cực tham gia vào thị trường liên ngân hàng và thị trường vốn. Tài sản đầu tư bao
gồm trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu NHNN, công trái xây dựng,…
Ngoài ra, Eximbank còn góp vốn mua cổ phần của các DN.
Hoạt động bảo lãnh: Bảo lãnh trong nước và quốc tế, với các sản phẩm: bảo lãnh vay
vốn, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh
chất lượng sản phẩm,…Tái bảo lãnh: phát hành bảo lãnh trên cơ sở cam kết bảo lãnh
đối ứng của một ngân hàng khác.
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Eximbank tập trung cung cấp dịch vụ thanh toán và
ngân quỹ cho KH, bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế, thu chi hộ KH, thu chi
bằng tiền mặt và séc.
Các hoạt động khác: Bên cạnh các nghiệp vụ kinh doanh chính Eximbank tập trung
cung cấp một số dịch vụ bổ sung cho khác hàng bao gồm các hoạt động trên thị trường
tiền tệ, kinh doanh các giấy tờ có giá bằng VND và ngoại tệ, chuyển tiền trong nước và
quốc tế, kinh doanh vàng và ngoại hối, các hoạt động đại lý ủy thác, các hoạt động

chứng khoán qua công ty con, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ quản lý vốn, dịch vụ
thấu chi, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế (Visa Card, Master
Card, ATM, E-banking, Phone banking, SMS banking,…)
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ 2010-2012:
Bảng 1.1:Một số chỉ tiêu chủ yếu qua các năm của NHTMCP Eximbank Việt Nam
từ năm 2009-2012
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Trang 14
Tổng tài sản 65.448 131.111 183.567 170.260
Dư nợ cho vay
nền kinh tế
38.580 62.346 74.663 74.923
Nguồn vốn huy
động khách
hàng
38.766 58.151 53.653 70.458
Vốn chủ sở hữu
13.353 13.511 16.303 15.832
Vốn điều lệ 8.800 10.560 12.355 12.355
Lợi nhuận
trước thuế
1.533 2.378 4.056 2.851
ROA 1,99% 1,93% 1,85% 1,93%
ROE
8,65% 13,51% 20,39% 13,31%
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Eximbank từ 2009-2012)
1.1.4.1 Về tổng tài sản và tổng dư nợ cho vay
Biểu đồ 1.1: Tổng tài sản, tổng dư nợ của Eximbank giai đoạn 2009-2012
( Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank các năm 2009-2012)
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008, do khó khăn chung của

nền kinh tế trong nước và thế giới, tổng tài sản của Eximbank tuy tăng qua các năm
nhưng với tốc độ giảm dần (năm 2009 tăng 36%, năm 2010 tăng 100%, năm 2011 tăng
40%). Trong năm 2012, với sự khó khăn chung cho toàn ngành ngân hàng thì
Eximbank cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó,tổng tài sản có phần sụt giảm khoảng
7%.
Tổng dư nợ cho vay cũng tăng dần qua từng năm (năm 2009 tăng 81%, năm 2010
tăng 62%, năm 2011 tăng 20%) góp phần làm tăng thị phần cho vay của Eximbank
trong hệ thống các NHTM.
Về dư nợ/tổng tài sản: Cũng như đặc trưng của phần lớn các ngân hàng, phần lớn
tài sản của NH phục vụ cho hoạt động cho vay, với tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản thường
xuyên ở mức trên 50%.
Trang 15
Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank ở mức chấp nhận được so với toàn ngành với tỷ lệ
tương ứng là 1,83% trong năm 2009, năm 2010 là 1,42%,năm 2011 là 1,61%.Năm
2012, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank giảm mạnh xuống còn 1,32%, tuy nhiên nợ có khả
năng mất vốn lại tăng hơn 80% từ hơn 430 tỷ đầu năm lên 792 tỷ cuối năm 2012.
1.1.4.2 Về vốn huy động và vốn chủ sở hữu:
Biểu đồ 1.2: Tình hình huy động vốn và vốn chủ sở hữu của EIB so với ACB,
Sacombank giai đoạn 2009-2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank, ACB và Sacombank các năm 2009-2012)
Tương tự với tình hình dư nợ cho vay, với sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế và những chính sách thắt chặt tiền tệ, lượng tiền gửi tại Eximbank có tăng
nhưng với tốc độ giảm dần và không ổn định trong thời gian qua.Cụ thể,năm 2010 tăng
trưởng 50% nhưng giảm 8% trong năm 2011 và tăng 31% trở lại trong năm 2012.
Trong những năm gần đây, Eximbank luôn là một trong những ngân hàng dẫn đầu
trong hệ thống NHTMCP ngoài quốc doanh về tổng vốn chủ sở hữu. Trong năm 2012,
vốn chủ sở hữu của Eximbank đạt trên 15 ngàn tỷ, vượt hai NHTMCP mạnh khác là
ACB và Sacombank chỉ khoảng 12-13 ngàn tỷ. Nhờ vậy tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của
Eximbank ở mức cao (năm 2009 trên 25%,năm 2010 trên 17%,năm 2011 khoảng
13%).

1.1.4.3 Về hiệu quả hoạt động:
Biểu đồ 1.3:ROA, ROE, lợi nhuận trước thuế của Eximbank
( Nguồn: Báo cáo tài chính của Eximbank 2009-2012)
ROA của Eximbank thời gian qua dao động ở mức 1,85% đến 1,99%, thuộc ở mức
cao so với trung bình mặt bằng chung của toàn ngành. Tuy nhiên có thể thấy ROE của
Eximbank thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung. Đặc biệt trong năm 2009 ROE chỉ
đạt 8,65% trong khi trung bình các ngân hàng khoảng 20%. Nguyên nhân là do trong
thời gian này Eximbank liên tục tăng vốn, chủ yếu thông qua phát hành cổ phiếu với
đối tác nước ngoài, riêng năm 2009 và năm 2010 vốn điều lệ tăng hơn 20% mỗi năm.
Về cơ cấu thu nhập thì có thể nói hoạt động cho vay vẫn là hoạt động mang lại
nguồn lợi nhuận chủ yếu cho Eximbank khi tỷ trọng thu nhập từ lãi thuần chiếm
khoảng 70% - 85% tổng thu nhập. Nguồn thu từ dịch vụ gia tăng mạnh mẽ qua từng
năm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng và cho thấy sự phát triển
của ngân hàng.
1.1.4.4 Về quy mô hoạt động:
Trang 16
Biểu đồ 1.4: Mạng lưới hoạt động của Eximbank giai đoạn 2009-2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank 2009-2012)
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả
nước với Trụ sở chính đặt tại TP.Hồ Chí Minh và tính đến năm 2012 có đến 207 chi
nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập được quan hệ đại lý với 869
ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.
1.1.4 Thành tựu của ngân hàng:
Eximbank với nhiều sản phẩm dịch vụ phong phú và đa dạng cùng nền công nghệ
thông tin hiện đại và dịch vụ chăm sóc KH chu đáo nên ngày càng được KH quan tâm,
tin cậy làm đối tác. Trong môi trường kinh doanh gặp nhiều thách thức khó khăn hiện
tại, Eximbank vẫn giữ vững vị thế một ngân hàng vững mạnh có uy tín và chất lượng.
• Năm 1995:
- Được chọn là 1 trong 6 Ngân hàng Việt Nam tham gia thực hiện Dự án hiện đại hoá
Ngân hàng (Bank Modernization Project) do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam tổ

chức với sự tài trợ của Ngân hàng Thế Giới.
• Năm 1998:
- Giải thưởng “1998 Best Services Quality Award” do CHASE MANHATTAN
BANK (US) New York trao tặng.
• Năm 2005:
- Cúp vàng “Top ten sản phẩm uy tín chất lượng cho sản phẩm hỗ trợ du học trọn
gói” do Cục sở hữu trí tuệ và Hội sở hữu trí tuệ công nghiệp Việt Nam, Trung tâm
Công nghệ thông tin & tư vấn quản lý QVN cùng báo điện tử Saigon News hợp tác
tổ chức.
• Năm 2006:
- Bằng khen về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế do Ngân hàng Standard
Chartered Bank trao tặng (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán
quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng).
- Cúp vàng Thương hiệu Việt trong cuộc bình chọn CÚP VÀNG TOPTEN
THƯƠNG HIỆU VIỆT (lần thứ 2) do Mạng Thương Hiệu Việt kết hợp cùng Hội sở
hữu công nghiệp Việt Nam hợp tác tổ chức.
• Năm 2007:
- Giải “Top Trade Servicer” do Báo Thương Mại trao tặng về những thành tựu đã đạt
được trong quá trình hoạt động.
• Năm 2008:
Trang 17
- Bằng khen về Thanh toán Quốc Tế Xuất Sắc do Wachovia Bank N.A New York trao
tặng. Đây là giải thưởng nhằm ghi nhận và đánh giá cao quá trình xử lý nghiệp vụ
thanh toán tự động nhanh chóng, chuẩn xác và chuyên nghiệp trong dịch vụ điện
thanh toán quốc tế.
- Danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí The Banker trao tặng.
• Năm 2011:
- Eximbank vinh dự nhận giải "Thanh toán quốc tế xuất sắc” năm 2010 do ngân
hàng HSBC trao tặng. Đây là năm thứ 10 liên tiếp ngân hàng HSBC trao tặng danh
hiệu này cho Eximbank.

- Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award) năm 2010
do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng.
• Năm 2012:
- Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank vinh dự được bình chọn trong
Top “50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam”.
- Eximbank vinh dự được tạp chí The Banker – tạp chí uy tín trong lĩnh vực tài chính
quốc tế chọn vào Bảng xếp hạng 1000 ngân hàng hàng đầu thế giới.
- Eximbank tiếp tục được tạp chí AsiaMoney – một tạp chí tiếng Anh uy tín tại khu
vực Châu Á Thái Bình Dương trao giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt
Nam năm 2012”.
1.1.5 Định hướng, chiến lược phát triển của NH trong tương lai
1.1.5.1 Tầm nhìn,định hướng phát triển:
Eximbank tận dụng các cơ hội thị trường để duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền
vững, củng cố nền tảng, nâng tầm vị thế và xây dựng Eximbank trở thành ngân hàng
thương mại cổ phần hiện đại, là nơi các cổ đông luôn yên tâm về hiệu quả đầu tư và an
toàn vốn, là ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng
chất lượng cao, là một trong những thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng và có nhiều đóng góp có ích cho cộng đồng, cho xã hội.
1.1.5.2 Mục tiêu phát triển:
- Nỗ lực phấn đấu trở thành một trong 3 NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam.
- Sử dụng hiệu quả thế mạnh về năng lực tài chính để đẩy mạnh phát triển các hoạt động
của ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, hoạt động của các công ty con, công ty
liên kết. Đồng thời tận dụng sở trường để phát huy tối đa các thế mạnh của đối tác
chiến lược trong và ngoài nước qua các hợp tác liên minh chiến lược.
- Tiếp tục phát huy các thế mạnh trên các lĩnh vực tài trợ thương mại, tài trợ xuất nhập
khẩu, kinh doanh ngoại hối, phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên cơ
Trang 18
sở ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại. Trong đó, hoạt động ngân hàng phục vụ
doanh nghiệp xuất nhập khẩu và phát triển ngân hàng bán lẻ là hoạt động cốt lõi.
- Đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quốc tế liên quan đến phân loại nợ và đánh giá xếp

hạng tín nhiệm quốc tế để hội nhập sâu theo các tiêu chuẩn quốc tế.
1.2 Giới thiệu về NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Sở giao dịch 1:
1.2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển:
Sở giao dịch 1 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam được thành lập trên
quyết định số 1589/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày
05/07/2007 chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam thành lập Sở
giao dịch 1. Kèm với đó là quyết định số 204/EIB-HĐQT/07 ngày 16/07/2007 của Chủ
tịch hội đồng quản trị Eximbank về việc thành lập Sở giao dịch 1 Eximbank. Với các
đặc điểm như sau:
Tên gọi: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Sở Giao Dịch 1
Tên viết tắt : Sở giao dịch 1 Eximbannk
Địa chỉ: Tòa nhà số 66 Phó Đức Chính, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp. HCM
Người đứng đầu: Ông Nguyễn Quốc Hương - Chức vụ: Giám Đốc
Sở giao dịch 1 Eximbank chính thức đi vào hoạt động vào ngày 06/08/2007 với các
hoạt động kinh doanh theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
059023 do Sở kế hoạch – Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 03/07/2007.
Khi thành lập thì Sở giao dịch 1 có nhiệm vụ là tiếp nhận và thực hiện tất cả các: hồ
sơ vụ kiện, hồ sơ giải chấp tài sản, giao dịch thương mại… trước ngày 06/08/2007 của
Eximbank Hội sở.
Từ ngày chính thức đi vào hoạt động đến nay, Sở giao dịch 1 Eximbank đã trải qua
không ít khó khăn ban đầu. Tuy nhiên qua những năm vừa kinh doanh và mở rộng cho
đến nay Sở giao dịch 1 NHTMCP Eximbank đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ
và là một trong những đơn vị mạnh và hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống
Eximbank. Tập thể cán bộ, công nhân viên đang cùng nhau nỗ lực, phấn đấu làm việc
từng ngày để Sở giao dịch 1 ngày càng hoạt động hiệu quả hơn để góp phần hoàn thành
tốt các mục tiêu đã đề ra của cả hệ thống NHTMCP Eximbank.
Hiện tại, Sở giao dịch 1 Eximbank là một chi nhánh đặc biệt trong hệ thống của
Eximbank với 528 nhân viên, có trụ sở đặt tại tòa nhà số 66 Phó Đức Chính, phường
Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp. HCM, và 9 phòng giao dịch trực thuộc gồm: PGD Bến
Thành, PGD Thanh Đa, PGD Bùi Thị Xuân, PGD Cách Mạng Tháng 8, PGD Minh

Khai, PGD Cống Quỳnh, PGD Tao Đàn, PGD Trung Sơn, PGD Hàng Xanh.
Trang 19
Ban
Giám
đốc
Phòng
dịch vụ
khách
hàng cá
nhân
Phòng
dịch vụ
khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng
tín dụng
cá nhân
Phòng
tín
dụng
doanh
nghiệp
Phòng
thanh
toán
xuất
khẩu
Phòng

thanh
toán
nhập
khẩu
Phòng
kế toán
tổng
hợp
Phòng
kinh
doanh
thẻ
Phòng
ngân
quỹ
1.2.2 Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 1.2:Cơ cấu tổ chức SGD 1 Eximbank
- Ban giám đốc: bao gồm một giám đốc và ba phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực
khác nhau của sở.Các phòng ban có trưởng phòng và các phó phòng.
- Phòng dịch vụ khách hàng (bao gồm phòng dịch vụ khách hàng cá nhân và phòng
dịch vụ khách hàng doanh nghiệp):Là nơi tiếp xúc với khách hàng đầu tiên. Phòng
quản lý các quỹ tiết kiệm, chức năng huy động vốn và cho vay cầm cố các chứng
từ có giá .
- Phòng tín dụng khách hàng cá nhân: Thực hiện việc cho vay ngắn hạn, trung hạn,
dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ, thực hiện bảo lãnh cho các KH là cá nhân theo các
chế độ tín dụng hiện hành.
- Phòng tín dụng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện việc cho vay ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ, thực hiện bảo lãnh cho các KH là doanh
nghiệp theo các chế độ tín dụng hiện hành, bảo đảm hiệu quả, an toàn của đồng
vốn. Đảm nhận việc tư vấn cho KH trong hoạt động tín dụng và uỷ thác đầu tư

theo các quy định. Tổ chức lập kế hoạch hàng tháng, quý, năm cho phòng mình
đồng thời cùng với các phòng ban khác lập kế hoạch hoạt động cho sở. Tổ chức
thực hiện công tác KH thường xuyên: nắm bắt nhu cầu, phục vụ nhu cầu KH, khai
thác tiềm năng của KH truyền thống đồng thời tìm kiếm thu hút thêm KH mới
không ngừng mở rộng khách hàng của Ngân hàng.
- Phòng thanh toán quốc tế (bao gồm phòng thanh toán xuất khẩu và phòng thanh
toán nhập khẩu) : Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế như mở L/C, thanh
toán L/C cho khách, thực hiện các dịch vụ ngân hàng quốc tế vv.
Trang 20
- Phòng ngân quỹ: Công việc chính là thu chi tiền, kinh doanh vàng, kinh doanh
nguồn vốn liên ngân hàng, lưu giữ tài sản cho Ngân hàng, KH như: tiền VND,
ngoại tệ, vàng, giấy tờ có giá, giấy tờ sở hữu tài sản.
- Phòng kế toán tổng hợp: làm nhiệm vụ tổng hợp, ghi chép lại và thực hiện hạch
toán kế toán để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thởi mọi hoạt động kinh doanh và
các nghiệp vụ phát sinh tại sở.
- Phòng kinh doanh thẻ: Thực hiện công tác mở tài khoản và phát hành thẻ cho KH
cá nhân và doanh nghiệp. Giải quyết mọi vấn đề liên quan đến thanh toán qua thẻ.
1.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank SGD 1 giai đoạn 2009-
2012:
1.2.3.1 Huy động vốn:
Vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt dộng kinh doanh của ngân
hàng nhằm đáp ứng kịp thời đối với nhu cầu cho vay và mở rộng hoạt động cấp tín
dụng của Ngân hàng.Vì vậy, công tác huy động vốn sao cho hiệu quả luôn là vấn đề
được ban lãnh đạo NHTMCP Eximbank quan tâm.
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của SGD 1 Eximbank giai đoạn 2009-2012
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Tổng nguồn
vốn huy
động
14.097 19.797 21.859 24.701

Giá trị tăng
trưởng
4398 5.700 2.062 2.842
Tốc độ tăng
(%)
45,3 40,4 10,4 13
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Eximbank SGD 1 từ năm 2009-2012)
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh
tế nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Do vậy, trong năm 2009 với nỗ lực ngăn chặn đà
suy thoái chính phủ đã đưa ra các giải pháp kích thích kinh tế hữu hiệu.Nhờ chính sách
kích thích kinh tế hữu hiệu của Chính phủ cùng với nền kinh tế thế giới có dấu hiệu
phục hồi khiến Eximbank SGD 1 đã có những dấu hiệu khả quan trong năm 2009 khi
nguồn vốn huy động tăng hơn 45,3% so với năm 2008.
Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của Eximbank SGD 1 đạt 19.797 tỷ đồng,
tăng khoảng 5.700 tỷ (tức 40,4%) so với năm 2009 do Eximbank đã theo sát diễn biến
thị trường, kịp thời đưa ra những chính sách lãi suất huy động cạnh tranh, phù hợp với
Trang 21
mặt bằng chung và đảm bảo quyền lợi của KH.Ngoài ra, Eximbank đã nghiên cứu để
đưa ra nhiều sản phẩm huy động mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng hóa của KH
như “Tiền gửi bậc thang không kỳ hạn VNĐ”,”Tiết kiệm chọn kỳ lãnh lãi”, cải tiến sản
phẩm “Tiết kiệm gửi góp”,… kết hợp nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn gia tăng
lợi ích thiết thực cho KH.
Nền kinh tế Việt Nam và diễn biến thị trường trong năm 2011 đặt ra nhiều thách
thức cho hoạt động huy động vốn của các NHTM. Yếu tố thị trường nhiều khó khăn
như: lạm phát ở mức cao, lượng cung tiền hạn chế, các chính sách hạn chế huy động
vốn bằng vàng của NHNN Việt Nam… Những năm qua hoạt động huy động vốn của
Eximbank vẫn hoàn thành chỉ tiêu và tăng trưởng nhẹ với tỉ lệ 10,4%.
Năm 2012 là một năm khó khăn chung đối với các ngân hàng thương mại khi tình
hình kinh tế không mấy sáng sủa.Cùng với trần lãi suất huy động giảm về mức
9%/năm khiến cho tình hình huy động vốn của các ngân hàng trở nên khó khăn hơn.

Do đó công cuộc thu hút nguồn tiền gửi khách hàng giữa các ngân hàng đã diễn ra
cạnh tranh khốc liệt với nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi và chính sách lãi suất
linh hoạt. Đến 31/12/2012 tổng vốn huy động của Eximbank SGD 1 đạt mức 24.701 tỷ
đồng, tăng 13%.
Bảng 1.2 : Tình hình huy động vốn phân theo kỳ hạn của Eximbank SGD 1 năm
2009-2012
2009 2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn
hạn
11.052 78,4 10.968 55,4 12.416 56,8 14.302 57,9
Trun
g và
dài
hạn
3.045 21,6 8.829 44,6 9.443 43,2 10.399 42,1
Tổng
14.097 100 19.797 100 21.859 100 24.701 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank SGD 1 từ năm 2009-2012)
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của Eximbank SGD 1 vẫn tăng
trưởng qua từng năm dù tình hình kinh tế ở Việt Nam và trên thế giới còn nhiều khó
khăn thách thức. Tuy nhiên, trong năm 2011-2012, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới
Trang 22
có khả năng tiếp tục rơi vào khủng hoảng, chính sách lãi suất không thuận lợi đã khiến
tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Eximbank-SGD 1 có sự phân hóa giữa nguồn
vốn ngắn hạn và trung, dài hạn. Theo thời gian thì tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn
được cải thiện qua các năm. Cụ thể, năm 2009 tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn chỉ
khoảng 21,6% thì số liệu các năm 2010, 2011, 2012 đã tăng lên đáng kể tương ứng
44%, 43% và 42%. Nhờ nguồn vốn dài hạn ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu

vốn huy động giúp cho ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động cho vay, đặc biệt là cho
vay trung, dài hạn mà vẫn đảm bảo được rủi ro và tuân thủ được quy định của NHNN
về tỷ lệ nguồn vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn.
Với những thế mạnh của mình như uy tín, mạng lưới thuận tiện phân bố rộng khắp,
thái độ phục vụ nhiệt tình nhanh gọn, chính xác, thủ tục thuận lợi, hình thức huy động
phong phú. Eximbank SGD 1 ngày càng huy động nhiều KH đến giao dịch, kết quả
nguồn vốn của SGD 1 luôn tăng trưởng khá ổn định trong thời gian qua.
1.2.3.2 Sử dụng vốn:
Ngoài công tác huy động vốn thì việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cũng là việc
quan tâm hàng đầu của các NHTMCP Việt Nam. Nguồn vốn huy động của ngân hàng
được sử dụng vào nhiều mục đích kinh doanh, nhưng trong đó chủ yếu vẫn là hoạt
động tín dụng. Hoạt động tín dụng hiện nay đóng góp từ 70-80% lợi nhuận cho các
ngân hàng. Vì vậy, hoạt động tín dụng là một hoạt động nghiệp vụ quan trọng quyết
định đến hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng. Riêng đối với SGD 1 Eximbank, kết
quả tín dụng qua các năm vừa qua luôn đạt được sự tăng trưởng an toàn và ổn định
trong các năm từ 2009-2012.
Biểu đồ 1.5 : Dư nợ của Eximbank SGD 1 giai đoạn 2009-2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Eximbank SGD 1 từ năm 2009-2012)
Từ những số liệu thống kê cho thấy, trong những năm vừa qua với quyết tâm và nỗ
lực cao, Eximbank SGD 1 đã vận dụng kịp thời, linh hoạt các chủ trương, chính sách
của Nhà nước, chính sách của toàn hệ thống Eximbank Việt Nam, bám sát từng đơn vị
kinh tế và có những giải pháp tích cực nên hoạt động tín dụng của Eximbank SGD 1 đã
đạt được những kết quả tốt về cả tốc độ tăng trưởng và cả chất lượng các khoản đầu tư.
Dư nợ qua các năm của SGD được nâng cao và mở rộng, một phần do tăng doanh
số cho vay, một phần do đơn vị tăng nguồn tài trợ không chỉ mảng ngắn hạn mà còn ở
Trang 23
mảng trung và dài hạn. Ngoài ra, Eximbank SGD 1 là một đơn vị làm ăn có uy tín nên
luôn được sự tín nhiệm và ủng hộ của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tìm đến
hợp tác làm việc. Do vậy dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng Eximbank
SGD 1 vẫn giữ được doanh số khá cao trong những năm qua.

Trong tổng dư nợ cho vay thì cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao hơn cho vay
trung và dài hạn, chiếm trên 65%. Nguyên nhân quan trọng của tình hình này là do sự
biến động quá mạnh của lãi suất thị trường đã khiến cho người đi vay ngại phải xem
xét đến yếu tố thời gian và việc chọn sản phẩm vay ngắn hạn để hạn chế thấp rủi ro lãi
suất là giải pháp tối ưu.
Bảng 1.3: Tương quan giữa huy động và cho vay theo kỳ hạn
Chỉ
tiêu
2009 2010 2011 2012
Tiền
gửi
Dư nợ Tiền
gửi
Dư nợ Tiền
gửi
Dư nợ Tiền
gửi
Dư nợ
Ngắn
hạn
11.052 7.736 10.968 10.421 12.416 13.231 14.302 13.415
Trung
và dài
hạn
3.045 3.640 8.829 4.488 9.443 6.181 10.399 6.063
Tổng 14.097 11.376 19.797 14.909 21.859 19.412 24.701 19.478
(Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank SGD 1 từ năm 2009-2012)
Về tương quan nguồn vốn huy động và cho vay của SGD 1: trong thời gian qua tình
hình huy động vốn của Ngân hàng khả quan đã thu về nguồn tiền gửi lớn cho ngân
hàng đảm bảo tài trợ cho các hoạt động sử dụng vốn. Qua bảng trên có thể thấy tương

quan giữa nguồn tiền gửi và dư nợ cho vay đã cân đối, hợp lý. Qua các năm, nguồn vốn
huy động ngắn hạn có thể tài trợ hoàn toàn cho nhu cầu cho vay ngắn hạn. Hơn nữa,
trong các năm 2009, 2010 và 2012 thì một phần vốn ngắn hạn còn được bù đắp để cho
vay trung, dài hạn. Tương tự, nguồn vốn và dư nợ trung, dài hạn của Eximbank SGD 1
trong những năm qua cũng duy trì ở mức hợp lý đảm bảo cho việc luân chuyển vốn
khoa học và hiệu quả của ngân hàng.
1.2.3.3 Các hoạt động dịch vụ khác:
Trang 24
Hoạt động dịch vụ thẻ: Việc phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế VISA Card
và MASTER Card đã được chính thức triển khai tại SGD 1 từ lâu. Với chủ trương đẩy
mạnh nguồn thu từ các sản phẩm, dịch vụ, Eximbank SGD 1 đã quan tâm đến việc
tuyên truyền, quảng cáo, phát triển các sản phẩm dịch vụ theo chỉ đạo của Giám đốc
như phối hợp cùng các phòng ban tiếp cận các đơn vị có quan hệ tiền gửi, tiền vay để
phát hành thẻ ATM và trả lương cho Cán bộ, công nhân viên chức của đơn vị qua tài
khoản, tuyên truyền đến các khách hàng những tiện ích, ứng dụng của thẻ ATM
Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: của Eximbank SGD 1 qua các năm đều
đạt được những kết quả khả quan. Eximbank tiếp tục tập trung thế mạnh truyền thống
là các hoạt động tài trợ xuất, nhập khẩu nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ của
Eximbank SGD 1 trong những năm qua đã có những bước tăng trưởng nhanh và đạt
được nhiều kết quả tốt.
1.2.3.4 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank SGD 1 giai đoạn
2009-2012:
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Eximbank SGD 1 giai đoạn 2009-
2012
2009 2010 2011 2012
Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 833 1288 2120 1939
Tổng chi phí hoạt động
(301) (328) (623) (662)
Lợi nhuận thuần 532 960 1497 1277
Lợi nhuận trước thuế

486 873 1403 1205
Lợi nhuận sau thuế 360 667 1052 903
Dù tình hình kinh tế không mấy khả quan và sáng sủa trong những năm vừa qua
nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank SGD 1 vẫn có nhiều khả quan,
triển vọng. Cụ thể trong những năm đầu, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khá cao đều trên
50%. Chi phí tăng trưởng trung bình thấp hơn so với mức tăng của lợi nhuận và doanh
thu. Trong năm 2012 việc Eximbank SGD 1 vẫn duy trì được lợi nhuận cao trong bối
cảnh tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động bất lợi cũng là một điều
đáng khích lệ.
Trang 25

×