Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

đề tài tăng trưởng và phát triển kinh tế thừa thên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.96 KB, 42 trang )

z
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
HP: KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG


ĐỀ TÀI: TĂNG
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỪA THÊN HUẾ
Giáo viên hướng dẫn: ĐÀO DUY MINH
Sinh viên thực hiện: NHÓM 01


Huế 11/2013
Huế 11/2013


SINH VIÊN THỰC HIỆN
2
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
1. Hoàng Văn Giao K44A Kế hoạch đầu tư
2. Lê Sỹ Tuấn K44A Kế hoạch đầu tư
3. Phan Mai Linh K44A Kế hoạch đầu tư
4. Trần Thị Phương Thảo K44A Kế hoạch đầu tư
5. Phan Khắc Hiếu K44A Kế hoạch đầu tư
6. Hồ Thị Thu Hà K44A Kế hoạch đầu tư
7. Thái Thị Thu Hà K44B Kế hoạch đầu tư
8. Trần Văn Hùng K44B Kế hoạch đầu tư
9. Trương Cường K44B Kế hoạch đầu tư
10. Nguyễn Viết Thức K44B Kế hoạch đầu tư
3
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01


MỤC LỤC
4
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KTXH : Kinh tế - xã hội
CBXH : Công bằng xã hội
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
GTSX : Giá trị sản xuất
GTSXCN : Giá trị sản xuất Công nghiệp
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
GD-ĐT : Giáo dục – đào tạo
5
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2011
Bảng 2: Diện tích và sản lượng cây nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2012
Bảng 3: Số lượng vật nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 - 2012
Bảng 4: Các chỉ số phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 - 2012
Bảng 5: Tỷ lệ lao động qua đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012
Bảng 6: Tỷ lệ thất nghiệp vùng thành thị giai đoạn 2008 - 2011
Bảng 7: Tình hình giáo dục mầm non giai đoạn 2008 – 2012
Bảng 8: Tình hình biến động số trường học ở cấp học phổ thông.
Bảng 9: tình hình đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2008 – 2012
Bảng 10: Số cơ sở y tế và giường bệnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2012
Bảng 11: Các chỉ tiêu về đội ngũ cán bộ y tế giai đoạn 2008 – 2012
Biểu đồ 1: Sản lượng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng của ngành dịch vụ giai đoạn 2008 – 2012
Biểu đồ 3: Tổng dân số tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012
Biểu đồ 4: Số việc làm mới được tạo ra hàng năm giai đoạn 2008 - 2012
6

Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, để quá trình hội nhập diễn ra
nhanh chóng và có hiệu quả thì Đảng và Nhà nước ta cần một chiến lược phát triển
phù hợp với điều kiện sẵn có của nước nhà. Và để thực hiện được chiến lược chung
của Đảng và Nhà nước đề ra thì mỗi tỉnh trong nước có vai trò hết sức quan trọng
trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của cả đất nước.
CNH-HĐH là một trong những chiến lược phát triển được Nhà Nước chú trọng
thực hiện. Quá trình CNH-HĐH đã và đang mang lại những kết quả đáng kể: Cơ cấu
kinh tế đang dịch chuyển theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng tăng lên, thu nhập
đầu người tăng, đời sống người dân được cải thiện…
Xét từ phương diện chung của cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng được xem là
một trong những tỉnh giàu tiềm năng để phát triển trong tương lai (Tài nguyên du lịch,
tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng, lao động - con người…) đã và đang được Nhà
nước chú trọng khai thác và đầu tư phát triển. Bên cạnh đó là những chính sách thu hút
đầu tư từ nước ngoài đã làm cho tỉnh có những thành tựu mới,bước tiến mới trên con
đường CNH-HĐH. Tuy nhiên, kết quả, thành tựu mà tỉnh Thừa Thiên Huế mang lại có
đáp ứng đúng tiềm năng, kỳ vọng cũng như thỏa mãn nhu cầu phát triển của tỉnh và cả
nước.
Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài “Tình hình tăng trưởng và phát
triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế” là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lí luận và thực
tiễn, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về kinh tế xã hội của tỉnh cũng như rút ra
được những bài học kinh nghiệm, đưa ra các định hướng chiến lược cho giai đoạn phát
triển tiếp theo của tỉnh, đồng thời tận dụng những nguồn lực lợi thế vốn có để đưa tỉnh
Thừa Thiên Huế ngày một phát triển.
7
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
• Mục tiêu

Mục tiêu chung:
Có cái nhìn tổng quan về tình hình phát triển KTXH của tỉnh trong giai
đoạn 2008 – 2012.
Mục tiêu cụ thể:
Nắm rõ điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế
Thực trạng phát triển KTXH của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012
Xem xét tình hình thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Đề ra các kế hoạch, phương hướng phát triển KTXH của tỉnh Thừa Thiên Huế
trong giai đoạn tiếp theo
• Nhiệm vụ
Phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ở giai đoạn 2008 – 2012
Đề xuất những định hướng nhằm phát triển KTXH của tỉnh một cách bền vững.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về tình hình tăng trưởng, phát triển kinh tế cũng
như vai trò của thu hút vốn đầu tư ở cấp tỉnh.
Về không gian: Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Về thời gian: Giai đoạn 2008 - 2012
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tăng trưởng và phát triển tỉnh Thừa
Thiên Huế
8
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê số liệu thứ cấp theo thời gian bao
gồm:
- Xem xét các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành
và các nguồn số liệu thống kê.
- Tổng quan các tư liệu hiện có về lĩnh vực kinh tế và xã hội đã được đang tải
trên các sách báo, internet, các báo cáo tổng kết hội nghị hội thảo, các tài liệu đăng tải

trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ.
5. HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
- Do bài thu hoạch được làm dựa trên những số liệu của thứ cấp của các bài báo
cáo, các thống kê trên trang web, các bài báo, nên có thể chưa có sự chính xác tuyệt
đối.
- Đề tài khá rộng nên không thể trình bày cụ thể hết được tất cả các mảng nội
dung liên quan mà chỉ có thể trình bày được một số vấn đề nổi bật của tỉnh.
- Các số liệu được tìm hiểu trong giai đoạn 2008 – 2012 nên chưa thể đưa ra
được những kết luận đánh giá mang tính tổng quát định hướng cao.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản
lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo
các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng.
Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm
gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là “cặp đôi” trong nội dung khái niệm tăng trưởng
9
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của
cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm
quốc nội (GDP).
1.1.2. Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể
chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội. Phát triển
kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế
cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và
những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng

của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi
mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian
nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.
Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế.
1.1.3. Vai trò của tăng trưởng kinh tế đối với mỗi quốc gia
• Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Khi
một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng
là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động.
• Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế
độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội.
• Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tăng trưởng
kinh tế cao và bền vững là thước đo của tiến bộ và công bằng xã hội; tiến bộ, công
bằng xã hội là nhân tố động lực để có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; tiến bộ,
công bằng xã hội là biểu hiện của tăng trưởng kinh tế.
1.1.4. Sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng gắn bó chặt
chẽ với nhau. Quá chú trọng tới tăng trưởng, không quan tâm giải quyết vấn đề CBXH
sẽ để lại nhiều hậu quả về mặt xã hội, vấn đề đó tất yếu dẫn tới suy giảm tăng trưởng
kinh tế. Đó không chỉ là một nhận định có tính lý luận mà nó đã được minh chứng
10
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
bằng thực tế ở nhiều nước, hậu quả của nó không thể giải quyết ngày một ngày hai.
Ngược lại, chỉ chú trọng tới việc giải quyết các vấn đề xã hội sẽ triệt tiêu các động lực
phát triển kinh tế mà suy cho cùng đó lại là bất công bằng xã hội trên một khía cạnh
nào đó. Không thể nói đến một xã hội văn minh, phát triển khi giải quyết CBXH trên
một nền kinh tế tăng trưởng kém. Cũng không thể có một nền kinh tế tăng trưởng
nhanh bền vững trong một xã hội mà đa số dân chúng thấp kém về trí tuệ, ốm yếu về
thể chất, thất nghiệp và nghèo đói. Như vậy tăng trưởng kinh tế có thể tạo điều kiện
vật chất để thực hiện CBXH và ngược lại CBXH cũng là động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Trong thời kỳ đổi mới, vấn đề này cũng được Đảng và Nhà nước quán

triệt sâu sắc. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với CBXH trong từng bước đi và trong
suốt quá trình phát triển là quan điểm, định hướng cơ bản nhất quán xuyên suốt quá
trình đổi mới.
1.1.5. Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoạc duy trì tài sản vật chất
trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường được thực hiện qua các dự án đầu tư
và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố
định và tài sản lưu động.
1.1.6. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam
vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
FDI là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, tự thiết lập các cơ
sở sản xuất kinh doanh cho riêng mình, đúng chủ sở hữu, tự quản lý, khai thác hoặc
thuê người quản lý, khai thác cơ sở này, hoặc hợp tác với đối tác nước sở tại thành lập
cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lý. Khác với FDI, đầu tư gián tiếp (FII) là
hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá
khác, quỹ đầu tư chứng khoán… thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà
nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lí hoạt động đầu tư.
FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng trong quá trình phát triển, là một
trong những nguồn vốn mà các quốc gia đang phát triển cố gắng thu hút. FDI tạo điều
kiện thúc đẩy quá trình phát triển được nhanh hơn, hiệu quả hơn dựa vào sự chuyển
11
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
giao công nghệ hiện đại, năng suất lao động tăng và sản phẩm chủ yếu hướng vào xuất
khẩu.
Việc thu hút đầu tư FDI sẽ tạo ra động lực phát triển không chỉ cho một quốc gia
nói chung mà còn tạo động lực cho một tỉnh như tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1. Điều kiện tự nhiên:

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền Trung Việt Nam bao gồm phần đất
liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông, có chung ranh giới đất liền với
tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, những tháng đầu năm có nắng ấm,
các tháng 6,7,8 có gió mạnh, mưa lũ và có gió đông vào tháng 9,10, tháng 11 có lụt,
cuối năm mưa kéo dài.
Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trục
hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9.
Có 94 di tích lịch sử cách mạng, 6 ngôi chùa, và nhiều địa điểm du lịch khác.
Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với
25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷ
trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây
dựng.
1.2.2. Tình hình chung về phát triển kinh tế:
Năng suất các loại cây trồng, chất lượng hàng hoá nông lâm thuỷ sản được nâng
cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Cơ cấu cây trồng vật nuôi được chuyển dịch theo
hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Kinh tế
rừng được phát triển thành ngành kinh tế quan trọng gắn với việc bảo vệ môi trường.
Cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện.
12
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
Chất lượng và khả năng cạnh tranh các sản phẩm chủ lực được nâng cao; tạo
chuyển biến trong phát triển ngành nghề TTCN. Cơ cấu nội bộ ngành được phát tiển
theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học công nghệ và giá
trị gia tăng cao.
Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ gắn với cải thiện chất lượng dịch vụ. Thương
hiệu du lịch Huế đang được củng cố và hoàn thiện, xuất khẩu được đẩy mạnh, tạo
động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
1.2.3. Tình hình chung về xã hội:

Chất lượng giáo dục toàn diện đang ngày càng được nâng cao. Cơ sở vật chất
trường học ngày càng được củng cố và cải thiện. Chất lượng giảng dạy cũng như chất
lượng học sinh đang ngày càng tăng.
Năng lực khám chữa bệnh tuyến xã đang ngày càng được nâng cao, chất lượng
chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng được chú trọng, tạo cơ hội để người dân được
cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng.
Chất lượng y tế được đẩy mạnh ở các xã miền núi.
Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, hạn chế thất nghiệp ở vùng nông
thôn, đẩy mạnh công tác xúc tiến việc làm.
Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, cải thiện, mở rộng các tuyến đường giao
thông cũ, xây mới các tuyến đường giao thông khác, đặc biệt là đường giao thông lên
các tỉnh miền núi.
Xử lí nghiêm ngặt các trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông, hạn chế tai
nạn giao thông trên các tuyến đường, nâng cao tinh thần tự giác của người tham gia
giao thông.
13
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI
ĐOẠN 2008 – 2012
2.1. Tổng quan về tình hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
2.1.1. Nông nghiệp
Thừa thiên huế là một tỉnh có diện tích đất khá rộng, chủ yếu là đất nông nghiệp
với diện tích là 382814,37 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 59285,34
ha, lâm nghiệp chiếm 317333,87 ha, nuôi - trồng thủy sản chiếm 5895,49 ha, và diện
tích đất nông nghiệp khác là 299,67 ha.
Bảng 1: Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2011
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Trồng trọt 1.945.314 2.069.162 2.365.222 3.185.982
Chăn nuôi 104.967 819.769 929.804 1.342.196

Dịch vụ 112.831 118.144 122.050 219.496
Nguồn: Tổng hợp từ Dư địa lí Thừa Thiên Huế
Qua bảng số liệu ta thấy giai đoạn 2008 – 2011 thì giá trị sản xuất nông nghiệp
qua các năm đều tăng, cụ thể trồng trọt năm 2011 tăng 64% so với năm 2008, dịch vụ
năm 2011 tăng 95% so với năm 2008, đặc biệt giá trị sản xuất chăn nuôi trong giai
đoạn này tăng hơn 10 lần. Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh chủ yếu từ trồng trọt
và ngày càng có xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng của chăn nuôi
giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ. Trong đó giá trị sản xuất của ngành trồng
trọt chiếm 89% và dịch vụ chiếm 5,2% năm 2008 giảm xuống còn 67% và 4,6% năm
2011; tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi tăng từ 4.8% lên 28.2%
• Trồng trọt
Nhờ áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản
xuất, đặc biệt là các loại giống tiến bộ được đưa vào ngày càng nhiều, tạo nên sự thay
đổi cơ bản về năng suất, sản lượng và cả chất lượng các loại cây trồng.
14
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
Bảng 2: Diện tích và sản lượng cây nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2012
Đơn vị: Diện tích: Nghìn ha
Sản lượng: Nghìn tấn
2008 2009 2010 2011 2012
Diện
tích
Sản
lượng
Diện
tích
Sản
lượn
g
Diện

tích
Sản
lượn
g
Diện
tích
Sản
lượn
g
Diện
tích
Sản
lượng
Lúa 53,1 274,8 53,1 282,6 53,7 285,2 53,5 299,1 53,7 299,0
Ngô 1,6 5,3 1,6 5,7 1,6 6,0 1,7 6,2 1,7 6,6
Khoai lang 4,3 19,7 4,2 19,6 4,3 20,4 4,1 19,0 4,1 19,2
Sắn 7,5 118,0 6,9 129,4 7,1 135,1 7,8 149,3 7,7 146,3
Nguồn: Số liệu thống kê của tổng cục thống kê
Nhìn chung diện tích gieo trồng và sản lượng của các loại cây lương thực đều có
xu hướng tăng lên, chỉ có khoai lang có sự giảm từ 4,3 nghìn ha năm 2008 xuống còn
4,1 nghìn ha năm 2012 (giảm 4,6%).Đối với cây lúa thì diện tích có sự biến động nhẹ
chỉ tăng lên hơn 1% so với năm 2008 nhưng diện tích có sự biến động như vậy nhưng
nhìn chung sản lượng lúa có sự tăng nhanh chóng, cụ thể sản lượng năm 2012 tăng gần
9% so với năm 2008.Sản lượng trồng ngô và sắn cũng có sự gia tăng đáng kể, trong
giai đoạn 2008 – 2012 sản lượng trồng ngô tăng 24,5% và sản lượng cây sắn cũng tăng
23,9%.
15
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
• Chăn nuôi
Bảng 3: Số lượng vật nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị: Nghìn con
Năm
Vật nuôi
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Trâu 30,8 28,4 27,4 25,6 23,5
Bò 26,9 25,9 23,9 22,6 21,3
Lợn 232,4 242,6 247,0 232,9 230,1
Gia cầm 1647 1835 2049 2120 2075
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012
Qua bảng ta thấy số lượng các loại chăn nuôi gia súc có xu hướng giảm, chỉ có
số lượng gia cầm là có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể như số lượng trâu năm
2008 là 30,8 nghìn con đến năm 2012 còn 23,5 nghìn con giảm 23,7%; Số lượng bò
năm 2008 trên toàn tỉnh có 26,9 nghìn con đến năm 2012 chỉ còn 21,3 nghìn con giảm
5,6 nghìn con (giảm 20,8%). Năm 2008, tỉnh có 232,4 nghìn con lợn, đến năm 2012
chỉ còn lại 230,1 nghìn con. Nguyên nhân của sự giảm trên là do kỹ thuật chăn sóc
chưa cao, kiểm soát và chữa các bệnh tai xanh, long móng lở mồm… còn kém và
trong giai đoạn này giá cả đầu ra thấp trong khi giá thức ăn chăn nuôi thì lại tăng lên
nên người nông dân đã giảm số lượng nuôi. Riêng đối với gia cầm, lại có xu hướng
tăng, năm 2008, toàn tỉnh có 1647 nghìn con, năm 2012 có 2075 nghìn con, tăng 26%.
16
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01

• Thủy sản
Đơn vị: Tấn
Biểu đồ 1: Sản lượng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy qua các năm thì sản lượng nuôi trồng và khai
thác thủy sản của tỉnh có xu hướng tăng lên từ 35.777 tấn năm 2008 lên 45.724 tấn
năm 2012 (trong đó sản lượng nuôi trồng tăng 7.133 tấn và sản lượng khai thác tăng
2.814 tấn). Cụ thể năm 2009 tổng sản lượng 38.499 tấn tăng 7,6%, năm 2010 tổng sản
lượng thủy sản đạt 40.142 tấn tăng 4,26%; năm 2011 tăng 7,5% và năm 2012 tăng
5,88%
Ngoài ra, ta có thể thấy rằng sản lượng khai thác lớn hơn sản lượng nuôi trồng
cho thấy Thừa Thiên Huế là một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên và đăc biệt hơn
là các ngư dân đã biết vận dụng các kinh nghiệm, máy móc,… vào đề khai thác. Tuy
nhiên, tỉnh cũng cần có các chính sách, quyết định đề hạn chế việc khai thác quá mức,
gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và càng phải áp dụng nhiều khoa học công nghệ,
năng lực, máy móc nhằm phát triển lĩnh vực nuôi trồng hơn.
17
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
• Lâm nghệp
Ngành lâm nghiệp có chuyển biến tích cực, tính xã hội hóa ngày càng cao với
nhiều thành phần, nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng. Công tác quản lý
bảo vệ rừng trong những năm qua đã được chú trọng và được xã hội hóa bằng nhiều
hình thức; nâng độ che phủ rừng từ 55% năm 2008 lên 56,2% năm 2010 và năm 2012
là 57,1%. Ngoài ra, nhờ áp dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ mà ngành lâm nghiệp
có nhiều chuyền biến tích cực nâng giá trị sản xuất lên, cụ thể như với trồng và nuôi
rừng năm 2008 có giá trị là 37444 triệu đồng đến năm 2011 tăng lên 47578 triệu đồng
(tức tăng lên 27%), còn với dịch vụ và các hoạt động khác năm 2008 có giá trị là
36684 triệu đồng, năm 2011 là 45863 triệu đồng tức tăng lên 25%. Tuy nhiên, ta có thể
thấy được mức độ khai thác tăng lên đáng kể năm 2008 có giá trị là 17685 triệu đồng
đến năm 2011 tăng lên 244513 triệu đồng tức là tăng lên 38% cũng có nghĩa tài
nguyên thiên nhiên đang dần bị cạn kiệt. Vì vậy, tỉnh nhà cần có những biện pháp,

chính sách đề hạn chế sự khai thác qua mức nguồn tài nguyên này.
2.1.2. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Trên cơ sở cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, lấy ngành công
nghiệp làm động lực chính nhằm phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện
đại hóa. Phát triển công nghiệp với tốc độ cao, đẩy mạnh phát triển các ngành công
nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin, chế biến sâu, giá trị gia tăng
lớn. Phát triển công nghiệp đa dạng về cơ cấu phù hợp với thế mạnh kinh tế của tỉnh.
Bảng 4: Các chỉ số phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2008 - 2012
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
GTSX CN (Tỷ đồng) 7232 8853,5 13524,1 17570,1 22715
Cơ cấu GTSX CN
(%)
0,38 0,39 0,46 0,48 0,49
Chỉ số SXCN (%) 118,9 117 125,8 111,3 109,6
18
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012
Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2008 – 2012 có xu
hướng tăng lên qua các năm, tốc độ tăng GTSX qua các năm đều trên 20%. Giá trị sản
xuất công nghiệp năm 2012 đạt 22715 tỷ đồng tăng hơn 3 lần so với năm 2008. Cơ cấu

GTSX công nghiệp cũng có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao (gần 50%
GTSX).
Hiện nay trên toàn tỉnh có 4 Khu công nghiệp (KCN) lớn, trong đó KCN Phú
Bài là nơi thu hút đầu tư lớn nhất. Đến nay đã có 41 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký
3.501,1 tỷ đồng, trong đó có 23 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn 1.580 tỷ đồng.
Cụm công nghiệp Hương Sơ có 32 dự án, trong đó có 12 dự án đã đi vào hoạt động, 8
dự án đang xây dựng. KCN Tứ Hạ, Phong Điền đã có nhiều dự án đầu tư. Hiện tỉnh
Thừa Thiên Huế đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi các nhà đầu tư để lấp đầy
các dự án tại các KCN.
Bên cạnh đó, 5 cụm công nghiệp Bình Điền, Điền Lộc, Quảng Phú, Bắc An Gia,
Aco đã được tổ chức quy hoạch chi tiết. Với những định hướng hợp lý nên giá trị sản
xuất năm 2009 đạt 5.604 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2008. Một số sản phẩm tăng
trưởng khá như xi măng tăng 26,7%, Bia Huda tăng 13,4%, hàng thuỷ sản tăng 10%,
may gia công tăng 60%
Năm 2009 cũng đón nhận nhiều dự án công nghiệp được triển khai như dự án
mở rộng Nhà máy dệt kim 1,5 triệu USD; dây chuyền 2 nhà máy Bia Phú bài gần 9
triệu USD, dây chuyền 5 của Công ty Xi măng Luskvaxi 1,8 triệu tấn/năm (2.978 tỉ
đồng), nhà máy xi măng Long Thọ II 350.000 tấn clanhke/năm (468,8 tỉ đồng), nhà
máy xi măng Đồng Lâm 1,4 triệu tấn/năm (3.642 tỉ đồng), nhà máy xi măng Nam
Đông 1,8 triệu tấn/năm (3.282 tỉ đồng), nhà máy ô tô Thống Nhất Huế Phú Bài công
suất 8.000 xe/năm (234 tỉ đồng), dây chuyền luyện nhựa Alkyd của Công ty Sơn
Hoàng Gia … Những dự án mới đưa vào hoạt động như Sợi Phú Thạnh, Phú Nam, dệt
may Scavi, HBI Việt Nam, thủy điện Bình Điền… được hỗ trợ tối đa để phát huy năng
lực sản xuất.
Các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng; khai thác và chế biến khoáng sản; Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản,
thực phẩm đồ uống; Công nghiệp dệt may, giày; Công nghiệp sản xuất và phân phối
điện; Công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất kim loại; Công nghiệp công nghệ cao, công
nghệ thông tin.
19

Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
Phát triển TTCN - Làng nghề
Tiếp tục tạo điều kiện để tăng năng lực sản xuất và đầu tư hạ tầng ở các làng
nghề để góp phần giúp làng nghề phát triển mạnh hơn trong thời gian tới gồm: Đúc
đồng ở Phường Đúc và xã Thủy Xuân (thành phố Huế); mộc Mỹ Xuyên (huyện Phong
Điền), mộc Xước Dủ (Hương Trà); tre đan Bao La và Thủy Lập (huyện Quảng Điền);
tre đan Hà Thanh (huyện Phú Vang)
Tiếp tục đầu tư hạ tầng, chỉnh trang làng nghề, hình thành vùng sản xuất tập
trung theo hướng đảm bảo môi trường sinh thái và thuận lợi trong việc thông thương,
gồm: Làng gạch ngói Thủy Tú (huyện Hương Trà); bún thực phẩm Vân Cù - Hương
Toàn (huyện Hương Trà); Làng sản xuất bún Thanh Cần - Quảng Vinh (huyện Quảng
Điền); tre đan Lai Thành (huyện Hương Trà); dệt lưới Vân Trình (huyện Phong Điền);
chế biến thủy, hải sản (các huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phú Lộc và Phú Vang); chế
biến tinh bột lọc Xuân Lai, Lộc An (huyện Phú Lộc); bánh đa Lựu Bảo (huyện Hương
Trà).
Tạo điều kiện để các cơ sở làng nghề mở rộng thị trường, cải tiến, thay đổi sản
phẩm nhằm tạo điều kiện giúp làng nghề phát triển hoặc chuyển đổi sản phẩm, bao
gồm: Hoa giấy Thanh Tiên và tranh giấy làng Sình (huyện Phú Vang); Dệt Zèng ở
Aroàng và Ađớt (huyện A Lưới); thêu trướng liễn và gốm nung Phú Dương (huyện
Phú Vang); điêu khắc, chạm khảm Địa Linh (huyện Hương Trà); Đệm Bàng Phò
Trạch (huyện Phong Điền).
Định hướng xây dựng và phát triển một làng nghề TTCN tại Khu du lịch Lăng
Cô phục vụ du lịch và dịch vụ. Khuyến khích các thành phần kinh tế hoặc từ
địa phương khác đến để đầu tư mới hoặc khôi phục một số ngành nghề có khả năng bị
mai một nhưng nhu cầu xã hội cần hoặc một số nghề truyền thống của Huế có quy mô
nhỏ.
2.1.3. Dịch vụ
Với mục tiêu tập trung phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng với chất lượng
cao như du lịch, văn hóa, thương mại, giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
vận tải, thông tin và truyền thông phù hợp với yêu cầu và cam kết khi hội nhập,

nhằm tạo chuyển dịch nhanh và vững chắc, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao
20
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
chất lượng cuộc sống. Nhìn chung tốc độ tăng của ngành dịch vụ luôn trên 12% trong
giai đoạn 2008 – 2012.
Đơn vị: %
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng của ngành dịch vụ giai đoạn 2008 – 2012
• Du lịch, văn hóa, thể thao
Đó là đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội; xây dựng hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế xứng đáng là một
điểm đến hấp dẫn, một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Bên cạnh đó phát triển du
lịch phải gắn với bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa Huế,
giao lưu với các nền văn hóa khác, phát triển thể thao, khôi phục làng nghề truyền
thống, mở rộng đối ngoại, bảo vệ môi trường sinh thái Từng bước xây dựng Huế
thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
• Ngành Thương mại
Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung
tâm trung chuyển hàng hoá Bắc - Nam và trung tâm giao dịch, thương mại, cung cấp
dịch vụ trên tuyến Hành lang Đông - Tây và khu vực miền Trung, Tây Nguyên,góp
phần Xây dựng Huế, Chân Mây, Phú Bài, Tứ Hạ thành các trung tâm thương mại dịch
vụ lớn; hình thành khu thương mại quốc tế ở Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, khu
kinh tế cửa khẩu tại A Đớt - Tà Vàng, Hồng Vân - Cu Tai.
21
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
• Ngành Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm
Tỉnh đã và đang phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm đa dạng, đa tiện ích với công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phục vụ cho mọi đối tượng một cách nhanh
chóng, an toàn, hiệu quả.
2.2. Tình hình xã hội.

2.2.1. Dân số, lao động, việc làm
• Dân số
Đơn vị: Người
Biểu đồ 3: Tổng dân số tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012
Thực hiện tốt công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn này đã
mang lại kết quả tích cực đối với tình Thừa Thiên Huế với mức tăng dân số chậm và
đều qua các năm. Năm 2008 là 1.082,533 người, đến năm 2012 có 1,115,523 người,
trong vòng 5 năm mà dân số tăng 32990 người, đó là một con số không lớn và là một
sự thành công cho công tác kế hoạch hóa của tỉnh.
Dân số tăng đều sẽ hạn chế được một phần sức ép lên việc giải quyết việc làm và
giảm thất nghiệp, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống và tạo động lực cho tỉnh phát
triển bền vững.
• Lao động
Bảng 5: Tỷ lệ lao động qua đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị: %
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
22
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
Tỷ lệ lao động
được qua đào tạo
34,27 37,25 40 44 48
Gắn liền với quá trình phát triển của tỉnh là quá trình nâng cao chất lượng lao
động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đang ngày càng tăng qua các năm, từ 34,27% năm
2008 lên 48% năm 2012. Chất lượng lao động tăng đều qua các năm đã phản ánh được
chất lượng công tác đào tạo, dạy nghề. Lao động là nhân tố quyết định tới chất lượng
công việc, vì vậy tỉnh vẫn đang ngày càng cố gắng nâng cao chất lượng lao động, đáp
ứng nhu cầu lao động trong tỉnh, trong nước cũng như thế giới.
• Việc làm
Đơn vị: Nghìn người
Biểu đồ 4: Số việc làm mới được tạo ra hàng năm giai đoạn 2008-2012

Đồng nghĩa với việc dân số tăng, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao
là số việc làm mới được tạo ra mỗi năm cũng ngày càng nhiều để đáp ứng được nhu
cầu việc làm cho lực lượng lao động dồi dào.
Năm 2008 - 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho số
việc làm bị giảm đi từ 15.67 nghìn người xuống còn 15.5 nghìn người. Tuy nhiên
những năm sau đó số việc làm được tạo ra lại tăng lên. Điều này cho thấy nỗ lực của
tỉnh trong việc tạo công ăn việc làm cho lao động, hạn chế được thất nghiệp và nâng
cao đời sống của người dân.Việc làm mới càng nhiều thì càng chứng minh được sự
tăng trưởng và phát triển không ngừng của tỉnh. Đó cũng chứng minh được tỉnh Thừa
Thiên Huế cũng là một môi trường đầu tư tốt cho các nhà đầu tư trong tương lai.
Bảng 6: Tỷ lệ thất nghiệp vùng thành thị giai đoạn 2008 - 2011
Đơn vị:%
Năm 2008 2009 2010 2011
Tỷ lệ thất nghiệp
KV thành thị
5.5 5.0 5.1 4.9
23
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
Tỷ lệ thất nghiệp đã phản ánh nỗ lực tạo ra việc làm cho lao động, giảm sức ép
việc làm lên quá trình tăng trưởng và phát triển của tỉnh.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm đi đồng nghĩa với việc lao động có việc làm, thu nhập
được cải thiên và đời sống được nâng cao hơn. Bên cạnh đó cũng sẽ làm cho tốc độ
phát triển của tỉnh sẽ cao hơn, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
2.2.2. Giáo dục
Giáo dục là một trong những lĩnh vực quan trọng và có tầm ảnh hưởng sâu rộng
đến nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác. Thừa Thiên Huế là một miền đất có truyền
thống hiếu học từ bao đời nay, như trong thời đại phong kiến thì Thừa Thiên Huế đã là
cái nôi của Nho học. Vậy nên Thừa Thiên Huế đang thực hiện những chính sách xây
dựng nâng cao chất lượng nền giáo dục của tỉnh để xứng đáng là trung tâm GD-ĐT đa
ngành, đa lĩnh vực và chất lượng cao của miền Trung và cả nước. Nâng cao chất lượng

giáo dục toàn diện, gắn GD-ĐT với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khu vực và cả
nước; phát triển tổng thể Đại học Huế trọng điểm đến năm 2015. Phát huy nội lực gắn
với hội nhập và hợp tác quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh xã hội hoá GD-ĐT gắn với liên
doanh, liên kết, hợp tác quốc tế để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho phát triển, đặc biệt là
trong lĩnh vực huy động vốn đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.
• Giáo dục mầm non:
Đây được xem là một trong những ngành quan trọng của nền GD-ĐT và giai
đoạn đầu là giai đoạn hình thành nên bản chất và tính cách của con người vì thế ngành
này đang được quan tâm và ngày càng đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng.
Bảng 7: Tình hình giáo dục mầm non giai đoạn 2008 – 2012
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012
Trường học Trường 185 190 193 195 196
Lớp học Lớp 1392 1302 1408 1413 1483
Giáo viên Người 2100 2184 2229 2367 2746
24
Kinh tế và chính sách phát triển vùng – Nhóm 01
Học sinh Người 36500 36200 36800 37540 41040
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Niên giám thống kê
Trong những năm qua, số trường học liên tục tăng. Cụ thể, năm 2008 toàn tỉnh
có 185 trường học mầm non, đến năm 2012 đã có 11 trường được xây thêm. Số lớp
học năm 2012 đạt 1483 lớp (tăng 6,5% so với năm 2008). Cùng với sự tăng thêm của
cơ sở vật chất thì số lượng giáo viên và học sinh cũng ngày càng tăng. Năm 2012, số
giáo viên là 2746 người (tăng 646 giáo viên so với năm 2008), số học sinh đạt 41040
người (tăng 4540 người so với năm 2008). Vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ em trước 6
tuổi được thực hiện bằng những hình thức thích hợp, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn
diện cả về thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ; mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo,
ưu tiên đầu tư phát triển mầm non vùng nông thôn, đặc biệt chú trọng trẻ 5 tuổi, trẻ em
các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; phổ biến rộng rãi kiến thức và phương pháp
nuôi dạy trẻ cho các gia đình; hạ thấp, tiến đến từng bước xoá bỏ tình trạng suy dinh

dưỡng và kém phát triển ở trẻ em.
• Giáo dục phổ thông:
Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện đang thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, pháp luật và truyền thống cho
học sinh. Cung cấp những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống, tiếp cận với trình
độ chung của quốc gia, khu vực và thế giới; tạo dựng và kích thích tính chủ động, tích
cực và sáng tạo, giúp cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc
sống. Giáo dục phổ thông phải có sự liên kết chặt chẽ với giáo dục kĩ thuật nghề
nghiệp, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội để tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh khi
tham gia vào thị trường lao động. Có các hình thức, cơ sở giáo dục cho trẻ em khuyết
tật phù hợp với từng độ tuổi, cấp học ở từng địa phương.
Bảng 8: Tình hình biến động số trường học ở cấp học phổ thông.
Đơn vị: trường học
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tiểu học 232 228 229 226 227
THCS 105 111 115 117 120
THPT 31 34 36 38 38
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Niên giám thống kê
Trong giai đoạn này, cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đã
hoàn thành việc phổ bập bậc tiểu học nay đang tập trung nâng cao chất lượng giáo dục
tiểu học và bắt đầu tiến hành phổ cập trung học, và bên cạnh đó hiện tại tỷ lệ sinh con
25

×