Tải bản đầy đủ (.pdf) (699 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn các công trình xây dựng trong điều kiện thiên tai bất thường vùng duyên hải miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.59 MB, 699 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT



ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC


BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ GIẢI PHÁP Kỹ THUẬT
NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TRONG ĐIỀU KIỆN THIÊN TAI BẤT THƯỜNG MIỀN TRUNG
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: ĐTĐL 2009/01



Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Thủy lợi
Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Văn Mạo





9091


Hà Nội – 2011

2
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT





ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC



BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ GIẢI PHÁP Kỹ THUẬT
NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TRONG ĐIỀU KIỆN THIÊN TAI BẤT THƯỜNG MIỀN TRUNG
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: ĐTĐL 2009/01

Chủ nhiệm đề tài: Cơ quan chủ trì đề tài:


GS.TS. Nguyễn Văn Mạo
Bộ Khoa học và Công nghệ:





Hà Nội – 2011

3
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3

DANH MỤC HÌNH VẼ 9
DANH MỤC BẢNG BIỂU 15
CỤM TỪ VIẾT TẮT & CỤM TỪ DÙNG TRONG ĐỀ TÀI 16
Chương 17
MỞ ĐẦU 17
1. Xuất xứ của đề tài 17
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 18
Ngoài nước 18
Trong nước 22
3. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 28
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài 29
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 30
5.1 Phương pháp và s
ơ đồ tiếp cận 30
5.2 Các phương pháp và công cụ dùng trong nghiên cứu 30
6. Các sản phẩm khoa học công nghệ chính của đề tài đã đạt được 31
Chương 1 33
GIỚI THIỆU CHUNG 33
1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình 33
1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn 34
1.2.1 Khái quát chung 34
1.2.2 Đặc điểm khí hậu 35
1.2.3. Đặc điểm thủy văn 38
1.3 Đặc điểm địa ch
ất 39
1.3.1 Đặc điểm địa hình-địa mạo 39
1.3.2 Đặc điểm địa chất thuỷ văn 39
1.3.3 Khoáng sản 40
1.3.4 Các quá trình địa chất động lực công trình 40
1.4 Dân sinh kinh tế 41

1.4.1 Khái quát dân sinh, kinh tế 41
1.4.2 Cơ sở hạ tầng 41

4
1.5 Thiên tai miền Trung 42
1.6 Kết luận 42
Chương 2 44
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC CHO QUY HOẠCH, THIẾT KẾ CÁC
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THỦY LỢI NHÀ DÂN DỤNG THÍCH ỨNG VỚI BÃO,
LŨ, TRƯỢT LỞ ĐẤT TTVB MIỀN TRUNG [3],[4],[5] 44
2.1 Giới thiệu chung 44
2.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn 45
2.2.1 Hoàn cảnh địa lý miền Trung 45
2.2.2 Thiên tai và thiên tai bất thường miền Trung 45
2.2.3 Hiện trạng công trình xây dựng TTVB miền Trung 46
2.2.4 Nghiên cứu tác động của bão, lũ, trượ
t lở đất vào công trình 47
2.3 Cập nhật tiến bộ KHCN trong quy hoạch, thiết kế và tính công trình xây dựng 49
2.3.1 Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam & tiêu chuẩn của một số nước trên thế giới 49
2.3.2 Cập nhật tiến bộ KHCN trong quy hoạch, thiết kế các công trình xây dựng 51
2.3.3 Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy vào quy hoạch, thiết kế và xây dựng tiêu
chuẩn công trình xây dựng 52
2.3.4 Các bài toán ứng dụng và các đề suất bổ sung tiêu chuẩn k
ỹ thuật dùng trong quy
hoạch, thiết kế trong điều kiện TTBT 54
2.3.5 Sử dụng FEM tính toán công trình 56
2.3.6 Sử dụng một số bài toán trong môi trường đất không bão hòa vào trong nghiên cứu
56
2.3.7 Các phần mềm ứng dụng 57
2.3.8 Tiếp cận tư duy BHCT để lựa chọn giải pháp gia cố công trình hiện hữu 57

2.3.9 Cập nhật kinh nghiệm và công nghệ mới gia cố công trình 58
2.4 Phân tích trạng thái kỹ thuât các công trình xây dựng 59
2.5 Cập nhật các chính sách, các chiến lược, các kết quả
nghiên cứu đã có về phòng
tránh thiên tai và biến đổi khí hậu… 62
2.6 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 63
2.6.1 Sơ đồ tiếp cận 63
2.6.2 Các phương pháp dùng trong nghiên cứu 65
2.7 Kết luận 65
Chương 3 67

5
THIÊN TAI BẤT THƯỜNG VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA BÃO, LŨ VÀ
TRƯỢT LỞ ĐẤT TTVB MIỀN TRUNG 67
3.1 Thiên tai ở các tỉnh ven biển miền Trung 67
3.1.1 Thiên tai bão lũ 67
3.1.2 Thiên tai trượt lở đất ở miền Trung 69
3.2. Cơ sở dữ liệu KTTV sử dụng trong nghiên cứu 74
3.2.1. Hệ thống mạng lưới quan trắc và đo đạc khí tượng thủy văn miền Trung 74
3.2.2 Đánh giá hệ thống tài liệu KTTV phục vụ nghiên cứ
u của đề tài
[9][10][11]
75
3.3 Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu đánh giá TTBT và các đặc trưng cơ bản của bão
lũ 76
3.3.1 Phân vùng đánh giá 76
3.3.2 Cơ sở xác định các đặc trưng về thiên tai bất thường phá hủy các công trình xây
dựng 77
3.4. Bão và áp thấp nhiệt đới 78
3.4.1 Đặc trưng bão và ATNĐ ở các tỉnh thành ven biển miền Trung

[1][2][5][7]
78
3.4.2 Các hình thế thời tiết khi XTNĐ đổ bộ vào TTVB miền Trung 80
3.5 Gió mạnh 81
3.5.1 Đặc điểm chung 81
3.5.2 Đặc điểm các cấp tốc độ gió khi bão đổ bộ ở miền Trung 81
3.5.3 Đánh giá khả năng gió cực đại ở các vùng theo vị trí bão đổ bộ
[5]
83
3.6 Mưa lớn 87
3.6.1 Các loại hình thế thời tiết synop gây mưa lớn ở miền Trung 87
3.6.2 Đặc điểm hình thế synốp mưa lớn 93
3.6.3 Đặc trưng tần suất các cấp mưa ở các nơi khi XTNĐ đổ bộ 95
3.6.4 Đặc trưng tần suất các cấp mưa một ngày sau khi XTNĐ đổ bộ 97
3.6.5 Xác định đặc trưng mưa lớn gây thiên tai bất thường do bão đổ bộ 99
3.6.6 Đặc điểm lượng mưa cực đại trong các đợt mưa bão 101
3.7 Lũ lớn, lũ quét 103
3.7.1 Các nguyên nhân gây ra mưa lũ lớn dẫn đến thiên tai bất thường 103
3.7.2 Phân bố mưa bão gây lũ lụt: 104
3.7.3 Đánh giá thiên tai do lũ gây ra 105
3.7.4 Đặc trưng lũ ở TTVB miền Trung 106
3.8 Phần mềm ddT 107

6
3.9 Cơ sở khoa học để nhận dang ,tính toán dự báo trượt lở đất TTVB miền Trung
[16]
108
3.9.1 Hình thái nguyên nhân và cơ chế gây trượt 108
3.9.2 Cơ chế, động lực của quá trình trượt lở 111
3.9.3 Các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây trượt 112

3.10 Tính toán dự báo truợt lở đất miền Trung 117
3.10.1 Tính toán, dự báo nguy cơ trượt lở đất 117
3.10.2 Ứng dụng QMM ĐTĐL 2009/01 120
3.10.3 Tính toán ổn định và xử lý trượt lở 123
3.10.4 Quản lý thiên tai trượt lở đất 124
3.11 Kết luận và kiến nghị 125
3.11.1 Các kết luận rút ra từ
kết quả nghiên cứu các loại hình thời tiết, thủy văn nguy hiểm
và thiên tai bất thường do bão lũ gây ra ở miền Trung như sau: 125
3.11.2 Các kết luận rút ra từ nghiên cứu tình hình trượt lở đất TTVB miền Trung 126
3.11.3 Kết luận chung 126
Chương 4 128
CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, THIẾT KẾ, XÂY DỰNG VÀ GIA CỐ CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG THÍCH ỨNG VỚI THIÊN TAI BẤT THƯỜNG MIỀN TRUNG 128
4.1 Nghiên cứu cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật 128
4.1.1 Cơ sở hạ tầng miền Trung 128
4.1.2 Thiên tai và TTBT ở TTVB miền Trung 131
4.1.3 Hư hỏng và sự cố công trình xây dựng do thiên tai bão, lũ, trượt lở đất 133
4.1.4 Nghiên cứu lựa chọn loại công trình đại diện để đánh giá sức chịu tải trong điều kiện
TTBT
[5][6][7][8]
137
4.1.5 Phân tích khả năng chịu tải hiện hữu của các công trình xây dựng
[5][6][7][8]
138
4.2 Đề xuất các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn công trình xây dựng trong điều kiên
TTBT miền Trung
[5][6][7][8]
143
4.2.1 Nhóm các giải pháp phi công trình 143

4.2.2 Nhóm các giải pháp công trình 144
4.2.3 Gia cố công trình đã có để đảm bảo an toàn trong điều kiện TTBT 145
4.2.4 Hướng dẫn thực hiện giải pháp công trình 146
4.2.5 Quy hoạch, thiết kế và phương án mẫu 147
4.3 Kết luận và kiến nghị 147

7
Chương 5 148
CÁC ĐỀ XUẤT BỔ SUNG TIÊU CHUẨN Kỹ THUẬT DÙNG TRONG QUY HOẠCH,
THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÓ XÉT ĐẾN ẢNH HƯỞNG TTBT 148
5.1. Hiện trạng hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam 148
5.2 Ảnh hưởng của tiêu chuẩn nước ngoài đến tiêu chuẩn Việt Nam 150
5.3. Nghiên cứu ứng dụng hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu. 152
5.3.1 Hệ thống tiêu chuẩn châu Âu 152
5.3.2 Khả năng ứng dụng Eurocodes ở Việt Nam 158
5.4 Nghiên cứu đề xuấ
t bổ sung tiêu chuẩn 159
5.4.1 Cơ sở đề xuất bổ sung 159
5.4.2 Kiến nghị bổ sung tiêu chuẩn kỹ thuật
[4][5][6][7]
161
5.5 Kết luận và kiến nghị 163
Chương 6 165
CÁC PHẦN MỀM ĐỀ TÀI LẬP ĐƯỢC 165
6.1 Phần mềm ddT 165
6.1.1 Mở đầu 165
6.1.2 Đặc điểm cấu trúc của chương trình 165
6.1.3 Nội dung phần mềm 166
6.2 Phần mềm QMM ĐTĐL 2009/01 214
6.2.1 Điều tra khảo sát thu thập số liệu khu vực nghiên cứu 215

6.2.2 Sử dụng phần mềm QMM ĐTĐL 2009/01 218
6.2.3 Phạm vi sử dụng 233
6.3 Phần mềm QLDL_ĐTĐL 2009/01 233
6.3.1 Cấu trúc chương trình 234
6.3.2 Giao diện chương trình 234
6.4 Kết luận 235
Chương 7 236
MỘT SỐ SẢN PHẨM ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 236
7.1 Quy hoạch khu dân cư thích ứng với điều kiện TTBT miền Trung (quy mô cấp xã)
236
7.1.1 Mở đầu 236
7.1.2 Các điều kiện tự nhiên và hiện trạng xây dựng tổng hợp 237
7.1.3 Bố cục quy ho
ạch không gian kiến trúc 240

8
7.1.4 Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật 245
7.1.5 Kết luận 254
7.2 Giới thiệu đồ án thiết kế định hình nhà trong khu vực chiệu ảnh hưởng của bão lũ258
7.2.1 Cơ sở khoa học cho thiết kế nhà điển hình 258
7.2.2 Đề xuất thiết kế điển hình nhà an toàn trong vùng bao lũ thuộc miền Trung 259
7.2.3 Một số thông số kỹ thuật của nhà an toàn 262
7.3 Phương án phòng tránh giảm nhẹ thiệt h
ại do thời tiết bất thường hệ thống thủy lợi
Phú Ninh 271
7.3.1 Đặt vấn đề 271
7.3.2 Hiện trạng công trình đầu mối Phú Ninh 273
7.3.3 Các phương án ứng phó với sự cố do địa phương thực hiện 279
7.3.4 Xây dụng các phương án bổ sung nhằm nâng cao mức an toàn công trình hồ chứa
286

Chương 8 298
KẾT QUẢ VỀ ĐÀO TẠO VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC 298
8.1 Đào tạo 298
8.1.1 Tham gia đào tạo ti
ến sĩ 298
8.1.2 Tham gia đào tạo thạc sĩ 298
8.2 Các hội thảo và trao đổi khoa học 300
8.3 Các bài báo đăng tải nội dung của đề tài 301
8.3.1 Giới thiệu chung 301
8.3.2 Danh mục các bài báo đã xuất bản 302
8.4 Những ứng dụng vào thực tế 305
8.5 Tình hình đăng ký sở hữu trí tuệ 307
8.6 Kết luận chương 8 307
Chương 9 308
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 308
TÀI LIỆU THAM KHẢO 312





9
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1 Sơ đồ tiếp cận của đề tài 30
Hình 1. 1 Bản đồ khu vực nghiên cứu, 14 tỉnh thành ven biển miền Trung 35
Hình 2. 1 Ảnh hưởng của Bão, Lũ, Trượt lở đất đến công trình xây dựng 48

Hình 2. 2 Sơ đồ BHCT 58
Hình 2. 3 Sơ đồ tính khả năng chịu tải có xét đến TTBT (KNCT-ĐTĐL 2009/01) 61

Hình 2. 4 Sơ đồ phân tích rủi ro 61
Hình 2. 5 Sơ đồ tiếp cận của đề tài 65
Hình 3. 1 Giao diện chính của chương trình ddT 108

Hình 3. 2 Cấu trúc chương trình ddT 109
Hình 3. 3 Cấu trúc khối trượt 109
Hình 3. 4 Sơ đồ cấu trúc của chương trình 120
Hình 3. 5 Giao diện của chương trình và menu của chương trình 120
Hình 3. 6 Phân tích trượt lở ở núi Đầu Voi, Quảng Nam vào mùa mưa 121
Hình 3. 7 Phân tích trượt bờ dốc đá vai phải đập Hố vào mùa mưa 122
Hình 3. 8 Tính toán gia cố mái dốc bờ phải vai đập Hố Hô 122
Hình 4. 1 Sơ đồ tính khả năng chịụ tải (KNCT-ĐTĐL 2009/01) 139
Hình 6. 1 Giao diện đăng nhập 166

Hình 6. 2 Màn hình làm việc chính của chương trình 167
Hình 6. 3 Các chức năng trong Module “hệ thống” 168
Hình 6. 4 Cửa sổ khai báo đường dẫn tới CSDL của chương trình 168
Hình 6. 5 Cửa sổ quản lý hệ thống “Mạng lưới trạm KTTV” miền Trung 170

10
Hình 6. 6 Cửa sổ giao diện công việc in ấn 171
Hình 6. 7 Trình đơn của Module “Cơ sở dữ liệu” 172
Hình 6. 8 Cửa sổ hiển thị và cập nhật “Dữ liệu bão và ATNĐ” 172
Hình 6. 9 Bảng hiển thị dữ liệu bão và ATNĐ trong chuỗi số liệu của CSDL 173
Hình 6. 10 Giao diện làm việc với CSDL gió XTNĐ 175
Hình 6. 11 Cửa sổ làm việc với CSDL mưa XTNĐ 176
Hình 6. 12 Cửa sổ làm việc với CSDL mực nước các sông chính 177
Hình 6. 13 Trình đơn của menu đặc trưng thời tiết nguy hiểm do bão 178
Hình 6. 14 Menu các đặc trưng của "Gió bão cực đại" 178
Hình 6. 15 Giao diện tìm kiếm gió mạnh bất thường theo tên bão 179

Hình 6. 16 Cửa sổ giao diện “Đặc trưng gió cực đại theo vị trí bão đổ bộ” 180
Hình 6. 17 Cửa sổ giao diện “Đặc trưng gió bão cực đại từng năm” 182
Hình 6. 18 Cửa sổ giao diện “Đặc trưng gió bão cực đại từng trạm” 182
Hình 6. 19 Giao diện tìm kiếm "Đặc trưng gió bão bất thường trên một vùng" 184
Hình 6. 20 Giao diện kết quả tìm gió bão bất thường thời gian tháng 8-9 vùng Nghệ
An - Hà Tĩnh với ngưỡng gió mạnh từ cấp 8 trở lên 184

Hình 6. 21 Menu con của mục “Mưa bão và ATNĐ” 185
Hình 6. 22 Cửa sổ giao diện tìm mưa lớn bất thường theo tên bão 186
Hình 6. 23 Cửa sổ giao diện tìm mưa bất thường theo vị trí XTNĐ đổ bộ 187
Hình 6. 24 Bản đồ phân bố tần suất mưa lớn đối với ATNĐ đổ bộ vào NA-HT 188
Hình 6. 25 Cửa sổ giao diện tìm mưa lớn XTNĐ trong từng năm 189
Hình 6. 26 Cửa sổ giao diện tìm mưa lớn bất thường do XTNĐ trong năm 189
Hình 6. 27 Cửa sổ giao diện “Đặc trưng mưa XTNĐ từng trạm” 190
Hình 6. 28 Đồ thị tần suất mưa lớn bất thường tại trạm 191

11
Hình 6. 29 Giao diện tìm "Đặc trưng mưa XTNĐ bất thường trên một vùng" 192
Hình 6. 30 Cửa sổ giao diện tìm đặc trưng lũ các sông chính miền Trung 193
Hình 6. 31 Trình đơn của menu "Phân vùng và đánh giá" 194
Hình 6. 32 Menu của trình đơn "Bão" 194
Hình 6. 33 Bản đồ phân vùng tần suất bão mạnh đổ bộ vào miền Trung 195
Hình 6. 34 Bản đồ chi tiết phân vùng tần suất bão mạnh đổ bộ vào Bắc Trung Bộ
195

Hình 6. 35 Cửa sổ giao diện kết quả thống kê bão và ATNĐ trong từng năm 196
Hình 6. 36 Bản đồ đường đi XTNĐ trên Biển Đông đổ bộ miền Trung năm ứng với
bảng 6.35 197

Hình 6. 37 Menu của trình đơn "Gió bão" 197

Hình 6. 38 Đánh giá khả năng xảy ra các cấp gió bão tại các trạm 198
Hình 6. 39 Đánh giá tần suất hướng xảy ra gió bão cực đại tại các trạm 199
Hình 6. 40 Bản đồ phân bố tần suất hướng gió cực đại khi bão đi vào KV Nghệ An -
Hà Tĩnh 200

Hình 6. 41 Bản đồ phân vùng cường độ gió bão mạnh cực đại 201
Hình 6. 42 Bản đồ chi tiết phân bố tần suất hướng gió cực đại ở Bắc Trung Bộ khi
bão đổ bộ vào khu vực Nghệ An - Hà Tĩnh 202

Hình 6. 43 Trình đơn của mục "Mưa bão" 202
Hình 6. 44 Biểu đồ đánh giá khả các cấp mưa bão tại các trạm khi bão đổ bộ vào
miền Trung 203

Hình 6. 45 Bản đồ phân bố mưa bão khi bão BONNIE đổ bộ Quảng Bình 204
Hình 6. 46 Giao diện hiển thị kết quả phân vùng tần suất mưa lớn theo vị trí bão đổ
bộ 205


12
Hình 6. 47 Bản đồ phân vùng mưa lớn chi tiết cho vùng Bắc Trung Bộ khi bão và
XTNĐ đổ bộ vào Nghệ An - Hà Tĩnh 206

Hình 6. 48 Nút điều khiển phân vùng mưa lớn sau một ngày XTNĐ đổ bộ 206
Hình 6. 49 Bản đồ phân vùng mưa lớn sau một ngày XTNĐ đổ bộ vào KV Nghệ An
- Hà Tĩnh 207

Hình 6. 50 Giao diện hiển thị kết quả đánh giá khả năng mưa lớn bất thường do
XTNĐ đổ bộ vào miền Trung, theo các tùy chọn của người sử dụng 207

Hình 6. 51 Giao diện hộp điều khiển chọn ngưỡng mưa lớn bất thường 208

Hình 6. 52 Nút lệnh thực hiện đánh giá mưa lớn bất thường 208
Hình 6. 53 Giao diện hộp chọn tên trạm cần đánh giá mưa XTNĐ bất thường 209
Hình 6. 54 Trình đơn phụ của mục “Lũ” 209
Hình 6. 55 Cửa sổ đồ thị tần suất đỉnh lũ năm tại trạm đặc trưng cho sông chính
miền Trung 210

Hình 6. 56 Bản đồ phân vùng lũ lớn trên lưu vực sông chính vùng Bắc Trung Bộ211
Hình 6. 57 Bản đồ phân vùng lũ lớn trên lưu vực sông chính Trung Trung Bộ 211
Hình 6. 58 Hiển thị bản đồ phân vùng lũ lớn trên lưu vực sông chính vùng Nam
Trung Bộ 212

Hình 6. 59 Module “Trợ giúp” 212
Hình 6. 60 Màn hình “Hướng dẫn sử dụng” 213
Hình 6. 61 Cửa sổ “Giới thiệu” 213
Hình 6. 62 Sơ đồ cấu trúc của chương trình 219
Hình 6. 63 Giao diện chính của chương trình 219
Hình 6. 64 Thanh Menu 220
Hình 6. 65 Chức năng của module Thông số đánh giá của menu 220
Hình 6. 66 Giao diện của chức năng thông số đá 221

13
Hình 6. 67 Giao diện phần các yếu tố của đá 222
Hình 6. 68 Giao diện phân các mức độ tác động của đá 222
Hình 6. 69 Bảng chi tiết các thông số đánh giá trượt lở cho đá 223
Hình 6. 70 Các yếu tố ảnh hưởng của đất 224
Hình 6. 71 Mức độ tác động của đất 224
Hình 6. 72 Bảng chi tiết các thông số đánh giá trượt lở cho đất 225
Hình 6. 73 Công thức tính toán 225
Hình 6. 74 Các cấp độ đánh giá dựa vào giá trị K 226
Hình 6. 75 Menu lựa chọn các chức năng phần dự báo trượt lở 226

Hình 6. 76 Giao diện phần khu vực đánh giá trượt lở 227
Hình 6. 77 Giao diện phần dự báo trượt lở cho đất 228
Hình 6. 78 Kết quả dự báo điểm được khảo sát với đất 228
Hình 6. 79 Giao diện phần dự báo trượt lở cho đá 229
Hình 6. 80 Kết quả dự báo điểm được khảo sát đối với đá 230
Hình 6. 81 Giao diện phần bản đồ thể hiện các điểm đã được đánh giá trượt lở 231
Hình 6. 82 Bản đồ thể hiện các điểm đã được đánh giá trượt lở của tỉnh Nghệ An
231

Hình 6. 83 Khi thêm layer địa hình 232
Hình 6. 84 Khi thêm layer địa chất 232
Hình 6. 85 Module trợ giúp 233
Hình 6. 86 Giao diện phần trợ giúp 233
Hình 6. 87 Cấu trúc của phần mềm QLDL_ĐTĐL 2009/01 234
Hình 6. 88 Giao diện chương trình 235
Hình 7. 1 Bản quy hoạch xã Đức Lợi 256


14
Hình 7. 2 Mẫu 1A: Nhà ở nông thôn vùng bão (kiểu nhà truyền thống) 269
Hình 7. 3 Mẫu 1B: Nhà ở nông thôn vùng bão - lũ (kiểu nhà truyền thống) 269
Hình 7. 4 Mẫu 2A: Nhà ở nông thôn vùng bão (kiểu nhà ống) 270
Hình 7. 5 Mẫu 2B: Nhà ở nông thôn vùng bão - lũ (kiểu nhà ống) 270
Hình 7. 6 Vị trí địa lý hồ chứa Phú Ninh 274
Hình 7. 7 Sơ đồ mô tả tiếp cận bài toán vận hành theo thời gian thực 289
Hình 7. 8 Sơ đồ tổng quát bộ mô hình nghiệp vụ HRM tại Trung tâm Dự báo KTTV
Trung ương 291

Hình 7. 9 Mẫu một bản tin dự báo định lượng mưa 5 ngày 293
Hình 7. 10 Đường đơn vị U~t lưu vực hồ chứa Phú Ninh 294

Hình 7. 11 Kết quả tính lũ về hồ từ mưa thời đoạn 1h theo đường đơn vị U~t lưu
vực hồ chứa Phú Ninh trận lũ tháng 12 năm 1999 296

Hình 7. 12 Kết quả tính lũ về hồ từ mưa thời đoạn 1h theo đường đơn vị U~t lưu
vực hồ chứa Phú Ninh trận lũ tháng 11 năm 2010 297











15
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3. 1 Phân loại trượt lở chính (theo Varnes D.J.)
[29]
112
Bảng 3. 2 Khả năng phát sinh trượt lở của các nhóm đất đá ở vùng núi duyên hải
miền Trung 114

Bảng 3. 3 Cấp độ nguy cơ trượt lở áp dụng cho các tỉnh miền Trung 119
Bảng 4. 1 Tính sức chịu tải TTBT của đại diện công trình giao thông 140

Bảng 4. 2 Tính sức chịu tải TTBT của đại diện công trình thủy lợi 141
Bảng 4. 3 Tính sức chịu tải TTBT của đại diện nhà dân dụng 141

Bảng 4. 4 Tính sức chịu tải TTBT của đại diện của đê và công trình bảo vệ bờ 142
Bảng 6. 1 Nhật ký khảo sát nguy cơ trượt đất 215

Bảng 6. 2 Nhật ký khảo sát nguy cơ trượt đá 217
Bảng 7. 1 Hiện trạng sử dụng đất 239

Bảng 7. 2 Bảng tính toán nhu cầu dùng nước xã Đức Lợi 248
Bảng 7. 3 Khối lượng thoát nước dự kiến 250
Bảng 7. 4 Tính toán nhu cầu sử dụng phụ tải điện 250
Bảng 7. 5 Bảng thống kê khối lượng vật liệu, công việc cho công tác cấp điện 251
Bảng 7. 6 Bảng cấp gió 260
Bảng 7. 7 Thông số kỹ thuật mẫu nhà điển hình 265
Bảng 7. 8 Khối lượng vật liệu chính cho nhà 267
Bảng 7. 9 Cấp phối vữa xây, trát 267
Bảng 7. 10 Cấp phối bê tông 268
Bảng 7. 11 Mực nước lớn nhất hồ chứa theo các kịch bản sự cố cửa van 286


16
CỤM TỪ VIẾT TẮT & CỤM TỪ DÙNG TRONG ĐỀ TÀI
I. Cụm từ viết tắt
ATHĐ Áp thấp nhiệt đới
BHCT Bệnh học công trình
BĐKH Biến đổi khí hậu
CSDL Cơ sở dữ liệu
ddT Nhãn hiệu chương trình quản lý dữ liệu khí tượng thủy văn
ĐTĐL Đề tài độc lập
Eurocode Hệ thống tiêu chuẩn châu Âu
HC Hành chính
KHCN Khoa học công nghệ

KNCT Khả năng chịu tải của công trình
KTTV Khí tượng thủy văn
MCA Phương pháp phân tích t
ổng hợp
QL1 Đường quốc lộ số 1
QMM P.pháp ma trận định hướng Quantified Matrix Method
QLDL-ĐTĐL 2009/01 Tên chương trình quản lý dữ liệu của đề tài
QMM-ĐTĐL 2009/01 Tên chương trình đánh giá trượt lở đất
TBTN Tai biến tự nhiên
TTVB Tỉnh thành ven biển
XTNĐ Xoáy thuận nhiệt đới
YT Y tế
II. Cụm từ dùng trong Đề tài
Miền Trung: giới hạn trong phạm vi nghiên cứu 14 tỉnh thành thuộc
Bắc Trung Bộ
và duyên hải miền Trung.
Công trình xây dựng: bao gồm giao thông, thủy lợi và nhà dân dụng.
Thiên tai: bao gồm bão, lũ và trượt lở đất.


17
Chương
MỞ ĐẦU
Các tỉnh thành ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận là
một dải đất hẹp kéo dài gần 10 vĩ độ, có tổng diện tích 9.571.710 ha. Dọc phía
Đông của 14 tỉnh thành ven biển miền Trung này là 1500 km bờ biển tây của
Biển Đông thuộc Tây Thái Bình Dương, nơi có ổ phát sinh bão lớn nhất hành
tinh, dọc phía Tây là dải Trường Sơn, vùng núi cao Lào và cao nguyên Trung
Bộ. Đây là một trong những vùng tập trung đông dân, có tiềm năng về đất đai
để phát tri

ển kinh tế nông lâm nghiệp, có bờ biển dài để phát triển kinh tế
biển, là vùng có cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thủy lợi được ưu tiên
phát triển, y tế, giáo dục…là nơi đạt mức độ trung bình của cả nước. Nhưng ở
đây, thiên tai trong đó thiên tai bão, lũ và trượt lở đất thường xuyên xảy ra
gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát
triển bền vững của vùng này.
Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp
kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn công trình xây dựng trong điều kiên thiên tai
bất thường miền Trung” mã số ĐTĐL 2009/01 là một trong những đề tài
nghiên cứu thuộc lĩnh vực phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.
1. Xuất xứ của đề tài
Đề tài độc lập cấp nhà n
ước mã số ĐTĐL 2009/01 là một trong những
đề tài trong “Danh mục đề tài độc lập cấp Nhà nước để tuyển chọn bắt đầu
thực hiện trong kế hoạch năm 2009” kèm theo QĐ số 691/QĐ-BKHCN ngày
14/4/2008. Thông qua tuyển chọn, trường Đại học Thủy lợi là đơn vị trúng
tuyển. Cơ sở pháp lý để trường Đại hoc Thủy lợi chủ trì thực hiện đề tài nay
là các vă
n bản sau :

18
- Quyết định số 1472 QĐ- BKHCN của bộ trưởng KH & CN kí ngày
16 tháng 7 năm 2008 về việc “ Phê duyệt tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài, dự
án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp nhà nước”, trường Đại học Thủy lợi là cơ
quan trúng tuyển và chủ trì đề tài và cá nhân trúng tuyển chủ nhiệm đề tài
GS.TS Nguyễn Văn Mạo.
- Quyết định số 1991/QĐ- BKHCN của của Bộ
trưởng Bộ KH & CN kí
ngày 16 tháng 7 năm 2008 về việc phê duyệt kinh phí các đề tài KH&CN độc

lập cấp Nhà nước thực hiện trong kế hoạch 2009.
- Hợp đồng “Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” số
01/2009/ HĐ-ĐTĐL kí ngày 08 tháng 03 năm 2009 giữa Bộ KH&CN và
trường Đại học Thủy lợi.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Ngoài nước
Thiên tai và phòng tránh thiên tai là một lĩnh vực khoa học được nhiều
quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Thông tin khoa học về lĩnh vực
này thường xuyên được CIDI (Center for International Disaster Information)
cập nhật và truyền tải trên Internet. Các hội nghị quốc tế thường kỳ về phòng
tránh thiên tai là nơi trao đổi kinh nghiệm, những thành tựu về dự báo thiên
tai, phòng tránh thiên tai và các giải pháp nhằm hạn chế tàn phá công trình
xây dựng, hạn chế thiệt hại về người và của khi có tai biế
n tự nhiên (TBTN).
Các loại thiên tai bất thường xảy ra là: bão, lũ, lũ quét, ngập úng, hạn
hán, sa mạc hóa, xâm nhập mặn, lốc, sạt lở đất, động đất và sóng thần. Thiên
tai bất thường tập trung nghiên cứu ở đề tài này là bão, lũ và trượt lở đất. Các
công trình nghiên cứu về lĩnh vực này có thể chia thành ba nhóm:
Nhóm thứ 1: Nghiên cứu về bão, lũ và trượt lở đất

19
Tới nay, trên thế giới đã có rất nhiều chương trình nghiên cứu đánh giá
các loại thiên tai do các hiện tượng thời tiết, thủy văn nguy hiểm gây ra ở từng
địa phương, từng khu vực, từng vùng. Các chương trình này đã đóng một vai
trò cơ bản trong việc nghiên cứu phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do các loại
thiên tai gây ra. Các nghiên cứu đã đưa ra những mô hình dự báo khí tượng
thủy văn đã cung cấ
p cơ sở số liệu thống kê giúp cho việc hiểu biết đầy đủ
hơn về các hiện tượng thời tiết, thủy văn nguy hiểm trên phạm vi toàn thế
giới

[33] [34] [35] [36] [37] [38]
.
Tuy nhiên, do các hiện tượng thời tiết, thủy văn nguy hiểm xảy ra trên
thế giới rất đa dạng, trong đó bão, lũ luôn xảy ra bất thường cả về thời gian
xuất hiện, cả về cường độ gây ra diễn biến rất phức tạp. Thêm vào đó những
sai lầm của con người trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên làm tăng mức độ
phức tạp và mứ
c độ nguy hiểm của bão, lũ
[1] [2] [3] [33]
.
Thế giới đã có nhiều bước tiến về khoa học công nghệ phòng tránh
thiên tai như: công nghệ sử dụng vệ tinh, viễn thám, ra đa nên đã đạt được
nhiều kết quả phòng tránh đáng kể
[17] [2] [33] [14]
.
Chương trình khảo sát hỗn hợp Việt Xô dọc bờ biển Việt Nam 1960-
1961, nghiên cứu các đặc trưng khí tượng-hải dương vùng ven biển từ cửa
Thuận An đến Kiên Giang 1960-1974 của Mỹ là những nghiên cứu mang tính
quốc tế ở khu vực duyên hải miền Trung. Chương trình nghiên cứu gần đây ở
khu vực duyên hải miền Trung là "Phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai ở
tỉnh Quảng Trị" củ
a Trung tâm Phòng tránh thiên tai Châu á ADPC (2007) và
một số khảo sát Việt-Xô dọc bờ biển Việt Nam 1960-1961. Song việc áp dụng
và triển khai ở Việt Nam, ngay cả đối với khu vực duyên hải miền Trung
cũng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, trong đó những số liệu điều tra
cơ bản dùng để nghiên cứu các giải pháp trong quy hoạch, thiết kế, gia cố các
công trình lại càng bị hạn chế hơn
[27] [28]
.


20
Tai biến trượt lở đất là một dạng tai biến có quy mô toàn cầu. Ở Hoa
Kỳ, thiệt hại do thiên tai trượt lở đất được xếp vào hạng thứ hai sau động đất,
trên cả lũ lụt. Hàng năm, tai biến trượt lở gây tác động phá hủy trên cả 50
bang, thiệt hại 3,5 tỷ USD, làm chết trung bình 25-50 người. Tại Italia, trong
thế kỷ 20, lũ và trượt lở đất đã làm chết và mất tích khoảng 10.000 người,
riêng 20 năm cuối của thế kỷ 20 đã có khoảng 300 người chết và mất tích. Tại
Trung Quốc, hàng năm có khoảng 1.000 vụ trượt lở, gây thiệt hại hàng tỷ
Nhân dân tệ, riêng năm 2002, trượt lở đã làm cho 853 người chết, 109 người
mất tích, 1797 người bị thương tích, thiệt hại về kinh tế đến 510 trệu USD.
Hàng năm, trên thế giới có hàng chục Hội nghị, Hội thảo về vấn
đề này, hàng
trăm công trình được công bố.
Trượt lở đất đá nhiều nơi trên thế giới đã được tổ chức nghiên cứu. Các
nghiên cứu đã có kết luận mưa lớn là một trong những tác động phổ biến gây
ra trượt lở. Đất, đá bị trượt lở và lũ bùn đá là những nguyên nhân chủ yếu gây
nên sự thiệt hại về người và của ở các khu vực này. Các nhà nghiên c
ứu đã
tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, các yếu tố gây tác hại của chúng, lập bản đồ
phân vùng, đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro
[41] [42] [43] [44] [45]
.
Nhóm thứ 2: Các giải pháp công trình
Ở các nước phát triển, tần suất đảm bảo cũng như độ tin cậy về an toàn
của công trình xây dựng được quy định tương đối cao. Tần suất đảm bảo
chống tràn của đê Hà Lan tới phần vạn. Mỹ và một số nước đưa tiêu chuẩn
phòng lũ cho công trình lên tới lũ cực hạn.
Trong những năm gần đây, các công trình xây dựng dân dụng, giao
thông, th
ủy lợi ở một số nước như Mỹ, Hà Lan, Bỉ, Nhật Bản, Trung Quốc …

đã được sử dụng nhiều công nghệ mới, vật liệu mới đã có hiệu quả cao khi
gặp TBTN. Trong thực tế tai biến thiên nhiên ở mức độ quá mạnh mẽ như bão
Katiana đổ bộ vào Mỹ … vẫn phải chịu những hậu quả do sự tàn phá của bão

21
một cách nặng nề. Hàng trăm vụ lở đất phá hủy hàng trăm công trình ở vùng
Micronesia do những trận mưa lớn cùng với cơn bão chantan (2002) cho thấy
khả năng của con người chống chọi với thiên nhiên luôn có giới hạn. Có thể
nói an toàn của công trình xây dựng luôn bị đe dọa bởi TTBT và loài người
vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ tàn phá của thiên tai
[18]
.
An toàn của các công trình xây dựng từ thập niên 80 của thế kỹ 20 trở
về trước được đánh giá qua các hệ số an toàn của các giá trị của hệ số này
được quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Các tải trọng
bất thường được xác định một cách rõ ràng để tổ hợp với các tải trọng khác
thành tổ hợp tải trọng đặc biệt. Như vây khi ứng x
ử trong thiết kế được thể
hiện như cách thể hiện với tải trọng bình thường chỉ có khác là hạn chế trong
điều kiện kinh tế nên mức đảm bảo thấp hơn (hệ số an toàn nhỏ hơn hệ số an
toàn ứng với các tổ hợp lực cơ bản). Trong các thiết kế công trình các biến tải
trọng và sức chịu tải được xem là các biến tiền
định. Cách tính toán thiết kế
này theo mô hình thiết kế truyền thống. Trong thực tế, các biến tải trọng và
sức chịu tải đa phần là biến ngẫu nhiên. Vì vậy đã có nhiều công trình được
thiết kế với tải trọng cực đoan khi làm việc chưa tới tải trọng này đã bị đỗ vỡ
không thể giải thích được nguyên nhân
[31]
.
Hiện nay trên thế giới đang chuyển đổi và thực hiện dần từng bước ở

những mức độ xác suất thống kê khác nhau để thực hiện thiết kế các công
trình xây dựng theo giải pháp ngẫu nhiên.
Mức độ xác suất thống kê trong các bài toán công trình xây dựng hiện
nay phổ biến là trong giới hạn lý thuyết độ tin cậy. Từ thập niên 90 của thế
kỹ 20 trở lại đây, nhiều n
ước trên thế giới đã định lượng an toàn công trình
trong các tiêu chuẩn kỹ thuật bằng độ tin cậy (β). Trung Quốc khống chế độ
tin cậy của một số kết cấu cụ thể bằng những giá trị cố định. Ví dụ độ tin cậy
của kết cấu bê tông cốt thép 3,6≤β≤4.2. Một số nước như Nga, Mỹ, Úc dùng

22
độ tin cậy β để điều chỉnh một số hệ số như hệ số vượt tải khi thiết kế. Các
nước Châu Âu đang thực hiện ISO 2394 về tính toán công trình theo độ tin
cậy
[50]
.
Nhóm thứ 3: Các văn kiện và công ước Quốc tế
Công ước khung của Lliên hiệp quốc về biến đổi khí hậu đã được thông
qua tại hội nghị thượng đỉnh ở Brazil tháng 6/1962. Việt Nam là một trong
155 quốc gia cam kết thực hiện công ước này.
Quan điểm tiến bộ của thế giới về phòng tránh thiên tai là mỗi nước cần
xây dựng “nền quốc gia” (national platform) giảm nhẹ thiên tai (Hội ngh
ị thế
giới giảm nhẹ thiên tai ở Kobe- Hyogo Nhật Bản năm 2005). Quy hoạch,
phát triển kinh tế ở mỗi nước cần dựa trên “nền quốc gia” này. Từ đó định ra
những vùng có TBTN ở mức độ khác nhau khi cần thiết phát triển ở vùng có
TBTN phải có giải pháp phòng tránh TBTN bảo vệ con người, công trình và
tài sản, Khung hành động ưu tiên của hội nghị Hyoho 2005 nêu rõ cần phải
đưa việc đánh giá thiệt h
ại do TBTN vào kế hoạch phát triển và quản lý, đặc

biệt đối với các khu vực miền núi và ven biển, đồng thời tổ chức dự báo, cảnh
báo, cứu hộ… khi có TBTN.
Đối với các nước phát triển ở Châu Âu, Mỹ, Canada… đã thành lập các
bản đồ sử dụng lãnh thổ phòng chống thiên tai cho xây dựng. Luật của Hà
Lan ghi rõ, người chủ đầu tư xây dựng phải xác định khu vực bị đe dọa bở
i
TBTN và chịu trách nhiệm về các giải pháp phòng chống
[50]
.
Trong nước
Do biến đổi khí hậu và sự yếu kém về quản lý môi trường tự nhiên,
trong một số năm gần đây, nước ta đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại về người
và của do thiên tai nhất là các tỉnh ven biển miền Trung. Các giải pháp thích
ứng với biến đổi khí hậu và phòng tránh giảm thiểu thiệt hại do thiên tai là

23
chủ đề của nhiều chương trình và nhiều đề tài nghiên cứu. Các chương trình
và đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này ở nước ta cũng có thể gộp vào thành từng
nhóm:
Nhóm thứ nhất: các đề tài nghiên cứu về các hiện tượng khí tượng,
thủy văn
Do có nhiều khó khăn trong khâu dữ liệu, nhất là trong những năm
chiến tranh, và do tính chất và diễn biến phức tạp của các loại hình thời tiết,
thủy văn nguy hiểm ở khu vực Trung Bộ, cho đến nay số công trình nghiên
cứu về các hiện tượng thời tiết, thủy văn nguy hiểm, nhất là các loại thiên tai
do chúng gây ra, còn quá ít. Tuy nhiên, gần đây đã có một số công trình
nghiên cứu của một số tác giả đã đạt được một số kết quả, tập trung về một số
hiện tượng: mưa lớn, bão và áp thấp nhiệt đới, hạ
n hán, lũ lớn, lũ quét , song
chưa đi sâu về khả năng và mức độ gây thiên tai của chúng. Một số hiện

tượng và yếu tố thời tiết, thủy văn nguy hiểm chưa được đề cập đến, như: về
khả năng và mức độ gây ra thiên tai của dông, lốc, tố, gió mùa Đông Bắc, gió
Tây khô nóng
[21] [22] [23] [24] [25] [26]
.
Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như
sau:
Phân loại các hình thế mưa lớn ở các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên
Huế của Nguyễn Ngọc Thục. Trong công trình này tác giả mới dừng ở kết quả
thống kê, phân loại các hình thế SYNOP gây mưa lớn, chưa đi sâu vào các
đặc trưng mưa lớn trong các hình thế, khả năng và mức độ gây ra các loại
hình thiên tai, đề có th
ể giúp cho công tác nghiên cứu phòng tránh
[21]
.
Đánh giá khả năng và mức độ hạn khí tượng, xây dựng mô hình dự báo
hạn khí tượng trong thời kỳ Xuân Hè và Hè Thu. Trong công trình này các tác
giả đã sử dụng chỉ tiêu để đánh giá khả năng hạn khí tượng và xây dựng mô

24
hình dự báo chúng. Song chưa đi sâu về nghiên cứu các đặc trưng hiện tượng
hạn hán từ các chỉ tiêu nêu ra. Đồng thời chưa đưa ra được bản đồ nguy cơ
hạn hán trong khu vực Trung Bộ
[22]
.
Sử dụng mô hình RAMS mô phỏng đợt mưa lớn ở Miền Trung của các
tác giả Trần Tân Tiến, Nguyễn Minh Trường, Công Thanh, Kiều Quốc
Chánh. Trong công trình này các tác giả đã có định hướng sử dụng mô hình
số trị để mô phỏng mưa lớn ở Trung Bộ, nhằm phục vụ cảnh báo phòng tránh
thiên tai. Song sai số còn nhiều, còn xa với tình hình mưa thực tế. Muốn sử

dụng được, các tác giả còn phải đi sâu nghiên c
ứu các đặc trưng sai số giữa
mô phỏng với giá trị thực tế, mới có thể đánh giá được khả năng xảy ra thiên
tai của chúng
[22] [3]
.
Nhóm thứ hai: các nghiên cứu về bảo vệ môi trường, phòng tránh
thiên tai và an toàn công trình
Chương trình cấp nhà nước mã số KC.08 là chương trình Khoa học
Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên
tai giai đoạn 2001-2005. Theo báo cáo tổng kết của chương trình KC.08,
trong số 32 đề tài, chương trình có 12 đề tài nghiên cứu về thiên tai ở nhiều
vùng trong cả nước. Đáng chú ý nhất là đề tài KC.08.01 nghiên cứu xây dựng
bản đồ phân vùng tai biến môi trườ
ng tự nhiên lãnh thổ Việt Nam
[39]
.
Đề tài KC.08.01.BS “Nghiên cứu đánh giá trượt lở, lũ quét, bùn đá ở
một số vùng nguy hiểm ở miền núi Bắc bộ kiến nghị các giải pháp phòng
tránh giảm nhẹ thiệt hại thiên tai”. Tuy các đề tài này chưa đề cập một cách
chi tiết cho vùng duyên hải miền Trung nhưng kết quả của đề tài KC.08.01 và
KC.08.01.BS là những tham khảo rất thiết thực về mặt phương pháp luận cho
các nghiên cứu tương tự
ở khu vực miền Trung
[23] [25]
.

25
Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ bảo đảm an toàn
hồ chứa thủy lợi vừa và lớn ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam”,

trong đó khái quát được hiện trạng và các giải pháp an toàn cho hồ đập ở
miền Trung là những kết quả nghiên cứu mà đề tài có thể chọn lọc để nghiên
cứu phát triển
[18]
.
Đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu đề xuất giải pháp ổn định các
cửa sông ven biển miền Trung” và đề tài KC.08.15/06-10 “Nghiên cứu cơ sở
khoa học và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo đảm sự ổn định và
độ bền của đê biển hiện có trong trường hợp sóng, triều cường tràn qua”.
Chương trình “Nghiên cứu nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh
đến Quảng Nam”
và đề tài “Nghiên cứu, đề xuất mặt cắt ngang đê biển hợp lý và phù hợp với
điều kiện từng vùng từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa – Vũng Tàu” đang được thực
hiện cũng sẽ có nhiều nội dung liên quan để phối hợp.
Kết quả nghiên cứu và thực hiện của các đề tài, dự án khoa học, dự án
xây dựng như “Dự án khoa họ
c song phương Việt- Bỉ Antiero”, các dự án xây
dựng về lĩnh vực bảo vệ bờ sông bờ biển, bảo vệ công trình thủy lợi, giao
thông, gia cố nhà cửa…. ở khu vực miền Trung là những bài học kinh nghiệm
để đề tài nghiên cứu đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm phòng tránh và
giảm nhẹ thiên tai cho công trình xây dựng ở khu vực này theo mục tiêu của
đề tài
[31]
.
Tại Việt Nam, vấn đề trượt lở đất đã được nghiên cứu từ những năm 60
của thế kỷ trước. Cho đến nay, các vấn đề được quan tâm nghiên cứu nhiều
là: trượt lở các bờ dốc ở các mỏ khai thác khoáng sản, trượt lở các đường giao
thông, trượt lở bờ sông, bờ biển, bờ hồ, trượt lở đê, đập Đặc biệt, vào mùa
mưa lũ
, lượng mưa lớn ở vùng núi đã tạo nên lở đất và lũ bùn đá ở nhiều nơi,

điển hình là Sơn La, Lai Châu, Lao Cai, Điện Biên, một số nơi thuộc các tỉnh
miền Trung như: Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,

×