Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Liên minh châu âu EU trong nền kinh tế thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.43 KB, 55 trang )

Lời mở đầu
Tính tất yếu của đề tài
EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU có 2/5 nước
thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20
nước trong nhóm G20.
EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2013 đạt trên 13 nghìn tỷ Euro, thu nhập bình
quân đầu người là 25700 Euro/người.
EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó
khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trị là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53
tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang phát triển trong năm 2011, chiếm
hơn 60% tổng viện trợ của thế giới.
EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương
mại hai chiều tăng trung bình 15-20% năm, Về đầu tư, hầu hết các nước thành viên và các tập
đoàn lớn của EU đã đầu tư vào Việt Nam.
Vì thế, việc nghiên cứu liên minh châu Âu (EU) sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam hiểu một cách sâu
sắc nhất về thể chế và nguyên tắc hoạt động của liên minh này từ có cơ hội tăng cường hợp tác,
khai tác hiệu quả thế mạnh của cả 2 bên.

Mục đích ngiên cứu




Làm rõ q trình hình thành và phát triển của liên minh châu Âu, tìm hiểu các dốc mốc
quan trọng, các thể chế, nguyên tắc hoạt động của EU.
Tìm hiểu vị thế, tác động của Liên minh châu Âu (EU) và đồng tiền chung Euro đối với các
nước thành viên và trong nền kinh tế thế giới.
Quan hệ hợp tác của EU với Việt Nam hiện nay và định hướng và một số giải pháp thúc
đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế Việt Nam – EU trong thời gian tới.

Đối tượng và phạm vi ngiên cứu


Liên minh châu Âu qua các giai đoạn phát triển cùng các hoạt động sự hình thành trật tự kinh tế
thế giới, hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI), thị trường
tài chính - tiền tệ thế giới, quan hệ hợp tác Việt Nam – EU và những triển vọng trong tương lai.

Phương pháp ngiên cứu
Trên cơ sở những số liệu, bảng biểu thu thập được nhóm chúng tơi đã sử dụng phương pháp
phân tích thực chứng để phân tích về các hoạt động thương mại trong và ngồi khối, hoạt động
đầu tư FDI, tài chính tiền tệ và các chính sách mà liên minh châu Âu đang thực hiện cũng như
các chính sách phát triển trong tương lai. Định hướng và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp
tác về kinh tế Việt Nam – EU trong thời gian tới.
1


Kết cấu đề tài

2


Phần 1: Liên minh châu Âu (EU)
1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Các dấu mốc chính trong q trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU):






















Năm 1950: Tuyên bố Schuman đề xuất thành lập Cộng đồng than thép Châu Âu.
Năm 1951: Hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng Than Thép Châu Âu(ECSC), tổ chức tiền
thân của EU, với 6 thành viên sáng lập là Pháp, Đức (Tây Đức), I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúcxăm-bua.
Năm 1957: Hiệp ước Rô-ma thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tửChâu Âu
(Euratom) và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC). EEC hướng tới thiết lập thị trường
chung, liên minh thuế quan (hoàn thành năm 1968) với sự di chuyển tự do của vốn và
lao động.
Năm 1967: Hiệp ước Hợp nhất 3 cộng đồng nói trên (ECSC, Euratom và EEC), gọi chung là
Cộng đồng Châu Âu (European Communities – EC).
Năm 1973 : Kết nạp Đan Mạch, Ai-len và Anh.
Năm1981 : Kết nạp Hy Lạp.
Năm 1986 : Kết nạp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Năm 1987 : Đạo luật Thị trường Thống nhất châu Âu (Single European Act) sửa đổi Hiệp
ước Rơ-ma (1957) nhằm hịan thiện việc thiết lập thị trường chung châu Âu.
Năm 1992: Hiệp ước Maastricht (còn gọi là Hiệp ước thành lập Liên minh Châu Âu),
đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa Châu Âu.
Năm 1995: Hiệp ước Schengen (về tự do di chuyển) có hiệu lực.

Năm 1995 : Kết nạp Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển.
Năm 1997: Hiệp ước Amsterdam sửa đổi và bổ sung Hiệp ước Maastricht, chuẩn bị cho
việc mở rộng EU về phía Đơng.
Năm 2001: Hiệp ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để tiếp nhận các thành
viên mới, đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện Châu Âu.
Năm 2002: Đồng Euro chính thức được lưu hành tại 12 nước thành viên EU.
Năm 2004 : Kết nạp thêm 10 thành viên mới là Síp, Séc, Xlơ-ve-ni-a, Hung-ga-ry, Lát-via,
Li-thu-nia, Man-ta, Ba Lan, Xlô-va-ki-a và Estonia.
Năm 2007 : Kết nạp Bungari và Rumani.
Năm 2009: Hiệp ước Lisbon, tên gọi đầy đủ là Hiệp ước sửa đổi Hiệp ước Liên minh
Châu Âu và Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu.
Năm 2013: Kết nạp Croatia.

1.1.1. Cộng đồng Than – Thép châu Âu (ECSC)
Cộng đồng Than Thép châu Âu là một tổ chức hợp tác kinh tế giữa các nước được thành lập
năm 1952 theo Hiệp ước Paris 1951 nhằm phối hợp quản lý giá cả, sản xuất và điều kiện lao
động liên quan đến các tài nguyên than và thép là những đầu vào thiết yếu cho sản xuất quân
nhu - những yếu tố góp phần gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới.
Quá trình hình thành:
3


Thực chất ECSC được thành lập là một kế hoạch được phát triển bởi kinh tế gia Pháp Jean
Monnet và được công bố bởi ngoại trưởng Pháp Robert Schuman từ năm 1950.
Cộng đồng than thép châu Âu – ECSC (giai đoạn mầm mống): Hiệp định Paris được ký ngày 184-1951 và chính thức có hiệu lực từ 23-7-1952 tới năm 2002 với mục đích chung là sản xuất và
tiêu thụ than thép sau chiến tranh. Cộng đồng than thép châu Âu ra đời với sự tham gia của 6
nước Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, giới thiệu một thị trường than và thép chung
tự do, với giá cả thị trường được ấn định tự do, và khơng có thuế xuất nhập khẩu và trợ giá. Tuy
nhiên, một thời kỳ chuyển tiếp cho phép các nền kinh tế khác đạt đến tình trạng như vậy trong
khoảng hơn một năm.

Quá trình phát triển:
Nhờ vào việc hình thành thị trường gang thép châu Âu, miễn giảm thuế quan giữa các nước
thành viên trong cộng đồng gang thép đã hình thành nên thị trường mậu dịch tự do giữa 6
nước. 6 nướcnày có các thủ tục di chuyển gang thép đơn giản, được miễn thuế quan với loại
hàng hố này. Việc hình thành thị trường mậu dịch tự do làm các nước này buôn bán trao đổi
qua lại trở nên dễ dàng => Xuất hiện mầm mống hình thành 1 thị trường chung Châu Âu. Có thể
nói Cộng đồng Than Thép châu Âu phục vụ như một nền tảng cho sự thiết lập Cộng đồng Kinh
tế châu Âu sau này.
Cộng đồng này có thời hạn kéo dài 50 năm và ngưng tồn tại vào ngày 23 tháng 7 năm 2002.
Không phải tất cả các hoạt động của Cộng đồng Than Thép châu Âu ngưng lại sau tháng 7 năm
2002. Quỹ Nghiên cứu về Than và Thép (Research Fund for Coal and Steel) tiếp tục tồn tại vì quỹ
của nó được trích ra từ công nghiệp và không thể giao lại cho các quốc gia thành viên. Quỹ
Nghiên cứu về Than và Thép được tài trợ bởi số vốn đầu tư là €1.6 tỉ, mà ban đầu được đánh
thuế vào các công nghiệp than và thép châu Âu để tài trợ đào tạo, nghiên cứu và cải tổ. Việc
đầu tư này cung ứng quỹ định kỳ khoảng €55-60 triệu một năm. Quỹ Nghiên cứu về Than và
Thép và cách phân phát nó được điều hành bởi Đơn vị 5 thuộc Ban Giám đốc thuộc Trung tâm
Nghiên cứu DG. Sự triển khai Quỹ Nghiên cứu về Than và Thép được Ủy ban Than và Thép (Coal
& Steel Committee) trông coi và thành viên của Ủy ban là các đại diện quốc gia. Theo quyết định
của Hội đồng thì quỹ định kỳ được phân chia theo tỉ lệ 27.2% cho nghiên cứu về than và 72.8%
cho thép.
1.1.2. Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng Kinh tế châu Âu
(EEC)
Ngày 25/3/1957, Hiệp ước Rome thành lập Cộng đồng Năng lượng châu Âu và Cộng đồng Kinh
tế châu Âu được ký kết giữa 6 nước thành viên ECSC
Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM): là một tổ chức quốc tế bán độc lập,
nhưng hoàn toàn do Cộng đồng châu Âu là Ba trụ cột của Liên minh châu Âu kiểm soát nhằm
thống nhất việc quản lý năng lượng nguyên tử của các nước thành viên.
Các mục tiêu của EURATOM là thiết lập một thị trường đặc biệt cho năng lượng hạt nhân và
phân phối năng lượng này thông qua Cộng đồng, đồng thời phát triển và bán năng lượng hạt
4



nhân thặng dư cho các nước ngoài Cộng đồng. Dự án chính hiện nay của cơ quan này là tham
gia vào Lò phản ứng thực nghiệm Nhiệt hạch quốc tế (International Thermonuclear
Experimental Reactor, (ITER)) được tài trợ dưới phần hạt nhân của "Chưong trình khung thứ 7"
(FP7). Euratom cũng đưa ra một cơ chế vay tiền để tài trợ các dự án năng lượng hạt nhân trong
Liên minh châu Âu.
Trong nội quy, điều 37 của Hiệp ước thành lập EURATOM, thể hiện việc ban hành pháp luật tiên
phong liên quan tới các nghĩa vụ bó buộc mọi nước trong Cộng đồng phải tơn trọng tình trạng
mơi trường và bảo vệ con người.
Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC): thành lập năm 1957 với mục tiêu hội nhập kinh tế (gồm một
thị trường chung) giữa các nước Bỉ, Pháp, Tây Đức, Ý, Luxembourg và Hà Lan:
Thành lập một thị trường chung thống nhất giữa các quốc gia thành viên. Trong đó, hàng hóa,
dịch vụ, vốn và nguồn nhân lực được dịch chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên. Thị
trường tự do hoạt động trên nguyên tắc cạnh tranh, cấm các nước sử dụng các biện pháp hạn
chế và trợ cấp.
1.1.3. Cộng đồng châu Âu (EC)
Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu (EC) được ký ngày 8/4/1965.
Hợp nhất 3 cộng đồng ECSC, EURATOM, EEC được đánh dấu bằng hiệp ước Hợp nhất 3 cộng
đồng và gọi chung là các cộng đồng Châu Âu (EC) và kết nạp thêm 6 nước thành viên (Anh, Đan
Mạch, Ailen, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha) tạo nên một thị trường chung rộng lớn, liên
minh được mở rộng về quy mô và từng bước liên kết chặt chẽ hơn giữa các nền kinh tế trong
khu vực.
Năm 1987 Đạo luật Thị trường Thống nhất châu Âu (Single European Act) sửa đổi Hiệp ước
Rome (1957) nhằm hoàn thiện việc thiết lập thị trường chung châu Âu. Giai đoạn này EC thể
hiện mức độ nhất thể hoá nền kinh tế cao giữa các nước thành viên, thành lập một thị trường
thống nhất, trong đó ngồi việc hàng hoá, lao động và vốn đầu tư được tự do di chuyển, hàng
rào thuế quan được gỡ bỏ thì hệ thống thuế quan và chính sách thương mại chung cũng được
thành lập, một số chính sách đối với các lĩnh vực kinh tế khác cũng được thống nhất nhằm tăng
cường sức cạnh tranh đối với các khối kinh tế bên ngoài nhằm tiến tới một liên minh chặt chẽ

về chính trị.
1.1.4. Liên minh châu Âu (EU)
1.1.4.1. Q trình phát triển, hoàn thiện thể chế của Liên minh châu Âu (EU)
Ngày 7/2/1992, Hiệp ước Maatricht thành lập Liên minh châu Âu được ký kết tại Hà Lan, với sự
nhất trì hồn tồn của ngun thủ 12 quốc gia thành viên EC khi đó nhằm thành lập một “khơng
gian châu Âu” thống nhất về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phịng và các chính sách về xã hội.
Như vậy, EU đã đi đến một mục tiêu toàn diện hơn là: duy trì, bảo vệ hịa bình và thịnh vượng;
thiết lập nền tàng phát triển, tiến tới hợp nhất về kinh tế vì lợi ích chung của các dân tộc châu
Âu thông qua việc tạo ra một khu vực kinh tế rộng lớn, một khu vực thị trường tự do, thống
5


nhất, tạo điều kiện cho việc thống nhất về chính trị và hài hòa về xã hội trong liên minh. Với mục
tiêu như vậy, EU đã thực sự bước vào một thời kỳ mới, tồn tại như một thực thể thống nhất,
hay đúng hơn là đóng vai trị như một “Đại quốc gia”, một “Ngôi nhà chung châu Âu”.
Liên minh Châu Âu là một thể chế đa phương, hội đủ các yếu tố để trở thành nhà nước liên
bang rộng lớn. Liên minh chính trị - xã hội Châu Âu có sức mạnh liên kết lớn, có tầm ảnh hưởng
chi phối đến khơng chỉ trong Liên minh mà cịn các chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới.
Hiệp ước Amsterdam được ký ngày 2/10/1997 bởi nguyên thủ 15 nước thành viên nhằm cố
gắng đưa EU trở thành một liên minh kinh tế - tiền tệ.
Hiệp ước Nice (7-11/12/2000) được tập trung vào các vấn đề cải cách thể chế đề đón nhận các
thành viên mới bao gồm:





Cải cách thể chế: đổi mới thành phân Ủy ban châu Âu (Uỷ ban châu Âu sẽ có khơng q
27 uỷ viên, trong đó mỗi nước sẽ có một uỷ viên, được chỉ định theo nguyên tắc luân
phiên, Chủ tịch uỷ ban sẽ được trao thêm một số thẩm quyền mới, đặc biệt trong lĩnh

vực ngoại thương và việc lựa chọn chủ tịch EC sẽ được quyết định theo nguyên tắc đa số
đủ thẩm quyền; phân định số phiếu bầu trong Hội đồng Bộ trưởng, Pháp, Đức, Anh, Italy
có cùng số phiếu bầu là 29, Tây Ban Nha có phiếu bầu là 27 phiếu, Hà Lan có phiếu bầu là
13 phiếu, Bỉ có phiếu bầu là 12 phiếu, và các nước còn lại sẽ có từ 3 đến 7 phiếu. Q
trình chính trị hóa diễn ra mạnh mẽ, kết hợp các phương tiện quân sự, kinh tế nhằm đạt
được các mục tiêu chính trị. Trong nội khối diễn ra quá trình hợp nhất và thống nhất các
đường biên giới quốc gia nhằm tăng cường quyền lực và quản lý chung. Còn đối với bên
ngoài, EU đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực bằng các hiệp định song phương
và đa phương.
Tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu. Số ghế nhiều nhất là 99 (tăng 12 so với số cũ).
Pháp, Anh, Italy chỉ còn 74 (giảm 13 so với số cũ), tổng số nghị sĩ tương lai sẽ là 732.
Chính sách an ninh quốc phòng: EU thành lập lực lượng phản ứng nhanh (RRF) từ năm
2003, gồm 60.000 quân với 100 tàu chiến và 400 máy bay trong 60 ngày. RRF sẽ có cơ
cấu điều hành thường trực gồm ủy ban quân sự và bộ tham mưu đặt dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của EU.

Như vậy, từ ECSC đến EU hiện nay là cả một quá trình phát triển phức tạp với các hình thức liên
kết quốc tế được phát triển chặt chẽ, toàn diện và hoàn toàn mới.
1.1.4.2. Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Liên minh châu Âu (EU)
Liên minh châu Âu có 7 thể chế chính trị chính đó là:


Nghị viện Châu Âu

Là cơ quan lập pháp của EU, bao gồm 626 nghị sĩ của các nước thành viên và được chia ra thành
18 uỷ ban. Nghị viện châu Âu có chức năng thơng qua ngân sách, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các chính sách của EU, cùng hội đồng châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực. Nghị viện
cũng có quyền bãi miễn uỷ viên Uỷ viên ban châu Âu.
6





Hội đồng bộ trưởng

Bao gồm Bộ trưởng các nước thành viên. Đây là cơ quan lập pháp tối cao của EU, chịu trách
nhiệm quyết định các chính sách lớn của Liên minh, đưa ra các quy chế, chỉ thị mang tính bắt
buộc đối với các thành viên, đồng thời cũng chịu trách nhiệm về hợp tác liên minh chính phủ.
Thẩm quyền xem xét và sửa đổi hệ thống luật pháp của Liên minh châu Âu - quyền lập pháp thuộc về Nghị viện châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng.


Ủy ban châu Âu

Là cơ quan hành pháp của EU, gồm 20 uỷ viên được uỷ nhiệm trên cơ sở sự thoả thuận của các
nước thành viên và phải được Quốc hội châu Âu tán thành. Uỷ ban châu Âu đề xuất lên Hội
đồng Bộ trưởng các biện pháp phát triển chính sách chung và theo dõi việc tơn trọng các hiệp
ước.


Hội đồng châu Âu

Bao gồm những người đứng đầu nhà những nước, chính phủ các nước thành viên và chủ tịch
Uỷ ban châu Âu. Hội đồng châu Âu có nhiệm vụ xác định những định hướng lớn của EU và đóng
vai trị như mọi diễn đàn chính trị.
Quyền hành pháp được giao cho Ủy ban châu Âu và một bộ phẩn nhỏ thuộc về Hội đồng châu
Âu.


Ngân hàng Trung ương Châu Âu


Ban điều hành của ECB gồm 6 người hoạch định các chiến lược cho chính sách của ngân hàng.
Họ được chỉ định bằng quyết định đồng thuận của các thành viên khu vực đồng Euro. Như một
mặc định không thành văn, bốn thành viên của ban điều hành phải là các đại điện của ngân
hàng trung ương Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha.
Chính sách tiền tệ của khu vực đồng tiền chung châu Âu được quyết định bởi Ngân hàng Trung
ương Châu Âu.


Tịa án Cơng lý Liên minh châu Âu

Đặt trụ sơ tại Luxembourg, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sự do các chính phủ thoả thuận bổ
nhiệm. Tồ án có vai trị độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của uỷ ban
châu Âu, văn phịng chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU.
Việc giải thích và áp dụng luật của Liên minh châu Âu và các điều ước quốc tế có liên quan quyền tư pháp - được thực thi bởi Tòa án Cơng lý Liên minh châu Âu.


Tịa án Kiểm tốn châu Âu

7


Có chức năng kiểm tra các khoản tài chính của EU để đảm bảo tính hợp pháp của các khoản thu
chi, đồng thời phối hợp với các cơ quan thể chế khác của EU để thực hiện các hoạt động có liên
quan đến tài chính của mình.
Ngồi ra cịn có một số cơ quan nhỏ khác phụ trách tư vấn cho Liên minh châu Âu hoặc hoạt
động riêng biệt trong các lĩnh vực đặc thù:





Uỷ ban kinh tế và xã hội: là cơ quan đại diện cho lợi ích của các nhóm người trong xã hội,
có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ cho Hội động Bộ trưởng và Uỷ ban châu Âu.
Uỷ ban về khu vực: có chức năng tư vấn cho các cơ quan thể chế của EU về các vấn đề
liên quan tới lợi ích của các đơn vị địa phương và khu vực.
Ngân hàng Đầu tư châu Âu: đảm bảo trách những hiệm cấp phát tín dụng cho các tổ
chức nhà nước, các doanh nghiệp của các nước thành viên trên cơ sở nguồn vốn của các
nước thành viên đóng góp hoặc vốn vay quốc tế.

1.1.5. Liên minh tiền tệ châu Âu (EMU) – Khu vực sử dụng đồng tiền chung EURO
1.1.5.1. Các quốc gia tham gia EMU
Các nước tham gia vào Liên minh tiền tệ châu Âu trong đợt đầu phải đảm bảo các điều kiện sau:






Bội chi ngân sách phải thấp hơn 3% GDP
Nợ cơng không vượt quá 60% GDP
Mức độ ổn định tỷ giá: có ít nhất 2 năm tn thủ chế độ tỷ giá và mức biến động tỷ giá
do hệ thống tiền tệ châu Âu quy định.
Lạm phát không vượt quá 1,5% so với trung bình của 3 nước có mức thấp nhất.
Lãi suất dài hạn không vượt quá 2% mức trung bình của 3 nước thấp nhất.

Ngày 09/05/1998 Nghị viện châu Âu phê chuẩn 11 nước đủ tiêu chuẩn và sẽ tham gia EURO lần
đầu là Đức, Pháp, Ailen, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Ý, Lucxambua và Phần Lan.
Đến nay, Liên minh tiền tệ châu Âu đã có 18 thành viên chính thức: ngồi 11 nước thành viên
ban đầu, EMU đã kết nạp thêm Cộng hịa Síp, Estonia, Hy Lạp, Latvia, Malta, Slovakia, Slovenia.
1.1.5.2. Giới thiệu khái quát về NHTW châu Âu (ECB)
Ngân hàng Trung ương Châu Âu là Ngân hàng trung ương đối với đồng Euro và điều hành chính

sách tiền tệ của Khu vực đồng Euro. Tổ chức của ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) theo mơ
hình của ngân hàng trung ương Đức(Bundesbank) và Landesbank (Đức). Điều hành ngân hàng là
ban giám đốc, đứng đầu là Chủ tịch và hội đồng các thống đốc bao gồm thành viên của ban
giám đốc và đại diện các ngân hàng trung ương trong thuộc hệ thống các ngân hàng trung ương
Châu Âu (ESCB).
Bộ máy điều hành thống nhất tiền tệ là Ngân hàng trung ương châu Âu, ECB có trách nhiệm
hoạch định chính sách tiền tệ thống nhất châu Âu.

8


Theo hiệp ước Maastrich và các văn bản có giá trị pháp lý khác của EU, chính thức khẳng định
ECB hồn tồn chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ chung toàn khối EURO - 11 từ ngày
1/1/1999.
Ngân hàng Trung ương châu Âu chính thức được ra đời từ ngày 1/7/1998 nhưng chịu trách
nhiệm hoạch định chính sách tiền tệ thống nhất bắt đầu từ ngày 1/1/1999. Trụ sở của ECB đặt
tại Fracfart. Cơ cấu ECB gồm có hội đồng thống đốc dưới hội đồng thống đốc có ban giám đốc,
trong ban giám đốc có 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 4 thành viên.
EBC có vị trí độc lập với các nước thành viên và Uỷ ban châu Âu trong việc hoạch định chính
sách tiền tệ thống nhất. Điều này vừa ngăn ngừa hữu hiệu việc lạm dụng tiền tệ để tài trợ cho
các mục tiêu quân sự, chính trị, nguồn gốc của lạm phát, bất ổn tiền tệ vừa đảm bảo cho đồng
EURO mạnh và ổn định. Tính chất khơng thể bãi miễn chức thống đốc ECB, nhiệm kỳ 8 năm để
đảm bảo tính độc lập thực sự của ECB trong việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ trong
tồn khối.
Mục tiêu của chính sách tiền tệ thống nhất được xác định rõ ràng là ổn định giá cả. Qua ổn định
giá cả góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp... Việc công
khai mục tiêu ổn định giá cả như là mục tiêu duy nhất của chính sách tiền tệ châu Âu không phụ
thuộc vào bất kỳ sự can thiệp nào, trong bất kỳ trường hợp nào đã khẳng định tính độc lập của
ECB.
Về mặt nghiệp vụ, ECB phải xác định các mục tiêu trung gian mang tính kỹ thuật như: khối lượng

tiền phát hành, tỷ giá, lãi suất... các mục tiêu trung gian hoàn toàn do ECB độc lập xác định.
1.1.5.3. Cơ chế và công cụ vận hành chính sách tiền tệ châu Âu
ECB điều hành chính sách tiền tệ chung thông qua hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu
(ESCB)
Hội đồng thống đốc có trách nhiệm xây dựng chính sách tiền tệ thống nhất. Ban giám đốc điều
hành của ECB được trao quyền thực thi chính sách tiền tệ theo các quy định và các hướng dẫn
được vạch ra bởi hội đồng thống đốc. Trong một phạm vi nhất định, nhằm tăng cường hiệu quả
ECB có thể sử dụng các NCB (Ngân hàng trung ương quốc gia thành viên) để thực hiện các giao
dịch.

9


Có thể tóm tắt cơ chế vận hành của Hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu như sau:
Ngân hàng Trung ương châu Âu

Hội đồng thống đốc
Xây dựng chính sách tiền tệ chung

Ban giám đốc điều hành
Thực thi chính sách tiền tệ

Hội đồng hỗn hợp
Tư vấn cho ECB
Thu thập thông tin thống kê

Các thống đốc của 18 quốc gia thành viên

Các NHTW quốc gia thành viên


1.1.5.4. Các quy định cơ bản
Các công cụ chủ yếu ECB sử dụng để đạt được mục tiêu là nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt
buộc, nghiệp vụ cho vay bù đắp thâm hụt thường xun.
Bên cạnh đó, các nhà hoạch đinh chính sách tiền tệ châu Âu đã thiết kế khá đầy đủ các cơ chế,
quy định để thực thi chính sách tiền tệ chung thống nhất và đưa EMU vận hành như cơ chế đổi
tiền, cơ chế thanh toán, cơ chế tỷ giá với các nước trong EU chưa tham gia EMU, cơ chế giám
sát tài chính cơng và ngân sách lành mạnh, cơ chế báo động khi một nước có sự vi phạm các
tiêu thức hội nhập đã cam kết, cơ chế phạt khi có sự vi phạm kỷ luật ngân sách hoặc luật tài
chính... Sau đây sẽ xem xét một số quy định cơ bản.


Tỷ giá chuyển đổi

Tỷ giá chính thức của các đồng tiền của các nước thành viên được xác định theo cơ chế tỷ giá cũ
(ERM I) được công bố vào tháng 5/1998 được sử dụng như tỷ giá chuyển đổi song phương cho
các nước thành viên tham gia từ ngày 1-1-1999.

10


Tuần lễ chuyển đổi: kéo dài 3 ngày rưỡi tính từ đầu giờ chiều ngày 31-12-1998, sau khi tỷ giá
chuyển đổi chính tức EURO/ECU và EURO/NCU được thơng báo. Đến trước thời gian mở cửa
của các thị trường tài chính ngày làm việc đầu tiên trong năm 4-1-1999. Một "Uỷ ban tuần lễ
chuyển đổi" được thành lập "nhằm kiểm soát các khâu chuẩn bị cuối cùng cho việc xuất hiện
đồng EURO". Các đối tượng sử dụng đồng EURO ngay trong tuần lễ chuyển đổi là: các công ty
được niêm yết trên thị trường chứng khoán, thị trường liên ngân hàng, mọi hoạt động của ngân
hàng trung ương châu Âu về các chính sách tiền tệ và giao dịch ngoại hối được sử dụng đồng
EURO.



Ngun tắc làm trịn số trong q trình chuyển đổi

Tỷ giá chuyển đổi có 5 chữ số thập phân. Số tiền phải trả tính trên cơ sở tỷ lệ chuyển đổi sẽ
được làm tròn tới hai chữ số thập phân theo nguyên tắc 5 thêm, 4 bỏ. Nguyên tắc này được áp
dụng trong các giao dịch chuyển đổi tiền mặt, các giao dịch mua bán, các giao dịch chứng khốn
và các khoản nợ.
Tuy nhiên có một số quốc gia vẫn sử dụng nguyên tắc làm tròn như đối với nước mình là Đức,
áo, Hà Lan.


Ngun tắc khơng – không

Việc sử dụng đồng EURO trong giai đoạn quá độ theo nguyên tắc không bắt buộc, không ngăn
cấm đối với cả các nước trong và ngoài khối trong việc sử dụng đồng EURO. Có nghĩa là khơng
có sự hạn chế nào trong việc sử dụng đồng tiền mới. Theo nguyên tắc này ngụ ý rằng các bên
tham gia hợp đồng khơng có quyền bắt buộc đối tác sử dụng đồng EURO nếu khơng có một
thoả thuận vào đồng ý của bên đối tác. Đối với các hợp đồng đang tồn tại, đơn vị tính tốn vẫn
là đồng tiền quốc gia và được duy trì cho đến 1-1-2002, trừ khi các bên có sự nhất trí sử dụng
đồng EURO hoặc các trường hợp ngoại lệ khác. Đối với các hợp đồng được ký kết trong giai
đoạn quá độ, việc sử dụng đồng tiền nào trong thanh toán, tuỳ vào thoả thuận của hai bên tại
thời điểm ký kết hợp đồng. Tuy nhiên có một số ngoại lệ là các ngân hàng phải chấp nhận thanh
toán các đồng tiền được đề nghị thanh tốn. Nhà nước có thể quy định tồn bộ số dư nợ hiện
hành của mình mà khơng cần có sự nhất trí của người cho vay và tương tự với các trường hợp
vay khác, ngoài ra nhà nước cịn có thể thay thế đơn vị tính tốn trên thị trường tài chính của
mình.


Cơ chế tỷ giá mới (EMR II)

Hội đồng châu Âu tại Amsterdam tháng 6-1997 đã thông qua quyết định hình thành cơ chế tỷ

giá mới thay thế cho hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS) hiện hành. Trên cơ sở đó viện tiền tệ châu
Âu (EMI) đã chuẩn bị một thoả ước về cơ chế tỷ giá mới giữa các nước thành viên khu vực đồng
EURO và các nước thành viên ngồi khu vực có nội dung như sau:
Việc tham gia vào EMR II là tự nguyện đối với tất cả các nước thành viên không thuộc khu vực
đồng EURO. Tuy nhiên quy định đối với tất cả các ngân hàng của các nước thành viên.
11


Dù nước đó có tham gia vào EMR II hay khơng miễn là thành viên của EU thì các ngân hàng này
đều phải:
-

Báo cáo thường xuyên các hoạt động can thiệp hối đối và các hoạt động hối đối
khác.
Cần có sự chấp nhận của ngân hàng trung ương ECB và các ngân hàng nhà nước của
các quốc gia thành viên không tham gia khác về các hoạt động can thiệp hoặc các
giao dịch lớn bằng các đồng tiền quốc gia vượt quá mức độ giới hạn đã được thoả
thuận và có thể ảnh hưởng tới hoạt động thị trường hối đối.

Tỷ giá chính thức giữa các đồng tiền quốc gia (NCU) trong cơ chế EMR II với đồng EURO được
ECB xác định với biên độ giao động cho phép là ±1,5% (tuy nhiên biên độ này có thể thu hẹp
trong quá trình hội tụ kinh tế để tham gia vào khu vực đồng tiền chung của 4 nước thành viên
còn lại trong quan hệ tỷ giá đồng EURO được gọi là đồng yết giá. Với năm chữ số thập phân có
giá trị.
Để đảm bảo tỷ giá nằm trong biên độ này, ECB và các ngân hàng nhà nước của các quốc gia
thành viên ngoài khu vực đồng EURO thực hiện sự can thiệp không hạn chế và tự động thông
qua sử dụng các công cụ tài trợ vốn ngắn hạn. Tuy nhiên mức độ can thiệp cũng như sự cần
thiết can thiệp cịn tuỳ thuộc vào ảnh hưởng của nó đến mục tiêu ổn định giá cả. Trong những
trường hợp có ảnh hưởng xấu đến mục tiêu này, ECB và các ngân hàng nhà nước có quyền
ngừng can thiệp (Điều này trái với nguyên tắc can thiệp tự động trong cơ chế tỷ giá của EMS).

Nền tảng cốt lõi cho sự ổn định tỷ giá là sự ổn định kinh tế vĩ mơ, vì vậy nó khơng thể tách rời cố
gắng điều chỉnh kinh tế để hội nhập của các nước thành viên cịn lại trong giai đoạn q độ.


Hệ thống thanh tốn

Mỗi quốc gia thành viên có ít nhất một hệ thống thanh toán đồng EURO để thực hiện các giao
dịch nội địa, một số các nước có hai hệ thống thanh toán: Hệ thống thanh toán theo thời gian
thực tế (RTGS) và hệ thống thanh toán bù trừ. Để thực hiện các giao dịch giữa các quốc gia, các
nước thành viên có thể lựa chọn các phương thức thanh tốn sau:
-

-

Tiếp tục sử dụng hình thức ngân hàng đại lý, nhưng chỉ lựa chọn một đại lý tại một
trung tâm với một tài khoản đồng EURO để hoạch toán các khoản giao dịch bằng
đồng EURO với tất cả các thành viên khác.
Tạm thời duy trì cơ chế hiện hành với một tài khoản được mở tại một ngân hàng đại
lý của một số quốc gia để hoạch toán các giao dịch với quốc gia đó.
Thực hiện chi trả trực tiếp thơng qua hệ thống thanh tốn theo thời gian thực tế
(RTGS) được nối mạng với một trung tâm thanh tốn tồn lãnh thổ (TARGET) hoặc
thơng qua hệ thống thanh toán bù trừ của hiệp hội ngân hàng khu vực EURO (EBA).

TARGET: là trung tâm thanh tốn cho tồn lãnh thổ EMU nó được nối mạng trực tiếp với 15
trung tâm thanh toán quốc gia (RTGS), cho phép các khoản giao dịch giữa các quốc gia thành
viên có thể thực hiện được trong một ngày. Hệ thống này bắt đầu hoạt động vào tháng 11-1998.
Sau khi hoàn thành các hệ thống pháp lý và đạt được thoả thuận của 15 nước thành viên. Hệ
12



thống TARGET thực sự là kênh để điều chỉnh mức độ thanh khoản giữa các khu vực khác nhau
để xử lý nhanh chóng các khoản chi trả với khối lượng lớn.
Có thể nhận xét rằng: Cùng với việc thống nhất chính sách tiền tệ là việc cho ra đời đồng tiền
chung và đưa vào lưu thơng trong tồn khối, đây là hai nội dung quan trọng trong việc xây dựng
liên minh tiền tệ châu Âu hai nội dung này có quan hệ mật thiết với nhau, tạo tiền đề cho nhau.
Không thể xây dựng liên minh tiền tệ với một đồng tiền chung mà khơng có một chính sách tiền
tệ thống nhất. Vì vậy, việc xây dựng và vận hành chính sách tiền tệ là một điều kiện rất cần thiết
cho đồng tiền chung ra đời.

1.2. Những ảnh hưởng của sự hình thành Liên minh châu Âu
1.2.1. Đối với các nước thành viên EU
1.2.1.1. Chính trị - xã hội, an ninh quốc phịng
• Về chính trị - xã hội: EU đang diễn ra q trình chính trị hóa các nhân tố kinh tế, an ninh,
nghĩa là kết hợp các phương tiện kinh tế và quân sự nhằm đạt được các mục tiêu kinh
tế. Trong nội khối đã diễn ra quá trình hợp nhất và thống nhất đường biên giới quốc gia
nhằm tăng cường quyền lực và quản lý chung. Về cơ bản, các nước thành viên đang áp
dụng một chính sách chung về lao động, bảo hiểm, môi trường, năng lượng, giáo dục, y
tế.
- Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong
lãnh thổ của các nước thành viên.
- Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất
kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.
- Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính
phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này.
- Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.
- Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên
cứu....
- Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư
trú.
• Về an ninh: EU lấy NATO và liên minh phòng thủ Tây Âu (WCU) làm hai trụ cột chính. Tuy

nhiên, EU đang cố gắng tạo cho mình “một cánh tay quân sự” bên cạnh “cánh tay kinh
tế” với bản sắc riêng của mình, hạn chế sự lệ thuộc và Mỹ.
1.2.1.2. Kinh tế
Hiện nay, liên minh châu Âu (EU) gồm 28 thành viên đang là một khối kinh tế và thị trường lớn
nhất thế giới.
Bảng: GDP của EU giai đoạn 2005 - 2013. Đơn vị: tỷ EURO
Năm
2005
2006
2007

EU
11092.67
11724.92
12430.27

Euro area
8145.05
8564.22
9030.67
13


2008
2009
2010
2011
2012
2013


12501.01
11770.97
12292.67
12667.02
12926.50
13075.22

9243.01
8921.47
9167.66
9423.76
9482.92
9600.47

Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, GDP khu vực EU – 28 có sự tăng trưởng đáng kể từ 11 tỷ EURO
năm 2005 lên hơn 13 tỷ EURO năm với mức tăng trưởng trung bình hằng năm khoảng 2,3%. Có
thể nói rằng chính sự nhất thể hóa sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực là động lực mạnh mẽ nhất
thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững và ấn tượng của EU.
1.2.1.2.1 Tăng cường hoạt động thương mại nội khối
Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu
Âu nhằm xóa bỏ mọi việc kiểm sốt biên giới, lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan để tự do lưu
thơng hàng hóa, sức lao động, dịch vụ và vốn, điều hịa các chính sách kinh tế xã hội của các
nước thành viên.
Chính sách thương mại nội khối của EU thường tạo cho các thành viên sự tự do như ở trong
quốc gia mình.
EU có nền thương mại lớn nhất trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng qua các
năm, trong đó 60% là nhập khẩu giữa các nước thành viên với nhau và 40% nhập khẩu từ các
nước ngoài khối. Với GDP hàng năm đã lên tới hơn 13 nghìn tỷ EURO vào năm 2013, chiếm hơn
1/4 GDP thế giới. Châu Âu là thị trường có sức tiêu thụ khổng lồ. Trong đó, Đức, Pháp, Italia và
Anh là những thị trường lớn nhất, chiếm hơn 70% toàn EU.


14


Thương mại nội khối EU có xu hướng liên tục tăng trong vòng 20 năm qua, từ 800 tỉ Euro năm
1992 lên 2800 tỷ Euro năm 2011 (tăng gấp 3,5 lần); đóng góp của thương mại nội khối vào GDP
tăng từ 12% năm 1992 lên 22% năm 2011 (gấp 1,8 lần). Sự gia tăng nhanh chóng này có đóng
góp rất quan trọng từ việc EU đã tạo nên một thị trường chung thống nhất như một quốc gia.
1.2.1.2.1 Thúc đẩy hoạt động đầu tư trong nội khối
Trong Liên minh châu Âu, dòng FDI là một yếu tố rất quan trọng cho việc củng cố thị trường nội
địa, trong khi các khoản đầu tư vào các nước khác đảm bảo rằng EU đang có vị trí tốt trên thị
trường thế giới và cũng được tích hợp trong các dịng cơng nghệ trên toàn thế giới.

15


Có thể thấy trong thời kỳ này, các khoản đầu tư FDI chảy trong nội khối EU luôn cao và tăng
nhanh hơn các khoản đầu tư FDI ra các nước ngoại khối. Dòng vốn FDI nội khối đã tăng từ 500
tỷ Euro năm 1994 lên gần 4500 tỷ Euro năm 2004, tăng gần 9 lần. Kết quả là dòng FDI trong nội
khối EU cao gấp đơi dịng vốn FDI ra bên ngoài.
1.2.2. Đối với nền kinh tế thế giới
1.2.2.1. Tác động tích cực
Trong những năm qua, sự lớn mạnh về kinh tế qua q trình nhất thể hóa và những bước tiến
tới một liên minh chính trị đã và đang đem lại cho EU một sức mạnh kinh tế và chính trị rất lớn
trên thế giới. EU ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế
toàn cầu.
EU là khối thương mại lớn nhất thế giới. Nó tạo ra 1/4 tổng sản lượng của thế giới. Nó cung cấp
thêm viện trợ cho các nước đang phát triển hơn so với bất kỳ quốc gia, tổ chức nào khác. Đó là
lĩnh vực kinh tế mà trên đó các q trình hội nhập châu Âu được thành lập vào những năm
1950 và nó đã được một lần nữa hợp tác kinh tế, trong đó EU đã trở thành một trong các cường

quốc hàng đầu thế giới. Nói cách khác, nó có thể được coi là "một khối quyền lực kinh tế “
Vai trò kinh tế của EU trên trường quốc tế được thể hiện rõ trên 2 lĩnh vực là thương mại và đầu
tư quốc tế.
1.2.2.1.1. Tăng cường hoạt động thương mại quốc tế
EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hố, đẩy mạnh tự do hoá thương mại. Hiện nay,
các nước thành viên EU cùng áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hố xuất nhập
khẩu. Các chính sách phát triển ngoại thương của EU từ 1951 đến nay là những nhóm chính
sách chủ yếu sau: Chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách thay thế nhập khẩu, chính
16


sách tự do hố thương mại và chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Việc ban hành và thực
hiện các chính sách này có liên quan chặt chẽ đến tình hình phát triển kinh tế, tiến trình nhất
thể hóa Châu Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kỳ của các sản phẩm của Liên Minh
trên thị trường thế giới.
Năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của EU lên đến 4.31 tỷ, đứng đầu
trên thế giới. Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ
môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Các chính sách thương mại của EU:




















Liên minh châu Âu đang cải cách sâu rộng và toàn diện thể chế và luật pháp cho phù hợp
với tình hình mới.
Bên cạnh cam kết với các nước thành viên WTO, EU ký nhiều hiệp định thương mại và
các hiệp định ưu đãi khu vực và song phương và dành chế độ MFN toàn phần cho sản
phẩm nhập khẩu từ Ôxtrâylia, Canađa, Đài Loan, Hồng Kơng, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, NiuZealand, Hoa Kì và các hiệp định ngành hàng song phương khác.
Bên cạnh các cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ WTO về nơng nghiệp, EU duy
trì hạn ngạch áp dụng thuế quan đối với một số sản phẩm, giảm dần trị giá và số lượng
các sản phẩm được trợ cấp xuất khẩu.
EU áp dụng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho 143 quốc gia và 36 vùng
lãnh thổ, trong đó các nước chậm phát triển nhất được ưu đãi nhiều hơn theo sáng kiến
“Mọi sản trừ vũ khí-EBA”
EU áp dụng nhiều biện pháp tác động trực tiếp đến nhập khẩu vào lãnh thổ mình như
thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thuế quan, thuế gián tiếp, giấy phép, biện pháp tự vệ,
quy tắc và tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, chống bán phá giá…
Tất cả các nước thành viên EU phải áp dụng chính sách ngoại thương chung đối với ngồi
khối.
Chính sách ngoại thương của EU gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương
mại dựa trên cơ sở Hiệp định được xây dựng dựa trên các nguyên tắc không phân biệt
đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh cơng bằng.
EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hố dưới hình thức đẩy mạnh tự do hố
thương mại (giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá XNK và tiến tới xố bỏ hạn ngạch,
GSP).

Chính sách ngoại thương của EU từ 1951 đến nay phân thành những nhóm chủ yếu sau:
chóm chính sách khuyến khích xuất khẩu, nhóm chính sách thay thế nhập khẩu, nhóm
chính sách tự do hố thương mại, nhóm chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện.
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp
chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả.
Chính sách ngoại thương của EU biểu hiện trong việc áp dụng một số chính sách và cơng
cụ đặc biệt, tiêu biểu là biểu thuế quan chung và chính sách chống bán phá giá.

Hoạt động thương mại ngoại khối của EU:

17


Thị trường chung Châu Âu đã khiến các công ty của EU trở nên mạnh hơn: giá trị thương mại EU
đã xuất khẩu sang những nước ngoại khối tăng từ 500 tỉ Euro năm 1992 lên 1500 tỉ Euro năm
2011 (gấp 3 lần); chiếm tỷ trọng tăng từ 8% GDP của EU năm 1992 lên 12% GDP EU năm 2011.

1 vài nét về ảnh hưởng thương mại của EU với các đối tác lớn trên thế giới:


Quan hệ thương mại EU – Hoa Kỳ:

Khơng có một mối quan hệ kinh tế nào trên thế giới lại có sự gắn kết chặt chẽ và lớn mạnh như
quan hệ thương mại nối hai bờ Đại Tây Dương : Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ.
Nền kinh tế của Eu và Hoa Kỳ kết hợp đã chiếm khoảng một nửa của tổng GDP toàn thế giới.
(Tổng 2009: Mỹ : 14.119 tỷ USD; EU: 16.447 tỷ USD; Toàn thế giới: khoảng 62 tỷ USD - Nguồn
Wikipedia)

18



Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều là 364,2 tỷ Euro. Trong đó EU xuất 204,4 tỷ Euro. Mặt hàng
chủ yếu máy móc, các phương tiện giao thơng, hóa chất, khoáng sản, nhiên liệu. EU nhập 159,8
triệu Euro. Mặt hàng chủ yếu là máy móc, các phương tiện giao thơng, hóa chất.
Như vậy, Mỹ là đối tác xuất khẩu số 1 và là đối tác nhập khẩu đứng thứ 2 của Liên minh châu
Âu. (Xuất khẩu vào Mỹ chiếm 18,7% và nhập khẩu từ Mỹ chiếm 13,3% kim ngạch xuất - nhập
khẩu của EU)
Chính sách thương mại của EU với Hoa Kỳ rất được chú trọng vì Hoa Kỳ là một trong hai đối tác
thương mại lớn nhất bên cạnh Trung Quốc của EU.
Chính sách thương mại bao trùm là : Tăng cưòng, làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại với đối
tác chiến lược Hoa Kỳ.
-

-

Trên lĩnh vực nông nghiệp, chính sách này thể hiện ở việc cam kết giảm các rào cản
thương mại cho đối tác Hoa Kỳ. (Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/10/2009
cam kết sẽ hợp tác để giảm bớt những hàng rào quy định vốn đang cản trở hoạt
động thương mại xuyên Đại Tây Dương.)
Một nghiên cứu mới đây đã giúp ủy ban Châu Âu kết luận rằng GDP của EU và
Hoa Kỳ sẽ có thể tăng thêm khoảng 160 tỷ Euro và xuất khẩu có thể tăng 2,1% và
6,1% cho EU và Hoa Kỳ nếu một nửa hàng rào phi thuế quan và sự khác biệt về
quy định được gỡ bỏ.
Ngoài ra, EU và Hoa Kỳ họp tác trên lĩnh vực điều hành quản lý trong khuôn khổ
của ủy ban kinh tế xuyên Thái Bình Dương được thành lập năm 2007.

Từ năm 2007 với sự đồng thuận trên thỏa thuận khung về việc tăng cường hội nhập kinh tế
xuyên Đại Tây Dương, hai bên đã cam kết nỗ lực giảm các rào cản đối với thương mại và đầu tư
19



xuyên Đại Tây Dương, đồng thời cam kết tiếp tục duy trì các cơ chế đầu tư mở và tạo điều kiện
cho các luồng vốn đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm. EU và Mỹ đã thành lập
Hội đồng Kinh tế xuyên Đại Tây Dương (TEC). TEC có nhiệm vụ theo dõi các nỗ lực nhằm thúc
đẩy hội nhập kinh tế xuyên Đại Tây Dương trong một loạt lĩnh vực quan trọng như sở hữu trí
tuệ, đầu tư, an ninh thương mại và thị trường tài chính.
Thực tế, một thị trường chung sẽ đem lại lợi ích cho cả Mỹ và EU vì nó thúc đẩy quá trình hội
nhập kinh tế cũng như tăng khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế này
Tuy nhiên, mặc dù thấy rõ lợi ích của tăng cường hợp tác kinh tế nhưng giữa Mỳ và EU vẫn tồn
tại những nghi kỵ và bất đồng bởi hai bên không chỉ là đối tác mà còn là đối thủ cạnh tranh của
nhau. Và Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua chính là một minh chứng rõ ràng sự giằng co giữa
hai tiềm lực kinh tế hùng mạnh này. Thêm nữa, bối cảnh thâm hụt ngân sách nặng nề khiến các
thành viên EU phải cắt giảm chi tiêu vào thời gian, đồng nghĩa với việc giảm nhập khẩu ngay
trước các cuộc đàm phán sắp tới về ngân sách EU giai đoạn sau năm 2013.
EU chỉ trích các chính sách bảo hộ nơng nghiệp của Hoa Kỳ nhưng cũng ra sức bảo hộ nền nơng
nghiệp nội khối.
-

-



Từ 2005, để bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp tại 27 nước thành viên trong điều
kiện sản xuất nơng nghiệp khơng có nhiều thuận lợi, EU đã liên tục dựng lên các
hàng rào phi thuế quan đối với nông phẩm nhập khẩu; như cấm nhập khẩu, yêu
cầu Giấy phép nhập khẩu, đưa ra hạn ngạch nhập khẩu và các hàng rào về mặt
kỹ thuật.
Ủy ban châu Âu muốn thay đổi Chính sách Nơng nghiệp chung (CAP) vốn “nuốt
chửng” một nửa ngân sách của Liên minh châu Ầu, nhưng vấp phải sự phản đối
của hai thành viên trụ cột là Đức và Pháp.


Quan hệ thương mại EU – Trung Quốc:

Có thể nói thương mại với Trung Quốc là một trong những vấn đề then chốt đối với nền kinh tế
của Liên minh Châu Âu.
Tính đến hiện nay, EU với 28 thành viên là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong
khi đó Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2 sau Mỹ và là nguồn nhập khẩu lớn nhất của
EU. Trong 11 tháng đầu năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 433,88 tỷ USD, tăng
33,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nửa đầu năm 2010, xuất khấu của Liên minh châu Âu sang
Trung Quốc tăng 42%. Trong đó có tới 85% là hàng thành phẩm, hằng năm có thể tạo ra gần 3
triệu việc làm cho Liên minh châu Âu.

20


Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu đã trở thành một trong những mối
quan hệ song phương có tầm ảnh huởng nhất trên thế giới.
Như vậy Trung Quốc là một đối tác đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong Chính sách Thương
mại của EU.
Trong thời đại tồn cầu hóa, với tính phụ thuộc lẫn nhau ta có thể hi vọng rằng: giữa liên minh
phát triển bậc nhất thế giới Châu Âu và nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất: Trung Quốc
trong tương lai quan hệ giữa 2 bên sẽ vô cùng sáng lạn như lời của thủ tướng Ôn Gia Bảo: loại
bỏ sự hiểu lầm, bằng sự bình tĩnh, trí tuệ và dũng khí thúc đẩy phát triển quan hệ Kinh tế Thương mại EU - Trung Quốc.



Quan hệ thương mại EU – Nhật Bản

Thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa EU và Nhật ln có chiều hướng phát triển thuận lợi. Tuy
nhiên, Giai đoạn 2000-2007, xuất khẩu của EU sang Nhật đã giảm nhẹ, từ 45,5 tỷ euro (71,9 tỷ

USD) xuống 43,7 tỷ euro, và nhập khẩu của EU từ Nhật Bản cũng giảm 15%, từ 92,1 tỷ euro
xuống 77,9 tỷ euro. Thặng dư thương mại của EU với Nhật Bản theo đó cũng sụt giảm, từ 46,6
tỷ euro năm 2000 xuống 34,2 tỷ euro năm 2007.
Riêng năm 2007, Nhật Bản chiếm khoảng 4% và 6% hàng nhập khẩu và xuất khẩu của EU và là
đối tác thương mại quan trọng thứ 5 của EU. Hơn 1/3 hàng xuất khẩu của EU sang Nhật trong
năm 2007 là máy móc, xe cộ và 1/4 là các mặt hàng công nghiệp khác. EU nhập từ Nhật chủ yếu
là xe hơi, phụ tùng xe hơi, máy in và máy ảnh kỹ thuật số....
Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu EU – Nhật Bản

21


Với Nhật Bản, biện pháp thương mại bao trùm của EU là việc tăng cường mở rộng hợp tác
thương mại, tiếp cận thị trường Nhật ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực để tạo ra dòng
chảy thương mại cân bằng với các cơ hội kinh doanh lớn và mới hơn nhằm thắt chặt và liên tục
mối quan hệ thương mại đó.
Quan hệ thương mại EU-Nhật Bản hiện nay được đặc trưng bởi sự hợp tác và giải quyết các rào
cản thương mại vượt quá mức thuế, ví dụ như cải cách quản lý, xúc tiến đầu tư và các hàng rào
phi thuế quan.



Quan hệ thương mại EU - ASEAN

Trong chiến lược phát triển của EU, hợp tác kinh tế khu vực là một trong những nội dung quan
trọng, nhất là trong xu hướng hợp tác toàn cầu như hiện nay. Đối tác của EU có rất nhiều nhưng
ASEAN hiện là đối tác mà EU rất quan tâm, coi là đối tác chiến lược trong mọi lĩnh vực trong đó
có kinh tế. Giữa EU và ASEAN có rất nhiều điểm khác biệt như về lịch sử, văn hoá, mức độ phát
triển kinh tế, xã hội, các thế mạnh về kinh tế, vị trí địa lý. Tuy nhiên EU và ASEAN đều mong
muốn có sự hợp tác về kinh tế bởi cả hai đều tìm thấy được những lợi ích mà sự hợp tác đó

đem lại cho sự phát triển kinh tế của mỗi bên. Từ ngày EU mở rộng, ASEAN trở thành đối tác
thương mại lớn thứ 5 sau Mỹ và Nhật Bản, Trung Quốc và Nga. Các chỉ số thương mại năm 2006
cho thấy EU đang là thị trường lớn thứ hai của các nước Đông Nam Á.Nguồn vốn đầu tư trực
tiếp của EU vào ASEAN trong những năm gần đây lớn hơn nguồn vốn của EU đầu tư vào các đối
tác châu Á khác. Với quy mô hợp tác phát triển rộng lớn, EU đã cam kết khoản ngân quỹ 25 tỷ
Euro cho hợp tác phát triển với các nước Đông Nam Á.

22


Lịch sử hợp tác thương mại EU – ASEAN bắt đầu bằng việc các nước ASEAN cung cấp sản phẩm
thô cho EU và nhập khẩu máy móc thiết bị hàng tiêu dùng từ EU. Từ sau khi kí hiệp định khung
hợp tác hai bên năm 1980 với việc ASEAN được hưởng qui chế tối huệ quốc, kim ngạch buôn
bán hai chiều giữa EU – ASEAN tăng liên tục. Năm 1993 kim ngạch buôn bán EU-ASEAN tăng gấp
3 lần so với năm 1980 (từ 20 tỷ USD lên 60 tỷ USD) năm 1995 là 70 tỷ USD. Năm 1995 EU là thị
trường xuất khẩu lớn thứ hai của ASEAN và là bạn hàng thương mại lớn thứ ba sau Nhật Bản và
Bắc Mỹ. Phía EU chiếm 18% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN trong khi đó ASEAN chiếm
khoảng 5.6% kim ngạch xuất khẩu của EU. Đến năm 2001, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai
của ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 3. Kim ngạch nhập khẩu của EU và ASEAN năm 1995 là
34.67 tỷ Euro, năm 2000 là 69.31 tỷ Euro; kim ngạch xuất khẩu EU-ASEAN cũng trong thời gian
trên là 37.09 tỷ Euro và 40.66 tỷ Euro. Đến năm 2011 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của EU và
ASEAN đã tăng lên hơn 2 lần và đạt khoảng 240 tỷ Euro.

1.2.2.1.2. Thúc đẩy hoạt động đầu tư quốc tế
 Hoạt động đầu tư FDI của EU
Liên minh châu Âu là nhà đầu tư lớn nhất thế giới ở nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra
nước ngồi của EU (khơng kể đầu tư nội khối) chiếm 47% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
toàn thế giới và thu hút 20% FDI toàn thế giới từ bên ngoài vào EU. Mặc dù tầm quan trọng ngày
càng tăng của các nền kinh tế đang nổi lên, EU cũng vẫn là nơi cung cấp lớn nhất của FDI.
Trong giai đoạn 1994-2007, đầu tư FDI ra nước ngoài của EU đã tăng từ 400 tỷ Euro lên gần

2000 tỷ Euro. Điều này có nghĩa là đầu tư FDI ra nước ngoài của EU đã tăng gần 5 lần từ năm
1994 đến 2007. Cũng có thể thấy trong thời kỳ này, các khoản đầu tư FDI chảy trong nội khối EU
tăng nhanh hơn các khoản đầu tư FDI ra các nước ngoại khối.

23


Trong những năm gần đây (từ 2007 đến 2011) Dòng FDI của EU có những sự biến đổi lớn do tác
động của các cuộc khủng hoảng kinh tế: khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và khủng
hoảng nợ cơng châu Âu 2010.
Trong năm 2008, với việc xảy ra khủng hoảng kinh tế, đầu tư FDI từ ngoài vào và đầu tư FDI ra
nước ngoài của EU đều giảm. Trong năm 2009, EU luồng FDI giảm 17%, chủ yếu là do sự sụt
giảm của vốn khác. Sau khi phục hồi nhẹ trong năm 2009, trong năm 2010 cả hai dòng chảy ra
nước ngồi và vào phía trong của FDI giảm một nửa so với năm trước.
Trong khi các đối tác chính của EU như Mỹ, Thuỵ Sĩ đều giảm dịng vốn FDI vào EU với tỷ lệ
tương ứng là 51% và 67% thì các đối tác mới đã dần có tầm quan trọng hơn trong hoạt động FDI
của EU; ví dụ luồng FDI từ Brazil vào EU đã tăng gấp 3 lần từ năm 2008 đến năm 2011, và trong
năm 2010, Brazil trở thành điểm đến chính của luồng vốn FDI EU-27 đầu tư ra nước ngoài.
Năm 2011 cho thấy dấu hiệu phục hồi sau các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính gần đây. Đầu
tư FDI ra nước ngồi tăng lần đầu tiên trong bốn năm, tăng 154% so với năm 2010. Đồng thời,
dịng chảy vào phía trong của FDI cũng tăng hơn gấp đôi so với năm trước tăng 117% nhưng sự
tăng trưởng này vẫn chỉ bù đắp được một phần sự sụt giảm được ghi nhận từ các cuộc khủng
hoảng.
Dòng vốn đầu tư FDI của EU vào các nước Đơng Nam Á ít bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng
hoảng kinh tế và tài chính. Đối với khu vực châu Á, điểm đến chủ yếu của dòng vốn FDI của EU
là các nước Singapo, Hongkong, Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang dần trở
thành một đối tác quan trọng với dòng chảy của vốn FDI gia tăng nhanh chóng, năm 2010 cao
hơn so với Ấn Độ và Indonexia.
 Khuyến khích hoạt động thu hút FDI vào EU
Thu hút dòng vốn FDI từ các nước khác trên thế giới là một thách thức ngày càng lớn đối với EU

và có những dấu hiệu cho thấy EU đang mất dần về sức hấp dẫn của mình đối với các nhà đầu
tư nước ngoài, được minh chứng qua các cuộc khủng hoảng. Vì vậy, đã có những chính sách với
mục đích làm cho EU trở nên hấp dẫn hơn bằng cách mở rộng và tăng cường sâu sắc sự thống
nhất của thị trường, đảm bảo thị trường mở và cạnh tranh bên trong và bên ngoài châu Âu, mở
rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng của châu Âu và cơ sở khoa học của nó mới được thành lập gần
đây, EU năm 2020 sẽ đóng góp vào mục tiêu này. Ngoài ra, 1/12/ 2009, Hiệp ước Lisbon đã
mang lại chính sách đầu tư trong lĩnh vực phát triển ở cấp độ châu Âu.
EU cũng đang tích cực cải thiện tầm hiểu biết chung trong WTO bằng những biện pháp làm tăng
tính minh bạch trong chính sách đối ngoại. EU đang tìm kiếm cơ hội thúc đẩy sự hợp tác chặt
chẽ hơn giữa WTO và các tổ chức liên chính phủ khác nhằm làm nổi bật vai trị của mình trong
nền kinh tế thế giới.

24


1.2.2.2. Tác động tiêu cực
1.2.2.2.1. Chuyển hướng thương mại
Trái ngược với đó là tác động chuyển hướng mậu dịch có xu hướng không tốt, làm giảm phúc lợi
xã hội nếu xét trên phạm vi toàn thế giới. Chuyển hướng mậu dịch xảy ra khi có liên minh thuế
quan: các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi nên có xu hướng trao đổi thương mại với
nhau để giảm giá hàng nhập khẩu so với việc trao đổi với các nước khơng trong liên minh thuế
quan, điều đó sẽ làm tăng phúc lợi cho các nước thành viên nhưng sẽ dẫn tới việc các ngành sản
xuất kém hiệu quả của các nước thành viên vẫn được khuyến khích. Từ đó mà làm lãng phí
nguồn lực, giảm phúc lợi xã hội nếu xét trên phạm vi thế giới.
Có thể nói chỉ có liên minh thuế quan khơng thì tác động của việc chuyển hướng mậu dịch cũng
đã rất sâu sắc. Vì vậy tác động này của liên minh EU lên kinh tế thế giới cịn mạnh mẽ hơn vì
khơng những có ưu đãi thuế quan mà khối EU còn là thị trường chung, khu vực tự do thương
mại, việc trao đổi thương mại giữa các nước thành viên vô cùng thuận lợi, dễ dàng.
EU đang áp dụng rất nhiều các biện pháp phi thuế quan để quản lý các hàng hóa nhập khẩu như
cấp giấy phép nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu bằng Hàng rào phi thuế quan, chống bán phá giá,

tiêu chuẩn kỹ thuật ... Ví dụ như EU áp dụng một biểu thuế chung đối với hàng nông sản là 18%,
cao hơn rất nhiều so với mức thuế áp dụng với hàng cơng nghiệp (chỉ có 2%), gây rất nhiều khó
khăn đến việc xuất khẩu hàng nơng sản của các nước đang phát triển sang thị trường EU.
Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật là biện pháp phi thuế quan chính mà EU áp dụng với các quốc gia
ngồi khối, gồm:








Tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 được coi là bắt buộc đối
với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường EU.
Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: EU yêu cầu áp dụng hệ thống HACCP đối với các công
ty chế biến, xử lý bao bì vận chuyển, phân phối và kinh doanh thực phẩm. Quy định này
rất quan trọng với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển đây được coi là một
điều kiện bắt buộc khi xuất khẩu sang EU.
Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: EU bắt buộc ký hiệu tiêu chuẩn an toàn cho
người sử dụng đối với các mặt hàng đồ chơi, thiết bị điện, thiết bị y tế, vật liệu xây
dựng..
Tiêu chuẩn lao động: các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU phải tuân theo hiệp
ước lao động quốc tế.
Tiêu chuẩn môi trường: Các sản phẩm nông sản phải tuân theo tiêu chuẩn GAP và hệ
thống tiêu chuẩn môi trường ISO 14000.

1.2.2.2.2. Tác động về chính trị, văn hóa – xã hội
Liên minh châu Âu được xây dựng dựa trên một nền tảng còn khiếm khuyết về pháp lý và chính
trị. Hiệp ước Lisbon chưa được xem là bản Hiến pháp hoàn chỉnh mà EU kỳ vọng. EU đã đặt ra

các mục tiêu và thời hạn hoàn thành mục tiêu nhưng lại thiếu hệ thống giám sát nghiêm ngặt
các chuẩn mực.
25


×