Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài thu hoạch nhà nước và pháp luật mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay và phương hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.33 KB, 14 trang )

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................4
I. MƠ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY...........4
1. Khái niệm.........................................................................................................4
2. Các mơ hình tổ chức........................................................................................4
2.1. Mơ hình chính quyền địa phương ở nơng thơn gồm chính quyền địa
phương ở tỉnh, huyện, xã.....................................................................................4
2.2. Mơ hình tổ chức chính quyền địa phương ở đơ thị gồm chính quyền địa
phương ở thành phố trực thuộc Trung ương, quận, Thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường, thị trấn..................4
2.3. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở hải đảo gồm huyện và xã........5
II. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG TIẾP TỤC XÂY DỰNG, HỒN THIỆN
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY................................................................................................6
1. Quan điểm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính
quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay..............................................................6
2. Định hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính
quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay..............................................................8
KẾT LUẬN.......................................................................................................12


2

MỞ ĐẦU
Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhằm
hướng tới một xã hội dân chủ cơng bằng, văn minh thì việc xây dựng một chính
quyền địa phương vững mạnh, tồn diện hoạt động có hiệu lực và hiệu quả đảm


bảo lợi ích cho nhân dân, đủ năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ đặt ra trong thời kì đổi mới là một vấn đề tất yếu và quan trọng. Điều này
được đề cập và nêu khá rõ tại văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Ngay sau Cách mạng tháng 8 thành cơng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm xây dựng nhà nước pháp quyền hợp pháp, hợp hiến, dân chủ và coi
trọng tính hiệu lực, hiệu quả. Người từng nói: “ Tất cả quyền lực trong nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Tất cả các cơ quan nhà
nước phải dựa vào nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm sốt của nhân
dân”. Chính quyền địa phương vì vậy đóng vai trị quan trọng trong việc tổ
chức thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
đưa vào đời sống nhân dân. Nói cách khác, hệ thống chính quyền địa phương
đảm bảo cho các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được bảo đảm thực
hiện. Trong hoạt động quản lý nhà nước cũng như việc cung ứng dịch vụ công
cho nhân dân phải đảm bảo lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được thực
hiện trong thực tiễn thơng qua chính quyền địa phương.
Tại một số nước trên thế giới, các đơn vị chính quyền địa phương đã có
quyền tự trị rất lâu trước khi các quốc gia đó được thành lập. Với cơ cấu tổ
chức chính quyền như hiện nay và do đó khơng cần sự phân cấp thẩm quyền từ
các cấp chính quyền cao hơn cho các đơn vị. Khác với chế độ tự quản của các
nước khác, chính quyền địa phương của Việt Nam là một bộ phận hợp thành
của chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước ở
địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan tổ chức
khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của


3

pháp luật nhằm quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương. Do đó, việc
xây dựng một hệ thống chính quyền gọn nhẹ, hoạt động có trách nhiệm công
khai, minh bạch và hiệu quả đối với sự nghiên cứu xem xét tổng thể hệ thống

pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức và hoạt động
cũng như các điều kiện thực tiễn mang tính khả thi. Nhìn nhận được tầm quan
trọng của tổ chức chính quyền địa phương đối với sự nghiệp phát triển đất nước
nên tơi đã chọn đề tài “Mơ hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay và
phương hướng hồn thiện” làm nội dung bài thu hoạch mơn “Nhà nước và
pháp luật” của mình.


4


5

PHẦN NỘI DUNG
I. MƠ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN
NAY
1. Khái niệm
Chính quyền địa phương là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà
nước, trong đó mỗi cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải
đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định nhằm thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của địa phương theo quy định của pháp luật, bảo đảm kết hợp
hài hòa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước
2. Các mơ hình tổ chức
Tại Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm
2015 quy định: chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính
của nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mơ hình chính quyền địa
phương ở Việt Nam hiện nay được xã định theo các mơ hình sau:
2.1. Mơ hình chính quyền địa phương ở nơng thơn gồm chính quyền
địa phương ở tỉnh, huyện, xã

Yêu cầu đặt ra trong tổ chức chính quyền địa phương ở nông thôn phải
bảo đảm các nguyên tắc: nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất của quyền lực
nhà nước đồng thời phải đảm bảo phát huy dân chủ, phát huy tính tự quản cộng
đồng địa phương ở nơng thơn; ngun tắc bảo đảm sự lãnh đạo tồn diện của
Đảng đối với chính quyền ở các đơn vị hành chính ở nơng thơn.
2.2. Mơ hình tổ chức chính quyền địa phương ở đơ thị gồm chính
quyền địa phương ở thành phố trực thuộc Trung ương, quận, Thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương,
phường, thị trấn.
Tổ chức bộ máy chính quyền đơ thị phải bảo đảm việc quản lý nhà nước
tập trung thống nhất, thơng suốt, nhanh nhạy, có hiệu lực, hiệu quả cao.


6

Việc tổ chức chính quyền trong nội bộ đơ thị (thành phố trực thuộc
Trung ương, quận, phường) hoặc tỉnh, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh), phương
phải đảm bảo các nguyên tắc: nguyên tắc tập trung thống nhất, thông suốt,
nhanh nhạy, có hiệu lực, hiệu quả cao của hệ thống hành chính nhà nước từ
Trung ương đến cơ sở theo nguyên tắc nhà nước đơn nhất, quyền lực nhà nước
là thống nhất thuộc về nhân dân; nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo tồn diện của
Đảng đối với chính quyền đơ thị ở các đơn vị hành chính các cấp, nguyên tắc
tập trung dân chủ và phát huy vai trò đứng đầu của cơ quan hành chính, ngun
tắc phân cơng, phân cấp rõ ràng, rành mạch giữa Trung ương với địa phương,
phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các
cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan nhà nước của cơ
quan nhà nước cấp trên và của Trung ương.
2.3. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở hải đảo gồm huyện
và xã
Chính quyền ở địa bàn hải đảo được tổ chức theo hai cấp: cấp huyện và

cấp xã. Chính quyền địa phương cấp huyện ở hải đảo thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn tương ứng của chính quyền địa phương ở xã, phường, thị trấn theo
quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc tổ chức của chính quyền địa phương ở hải đảo: Theo quy
định của pháp luật hiện hành, việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho
chính quyền địa phương tại các đơn vị hành chính ở hải đảo trong các văn bản
quy phạm pháp luật khác phải bảo đảm tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước tại địa phương, bảo đảm linh hoạt, chủ động
ứng phó khi có sự kiện, tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra nhằm bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải
đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm
thu hút người dân sinh ra sinh sống, bảo vệ và phát triển hải đảo.
2.4. Mô hình chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế
đặc biệt


7

Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt gồm có
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt
động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính – kinh tế
đặc biệt thực hiện theo quy định của pháp luật. Số lượng đại biểu Hội đồng
nhân dân, số lượng thành viên Ủy ban nhân dân, cơ cấu tổ chức của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân và nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc Hội
quy định khi thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đó.
II. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG TIẾP TỤC XÂY DỰNG, HOÀN
THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Quan điểm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của

chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay
1.1. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương bảo
đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Cần thống nhất trong nhận thức rằng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động
của chính quyền địa phương bảo đảm chính quyền lực các cấp hoạt động hiệu
quả, góp phần bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân địa phương tạo điều kiện
để nhân dân tích cực tham gia các cơng việc của chính quyền địa phương. Tăng
cường phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương gắn với việc phát
huy dân chủ, mở rộng sự tham gia của đại diện cộng đồng dân cư đối với chính
quyền địa phương trong quá trình hình thành và giám sát việc thực hiện các
chính sách, quyết định của chính quyền địa phương. Tăng cường các hình thức
dân chủ trực tiếp ở chính quyền cơ sở. Tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ
cơ sở về những việc phải có sự tham gia của nhân dân với các mức độ khác
nhau; những việc nhân dân quyết định, thảo luận, bàn bạc để chính quyền quyết
định, những việc nhân dân cần biết.


8

1.2. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của
chính quyền địa phương
Phát huy vai trò của các cấp ủy đảng ở địa phương. Xây dựng cơ chế ban
hành văn bản của cấp ủy đảng và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, xác
định rõ những vấn đề nào cần cấp ủy ra nghị quyết, những vấn đề nào thuộc
Hội đồng nhân dân, thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân và quy định thời hạn
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ra văn bản sau khi cấp ủy có Nghị quyết.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy đảng, chất lượng các kỳ họp Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
1.3. Bảo đảm tính thơng suốt và hoạt động hiệu lực, hiệu quả trong tổ
chức hệ thống chính quyền địa phương

Tính thống nhất và thơng suốt của hệ thống hành chính nhà nước được
bảo đảm trên cơ sở xác định rõ vị trí, trách nhiệm của chính quyền địa phương
trong hệ thống cơ quan nhà nước. Chính quyền địa phương được xây dựng, tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc nhà nước đơn nhất, quyền lực nhà nước là
thống nhất. Theo đó, cần điều chỉnh, bổ sung các quy định để thực hiện nhất
quán chủ trương này, đồng thời có cơ chế bảo đảm nguyên tắc xây dựng chính
quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tăng cường cơng tác giám sát
cấp ủy, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đối với hoạt động của chính quyền địa
phương.
1.4. Thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý cho chính quyền địa phương
Việc phân công quyền lực giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp
chính quyền cần quan tâm đến yếu tố vùng, miền, đặc thù của các địa phương.
Cùng với việc phân định thẩm quyền, phải làm rõ mối quan hệ giữa các cơ
quan chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương, giữa các cấp chính
quyền, giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đảm bảo ngun tắc phân
cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực nhà nước. Nâng cao chất lượng hoạt
động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, bảo đảm quyền tự


9

chủ và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp trong việc quyết định và tổ chức thực
hiện chính sách, pháp luật ở địa phương trong phạm vi được phân cấp.
1.5. Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm và giá trị về mơ
hình tổ chức chính quyền địa phương trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có 3 mơ hình tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, đó là mơ hình tập quyền, mơ hình tản quyền và mơ hình phân quyền.
Mỗi mơ hình đều có những ưu điểm và bất cập. Kinh nghiệm cho thấy, có
nhiều nước khơng áp dụng máy móc một mơ hình có tính chất khn mẫu mà
tùy thuộc vào điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà có một mơ

hình riêng, phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử. Ở Việt Nam hiện nay, trong quá
trình tổ chức các mơ hình chính quyền địa phương cần phải giữ gìn những giá
trị của mơ hình chính quyền địa phương hiện có; tuy nhiên, cần nghiên cứu,
khai thác và kết hợp những giá trị của mơ hình phân quyền và tản quyền, bảo
đảm chính quyền địa phương ở mỗi mơ hình, mỗi cấp hoạt động đạt hiệu quả.
2. Định hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động
của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay
2.1. Định hướng hồn thiện các mơ hình tổ chức chính quyền địa phương
ở các cấp hành chính
Một là, cụ thể hóa các tiêu chí đối với mỗi cấp chính quyền và tiêu chí để
xây dựng hồn thiện chính quyền địa phương phù hợp với đực điểm, tính chất
của chính quyền ở đô thị và nông thôn, hải đảo và đặc khu hành chính - kinh tế.
Hai là, đối với mơ hình chính quyền địa phương ở đơ thị cần điều chỉnh
lại chức năng, thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở đô thị
để đảm bảo tính tập trung thống nhất, xuyên suốt trong quản lý điều hành của
bộ máy hành chính nhà nước, đơ thị.
Ba là, đối với chính quyền địa phương ở nơng thơn cần phát huy mạnh
mẽ vai trị đại diện, đại biểu của nhân dân trong việc hướng dẫn, tạo điều kiện


10

và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có tính tự quản của cộng đồng dân cư địa
phương.
Bốn là, đối với chính quyền địa phương ở hải đảo, tổ chức chính quyền ở
hải đảo cũng trên nguyên tắc phải đảm bảo tăng cường quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước tại địa phương, bảo đảm linh hoạt, phát
huy lợi thế của địa phương, phát huy tiềm năng kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền
quốc gia, phát triển hải đảo.
Năm là, đối với chính quyền địa phương ở đặc khu hành chính – kinh tế:

tiếp tục xây dựng, hồn thiện Luật Đơn vị - hành chính- kinh tế đặc biệt. Theo
đó, phải tạo ra khung khổ pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của chính
quyền địa phương theo quy định của pháp luật
2.2. Định hướng tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền
địa phương
Hiến pháp năm 2013 quy định: chính quyền địa phương có nhiệm vụ tổ
chức và bảo đảm việc thi hành hiến pháp và pháp luật tại địa phương, quyết
định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ
quan nhà nước cấp trên; đồng thời trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa
phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên
với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.
Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định rõ nhiệm vụ,
quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(điều 17, 38); nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương
(Điều 24, 45, 52); nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã,
phường, thị trấn (Điều 31, 59, 66); nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa
phương ở hải đảo (Điều 73).
2.3. Định hướng thực hiện sự phân định thẩm quyền giữa Trung ương và
địa phương; giữa các cấp chính quyền địa phương


11

Quá trình thực hiện sự phân định thẩm quyền giữa Trung ương và địa
phương và giữa các cấp chính quyền địa phương đòi hỏi phải phân cấp thật rõ
ràng về nhiệm vụ, quyền hạn giữa Trung ương, địa phương và giữa mỗi cấp
chính quyền địa phương. Quán triệt và khắc phục tình trạng nhiều nhiệm vụ của
Trung ương được giao cho địa phương thực hiện nhưng chỉ giao thực hiện
nhiệm vụ mà không giao các nguồn lực, điều kiện đảm bảo để thực hiện dẫn

đến tính thiếu khả thi hay gây khó khăn chính quyền địa phương. Thực hiện sự
phân định thẩm quyền giữa Trung ương và địa phương và giữa các cấp chính
quyền đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy mọi tiềm năng, thế
mạnh của chính quyền địa phương các cấp; đồng thời tránh sự chồng chéo,
trùng lắp trong thực hiện nhiệm vụ, hay đùn đẩy, né tránh trách nhiệm giữa
chính quyền Trung ương và địa phương khi thực hiện nhiệm vụ.
2.4. Định hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân
dân
Một là, hoàn thiện chế độ tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân
Hai là, hoàn thiện pháp luật về hoạt động lập quy của Hội đồng nhân
dân; đổi mới quy trình ban hành và nâng cao chất lượng nghị quyết của Hội
đồng nhân dân; hoàn thiện hệ thống pháp luật về thẩm quyền, trình tự ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật; kiện toàn tổ chức và hoạt động của Thường
trực Hội đồng nhân dân và các ban Hội đồng nhân dân.
Ba là, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân các cấp.
Bốn là, triển khai thực hiện các nội dung của Luật Tổ chức chính quyền
địa phương năm 2015, cầm sớm ban hành Quy chế phối hợp trong hoạt động
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
2.5. Định hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân
Một là, xây dựng quy chế hoạt động phân định rõ thẩm quyền, trách
nhiệm của chủ tịch Ủy ban nhân dân và tập thể Ủy ban nhân dân.


12

Hai là, thực hiện các biện pháp đánh giá năng lực hoạt động Ủy ban nhân
dân, đổi mới hình thức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Hội đồng
nhân dân bầu.
Ba là, quy chế hóa các mối quan hệ giữa chủ tịch Ủy ban nhân dân và

tập thể Ủy ban nhân dân.
Bốn là, xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chương trình đào tạo và bồi
dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân.
2.6. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của các
cấp chính quyền địa phương
Tiến hành nhất thể hóa chức vụ của Đảng và chính quyền ở địa phương.
Thực hiện mơ hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Hội đồng nhân dân các
cấp; Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Ủy ban nhân dân ở cấp xã, cấp huyện,
đối với những nơi có đủ điều kiện. Thực hiện chủ trương bố trí một số chức
danh cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương. Điều chỉnh chức năng,
nhiệm vụ Hội đồng nhân, Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn phù hợp với
tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ mới.


13

KẾT LUẬN
Tóm lại, mỗi nhà nước tồn tại và phát triển ln có một hệ thống cơ quan
nhà nước của mình, là công cụ để điều hành xã hội. Bộ máy hành chính nhà
nước được phân chia thành chính quyền Trung ương và chính quyền cấp dưới,
cấp địa phương. Mỗi cấp có chức năng, nhiệm vụ phù hợp, bổ trợ cho nhau
trong việc ổn định trật tự xã hội, hướng tới sự phát triển và đảm bảo lợi ích hợp
pháp cho nhân dân. 
Chính quyền địa phương cơ sở là chính quyền được tổ chức ra nhằm bảo 
đảm, bảo vệ và phục vụ quyền, lợi ích của nhân dân, nhân dân là đối tượng cơ 
bản để chính quyền phục vụ. Dưới góc độ vai trị của nhà nước; nhân dân chính 
là chủ thể của quyền lực nhà nước. Theo đó, chính quyền địa phương cơ sở phải là
chính quyền do nhân dân tổ chức ra, của nhân dân và hoạt động vì nhân dân. 
Hoạt động của chính quyền cấp dưới và cấp địa phương hiện nay của ta 
đã tạo ra bước chuyển trong cải cách hành chính góp phần tổ chức hợp lý

chính 
quyền địa phương, nhất là phân biệt rõ chính quyền đơ thị và nơng thơn. Bên 
cạnh đó, vẫn bảo đảm được tính thống nhất, thơng suốt, hiệu lực, hiệu quả của 
bộ máy hành chính Nhà nước; chức trách nhiệm vụ, quyền hạn được tăng 
cường một cách toàn diện và thực hiện được đúng nguyên tắc tập trung dân
chủ 
trong quản lý, điều hành. Đồng thời, quyền làm chủ của người dân ở địa 
phương vẫn được đảm bảo. Trong đó, giám sát là để thực hiện dân chủ, dân
chủ là để thực hiện giám sát cũng như gắn với việc đánh giá hiệu quả, năng lực
hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước. 
Ngồi những mặt đạt được đó, chúng ta cũng phải thẳn thắng thừa nhận 
rằng, chính quyền địa phương vẫn còn nhiều điều hạn chế, vướng mắc cần
khắc phục trong thời gian tới. Những vấn đề tiêu cực này là trở ngại lớn không
chỉ trong việc điều hành, vận hành xã hội, sách nhiễu cho nhân dân, mà còn
hạn chế, rào cản về hành lang pháp lý trên con đường Việt Nam hội nhập thế
giới và khẳng định mình trên trường quốc tế. Phát huy cái đã đạt được, sửa đổi,


14

xóa bỏ cái lạc hậu, khơng phù hợp sẽ xây dựng một chính quyền cấp dưới và
cấp địa phương vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu qua tăng cao vừa đảm bảo
lợi ích cho nhân dân được tăng cường, xã hội ổn định, trật tự hơn, thúc đẩy đất
nước sớm hoàn thành cải cách hành chính và phát triển ngày một vững mạnh
trên trường quốc tế. 



×