Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Đề án ccllct nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc ủy ban nhân dân huyện bù gia mập, tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.88 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
NỘI DUNG.........................................................................................................4
1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG CÁN BỘ.............................................................................................4
1.1. Quan niệm và tính tất yếu của hội nhập quốc tế.....................................4
1.2. Tác động của hội nhập quốc tế đến công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ............................................................................11
2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ỦY BAN
NHÂN DÂN HUYỆN BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC......................13
2.2. Những kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước thời
gian qua............................................................................................................15
2.3. Những hạn chế..........................................................................................17
3. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÙ
GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỜI GIAN ĐẾN..................18
3.1. Mục tiêu.....................................................................................................18
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước..............................19
KẾT LUẬN......................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................25


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán
bộ, Người cho rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Cán bộ là tiền


vốn của đoàn thể”,“Cán bộ quyết định mọi việc”. Từ những luận điểm ấy, có
thể thấy rõ cán bộ là một trong những vấn đề chiến lược, quan trọng, quyết
định sự thành bại của cách mạng.
Người cho rằng muốn có cán bộ tốt thì Đảng phải làm tốt cơng tác huấn
luyện cán bộ, “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”[6, tr. 543].
Theo Người, huấn luyện cán bộ phải toàn diện, đồng thời phải chuyên sâu và
có phương pháp khoa học. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi
trọng công tác cán bộ và nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo nội dung
tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, Văn kiện Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ X, XI, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: Xây
dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống
lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh
chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến
thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hố….
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội
nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy ưu
tú, khơng chỉ có lập trường tư tưởng vững vàng, giỏi về chun mơn, nghiệp vụ
mà cịn phải có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, suốt đời phấn đấu hy
sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội. Trước yêu cầu đó, địi hỏi
cơng tác đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ của Đảng cần được đổi mới một
cách toàn diện theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI.


2
Từ yêu cầu thực tiễn nêu trên và từ thực tế công tác, tôi chọn đề tài:
“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân
huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đáp ứng yêu cầu phát triển và hội
nhập quốc tế hiện nay” làm Tiểu luận tốt nghiệp chương trình Hồn chỉnh

Cao cấp lý luận chính trị của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hội nhập quốc tế và
tác động của nó đến các mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội nước ta.
Nghiên cứu về tác động của hội nhập quốc tế đến việc nâng cao chất lượng
của đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế cũng
có rất nhiều đề tài. Tuy nhiên đi sâu nghiên cứu tác động của hội nhập quốc tế
đến đội ngũ cán bô, công chức cấp huyện thì chưa nhiều và đội ngũ cán bộ,
cơng chức thuộc Ủy ban nhân dân huyện nói riêng thì rất ít. Vì thế đề tài đi
sâu nghiên cứu việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc Ủy
ban nhân dân huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đáp ứng yêu cầu phát triển
và hội nhập quốc tế hiện nay có tính đặc thù riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Qua nghiên cứu đề tài thấy được tác động của quá trình hội nhập quốc
tế đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung và
đội ngũ cán bộ, cơng chức thuộc Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập, tỉnh
Bình Phước nói riêng. Từ đó đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân huyện
Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập, tỉnh
Bình Phước.
Chế độ, chính sách đối với việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập, tỉnh
Bình Phước.


3
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Từ năm 2010 đến nay, định hướng đến 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Tiểu luận sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật
biện chứng kết hợp với phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh, đối chiếu
số liệu thống kê.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách đối với đội ngũ cán
bộ, cơng chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân
huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước nói riêng trong thời gian đến.
7. Kết cấu của Tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được kết cấu thành 3 phần.


4
NỘI DUNG
1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA NĨ ĐẾN CƠNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ

1.1. Quan niệm và tính tất yếu của hội nhập quốc tế
Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc
gia để phát triển, bởi hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do
bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người quy định. Sự ra đời
và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá
trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều
lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một
xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời
sống của từng quốc gia.

Những năm gần đây, hội nhập quốc tế đã trở thành ngôn từ khá thân
quen với hầu hết người Việt Nam. Trong bối cảnh nước ta đang “tích cực, chủ
động hội nhập quốc tế” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII
vừa qua, việc xác định đúng ý nghĩa, bản chất, nội hàm, xu hướng vận động
cũng như hệ lụy của hội nhập quốc tế là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
trong việc xây dựng chiến lược, chính sách và các biện pháp cụ thể của nước
ta trong quá trình hội nhập.
1.1.1. Quan niệm hội nhập quốc tế
Thuật ngữ “hội nhập quốc” tế trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ
tiếng nước ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là
“intégration internationale”). Đây là một khái niệm được sử dụng chủ yếu
trong các lĩnh vực chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, ra đời từ khoảng
giữa thế kỷ trước ở châu Âu, trong bối cảnh những người theo trường phái thể
chế chủ trương thúc đẩy sự hợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức-Pháp)
nhằm tránh nguy cơ tái diễn chiến tranh thế giới thông qua việc xây dựng
Cộng đồng châu Âu.


5
Trên thực tế cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau
về khái niệm “hội nhập quốc tế”. Nhìn chung, có 3 cách tiếp cận chủ yếu sau:
Cách tiếp cận thứ nhất, thuộc về trường phái theo chủ nghĩa liên bang,
cho rằng hội nhập (integration) là một sản phẩm cuối cùng hơn là một quá
trình. Sản phẩm đó là sự hình thành một Nhà nước liên bang kiểu như Hoa Kỳ
hay Thụy Sỹ. Để đánh giá sự liên kết, những người theo trường phái này quan
tâm chủ yếu tới các khía cạnh luật định và thể chế.
Cách tiếp cận thứ hai, với Karl W. Deutsch là trụ cột, xem hội nhập
trước hết là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu
như thương mại, đầu tư, thư tín, thơng tin, du lịch, di trú, văn hóa… từ đó
hình thành dần các cộng đồng an ninh (security community). Theo Deutsch,

có hai loại cộng đồng an ninh: loại cộng đồng an ninh hợp nhất như kiểu Hoa
Kỳ, và loại cộng đồng an ninh đa nguyên như kiểu Tây Âu. Như vậy, cách
tiếp cận thứ hai này xem xét hội nhập vừa là một quá trình vừa là một sản
phẩm cuối cùng.
Cách tiếp cận thứ ba, xem xét hội nhập dưới góc độ là hiện tượng/hành
vi các nước mở rộng và làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với nhau trên cơ sở
phân công lao động quốc tế có chủ đích, dựa vào lợi thế của mỗi nước và mục
tiêu theo đuổi.
Cách tiếp cận thứ nhất có nhiều hạn chế vì nó khơng đặt hiện tượng hội
nhập trong quá trình phát triển mà chỉ nhìn nhận hiện tượng này (chủ yếu về
khía cạnh luật định và thể chế) trong trạng thái tĩnh cuối cùng gắn với mơ
hình Nhà nước liên bang. Cách tiếp cận này khó áp dụng để phân tích và giải
thích thực tiễn của quá trình hội nhập diễn ra với nhiều hình thức và mức độ
khác nhau như hiện nay trên thế giới. Không phải bất cứ sự hội nhập nào cũng
dẫn đến một Nhà nước liên bang. Cách tiếp cận thứ hai có điểm mạnh là nhìn
nhận hiện tượng hội nhập vừa trong quá trình tiến triển vừa trong trạng thái
tĩnh cuối cùng, đồng thời đưa ra được những nội dung khá cụ thể và sát thực


6
tiễn của q trình hội nhập, góp phần phân tích và giải thích nhiều vấn đề của
hiện tượng này. Cách tiếp cận thứ ba tập trung vào hành vi của hiện tượng,
khơng quan tâm xem xét góc độ thể chế cũng như kết quả cuối cùng của hội
nhập, do vậy, thiếu tính tồn diện và hạn chế trong khả năng giải thích bản
chất của q trình hội nhập.
Ở Việt Nam, thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng
từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập
ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế
kinh tế quốc tế khác. Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm
chí nói ngắn gọn là “hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với

hàm nghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế quốc tế.
Mặc dầu vậy, cho đến nay vẫn khơng có một định nghĩa nào về khái
niệm “hội nhập quốc tế” giành được sự nhất trí hồn tồn trong giới học thuật
và cả giới làm chính sách ở Việt Nam. Từ các định nghĩa khác nhau nổi lên
hai cách hiểu chính.
Thứ nhất, cách hiểu hẹp coi “hội nhập quốc tế” là sự tham gia vào các
tổ chức quốc tế và khu vực.
Thứ hai, cách hiểu rộng, coi “hội nhập quốc tế” là sự mở cửa và tham
gia vào mọi mặt của đời sống quốc tế, đối lập với tình trạng đóng cửa, cơ lập
hoặc ít giao lưu quốc tế. Với tư duy theo cách này, khơng ít người thậm chí đã
đánh đồng hội nhập với hợp tác quốc tế. Cả hai cách hiểu trên về khái niệm
“hội nhập quốc tế” đều không đầy đủ và thiếu chính xác.
Từ lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng ta cần xác định một cách tiếp
cận phù hợp đối với khái niệm “hội nhập quốc tế” để làm nền tảng xây dựng
chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới. Chúng tôi cho
rằng cách tiếp cận phù hợp nhất là xem xét hội nhập như là một q trình xã
hội có nội hàm toàn diện và thường xuyên vận động hướng tới mục tiêu nhất
định. Theo đó, hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến


7
hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về
lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính
sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ
chức quốc tế. Như vậy, khác với hợp tác quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tế
đáp ứng lợi ích hay nguyện vọng của nhau, không chống đối nhau), hội nhập
quốc tế vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thơng thường: nó địi hỏi sự chia sẻ
và tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia.
Nhìn ở góc độ thể chế, quá trình hội nhập hình thành nên và củng cố
các định chế/tổ chức quốc tế, thậm chí là các chủ thế mới của quan hệ quốc tế.

Những chủ thể quốc tế mới này có thể dưới dạng: hoặc là một tổ chức liên
chính phủ (các thành viên vẫn giữ chủ quyền quốc gia trong việc định đoạt
chính sách, chẳng hạn như tổ chức Liên hiệp quốc, ASEAN…), hoặc là một
tổ chức siêu quốc gia (các thành viên trao toàn bộ chủ quyền quốc gia cho
một cơ cấu siêu quốc gia, hình thái này có thể giống như mơ hình nhà nước
liên bang, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Canada…), hoặc là một tổ chức lai ghép
giữa hai hình thái trên (các thành viên trao một phần chủ quyền quốc gia cho
một cơ cấu siêu quốc gia và vẫn giữ một phần chủ quyền cho riêng mình,
chẳng hạn như trường hợp EU hiện nay).  
Chủ thể của hội nhập quốc tế trước hết là các quốc gia, chủ thể chính
của quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết và thực
hiện các cam kết quốc tế. Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác cùng
hợp thành lực lượng tổng hợp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.
1.1.2. Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu của thời đại ngày nay
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao
động và quan hệ giữa con người. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải
có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng. Nhiều cộng đồng liên
kết với nhau tạo thành xã hội và các quốc gia - dân tộc. Các quốc gia lại liên
kết với nhau tạo thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống
thế giới.


8
Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng các
thị trường quốc gia, hình thành thị trường khu vực và quốc tế thống nhất. Đây
là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và
hội nhập quốc tế nói chung.
Từ sau Chiến tranh thế giới II, đặc biệt là từ khi chấm dứt Chiến tranh
lạnh, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất thế giới nhờ
hàng loạt tiến bộ nhanh chóng về khoa học - cơng nghệ, xu thế hịa bình -hợp

tác, nỗ lực tự do hóa - mở cửa của các nước đã thúc đẩy quá trình hội nhập
quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh tế, phát triển rất nhanh và
trở thành một xu thế lớn của quan hệ quốc tế hiện đại. Quá trình này diễn ra
trên nhiều cấp độ: song phương, đa phương, tiểu vùng, khu vực, liên khu vực
và toàn cầu. Mức độ hội nhập cũng ngày một sâu sắc hơn, bao quát toàn diện
hơn. Hầu hết mọi nước trên thế giới đã và đang tích cực tham gia vào q
trình này.
Trên cấp độ toàn cầu, ngay sau Chiến tranh thế giới II, Liên hiệp quốc
và hàng loạt các tổ chức chuyên môn của Liên hiệp quốc, trong đó gồm nhiều
thiết chế thuộc hệ thống Bretton Woods (đặc biệt là Quỹ Tiền tệ quốc tế và
Ngân hàng Thế giới) ra đời với số lượng thành viên gia nhập ngày một nhiều
hơn, bao quát hầu hết các nước trên thế giới. Đây là một tổ chức hợp tác toàn
diện, bao quát hầu hết mọi lĩnh vực và có quy mơ tồn cầu. Trong một số lĩnh
vực, Liên hiệp quốc đã có sự phát triển vượt lên trên sự hợp tác thơng thường
và có thể nói đã đạt đến trình độ ban đầu của hội nhập (lĩnh vực chính trị - an
ninh, lĩnh vực nhân quyền, lĩnh vực tài chính). Trong lĩnh vực thương mại,
tiến trình hội nhập toàn cầu được thúc đẩy với việc ra đời của một định chế đa
phương đặc biệt quan trọng, đó Hiệp định chung về Thương mại và Thuế
quan (GATT), sau đó được nối tiếp bằng Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) kể từ năm 1995. Hiện nay, 153 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia
với tư cách thành viên chính thức của Tổ chức này, khoảng 30 quốc gia khác


9
đang trong quá trình đàm phán gia nhập. Trong hơn một thập kỷ qua, WTO
đã phát triển mạnh mẽ hệ thống “luật chơi” về thương mại quốc tế, bao quát
hầu hết các lĩnh vực của quan hệ kinh tế giữa các thành viên như hàng hóa,
dich vụ, nơng nghiệp, kiểm dịch động thực vật, dệt may, hàng rào kỹ thuật,
đầu tư, sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá, trợ cấp và các biện pháp đối kháng,
các biện pháp tự vệ, xác định giá trị tính thuế hải quan, giám định hàng hóa,

quy tắc xuất xứ, quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp… Các quy định cơ
bản của WTO trở thành nền tảng của tất cả các thỏa thuận kinh tế khu vực hay
song phương trên thế giới hiện nay. Vòng đàm phán Doha, bắt đầu từ hơn
mười năm trước, đang tiếp tục mở rộng và củng cố các quy định của WTO
theo hướng tự do hóa hơn nữa.
Ở cấp độ khu vực, quá trình hội nhập phát triển rất nhanh trong những
thập niên 1960 và 1970, đặc biệt “nở rộ” từ thập niên 1990 trở lại đây. Hàng
loạt tổ chức/thể chế khu vực đã ra đời ở khắp các châu lục. Hầu như không
một khu vực nào trên thế giới hiện nay khơng có các tổ chức/thể chế khu vực
của riêng mình. Các tổ chức/thể chế khu vực về chính trị - an ninh và đặc biệt
là kinh tế, chiếm nhiều nhất. Chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế, tính đến giữa
tháng 5/2011 có 489 hiệp định về mậu dịch khu vực (RTAs) giữa các thành
viên của WTO đã được thông báo cho Ban Thư ký WTO, trong đó 90% là các
thỏa thuận mậu dịch tự do (FTAs) và 10% là các liên minh thuế quan (CU).
Bên cạnh đó, có tới hàng trăm RTAs đang trong quá trình đàm phán hoặc
chuẩn bị đàm phán. Nhiều tổ chức/thể chế liên kết kinh tế liên khu vực được
hình thành, ví dụ như APEC, ASEM, ASEAN với các đối tác ngoài khu vực
chẳng hạn như Mỹ và EU (dưới dạng các PCA và FTA), EU với một số tổ
chức/thể chế hoặc quốc gia ở các khu vực khác…  
Bên cạnh các cấp độ tồn cầu và khu vực, q trình hội nhập giữa các
nước còn được điều tiết bởi các hiệp định liên kết song phương, dưới dạng
hiệp ước liên minh (chính trị, an ninh, quốc phịng), hiệp định đối tác toàn


10
diện, hiệp định đối tác chiến lược, hiệp định kinh tế - thương mại (BFTA,
BCU…). Từ cuối thập niên 1990 trở lại đây, xu hướng ký kết các hiệp định
đối tác chiến lược và hiệp định mậu dịch tự do (BFTA) phát triển đặc biệt
mạnh mẽ. Hầu hết các nước đều đã ký hoặc đang trong quá trình đàm phán
các BFTA. Thậm chí, có nước hiện đã ký hoặc đàm phán tới hàng chục hiệp

định BFTA (Singapore, Thái Lan, Nhật, Úc…). Điều này được lý giải chủ yếu
bởi bế tắc của vòng đàm phán Doha và những ưu thế của BFTA so với các
hiệp định đa phương (dễ đàm phán và nhanh đạt được hơn; việc thực hiện
cũng thuận lợi hơn).
Về phạm vi lĩnh vực và mức độ hội nhập, xem xét các thỏa thuận liên
kết khu vực và song phương trong thời gian gần đây, có thể thấy rất rõ rằng
các lĩnh vực hội nhập ngày càng được mở rộng hơn. Bên cạnh xu hướng đẩy
mạnh hội nhập kinh tế, các nước cũng quan tâm thúc đẩy hội nhập trong các
lĩnh vực khác, đặc biệt là chính trị - an ninh và văn hóa - xã hội. Tiến trình hội
nhập toàn diện trong EU đã đạt đến mức cao, biến tổ chức này trở thành một
thực thể gần giống như một nhà nước liên bang. ASEAN cũng đang tiến hành
mở rộng và làm sâu sắc tiến trình hội nhập khu vực một cách tồn diện hơn
thơng qua xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột Cộng đồng Chính
trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. Hàng loạt
các hiệp định đối tác toàn diện hay đối tác chiến lược song phương được ký
kết gần đây bao quát khá toàn diện các lĩnh vực hợp tác và liên kết giữa các
bên. Nếu chỉ xét riêng về mặt kinh tế, thì các thỏa thuận gần đây, chẳng hạn
như Hiệp định Mậu dịch tự do ASEAN – Úc – New Zealand, Hiệp định Mậu
dịch tự do Mỹ - Singapore, Hiệp định Mậu dịch tự do Hàn Quốc - Singapore,
Hiệp định Mậu dịch tự do Nhậ - Singapore, chứa đựng hầu hết các lĩnh vực và
do vậy vượt xa so với các hiệp định FTA truyền thống. Nhìn chung, các hiệp
định FTA mới tồn diện hơn và bao hàm cả những lĩnh vực “nhạy cảm” (ví
dụ như mua sắm chính phủ, cạnh tranh, lao động, môi trường, hàng rào kỹ


11
thuật) thường không được đề cập trong hầu hết các hiệp định FTA ký trước
đây. Bên cạnh đó, các hiệp định FTA mới đưa ra các quy định về tự do hóa
triệt để hơn, thể hiện mức độ hội nhập cao hơn. Ví dụ, trong lĩnh vực hàng
hóa, cắt giảm thuế quan mạnh hơn và sớm đưa về 0%, hạn chế tối đa số lượng

các sản phẩm loại trừ.
Rõ ràng, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế lớn và một đặc trưng
quan trọng của thế giới hiện nay. Khơng ít người khẳng định rằng chúng ta
đang sống trong thời đại tồn cầu hóa. Nói một cách khác, thời đại hội nhập
toàn cầu. Xu thế này chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế và làm thay đổi to lớn
cấu trúc của hệ thống thế giới cũng như bản thân các chủ thể và mối quan hệ
giữa chúng.
Trong xu thế tồn cầu hóa thì q trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
là một tất yếu khách quan và đây cũng là một lựa chọn chính sách đúng đắn,
phù hợp với thực tế của Đảng và Nhà nước ta trong những năm vừa qua. Quá
trình này tác động đến tất cả các vùng miền trên cả nước, tác động đến tất cả
các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đất nước và cả đến đội ngũ cán bộ,
công chức nước ta.
1.2. Tác động của hội nhập quốc tế đến công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln khẳng định vai trò quan trọng
của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Người cho rằng: “Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc”; “Cán bộ quyết định mọi công việc”; “Công việc thành
công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”; “Có cán bộ tốt thì việc gì
cũng xong”. Song, trong khi khẳng định vai trò quan trọng của đạo đức cách
mạng, lập trường giai cấp, ý thức chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng hề
xem nhẹ vấn đề năng lực chuyên môn của người cán bộ. Người nhiều lần
nhấn mạnh là cán bộ chính trị cũng phải học chun mơn, khơng có chun
mơn khơng thể lãnh đạo được. Do vậy, trong suốt cuộc đời hoạt động của


12
mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng cơng tác huấn luyện, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ.
Trong xu thế hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay thì những chỉ bảo

của Bác về việc phải xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng,
vừa chuyên” vẫn cịn ngun giá trị. Và cịn bởi, q trình hội nhập quốc tế
thôi thúc mỗi cán bộ công chức phải khơng ngừng học tập, rèn luyện để nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học... nếu không thì sẽ
vuột mất thời cơ hoặc là khơng vượt qua được thách thức. Cụ thể:
Thứ nhất, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền
khoa học công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục - đào tạo và nghiên cứu
khoa học với các nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp
nước ngồi và chuyển giao cơng nghệ từ các nước tiên tiến.
Thứ hai, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước
tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế.
Thứ ba, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá
cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngồi, từ đó
có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngồi nước.
Thứ tư, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm
bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính
sách phát triển phù hợp cho đất nước.
Thứ năm, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng
tới xây dựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền.
Nếu cán bộ, công chức không chủ động học tập nâng cao trình độ thì
rất khó tiếp cận, học tập, tiếp thu cơng nghệ mới, khó tiếp cận nguồn vốn, thị
trường, tìm kiếm việc làm, hoạch định chính sách, khó lãnh đạo hiệu quả
được. Nếu Đảng, Nhà nước ta không quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp thì q trình
hội nhập của chúng ta khó thành cơng.


13
Trước địi hỏi đó của q trình hội nhập quốc tế, Bình Phước khơng

phải là một ngoại lệ và việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
tỉnh Bình Phước nói chung và Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình
Phước nói riêng được xem là nhân tố quyết định sự thành cơng trong q trình
phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay.
2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC

2.1. Khái quát về huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước và đội ngũ
cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân huyện
Bù Gia Mập là một huyện thuộc tỉnh Bình Phước, được thành lập vào
ngày 11 tháng 8 năm 2009 theo nghị quyết số 35-NQ/CP của Chính phủ và
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 11 năm 2009, trên cơ sở phần
còn lại của huyện Phước Long cũ, nằm cách thị xã Đồng Xoài khoảng 65 km.
Huyện Bù Gia Mập nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi cao
nguyên và vùng đồng bằng, có vị trí chiếm lược vơ cùng quan trọng cả về
kinh tế, chính trị và an ninh quốc phịng.
Ranh giới của huyện như sau:
Phía Đơng giáp huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nơng và huyện Bù Đăng,
tỉnh Bình Phước.
Phía Tây giáp huyện Hớn Quản, huyện Lộc Ninh và huyện Bù Đốp.
Phía Nam giáp thị xã Phước Long và huyện Phú Riềng.
Phía Bắc giáp Campuchia.
Huyện Bù Gia Mập nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới
cận xích đạo gió mùa với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ. Nhiệt độ bình
qn trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 26,2°C.
Đất ở huyện Bù Gia Mập rất màu mỡ, có khả năng thích nghi đối với
nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp như: cao su, cà phê,
điều và tiêu, là vựa cao su, cây điều lớn nhất của tỉnh Bình Phước.



14
Huyện có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 8 xã: Bình Thắng, Bù
Gia Mập, Đa Kia, Đắk Ơ, Đức Hạnh, Phú Nghĩa, Phú Văn, Phước Minh.
Từ ngày 11 tháng 5 năm 2015, 10 xã: Phú Riềng, Phú Trung, Bù Nho,
Long Tân, Long Bình, Long Hà, Long Hưng, Phước Tân, Bình Tân, Bình Sơn
được tách ra để thành lập huyện Phú Riềng.
Theo Nghị quyết 01/NQ-HĐND ngày 6 tháng 8 năm 2012, Hội đồng
Nhân dân tỉnh Bình Phước đã thơng qua phương án thành lập thị trấn Phú
Hưng thuộc huyện Bù Gia Mập trên cơ sở tách 3.192ha diện tích tự nhiên,
4.377 nhân khẩu của xã Phú Nghĩa.
Bù Gia Mập có nhiều thành phần dân tộc khác nhau sinh sống với 20
dân tộc anh em. Dân tộc ít người chiếm khoảng 21,6%, đa số là người Stiêng,
một số ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày,... vì thế Bù Gia Mập có nhiều nét
văn hóa của người Xtiêng. Riêng đối với người Xtiêng, họ vốn là dân tộc bản
địa trên địa bàn huyện, có nét văn hóa riêng và cịn giữ được nhiều nét văn
hóa truyền thống.
Trên địa bàn huyện có khoảng 48 cơ sở tơn giáo, có ba tơn giáo chính
là Công giáo (chiếm hơn 13% dân số), Phật giáo (chiếm khoảng 11% dân số),
Tin Lành (chiếm khoảng gần 10% dân số). Ngồi ra cịn một số ít người theo
các tơn giáo khác như Cao Đài, Hòa Hảo, Đạo Hồi…
Cơ cấu tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị huyện Bù Gia Mập, tỉnh
Bình Phước hiện nay gồm có Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị - xã hội.
Tổng số cán bộ, cơng chức, viên chức và người lao động Ủy ban nhân
dân huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước hiện có 102 người/102 biên chế
được giao, trong đó có 36 cán bộ nữ, 67 đảng viên, 10 cán bộ người dân tộc
thiểu số. Về ngạch cơng chức, có: 04 Chun viên chính, 76 Chuyên viên, 20
Cán sự và tương đương, 02 Nhân viên.
Về trình độ chun mơn: 0 tiến sĩ , thạc sĩ 01 người, đại học 79 người,
cao đẳng 09 người, trung cấp 13 người, sơ cấp 0; về trình độ lý luận chính trị:



15
cao cấp: 22 người, cử nhân: 0, trung cấp 09 người, sơ cấp: 18 người. Về trình
độ Tin học: trung cấp trở lên 2 người, chứng chỉ: 82 người. Về trình độ ngoại
ngữ: 0 Đại học, chứng chỉ A, B, C: 73 người, chứng chỉ tiếng dân tộc: 28
người.
Nhìn chung về cơ cấu tổ chức bộ máy, cán bộ của Ủy ban nhân dân
huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước trong thời gian qua kịp thời được củng
cố và tăng cường, đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà nước, nhu cầu phục vụ
cho nhân dân ở địa phương; phù hợp với các quy định của cấp trên, góp phần
quan trọng vào việc hồn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, thúc đẩy
nền kinh tế - xã hội phát triển ổn định, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa
bàn huyện và tỉnh.
2.2. Những kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước thời
gian qua
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh, Thường trực huyện
ủy, Ủy ban nhân dân huyện, trong thời gian qua công tác tổ chức, cán bộ
Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đã đạt được những
kết quả tích cực, tổ chức bộ máy được củng cố và tăng cường; đội ngũ cán
bộ công chức, viên chức ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất
lượng; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp
vụ và kiến thức quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
của Ủy ban nhân dân huyện được quan tâm chú trọng; việc quy hoạch, luân
chuyển cán bộ được thực hiện thường xuyên hàng năm; công tác tiếp nhận,
tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ được thực hiện đúng quy định; chế độ chính
sách đối với cán bộ cơng chức, viên chức được đảm bảo; đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức của Ủy ban nhân dân huyện có năng lực cơng tác,
phẩm chất đạo đức, khắc phục khó khăn, an tâm cơng tác và hồn thành

nhiệm vụ được giao.


16
Nhận thức đúng đắn và xác định rõ tầm quan trọng của cán bộ và công
tác cán bộ trong thời kỳ mới, Lãnh đạo huyện luôn quan tâm chăm lo, xây
dựng và phát triển đội ngũ công chức đảm bảo về số lượng, cơ cấu, đáp ứng
cơ bản nhu cầu ngày càng cao của nền cơng vụ; có phẩm chất đạo đức, có
năng lực, trình độ chun mơn vững vàng; có kỹ năng hành chính, có kiến
thức xã hội, trình độ tiếp cận khoa học công nghệ quản lý tiên tiến, có tinh
thần trách nhiệm, cơng tâm, liêm khiết, tận tụy với công việc; kiên định mục
tiêu của Đảng: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; suốt đời phụng
sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Việc đánh giá, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ đảm bảo nguyên tắc tập
trung dân chủ. Công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ được chú trọng. Công tác
luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thường xuyên được quan tâm và đạt
được kết quả đáng khích lệ. Đến nay, về cơ bản đội ngũ công chức của Ủy ban
nhân dân huyện có số lượng và chất lượng tương đối ổn định; trẻ hóa được
một bước đội ngũ cơng chức, đảng viên; về nhận thức, trình độ các mặt
chun mơn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, năng lực công tác của cán bộ,
đảng viên được nâng lên, đáp ứng yêu cầu chung về tiêu chuẩn đối với các vị
trí việc làm, chức danh của cơng chức.
Thời gian qua, huyện luôn quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức về chuyên môn, nghiệp vụ,
kiến thức quản lý nhà nước và Tin học, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cơng
chức, viên chức có đủ năng lực và trình độ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ.
Kết quả từ tháng 01/2010 đến nay Ủy ban nhân dân huyện đã cử 03
trường hợp đào tạo cao học, 16 công chức đào tạo Cao cấp lý luận chính
trị; 06 cơng chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính; 02 trường hợp bồi

dưỡng chương trình chuyên viên cao cấp; 09 trường hợp bồi dưỡng
chương trình chun viên chính; 37 trường hợp bồi dưỡng chương trình


17
chuyên viên; cử 19 trường hợp bồi dưỡng tin học; 08 trường hợp bồi
dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh; 03 trường hợp bồi dưỡng kiến thức
quốc phòng đối tượng 2; 06 trường hợp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng
đối tượng 3.
Ngoài ra, từ năm 2014 đến nay, Ủy ban nhân dân huyện còn tạo điều
kiện cho 12 trường hợp học chuyên môn, quản lý nhà nước; Bồi dưỡng
chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và lãnh đạo quản lý cho 28 trường hợp, trong
đó, chun viên chính: 07, chun viên: 08, Cao cấp chính trị: 07, bồi dưỡng
kỹ năng nghiệp vụ: 06.
Với kết quả đào tạo, bồi dưỡng nêu trên đã góp phần từng bước chuẩn
hóa đội ngũ cơng chức; sau khi được đào tạo, bồi dưỡng đa số công chức đã
phát huy tốt năng lực cơng tác và hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy
nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng của Ủy ban nhân dân huyện cũng có những
hạn chế, đó là: ý thức tự học tập bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức của
công chức chưa cao; số có trình độ trên đại học cịn ít, chưa gắn đào tạo với
quy hoạch và sử dụng công chức.
2.3. Những hạn chế
- Công tác quy hoạch, đào tạo chưa được quan tâm thường xuyên và
chú trọng đúng mức, chưa thật sự bám sát với kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban
nhân dân tỉnh đã ban hành. Nhất là việc đào tạo trình độ sau đại học gắn với
vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch và chức danh quy hoạch; đào tạo nâng cao
trình độ ngoại ngữ để đủ điều kiện cử đi học ở nước ngoài.
- Kinh phí bố trí cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cịn hạn chế, chưa đáp
ứng được u cầu cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực
ở địa phương.

- Vai trò phối hợp, triển khai thực hiện của các cơ quan có liên quan
đến việc quản lý, triển khai thực hiện các chương trình chưa được thường


18
xuyên, dẫn đến việc theo dõi, đánh giá kết quả cũng như kịp thời, đề ra các
giải pháp thực hiện các chỉ tiêu chưa đạt hiệu quả cao nhất.
- Khối lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở địa phương lớn, biên
chế còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của
địa phương.
3. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH
PHƯỚC TRONG THỜI GIAN ĐẾN

3.1. Mục tiêu
Mục tiêu phát triển nhân lực của huyện là xây dựng đội ngũ cơng chức
đủ số lượng, cơ cấu hợp lý; có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị
vững vàng; có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, có năng lực, có tính chun
nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân và các tổ chức, đáp ứng yêu cầu phát
triển của huyện nói riêng, tỉnh Bình Phước nói chung; góp phần vào sự phát
triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và đáp ứng những địi hỏi mới của q
trình hội nhập quốc tế.
Tiếp tục đổi mới, triển khai đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, thực
hiện công khai, minh bạch, khách quan, tồn diện và cơng tâm trong quản lý,
đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách cán bộ.
Chỉ tiêu cụ thể đến cuối năm 2017:
- 100% công chức được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn ngạch, chức danh
theo quy định.
- 100% công chức quy hoạch vào chức danh lãnh đạo quản lý của huyện

có trình độ chun mơn đại học; trình độ lý luận chính trị cao cấp; biết sử
dụng vi tính, biết ít nhất một ngoại ngữ trình độ B; 100% công chức dưới 45
tuổi thuộc diện quy hoạch phải có trình độ đại học chun ngành và tốt nghiệp
cao cấp lý luận chính trị.


19
- 95% công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp Trưởng, Phó
phịng trở lên được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định; 90%
Trưởng, Phó phịng được đào tạo trước khi bổ nhiệm.
- 70% đến 80% công chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu
hàng năm theo Nghị định 18/2010/NĐ-CP.
- Thực hiện điều động, luân chuyển từ 2 - 3 vị trí chức vụ Trưởng, Phó phịng.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
3.2.1. Trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng
Cùng với chuyển động của cả nước, tỉnh cũng cần có chính sách
khuyến khích thu hút nhân tài, đưa đi đào tạo thành những chuyên gia trên các
lĩnh vực, góp phần đưa huyện, tỉnh nói riêng và cả nước nói chung hội nhập
với thế giới.
Nhà nước và tỉnh cần tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực đào tạo nguồn nhân lực, thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở
nước ngoài, nhằm tiếp thu khoa học công nghệ, phương pháp quản lý của các
nước tiên tiến trên thế giới và có chế độ chính sách ưu tiên hỗ trợ tồn bộ kinh
phí đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khu vực miền núi, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số của tỉnh.
Đầu tư kinh phí, thường xun tổ chức các khố tập huấn để bồi dưỡng,
nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức
cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
3.2.2. Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt chiến lược cán bộ, tăng

cường sự lãnh đạo của huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đối với công tác
cán bộ
Tiếp tục quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện chiến lược cán bộ theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa
XI, XII) và Nghị quyết Đại hội XII, coi đây là một trong những nhiệm vụ



×