Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng, công thức và công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông (p orratus) và tôm hùm xanh (p homarus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 167 trang )

Trờng ĐH Nha Trang






Báo cáo tổng hợp đề tài:

Nghiên cứu nhu cầu dinh dỡng, công thức và
công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi
tôm hùm bông (P.orratus) và tôm hùm xanh
(P.homarus)


Chủ nhiệm đề tài: Lại Văn Hùng









8603

Nha trang 2010















PHẦN 2
NỘI DUNG CHÍNH








1

MỞ ĐẦU
Tôm hùm bông (Panulirus ornatus) và tôm hùm xanh (Panulirus
homarus) là những đối tượng có giá trị kinh tế cao, rất thích hợp cho nuôi
thủy sản, vì chúng có thời gian biến thái ấu trùng ngắn và tốc độ tăng trưởng
nhanh [19], [34]. Đây là những loài đang được nghiên cứu và nuôi nhiều ở
các nước trên thế giới như: New Zealand, Nhật Bản, Việt Nam, Úc,
Philippines, Ấn Độ, Singapore và Đài Loan [16], [70], [

73], [77]. Ở Việt
Nam, nghề nuôi tôm hùm bắt đầu từ năm 1992, đến nay nghề nuôi tôm hùm
lồng đang phát triển mạnh, số lượng lồng đã tăng lên đáng kể, năm 1999 là
7.289 lồng, năm 2000 tăng lên 17.216 lồng, năm 2005 số lồng nuôi là 43.516
lồng (trong đó có 3.061 lồng ương tôm giống), với sản lượng 1.795 tấn và
năm 2007 đã tăng lên 52.696 lồng với giá trị tôm thương phẩ
m là 65 triệu
USD [1], [52]. Trong nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam, cá tạp, cua, sò nhỏ
được xem là nguồn thức ăn chủ yếu. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn thức ăn
này có những bất lợi như: gây ô nhiễm môi trường, cạnh tranh nguồn cá tạp
với các mục đích sử dụng khác: thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia
súc, gia cầm người nuôi không chủ động nguồn thức ăn nh
ất là mùa mưa
bão [74]. Bên cạnh đó là hiện tượng bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh
nguy hiểm như tôm sữa, đen mang, vi khuẩn mà nguyên nhân ban đầu có thể
là do chất lượng thức ăn kém. Những bệnh này đã gây ra thiệt hại lớn cho
người nuôi tôm hùm trong các năm 2006, 2007 và 2008.
Để khắc phục tình trạng trên, hướng nghiên cứu sản xuất thức ăn tổng
hợp dạng viên để nuôi tôm hùm bằ
ng lồng là rất cần thiết. Tuy nhiên, những
thông tin về nhu cầu dinh dưỡng và những nghiên cứu về thức ăn tổng hợp
dạng viên cho tôm hùm hiện nay còn hạn chế. Một số công trình nghiên cứu
nhằm phát triển thức ăn tổng hợp dạng viên cho tôm hùm để thay thế cho
nguồn thức ăn cá tạp đang sử dụng đã được thực hiện bởi một số tác giả như:
2

Smith, Williams, Mai Như Thủy trên tôm hùm bông P. ornatus. Những
nghiên cứu này tập trung vào nhu cầu dinh dưỡng cho tôm hùm như: nhu cầu
protein, lipid, sterol, cholesterol, lecithin, astaxanthin,… và xác lập công thức
thức ăn cũng như tính ổn định của thức ăn trong môi trường nước [8], [69],

[70], [77], [78]. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên cũng mới chỉ ở phạm vi thí
nghiệm và chủ yếu được tiến hành trên tôm hùm giai đoạn giố
ng. Do đó, rất
cần những nghiên cứu sâu hơn về nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm ở cả giai
đoạn giống cũng như nuôi thương phẩm nhằm nhanh chóng hoàn thiện công
thức thức ăn cũng như công nghệ sản xuất thức ăn cho các đối tượng này.
Từ thực tiễn trên, được sự phê duyệt của Bộ Khoa học và Công nghệ,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhu cầ
u dinh dưỡng, công thức và
công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông (Panulirus
ornatus) và tôm hùm xanh (Panulirus homarus)”.
Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu chung: Xây dựng được qui trình công nghệ sản xuất thức ăn
công nghiệp nuôi tôm hùm.
Mục tiêu cụ thể:
• Xác định được nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm bông (P. ornatus) và tôm
hùm xanh (P. homarus) các giai đoạn phát triển.
• Tính toán được công thức thức ăn cho giai đoạn tôm giống và tôm thương
phẩm của tôm hùm bông và tôm hùm xanh.
• Xây dựng được qui trình công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm
hùm hệ số thức ăn từ 3.0 - 3.5, giá thành thức ăn được thị trường chấp
nhận, góp phần phát triển nghề ương và nuôi tôm hùm bền vững, phục vụ
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung những thông tin mới
về nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm bông và tôm hùm xanh. Mở ra triển
vọng sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm, góp phần hạn chế rủi ro

cho người nuôi, bảo vệ môi trường, phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững
tại Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu của đề tài:
1.
Nội dung 1: Nghiên cứu xác định tỷ lệ protein/lipid tối ưu trong thức ăn
cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh.
2. Nội dung 2: Nghiên cứu xác định nhu cầu acid béo không no:
Decosahexaenoic acid (DHA), Eicosapentaenoic (EPA) và tỷ lệ dầu
mực/dầu đậu nành trong thức ăn.
3. Nội dung 3: Nghiên cứu xác định hàm lượng cholesterol và astaxanthin tối
ưu trong thức ăn.
4. Nội dung 4: Nghiên cứu nhu cầu một số chất bổ sung trong thức ăn cho
tôm hùm bông và tôm hùm xanh.

5. Nội dung 5: Nghiên cứu công thức thức ăn cho tôm hùm bông và tôm
hùm xanh giai đoạn giống và giai đoạn thương phẩm.
6. Nội dung 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kết dính, kích thước thức ăn
cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh.
7. Nội dung 7: Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ sản xuất thức ăn
công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh giai đoạn giống và
thương phẩm.
8. Nội dung 8: Thử
nghiệm nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh bằng thức
ăn viên.


4

Chương 1 - TỔNG QUAN
1.1 Tình hình nuôi tôm hùm trên thế giới và trong nước

1.1.1 Tình hình nuôi tôm hùm trên thế giới
Nghề nuôi tôm hùm thương phẩm trên thế giới xuất hiện tương đối sớm
ở Bắc Mỹ, Úc, New Zealand và các nước Đông Nam Á, nhưng thực sự phát
triển từ khoảng năm 1984 trở lại đây.
Tại Úc, nguồn lợi tôm hùm (nuôi và khai thác tự nhiên) giữ vai trò
quan trọng đối với nghề cá quốc gia này. Hàng năm lợi nhuận thu
được từ
tôm hùm có thể đạt được 450 triệu đô la Úc [69]. Loài tôm hùm Jasus
edwardsii là đối tượng có giá trị kinh tế cao thứ hai đảo quốc Tasmania (phía
Đông Nam Úc). Hàng năm mang lại cho đảo quốc này 40 triệu đô la Úc. Ở
New Zealand nuôi tôm hùm cũng mang lại lợi nhuận đáng kể cho nước này.
Hàng năm New Zealand xuất khẩu đạt trên 100 triệu đô la New Zealand từ
tôm hùm.
Ở các nước Đông Nam Á, một số trại thử nghiệm nuôi tôm hùm đã
được
thiết lập từ những năm 1970 và đến những năm 1990 thì nghề nuôi tôm hùm
phát triển mạnh. Những loài tôm hùm được nuôi chủ yếu là Panulirus ornatus,
P. longipes. Ở Philippines, những trại thử nghiệm nuôi tôm hùm đã được thiết
lập từ những năm 1970 đến những năm cuối của thập kỉ 1980 và những năm
đầu thập kỷ 1990 thì nghề nuôi thương phẩm mới phát triển. Những loài được
nuôi ch
ủ yếu ở đây là P. ornatus, P. longipes, P. vesicolor. Ở Đài Loan, tôm
hùm giống đã được tiến hành nuôi trong bể 200 m
3
, cỡ giống thả trung bình là
25 g/con, sau 6 tháng nuôi tôm đạt 330 g, tỷ lệ sống đạt 80%, thức ăn cho tôm
hùm là bào ngư, vẹm, cua và mực [25], [64].

5


Phillips & Kittaka cho rằng, loài P. homarus được cắt mắt cho tốc độ
tăng trưởng về khối lượng gấp 3 - 7 lần tôm không cắt mắt và tỷ lệ sống cao
hơn (70%), nhưng những con tôm này tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn 50 -
96% và hệ số chuyển đổi thức ăn cũng có thể giảm một nửa. Tuy nhiên,
những con tôm bị cắt cả hai mắt bị thay đổi về hình thái ngoài (chỗ v
ết cắt
phát triển lồi ra), tập tính (trở nên hung dữ hơn). Tôm được nuôi chung trong
một đàn tăng trưởng nhanh hơn so với nuôi riêng lẻ từng con mà tỷ lệ sống và
năng suất có thể tương đương hoặc cao hơn [60]. Trong khi loài tôm hùm
bông P. ornatus bị cắt cả hai mắt thì rất nhạy cảm với chất lượng nước và dễ
bị chết, những con bị cắt cả hai m
ắt hiệu quả chuyển đổi thức ăn cao hơn so
với những con cắt một mắt hoặc không cắt mắt, tuy nhiên những con bị cắt
một mắt lại cho tỷ lệ sống, tăng trưởng và năng suất cao hơn so với những
con không cắt mắt.
1.1.2 Tình hình nuôi tôm hùm tại Việt Nam
Ở nước ta, nghề nuôi tôm hùm bắt đầu từ năm 1992, đến nay nghề nuôi
tôm hùm lồng đang phát triể
n mạnh, số lượng lồng đã tăng lên đáng kể, năm
1999 là 7.289 lồng, năm 2000 tăng lên 17.216 lồng, năm 2005 số lồng nuôi là
43.516 lồng, với sản lượng 1.795 tấn. Năm 2007 đã tăng lên 52.696 lồng với
diện tích nuôi 11.529 ha và giá trị tôm hùm nuôi đạt 65 triệu USD [1], [52].
Nguồn giống tôm hùm cung cấp cho nghề nuôi ở nước ta được thu gom
hoàn toàn từ tự nhiên, nguồn thức ăn chủ yế
u của tôm hùm là các loài thủy
hải sản có giá trị thấp như cá tạp, cua, sò nhỏ và kỹ thuật nuôi chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm của người dân. Mặc dù đã có một số tác giả trong nước
nghiên cứu về tôm hùm như: Hồ Thu Cúc, Nguyễn Thị Bích Thuý, Mai Như
Thuỷ và Lại Văn Hùng, các kết quả nghiên cứu này đã góp phần phát triển kỹ
thuật nuôi cho người dân và các nhà quản lý, nhưng những thông tin này vẫn

chưa
đáp ứng được yêu cầu cho việc phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững
6

[3], [4], [8], [9], [10]. Việc sử dụng thức ăn tươi có những bất lợi như hệ số
chuyển đổi thức ăn cao, gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh dễ bùng phát, bệnh
tôm hùm bùng phát trên diện rộng (cuối năm 2006, đầu năm 2007), gây thiệt
hại lớn về kinh tế. Chỉ tính riêng ở Cam Ranh (Khánh Hoà) số tôm hùm chết
lên tới 600.000 – 800.000 con, thiệ
t hại ước tính 300 – 350 tỷ đồng, bên cạnh
đó khai thác tôm giống bừa bãi phục vụ cho nghề nuôi làm nguồn lợi tôm hùm
cạn kiệt. Ngoài ra, sử dụng cá tạp làm thức ăn cho tôm hùm còn cạnh tranh với
các mục đích sử dụng khác như: thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc,
gia cầm người nuôi không chủ động nguồn thức ăn nhất là mùa mưa bão
[74].
Để khắc phục tình trạng trên, hướng nghiên c
ứu sản xuất thức ăn tổng
hợp dạng viên cho nuôi lồng là rất cần thiết [5].
1.2 Những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm
1.2.1 Nhu cầu protein
Protein là thành phần dinh dưỡng không thể thay thế, rất cần thiết cho
sự phát triển và duy trì hoạt động sống của động vật nói chung và giáp xác nói
riêng. Đặc biệt đối với tôm hùm, những loài có kích thước lớn các nhà nghiên
cứu đã đưa ra các m
ức protein tối ưu khác nhau. Đối với tôm hùm châu Mỹ
(Homarus americanus) mức protein được đề xuất là: 60%, 53%, 30,5%.
Glencross et al nghiên cứu trên tôm hùm P. cygnus với 6 mức protein thô
khác khác nhau 30, 35, 40, 45, 50, 55% cho thấy tôm tăng trưởng nhanh hơn
với thức ăn có hàm lượng protein 50 và 55%, tuy nhiên thức ăn là vẹm xanh
lại cho kết quả cao nhất [20], [26], [37], [43].

Kết quả nghiên cứu của Smith et al về ảnh hưởng củ
a lượng protein và
lipid trong thức ăn cho tôm hùm bông (Panulirus ornatus) cho thấy với hàm
lượng lipid 6% và 10% ứng với các mức protein: 30, 35, 40, 45, 50, 55% thì
7

tốc độ tăng trưởng của tôm có tương quan thuận với hàm lượng protein có
trong thức ăn. Ở mức lipid 6%, hàm lượng protein thích hợp cho tôm hùm
bông giai đoạn giống là 474 g protein/kg thức ăn. Ở mức lipid 10%, hàm
lượng protein tối ưu cho tăng trưởng của tôm hùm bông là 533 g/kg thức ăn
[70]. Lại Văn Hùng cho rằng, có thể nuôi tôm hùm bông từ giai đoạn giống
đến cỡ thương phẩm bằng thức ăn viên có hàm lượng protein từ
46,78 –
50,78%, tuy nhiên thức ăn viên cho tốc độ tăng trưởng vẫn chậm hơn so với
thức ăn là cá tạp [4].
Smith et al thử nghiệm các mức protein từ 33 – 61% làm thức ăn cho
tôm hùm bông P. ornatus thấy rằng, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn
so với cho tôm ăn bằng vẹm xanh và càng tăng mức protein trong thức ăn thì
tốc độ tăng trưởng của tôm càng tăng, tuy nhiên t
ỷ lệ sống cao và ổn định (79
– 84%) lại nằm ở các nghiệm thức có mức protein lần lượt là 40, 47 và 60%.
[70]. Tác giả cũng kết luận, nhu cầu protein cho tôm hùm bông giai đoạn
giống là trên 60 % khi sử dụng thức ăn viên [69].
1.2.2 Nhu cầu lipid và acid béo
1.2.2.1 Nhu cầu lipid tổng số
Ngoài chức năng là nguồn cung cấp năng lượng, lipid còn giữ vai trò là
chất vận chuyển các vitamin tan trong chất béo, là nguồn cung cấp
phospholipid, cholesterol và sterol tham gia vào quá trình sinh tổng h
ợp màng
tế bào. Các thí nghiệm về nhu cầu lipid trên tôm hùm bông P. ornatus cũng đã

được thực hiện bởi một số tác giả, Smith et al báo cáo rằng ở cùng mức
protein thì hàm lượng lipid trong thức ăn từ 6 – 10% cho kết quả tăng trưởng
tốt nhất, trong khi Mai Như Thủy lại cho rằng mức lipid 8% lại có xu hướng
tăng trưởng tốt hơn 12% [8], [70]. Trong nghiên cứu của mình, Lại Văn Hùng
cho bi
ết mức lipid phù hợp trong thức ăn tổng hợp cho nuôi tôm hùm thương
8

phẩm là 13% và đề xuất nên tiếp tục nghiên cứu về nhu cầu các acid béo cần
thiết và tính ổn định của thức ăn viên trong nước để làm cơ sở cho việc sản
xuất thức ăn viên cho tôm hùm. Như vậy, mức lipid trong thức ăn tổng hợp
cho tôm hùm giai đoạn giống không nên vượt quá 13% và nhỏ hơn 6% [4].
1.2.2.2 Nhu cầu acid béo
Acid béo (fatty acids – FA) gồm acid béo no (saturated fatty acids -
SFA), acid béo chưa no 1 nối đôi (monounsaturated fatty acids – MUFA) và
acid béo chưa no đa n
ối đôi (polyunsaturated fatty acids - PUFA). Các PUFA
có từ 20 nguyên tử cacbon trở lên và có ít nhất 4 nối đôi trong công thức cấu
tạo được gọi là các acid béo có mức chưa no cao (high unsaturated fatty
acids) và được ký hiệu là HUFA. Trong sinh vật, các acid béo chưa no gần
như chỉ tồn tại ở dạng cis.
Các acid béo không no có vai trò quan trọng đối với các sinh vật biển
nói chung và giáp xác nói riêng bao gồm: acid linoleic (LA-C18:2 (n-6),
C
18
H
32
O
2
), acid α-linolenic (ALA-C18:3 (n-3), C

18
H
30
O
2
), acid γ-linolenic
(GLA-C18:3 (n-6)), acid arachidonic (ARA-C20:4 (n-6), C
20
H
32
O
2
), acid
eicosapentaenoic (EPA-C20:5 (n-3), C
20
H
30
O
2
), acid docosahexaenoic (DHA-
C22:6 (n-3)). Trong các acid không no trên, EPA, DHA và ARA là các
HUFA có vai trò quan trọng đối với ấu trùng cá biển và giáp xác, đặc biệt là
giai đoạn ấu trùng.
Acid arachidonic (ARA) có phân tử lượng: 304,5. Acid arachidonic là
một n-6 HUFA có mặt trong các phospholipid, đặc biệt là phosphatidyl-
ethanolamine, phosphatidyl-choline và phosphatidyl-inositide của màng tế
bào và hiện diện với hàm lượng cao trong não. ARA là tiền chất trong việc
tạo thành các eicosanoid như các prostaglandin, thromboxane, prostacyclin và
leukotriene (thông qua các enzyme cyclo-oxygenase, lipoxygenase và
peroxidase) [42].

9

Acid eicosapentaenoic (EPA)-C20:5(n-3) có công thức hóa học
C
20
H
30
O
2
, là một n-3 HUFA, hoạt động như một tiền chất của các
prostaglandin-3 (chất ức chế sự kết hợp tiểu cầu), thromboxane-3 và
leukotriene-5 [42].
Acid docosahexaenoic (DHA)-C22:6(n-3), một n-3 HUFA khác,
thường tìm thấy trong dầu cá. Đa số các động vật có khả năng rất hạn chế tạo
nên DHA qua con đường trao đổi chất, chỉ một lượng nhỏ DHA được tạo
thành thông qua sự chuyển hóa từ acid α-linolenic. DHA là acid béo chủ yế
u
trong các phospholipid của tinh dịch, não và đặc biệt trong võng mạc. Thiếu
DHA sẽ làm cho hàm lượng hormone thần kinh serotonin trong não giảm liên
quan đến các bệnh thần kinh [42].
Zandee chỉ ra rằng tôm hùm châu Âu (Homarus gammarus) không có
khả năng sử tự tổng hợp LOA, LNA, EPA và DHA [81]. Castell và Covey
nghiên cứu chi tiết nhu cầu lipid của tôm hùm loài Homarus americanus và
thấy rằng việc sử dụng dầu cá cho kết quả tốt hơn dầu dừa và ngũ cốc. Đi
ều
này được cho rằng hàm lượng acid béo tự do trong dầu cá và các động vật này
có hàm lượng acid béo n-3 cao. Nghiên cứu xác định được hàm lượng 50 g/kg
dầu cá cho tốc độ sinh trưởng tối đa và không có khác biệt với các nghiệm
thức ở mức dầu cao hơn là 100 hay 150 g/kg [23]. Castell và Boghen cũng
báo cáo rằng các mức ARA ở H. americanus là không bị ảnh hưởng bởi sự

xuất hiện của LOA trong khẩu phần thức ăn, cho thấy các độ
ng vật này không
có khả năng trong việc kéo dài và khử bão hòa 18-C PUFA [21].
Mặc dù có những nỗ lực đáng kể trong nghiên cứu xác định nhu cầu
dinh dưỡng để phát triển thức ăn cho tôm hùm gai (Jasus sp. và Panulirus
sp.), các thông tin về nhu cầu acid béo thiết yếu trên đối tượng này vẫn còn rất
hạn chế. Mặc dù việc sản xuất mang tính thương mại của đối tượng này vẫn
còn phụ thuộc chặt chẽ vào ngu
ồn thức ăn cá tạp, các nghiên cứu để phát triển
10

thức ăn viên cho tôm hùm cũng được thực hiện. Khi việc sử dụng thức ăn
tổng hợp tăng cao, sẽ đòi hỏi xác định nhu cầu về các loại acid béo thiết yếu
của đối tượng này. Tuy nhiên, trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm,
Williams cho rằng những ứng dụng về nghiên cứu dinh dưỡng dựa trên nhu
cầu dinh dưỡng của tôm he có thể được mang lại nhiều hiệu quả
[78].
Floreto et al cho rằng n-3 HUFA và tỷ lệ n-3/ n-6 ở tôm hùm châu Mỹ
giống (Homarus americanus) thấp hơn khi mức thay thế dầu cá bởi dầu đậu
nành, liên quan đến sự kéo dài thời gian chu kỳ lột xác [36].
Trong giai đoạn phát triển phôi, acid béo không no thường được sử
dụng ở mức cao hơn so với acid béo no. Những acid béo không no phân tử
lượng thấp thường được ưu tiên sử dụng cho nhu cầu năng lượ
ng. Bởi acid
béo no không phải là acid béo thiết yếu và có thể được tổng hợp thông qua
quá trình khử bão hòa của các acid béo không no phân tử lượng thấp hoặc
HUFA [61], [62]. EPA và ARA là những thành phần quan trọng cấu trúc lên
màng tế bào và là tiền chất để tổng hợp lên các prostaglandin. DHA hiện diện
với hàm lượng cao trong trong não và võng mạc cho thấy vai trò quan trọng
của chúng đối với hệ thần kinh trung ương của giáp xác [17]. PUFA cũng

đóng vai trò quan trọ
ng đối với sự thành thục của và sinh sản của giáp xác
[55]. Alava et al cũng xác định được vai trò của HUFA trong thức ăn lên các
chỉ tiêu sinh sản và chất lượng ấu trùng của các loài tôm he như Penaeus
vannamei, P. indicus và P. chinensis [15]. Kết quả thí nghiệm của Xu et al
cho thấy hàm lượng cao của EPA và DHA trong thức ăn không những cải
thiện khả năng nở mà còn chất lượng ấu trùng các loài giáp xác [80].
Kanazawa & Koshio ch
ỉ ra rằng tôm hùm gai có thể không có khả năng
tổng hợp EPA và DHA thành cách acid béo khác. Do vậy, DHA và/hoặc EPA
là các acid béo không thay thế cho tôm hùm gai. Đặc biệt, ấu trùng giai đoạn
11

Phyllosoma của tôm hùm Panulirus cygnus và Jasus edwarsii cần hàm lượng
cao của n-3 HUFA hay DHA trong giai đoạn ăn artemia [49].
Những nghiên cứu về nhu cầu acid béo của tôm hùm còn khá hạn chế.
Zandee cho rằng tôm hùm châu Âu Homarus gammarus không có khả năng
tự tổng hợp LOA, LNA, EPA và DHA trong khi đó nghiên cứu của Castell &
Covey và D’Abramo et al với tôm hùm châu Mỹ Homarus americanus chỉ ra
rằng việc cung cấp các acid béo n-3 là thiết yếu [23], [29], [82]. Tương tự v
ậy
ARA cũng được xác định là thiết yếu với tôm hùm châu Mỹ [22]. Tuy nhiên,
nhu cầu về mặt số lượng của các acid béo này đối với tôm hùm vẫn chưa
được làm sáng tỏ [26], [49], [71]. Trong trường hợp thiếu hụt thông tin về
tôm hùm, các tham khảo về vấn đề này trên đối tượng tôm biển khác là hữu
ích. Nghiên cứu về nhu cầu acid béo trên tôm sú bởi Glencross et al kết luận
r
ằng nhu cầu acid béo thiết yếu liên quan đến cả hàm lượng lipid tổng số và tỷ
lệ của các acid béo trong thức ăn. Mức lipid tối ưu trong thức ăn là 7.5%, nhu
cầu cụ thể về LOA, LNA, EPA và DHA lần lượt là 0.9, 1.5, 0.3 và 0.3%.

Nguồn ARA trong thức ăn là không cần thiết để tôm đạt sinh trưởng và tỷ lệ
sống tối đa của tôm sú giai đoạn ấu niên, thay vì cung cấp ARA, có thể cung
cấp acid béo họ n-6 cho việc duy trì tỷ l
ệ tối ưu các acid béo n-3/n-6 ở mức
cân bằng là 2.5/1 [40], [41].
1.2.2.3 Nhu cầu cholesterol
Cholesterol là tiền chất quan trọng tổng hợp hormone sinh dục, lột xác,
hormone corticoids của vỏ tuyến thượng thận, axit mật và vitamin D ở giáp
xác [66]. Kanazawa đã chứng minh trên tôm hùm gai, cholesterol ngoại sinh
có khả năng chuyển hóa các hormones giới tính như pregesterone, 17a-
hydroxyprogesterone, androstenedione và testosterone, hay hormone lột xác
như 20-hydroxyecdysone [49]. Đối với giáp xác, cholesterol đặc biệt cần thiết
cho quá trình lột xác và có vai trò quan trọng để cải thiện tăng trưởng cũng
12

như nâng cao tỷ lệ sống [65]. Tuy vậy những nghiên cứu về nhu cầu
cholesterol của giáp xác nói chung và tôm hùm nói riêng là không nhiều và
chưa được chú trọng.
Theo Castell et al tôm hùm châu Mỹ H. americanus có tốc độ tăng
trưởng và tỷ lệ sống tốt nhất khi thức ăn được bổ sung 0,5 % (khối lượng khô)
cholesterol trong khi tôm giảm sinh trưởng ở mức bổ sung 0,2% cholesterol
[21]. Đối với tôm hùm giai đoạn nhỏ (30-50 mg), hàm lượng cholesterol thích
hợp cho sự phát triển của tôm là 0,12 – 0,19 % [29]. Theo nghiên cứu của
Kean et al tôm hùm H. americanus (120 mg/con) chết toàn bộ khi cho ăn thức
ăn không có cholesterol. Ngoài ra, tác giả cũng cho biết khi hàm lượng
cholesterol trong thức ăn vượt quá 0,25 % không làm ảnh hưởng đến tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm thí nghiệm [50]. Nhìn chung mặc dù
đã có một số nghiên cứu về nhu cầu cholesterol trên giáp xác được tiến hành,
tuy nhiên các kết quả đư
a ra là không thật rõ ràng. Chẳng hạn đối với tôm thẻ,

hàm lượng cholesterol thích hợp dao động từ 0,25% đến 1,5% trong khi với
tôm sú là 0,17 % [70], [71]. Chính vì thế rất cần có những nghiên cứu sâu hơn
về nhu cầu cholesterol của tôm hùm ở các giai đoạn phát triển khác nhau để
làm cơ sở cho sản xuất thức ăn công nghiệp cho đối tượng này.
1.2.2.4 Nhu cầu astaxanthin
Bên cạnh hình dáng và kích cỡ thì màu sắc của động vật thủ
y sản đóng
vai trò quan trọng quyết định đến giá trị của chúng trên thị trường nhất là đối
với tôm hùm. Tuy nhiên, phần lớn giáp xác không thể tự tổng hợp carotenoid
de novo, do đó chúng phải được bổ sung từ nguồn thức ăn bên ngoài [51],
[54]. Ở giáp xác và cá, astaxanthin có nhiều trong carotenoids. Chúng được
giữ dưới dạng các astaxanthin tự do hay các chuỗi astaxanthin, ở đó các phân
tử astaxanthin được kết hợp với các acid béo. Astaxanthin có nhiều chứ
c năng
ở giáp xác như vai trò trong tạo màu vỏ tôm, trong sự thành thục sinh dục,
13

trong quá trình sinh sản và trong sự phát triển của ấu trùng cũng như hậu ấu
trùng [51], [56], [57], [58], [59]. Astaxanthin cũng có vai trò như là chất
kháng sinh, duy trì khả năng miễn dịch của động vật và chống chịu lại các
stress [51], [54].
Một số nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu astaxanthin của tôm hùm
bông P. ornatus cũng đã được ti
ến hành [16], [69]. Theo Barclay et al không
có sự sai khác về tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông khi cho
ăn thức ăn có hàm lượng carotenoid dao động từ 30 đến 120 mg/kg thức ăn.
Bên cạnh đó, màu sắc của tôm cũng tăng lên khi hàm lượng carotenoid tăng
lên, mặc dù vậy tôm ăn vẹm xanh có màu sắc kém và điều này có thể liên
quan đến hàm lượng carotenoid của vẹm xanh [16]. Những kết quả
tương tự

cũng được ghi nhận trong các nghiên cứu của Crear et al; Smith et al. Các tác
giả cũng cho rằng hàm lượng astaxanthin trong thức ăn không ảnh hưởng đến
năng suất của tôm hùm, tuy nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến màu sắc vỏ tôm và
hàm lượng astaxanthin của tôm, điều này có vai trò quan trọng trong khả năng
miễn dịch của động vật và trong cạnh tranh thị trường của tôm hùm nuôi. Các
nghiên cứu cũng chỉ ra thức
ăn có hàm lượng astaxanthin 50 mg/kg thức ăn là
thích hợp cho sự tăng trưởng và màu sắc của tôm hùm bông [16], [27], [69].
1.2.3 Nhu cầu vitamin C
Trong thức ăn thủy sản, vitamin C được đánh giá là có vai trò rất quan
trọng. Thức ăn thiếu vitamin C là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh
lý như vẹo cột sống ở cá hay đen mang ở tôm. Bên cạnh đó, đa số các loài
giáp xác lại thiếu enzyme gulonolactone oxidase cầ
n thiết cho quá trình tổng
hợp vitamin C từ glucuronic acid [24], [32]. Chính vì thế vitamin C của động
vật thủy sản chủ yếu được cung cấp từ thức ăn.
Nhu cầu vitamin C trong thức ăn của tôm phụ thuộc vào loại vitamin C
sử dụng. Nhu cầu vitamin C tinh thể của tôm sú là 200 mg/kg thức ăn hoặc
14

157 mg/kg thức ăn khi sử dụng vitamin C loại L ascorby-2-sulphate hoặc 40
mg/kg loại L ascorbyl-2-monophosphate. Nhìn chung nhu cầu vitamin C hoạt
tính đối với giáp xác giai đoạn giống dao động trong khoảng 100 – 200 mg/kg
thức ăn. Nhu cầu vitamin C của tôm còn thay đổi tùy thuộc vào các loài khác
nhau: Tôm P. japonicus có nhu cầu vitamin C khoảng 99 mg/kg thức ăn, tôm
P. vannamei là 120 mg/kg thức ăn, trong khi đối với tôm càng xanh là trên
100 mg/kg thức ăn [46], [67].
Đối với tôm hùm, hiện chưa có nhiều nghiên cứu về vai trò cũng như
nhu c
ầu vitamin C của đối tượng này [79]. Các nghiên cứu của Kean et al cho

rằng, tôm hùm H. americanus giai đoạn giống không có nhu cầu đối với
vitamin C [50]. Theo Desjardins et al tôm hùm châu Mỹ H. americanus có
khả năng tự tổng hợp [14C]dehydroascorbic acid từ [14C] glucose. Mặc dù
vậy tôm hùm Nhật bản (Panulirus japonicus) lại không có khả năng tổng hợp
vitamin C từ [14C]glucose [35]. Williams cho rằng thông tin về nhu cầu
vitamin C của tôm hùm theo Conklin có thể là những thông tin cơ
sở hữu ích
trong nghiên cứu thức ăn cho tôm hùm [79].
1.2.4 Nhu cầu chất khoáng
Cũng như đối với vitamin, cho đến nay những nghiên cứu công bố về
nhu cầu khoáng premix cho tôm hùm là rất hạn chế. Gallagher et al nghiên
cứu ảnh hưởng của tỷ lệ Ca:P đến sinh trưởng của tôm hùm châu Mỹ
(Homarus americanus) chỉ ra rằng: tỷ lệ Ca:P là 0.56:1.10 là tốt nhất cho sinh
trưởng của tôm hùm ở giai đoạn giống, trong khi đ
ó tỷ lệ Ca:P là 1:1 là phù
hợp cho sự phát triển của tôm hùm giai đoạn nuôi thương phẩm. Các kết quả
khác cũng cho thấy việc bổ sung khoáng vào trong thức ăn không có hiệu quả
đối với sinh trưởng của tôm hùm châu Mỹ giai đoạn thương phẩm [38], [39].
Tuy vậy, tôm hùm biển là loài có cơ chế thẩm thấu nghiêm ngặt và chúng chỉ
có thể được nuôi ở những nơi có độ mặn nh
ư nước biển [53]. Đối với giáp xác
15

việc xác định nhu cầu hàm lượng khoáng là khá phức tạp bởi thực tế là những
động vật này có thể hấp thu khoáng không chỉ từ thức ăn mà còn từ nước biển
[44]. Khoáng từ nước biển được hấp thụ qua mang của tôm do đó theo
Williams tôm hùm có thể hấp thụ khoáng từ nước biển để đáp ứng nhu cầu
của cơ thể [79].
1.3 Những nghiên cứu xây dự
ng công thức thức ăn

Tính toán công thức thức ăn thủy sản có các phương pháp sau: phương
pháp đường chéo, phương pháp lập hệ phương trình đại số và phương pháp
lập bảng. Dựa trên phương pháp lập bảng phát triển thành phần mềm tính toán
công thức thức ăn cho nuôi thủy sản [17].
1.4 Những nghiên cứu về qui trình công nghệ sản xuất thức ăn cho tôm
hùm
1.4.1 Những nghiên cứu về qui trình kỹ thuậ
t
1.4.1.1 Xay nguyên liệu
Xay nguyên liệu nhằm làm giảm kích thước hạt nguyên liệu, làm tăng
diện tích tiếp xúc bề mặt, làm tăng khả năng phối trộn, khả năng tiêu hóa, khả
năng tạo viên và khả năng bền vững của viên thức ăn trong môi trường nước.
Máy xay nguyên liệu tùy thuộc vào qui mô sản xuất, yêu cầu kỹ thuật của
viên thức ăn cho đối tượng, từng giai đoạn, yêu cầu m
ức độ mịn của hạt
nguyên liệu mà sử dụng các thiết bị xay khác nhau. Thông tin về thiết bị và
qui trình xay nguyên liệu thường được các nhà cung cấp thiết bị thông báo.
Trong nước, một số nghiên cứu của Nguyễn Tiến Lực và ctv đã thông
báo việc cải tiến đưa nguyên liệu vào xay nghiền ở dạng hỗn hợp mà không
phải là nguyên liệu đơn. Các thành phần nguyên liệu tác động tương hỗ lẫn
nhau nên chấ
t lượng nghiền tốt hơn [12].
1.4.1.2 Trộn đều
16

Đây là khâu quan trọng trong sản xuất thức ăn. Nếu trộn không đều,
thức ăn sẽ không cân đối về dinh dưỡng. Một số phương pháp phối trộn để đạt
được yêu cầu kỹ thuật trên.
Sản xuất thức ăn qui mô vừa và nhỏ: Trộn những thành phần có khối
lượng lớn (bột cá, bột đậu nành, bột mực) riêng, những thành phần có khối

lượng nhỏ (vitamin, ch
ất khoáng, các chất phụ gia) riêng, sau đó tăng thể tích
của các thành phần có khối lượng nhỏ trước khi phối trộn với các thành phần
có khối lượng lớn.
Sản xuất thức ăn qui mô lớn: Nguyên liệu được đưa vào các máy trộn ở
độ cao khác nhau để nâng cao công suất và tính liên hoàn của thiết bị. Các
nguyên liệu khô có thể được trộn bằng các thiết bị chuyên dùng. Các nguyên
liệu dạng lỏng (dầu, các thành phần có khối l
ượng nhỏ hòa tan trong nước)
được tiến hành bằng các máy phun dưới dạng hơi.
1.4.1.3 Ép viên hoặc ép sợi
Là quá trình chuyền hỗn hợp thức ăn thành dạng sợi bằng cách ép hỗn
hợp thức ăn qua lỗ trên đĩa kim loại để tạo thành các sợi, sau đó cắt các sợi
thành các đoạn ngắn phù hợp với kích thước của đối tượng nuôi. Đường kính
của lỗ trên đĩa kim loại thay đổi theo đối t
ượng và giai đoạn phát triển của đối
tượng nuôi [6].
1.4.1.4 Hấp chín
Hấp chín thức ăn bằng hơi nước nóng có tác dụng làm tăng tính ổn định
của thức ăn trong môi trường nước, tăng khả năng tiêu hóa, diệt các vi khuẩn,
nấm mốc có hại. Đặc biệt hấp chín bằng hơi nước nóng có tác dụng tăng khả
năng bền vững của thức
ăn trong môi trường nước. Chất kết dính được sử
dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản phải đảm bảo các yêu cầu: khả năng kết
dính tốt, dễ tiêu hóa. Vì vậy, thức ăn cho giáp xác thường sử dụng tinh bột là
chất kết dính. Dưới tác dụng của nhiệt, liên kết hydro giữa các đại phân tử
17

amylose và amylopectin bị phá vỡ, cấu trúc tự nhiên của hạt bị biến đổi. Khi
tinh bột được ngâm trong nước và nhiệt độ nước tăng dần tới 55

0
C, các hạt
tinh bột mất đi cấu trúc tinh thể. Nhiệt độ hấp càng cao càng kéo dài thì cấu
trúc tinh thể bị phá vỡ càng nhiều.
Hấp chín có thể thực hiện dưới hai hình thức. Hấp nguyên liệu trước
khi ép viên, hoặc hấp chín sau khi viên thức ăn được tạo thành. Điều này tùy
thuộc vào công nghệ.
1.4.1.5 Sấy khô
Viên thức ăn sẽ được sấy khô cho đến khi độ ẩm ≤ 10%. Có thể sử
dụ
ng nhiệt độ kết hợp quạt gió để sấy khô. Tùy theo công nghệ được sử dụng
mà kỹ thuật sấy khô có thể đơn giản như là một buồng sấy bằng nhiệt thuần
túy hoặc là buồng sấy bằng nhiệt kết hợp quạt gió. Tuy nhiên, không nên làm
khô viên thức ăn bằng cách sử dụng trực tiếp ánh nắng mặt trời. Vì các tia cực
tím của ánh nắng mặt trời có thể oxy hóa m
ột số thành phần của thức ăn thành
các chất độc hại đối với vật nuôi.
1.4.1.6 Kích cỡ, mùi vị và màu sắc của thức ăn
Đường kính của viên thức ăn phải phù hợp với cỡ miệng của tôm hùm.
Theo Smith et al thức ăn viên có đường kính 1mm, dài 10-15mm là thích hợp
nhất cho tôm hùm bông giai đoạn giống (2 g/con). Đối với tôm hùm bông có
khối lượng 50-60g, kích cỡ của viên thức ăn nên là 3mm đường kính, dài 10-
20mm. Tác giả c
ũng đề xuất nên sử dụng thức ăn có kích thước 3mm, dài 10-
35mm đối với tôm hùm có khối lượng trên 100g [33].
Chất dẫn dụ đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả sử dụng thức ăn
của động vật thủy sản, đặc biệt là tôm hùm [11]. Trong môi trường nước, chất
dẫn dụ phải hòa tan để tôm có thể cảm nhận qua khứu giác hoặc vị
giác.
Trong các nguyên liệu làm thức ăn cho tôm có sẵn các chất dẫn dụ tự nhiên

như: bột mực, bột nhuyễn thể, dầu mực,…Ngoài các chất dẫn dụ tự nhiên, các
18

chất dẫn dụ nhân tạo như các acid amin tự do (glycine, analine, glutamate)
hay một số phân tử peptide cũng được tổng hợp để bổ sung vào thức ăn cho
động vật thủy sản.
Thêm các chất tạo màu để viên thức ăn giống với thức ăn tự nhiên của
đối tượng nuôi có thể giúp kích thích bắt mồi của chúng.
Những nghiên cứu về hình dạng và kích thước viên thức ăn cho tôm
hùm bông (P. ornatus) của David M.Smith, Simon J.Irvin và David Mann thì
kích thướ
c viên thức ăn phù hợp cho từng kích cỡ tôm hùm bông như sau:
Cỡ tôm Đường kính viên thức ăn
(mm)
Chiều dài viên thức ăn
(cm)
2 g/con 1,0 0,5 - 1,0
> 50 g/con 2,5 - 3,0 1,0 - 2,0
> 100 g/con 3,0 1,0 - 3,5
Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đã kết luận đường kính viên thức ăn
phù hợp kích thước miệng của tôm hùm là yếu tố quan trọng. Về chiều dài
viên thức ăn của tôm hùm, các tác giả đều có cùng nhận xét trong khoảng từ:
1,0 - 3,0 cm là phù hợp [33].
1.4.2 Những nghiên cứu về máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất
thức ăn cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh
Cho đến nay trên thế giới và tại Việt Nam những nghiên c
ứu về các
thiết bị trong dây chuyền sản xuất thức ăn cho tôm hùm là hoàn toàn bỏ ngỏ.
1.5 Những nghiên cứu về thức ăn cho tôm hùm
Những nghiên cứu về thức ăn cho tôm hùm đến nay đã được tiến hành

trong hầu hết các giai đoạn như ấu trùng, giống và nuôi thương phẩm. Giai
đoạn giống thường tập trung vào nghiên cứu sử dụng các loại thức ăn tổng
hợp với thành ph
ần dinh dưỡng khác nhau và so sánh hiệu quả nuôi giữa thức
ăn tổng hợp và thức ăn tươi (cá tạp, nhuyễn thể, giáp xác).
19

1.5.1 Thức ăn tươi
D’Abramo cho rằng, thức ăn ưa thích của tôm hùm thuộc các loài
Homarus americanus, Panulirus japonicus là cua, vẹm, cầu gai và cá tạp [30].
Kết quả điều tra về thức ăn để nuôi tôm hùm bông tại khu vực Nam Trung Bộ
của Đỗ Thị Hòa và ctv đã chỉ ra rằng, thức ăn ưa thích của tôm hùm là một số
loài cá tạp, động vật giáp xác và động vật thân mềm [2]. Trong những loài cá
t
ạp thì tôm hùm ưa thích các loài cá mối, cá sơn và cá liệt; những loài giáp xác
thì có ghẹ và động vật thân mềm thì sò, vẹm xanh là thức ăn được tôm hùm rất
ưa thích. So với cá tạp thì thức ăn là vẹm xanh (Perna canaliculus) cho kết quả
sinh trưởng tốt hơn, nhưng loài vẹm xanh Mytilus galloprovincialis lại cho kết
quả sinh trưởng tốt hơn so với loài Perna canaliculus [77]. Điều này có thể do
thành phần dinh dưỡng của hai loài vẹm này khác nhau. Tuy nhiên, so với thứ
c
ăn tổng hợp thì thức ăn tươi cho tốc độ sinh trưởng cao hơn, song hệ số chuyển
đổi thức ăn khi sử dụng thức ăn tươi lại rất cao từ 28-29 [4], [74].
1.5.2 Thức ăn tổng hợp
Những nghiên cứu về thức ăn tổng hợp cho tôm hùm chủ yếu tập trung
vào giai đoạn ấu trùng và giai đoạn giống nhỏ
, còn những nghiên cứu về thức
ăn để nuôi tôm hùm thương phẩm cho đến nay còn rất hạn chế. Những quốc
gia có nghề nuôi tôm hùm phát triển như Mỹ, Úc, New Zealand đã có những
thông báo kết quả nghiên cứu thành công thức ăn tổng hợp cho tôm hùm.

Những nghiên cứu về thức ăn tổng hợp cho các loài Panulius ornatus, P.
cygnus, J. edwardsii đã cho thấy những loài tôm hùm này có thể nuôi bằng
thức ăn tổng hợp, nhưng hiệu quả nuôi còn thấ
p do tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ
sống chưa cao [79]. Điều này có thể do trong thức ăn công nghiệp mà các tác
giả trên sử dụng còn thiếu một số thành phần dinh dưỡng nhất định.
20

Smith et al đã sử dụng loại thức ăn tổng hợp có hàm lượng protein: 45,
50, 55% protein với mức lipid là 6% và 10% trên loài P. ornatus, trong đó
thức ăn có hàm lượng protein 55% và 10% cho kết quả sinh trưởng tốt nhất,
nhưng thấp hơn so với việc cho ăn bằng thức ăn cho tôm he Nhật Bản
(Penaeus japonicus) [70]. Glencross et al cũng đưa ra kết luận tương tự là
tôm hùm P. cygnus cũng đạt được tố
c độ sinh trưởng khả quan khi nuôi bằng
thức ăn tổng hợp với 50% và 55% protein thô, nhưng tốc độ sinh trưởng chỉ
bằng ½ so với thức ăn là vẹm xanh [43]. Lại Văn Hùng thử nghiệm bằng thức
ăn tổng hợp với mức protein từ 44,95 – 48,60%, nhưng tốc độ sinh trưởng của
tôm hùm bông không có sai khác ý nghĩa thống kê và sinh trưởng chậm hơn
so với cho ăn bằng cá tạp [
4]. Nhìn chung thức ăn tổng hợp cho tôm hùm còn
đang ở mức độ nghiên cứu và chưa hoàn thiện được công thức sản xuất, nên
cần tiếp tục nghiên cứu những thành phần bổ sung vào thức ăn nhằm phát
triển công thức thức ăn là cần thiết.
Như vậy, cho đến nay những nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới
mới chỉ xác định nhu cầu dinh dưỡng cho tôm hùm bông (P. ornatus) trong
đi
ều kiện phòng thí nghiệm. Những nghiên cứu về công thức thức ăn, qui
trình công nghệ sản xuất thức ăn còn rất hạn chế. Đối với tôm hùm xanh (P.
homarus) cả trong và ngoài nước những nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn

cho đối tượng này hoàn toàn bỏ ngỏ. Vì vậy, những nội dung nghiên cứu của
đề tài là rất cần thiết.





21

Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tôm hùm bông (Panulirus ornatus) và tôm hùm xanh (Panulirus
homarus) giai đoạn giống và giai đoạn thương phẩm. Tôm được mua từ Phú
Yên, Khánh Hòa. Tôm được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: màu sáng đẹp,
kích thước đồng đều, đủ các phần phụ, khỏe mạnh. Tôm sau khi mua được
thuần cho quen với điều kiên môi trường tại Bình Ba trong 2 tuần trướ
c khi
bắt đầu thí nghiệm.














2.1.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/01/2009 đến 31/12/2010.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
2.1.3.1. Địa điểm nuôi thí nghiệm
Hình 2.1: Tôm hùm bông giống
Hình 2.2: Tôm hùm bông thương phẩm
Hình 2.3: Tôm hùm xanh giống Hình 2.4: Tôm hùm xanh thương phẩm
22

Tại hệ thống lồng thí nghiệm, đặt tại Vịnh Cam Ranh, khu vực Bình
Ba, xã Cam Bình, thị xã Cam Ranh. Tọa độ 11
0
51’19’’N vĩ độ Bắc và
109
0
14’26’’E kinh độ Đông.









(Nguồn: />)
2.1.3.2. Địa điểm sản xuất thức ăn thí nghiệm
Thức ăn thí nghiệm được sản xuất tại phòng thí nghiệm ướt - Trường
Đại học Nha Trang và Công ty TNHH Long Sinh - KCN Diên Khánh.

2.1.3.3. Địa điểm phân tích mẫu
Thành phần sinh hóa của mẫu thức ăn, tôm hùm thí nghiệm được phân
tích tại Viện Công nghệ Sinh học & Môi trường – Trường Đại học Nha Trang
Mẫu nước và mẫu chất đáy được phân tích t
ại phòng thí nghiệm môi
trường – Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang.
2.2. Bố trí thí nghiệm
Tất cả các thí nghiệm thực nghiệm đều được tiến hành trên hệ thống
lồng nổi đặt tại khu vực biển đảo Bình Ba – Cam Ranh. Thí nghiệm xác định
tỷ lệ tối ưu protein/lipid trong thức ăn cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh
giai đoạn giống được bố trí vào các lồng có kích thước 1 x 1 x 3 (m) (Hình
Hình 2.5: Vịnh Cam Ranh
Hình 2.6: Vị trí nuôi thử nghiệm
Bè nuôi
Vị trí nuôi
thử nghiệm

23

2.7). Các thí nghiệm nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng còn lại được bố trí trong
các lồng có kích thước 2 x 2 x 4 (m) (Hình 2.8).
Các thí nghiệm nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm bông và
tôm hùm xanh giai đoạn giống và thương phẩm được bố trí theo kiểu ngẫu
nhiên hoàn toàn. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Mật độ thả 10 con/lồng.
Trước khi tiến hành thí nghiệm, tôm hùm với kích cỡ đồng đều được lựa chọn
từ đàn tôm hùm nuôi thuần d
ưỡng, sau đó lấy mẫu ngẫu nhiên từ 10-50 con từ
đàn tôm đã chọn để cân khối lượng ban đầu của tôm. Số lượng tôm cân mẫu
tùy thuộc vào số lượng thí nghiệm và giai đoạn nuôi. Tôm hùm thí nghiệm
được cho ăn 1 lần/ngày vào lúc 18 h. Mỗi thí nghiệm kéo dài trong 8 tuần.











2.2.1. Nội dung 1: Nghiên cứu xác định tỷ lệ protein/lipid tối ưu cho
hùm bông và tôm hùm xanh
2.2.1.1. Nghiên cứu xác định tỷ lệ protein/lipid tối ư
u trong thức ăn cho
tôm hùm bông giai đoạn giống
Phương pháp: Thức ăn và cách bố trí thí nghiệm theo Hình 2.9 và Bảng 2.1.



Hình 2.7: Hệ thống lồng thí nghiệm
1 x 1 x 3 (m)

Hình 2.8: Hệ thống lồng thí nghiệm
2 x 2 x 4 (m)

×