Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đánh giá hiệu quả các mô hình chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản ở đòng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 132 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THUỶ SẢN












BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC
VÀ KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH
CHUYỂN ĐỔI SANG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG





Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Tiêu La









7558
18/11/2009




Hà Nội, Tháng 12 năm 2008

2
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

TT Họ và tên Đơn vị Chức vụ trong
đề tài
1 PGS.TS Lê Tiêu La Viện Kinh tế và Quy
hoạch thuỷ sản
Chủ nhiệm đề tài
2. TS. Nguyễn Thanh Tùng Viện Kinh tế và Quy
hoạch thuỷ sản
Thư ký
3. ThS. Phạm Thị Hồng Vân Viện Kinh tế và Quy
hoạch thuỷ sản
Thư ký
4. ThS. Nguyễn Tuấn Anh Viện Kinh tế và Quy
hoạch thuỷ sản
Thành viên
5 ThS. Hồ Công Hường Viện Kinh tế và Quy

hoạch thuỷ sản
Thành viên
6 CN. Vũ thị Hồng Ngân Viện Kinh tế và Quy
hoạch thuỷ sản
Thành viên
7 CN. Nguyễn Tiến Hưng Viện Kinh tế và Quy
hoạch thuỷ sản
Thành viên
8 CN. Trần Hoài Giang Viện Kinh tế và Quy
hoạch thuỷ sản
Thành viên
9 ThS. Phùng Giang Hải Viện Kinh tế và Quy
hoạch thuỷ sản
Thành viên
10 CN. Vũ Thị Lành Viện Kinh tế và Quy
hoạch thuỷ sản
Thành viên
11 KS. Vũ Nguyên Anh Viện Kinh tế và Quy
hoạch thuỷ sản
Thành viên
12 ThS. Đỗ Văn Hoàng Viện Nghiên cứu NTTS
II
Thành viên
13 ThS. Thiều Lư Viện Nghiên cứu NTTS
II
Thành viên


3
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ các vùng đất kém hiệu quả sang nuôi
trồng thuỷ sản ở mỗi hệ sinh thái theo rất nhiều mô hình khác nhau, mỗi mô
hình có đem lại hiệu quả tác động tích cực cũng như tiêu cực khác nhau về kinh
tế, xã hội và môi trường sinh thái. Vì vậy việc tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh
giá hiệu quả các mô hình chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long” nhằm đánh giá được tính ổn định và khả năng nhân rộng
các mô hình nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) trong vùng chuyển đổi ở Đồng bằng
sông Cửu Long làm cơ sở cho xây dựng các chính sách, chiến lược và quy
hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản cũng như phát triển kinh tế-xã hội của vùng
là một yêu cầu cần thiết.
Mục tiêu cụ thể của đề tài nghiên cứu gồm:
- Đánh giá
được hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường của các mô hình
nuôi trồng thuỷ sản trong vùng chuyển đổi theo từng vùng sinh thái
- Đưa ra các giải pháp phát triển và nhân rộng các mô hình nuôi trồng
thuỷ sản bền vững phù hợp từng vùng sinh thái vùng chuyển đổi.
- Góp phần hoàn thiện bộ chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá hiệu quả nuôi trồng
thuỷ sản
Đối tượng nghiên cứu ở đây là chủ thể hoạt động nuôi trồng thuỷ
sản
(con người trong hộ gia đình, hợp tác xã, công ty, …), hiệu quả hoạt động nuôi
trồng thuỷ sản có tác động tích cực hay tiêu cực tới kinh tế - xã hội - môi trường
đều thông qua hoạt động chủ quan của con người và con người vừa là tác nhân
gây tác động, vừa là đối tượng chịu tác động ngược lại, đó là một chu trình tác
động khép kín.
Theo tính chất vùng nước, hệ sinh thái có hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
trong các vùng chuyển đổ
i của Đồng Bằng sông Cửu long bao gồm hệ sinh thái
nước ngọt và hệ sinh thái nước lợ; trong hệ sinh thái nước ngọt bao gồm phân hệ

sinh thái ruộng trũng, bãi bồi ven sông, sau này bổ sung thêm phân hệ sinh thái
ao vườn; trong hệ sinh thái nước lợ bao gồm phân hệ sinh thái ruộng trũng
nhiễm mặn (RTNM), rừng ngập mặn (RNM) và bãi triều.
Các mô hình chuyển đổi sang NTTS ở ĐBSCL rất đa dạng, trong khuôn
khổ của đề tài nghiên cứu không thể ti
ến hành đánh giá tất cả các mô hình. Trên
cơ sở nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, tham khảo ý kiến các chuyên gia về NTTS
và cán bộ quản lý NTTS của 13 tỉnh ĐBSCL, đề tài đã lựa chọn 14 mô hình
chuyển đổi phổ biến tại ĐBSCL thuộc 6 phân hệ sinh thái của hai hệ sinh thái
nước ngọt và nước mặn lợ để tiến hành nghiên cứu đánh giá theo bộ tiêu chí và
chỉ số ngư trại bền vững (ASI) bao g
ồm các khía cạnh về kinh tế-kỹ thuật, xã
hội, môi trường sinh thái.

4
Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được hiệu quả của các mô hình chuyển
đổi sang NTTS so với trước khi chuyển đổi, phân tích nguyên nhân những tồn
tại của các mô hình. Đề tài nghiên cứu cũng đưa ra các đánh giá ban đầu về khả
năng nhân rộng và chuyển đổi lại của các mô hình chuyển đổi sang NTTS theo
hệ sinh thái. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để phát triển bền vững các
mô hình chuyển
đổi sang NTTS nói riêng, phát triển bền vững ngành thủy sản
nói chung.









5
MỤC LỤC

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN 2
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3
MỤC LỤC 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 7
CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIÊT TẮT, KÝ HIỆU, ĐƠN VỊ ĐO 10
LỜI MỞ ĐẦU 11

Phần thứ nhất
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiệu quả chuyển đổi sang NTTS ở ngoài nước 13
2. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiệu quả chuyển đổi sang NTTS ở trong nước 14

Phần thứ hai
Phương pháp nghiên cứu


1. Đối tượng nghiên cứu: 17
2. Bộ tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các mô hình chuyển đổi 18
3. Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng 20

Phần thứ ba
Kết quả nghiên cứu

1. Đánh giá chung thực trạng chuyển đổi sang NTTS của vùng ĐBSCL 26
1.1 Chuyển đổi diện tích 26

1.2 Hiệu quả chung về kinh tế 29
1.3 Hiệu quả chung về xã hội 32
1.4 Hiệu quả chung về môi trường sinh thái 35
2. Đánh giá hiệu quả từng mô hình chuyển đổi sang NTTS theo vùng sinh thái 36
2.1 Mô tả đặc điểm kinh tế-kỹ thuật các mô hình chuyển đổi 36
2.2 Hiệu quả kinh tế các mô hình chuyển đổi 46
2.3 Hiệu quả môi trường các mô hình chuy
ển đổi 69
2.4 Hiệu quả xã hội các mô hình chuyển đổi 75
2.5 Tính bền vững của các mô hình chuyển đổi 90

6
3. Đánh giá các nguyên nhân thành công, thất bại và các bài học kinh nghiệm trong chuyển
đổi cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ĐBSCL 96
3.1 Các khó khăn, tồn tại gặp phải trong quá trình chuyển đổi 96
3.2 Các nguyên nhân 99
3.3 Các bài học kinh nghiệm 102
4. Đánh giá khả năng nhân rộng và chuyển đổi lại của các mô hình trong vùng ĐBSCL. 103
4.1 Hệ sinh thái nước ngọt 103
4.2 Hệ sinh thái nước mặn lợ 106
5. Đề xuất các giải pháp phát triể
n bền vững 110
5.1. Giải pháp chung cho các vùng chuyển đổi 110
5.2 Giải pháp đặc thù theo các vùng sinh thái 123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 127
LỜI CẢM ƠN 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO 131


7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Kết quả số phiếu phỏng vấn hộ gia đình chuyển đổi sang NTTS của 14
mô hình 22
Bảng 2. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ĐBSCL qua các năm 26
Bảng 3. Kết quả chuyển đổi diện tích đất sang NTTS từ năm 2000 – 2006 28
Bảng 4. Sản lượng NTTS phân theo địa phương vùng ĐBSCL 29
Bảng 5. Giá trị xuất khẩu thủy sản vùng ĐBSCL 31
Bảng 6. Doanh thu các mô hình chuyển đổi sang NTTS thuộc phân hệ sinh thái
ruộng trũng nước ngọt 47
Bảng 7. Thu nhập các mô hình chuyển đổi sang NTTS thuộc phân hệ sinh thái
ruộng trũng nước ngọt 47
Bảng 8. Thu nhập các mô hình chuyển đổi sang NTTS thuộc phân hệ sinh thái
ruộng trũng nước ngọt 48
Bảng 9. Tỷ suất thu nhập/đầu tư XDCB các mô hình chuyển đổi sang NTTS
thuộc phân hệ sinh thái ru
ộng trũng nước ngọt 48
Bảng 10. Doanh thu các mô hình chuyển đổi sang NTTS thuộc phân hệ sinh thái
ao vườn nước ngọt 49
Bảng 11. Thu nhập các mô hình chuyển đổi sang NTTS thuộc phân hệ sinh thái
ao vườn nước ngọt 50
Bảng 12. Thu nhập/ngày công lao động gia đình các mô hình chuyển đổi sang
NTTS thuộc phân hệ sinh thái ao vườn nước ngọt 50
Bảng 13. Tỷ suất thu nhập/vốn đầu tư XDCB các mô hình chuyể
n đổi sang
NTTS thuộc phân hệ sinh thái ao vườn nước ngọt 51
Bảng 14. Doanh thu của mô hình chuyển đổi sang NTTS thuộc phân hệ sinh thái
bãi bồi nước ngọt 51
Bảng 15. Thu nhập của mô hình chuyển đổi sang NTTS thuộc phân hệ sinh thái
bãi bồi nước ngọt 52

Bảng 16. Thu nhập/ngày công lao động gia đình các mô hình chuyển đổi sang
NTTS thuộc phân hệ sinh thái bãi bồi nước ngọt 52
Bảng 17. Tỷ suất thu nh
ập/vốn đầu tư XDCB các mô hình chuyển đổi sang
NTTS thuộc phân hệ sinh thái bãi bồi nước ngọt 53
Bảng 18. Doanh thu của các mô hình chuyển đổi sang NTTS thuộc phân hệ sinh
thái ruộng trũng nhiễm mặn 53
Bảng 19. Thu nhập của các mô hình chuyển đổi sang NTTS thuộc phân hệ sinh
thái ruộng trũng nhiễm mặn 54
Bảng 20. Thu nhập/ngày công lao động gia đình các mô hình chuyển đổi sang
NTTS thuộc phân hệ sinh thái ruộng trũng nhi
ễm mặn 55

8
Bảng 21. Tỷ suất thu nhập/vốn đầu tư XDCB của các mô hình chuyển đổi sang
NTTS thuộc phân hệ sinh thái ruộng trũng nhiễm mặn 56
Bảng 22. Doanh thu của các mô hình chuyển đổi sang NTTS thuộc phân hệ sinh
thái bãi triều 56
Bảng 23. Thu nhập của các mô hình chuyển đổi sang NTTS thuộc phân hệ sinh
thái bãi triều 57
Bảng 24. Thu nhập/ngày công lao động gia đình các mô hình chuyển đổi sang
NTTS thuộc phân hệ sinh thái bãi triề
u 58
Bảng 25. Tỷ suất thu nhập/vốn đầu tư XDCB của các mô hình chuyển đổi sang
NTTS thuộc phân hệ sinh thái bãi triều 59
Bảng 26. Doanh thu của mô hình chuyển đổi sang NTTS thuộc phân hệ sinh thái
rừng ngập mặn 60
Bảng 27. Thu nhập của mô hình chuyển đổi sang NTTS thuộc phân hệ sinh thái
rừng ngập mặn 60
Bảng 28. Thu nhập/ngày công lao động gia đình các mô hình chuyển đổ

i sang
NTTS thuộc phân hệ sinh thái bãi triều 61
Bảng 29. Tỷ suất thu nhập/vốn đầu tư XDCB của mô hình chuyển đổi sang
NTTS thuộc phân hệ sinh thái rừng ngập mặn 61
Bảng 30. So sánh mức giá trị doanh thu trung bình/ha giữa các mô hình CĐ 62
Bảng 31. So sánh mức giá trị thu nhập trung bình/ha giữa các mô hình CĐ 63
Bảng 32. So sánh mức giá trị/ngày công lao động gia đình giữa các mô hình
chuyển đổi 65
Bảng 33. So sánh mức tỷ su
ất thu nhập/vốn đầu tư XDCB giữa các mô hình
chuyển đổi 66
Bảng 34. Tổng hợp so sánh mức hiệu quả của các mô hình chuyển đổi 67
Bảng 35. Đánh giá của các hộ CĐ sang NTTS đối với việc tiếp cận giáo dục . 76
Bảng 36. Đánh giá của các hộ CĐ sang NTTS đối với tiếp cận việc làm 79
Bảng 37. Đánh giá của các hộ chuyển đổi sang NTTS về phong cách s
ống 81
Bảng 38. Mâu thuẫn giữa những người NTTS 82
Bảng 39. Mâu thuẫn trong gia đình các hộ NTTS 84
Bảng 40. Đánh giá cuộc sống của gia đình so với trước khi CĐ sang NTTS 87
Bảng 41. Kết quả đánh giá ngư trại bền vững các mô hình chuyển đổi từ đất
ruộng trũng nước ngọt sang NTTS 90
Bảng 42. Kết quả đánh giá ngư trại bền vữ
ng các mô hình chuyển đổi từ đất
vườn sang NTTS 91
Bảng 43. Kết quả đánh giá ngư trại bền vững mô hình chuyển đổi từ đất bãi bồi
sang nuôi cá tra 92
Bảng 44. Kết quả đánh giá ngư trại bền vững các mô hình chuyển đổi từ đất
ruộng trũng nhiễm mặn sang nuôi tôm 93

9

Bảng 45. Kết quả đánh giá ngư trại bền vững mô hình chuyển đổi từ đất làm
muối sang nuôi tôm 94
Bảng 46. Kết quả đánh giá ngư trại bền vững mô hình chuyển đổi từ đất rừng
ngập mặn sang kết hợp nuôi tôm 95
Bảng 47. Tổng hợp kết quả đánh giá ngư trại bền vững các mô hình CĐ 95
Bảng 48. Các khó khăn cơ bản trong NTTS 97





10
CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIÊT TẮT, KÝ HIỆU, ĐƠN VỊ ĐO


ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
CĐ Chuyển đổi
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
TCX Tôm càng xanh
FAO Tổ chức Nông Lương Thế giới
ASI Chỉ số ngư trại bền vững
(Aquaculture Sustainable Index)
PTBV Phát triển bền vững
KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
PTBV

Phát triển bền vững

BS Bền vững sinh học
(Biology Sustainable)

RTNM Ruộng trũng nhiễm mặn
RNM Rừng ngập mặn
QCCT Quảng canh cải tiến
BTC Bán thâm canh
TC Thâm canh
XDCB Xây dựng cơ bản
Lúa – TCX Lúa - tôm càng xanh
TCX BTC Tôm càng xanh theo phương thức
nuôi bán thâm canh
SXKD Sản xuất kinh doanh
UBND Ủy ban nhân dân
ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
HTCS Hạ tầng cơ sở
HTTL Hệ thống thuỷ lợi



11
LỜI MỞ ĐẦU


Từ sau khi có Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính
phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp, trong đó xác định: “Giữ ổn định khoảng 4 triệu hecta đất có
điều kiện tưới tiêu chủ động để sản xuất lúa. Với các loại đất sản xuất lúa kém
hiệu quả thì chuyển sang sản xuất các lo
ại sản phẩm khác có hiệu quả cao hơn,
như đất khô hạn chuyển sang trồng màu, đất trũng, đất ven biển chuyển sang
nuôi trồng thuỷ sản ” - vấn đề chuyển đổi (CĐ) cơ cấu sản xuất từ đất trồng
lúa kém hiệu quả, đất làm muối, đất vườn và đất hoang hoá khác (bãi bồi ven

sông, bãi triều, đất cát) sang nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đã diễn ra mạnh mẽ
trên toàn qu
ốc, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Theo báo cáo “Đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng
thuỷ sản giai đoạn 2000 – 2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010”: tổng
diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản của vùng ĐBSCL từ năm 1999
đến hết năm 2005 là 310.841 ha, chiếm 82,4% diện tích chuyển đổi của cả nước,
trong đó từ
đất trồng lúa là 297.187 ha, với các đối tượng nuôi chính là tôm sú,
nhuyễn thể cho hệ sinh thái nước lợ; cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh (TCX), cá
truyền thống cho hệ sinh thái nước ngọt.
Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ các vùng đất kém hiệu quả sang nuôi
trồng thuỷ sản đã đem lại hiệu quả tác động tích cực to lớn về kinh tế, xã hội và
môi trường nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh các tác động tiêu c
ực như phân
hoá giàu nghèo, mâu thuẫn trong sử dụng đất, ô nhiễm môi trường, Vì vậy
việc tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả các mô hình chuyển đổi
sang nuôi trồng thuỷ sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long” là một yêu cầu cần
thiết.
Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu:
Đánh giá được tính ổn định và khả năng nhân rộng các mô hình nuôi
trồng thuỷ sản (NTTS) trong vùng chuyển đổi ở Đồng bằ
ng sông Cửu Long làm
cơ sở cho xây dựng các chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển nuôi
trồng thuỷ sản cũng như phát triển kinh tế-xã hội của vùng.
Mục tiêu cụ thể của đề tài nghiên cứu:
- Đánh giá được hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường của các mô hình
nuôi trồng thuỷ sản trong vùng chuyển đổi theo từng vùng sinh thái
- Đưa ra các giải pháp phát triển và nhân rộng các mô hình nuôi trồng
thuỷ sản bền vữ

ng phù hợp từng vùng sinh thái vùng chuyển đổi.
- Góp phần hoàn thiện bộ chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá hiệu quả nuôi trồng
thuỷ sản

12
Đề tài nghiên cứu sẽ làm rõ được các hiệu quả tác động tích cực về kinh
tế, xã hội, môi trường, đồng thời cũng làm rõ các tác động tiêu cực, các nguyên
nhân, các bài học kinh nghiệm của việc chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản ở
ĐBSCL theo vùng sinh thái, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để phát huy các
hiệu quả tác động tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực, đánh giá khả năng
nhân rộng và chuyển đổi lạ
i của các mô hình chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ
sản ở vùng ĐBSCL theo vùng sinh thái, làm cơ sở cho việc hoạch định chính
sách, chiến lược và quy hoạch, góp phần phát triển bền vững và nhân rộng các
mô hình chuyển đổi sang NTTS ở vùng ĐBSCL đồng thời góp phần phát triển
bền vững ngành NTTS nói riêng, ngành thủy sản nói chung.
Trên cơ sở 24 chuyên đề nghiên cứu sâu, các kết quả phân tích mẫu môi
trường và kết quả đánh giá tính bền vững của ng
ư trại theo phương pháp chỉ số,
Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu đề tài đã
thực hiện.
Báo cáo Tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài gồm 5 phần chính:
Mở đầu
Phần thứ nhất: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Phần thứ hai: Phương pháp nghiên cứu
Phần thứ ba: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị


13

PHẦN THỨ NHẤT
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC


1. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiệu quả chuyển đổi sang NTTS ở
ngoài nước
Phát triển bền vững, trong đó có phát triển NTTS bền vững, đang là mục
tiêu của toàn cầu. Ở một số nuớc có ngành NTTS phát triển như: Trung Quốc,
Thái Lan, In đô nê xi a, đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả
và tác động của NTTS về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường để nhằm mục
tiêu phát triển bền vững nh
ưng chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá hiệu
quả của việc chuyển đổi sang NTTS.
Những cố gắng sử dụng tiêu chí, chỉ tiêu để đánh giá độ bền vững của
nuôi trồng thuỷ sản được phác thảo lần đầu tiên bởi Tổ chức Nông Lương Thế
giới (FAO) năm 1997. FAO đề xuất các tiêu chí gồm:
- Khả năng cấp nước và cân bằng nước
- Sử dụng đấ
t/độ che phủ
- Đặc trưng đất đai và thổ nhưỡng
- Đầu tư
- Cơ sở hạ tầng
- Thị trường
- Thời tiết / khí hậu
Đây mới chỉ là những tiêu chí được đề xuất có tính hướng dẫn, chưa được
áp dụng trên thực tế.
Gần đây nhất (năm 2002), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã
công bố trên mạng Internet tài liệu Bách khoa thư v
ề các chỉ thị môi trường đô

thị, gồm 97 chỉ thị đơn. Trong bộ chỉ thị này, các vấn đề về chất lượng sinh thái
đô thị, về đặc trưng xã hội - nhân văn đô thị cũng đã được tính đến. Cùng thời
gian này, hai trường đại học của Mỹ (Đại học Yale và Đại học Columbia) đã
phối hợp xây dựng lần đầu tiên chỉ số b
ền vững về môi trường (Environmental
Sustainability Index = ESI) sử dụng trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2002.
Chỉ số ESI được tính toán từ 20 chỉ thị phức hợp, mỗi chỉ thị phức hợp được tổ
hợp từ 2 đến 8 chỉ tiêu. Báo cáo này cũng tính ESI cho 142 nước trên thế giới
trong đó có Việt Nam.
Để đánh giá hiệu quả của chuyển đổi sang NTTS cũng sẽ kế thừa, chọ
n
lọc sử dụng các tiêu chí, chỉ tiêu đã có của quốc tế trong đánh giá sự bền vững
hay hiệu quả và tác động của NTTS khi phù hợp với khả năng, điều kiện của
Việt Nam.

14
2. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiệu quả chuyển đổi sang NTTS ở
trong nước
Từ trước tới nay chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu đánh
giá toàn diện hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường các mô hình chuyển đổi sang
nuôi trồng thuỷ sản trong các vùng chuyển đổi ở Đồng bằng sông Cửu Long
cũng như trong toàn quốc. Tuy nhiên, trong ngành Nông nghiệp cũng như ngành
Thuỷ sản đã có một số đề tài nghiên cứu
đánh giá tác động của ngành thuỷ sản
tới nền kinh tế quốc dân, đánh giá tác động tiêu cực của NTTS mặn lợ về mặt xã
hội, đánh giá hiệu quả kinh tế-kỹ thuật của các mô hình nuôi trồng thuỷ sản, sản
xuất nông nghiệp, đánh giá tác động môi trường trong hoạt động NTTS, Các
đề tài này cũng đã đưa ra được hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá về kinh
tế, xã hội, môi trườ
ng theo phạm vi đề tài, nhưng không đánh giá riêng cho các

vùng chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó có những đề tài liên quan
nhiều đến đề tài nghiên cứu có sự tham gia của một số thành viên đề tài như sau:
(1) Đề tài “Đánh giá tác động của ngành Thuỷ sản tới nền kinh tế quốc
dân” đã đưa ra được hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu và thực hiện đánh giá tác động
của toàn ngành Thuỷ sản tới nền kinh tế
quốc dân bao gồm:
- Tác động về mặt kinh tế:
1/ Tác động của phát triển thuỷ sản tới thu nhập quốc dân toàn quốc.
2/ Tác động của phát triển thuỷ sản tới thu nhập xuất khẩu và phát triển
thương mại Quốc tế.
3/ Tác động của phát triển thuỷ sản tới quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp và nông thôn ven biển.
- Tác động về mặt kinh tế-xã hộ
i:
1/ Tác động của phát triển thuỷ sản tới giải quyết lao động, việc làm.
2/ Tác động của phát triển thuỷ sản tới xoá đói giảm nghèo.
3/ Tác động của phát triển thuỷ sản tới cung cấp dinh dưỡng và an ninh
thực phẩm
4/ Tác động của phát triển thuỷ sản tới phát triển nguồn nhân lực
5/ Tác động của phát triển thuỷ sản tới đổi mới cơ chế chính sách và
đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Tác động về mặt môi trường sinh thái và tài nguyên thuỷ sản: Tác động
của phát triển thuỷ sản tới môi trường.
(2) Đề tài “Xây dựng hồ sơ các mô hình nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam”
đã đưa ra được các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của 20 mô hình nuôi trồng thuỷ sản
trên phạm vi toàn quốc, các mô hình này không mang đặc điểm chuyển đổi.
(3) Đề tài “Đánh giá tác
động tiêu cực về mặt xã hội của NTTS mặn lợ và

15

các giải pháp” đã đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá tác động của NTTS mặn
lợ về mặt xã hội như: văn hoá, giáo dục, việc làm, công bằng xã hội, thu nhập.
(4) Đề tài “Đánh giá môi trường trong NTTS ven biển Việt Nam và đề
xuất các giải pháp quản lý” đã đưa ra được hệ thống các tiêu chí đánh giá môi
trường trong NTTS ven biển Việt Nam đồng thời đã đưa ra phương pháp lượng
giá các chi phí môi trường của việc NTTS ven biể
n Việt Nam bằng cách tính chi
phí lợi ích mở rộng của các mô hình NTTS.
(5) Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp quản lý môi trường phục vụ sản xuất
thuỷ sản bền vững” với chuyên đề “Đánh giá môi trường trong hoạt động NTTS
ven biển Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất các giải pháp quản lý” đã sử
dụng tổng hợp các bộ công cụ (chỉ số ngư trại bền vững (ASI – Aquaculture
Sustainable Index), chi phí lợi ích m
ở rộng, hiệu quả kinh tế, ) để đánh giá môi
trường trong hoạt động NTTS ven biển ĐBSCL và trên cơ sở đó đề xuất hệ
thống các giải pháp về quản lý.
(6) Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho quy hoạch chi tiết sử
dụng hợp lý vùng NTTS, sản xuất muối huyện Nghĩa Hưng” đã đưa ra được bộ
chỉ số ngư trại b
ền vững trong NTTS.
Ngoài ra, tại một số vùng chuyển đổi có xây dựng và phê duyệt dự án
chuyển đổi, trong đó có đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế và thu hút lao động của
các vùng dự án chuyển đổi nhưng cũng chưa có đánh giá sau thời gian chuyển
đổi.
Trong lĩnh vực đánh giá phát triển bền vững (PTBV), những khởi động
đầu tiên về phương pháp luận thuộc về Bộ Kế hoạ
ch và Đầu tư (KH&ĐT). Năm
1997, trong khuôn khổ của Dự án Năng lực thế kỷ 21, Bộ KH&ĐT đề xuất bộ
chỉ tiêu gồm 3 nhóm: kinh tế, xã hội và môi trường gồm 10 chỉ tiêu mỗi loại.
Hai năm sau, năm 1999, trong báo cáo "Tiến trình hướng tới Phát triển bền vững

của Việt Nam", bộ chỉ tiêu nói trên được nâng cấp thành bộ chỉ thị về PTBV của
Việt Nam gồm:
Nhóm phát triển xã h
ội: 14 chỉ thị
Nhóm phát triển kinh tế: 4 chỉ thị
Nhóm bảo vệ môi trường: 5 chỉ thị
Những sáng kiến để xây dựng và phát triển phương pháp đánh giá PTBV
của Bộ KH&ĐT mới chỉ là những gợi ý về phương pháp luận. Trong số các "chỉ
thị" hoặc " chỉ tiêu" được đề xuất, có những chỉ tiêu được định lượng hoá và đáp
ứng đủ yêu cầu của một ch
ỉ thị, tuy nhiên vẫn còn không ít chỉ tiêu chí là các
tiêu chí định tính. Trên thực tế, chưa có địa phương nào áp dụng toàn bộ các chỉ
tiêu này trong đánh giá PTBV của địa phương mình.
Chỉ số dùng để đánh giá độ bền vững cấp ngư trại được Nguyễn Đình Hoè
và Vũ Văn Hiếu đề xuất lần đầu năm 2002. Các tác giả trên cơ sở khai triển

16
phương pháp bền vững sinh học (BS - biology sustainable) đã xây dựng chỉ số
bền vững ngư trại ASI và ứng dụng ASI để đánh giá độ bền vững của một số
ngư trại của tỉnh Khánh Hoà. Nghiên cứu này là thử nghiệm bước đầu. Tiếp sau
đó, chuyên đề “Xây dựng chỉ số ngư trại bền vững trong nuôi trồng thuỷ sản” là
một bộ phận của đề
tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho
qui hoạch chi tiết sử dụng hợp lý vùng nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối huyện
Nghĩa Hưng” do Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản chủ trì. Mục tiêu của
chuyên đề là xây dựng các chỉ số tổng hợp để đánh giá ở cấp trang trại và cấp
vùng nuôi thuỷ sản ven biển, thử nghiệm ở vùng nuôi tôm c
ửa sông châu thổ
Nghĩa Hưng – Nam Định. Bộ chỉ số được nghiên cứu xây dựng gồm 4 chỉ số: 2
chỉ số đánh giá cấp vùng và 2 chỉ số đánh giá cấp trang trại cho vùng sinh thái

Thuỷ sản ven biển nói trên.
Như vậy, nghiên cứu đánh giá hiệu quả chuyển đổi sang NTTS ở vùng
ĐBSCL là một vấn đề lần đầu tiên được đề xuất nhưng đã có rất nhiều cơ
sở
khoa học, lý luận và thực tiễn để đề tài nghiên cứu có thể kế thừa, bổ sung hoàn
thiện bộ tiêu chí cũng như phương pháp đánh giá hiệu quả mô hình chuyển đổi
sang NTTS.
Mặc dù các đề tài nghiên cứu trong nước có liên quan đã đưa ra được hệ
thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngành Thuỷ sản hoặc hoạt động
của nuôi trồng thuỷ sản về các lĩnh v
ực kinh tế, xã hội, môi trường, kỹ thuật
công nghệ nhưng chưa có đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể cho vùng
chuyển đổi hoặc các mô hình chuyển đổi.
Đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình chuyển đổi sản nuôi trồng thuỷ sản ở
vùng ĐBSCL” sẽ kế thừa kết quả của các đề tài liên quan nhưng tập trung đánh
giá được hiệu quả các mô hình chuyển đổi để làm rõ tính ổn đị
nh, bền vững
cũng như khả năng nhân rộng của các mô hình.

17
PHẦN THỨ HAI
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu ở đây là chủ thể hoạt động nuôi trồng thuỷ sản (con
người trong hộ gia đình, hợp tác xã, công ty, …), hiệu quả hoạt động nuôi trồng
thuỷ sản có tác động tích cực hay tiêu cực tới kinh tế - xã hội - môi trường đều
thông qua hoạt động chủ quan của con người và con người vừa là tác nhân gây
tác động, vừa là đối tượng chịu tác động ngượ
c lại, đó là một chu trình tác động

khép kín.
Mặt khác, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của Việt nam hiện nay là hoạt
động của con người tác động vào hệ sinh thái, hiệu quả hoạt động nuôi trồng
thuỷ sản phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của hệ sinh thái. Theo tính chất vùng
nước, hệ sinh thái có hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong các vùng chuyển đổi
của Đồng Bằng sông Cửu long bao gồ
m hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái
nước lợ; trong hệ sinh thái nước ngọt bao gồm hệ sinh thái ruộng trũng và hệ
sinh thái bãi bồi ven sông; trong hệ sinh thái nước lợ bao gồm hệ sinh thái ruộng
trũng nhiễm mặn (RTNM), rừng ngập mặn (RNM) và bãi triều.
Vì vậy để đánh giá được hiệu quả tổng hợp về kinh tế-xã hội-môi trường
của các mô hình chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản theo vùng sinh thái,
phương pháp ti
ếp cận chủ đạo là tiếp cận hệ thống kín và tiếp cận hệ sinh thái.
Dựa trên cách tiếp cận này sẽ thấy được mối quan hệ biện chứng giữa
hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của con người và hiệu quả tác động tới chính con
người của các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trong từng hệ sinh thái, từ đó thấy rõ
được các nguyên nhân gây ra hiệu quả tác động để làm cơ s
ở cho việc hình
thành các giải pháp khả thi để phát huy các tác động tích cực, giảm thiểu các tác
động tiêu cực góp phần nhân rộng và phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản
phù hợp với các hệ sinh thái vùng.
Để đánh giá một hệ thống phức tạp (hoạt động chuyển đổi sang NTTS)
gồm nhiều chức năng (kinh tế, xã hội, môi trường) người ta phải chọn mỗi chức
năng một hoặc vài đặ
c điểm đặc trưng làm cơ sở để đánh giá. Những đặc điểm
đặc trưng đó được gọi là tiêu chí đánh giá. Kết quả của các tiêu chí phản ánh quá
trình đang xảy ra trong một hệ thống, cho chúng ta biết hướng phát triển (biến
đổi) của một hệ thống: tăng, giảm hay ổn định.
Nuôi trồng thuỷ sản ven biển Việt Nam đã và đang trở thành nghề

đem
lại những hiệu quả khác nhau về kinh tế, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, để đánh
giá đúng hiệu quả ngành này mang lại không thể chỉ nhìn vào một khía cạnh
riêng biệt nào mà cần phải có cái nhìn tổng thể. Vì vậy, phải cố gắng tiếp cận
một số phương pháp đánh giá xét đến hiệu quả tổng hợp của mô hình nuôi. Một
trong số các phương pháp này là tính chỉ số ngư trại bền v
ững (ASI) cho các mô

18
hình chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản. Theo phương pháp này, không chỉ
tính xem xét đến lợi nhuận kinh tế thuần mà tính đến cả các yếu tố xã hội, môi
trường trong quá trình chuyển đổi. Đây là phương pháp đã được dùng trên thế
giới và đang được phát triển áp dụng trong điều kiện nước ta.
Các hoạt động chuyển đổi sang NTTS rất đa dạng, việc lựa chọn mô hình
đánh giá sẽ dựa trên hai tiêu chí : đóng góp v
ề sản lượng và giá trị, hình thức tổ
chức quản lý, từ đó lựa chọn các mô hình chuyển đổi theo đối tượng nuôi (tôm,
cá, ), loại hình nuôi (chuyên, kết hợp, luân canh), phương thức nuôi (quảng
canh cải tiến (QCCT), bán thâm canh (BTC), thâm canh (TC)), tổ chức sản xuất
(hộ gia đình-trang trại, hợp tác xã, nông trường)
Đây là nghiên cứu đánh giá mô hình nên không tiến hành điều tra tất
cả các vùng chuyển đổi ở ĐBSCL mà sẽ lựa ch
ọn địa điểm điều tra nghiên
cứu điển hình theo từng mô hình nuôi trồng thuỷ sản và theo vùng sinh thái,
đồng thời tiến hành thu thập các tài liệu thứ cấp (kế thừa các kết quả nghiên cứu
đã có) của toàn vùng để hình thành cơ sở dữ liệu cho đề tài. Căn cứ vào cơ sở dữ
liệu đó tiến hành phân tích, đối chứng đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi
trường, kinh tế-kỹ thuật trước và sau khi chuyển đổi chung cho toàn vùng và cho
từng mô hình.
2. Bộ tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các mô hình chuyển đổi

a) Đánh giá hiệu quả chung về chuyển đổi sang NTTS của cả vùng
ĐBSCL
1. Chuyển đổi diện tích: Sự biến động diện tích chuyển đổi, chuyển đổi
lại.
2. Hiệu quả kinh tế:
- Sản lượng và giá trị sản lượng
- Đóng góp vào tăng tr
ưởng kinh tế: tỷ trọng giá trị sản lượng của chuyển
đổi sang NTTS trong tổng giá trị sản lượng thuỷ sản
- Thu nhập xuất khẩu và phát triển thị trường
- Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn vùng
3. Hiệu quả xã hội
- Tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý: theo các mô hình hộ gia đình-trang
trại, hợp tác xã, nông trường.
- Công bằng xã hội : khoảng cách giàu nghèo, xoá đói giảm nghèo, tiếp
c
ận các dịch vụ xã hội, sử dụng đất
- An ninh lương thực và thực phẩm: diện tích, sản lượng lương thực và
NTTS
- Phát triển nguồn nhân lực: Trình độ văn hoá, khoa học công nghệ

19
- Đổi mới cơ chế chính sách và đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp
4. Hiệu quả môi trường sinh thái:
- Đa dạng sinh học
- Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên
- Ảnh hưởng tới môi trường xung quanh
b) Đánh giá hiệu quả theo từng mô hình chuyển đổi sang NTTS theo 4
nhóm tiêu chí:
1. Hiệu quả kinh tế: hiệu quả sử dụng đất và nguồn nhân lực: doanh

thu/ha, thu nhập/ha; thu nhập/công lao động gia đình, tỷ suất thu nh
ập/vốn đầu
tư xây dựng cơ bản (XDCB)
2. Hiệu quả xã hội: Giải quyết việc làm cho lao động: lao động/ha;
khoảng cách giàu nghèo, xoá đói giảm nghèo, tiếp cận các dịch vụ xã hội, sử
dụng đất
3. Hiệu quả môi trường sinh thái: đặc tính hoá, lý môi trường đất và nước;
đặc tính dinh dưỡng môi trường đất và nước; ảnh hưởng tới môi trường xung
quanh
4. Tính bền vững của từng mô hình: chỉ s
ố ngư trại bền vững
Các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể cho đánh giá hiệu quả các mô hình: Xem phụ
lục số 1.
Lần đầu tiên, bộ tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các mô hình chuyển
đổi sang NTTS được đề cập một cách tổng hợp trên cả ba khía cạnh về kinh tế,
xã hội, môi truờng của sự phát triển bền vững. Bộ tiêu chí, chỉ tiêu ở đây đã kế
thừa các nghiên c
ứu đơn lẻ cho từng khía cạnh của các vấn đề liên quan, đồng
thời trên cơ sở mục tiêu của đề tài và phân tích thực tế, nhóm nghiên cứu đã hiệu
chỉnh và phát triển hai tiêu chí:
(1) Thay chỉ tiêu lợi nhuận trong tiêu chí hiệu quả kinh tế bằng chỉ tiêu
thu nhập – do hoạt động NTTS mang nhiều đặc trưng của sản xuất nông nghiệp
nên rất khó để xác định chính xác chi phí công lao động, chi phí thức ăn và khấ
u
hao tài sản cố định, chỉ tiêu thu nhập ở đây bao gồm cả công lao động gia đình,
thu nhập hỗn hợp từ việc sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp do gia đình tự sản
xuất hoặc tự kiếm được; giá trị khấu hao được ước tính trên mức sản xuất trung
bình của các hộ.
(2) Đề xuất và áp dụng tính chỉ số ngư trại bền vững ASI2, hiệ
u chỉnh

phần mềm tính chỉ số ngư trại bền vững ASI2 cho các mô hình chuyển đổi trên
cơ sở phát triển phương pháp tính chỉ số ngư trại bền vững ASI1 (Xem chi tiết ở
phần sau).



20
3. Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Các mô hình chuyển đổi sang NTTS ở ĐBSCL rất đa dạng, trong khuôn
khổ của đề tài nghiên cứu không thể tiến hành đánh giá tất cả các mô hình. Trên
cơ sở nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, tham khảo ý kiến các chuyên gia về NTTS
và cán bộ quản lý NTTS của 13 tỉnh ĐBSCL, đề tài đã lựa chọn 14 mô hình
chuyển đổi phổ biến tại ĐBSCL thuộc hai hệ sinh thái nướ
c ngọt và nước mặn
lợ để tiến hành nghiên cứu đánh giá.
Sơ đồ cách tiếp cận


































Chủ thể hoạt động NTTS, các
yếu tố đầu vào
H

sinh thái
Hệ sinh thái nước ngọt Hệ sinh thái nước lợ
Hệ sinh thái
ruộng trũng (6
mô hình CĐ từ
RT sang: luân
canh lúa-cá, kết

hợp lúa-cá, luân
canh lúa-TCX,
kết hợp lúa-
TCX, chuyên
TCX theo TC
và BTC)

Hệ sinh thái bãi
bồi ven sông
(1 mô hình CĐ
từ đất bãi bồi
sang: Nuôi
chuyên cá vùng
bãi bồi ven
sông)
Hệ sinh thái
ruộng trũng
nhiễm mặn
(4 mô hình
CĐ từ RTNM
sang: chuyên
tôm theo các
PT nuôi TC,
BTC, QCCT;
luân canh lúa-
tôm)
Hệ sinh thái
bãi triều
(2 mô hình
CĐ từ đất làm

muối sang:
Nuôi chuyên
tôm theo
phương thức
TC và BTC

Hệ sinh thái
rừng ngập
mặn
(1 mô hình
CĐ từ RNM
sang: Kết
hợp nuôi
tôm trong
rừng ngập
mặn)
Hiệu quả hoạt động nuôi trồng thuỷ
sản, các yếu tố đầu ra:
- Kinh tế
- Xã hội
- Môi trường

21
Hiệu quả của mô hình chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản sẽ được đánh
giá thông qua việc thu thập dữ liệu để đánh giá theo hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu
định tính và định lượng do đó phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài đã sử
dụng bao gồm:
1) Phương pháp thu thập thông tin:
a) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
- Sử dụng phương pháp thống kê số liệu: Đã thự

c hiện ký hợp đồng với 13
tỉnh thuộc ĐBSCL để cung cấp tư liệu về tình hình chuyển đổi theo đề cương.
- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp (chuyên khảo): Tiến hành thu thập các báo
cáo, tài liệu của địa phương, của trung ương liên quan đến tình hình NTTS và
chuyển đổi sang NTTS.
b) Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
b.1) Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp mang tính định tính:
- Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tậ
p trung có sự tham gia của
người dân: Đã thực hiện 14 cuộc họp thảo luận nhóm có sự tham gia của người
dân thực hiện mô hình chuyển đổi. (Xem phụ lục số 3. Bộ câu hỏi thảo luận
nhóm người dân chuyển đổi sang NTTS)
- Sử dụng phương pháp chuyên gia: Đã thực hiện 15 cuộc phỏng vấn sâu
để thu thập ý kiến các cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, huyện và cấp xã. (Xem
phụ lục số 2. Phiếu phỏng vấn sâu cán bộ quản lý).
b.2) Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp mang tính định lượng:
- Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu thông qua phỏng vấn trực tiếp
theo bảng hỏi cấu trúc. (Xem Phụ lục số 4. Bảng phỏng vấn hộ gia đình chuyển
đổi sang NTTS). Phương pháp điều tra chọn mẫu này được được sử dụng nh
ằm
đo lường thực trạng về hiệu quả kinh tế-kỹ thuật, xã hội, môi trường của hoạt
động chuyển đổi sang NTTS của năm 2006 so với trước khi chuyển đổi. Phương
pháp điều tra chọn mẫu đã được thử nghiệm tại Sóc Trăng trước khi sử dụng
chính thức.
Phương pháp chọn mẫu: Để thu thập được thông tin chính xác, có tính
đại diện cao và có thể so sánh,
đề tài đặc biệt coi trọng việc sử dụng các phương
pháp thích hợp để chọn mẫu nghiên cứu. Về cơ bản, mẫu nghiên cứu được chọn
theo phương pháp phân vùng sinh thái - hành chính kết hợp với phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên có định hướng tại cấp cơ sở. Trên cơ sở phân tích các đặc

trưng của tổng thể lĩnh vực chuyển đổi sang NTTS của ĐBSCL chọn tỉ
nh theo 5
phân hệ sinh thái và 14 mô hình chuyển đổi sang NTTS phổ biến ở ĐBSCL.
Do thực tế sản xuất (năm 2006 và 2007) đã có nhiều biến đổi so với thời
gian khảo sát để xây dựng đề cương (năm 2005), sau chuyến điều tra khảo sát
thực tế, chủ nhiềm đề tài đã đề xuất và được phép chuyển đổi hai mô hình

22
nghiên cứu từ: (1) Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi chuyên tôm
càng xanh theo phương thức thâm canh, (2) Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa
sang nuôi kết hợp tôm càng xanh, sang nghiên cứu đánh giá hai mô hình mới:
(1) Mô hình chuyển đổi đất vườn sang nuôi nuôi cá tra, (2) Mô hình chuyển đổi
đất vườn sang kết hợp nuôi cá truyền thống, thuộc phân hệ sinh thái ao vườn
nước ngọt. Tại mỗi tỉnh, căn cứ trên số hộ tham gia NTTS của tỉnh đó để xác
định c
ỡ mẫu và địa bàn (huyện, xã) để điều tra thu thập thông tin. Mẫu điều tra
sẽ được chọn ngẫu nhiên theo danh sách các hộ gia đình chuyển đổi sang NTTS
tại địa bàn điều tra.

Bảng 1. Kết quả số phiếu phỏng vấn hộ gia đình chuyển đổi sang NTTS của 14
mô hình

Mã mô
hình
Tên mô hình Số
phiếu
Địa điểm
thu mẫu
Phân hệ sinh thái ruộng trũng nước ngọt



01 Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang luân
canh lúa - cá
52 Cần Thơ

02 Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang kết hợp
nuôi cá
47 Cần Thơ

03 Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi
luân canh lúa - tôm càng xanh
50 Cần Thơ,
Hậu Giang

04 Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi
chuyên canh tôm càng xanh theo phương thức
nuôi bán thâm canh
30 Cần Thơ,
Hậu Giang


Phân hệ sinh thái ao vườn nước ngọt


05 Mô hình chuyển đổi từ đất vườn sang nuôi chuyên
cá tra
50 Cần Thơ,
Hậu Giang

06 Mô hình từ đất vườn sang kết hợp nuôi cá truyền

thống.
40 Cần Thơ,
An Giang


Phân hệ sinh thái bãi bồi ven sông nước ngọt

Cần Thơ,
An Giang

07 Mô hình chuyên cá tra vùng bãi bồi ven sông 30 Cần Thơ,
An Giang


Phân hệ sinh thái ruộng nhiễm mặn


08 Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn
sang nuôi chuyên tôm theo phương thức nuôi TC.
56 Sóc Trăng,
Bạc Liêu

09 Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn
sang nuôi chuyên tôm theo phương thức nuôi bán
thâm canh
44 Sóc Trăng,
Bạc Liêu

10 Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn
sang chuyên canh tôm theo phương thức nuôi

QCCT.
51 Cà Mau


23
Mã mô
hình
Tên mô hình Số
phiếu
Địa điểm
thu mẫu
11 Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn
sang nuôi luân canh lúa - tôm
50 Bạc Liêu


Phân hệ sinh thái bãi triều


12 Mô hình chuyển đổi từ đất làm muối sang nuôi
chuyên tôm theo phương thức nuôi bán thâm canh
46 Trà Vinh

13 Mô hình chuyển đổi từ đất làm muối sang nuôi
chuyên tôm theo phương thức nuôi thâm canh
52 Trà Vinh


Phân hệ sinh thái rừng ngập mặn



14 Mô hình chuyển đổi từ đất rừng ngập mặn sang
kết hợp nuôi tôm
51 Cà Mau

- Sử dụng phương pháp thu mẫu môi trường: Để đảm bảo bao quát được
các chỉ tiêu đánh giá về môi trường, về thời điểm: mẫu môi trường sẽ được lấy
làm 3 đợt trong năm vào thời điểm: mùa mưa, mùa khô và giao mùa; về địa
điểm: mẫu môi trường sẽ được lấy ở 3 vị trí: nguồn nước cấp, nguồn nước thải
và trong ao nuôi. Thu mẫu môi trường và phân tích mẫu môi trườ
ng được thực
hiện bởi Trung Tâm Quốc gia Quan Trắc, Cảnh báo Môi trường và PNDB Thủy
sản Khu vực Nam Bộ - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II – là đơn vị
chuyên ngành có năng lực và nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu môi trường.
2) Phương pháp phân tích: Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng
các phương phápphân tích cơ bản sau:
- Phân tích thống kê, so sánh các chỉ số dựa trên phần mềm phân tích kinh
tế-xã hội SPSS và EXCEL.
- Phân tích mẫu môi trường: Các yếu tố
môi trường đều được phân tích
bằng hệ thống máy và các phương pháp đảm bảo độ chính xác cao. Các yếu tố:
pH, nhiệt độ, độ mặn, độ trong, độ kiềm, H
2
S được phân tích ngay tại hiện
trường. Các yếu tố COD, BOD, độ cứng, N-NH
3
, N-NO
2
, N-NO
3

, P-PO
4
, tảo, vi
khuẩn được phân tích tại Trung tâm Quốc gia Quan trắc Cảnh báo Môi trường
và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản Khu vực Nam bộ - Viện NCNTTS II.
- Lựa chọn, phân tích, tổng hợp các tiêu chí liên quan đến phát triển bền
vững đề xuất và áp dụng tính chỉ số ngư trại bền vững ASI2, hiệu chỉnh phần
mềm tính chỉ số ngư trại bền vững ASI2 cho các mô hình chuyển đổi:
Chỉ số ASI (Aquacultural Sustainability Index) do Nguy
ễn Đình Hoè
và Vũ Văn Hiếu xây dựng dựa trên biểu đồ BS (biology sustainable) của
IUCN, quan tâm đến hai mảng phúc lợi sinh thái và phúc lợi nhân văn
(ASI1), chỉ số này phù hợp trong quá trình đánh giá tính bền vững của các mô
hình nuôi tôm trong các vùng sinh thái nhạy cảm, vấn đề bảo tồn là quan
trọng nhất. Tuy nhiên, chỉ số này không phù hợp trong việc đánh giá tính bền
vững các mô hình chuyển đổi sang nuôi thuỷ sản với mục tiêu kinh tế-xã hội

24
cũng rất quan trọng. Vì vậy, trên cơ sở kiến tạo chỉ số ASI1, chỉ số ASI2
được phát triển và kiến tạo dựa trên 3 mảng chỉ số là các phúc lợi kinh tế, xã
hội và môi trường (3 nhóm tiêu chí cơ bản của PTBV), phù hợp với đánh giá
tính bền vững cho các mô hình chuyển đổi sang nuôi thuỷ sản.
Sự phát triển đồng đều giữa 3 mảng chỉ số trên sẽ đảm bảo cho sự phát
tri
ển bền vững của cả hệ thống. Sự mất cân bằng giữa 3 mảng chỉ số sẽ gây
nên sự phát triển không bền vững của hệ thống. Nếu phát triển chỉ quan tâm
đến một trong 3 mảng sẽ tạo ra các hệ thống không bền vững.
Trên cơ sở xác định được các vấn đề cốt lõi trong hệ thống nuôi thuỷ sản,
các chỉ thị đơn để
đánh giá mức độ bền vững của hệ thống nuôi thuỷ sản được

xây dựng theo 3 mảng: kinh tế, xã hội và môi trường và mỗi mảng có 3 chỉ thị
đơn có trọng số ngang bằng (c=1/3) nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa 3 mảng
trong phát triển bền vững:
Xã hội (I1 - ASI
2S
): Kỹ thuật NTTS (Số năm kinh nghiệm: Người phụ
trách kỹ thuật của ao nuôi đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong nuôi trồng
thuỷ sản?; Trình độ kỹ thuật: Người phụ trách kỹ thuật của ao nuôi đã qua
những lớp đào tạo, tập huấn nào?); Chấp hành pháp luật (Chất lượng sản phẩm:
Có sử dụng khuốc kháng sinh không?; Quy hoạch vùng nuôi: Ao NTTS có nằm
trong vùng quy hoạch cho NTTS không?); Mức lương của người lao độ
ng của
ao nuôi (Lương tháng trung bình của người dân làm công trong ngư trại là bao
nhiêu?)
Môi trường (I2 - ASI
2Env
): Xử lý nước cấp (Diện tích ao xử lý nước cấp là
bao nhiêu?); Xử lý nước thải (Diện tích ao xử lý nước thải là bao nhiêu?); Tỷ lệ
thiệt hại do dịch bệnh


(
(Tỷ lệ thuỷ sản bị chết do dịch bệnh là bao nhiêu?)
Kinh tế (I3 - ASI
2Eco
): Thu nhập/ha/năm (Thu nhập/ha/năm là bao
nhiêu?); Thu nhập trên vốn lưu động (Tỷ suất thu nhập trên vốn lưu động là bao
nghiêu?); Thương hiệu sản phẩm (Xuất xứ sản phẩm: Ao nuôi có hồ sơ xuất sứ
sản phẩm không?; Thương hiệu sản phẩm: Thuỷ sản từ ao nuôi có thương hiệu
hay không?)

Mức độ bền vững được đánh giá theo thang điểm như sau:
00 > 0.2 Không bền v
ững
0.2 > 0.4 Kém bền vững
0.4 > 0.6 Bền vững trung bình
0.6 > 0.8 Khá bền vững
0.8 – 1,0 Bền vững
Trên cơ sở phần mềm tính ASI1 và các phát triển chỉ số ASI2, nhóm
nghiên cứu cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia phần mềm đã tiến hành hiệu chỉnh

25
phần mềm để tính chỉ số ASI2 để thuận tiện trong việc đánh giá mức độ bền
vững cho các ngư trại thực hiện chuyển đổi sang NTTS.
3) Phương pháp chuyên gia: tổ chức các hội thảo khoa học, xin ý kiến
chuyên gia góp ý cho các báo cáo.




×