Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viễn Thông Viteco.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.1 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỔNG HỢP
Tại Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO

Giáo viên HD: Phạm Hồng Hải
Họ tên SV: Nguyễn Thị Hiền
Lớp
: QTKDTH 1
Khóa
: 42
Mã SV : TC 421064

Hà Nội, Tháng 12/2013


MỤC LỤC
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn
thông VITECO....................................................................................................2
1.1. Lịch sử hình thành........................................................................................2
1.2 Sự thay đổi của doanh nghiệp cho đến nay..................................................3
2. Đánh giá các kết quả hoạt động của Công ty..................................................5
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh.......................................................................5
2.2 Đánh giá các kết quả hoạt động khác............................................................9
3. Đánh giá các hoạt động quản trị của Công ty................................................10
3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty.........................................................................10
3.2 Quản trị và phát triển nguồn nhân lực.........................................................13
3.3 Quản trị Tài chính........................................................................................16


3.4 Quản trị q trình sản xuất..........................................................................19
3.5 Quản trị các yếu tố vật chất.........................................................................20
3.6 Quản trị chất lượng của Cơng ty.................................................................22
3.7 Quản trị tiêu thụ...........................................................................................23
3.8 Kế tốn và tính hiệu quả..............................................................................24
3.9. Chiến lược và kế hoạch..............................................................................26
4. Ưu điểm, hạn chế chủ yếu trong hoạt động kinh doanh và quản trị của Cơng
ty........................................................................................................................28
4.1.Ưu điểm.......................................................................................................28
4.2.Hạn chế và khó khăn...................................................................................29
5. Định hướng phát triển của Công ty...............................................................30
Báo cáo thực tập tổng hợp

1


1. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần Cơng nghệ Viễn
thơng VITECO
1.1. Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO tiền thân là Công ty
Thiết bị Điện thoại được thành lập ngày 15/05/1991 và được chuyển đổi từ
Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần theo Quyết định số 56/2004/QĐ
– BBCVT ngày 25/11/2004 của Bộ Bưu chính Viễn thơng.
Với tên giao dịch: Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VI TE CO

Logo:
Trụ sở chính của Cơng ty đặt tại số nhà 35 ngõ 61 Lạc Trung, Hai Bà
Trưng, Hà Nội.
Với Vốn điều lệ: 15.630.440.000 đồng, trong đó tỷ lệ phần vốn Nhà nước
(Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam) là 49% .

Trong những năm đầu đổi mới của đất nước cũng như của ngành Cơng
nghệ Bưu chính Viễn thông, với trận địa là tất cả các tỉnh, thành trên cả nước ,
VITECO là đơn vị xung kích và chủ lực đưa công nghệ và các hệ thống chuyển
mạch kỹ thuật số vào hoạt động thực tiễn tại Việt Nam đánh dấu một bước tiến
mới của Ngành Bưu chính Viễn thơng.
Sau hơn 22 năm hình thành và phát triển, cùng với những chính sách cải
cách thay đổi, những hỗ trợ của Ngành và những nỗ lực không ngừng Công ty đã
tạo dựng một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Viễn thông và ngày càng khẳng
định được năng lực và vị thế của mình trong tương lai.
Chức năng, nhiệm vụ và quy mô của Công ty
Chức năng

Báo cáo thực tập tổng hợp

2


Là đơn vị kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, lắp đặt, bảo dưỡng,
sửa chữa các thiết bị viễn thông, tư vấn thiết kế xây lắp mạng ngoại vi và cung
cấp các dịch vụ Viễn thông.
Là đơn vị hạch tốn độc lập có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân
hàng, có con dấu riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ
- Công nghệ tiên tiến.
- Cung cấp dịch vụ hiệu quả và nhanh chóng.
- Đáp ứng đúng u cầu cho khách hàng
- Vì lợi ích khách hàng, hợp tác cùng phát triển.
- Nâng cao thu nhập của mỗi cá nhân và tập thể trong công ty.
Quy mô của Công ty
Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO, sau hơn 22 năm xây

dựng, trưởng thành và phát triển, đã trở thành, một trong những Cơng ty có uy
tín và thương hiệu trong ngành Viễn thơng
Cơng ty hiện có 97 cán bộ cơng nhận đang làm việc tại phòng ban chức
năng và các bộ phận trực thuộc Cơng ty.
Cơng ty có 5 phịng Ban Chức năng: Phịng Hành chính Quản trị, phịng
Xuất nhập khẩu, phịng Kế hoạch Kinh doanh, phịng Tài chính Kế tốn, phịng
Cơng nghệ. Và có 2 Trung tâm: Trung tâm Viễn thơng, Trung tâm Dịch vụ Kỹ
thuật.
VITECO xác định cho mình chìa khóa thành cơng trong kinh doanh đó là
phải biết trọng dụng người tài, coi trọng nguồn nhân lực là vốn q, vì vậy mà trong
thời gian ngắn Cơng ty đã đạt được các tiêu chí về quy mơ, nguồn lực và thực hiện
thành công nhiều dự án lớn.
          Tọa lạc trên con phố đông dân cư và cũng khá nhộn nhịp Công ty được xây
dựng với 4 tầng nhà vững trãi và kiên cố cùng với trang thiết bị hiện đại và đầy

Báo cáo thực tập tổng hợp

3


đủ tạo lên một môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả cho cán bộ công nhân
viên Công ty
- Tầng 1: Là sảnh tiếp khách, Văn phòng giao dịch của Công ty và nhà để
xe của cán bộ công nhân viên Cơng ty.
- Tầng 2: Là nơi đặt phịng họp, hội trường và các phòng ban chức năng.
- Tầng 3, tầng 4: phòng làm việc của các kỹ thuật viên, kỹ sư và phân
xưởng sản xuất của các Trung tâm.
 1.2 Sự thay đổi của Doanh nghiệp cho đến nay
Năm 1991 Công ty được thành lập với tên gọi là Công ty thiết bị Điện
thoại với chức năng, nhiệm vụ chính là lắp đặt, hướng dẫn vận hành các hệ thống

tổng đài điện tử kỹ thuật số cho nhiều Bưu điện Tỉnh, Thành phố trong cả nước.
Năm 2002, Ngày 6/6/2002 Tổng Cơng ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam
ra Quyết định chuyển đổi Công ty Thiết bị điện thoại thành Cơng ty Cổ phần.
Năm 2004, Bộ Bưu chính Viễn thơng ra Quyết định chuyển đổi Công ty
Thiết bị Điện thoại thành Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO.Với
4 phịng Ban chức năng chính: Hành chính quản trị, kế hoạch kinh doanh, kỹ
thuật Cơng nghệ, Tài chính kế tốn và 03 Trung tâm trực thuộc là trung tâm Viễn
thông, trung tâm dịch vụ kỹ thuật, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng
Công nghệ thông tin và 01 Xí nghiệp tư vấn, thiết kế xây lắp mạng ngoại vi đã
giúp Cơng ty hồn thành những kế hoạch đã xây dựng cũng như nhiệm vụ được
giao một cách xuất sắc.
Năm 2009, cùng với việc bổ nhiệm thêm một Phó Tổng giám đốc Cơng ty
và thành lập Phịng xuất nhập khẩu phụ trách mảng xuất nhập khẩu, và xuất nhập
khẩu ủy thác đã đem về cho Công ty một khoản doanh thu lợi nhuận khá lớn.
Năm 2011 đến nay, do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế chung cũng như
Ngành viễn thơng nói riêng, VITECO gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, để
duy trì hoạt động cũng như vượt qua giai đoạn khủng hoảng này, Lãnh đạo Công

Báo cáo thực tập tổng hợp

4


ty đã chủ trương kiện toàn nguồn nhân lực và củng cố lại bộ máy quản lý của
Công ty, do vậy quy mô của Công ty cũng bị thu hẹp, chỉ cịn lại 2 Trung tâm
hoạt động đó Trung tâm Viễn thông và Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật thực hiện
nhiệm vụ chính sản xuất, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị phục
vụ cho mạng lưới Viễn thông.
2. Đánh giá các kết quả hoạt động của Công ty
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một Công ty sẽ được phản ánh một cách
đầy đủ và chính xác thơng qua các hoạt động kinh doanh mà Cơng ty đó đã thực
hiện ở một giai đoạn cụ thể. Trong giai đoạn từ năm 2009 – 2012, Công ty Cổ
phần Công nghệ Viễn thông VITECO cũng như các doanh nghiệp khác trong n
ước và thế giới đều phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng kinh tế và lạm phát
leo thang.
Bên cạnh những khó khăn gặp phải, cũng khơng thể phủ nhận những nỗ
lực và phấn đấu của Ban Lãnh đạo Công ty và những cố gắng của tồn thể cán bộ
cơng nhân viên Công ty,.
Dưới đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cảu Công ty trong
giai đoạn 2009- 2012:

Báo cáo thực tập tổng hợp

5


Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị: Triệu đồng

Năm
2009
Stt

Chỉ tiêu
Giá trị

1
2
3

4

5
6

Năm
2010
% tăng
(giảm)
Giá trị
so với
2009

Năm
2011
% tăng
(giảm)
Giá trị
so với
2010

Năm
2012
% tăng
(giảm)
Giá trị
so với
2011

Doanh thu thuần


88.798

140.822

58,6

120.929

-14,1

43.184

-64,3

Giá vốn hàng bán

75.567

123.889

63,9

108.777

-12,2

34.390

-68,4


Tổng chi phí

11.868

16.191

36,4

16.209

0,1

10.075

-37,8

3.323

3.566

7.3

-2.390

-167

-477

-80


54

-4

-107,4

-7

75

533

-7714

2.955

2.671

-9,6

-2.398

-190

56

-102

Lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận sau thuế

(Nguồn từ BCTC năm 2009,2010,2011,2012 của VITECO)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy Doanh thu thuần của Cơng ty có sự
biến động đáng kể qua các năm.
Năm 2009 đã đạt được doanh thu 88,798 tỷ đồng. Lợi nhuận đạt 2,955 tỷ
đồng.
Năm 2010, doanh thu đạt trên 140 tỷ đồng tăng 52, 024 tỷ đồng (tăng
58,6%) so với năm 2009. Nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng là do năm 2010, Công
ty đẩy mạnh triển khai mảng thương mại bằng việc cung cấp thiết bị cho Tập
đoàn và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường miền Tây và miền Nam, nâng
cao chiến lược Marketting, quảng bá sản phẩm.Tuy Lợi nhuận năm 2010 lại bị
Báo cáo thực tập tổng hợp

6


giảm 284 tỷ đồng (giảm 9,6 %) so với năm 2009 do chi phí cho các hoạt động
đều tăng nên ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty.
Năm 2011, các chỉ tiêu về kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, doanh thu và lợi
nhuận sụt giảm. Kết quả doanh thu đạt trên 120 tỷ (78,85% so với kế hoạch)
giảm 19,893 tỷ đồng (giảm 14,1%) so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt
giảm của doanh thu là do toàn bộ các lĩnh vực kinh doanh của Công ty phần lớn
là phục vụ cho thị trường VNPT. Nhưng năm 2011, thị trường bị thu hẹp do
VNPT giảm thiểu đầu tư về thiết bị, giảm các chi phí bảo trì bảo dưỡng đối với
các thiết bị đang sử dụng trên mạng nên cơng việc phát sinh rất ít. Một số cơng
trình dở dang từ năm trước chuyển sang khi phê duyệt quyết toán chủ đầu tư cắt

giảm số lượng, hạng mục so với hợp đồng đã ký kết nên ảnh hưởng nhiều tới
nguồn doanh thu cũng như lợi nhuận của năm 2011.
Năm 2012 tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn đối với Công ty
VITECO, kết quả thực hiện trong năm 2012, doanh thu chỉ đạt trên 43 tỷ đồng
(bằng 37,21% kế hoạch đặt ra,) giảm 77, 745 tỷ đồng (giảm 64,3 %) so với năm
2011, lợi nhuận đạt 55,93 triệu đồng bằng 5,92% kế hoạch đặt ra. Nguyên nhân
của việc sụt giảm nguồn doanh thu là do thị trường tiếp tục bị thu hẹp, cơng việc
phát sinh ít, chi phí thì vẫn phải duy trì cho các hoạt động nên cũng tác động tới
doanh thu và lợi nhuận.
Về tình hình chi phí của Cơng ty có chiều hướng biến động giảm, tăng,
giảm qua các năm. Năm 2010, giá vốn bán hàng của Công ty là 123,889 tỷ đồng
tăng 48,322 tỷ đồng (tăng 63,9 %) so với năm 2009. Đó là do giá vật tư, thiết bị,
linh kiện Công ty mua vào năm 2010 tăng. Năm 2011, giá vốn bán hàng giảm
15,112 tỷ đồng (giảm 12,2 %) so với năm 2010, nguyên nhân là do giá mua các
linh kiện, vật tư bị tăng. Năm 2012, giá vốn bán hàng giảm mạnh chỉ còn 34,390
tỷ đồng tức là giảm khoảng 74,387 tỷ đồng (giảm 68,4 %) so với năm 2011, do
các khoản chi phí thì vẫn phải duy trì trong khi đó doanh thu lại không tăng, nên

Báo cáo thực tập tổng hợp

7


Cơng ty gặp khó khăn trong đầu tư nguồn vốn kinh doanh ảnh hưởng tới giá vốn
bán hàng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty: năm 2010 tăng so
với năm 2009 là 243 triệu đồng (tăng 7,3 %) nguyên nhân là do doanh thu thuần
năm 2010 tăng so với năm 2009 nên đã làm cho lợi nhuận tăng. Sang năm 2011,
lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bị giảm 5,956 tỷ đồng (giảm 167 %) ,
nguyên nhân do doanh thu thuần giảm và tổng chi phí lại tăng. Năm 2012, lợi

nhuận từ hoạt động kinh doanh vẫn chưa có nhiều khả quan, chỉ tăng 1,913 tỷ
đồng so với năm 2011, tuy nhiên vẫn bị thua lỗ do doanh thu thuần bị thấp và chi
phí cho các hoạt động vẫn phải duy trì mặc dù Cơng ty đã phát động chính sách
cắt giảm chi phí tối đa trong Công ty.
Lợi nhuận từ các hoạt động khác của Công ty tăng, giảm không đều qua
các năm, năm 2010 giảm 58 triệu đồng so với năm 2009 do tổng chi phí năm
2010 tăng so với năm 2009, năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 3 triệu đồng
do tổng chi phí tăng mà doanh thu thuần lại giảm, năm 2012 có phần khởi sắc
hơn, lợi nhuận khác đạt 533 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 540 triệu đồng do
tổng chi phí giảm nhiều so với năm 2011.
Do lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động
khác cộng với doanh thu thuần tăng, giảm nên lợi nhuận sau thuế cũng tăng giảm
theo, cụ thể năm 2010 giảm 284 triệu đồng so với năm 2009 (giảm 9,6%), năm
2011 giảm 5,07 tỷ đồng so với năm 2010 (giảm 190%), năm 2012 thì lợi nhuận
sau thuế đạt 56 triệu đồng có tăng hơn so với năm 2011, do tăng từ nguồn lợi
nhuận khác, chi phí cho các hoạt động có giảm mặc dù là khơng đáng kể.
Như vậy, có thể thấy qua các năm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của Cơng ty không ổn định và chậm phát triển, doanh thu thuần bị giảm nhiều
dẫn tới lợi nhuận sau thuế cũng bị ảnh hưởng, tình hình thua lỗ vẫn bị gia tăng,
chính vì vậy vấn đề đặt ra cho Lãnh đạo Cơng ty là cần có những định hướng,

Báo cáo thực tập tổng hợp

8


chiến lược mới với những giải pháp hiệu quả để đưa Cơng ty vượt qua giai đoạn
khó khăn hiện nay.
2.2 Đánh giá các kết quả hoạt động khác
Những năm qua, bên cạnh việc sản xuất kinh doanh thì cơng tác Đảng,

Cơng đồn, Đồn Thanh Niên, các phong trào thi đua cũng luôn được Lãnh đạo
Công ty quan tâm và phát động.
Trong Công tác Đảng: Đảng bộ Công ty đã triển khai thực hiện cuộc vận
động, chỉnh đốn Đảng tự phê bình và phê bình; củng cố cấp ủy các Chi bộ trực
thuộc thông qua chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy chế làm việc, định kỳ hàng
tháng tổ chức các buổi sinh hoạt Đảng. Cùng với đó thì cơng tác phát triển nguồn
nhân lực của Đảng cũng được Đảng bộ Cơng ty chú trọng và thực hiện ví dụ như:
Giới thiệu Đảng viên mới, cử quần chúng tham dự lớp cảm tình Đảng; tun
truyền, phổ biến và phân cơng Đảng viên giúp đỡ bồi dưỡng quần chúng tích cực
để được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đồng thời, Đảng bộ cũng duy trì thực
hiện cuộc vận đơng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
trong tồn Đảng bộ. Và kết quả đạt được trong Cơng tác Đảng là: 3 năm liền
Đảng ủy Công ty được tặng Bằng khen Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững
mạnh.
Trong Cơng tác Cơng đồn: Ban chấp hành Cơng đồn Cơng ty ln phấn
đấu hồn thành nhiệm vụ và trách nhiệm được giao như đã triển khai phát động
phong trào thi đua lao động giỏi trong Đồn viên Cơng đồn; chỉ đạo Ban Nữ
Công triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; tổ chức cho
chị em đi tham quan dã ngoại nhân dịp ngày 8/3 và 20/10. Bên cạnh đó, cơng tác
thăm hỏi, động viên cán bộ công nhân viên khi ốm đau, hiếu hỉ..... cũng được
Cơng đồn Cơng ty thực hiện tốt. Chính nhờ sự quan tâm chu đáo của Cơng
đồn cũng như Lãnh đạo chun mơn đã góp phần động viên cán bộ cơng nhân
viên hăng say lao động, sản xuất hiệu quả. Và thành tích đạt được trong Cơng tác
này, đó là Cơng đồn Cơng ty đã được Cơng đồn Bưu điện Việt Nam tặng cờ thi
Báo cáo thực tập tổng hợp

9


đua thành tích hoạt động Cơng đồn năm 2008, 2010, 2011, 2012, Bằng khen cá

nhân cho Nữ Cơng đồn “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Cơng tác Đồn Thanh niên: Song song với việc hoàn thành nhiệm vụ trong
sản xuất kinh doanh, thì Đồn Thanh niên cịn kêu gọi đội ngũ Đồn viên trẻ của
Cơng ty cùng nhau phấn đấu, xây dựng Đồn vững mạnh và năng động. Cơng tác
Đồn được phát huy rất sôi nổi và hiệu quả như thường xuyên tổ chức các buổi
giao lưu hội diễn văn nghệ trong các dịp kỷ niệm ngày thành lập Công ty, ngày
Quốc tế phục nữ 8/3, 20/10, Tết thiếu nhi, BCH Đồn cịn tổ chức các lớp học
nhảy khiêu vũ, học thêu, tổ chức các cuộc thi đánh bóng bàn, giao lưu bóng đá
với các Đồn Thanh niên trong Ngành, tham gia ngày Hiến máu nhân đạo do
Đoàn Thanh niên VNPT tổ chức...Và để chứng minh cho kết quả hoạt động trên,
năm 2011, 2012 Đồn Thanh niên Cơng ty liên tiếp được tặng cờ thi đua của
Đoàn Thanh niên Tập đồn.
3. Đánh giá các hoạt động quản trị của Cơng ty
3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Để hoạt động quản trị của Cơng ty được duy trì và ổn định, Công ty Cổ phần
Công nghệ Viễn thông VITECO đã xây dựng cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức
năng. Với cơ cấu này đã tạo điều kiện khuyến khích nhân viên Cơng ty phát huy theo
đúng trình độ chuyên môn, đồng thời mối quan hệ giữa Tổng Giám đốc và Phó Tổng
giám đốc theo kiểu trực tuyến cũng sẽ giúp cho việc giải quyết vấn đề giữa Lãnh đạo
được nhanh chóng và chế độ thủ trưởng cũng được đảm bảo. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu
tổ chức của Cơng ty được xây dựng theo mơ hình trực tuyến chức năng:

Báo cáo thực tập tổng hợp

10


Bảng 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Cơng ty

BAN KIỂM SỐT


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phó Tổng Giám đốc 1

Phịng
Xuất
nhập
khẩu

Trung
tâm
Viễn
thơng

Phó Tổng Giám đốc 2

Phịng
Hành
chính
quản
trị

Phịng
Tài
chính
Kế
tốn


Phịng
Kế
hoạch
Kinh
doanh

Phịng
Cơng
nghệ

Trung
tâm
Dịch
vụ kỹ
thuật

(Nguồn từ Phịng Hành chính – Quản trị _Cơng ty VITECO)

Chức năng và nhiệm vụ
Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, thay mặt cho cổ đơng Cơng ty, có trách
nhiệm quản lý và quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Cơng
ty.
Ban Kiểm sốt gồm 3 thành viên chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát mọi hoạt
động kinh doanh , quản trị và điều hành của Công ty
Ban Tổng Giám đốc gồm 1 Tổng Giám đốc, 2 Phó Tổng Giám đốc.
Tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật, người điều hành cao nhất của
Cơng ty, chịu trách nhiệm tồn bộ hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty,
chịu trách nhiệm các hoạt động tài chính nguồn, nhân lực của Cơng ty.
Phó Tổng giám đốc: do Tổng giám đốc Công ty bổ nhiệm sau khi đã thông qua

ý kiến của Hội đồng quản trị Cơng ty . Hiện tại, Cơng ty có 2 Phó Tổng giám đốc
Báo cáo thực tập tổng hợp

11


Phó Tổng giám đốc 1 trực tiếp chỉ đạo, theo dõi các hoạt động , kết quả thực
hiện sản xuất kinh doanh của Phòng Xuất Nhập khẩu, Trung tâm Viễn thông. Chịu
trách nhiệm các vấn đề ngoại giao, ký kết các hợp đồng kinh tế, thay mặt Tổng giám
đốc điều hành Công ty khi Tổng giám đốc đi công tác, phụ trách các tổ chức đồn
thể trong Cơng ty.
Phó Tổng giám đốc 2 phụ trách, chỉ đạo theo dõi các hoạt động, kết quả thực
hiện sản xuất kinh doanh của phịng Kế hoạch kinh doanh, phịng Cơng nghệ và
Trung tâm dịch vụ kỹ thuật. Chịu trách nhiệm các vấn đề chiến lược kinh doanh,
chiến lược phát triển sản phẩm, Chiến lược phát triển thị trường, nghiên cứu sản
phẩm, cải tiến chất lượng sản phẩm.
Phịng Tài chính kế tốn: là một bộ phận thuộc khối tham mưu, giúp việc cho
Lãnh đạo Cơng ty; Thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn, thống kê trong tồn Cơng ty
và quản lý tồn bộ tài sản của Công ty; Quản lý và sử dụng nguồn vốn của Cơng ty có
hiệu quả
Phịng Kế hoạch Kinh doanh: xây dựng các chiến lược kinh doanh của công ty;
Nghiên cứu, phân tích và nắm bắt sự thay đổi của môi trường kinh doanh; Quản lý và
theo dõi, thực hiện các dự án, các hợp đồng của Công ty; Thực hiện cơng tác giao dịch
và Marketting của Cơng ty.
Phịng Cơng nghệ: đóng vai trị quan trọng trong việc Giám sát chất lượng sản
phẩm - dịch vụ; Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin; Nghiên cứu và
đề xuất các sản phẩm, công nghệ mới, hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị trong Cơng ty.
Phịng Xuất nhập khẩu: là một bộ phận thuộc khối kinh doanh có Chức năng
chính: tìm kiếm, quản lý và thực hiện các hợp đồng, các dự án kinh doanh liên quan
đến Xuất nhập khẩu và xuất nhập khẩu ủy thác cho Cơng ty;

Phịng Hành chính – Quản trị: là bộ phận thuộc khối tham mưu giúp việc cho
Lãnh đạo Công ty trong công tác tổ chức bộ máy, xây dựng các chính sách, nội quy
quy định trong Cơng ty; sắp xếp, quản lý nguồn nhân lực hợp lý, tuyển dụng - đào tạo
nguồn nhân lực; Giải quyết các chế độ lương, lương, thưởng và các chế độ khác cho
người lao động; Thực hiện cơng tác an tồn vệ sinh - lao động, chăm sóc sức khỏe y tế
cho cán bộ cơng nhân viên trong Công ty và các công việc hành chính.

Báo cáo thực tập tổng hợp

12


Các Trung tâm: Có nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng kinh tế, các dự án
kinh doanh do Công ty điều tiết; Trực tiếp sản xuất, lắp đặt các thiết bị Viễn
thông, ứng dụng công nghệ thông tin; Tư vấn – thiết kế; Sửa chữa - bảo hành sản
phẩm.
3.2 Quản trị và phát triển nguồn nhân lực
Con người đóng vai trị quan trọng nhất trong các hoạt đơng của tổ chức, vì vậy,
quản trị con người ln là vấn đề cần thiết và ưu tiên của các nhà quản trị, nó là chìa
khóa của sự thành cơng cho các doanh nghiệp. Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh
tranh của Cơng ty thì con người được xem là yếu tố căn bản, nó quyết định sự tồn tại
cũng như sự phát triển của Cơng ty. Vì vậy, vấn đề quản trị và phát triển nguồn nhân
lực của Công ty VITECO luôn được ban Lãnh đạo Công ty chú trọng và quan tâm.
Dưới đây là bảng số liệu về nguồn nhân lực của Công ty trong giai đoạn 20092012:
Bảng 3. Cơ cấu lao động của Công ty từ năm 2009-2012

Chỉ tiêu

Năm 2009
Số LĐ

(người)

1.Tổng số lao động

%

Năm 2010
Số LĐ
(người)

%

Năm 2011
Số LĐ
(người)

%

Năm 2012
Số LĐ
(người)

%

165

100

187


100

153

100

130

100

6

3,6

9

4,8

11

7,2

12

9,2

Đại học

59


35,8

75

40,1

59

38,6

48

36,9

Cao đẳng, trung cấp

40

24,4

46

24,6

42

27,5

37


28,5

62

37,6

57

30,5

40

26,1

33

25,4

2. Trình độ lao động
Trên đại học

Công nhân kỹ thuật
và lao động phổ thông

(Nguồn từ Phịng Hành chính – Quản trị _Cơng ty VITECO)

Báo cáo thực tập tổng hợp

13



Qua bảng số liệu trên cho thấy từ năm 2009 – 2010, nguồn lao động tăng lên 22
người, nguyên nhân do trong thời gian đó Cơng ty nhận được rất nhiều hợp đầu đầu tư,
lắp đặt và sản xuất nên cần rất nhiều nguồn lao động, bởi vậy Công ty phải tuyển thêm
nhân lực để đáp ứng nhu cầu công việc. Nhìn vào số liệu của 2 năm ta có thể thấy
không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng của nguồn lao động cũng tăng, cụ thể năm
2010 lao động có trình độ trên đại học tăng thêm 3 người (4,8% so với năm 2009), trình
độ đại học tăng thêm 16 người (40,1 % so với năm 2009), trình độ cao đẳng, trung cấp
tăng ít (thêm 0,2 %) cịn trình độ Cơng nhân kỹ thuật và lao động phổ thơng giảm 7,1
%. Từ sự so sanh trên có thể thấy, Công ty đã dần chú trọng đến nguồn nhân lực có chất
lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày của Công ty.
Tuy nhiên, từ năm 2011, 2012 nguồn lao động của Công ty giảm khá nhiều từ
187 người lao động, năm 2011 chỉ còn 150 người tới năm 2012 còn 130 người, do thị
trường kinh doanh bị thu hẹp, Cơng ty gặp khó khăn trong kinh doanh, mức lương giảm
cơng việc ít đã làm ảnh hưởng tới nguồn lao động, họ xin nghỉ việc tạm thời hoặc số
khác thì chuyển cơng tác để đảm bảo nguồn thu nhập sống, chính vì thế đã ảnh hưởng
tới số lượng lao động của Công ty.
Tới năm 2013, số lượng lao động vẫn bị sụt giảm chỉ còn 105 người do thi
trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, doanh thu bị âm, hoạt động sản xuất chậm phát
triển nên Cơng ty phải thực hiện chính sách cho người lao động nghỉ việc tạm thời
hoặc nghỉ khơng lương.
Để duy trì công việc sản xuất cũng như đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng cho
hoạt động kinh doanh trong giai đoạn khó khăn hiện nay, Cơng ty đã có đưa ra một số
biện pháp mới như:
Xây dựng bảng mô tả công việc cho từng phịng, từng cá nhân với từng cơng viêc và
từng chức năng cụ thể. Định kỳ hàng tháng đánh giá mức độ hồn thành cơng việc qua
bản báo cáo của từng người, từng đơn vị để từ đó có những hướng điều chỉnh cho phù
hợp
Kiện tồn và hồn thiện hệ thống quản lý nguồn nhân lực của Công ty: bổ nhiệm
cán bộ có năng lưc quản lý, điều hành cơng việc (chỉ bổ nhiệm có thời hạn các chức

Báo cáo thực tập tổng hợp

14


danh), miễn nhiệm cán bộ khơng có năng lực và tỏ ra yêu kém trong việc quản lý; Tổ
chức lấy phiếu tín nhiệm của CBCNV trong Cơng ty để từ đó có những đề xuất hay
kiến nghị đối với nguồn cán bộ quản lý.
Bên cạnh việc kiện toàn bộ máy quản lý thì cơng tác đạo tạo và tuyển dụng nguồn
nhân lực cũng được Lãnh đạo Công ty hết sức chú ý, nhằm nâng cao và đảm bảo nguồn
nhân lực có trình độ, có kỹ năng chun mơn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
của Cơng ty. Vì vậy, Cơng ty thường xun tổ chức các khóa học ngắn hạn cho cán bộ
kỹ thuật như khóa học giám sát lắp đặt, thiết kế các cơng trình thiết bị viễn thơng, khóa
học an tồn leo treo cột cao cho công nhân kỹ thuật, cử cán bộ kinh doanh tham dự lớp
học đấu thầu do Tập đoàn tổ chức………
Song song với việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, để động viên khuyến khích
người lao động tham gia sản xuất đạt hiệu quả, công tác và chế độ lương, thưởng, phúc
lợi luôn được Lãnh đạo Công ty và bộ phận Cơng đồn hết sức quan tâm.
Thực hiện quy chế làm việc: thời gian làm việc của người lao động là 8
giờ/ngày, tuần làm 40 giờ, thứ bảy và chủ nhật nghỉ.
Các chế độ làm thêm giờ, nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ Tết, ốm đau, thai sản được
thực hiện theo đúng quy định của Luật lao động.
Lương tháng bình quân của người lao động là 5,5 triệu đồng/người.
Quy chế trả lương của Công ty được xây dựng dựa trên cơ sở chi trả lương của
nhà nước ban hành theo từng bậc, ngạch phù hợp với từng chức danh và vị trí công
việc, kỹ năng của từng người
Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất, Cơng ty thực hiện trả lương khốn. Việc chi
tiền thưởng để khích lệ người lao động làm việc được Công ty thực hiện dựa trên kết
quả kinh doanh của Công ty và hiệu quả công việc của từng vị trí.
Bên cạch đó, Ban lãnh đạo cịn thể hiện sự quan tâm thường xuyên đến đời sống

CBCNV qua việc chi trả tiền làm thêm giờ, đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, Bảo
hiểm tai nạn cho các CBCNV, tiền thuê bao điện thoại di động, phụ cấp đi lại, chế độ
cơng tác phí phù hợp, tổ chức khám sức khỏe định kỳ.

Báo cáo thực tập tổng hợp

15


Ngồi ra, Cơng ty có chính sách ưu tiên cho các cán bộ chủ chốt và các cán bộ
có thời gian công tác lâu năm được quyền mua cổ phiếu của Cơng ty.
Từ những chính sách trên mà Cơng ty đã thu hút được nguồn nhân lực có trình
độ chun môn cao, đội ngũ kỹ thuật lành nghệ và tâm huyết với công việc, hệ thống
quản lý ngày một ổn định đã góp phần tạo động lực cho Cơng ty vượt qua giai đoạn khó
khăn hiện nay, và đón đầu cho những dự kiến trong tương lai.
3.3 Quản trị Tài chính
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nên giai đoạn từ 2009 -2012 thị
trường Việt Nam cũng gặp rất khó khăn, tỷ lệ lạm phát tăng cao, chi phí đầu tư cắt
giảm, cạnh tranh Ngành cũng diễn ra khốc liệt. Với tình hình chung như vậy, Cơng ty
cũng khơng tránh khỏi ảnh hưởng, doanh thu nhìn chung là sụt giảm, hàng tồn kho
nhiều, chi phí tăng cao, tỷ lệ lợi nhuận thấp (có những năm lợi nhuận cịn bị âm). Dẫn
đến tình hình tài chính của Cơng ty có nhiều biến động. Để hiểu về tình hình tài chính
của Cơng ty, ta sẽ xem xét tinh hình tài sản và nguồn vốn của Công ty trong 4 năm
2009 – 2012

Bảng 4. Bảng khái quát cơ cấu tài sản của Công ty
ĐVT (%)
STT

Chỉ tiêu


2009

2010

2011

2012

1

Tỷ trọng TSNH/Tổng tài sản

95,9 %

92,5 %

94,6 %

94,1 %

2

Tỷ trọng TSDH/Tổng tài sản

6,0%

7,5 %

5,4 %


5,9 %

(Nguồn từ BCTC năm 2009,2010,2011,2012_VITECO)

Qua bảng số liệu trên cho thấy Công ty tập trung vào đầu tư tài sản ngắn hạn
hơn so với tài sản dài hạn, tỷ trọng tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản qua 4 năm 2009,
2010, 2011, 2012 đều ở mức cao ( từ 92,5 % cho đến 95,9 %). Tỷ trọng dài hạn thấp,
cho thấy việc đầu tư trang thiết bị cho sản xuất kinh doanh của Cơng ty cịn gặp nhiều
hạn chế. Tóm lại, cơ cấu tài sản của Cơng ty chưa hợp lý, cần cân đối giữa tài sản ngắn
hạn và tài sản dài hạn trong kinh doanh.
Báo cáo thực tập tổng hợp

16


Bảng 5. Bảng khái quát cơ cấu nguồn vốn của Công ty
ĐVT (triệu đồng)
Stt

Chỉ tiêu

Năm 2009
Số tiền

Năm 2010
%

Số tiền


%

Năm 2011
Số tiền

Năm 2012

%

Số tiền

%

1

Nợ phải trả

98.592

83

66.610

76,3

90.832

84,8

84.786


83,8

2

Vốn chủ sở hữu

20.185

17

20.682

23,7

16.304

15,2

16.360

16,2

Tổng nguồn

118.777

87.292

107.136


101.146

vốn
(Nguồn từ BCTC năm 2009,2010,2011,2012_VITECO)

Bảng số liệu cho thấy Cơng ty có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn là vốn chủ sở
hữu: Nợ phải trả chiếm khoảng 80 % so với tổng nguồn vốn. Điều này giúp Cơng ty tạo
được địn bảy tài chính trong q trình hoạt động, tiết kiệm được số thuế phải nộp.
Song, nó lại khiến Cơng ty gặp khó khăn cho việc đảm bảo khả năng thanh tốn cho các
khoản nợ đó.
Do gặp khó khăn trong kinh doanh nên việc tự chủ về tài chính của Cơng ty cũng
gặp nhiều hạn chế , do đó xu hướng muốn tăng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn
của Cơng ty cịn đang là vấn đề nan giải mà Lãnh đạo Công ty rất quan tâm trong thời
điểm hiện nay.
Để đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của Công ty ổn định, phát triển qua giai
đoạn khó khăn hiện nay, cũng như duy trì hoạt động của tồn Cơng ty. Ban Lãnh đạo đã
phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: Phát hành cổ phiếu, vay vốn của các
tổ chức tín dụng, triệt để thu hồi cơng nợ tồn động, giải quyết hàng tồn kho, liên doanh
liên kết thực hiện các dự án...
Do nguồn vốn lưu động khan hiếm, Công ty đã tập trung ưu tiên trực tiếp đến quá
trình kinh doanh phát sinh giá trị gia tăng. Quản lý chặn chẽ nguồn vốn lưu thông trong
quá trình thực hiện, nhằm đẩy nhanh vịng quay của nguồn vốn sử dụng. việc quản lý
chặt chẽ đã đem lại hiểu quả kinh doanh khả quan cho Công ty.

Báo cáo thực tập tổng hợp

17



Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh của Cơng ty gặp nhiều khó khăn nhưng Cơng
ty ln chấp hành đúng các quy định của nhà nước về nghĩa vụ ngân sách, luôn nộp
đúng hạn và đầy đủ các khoản theo quy định như: BHXH, BHYT, Thuế TNDN, Thuế
GTGT...
Ngoài các khoản phải nộp, lợi nhuận cịn lại được Cơng ty sử dụng tái hoạt động sản
xuất kinh doanh, trả cổ tức, trích dự phịng tài chính, trích quỹ khen thưởng phúc lợi.....
Bảng 6. Bảng Phân chia Lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2009 – 2012
ĐVT: triệu đồng
Lãi phân chia

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

2.955

2.672

-2.398

56

1.812

1.873


0

0

Quỹ dự phịng tài chính

166

174

0

0

Quỹ đầu tư phát triển

830

452

0

0

Quỹ khen thưởng phúc lợi

147

173


0

0

Chia cổ tức

(Nguồn: Từ phòng Tài chính Kế tốn _VITECO)

Nhìn bảng số liệu trên cho thấy năm 2009 và năm 2010 Lợi nhuận được phân chia
đều trong tất cả các Quỹ, nhưng giảm dần từ năm 2011, 2012 do doanh thu thuần bị âm
nên Công ty thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Quản trị là chi trả cổ tức cho cổ động,
và cũng do Tổng doanh thu của năm 2011, 2012 bị âm nên Cơng ty khơng có nguồn để
trích vào các Quỹ dự phịng Tài chính, Quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi.
Hiệu quả các dự án đầu tư: Do tính cạnh tranh khốc liệt của ngành và nguồn vốn có
hạn, nên q trình thực hiện dự án cụ thể được bộ phận chun mơn phân tích, đánh
giá, khả năng đáp ứng, tiến độ thực hiện..... đảm bảo tính khả thi đầu tư của dự án có
hiệu q. Nhìn chung các dự án đầu tư của công ty mạng lại lợi nhuận và cơng ăn việc
làm cho CBCNV, cũng có các dự án đặc thù xong để tạo mối quan hệ với đối tác lâu
dài, cũng như tạo việc cho người lao động, Cơng ty xác định việc hịa vốn là điều cần
thiết và cho thực hiện.

Báo cáo thực tập tổng hợp

18


3.4 Quản trị quá trình sản xuất
Sản xuất là một trong những hoạt động quan trọng của Cơng ty, nó giúp tăng giá
trị sản lượng của Cơng ty. Chính vì vậy, Ban Lãnh đạo Cơng ty cũng như tồn thể
CBCNV trong Cơng ty ln cố gắng làm việc tích cực và phấn đấu để đạt kế hoạch,

mục tiêu đã đề ra.
Cơng ty ln đặt ra cho mình một phương châm hoạt động, để từ đó có những
sản phẩm hay dịch vụ tốt nhất tới khách hàng. Vì vậy, trong mỗi sản phẩm hay mỗi
dịch vụ được thực hiện đều tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật của Ngành, đảm bảo
chất lượng và thõa mãn yêu cầu của khách hàng. Dưới đây là quy trình sản xuất sản
phẩm của Cơng ty được thực hiện và có sự giám sát chặt chẽ trong từng cơng đoạn sản
xuất
Bảng 7. Quy trình xản xuất các sản phẩm của Công ty

Xuất Kho
Vật tư - linh kiện

2. Gia
công
các
phụ
kiện
rời

3. Dán
và hàn
linh
kiện
SMT

4. Hiệu chỉnh và sửa
đổi

9. Test mô phỏng các
chức năng


10. Lắp ráp vỏ

11. Test xuất xưởng
8. Nạp phần mềm

7. Hiệu chỉnh - sửa
lỗi - vệ sinh CN

12. Dán tem đóng
gói – nhập kho

6. Hàn các vật tư
bằng nhân công

13. Nhập kho thành
phẩm

5. Kiểm tra bảng mạch

Nguồn: từ Phịng Kế hoạch Kinh doanh_VITECO

Nhìn tổng qt sơ dồ trên về quy trình sản xuất sản phẩm của Cơng ty có thể
thấy được cơng tác điều hành sản xuất của Công ty vận hành khá đầy đủ và đảm bảo

Báo cáo thực tập tổng hợp

19




×