Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Báo cáo tổng kết từ năm 2016 2020 sở tnmt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.9 KB, 17 trang )

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bắc Giang, ngày

/BC-BVMT

tháng 01 năm 2021

BÁO CÁO
Công tác tham mưu của Chi cục Bảo vệ môi trường
đối với hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2016-2021, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2021-2026
Thực hiện Công văn số 188/TNMT-VP ngày 15/01/2021 của Giám đốc sở
về việc chuẩn bị báo cáo tổng kết hoạt động của Sở TN&MT giai đoạn 2016-2021,
Chi cục Bảo vệ môi trường xin được báo cáo kết quả hoạt động về công tác bảo vệ
môi trường giai đoạn 2016-2021, cụ thể như sau:
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
Cơng tác bảo vệ mơi trường giai đoạn 2016-2021 được sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh; sự vào cuộc tích cực của
các ngành, các cấp chính quyền, cơng tác quản lý mơi trường trên địa bàn tỉnh đã
có nhiều chuyển biến tích cực. Với quyết tâm chính trị cao của các cấp ủy đảng, sự
quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, cùng sự hưởng ứng,
vào cuộc tích cực của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và


các tầng lớp nhân dân, cơng tác BVMT trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến và
đạt một số kết quả bước đầu quan trọng.
2. Khó khăn
- Mơi trường của tỉnh đang chịu áp lực lớn từ các hoạt động phát triển kinh
tế- xã hội, hàng năm có nhiều dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường, nếu không được đánh giá một cách đầy đủ, tồn diện và
thực hiện các biện pháp phịng ngừa, kiểm sốt kịp thời thì sẽ có nguy cơ tác động
lớn đến môi trường.
- Hàng ngày một lượng lớn các loại chất thải từ các khu, cụm công nghiệp,
làng nghề, cơ sở y tế, cơ sở chăn nuôi, các khu đô thị, khu dân cư... được thải ra
môi trường đât là các nguồn tác động to lớn đến môi trường của tỉnh.
- Năng lực thực thi pháp luật một số địa phương cịn hạn chế; ơ nhiễm, suy
thối mơi trường diễn ra phức tạp; năng lực, nhân lực, nguồn lực tài chính cho
cơng tác bảo vệ mơi trường chưa theo kịp mức độ gia tăng về đối tượng quản lý và
các vấn đề môi trường phát sinh.
- Các vấn đề môi trường liên tỉnh (khu vực giáp ranh thuộc lưu vực sơng
Cầu, khí thải từ khu xử lý rác thải Phù Lãng tỉnh Bắc Ninh) ngày càng phức tạp,
khó giải quyết do phụ thuộc vào trách nhiệm, khả năng đầu tư của các tỉnh có
nguồn thải xả thải vào mơi trường tiếp nhận.
1


- Đầu tư xây dựng cơng trình bảo vệ mơi trường cịn khó khăn, nhất là việc
triển khai thực hiện dự án công viên nghĩa trang, khu xử lý rác thải do khơng được
nhân dân đồng thuận.
II. CƠNG TÁC TRIỂN KHAI TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHỦ
TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH ĐẢNG, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
1. Triển khai các chủ trương, chính sách Đảng
Từ năm 2016-2020, đã tham mưu xây dựng và triển khai nhiều văn bản
quan trọng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đối với công tác bảo vệ môi trường,

điển hình như:
- Nghị quyết số 139-NQ/TU ngày 01/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 -2020.
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày 31/10/2016 Thực hiện
Nghị quyết số 139-NQ/TU ngày 01/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Chỉ thị số 17/CT-TU ngày 27/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về huy
động toàn dân tập trung thu gom, xử lý triệt để rác thải ra môi trường. UBND tỉnh
ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 16/3/2020 về thực hiện Chỉ thị số
17/CT-TU ngày 27/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Nghị quyết số 06/2020/NQ HĐND ngày 09/7/2020 của Hội đồng nhân dân
tỉnh quy định hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng lò đốt rác và hoạt
động xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025. UBND tỉnh
ban hành Kế hoạch số 212/KH-UBND ngày 28/7/2020 về thực hiện Nghị quyết số
06/2020/NQ HĐND ngày 09/7/2020 của HĐND tỉnh.
- Kế hoạch số 79-KH/TU ngày 09/10/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết
luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. UBND tỉnh ban hành Quyết định
số 313/QĐ-UBND ngày 17/04/2020 về việc ban hành Chương trình hành động
thực hiện Kế hoạch số 79-KH/TU ngày 09/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Kết luận số 43-KL/TU ngày ngày 11/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
một số chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nông
thôn, Quyết định số 955/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh
phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2030.
2. Triển khai các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ, quy định của các Bộ, ngành Trung ương
- Triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường ban hành, Tỉnh
ủy Bắc Giang ban hành Nghị quyết số 139-NQ/TU ngày 01/9/2016 về tăng cường

công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Tỉnh ủy Bắc Giang
ban hành Kế hoạch số 79-KH/TU ngày 09/10/2019.
2


- Triển khai Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành Luật Bảo vệ môi trường, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 22/2020/QĐUBND ngày 16/7/2020 ban hành quy định một số nội dung đánh giá tác động môi
trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Triển khai Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giá;
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 43/2017/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 về
quy định giá dịch vụ, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang
- Phối hợp tham mưu ban hành Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND ngày
02/5/2018 về quy định một số nội dung thực hiện Thông tư số 43/2017/TT-BTC
ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự
nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai
đoạn 2016-2020; Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 26/5/2020 quy định
mức hỗ trợ từng loại hạng mục, cơng trình đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên
địa bàn tỉnh, trong đó có cơng trình thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn.
III. VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CƠ QUAN
Chi cục Bảo vệ môi trường Bắc Giang vận hành bộ máy đã được cơ cấu lại
từ năm 2017 với: Chi cục trưởng, 02 phó Chi cục trưởng và 03 phịng chun
mơn: phịng Hành chính -Tổng hợp; phịng Đánh giá tác động mơi trường (ĐTM);

phịng Kiểm sốt ơ nhiễm với tổng số 13 cơng chức, người lao động (trong đó có
11 cơng chức, 01 lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, 01 lao
động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trưng tập từ Văn phịng Sở.
100% cơng chức, người lao động đạt trình độ Đại học trở lên.
IV. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH
1. Công tác tham mưu của ngành, giúp UBND tỉnh trình HĐND tỉnh
Tổng số nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành thuộc ngành tham mưu, kết
quả triển khai thực hiện:
- Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số
06/2020/NQ HĐND ngày 09/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng lò đốt rác và hoạt động xử lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 212/KH-UBND ngày
28/7/2020 về thực hiện Nghị quyết số 06/2020/NQ HĐND ngày 09/7/2020 của
HĐND tỉnh quy định hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng lò đốt rác
và hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025.
Đến nay 10/10 huyện, thành phố đã ban hành kế hoạch thực hiện, quyết
định phê duyệt danh mục và dự tốn kinh phí hỗ trợ, UBND các xã, phường, thị
trấn đã xây dựng kế hoạch thực hiện.
3


- Từ năm 2017-2018, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu xây dựng
báo cáo công tác bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Giang, từ năm 2019, 2020 Sở Tài
nguyên và Mơi trường tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Báo cáo công tác
bảo vệ môi trường tỉnh và được HĐND tỉnh thông qua. UBND tỉnh ban hành Báo
cáo số 127/BC-UBND ngày 05/12/2019 về báo cáo công tác bảo vệ môi trường
tỉnh năm 2019; Báo cáo số 123/BC-UBND ngày 25/12/2020 về báo cáo công tác
bảo vệ môi trường tỉnh năm 2020.
2. Công tác tham mưu UBND tỉnh phân cấp ủy quyền

Tham mưu ban hành UBND tỉnh ban hành Quyết định số 22/2020/QĐUBND ngày 16/7/2020 của UBND tỉnh ban hành quy định một số nội dung đánh
giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và phương án cải tạo, phục hồi
môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, trong đó Ủy quyền Sở Tài ngun và Mơi
trường xác nhận hồn thành cơng trình bảo vệ mơi trường theo báo cáo đánh giá tác
động môi trường của dự án; Ủy quyền Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận hồn
thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi mơi trường.
Kết quả:
+ Cơng tác kiểm tra xác nhận hồn thành cơng trình bảo vệ mơi trường được
đăng ký là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2020 của Sở Tài nguyên
và Môi trường. Trong năm 2020, tổ chức kiểm tra, xác nhận việc thực hiện cơng
trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đối với 33 cơ sở đạt
110% kế hoạch năm 2020 (chỉ tiêu đăng ký xác nhận 30 cơ sở).
+ Cơng tác xác nhận hồn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi mơi
trường trong năm 2020 chưa có hồ sơ gửi đến.
3. Đánh giá tổng quát kết quả tham mưu của ngành đối với hoạt động
của UBND tỉnh: chỉ rõ ưu điểm kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân theo
chức năng, nhiệm vụ của ngành, cụ thể:
3.1- Chú trọng phịng ngừa, kiểm sốt các nguồn gây ơ nhiễm môi trường từ
hoạt động sản xuất công nghiệp
- Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế
hoạch bảo vệ môi trường đã được chú trọng nâng cao chất lượng. Sở Tài nguyên
và Môi trường tham mưu thành lập Hội đồng thẩm định cho từng dự án cụ thể, lựa
chọn các thành viên hội đồng ở các sở, ngành, giảng viên các trường đại học trong
và ngồi tỉnh có chun mơn phù hợp với từng loại hình dự án; tổ chức đi khảo sát
địa điểm thực hiện dự án để đánh giá hiện trạng và mối liên hệ với các hạng mục
cơng trình xung quanh. Từ năm 2016- 2020, đã tổ chức thẩm định, phê duyệt 626
báo cáo đánh giá tác động môi trường; 24 đề án bảo vệ môi trường chi tiết, 65
phương án cải tạo phục hồi môi trường. Hàng năm tổ chức rà sốt, tổng hợp, cơng
khai đánh giá chất lượng tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan
trắc môi trường làm cơ sở cho nhà đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn, ban hành văn

bản chấn chỉnh hoạt động tư vấn môi trường.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi
trường được chú trọng, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Từ năm
2016-2020, cấp tỉnh đã tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với 211 cơ sở, xử phạt vi
4


phạm hành chính 125 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 13,8 tỷ đồng; Cấp huyện đã
kiểm tra đối với 1.341 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 164 cơ sở, với tổng số tiền
khoảng 2,297 tỷ đồng; lực lượng cảnh sát môi trường đã tập trung nâng cao cơng
tác điều tra, nắm bắt tình hình, phát hiện và xử lý 105 vụ gây ô nhiễm môi trường,
xử phạt vi phạm hành chính với số tiền gần 3,9 tỷ đồng. Công tác hậu kiểm được
chú trọng hơn, đã có 98 cơ sở thuộc đối tượng theo quy định được xác nhận hồn
thành cơng trình bảo vệ mơi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường
được phê duyệt, 24 cơ sở được xác nhận hồn thành cơng trình theo đề án bảo vệ
mơi trường chi tiết được phê duyệt.
- Đã có 15 cơ sở phát sinh nguồn thải lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
cao đã đầu tư lắp đặt, vận hành, tiếp nhận đấu nối hệ thống quan trắc môi trường
tự động kết nối dữ liệu quan trắc tự động truyền về Sở TN&MT để phục vụ cho
việc giám sát chất thải liên tục1.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật môi trường từng bước được hồn thiện, 6/6 khu
cơng nghiệp đang hoạt động đã hồn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập
trung: KCN Vân Trung 10.000m3/ngày, KCN Vân Trung-SG 2.000m3/ngày, KCN
Quang Châu 9.000m3/ngày, KCN Song Khê-Nội Hồng (phía Nam) 500m3/ngày,
KCN Song Khê-Nội Hồng (phía Bắc) 2.000m3/ngày đêm; KCN Đình Trám
2.000m3/ngày, KCN Hịa Phú 2.000m3/ngày. Có 10/28 CCN đi vào hoạt động đã
đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung2.
- Khí thải từ các nhà máy sản xuất đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, các
doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư hệ thống thu gom, xử lý khí thải theo quy định.
Một số nhà máy như Nhà máy Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Nhà máy xi măng

Bắc Giang, Nhà máy nhiệt điện Sơn Động, Nhà máy gạch granit Thạch Bàn... đã
từng bước khắc phục ô nhiễm khói, bụi.
- Cơng tác phịng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu được quan tâm: Xây
dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Bắc Giang, Kế hoạch ứng phó
với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, đánh giá khí hậu tỉnh Bắc Giang.
2.2- Tập trung giải quyết tốt vấn đề thu gom, xử lý rác thải, nước thải
sinh hoạt khu vực nông thôn
- Mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn tỉnh ngày càng được
kiện toàn, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động, đến nay tồn tỉnh có 137/209
xã, phường có tổng số 456 Công ty, hợp tác xã, tổ, đội vệ sinh mơi trường chun
trách (chiếm 65,5%), cịn 72 xã có 2.400 tổ, đội tự quản mơi trường hoạt động
hoặc các hộ gia đình tự thu gom, xử lý tại gia đình; từng bước đầu tư, xây dựng và
đưa vào vận hành các nhà máy xử lý tập trung: Nhà máy xử lý tại huyện Yên
Dũng công suất 60 tấn/ngày, 02 lị đốt tại huyện Lạng Giang cơng suất 01
KCN Quang Châu, KCN Vân Trung, KCN Song Khê – Nội Hồng (phía Bắc), KCN Song Khê-Nội Hồng (phía
Nam), KCN Đình Trám, KCN Hịa Phú, CCN Hợp Thịnh, Cơng ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Cơng ty
TNHH KHKT năng lượng mặt trời Boviet, Công ty nhiệt điện Sơn Động-TKV, Công ty TNHH Fuhong Precision
Component Bắc Giang, Công ty TNHH MTV 45, Công ty TNHH JA Solar Việt Nam, Công ty TNHH vật liệu điện tử
Việt Nam, Công ty TNHH Vina Cell.
1

2

CCN Xương Giang II, CCN Thọ Xương, CCN Bãi Ổi (TP Bắc Giang), CCN Tân Dân (huyện
Yên Dũng), CCN Già Khê và CCN Đồi Ngô (huyện Lục Nam), CCN Đại Lâm (Lạng Giang), CCN Hợp
Thịnh (huyện Hiệp Hịa), CCN Hồng Mai (huyện Việt n), CCN Đồng Đình (huyện Tân Yên).

5



tấn/ngày/lò đã đưa vào vận hành, đã thực hiện bàn giao mặt bằng, thu hút xã hội
hóa đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn
công suất 100 tấn/ngày, dự kiến đưa vào hoạt động trong q I/2021; hồn thành
giải phóng mặt bằng địa điểm xây dựng nhà máy tập trung tại xã Lan Mẫu, huyện
Lục Nam; đang tổ chức thu hút đầu tư nhà máy tập trung tại thành phố Bắc Giang
cơng suất 450 tấn/ngày, tổ chức giải phóng mặt bằng địa điểm xây dựng nhà máy
tập trung tại xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa; thực hiện đầu tư nhà máy tập trung tại
xã Thượng Lan, huyện Việt Yên. Nâng tỷ lệ rác thải nông thôn được thu gom từ
74% (năm 2017) lên 88,7%, tỷ lệ xử lý rác thải tăng từ 55% (năm 2017) lên
89,6%.
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, Sở Tài
nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm
2030; tham mưu UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 17CT/TU ngày 27/02/2020 về việc huy động toàn dân tập trung thu gom, xử lý triệt để
rác thải ra môi trường, Kế hoạch số 58-KH/UBND ngày 16/3/2020 của UBND tỉnh
thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU; tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành
Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của HĐND tỉnh quy định hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng các lò đốt rác và hoạt động xử lý rác
thải, xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch số 212/KH-UBND ngày 28/7/2020
của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của
HĐND tỉnh.
- Triển khai thực hiện Kết luận số 43-KL/TU ngày 11/5/2017 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã phát động Chiến dịch cao điểm vệ sinh môi
trường năm 2017 và Sở Tài nguyên và Mơi trường đã thành lập tổ rà sốt rác
thường xuyên định kỳ -1 tháng/lần tổ chức rà soát các điểm tồn lưu rác trên địa
bàn các huyện, thành phố và có văn bản chỉ đạo các địa phương duy trì thường
xun hoạt động vệ sinh mơi trường. Đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức ra quân, xử lý
246 điểm tồn lưu rác thải; khơi thông, nạo vét trên 2.000 km đường giao thơng,
557 km cống rãnh, mương thốt nước thải; trồng và chăm sóc 200 đoạn đường hoa
với 500 km, 366 cơng trình bảo vệ mơi trường được triển khai, lắp đặt 87 rào chắn

rác thải trên các tuyến kênh. Các huyện, thành phố thường xuyên tổ chức kiểm tra,
xử lý rác thải; duy trì hàng tuần, hàng tháng, quý tổ chức ra quân thu gom rác thải,
xử lý các điểm tác thải tồn lưu, đặc biệt trước và sau dịp tết Nguyên đán.
- Về huy động nguồn lực, đầu tư xây dựng các khu xử lý rác thải ở nông
thôn bước đầu được quan tâm:
Để từng bước giảm hỗ trợ từ ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ thu
gom, xử lý rác thải, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh đã ban
hành Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 01/3/2017, Quyết định số 432/QĐUBND ngày 03/7/2019 về công bố đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 43/2017/QĐ-UBND ngày
26/12/2017 quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên
địa bàn tỉnh. Đến nay các huyện, thành phố đã ban hành quy định giá dịch vụ thu
6


gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn và tổ chức thu theo giá dịch
vụ, mức thu dao động từ 15-70 nghìn đồng/hộ/tháng (bình quân 27 nghìn
đồng/hộ/tháng) đảm bảo theo mức giá quy định tại Quyết định số 43/2017/QĐUBND của UBND tỉnh. Tỷ lệ thu tiền dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải
sinh hoạt bình qn đạt 73%.
Các huyện, thành phố rà sốt bố trí địa điểm xử lý rác thải bằng cơng nghệ
đốt theo quy mô huyện, cụm xã, cấp xã, thôn. Tồn tỉnh hiện nay đã bố trí 1.395
điểm tập kết rác thải; 137/209 xã đã bố trí 200 bãi rác của xã, thơn; duy trì hoạt
động của 456 cơng ty, hợp tác xã, tổ vệ sinh môi trường thu gom, vận chuyển, xử
lý rác thải cho 137 xã.
- Công tác phân loại chất thải tại nguồn, tái sử dụng chất thải sinh hoạt khu
vực nông thôn được triển khai tại nhiều địa phương, điển hình như tại huyện Hiệp
Hịa tổ chức phát xơ nhựa cho các hộ gia đình để thực hiện thu gom, phân loại rác;
huyện Lạng Giang tổ chức phát làn nhựa để giảm thiểu sử dụng túi nilon thải ra
ngồi mơi trường. Các huyện, thành phố đã có 2.141 hương ước, quy ước có nội
dung bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn.
- Việc quản lý chất thải trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi được quan

tâm thực hiện. Công tác thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đã
được triển khai, tồn tỉnh có 4.999 bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật. Triển
khai xây dựng mơ hình "Dịch vụ bảo vệ thực vật cơ sở" giảm thiểu sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các trang trại chăn nuôi gia
súc, gia cầm đã quan tâm áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn ni bằng
hầm Biogas (có khoảng 46.000 hầm khí biogas được xây dựng), làm đệm lót sinh
học kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý mơi trường chăn ni.
- Cơng tác kiểm sốt chất thải từ các làng nghề đã được triển khai, rà sốt các
hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh và yêu cầu ký cam kết bảo vệ môi trường, có
biện pháp xử lý nước thải, chất thải trước khi thải ra mơi trường; hiện nay có 15/39
làng nghề lập phương án bảo vệ môi trường được UBND cấp huyện phê duyệt;
thành phố Bắc Giang đã xây dựng CCN Bãi Ổi, CCN làng nghề Đa Mai để di dời các
cơ sở sản xuất trong khu vực làng nghề, khu vực dân cư tập trung vào CCN; làng
nghề Vân Hà, huyện Việt Yên và làng có nghề giết mổ gia súc thơn Phúc Lâm, xã
Hồng Ninh đã được đầu tư, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải
tập trung, hạ tầng cung cấp nước sinh hoạt đã được chứng nhận hồn thành xử lý ơ
nhiễm mơi trường nghiêm trọng; các hộ làm nghề tại làng nghề Thủ Dương, xã Nam
Dương, huyện Lục Ngạn đã bố trí các bể lắng để thu gom, xử lý sơ bộ nước thải.
Việc kiểm soát hoạt động vứt xác động vật chết, tiêu hủy lợn dịch bệnh được
tiếp tục đẩy mạnh, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa
phương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, thực hiện tiêu
hủy xác lợn dịch bệnh an tồn, hạn chế phát tán dịch bệnh, gây ơ nhiễm môi trường.
Lắp đặt 87 lưới chắn rác trên hệ thống kênh mương thủy lợi, phối hợp với chính
quyền địa phương tổ chức vớt rác trôi nổi, bảo vệ nguồn nước phục vụ tưới tiêu
thủy lợi.
7


- Cơng tác kiểm sốt đối với các nguồn thải vào các lưu vực sông được tăng
cường, thực hiện các kế hoạch điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng chất lượng

mơi trường; u cầu các cơ sở có nguồn thải lớn thực hiện lắp đặt và đưa vào vận
hành hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục; thường xuyên phối
hợp với các tỉnh trong lưu vực sơng Cầu, khu vực giáp ranh kiểm sốt các nguồn ô
nhiễm, giải quyết các kiến nghị, phản ánh về mơi trường.
3.3- Khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng, từng bước
cải thiện môi trường
- Công tác đầu tư, tập trung xử lý triệt để, dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng trên địa bàn đã được Sở Tài nguyên và Môi trường quan
tâm, triển khai, thực hiện. Đến nay có 22/23 cơ sở được chứng nhận hoàn thành xử
lý triệt để, đạt tỷ lệ 95,65 %; Còn 01/23 cơ sở: Trung tâm Giáo dục lao động xã
hội tỉnh Bắc Giang (nay là Cơ sở cai nghiện Ma Túy, xã Song Mai, thành phố Bắc
Giang) đang triển khai khắc phục, dự kiến hoàn thành trong năm 2021. Cơng tác
kiểm sốt ơ nhiễm tiếp tục được tăng cường do vậy đã không phát sinh mới cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Công tác thu gom, phân loại, xử lý chất thải y tế được quan tâm thực hiện,
các bệnh viện đã thực hiện công tác phân loại chất thải y tế ngay tại nơi phát sinh,
công tác phân loại dần đi vào nề nếp, có kho, nhà lưu giữ chất thải y tế, chất thải
nguy hại và lây nhiễm. Trên địa bàn tỉnh có 13 trung tâm y tế, bệnh viện thuê đơn
vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại, 02 Trung tâm
y tế vận hành lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại và hoạt động thường xuyên (Trung
tâm y tế huyện Sơn Động, Lục Nam).
- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường đối với
dự án khai thác khống sản, quan tâm cải thiện chất lượng mơi trường. Từ năm
2016-2020, có 95 cơ sở thực hiện ký quỹ với số tiền 36.376.518.938 đồng đưa
tổng số tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường lên đến 47.053.117.965 đồng.
- Tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng các cơng trình nước
sạch vệ sinh mơi trường trên địa bàn, trong đó đã tỉnh thu hút dự án Nhà máy nước
sạch DNP- Bắc Giang với công suất giai đoạn 1 là 30.000m3/ngày, giai đoạn 2 là
60.000m3/ngày, và vùng lân cận (nâng tổng 137 cơng trình nước sạch trên địa bàn
tỉnh). Hiện nay, tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch đạt 90,2%, tỷ lệ

dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97,28%.
- Việc quản lý, kiểm tra, hướng dẫn công tác bảo vệ mơi trường tại các di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu, điểm du lịch, tổ chức lễ hội được
tăng cường.
3.4- Đầu tư xây dựng cơng trình bảo vệ mơi trường
- Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các công ty hạ tầng khu công nghiệp đẩy nhanh
tiến độ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung bảo đảm yêu cầu về bảo vệ
mơi trường. Đến nay, có 06/06 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung (năm
2020 có thêm KCN Hòa Phú).
- Tỉnh đã thu hút đầu tư Nhà máy nước sạch DNP (có tổng mức đầu tư
1.286 tỷ đồng). Thành phố Bắc Giang đang tiến hành thực hiện Dự án phát triển
8


đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần thứ 2 do Ngân hàng phát
triển Châu Á (ADB) tài trợ, trong đó có hạng mục cải tạo, nâng cấp hệ thống thu
gom, xử lý nước thải tại xã Tân Tiến thành phố Bắc Giang từ 10.000 lên
20.000m3/ngày.
- Công tác triển khai thực hiện mạng lưới quan trắc mơi trường định kỳ trên
địa bàn tỉnh được duy trì thường xuyên, từ trước năm 2016 thực hiện quan trắc 01
lần/năm, từ năm 2016 đến nay thực hiện quan trắc 02 lần/năm vào các thời điểm
khác nhau (mùa mưa và mùa khô) để đánh giá hiện trạng các thành phần mơi
trường được khách quan, chính xác hơn. Năm 2017 đã xây dựng và vận hành phần
mềm hệ thống thông tin trực tuyến báo cáo và lưu trữ số liệu về bảo vệ môi trường
của các doanh nghiệp, phần mềm cập nhật cơ sở dữ liệu nguồn thải trên địa bàn
tỉnh. Từ năm 2018 đã hoàn thiện hệ thống tiếp nhận số liệu quan trắc tự động trên
địa bàn tỉnh; đến nay đã có 15 doanh nghiệp lắp đặt và đưa vào vận hành hệ thống
quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục, truyền số liệu về Sở Tài nguyên và
Môi trường theo dõi, giám sát. Năm 2020, công tác thực hiện mạng lưới quan trắc
môi trường định kỳ được lồng ghép trong công tác lập báo cáo hiện trạng môi

trường tỉnh giai đoạn 2016-2020 và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
618/QĐ-UBND ngày 16/7/2020 về phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh
Bắc Giang giai đoạn 2016-2020.
Tỉnh đã bố trí, huy động nhiều nguồn lực để đầu tư cho công tác bảo vệ môi
trường, trong đó nguồn kinh phí sự nghiệp mơi trường đã được bố trí tăng dần qua
từng năm, nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu xây dựng nơng thơn mới.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương thời gian tới
thu hút đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghệ hiện đại tại 03 địa điểm
(thành phố Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa, huyện Lục Nam); xây dựng nhà máy tập
trung công suất 100 tấn/ngày tại xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn; nhà máy tập
trung tại huyện Yên Dũng công suất 60 tấn/ngày.
UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển và
xử lý rác thải tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030; công
bố đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
tại Quyết định số 43/2017/QĐ-UBND ngày 26/12/2017, làm cơ sở để nhà nước đặt
hàng cung cấp dịch vụ và thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân; 10/10 huyện đã
phê duyệt Quyết định quy định đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải
sinh hoạt phù hợp với từng huyện, thành phố.
Đặc biệt trong tháng 7/2020, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị
quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 quy định hỗ trợ từ ngân sách nhà
nước cho đầu tư xây dựng các lò đốt rác và hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt trên
địa bàn tỉnh, giai đoạn 2020 - 2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 212/KHUBND ngày 28/7/2020 tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
3.5- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường được tăng
cường và đa dạng hóa về hình thức, tồn tỉnh đã tổ chức 11.364 hội nghị, với
27.158 người tham gia, phát 2.997 tin bài, phóng sự tun truyền về bảo vệ mơi
9


trường, in 73.637 pano, áp phích, tờ rơi, tài liệu tuyên truyền về bảo vệ môi

trường. Tỉnh hội Phụ nữ đã tổ chức 23 hội nghị tập huấn hướng dẫn kỹ năng phân
loại rác thải tại nguồn cho 2.450 cán bộ, hội viên; Huyện Tân Yên tổ chức 13 hội
nghị triển khai phân loại rác tại nguồn, trao tặng 2.155 sọt đựng rác, 3.000 chiếc
làn nhựa nhằm hạn chế sử dụng túi nilon. Huyện Lạng Giang đẩy mạnh tuyên
truyền nói khơng với túi nilon, phân loại rác thải có khả năng tái chế, tái sử dụng,
rác thải hữu cơ để ủ phân vi sinh.
Các địa phương đã chỉ đạo đưa nội dung vệ sinh môi trường vào quy chế,
hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố và các khu dân cư, đến nay đã rà
soát và ban hành 2.141 hương ước, quy ước có nội dung bảo vệ môi trường, phân
loại rác thải tại nguồn. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã rà soát, phân loại,
đánh giá, hướng dẫn thành lập các tổ chức tự quản về mơi trường, đến nay 2.481
khu dân cư đã có tổ tự quản về mơi trường, đạt 100%; có 90% hộ gia đình ký cam
kết giữ gìn vệ sinh mơi trường. Phát động các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi
trường, tổ chức các hoạt động ra quân vệ sinh mơi trường, trồng và chăm sóc cây
xanh trên các tuyến đường; vận động các tổ chức tôn giáo tham gia bảo vệ mơi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ủy Ban mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể nhân dân và cộng đồng dân
cư đã phát huy vai trị của mình trong việc giám sát cơng các bảo vệ môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-BTNMT
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về xây dựng Quy chế thường trực
tiếp nhận, xử lý, phản hồi đường dây nóng về ơ nhiễm mơi trường 24/24 giờ. UB
MTTQ các cấp tiếp tục chỉ đạo các thôn, làng, tổ dân phố rà soát, bổ sung quy ước,
hương ước về vệ sinh mơi trường khu dân cư, trong đó phải có nội dung quy định
về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; UB MTTQ tỉnh xây dựng mẫu cam kết của hộ
gia đình trong thực hiện vệ sinh mơi trường và triển khai ký kết đến các hộ gia đình
trong tồn tỉnh, kết quả đã có 100% hộ gia đình ký cam kết thực hiện.
V. ĐÁNH GIÁ NHẬN CHUNG
1. Ưu điểm
- Nhận thức về bảo vệ môi trường của các cấc ủy, chính quyền trong hệ
thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, tổ chức kinh tế, các tầng lớp nhân dân được

nâng lên rõ rệt. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được tăng cường;
hệ thống quy định, cơ chế, chính sách địa phương về bảo vệ mơi trường được rà
sốt, bổ sung từng bước đồng bộ; nội dung bảo vệ môi trường đã được lồng ghép
vào các quy hoạch phát triển. Cơng tác phịng ngừa, kiểm sốt nguồn gây ơ nhiễm
mơi trường được chú trọng; việc lập, thẩm định đánh giá tác động môi trường
được quan tâm; hoạt động thanh tra, kiểm tra về môi trường được đẩy mạnh; các
hợp tác xã, tổ, đội vệ sinh môi trường được thành lập, hoạt động ngày càng đi vào
nền nếp; chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, các điểm tồn lưu rác thải, môi
trường làng nghề và lưu vực sông Cầu khu vực giáp ranh được quan tâm xử lý.
Đầu tư cho công tác BVMT ngày càng tăng, ngồi ưu tiên bố trí ngân sách các
cấp, đã thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án và
đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội.
10


- Chất lượng mơi trường trên địa bàn có cải thiện đáng kể; những vấn đề
bức xúc, điểm nóng về mơi trường từng bước được kiểm sốt và tập trung giải
quyết. Các khu cơng nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đã đầu tư lắp đặt và hệ thống tiếp nhận dữ liệu quan trắc môi trường tự động của
các doanh nghiệp. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và đầu tư các khu
xử lý rác được quan tâm. Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải ở khu vực nông thôn, tỷ
lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch, dân số khu vực nông thôn sử dụng nước
hợp vệ sinh từng bước được nâng lên.
2. Hạn chế, tồn tại
- Hạ tầng kỹ thuật xử lý nước thải các cụm cơng nghiệp, đơ thị chưa đồng bộ
(18/28 CCN chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, chủ yếu là các
CCN được thành lập từ trước do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư, hiện nay khơng
cịn đất để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; một số CCN có từ 1-3 doanh
nghiệp hoạt động, các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt quy
chuẩn).

- Một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật
BVMT, thay đổi quy mô, công suất chưa lập lại thủ tục môi trường hoặc được cơ
quan có thẩm quyền chấp thuận, cịn một số doanh nghiệp xử lý chất thải chưa đạt
quy chuẩn cho phép, chưa được xác nhận hồn thành cơng trình bảo vệ mơi trường
đã đi vào hoạt động. Có trường hợp doanh nghiệp cố tình sai phạm trong việc bố trí
cơng năng của cơng trình dẫn đễn tình trạng phải dỡ bỏ, gây lãng phí, làm giảm hiệu
quả đầu tư của doanh nghiệp cũng như hiệu quả quản lý đối với các doanh nghiệp
này. Còn 15/30 cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống
quan trắc môi trường tự động nhưng chưa lắp đặt.
- Mơi trường nước mặt và khơng khí mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn cịn
bị ơ nhiễm tại một số khu vực. Mức độ ô nhiễm nước sông Cầu có xu hướng tăng.
Chất lượng nước dưới đất tại một số khu vực quanh các làng nghề, KCN, CCN, khu
chăn nuôi tập trung, bãi chôn lấp rác thải đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, vô cơ
(kim loại nặng) và vi sinh vật.
- Mạng lưới thu gom, cơ sở hạ tầng cho xử lý rác thải chưa được đầu tư đồng
bộ. Một số lị đốt, bãi chơn lấp rác công suất nhỏ, hệ thống xử lý chất thải không
đảm bảo, đã bị hư hỏng, xuống cấp, không đáp ứng dẫn đến rác thải tồn lưu tại các
khu xử lý rác chưa được xử lý kịp thời. Trong khi đó việc bố trí điểm thu gom, xử
lý rác thải tại nhiều địa phương cịn gặp khó khăn do khơng phù hợp quy hoạch,
không được nhân dân đồng thuận. Việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU
ngày 27/02/2020, Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 16/3/2020 của các địa phương
còn lúng túng, chưa quyết liệt trong công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn,
chưa chú trọng đầu tư kinh phí; việc xử lý khối lượng rác thải tồn lưu tại các khu
xử lý, điểm tập kết còn chậm (trừ huyện Yên Dũng và Việt Yên); tỷ lệ thu tiền
dịch vụ vệ sinh môi trường đạt tỷ lệ thấp 73% (thấp nhất là huyện Lục Ngạn).
- Chất thải từ trồng trọt, chăn ni phát sinh lớn nhưng chưa có giải pháp xử
lý hiệu quả; việc thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật chưa được thực
hiện đồng bộ, chưa có giải pháp xử lý đảm bảo quy định.
11



- Đầu tư xây dựng cơng trình bảo vệ mơi trường cịn khó khăn, nhất là việc
triển khai thực hiện dự án nhà máy xử lý rác thải. Tiến độ xây dựng nhà máy đốt
rác kết hợp phát điện tại thành phố Bắc Giang với công suất 500 tấn/ngày đêm bị
chậm tiến độ. Công tác triển khai cải tạo, đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải
tại , lò đốt rác, nâng cấp các khu xử lý rác thải cịn chậm triển khai, tiến độ giải
phóng mặt bằng khu xử lý rác thải tập trung tại huyện Hiệp Hòa và Lục Nam còn
triển khai chậm.
- Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý thấp, cịn 19/20 đơ thị
chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung (chiếm 95%). Hiện chỉ có thành phố
Bắc Giang có nhà máy xử lý nước thải, cơng suất 10.000 m3/ngày đêm.
- Việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại cấp
huyện, xã còn hạn chế cả về biên chế và năng lực, việc tổ chức thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại cấp huyện còn
chưa được thường xuyên, việc phát hiện và xử lý vi phạm chưa được kịp thời; do
đó cịn tình trạng xả trộm chất thải.
- Việc phối hợp với các ngành cịn hạn chế, trong đó có sự chưa thống nhất
trong các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường như đầu
tư, xây dựng, thanh tra, kiểm tra; việc xử lý vi phạm, thẩm định, cấp phép mơi
trường cịn thiếu người làm.
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát, nắm bắt việc thực hiện công tác bảo vệ môi
trường của cấp cơ sở chưa thường xun, kịp thời, cịn để tình trạng tổ chức, cá
nhân hoạt động trái phép, đặc biệt là hoạt động thu gom, xử lý chất thải nguy hại
trái quy định của pháp luật.
- Tình trạng ơ nhiễm nguồn nước sơng Cầu do hoạt động xả thải từ sông
Ngũ Huyện Khê, tỉnh Bắc Ninh chưa được giải quyết dứt điểm.
3. Nguyên nhận hạn chế, tồn tại
- Nguyên nhân khách quan:
+ Một số quy định của pháp luật còn thiếu đồng bộ (trong đầu tư, xây dựng,
môi trường); chưa đầy đủ (như tiêu chuẩn, kỹ thuật, công nghệ xử lý chất thải, cơ

chế chính sách khuyến khích ưu đãi xã hội hóa trong đầu tư về bảo vệ môi
trường,...).
+ Ngân sách địa phương cịn hạn hẹp nên đầu tư cho cơng tác bảo vệ môi
trường chưa được chú trọng, hạ tầng thu gom, xử lý rác thải, thoát và xử lý nước
thải chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; hạ tầng môi trường một số làng nghề
được đầu tư nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả; các khu xử lý rác thải các
huyện, xã chưa được đầu tư bài bản.
+ Do tình hình dịch bệnh (Covid 19), các cơ sở sản xuất, kinh doanh gặp
khó khăn về kinh tế, việc đầu tư các cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trường chậm
được thực hiện.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chưa nhận thức đầy đủ về công tác
bảo vệ môi trường nên chưa sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; có
nơi cơng tác bảo vệ mơi trường chưa thực sự được coi trọng, nên sự vào cuộc còn
12


thiếu quyết liệt, chưa cương quyết dẫn đến một số vấn đề nổi cộm về môi trường
chậm được giải quyết; một số khu, cụm cơng nghiệp chưa hồn thiện hệ thống xử lý
chất thải đã cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp thứ cấp.
+ Sự phối hợp trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giữa các sở,
ngành và địa phương còn chưa chặt chẽ và thường xuyên (trong chấp thuận đầu tư,
cấp phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường). Công tác phối hợp với giải
quyết vấn đề môi trường với tỉnh liên quan được quan tâm nhưng chưa thường
xuyên, chưa có sự giám sát chặt chẽ các nguồn thải đổ vào lưu vực sông Cầu
thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
+ Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường chưa thực
sự có hiệu quả, chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ về hành động trong cấp ủy,
chính quyền, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân
dân trong bảo vệ môi trường.

+ Ý thức về bảo vệ môi trường của một bộ phận doanh nghiệp và người
dân chưa được chuyển biến thành ý thức tự giác thực hiện, cịn tình trạng đổ rác
thải sinh hoạt ra nơi công cộng, xử lý chất thải không đạt quy chuẩn môi trường.
+ Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản
xuất còn chưa chủ động và thường xuyên, nhất là cấp huyện, cấp xã, nhiều nơi còn
tư tưởng né tránh, đùn đẩy, bị động.
+ Đầu tư, chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực
trong xã hội cho bảo vệ mơi trường cịn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp năng lực hạn
chế, đầu tư manh mún, không đầy đủ các cơng trình bảo vệ mơi trường theo quy
định dẫn đến hiệu quả xử lý chất thải thấp.
+ Hạ tầng thu gom, xử lý rác thải, cung cấp nước sạch, thốt nước và xử lý
nước thải đơ thị, quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tế. Quy hoạch làng nghề tập trung chưa được triển khai hiệu quả. Các khu xử
lý rác thải tập trung ở huyện, xã chưa có thủ tục mơi trường còn phổ biến, chưa
được đầu tư bài bản, các lị đốt rác khơng đạt quy chuẩn... trong khi lượng rác thải
sinh hoạt, vỏ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng, ô nhiễm môi trường
làng nghề, cơ sở chăn nuôi, cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng, lượng
rác thải tồn lưu ngày càng lớn chưa có giải pháp xử lý hiệu quả, đặc biệt trong giai
đoạn chưa có Nhà máy xử lý rác thải tập trung.
+ Cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích xử lý chất thải chưa đồng bộ nên
chưa thu hút được các nhà đầu tư tích cực triển khai đầu tư các nhà máy, cơng
trình xử lý chất thải, bảo vệ mơi trường.
+ Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác thu gom, xử lý rác thải, nước thải tại
khu vực nơng thơn cịn hạn chế. Hầu hết tổ, đội vệ sinh môi trường do UBND xã,
thôn thành lập gặp khó khăn trong cơng tác thu phí, thu khơng đủ chi do vậy việc
thu gom, xử lý rác thải chưa triệt để, nước thải khu dân cư, xử lý chất thải nghĩa
trang chưa được quan tâm.
13



Phần 2
PHƯƠNG HUỚNG, NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ 2021-2026
Đề thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường thời gian tới, Chi cục Bảo vệ
mơi trường tích cực tham mưu triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chính
như sau:
1. Tiếp tục đẩy mạnh truyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
hơn, thống nhất cao hơn trong nhận thức của cả hệ thống chính trị, của cán bộ,
đảng viên, công chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về BVMT; từ đó,
nêu cao quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác BVMT.
Tăng cường gắn trách nhiệm và duy trì nền nếp chế độ đi cơ sở kiểm tra tình hình
mơi trường của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp.
Tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường năng lực quản lý môi trường cấp cơ sở
trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019-2025 (ban hành kèm theo Quyết định số
2042/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh).
Phát triển các phong trào quần chúng tham gia BVMT; khuyến khích sự tham
gia của cộng đồng dân cư trong xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh mơi
trường chung. Phát huy vai trị giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội, phương tiện truyền thông và nhân dân trong cơng tác BVMT.
2. Rà sốt, hồn thiện, bổ sung các quy định về BVMT phù hợp với điều kiện
thực tiễn: Thực hiện Quy hoạch BVMT trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
tỉnh đến năm 2030; xây dựng quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Chú
trọng lồng ghép nội dung BVMT trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển của
ngành, địa phương, vào các phong trào, cuộc vận động xã hội.
3. Tăng cường cơng tác phịng ngừa, kiểm sốt các nguồn gây ơ nhiễm môi
trường:
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy định về đánh giá tác động môi trường đối
với các dự án đầu tư; rà sốt, đơn đốc, u cầu các cơ sở đầu tư cơng trình bảo vệ
mơi trường và thực hiện xác nhận hoàn thành theo quy định.
- Kiểm sốt chặt chẽ, ngăn ngừa triệt để tình trạng xả thải nước thải chưa qua
xử lý, xả trộm ra môi trường của các nhà máy. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử

lý vi phạm trong công tác BVMT các dự án, cơ sở sản xuất, giám sát các cơ sở thu
mua phế liệu có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí, mơi trường nước và
gây sự cố mơi trường trong khu dân cư. Thực hiện công bố công khai các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật về môi trường.
- Tăng cường phối hợp với các tỉnh liên quan giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
trường liên vùng, tham mưu Bộ Tài nguyên và Mơi trường có cơ chế giám sát đặc
biệt các nguồn thải có nguy cơ gây ơ nhiễm trên lưu vực Sơng, khu vực giáp ranh
giữa các tỉnh.
- Rà sốt, bổ sung và điều chỉnh mạng lưới quan trắc hiện tại của tỉnh theo
hướng tăng tần suất quan trắc từ 2 lần/năm lên 4 lần/năm (theo quý); điều chỉnh,
14


bổ sung các vị trí quan trắc cho phù hợp tình hình thực tế và tăng độ tin cậy trong
đánh giá diễn biến ô nhiễm môi trường.
- Mở rộng kết nối và công khai kết quả quan trắc môi trường tự động. Yêu
cầu các cơ sở có nguồn thải lớn (nước thải, khí thải) hồn thành việc lắp đặt hệ
thống quan trắc tự động theo quy định (hiện tại còn 16 cơ sở thuộc đối tượng chưa
thực hiện lắp đặt).
- Tranh thủ các chương trình từ Trung ương về đầu tư xây dựng hệ thống
quan trắc môi trường tự động (khơng khí, nước mặt).
- Đơn đốc các cơ quan có thẩm quyền: lựa chọn, thu hút doanh nghiệp đầu tư,
xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các CCN trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hệ thống thu
gom và xử lý nước thải tập trung; triển khai thực hiện “Đề án Quản lý, phát triển cơ
sở hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020”, tập trung
đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung tại 03 CCN Tân Mỹ, Tân Dĩnh-Phi
Mô, Nghĩa Hịa; kiểm tra đơn đốc các doanh nghiệp làm chủ đầu tư các CCN nhanh
chóng xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhằm đạt mục tiêu đến năm
2021 là 50% CCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải; yêu cầu chủ đầu tư

các CCN mới phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung trước khi đi vào
hoạt động.
4. Tiếp tục tập trung giải quyết vấn đề môi trường nông thôn:
- Về thu gom, xử lý rác thải: Tập trung triển khai, giải quyết khó khăn vướng
mắc trong thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 27/02/2020 của Ban thường vụ
Tỉnh ủy; Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của HĐND tỉnh.
Nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty, hợp tác xã, tổ, đội vệ vinh môi
trường chuyên trách. Các địa phương tăng cường các biện pháp xử lý tại các bãi
rác đảm bảo vệ sinh môi trường; xây dựng lộ trình, bố trí kinh phí cải tạo, nâng
cấp các khu xử lý đã có chưa đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đẩy nhanh
tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác thải phát điện tại thành phố
Bắc Giang. Các địa phương duy trì phát động nhân dân tổ chức ra quân vệ sinh
mơi trường đường làng, ngõ xóm, nơi cơng cộng, kịp thời giải quyết các điểm tồn
lưu rác thải.
- Về xử lý nước thải trong các khu dân cư: Thực hiện xây dựng, cải tạo hệ
thống thoát nước trong các khu dân cư tập trung theo chương trình xây dựng nơng
thơn mới; duy trì định kỳ ra qn vệ sinh mơi trường, khơi thơng hệ thống cống,
rãnh thốt nước, ao, hồ. Quy định, yêu cầu các hộ gia đình làm nghề thủ công,
chăn nuôi trong dân cư phải đảm bảo vệ sinh môi trường. Đôn đốc các sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường đầu tư hoàn thành hệ thống thu
gom, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung các đô thị. Thành phố Bắc
Giang triển khai hiệu quả Dự án phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê
Kông (GMS) lần thứ 2 do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, trong đó có
hạng mục cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại xã Tân Tiến
thành phố Bắc Giang từ 10.000 lên 20.000m3/ngày-đêm.
- Đôn đốc UBND cấp xã hồn thành việc lập phương án bảo vệ mơi trường
và yêu cầu các hộ tham gia sản xuất trong các làng nghề thực hiện các biện pháp
15



bảo vệ môi trường theo đúng quy định. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật xử lý vỏ bao
bì thuốc bảo vệ thực vật đạt yêu cầu, xử lý rác thải trồng trọt tránh lãng phí, các cơ
sở chăn ni thuộc đối tượng phải thủ tục môi trường theo quy định, trong q trình
hoạt động phải có hệ thống thu gom, xử lý chất thải đảm bảo yêu cầu về bảo vệ mơi
trường.
5. Tập trung hồn thành việc xử lý 01 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng (cơ sở Cai nghiện Ma túy), đảm bảo đạt mục tiêu đến năm 2021 tỷ lệ cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý 100%.
Phần 3
ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
I. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đối với
công tác BVMT.
2. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các nhiệm vụ về
BVMT của địa phương, môi trường liên vùng, liên tỉnh. Chỉ đạo giải quyết các
vấn đề môi trường (thống kê nguồn thải, tính tốn ngưỡng chịu tải của sơng, quy
hoạch và xử lý chất thải nông thôn…).
3. Phê duyệt các dự án ưu tiên nhằm khắc phục sớm những vấn đề nổi cộm
về ô nhiễm môi trường (khắc phục ô nhiễm mơi trường nước mặt tại các sơng
chính, các hồ trong đô thị trên địa bàn tỉnh; thu gom xử lý chất thải rắn đô thị,
nông thôn; khắc phục ô nhiễm làng nghề…) và bảo tồn đa dạng sinh học.
4. Sớm phê duyệt, hỗ trợ dự án lắp đặt trạm quan trắc môi trường tự động
liên tục đối với không khi xung quanh và nước mặt (đến năm 2025 là 14 điểm,
trong đó có 7 điểm nước mặt và 7 điểm khí xung quanh).
II. Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Phê duyệt các chủ trương, chính sách hỗ trợ cho công tác BVMT trên địa
bàn tỉnh; các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm và cải thiện
chất lượng môi trường.
2. Tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật về BVMT trên địa bàn tỉnh.
3. Tăng cường tài chính, đầu tư cho cơng tác BVMT, nâng mức chi ngân

sách cho sự nghiệp môi trường đạt mức tối thiểu 1% mức chi ngân sách của tồn
tỉnh. Phê duyệt nguồn kinh phí khác dành cho các chương trình mục tiêu, đầu tư,
xây dựng cơ bản trong lĩnh vực mơi trường.
4. Có ý kiến với HĐND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo chính quyền, địa phương, cơ
quan ban ngành của tỉnh tập trung giải quyết triệt để tình trạng xả nước thải gây ô
nhiễm nguồn nước sông Cầu làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân
tỉnh Bắc Giang.
III. Đối với UBND tỉnh
16


Định hướng rõ cho các địa phương lân cận thành phố Bắc Giang tiếp tục
đầu tư xây dựng mua sắm lị đốt rác quy mơ cấp xã hay trước mắt bố trí bãi tập kết
rác thải để thực hiện xử lý tại Bãi xử lý rác thành phố Bắc Giang (Sau khi thu hút
đầu tư theo công nghệ hiện đại) để tránh lãng phí trong đầu tư.
Trên đây là báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường đối với hoạt động quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2021, phương
hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2021-2026.
KT. CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

Nơi nhận:

- Lưu: VT, ĐTM.

Bản điện tử:

- GĐS, PGĐS-PT;
- VPS (để t/h);
- LĐCC;

- P.HCTH, KSON.

Đàm Thị Hương Giang

17



×