Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

phân tích thống kê tình hình khách du lịch quốc tế đến việt nam giai đoạn 1995-2008 và dự đoán đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.21 KB, 128 trang )

Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
*********
1. WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
2. UNWTO : Tổ chức Du lịch Thế giới
3. VTOS: : Hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du
lịch Việt Nam
4. VTCB : Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du
lịch
5. IOUTO : Liên hiệp quốc tế của các tổ chức
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
1
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
chính thức về du lịch
6. FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
7. NXB : Nhà xuất bản
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC ĐỒ THỊ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
2
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Trong thời đại ngày nay, Du lịch được coi là một trong những ngành công
nghiệp quan trọng nhất trên thế giới. Ở rất nhiều quốc gia, Du lịch đã và đang trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Du lịch không những
mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các


ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hòa bình, giao lưu
văn hóa, tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt.
Tại Việt Nam, thực hiện Chiến lược phát triển du lịch và Chương trình hành
động quốc gia về du lịch, nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư hàng
nghìn tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở các khu du lịch trọng điểm với
mục đích thu hút các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào du lịch Việt
Nam. Hàng trăm khách sạn, khu du lịch cao cấp được xây mới, gia tăng số lượng
phòng khách sạn và những sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc
tế. Công tác xúc tiến, quảng bá, đào tạo nhân lực cũng được đẩy mạnh. Cùng với
việc hoàn thành, đưa vào triển khai Luật Du lịch là việc ban hành nhiều văn bản
hướng dẫn tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng hơn trong hoạt động kinh
doanh du lịch. Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp du
lịch Nhà nước cũng đã và đang được cổ phần hóa, sắp xếp lại theo hướng hình
thành các tập đoàn du lịch mạnh, hình thức Công ty mẹ - công ty con để từng
bước làm ăn hiệu quả trước môi trường cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt, khả năng
thu hút vốn FDI của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Đây là nguồn vốn quan
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
3
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
trọng để phát triển ngành du lịch Việt Nam theo kịp trình độ của các nước trong
khu vực và thế giới. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang hướng sự chú ý tới Việt
Nam và đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch.
Tuy nhiên, du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn mới gia nhập WTO, cho
nên phải vừa hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế. Vì vậy, có nhiều
hạn chế và khó khăn trong khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh. Thực tế,
năng lực cạnh tranh du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ
tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, giá cả cao, sản
phẩm du lịch ít phong phú, dẫn đến du lịch nước ta chưa giữ chân được khách,
chưa kéo dài thời gian lưu trú, tỷ lệ du khách quay lại lần hai còn thấp. Hơn nữa,
việc hội nhập kinh tế thế giới và đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn của “cơn bão”

khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu tạo ra áp lực rất lớn với doanh
nghiệp du lịch Việt Nam trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta
thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp, đội ngũ nhân
lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu
những người có chuyên môn cao. Hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu, trong quá
trình hội nhập, Nhà nước chỉ hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý thông thoáng và
thuận lợi, còn thành công tùy thuộc vào sức cạnh tranh và sự năng động của
doanh nghiệp.
Từ thực trạng đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành Du lịch Việt Nam
hiện nay là phải tìm kiếm giải pháp để nâng cao chất lượng ngành Du lịch, cùng
với việc phát triển du lịch nội địa là nhiệm vụ quan trọng thu hút khách du lịch
quốc tế vào Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân
tích thống kê tình hình khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-
2008 và dự đoán đến năm 2012”.
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
4
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là vấn đề lý luận và thực tiễn của việc áp
dụng phương pháp thống kê vào nghiên cứu thực hình khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam; dự đoán số lượng khách quốc tế đến Việt Nam cho đến năm 2012;
đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp thống kê
khách du lịch quốc tế đến cũng như giải pháp nhằm thúc đẩy số lượng khách
quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Khách du lịch quốc tế đến vào Việt Nam giai đoạn 1995-2008.
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về số lượng khách quốc tế đến, số ngày khách quốc tế đến
và kết cấu khách quốc tế đến Việt Nam chia theo quốc tịch, phương tiện và mục
đích đến.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là các phương pháp thống
kê phù hợp như: phương pháp đồ thị, phương pháp phân tích dựa vào dãy số thời
gian, phương pháp chỉ số, phương pháp phân tổ, phương pháp sử dụng số tương
đối kết cấu và phương pháp dự đoán.
5. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 chương với nội dung
như sau:
Chương I: Một số vấn đề chung về thống kê khách du lịch.
Chương II: Phân tích thống kê tình hình khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam giai đoạn 1995-2008 và dự đoán đến năm 2012.
Chương III: Kiến nghị và giải pháp.
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
5
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ KHÁCH DU LỊCH
1. Những vấn đề chung về hoạt động du lịch
1.1 Lý luận chung về hoạt động du lịch
Trước tiên, hoạt động du lịch có thể được hiểu là các hoạt động của con người
đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên trong một khoảng thời gian ít hơn
thời gian được các tổ chức du lịch quy định. Mục đích của chuyến đi không phải
để thực hiện các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi của vùng tới thăm.
Trên đây là định nghĩa chung nhất, dễ hiểu nhất về hoạt động du lịch. Tuy
nhiên còn một số định nghĩa khác về hoạt động du lịch có thể kể đến như sau:
Theo Luật Du lịch Việt Nam – NXB chính trị quốc gia, trang 10, ban hành
ngày 27/06/2005: du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham qua, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) thì: du lịch là hoạt động về
chuyến đi đến một môi trường khác với môi trường sống thường xuyên của con

người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích
khác ngoài các hoạt động để có thù lao tại nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1
năm.
Đi sâu hơn vào định nghĩa của hoạt động du lịch ta có thể hiểu “môi trường
thường xuyên” là nơi ở, nơi đi làm, loại trừ các chuyến đi trong phạm vi nơi ở
thường xuyên và các chuyến đi có tính chất hàng ngày; “trong khoảng thời gian
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
6
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
ít hơn thời gian được các tổ chức du lịch quy định” tức là 1 năm với du lịch quốc
tế và 6 tháng với du lịch trong nước.
Khái niệm “nơi cư trú thường xuyên” hay “môi trường sống thường xuyên”
có thể được hiểu theo nhiều cách và trở thành chủ đề cho nhiều cuộc tranh luận
không những trên phạm vi quốc gia mà cả quốc tế. Người ta có thể hiểu khái
niệm “nơi cư trú thường xuyên” cho phép một cá nhân có thể có nhiều hơn một
nơi cư trú thường xuyên, ví dụ trong trường hợp một người có nhà ở thứ 2, vừa ở
với gia đình mình, vừa ở với ông bà để tiện chăm lo. Ngoài ra thì khái niệm “nơi
cư trú thường xuyên” cũng cho phép một cá nhân có nhiều nơi hoạt động khác
nhau nhưng được tính chung trong một môi trường sống, ví dụ như các tù nhân
đang thụ án thì nơi cư trú thường xuyên của họ vừa là nhà ở theo đăng ký thường
trú vừa là nhà tù bởi nhà tù là một phần của môi trường sống thường xuyên của
họ.
Như vậy, có thể thấy “nơi cư trú thường xuyên” hay “môi trường sống
thường xuyên” còn là khái niệm đang được tranh cãi nhiều. Tuy nhiên, theo các
phạm vi khác nhau thì ta có thể tạm hiểu khái niệm “nơi cư trú thường xuyên”
hay “môi trường sống thường xuyên” theo các cách như sau:
- Trên phạm vi quốc tế: “nơi cư trú thường xuyên” được xác định là phạm
vi lãnh thổ quốc gia trừ các trường hợp sau đây:
 Người đến hoặc rời một nước với tư cách là dân di cư, tìm kiếm
việc làm có đưa theo cả người phụ thuộc.

 Người lao động ở biên giới, sống ở nước này nhưng lại làm việc ở
nước bên kia.
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
7
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
 Nhân viên ngoại giao, lãnh sự và lực lượng vũ trang khi họ đi từ
nước mình đến nước mà họ làm nhiệm vụ, bao gồm cả những người phục vụ và
người phụ thuộc đi theo họ.
 Dân tị nạn hoặc dân du mục.
 Người quá cảnh hoặc không chính thức vào một nước thông qua
kiểm soát hộ chiếu.
- Trên quy mô quốc gia: “nơi cư trú thường xuyên” được tổ chức du lịch thế
giới (UNWTO) khuyến cáo các nước thành viên tự xác định. Tại Việt Nam hiện
nay, có hai hướng để xác định “nơi cư trú thường xuyên”:
 Hướng thứ nhất: “nơi cư trú thường xuyên” trong phạm vi quốc gia
được xác định như sau: các chuyến đi thường xuyên với tần suất 1 tuần 1 lần,
các chuyến đi trong ngày với khoảng cách 40km tính từ nơi ở hoặc có nghỉ qua
đêm với khoảng cách 30km tính từ nơi ở.
 Hướng thứ 2: “nơi cư trú thường xuyên” được xác định là các
chuyến đi trong địa giới hành chính Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương
không kể trong ngày hay qua đêm, không kể có hay không nghỉ tại các cơ sở lưu
trú.
Có thể thấy được rằng, du lịch là ngành văn hóa, xã hội có nhiệm vụ phục vụ
nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp các hoạt động
khác của con người. Hoạt động du lịch có các đặc điểm chính đó là: phụ thuộc
tài nguyên du lịch; là ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu đa dạng, trung
và cao cấp của khách du lịch; hoạt động du lịch ngoài kinh doanh dịch vụ còn
phải đảm bảo nhu cầu an ninh, chính trị, trật tự an toàn cho du khách cũng như
địa phương tiếp nhận du khách.
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A

8
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Hoạt động du lịch có ý nghĩa rất lớn đối với một quốc gia, không chỉ trên giác
độ kinh tế mà còn trên cả giác độ văn hóa – xã hội. Trên giác độ kinh tế đó vừa
là ngành kinh doanh đạt hiệu quả cao, lợi nhuận lớn, tốc độ chu chuyển vốn lưu
động nhanh và nhiều lại là ngành xuất khẩu tại chỗ, tạo việc làm cho lực lượng
lớn lao động xã hội, cải tạo đời sống nhân dân. Sự phát triển của hoạt động du
lịch cũng kéo theo sự phát triển của các ngành khác như giao thông vận tải, bưu
điện, dịch vụ…Trên giác độ văn hóa – xã hội thì du lịch góp phần nâng cao vị
thế, quảng bá hình ảnh của quốc gia trên trường quốc tế, góp phần bảo tồn và giữ
gìn truyền thống cũng như di sản dân tộc, nâng cao cuộc sống, góp phần hiểu
biết thêm phong tục tập quán của các địa phương cũng như quốc gia khác.
Hiện nay có rất nhiều loại hình du lịch đa dạng và phong phú. Nếu căn cứ
theo mục đích chuyến đi thì ta có thể chia du lịch thành các loại sau:
- Du lịch thuần túy: là hoạt động du lịch mà chủ yếu là đi du lịch, thăm
quan, ngắm cảnh, nghỉ ngơi, giải trí và không kết hợp với bất kì mục đích nào
khác. Ví dụ: đi biển nghỉ mát vào mùa hè…
- Du lịch chữa bệnh: là hoạt động đến những vùng có thể chữa bệnh, vừa để
thăm quan nghỉ ngơi vừa để kết hợp điều trị. Ví dụ: đi khi du lịch nghỉ dưỡng
suối nước nóng Kim Bôi – Hòa Bình.
- Du lịch công vụ: là những chuyến đi kết hợp hội nghị, hội thảo và thăm
quan du lịch địa phương nơi tổ chức hội nghị, hội thảo.
- Du lịch kết hợp nghiên cứu chuyên đề: sử học, sinh học, đại dương học…
Kết hợp giữa việc nghiên cứu, tìm hiểu chuyên đề với du lịch địa phương nơi
thực hiện chuyên đề nghiên cứu.
- Du lịch thăm thân: kết hợp giữa việc đi thăm người thân và đi du lịch tại
địa phương người thân đó sinh sống.
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
9
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Nếu căn cứ theo phạm vi không gian thì có thể chia du lịch ra làm 2 loại:
- Du lịch quốc tế: gồm du lịch quốc tế đến và du lịch ra nước ngoài.
- Du lịch trong nước.
1.2 Thực tiễn hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay
Trong khoảng thời gian hơn chục năm trở lại đây du lịch Việt Nam mới thực
sự được quan tâm và phát triển. Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng,
tốc độ phát triển của du lịch Việt Nam ngày càng cao tuy nhiên vẫn cần phải
nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật và đầu tư nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực du lịch để chất lượng du lịch Việt Nam ngày càng
hoàn thiện hơn.
Về tốc độ phát triển: trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng du lịch Việt
Nam tương đối ổn định với tốc độ tăng trung bình ở mức tương đối cao (20%),
thị phần du lịch Việt Nam đã tăng từ 5% ở năm 1995 lên tới 8% vào năm 2005.
Đây được coi là một bước đi dài, khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của du lịch
Việt Nam trên trường quốc tế. Giai đoạn 1990 – 2000 có thể coi là giai đoạn bứt
phá trong tăng trưởng và thu nhập của hoạt động du lịch tại Việt Nam. Số lượt
khách quốc tế tăng lên tới 9 lần, từ 250 nghìn lượt người năm 1990 lên tới con số
2.05 triệu lượt khách vào năm 2000. Tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
như chiến tranh, khủng bố, dịch SARS, cúm gia cầm trong suốt giai đoạn những
năm sau năm 2000 cho đến nay nhưng lượng khách và thu nhập của hoạt động
du lịch Việt Nam vẫn luôn giữ mức tăng trưởng 2 con số. Có một điều rất đáng
khích lệ, đó là hơn 10 năm trước, du lịch Việt Nam đứng vào hàng thấp nhất
trong khu vực nhưng hiện nay với sự bứt phá ngoạn mục trong những năm gần
đây, du lịch Việt Nam đã đuổi kịp và vượt Philippin, chỉ đứng sau Malaysia,
Singapor, Thái Lan và Indonesia. Theo UNWTO, du lịch Việt Nam được coi là
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
10
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên cả
thế giới. Việt Nam đã được xếp vào nhóm 10 điểm đến hàng đầu thế giới. Đây

thực sự là niềm khích lệ và tự hào lớn lao cho du lịch Việt Nam. Trong những
năm gần đây, tốc độ phát triển của du lịch Việt Nam là tương đối cao, đặc biệt là
năm 2007, số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã lên tới 4,2 triệu lượt
khách. Tính từ tháng 6 năm 2008, tốc độ phát triển du lịch Việt Nam có xu
hướng sụt giảm do ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khách
của các thị trường trọng điểm liên tục giảm (Nhật Bản giảm 5.9%; Pháp giảm
1.6%, Hàn Quốc giảm 3.5%). Hàng loạt các thị trường không có đường bay
thẳng như Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ… giảm 3.2%. Hiện nay, theo thống kê
của các doanh nghiệp lữ hành, tình trạng khách du lịch giảm cho đến nay (tháng
2 năm 2009) vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Nguy cơ giảm khác trong năm 2009
đã được thấy rõ khi mà lượng khách đặt trước cho năm 2009 giảm trung bình
20% so với cùng kỳ năm 2008. (Nguồn: www.vietnamtourism.com.vn)
Về tài nguyên du lịch: Việt Nam tự hào là một nước thuộc vùng nhiệt đới, có
bốn mùa xanh tươi. Địa hình Việt nam có rừng, có núi, có sông, có biển, có đồng
bằng và cả cao nguyên. Núi non tạo nên những vùng cao có khí hậu gần với ôn
đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều nơi nghỉ dưỡng và danh lam
thắng cảnh như Sapa (Lào Cai); Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Đà Lạt (Lâm Đồng); núi
Bà Đen (Tây Ninh); động Tam Thanh (Lạng Sơn); di sản thiên nhiên thế giới
Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình); vịnh Hạ Long… Với địa hình có đến
3260km bờ biển, với 125 bãi biển và 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng như Trà Cổ, Bãi
Cháy (Quảng Ninh); Đồ Sơn (Hải Phòng); Sầm Sơn (Thanh Hóa), Non nước (Đà
Nẵng)… Việt Nam đã trở thành điểm đến yêu thích của các du khách yêu thích
hoạt động tắm biển, nghỉ dưỡng tại khác khu nghỉ gần bờ biển. Ngoài ra, với
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
11
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó có khoảng
2500 di tích được xếp hạng bảo vệ) như đền Hùng (Cổ Loa), Văn Miếu (Hà Nội)
…Tự hào hơn cả là quần thể di tích cố đô Huế; phố cổ Hội An và khu đền tháp
Mỹ Sơn đã được Unesco ghi nhận là di sản văn hóa thế giới. Tài nguyên du lịch

Việt Nam còn rất phong phú, thể hiện ở những nguồn suối nước khoáng có chất
lượng cao, tốt cho sức khỏe của con người như suối khoáng Quang Hanh (Quảng
Ninh); suối khoáng Hội Vân (Bình Định); suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận);
suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang); suối khoáng Kim Bôi (Hòa Bình)…Tại
những khu suối nước khoáng này, khả năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du
lịch chữa bệnh là rất lớn, thu hút được nhiều khách du lịch không những chỉ ở
trong nước mà cả quốc tế đến thăm quan, nghỉ ngơi.
Về nguồn lực con người: Có thể thấy một vấn đề rõ ràng đó là tốc độ phát
triển du lịch hiện nay càng cao thì càng kéo theo nhu cầu phát triển nguồn nhân
lực du lịch càng lớn. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, có một thực tế đáng quan
tâm đó là nguồn nhân lực có trình độ Đại học chỉ chiếm có 3.11% trong số hơn 1
triệu lao động của ngành. Các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch cũng chỉ đáp ứng
được 60% nhu cầu hiện tại. Hơn thế, không chỉ thiếu về số lượng mà cả chất
lượng đào tạo nhân lực du lịch cũng chưa thực sự cao. Việc đào tạo các nghệ
nhân, giám đốc cùng các chức vụ quản lý cao cấp khác không hề được chú trọng,
thậm chí chưa có cơ sở đào tạo việc làm này. Rất nhiều thị trường du lịch tiềm
năng bị bỏ ngỏ vì trình độ ngoại ngữ của nhân viên du lịch còn hạn chế. Trình độ
ngoại ngữ hạn chế, kỹ năng nghiệp vụ còn yếu khiến Việt Nam không khai thác
hết được nguồn lực du lịch từ khách nước ngoài. Dự báo cho thấy đến năm 2010,
Việt Nam cần đạt được 1.4 triệu lao động trong ngành du lịch, mỗi năm số lượng
cần tăng thêm 19.000 lao động nhưng con số hiện chỉ dừng ở mức 13.000 sinh
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
12
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
viên ngành du lịch. Nhược điểm của sinh viên ngành du lịch là không được
chuẩn bị các kỹ năng “mềm”, nền tảng ngoại ngữ từ các bậc học dưới. Ngoài ra,
còn một vấn đề đáng phải quan tâm nữa đó là cơ sở vật chất không đồng bộ,
chưa có chương trình đào tạo, tài liệu dạy nghề chuẩn cũng là nguyên nhân khiến
nguồn nhân lực ngành du lịch vừa thiếu vừa yếu. Nhận thức được vấn đề cấp
thiết này, hiện nay, việc nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực du lịch Việt

Nam đang được thực hiện mạnh mẽ. Ví dụ điển hình là Dự án Phát triển nguồn
nhân lực du lịch Việt Nam do EU tài trợ, phối hợp với Viện Quản lý và Phát
triển Châu Á. Dự án sẽ triển khai tổ chức 2 khóa đào tạo về Kỹ năng giám sát
cho các Đào tạo viên hệ thống VTOS (hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch
Việt Nam) đã được VTCB (Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch) công
nhận. Chương trình sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nguồn nhân lực
du lịch nâng cao chất lượng đào tạo và trình độ nghiệp vụ của nhân viên thông
quá hình thành đội ngũ đào tạo viên, giám sát viên có đủ năng lực. Học viên sẽ
được trang bị những kiến thức và kỹ năng giám sát để có thể đảm nhiệm tốt vai
trò của các giám sát viên, trưởng bộ phận tại doanh nghiệp, giúp học viên kế hợp
tiêu chuẩn VTOS với các hoạt động thường ngày tại doanh nghiệp của mình.
(Nguồn: Tạp chí Du lịch)
Về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch: tính đến năm 2007, Chính phủ đã
đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho Chương trình Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng du lịch và hàng trăm tỷ đồng cho Chương trình hành động quốc gia về du
lịch mà nội dung của nó chính là nâng cao năng lực du lịch thông qua các dự án
phát triển, quảng bá sản phẩm và đào tạo nguồn nhân lực. Nhìn nhận về quy mô
khách sạn, cơ sở lưu trú có thể thấy rằng, khách sạn Việt Nam có quy mô nhỏ và
chất lượng chưa thực sự cao. Nếu chỉ tính khách sạn từ 1 đến 5 sao thì trung bình
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
13
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
mỗi khách sạn Việt Nam chỉ có khoảng 42 buồng. Nếu tính riêng các khách sạn
từ 4-5 sao thì bình quân mỗi khách sạn có 145 buồng. Con số này chưa thực sự
đáp ứng được nhu cầu về hoạt động ở của khách du lịch, từ khách du lịch trung
đến cao cấp đến từ các nước phương Tây. Không những vậy, nhìn chung các
ngành hỗ trợ du lịch chưa phát triển cùng nhịp với sự phát triển của ngành du
lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam còn chưa thực sự tốt,
phương tiện đi lại còn lạc hậu, đường vận chuyển hàng không phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng. Thêm một điều đáng đề cập đến nữa đó là việc ứng

dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử vào việc điều hành các tour du
lịch và giao dịch giữa các nhà cung cấp dịch vụ di lịch chưa được nhiều. Nhận
thức được những vấn đề cấp thiết này, hiện nay Việt Nam cũng đã và đang đầu
tư rất nhiều để nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, song song với việc nâng cấp cơ sở
hạ tầng giao thông để đảm bảo không có sự ngưng trệ trong quá trình lưu thông
của khách du lịch.
Về chủ trương, chính sách phát triển du lịch Việt Nam: Có thể thấy rõ được
sự cố gắng nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển hoạt động du
lịch thông qua việc ban hành Luật du lịch. Luật Du lịch đã quy định cụ thể về tài
nguyên du lịch, hoạt động du lịch cũng như quyền và nghĩa vụ của khách du lịch,
các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức các nhân khác có hoạt động liên
quan đến du lịch. Nhờ đó mà các chính sách về du lịch trở nên rõ ràng hơn, công
khai, minh bạch với tất cả cộng đồng người Việt Nam cũng như nước ngoài đến
Việt Nam du lịch. Cùng với đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành
một số hướng dẫn cụ thể về lưu trú du lịch, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch
nhằm tăng hiệu quả trong công tác quản lý và kinh doanh du lịch. Tuy nhiên có
một vấn đề cần được đề cập đến đó là sự liên kết, hợp tác giữa các Bộ ngành, địa
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
14
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
phương, lãnh thổ có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây nhưng vẫn còn thiếu
và yếu (Tổng cục Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công An). Chúng ta hiện vẫn
chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành (tài chính, hàng không, biên phòng,
điện lực, viễn thông…) trong hỗ trợ phát triển du lịch. Hệ thống thống kê áp
dụng trong ngành du lịch Việt Nam cũng chưa được cải tiến nhiều.
2. Những vấn đề chung về thống kê du lịch
2.1 Khái niệm thống kê du lịch
Thống kê du lịch nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt
chất của các hiện tượng & quá trình kinh tế, xã hội trong lĩnh vực du lịch, nghiên

cứu biểu hiện về mặt lượng của các quy luật phát sinh trong lĩnh vực này.
Thống kê du lịch không trực tiếp nghiên cứu mặt chất của hiện tượng mà chỉ
phản ánh bản chất, tính quy luật của hiện tượng, quá trình kinh tế, xã hội trong
lĩnh vực du lịch thông qua các con số, các biểu hiện về lượng của hiện tượng.
Các con số thống kê du lịch này phải được tập hợp, thu thập trên một số lớn các
hiện tượng cả biệt để đảm bảo bù trừ, triệt tiêu tác động của các yếu tố ngẫu
nhiên. Đối tượng nghiên cứu của thống kê nói chung cũng như trong thống kê du
lịch nói riêng bao giờ cũng phải tồn tại trong một điều kiện thời gian và địa điểm
cụ thể.
2.2 Ý nghĩa, nhiệm vụ thống kê du lịch
Ngày nay, thống kê du lịch trở nên vô cùng quan trọng trong tình hình cạnh
tranh du lịch trên thế giới diễn ra mạnh mẽ. Phải có hệ thống thống kê du lịch thì
mới có đầy đủ thông tin về thị trường, xây dựng được hệ thống chỉ tiêu thu thập
thông tin thị trường. Với những dữ liệu đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy ta mới
có thể tiến hành các phương pháp khác nhau về phân tích trong du lịch. Đây là
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
15
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
một công việc hết sức cần thiết, góp phần đánh giá các khía cạnh khác nhau của
du lịch, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả quá trình ra quyết định và hoạch định chính
sách.
Bằng việc vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích một cách chính
xác tình hình thị trường có thể nghiên cứu từ phương diện định lượng, nhằm rút
ra các đặc trưng, tính quy luật làm cơ sở cho việc kết luận tình hình thị trường
hiện tại, tiến hành dự đoán, xây dựng chiến lược, đấu tranh thị trường. Theo báo
cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống
chỉ tiêu thống kê trong ngành du lịch”, tổ chức UNWTO đã đưa ra 5 đích cơ bản
gắn với việc nâng cao hệ thống thống kê du lịch thế giới mà Việt Nam nên tham
khảo thực hiện như sau:
- Định nghĩa các biến thống kê phản ánh các viễn cảnh khác nhau của du

lịch và đặc trưng để nhận diện nó.
- Hài hòa các định nghĩa du lịch nội địa và quốc gia, vì chúng là các khía
cạnh bổ sung của hiện tượng du lịch.
- Giúp tạo thông tin du lịch có tính so sánh quốc tế và quốc gia, hướng dẫn
các nước thành viên cũng như không phải thành viên, chấp nhận và phỏng theo
các khái niệm được chuẩn hóa cho từng nước để đảm bảo tính có thể so sánh.
- Điều phối và tích hợp thống kê du lịch với những hoạt động kinh tế khác,
đặc biệt chú ý tới các định nghĩa và phân loại của thống kê kinh tế và nhân khẩu
học cơ bản, Hệ thống tài khoản quốc gia và cán cân thanh toán.
- Xem xét những giới hạn hiện hành về tính sẵn có và khả năng truy cập tới
những thông tin thống kê cần thiết, dẫn đến tính phức tạp của hoạt động du lịch.
Từ những vấn đề trên có thể rút ra được những nhiệm vụ chủ yếu của thống
kê du lịch Việt Nam hiện nay:
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
16
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
- Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu nhằm lượng hóa một cách có hệ thống &
chính xác mọi hoạt động của lĩnh vực du lịch.
- Nghiên cứu hệ thống các phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích và dự
đoán các hoạt động trong quá trình kinh doanh du lịch.
- Nghiên cứu đề xuất các phương pháp cần thiết nhằm khai thác tối đa cơ sở
vật chất, kỹ thuật hiện có từng bước tận dụng tiềm năng du lịch phong phú hiện
có.
2.3 Đặc điểm thống kê du lịch ở Việt Nam hiện nay
Cơ cấu tổ chức của cơ quan thống kê du lịch Việt Nam hiện nay là hình thức
cơ quan thống kê du lịch hai cấp. Cơ cấu bao gồm: cơ quan thống kê quốc gia
(nằm trong cơ quan quản lý nhà nước về Trung ương) và cơ quan thống kê địa
phương (nằm trong cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Tỉnh, Thành phố
trực thuộc Trung ương và tương đương). Công tác thống kê du lịch hiện nay
được thực hiện theo ngành dọc từ Tổng cục thống kê đến các cục thống kê các

tỉnh thành phố và cuối cùng là các phòng thống kê ở các quận, huyện.
Tổng cục Thống kê có vụ thống kê thương mại, dịch vụ và giá cả chuyên
trách thực hiện thống kê du lịch. Ở các cấp địa phương có các cục thống kê tỉnh,
thành phố và có phòng thống kê thương mại đảm nhiệm công tác thống kê du
lịch. Tại các phòng thống kê quận, huyện cũng có bộ phận chuyên thống kê trong
lĩnh vực du lịch. Bản thân tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng có bộ
phận đảm nhiệm công tác thống kê nhằm phân tích và đưa ra các quyết định đảm
bảo hoạt động có hiệu quả hơn.
Nhìn chung, những mặt được của thống kê du lịch ở Việt Nam hiện nay có
thể kể đến đó là:
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
17
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
- Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Tổng cục Thống kê dần hoàn thiện các
báo cáo thống kê định kỳ, tiến hành một số cuộc điều tra phục vụ thống kê du
lịch, nhờ đó mà thu thập được hệ thống số liệu hàng năm về hoạt động du lịch
để phục vụ cho quản lý và hoạch định chính sách phát triển du lịch.
- Xây dựng được một số báo cáo: báo cáo về số lượng khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam theo tháng, quý, năm, theo phương tiện đến, quốc tịch, theo mục
đích chuyến đi…; báo cáo số lượng khách du lịch trong nước theo định kỳ 6
tháng, năm; báo cáo thực trạng và cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế đến Việt
Nam.
Bên cạnh những mặt được thì hoạt động thống kê du lịch ở Việt Nam vẫn còn
nhiều mặt hạn chế:
- Hiện tại, Tổng cục Du lịch chưa có đơn vị thực hiện công tác thống kê du
lịch riêng biệt. Số cán bộ đảm nhiệm công tác thống kê tại Tổng cục Du lịch còn
mỏng so với nhiệm vụ đặt ra, cán bộ thống kê du lịch thường thay đổi nên thiếu
tính kế thừa.
- Số liệu thống kê du lịch còn bị giới hạn trong phạm vi hẹp, chủ yếu chỉ tập
trung vào số liệu khách quốc tế đến Việt nam, phân loại theo thị trường khách,

mục đích chuyến đi và phương tiện đến. Thông tin du lịch cũng chưa được thu
thập đủ, chưa có độ tin cậy cao nên chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản của công
tác quản lý cũng như so sánh quốc tế.
- Chưa có hệ thống báo cáo thống nhất, chưa tham chiếu với hệ thống chỉ
tiêu quốc gia và quốc tế. Hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch chưa được tổng hợp
và pháp lý hóa, các biểu mẫu báo cáo do các Vụ chức năng thực hiện còn độc
lập với nhau dẫn đến việc thông tin chưa được thống nhất.
Nguyên nhân chính của những mặt hạn chế đó là do:
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
18
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
- Cán bộ làm thống kê tại Tổng cục Du lịch và các Sở còn mỏng và yếu,
chưa có người làm nhiệm vụ chuyên trách.
- Nhận thức về công tác thống kê du lịch còn chưa đúng, việc cung cấp số
liệu thống kê của các cơ quan liên ngành còn nhiều hạn chế. Các chỉ tiêu thống
kê chưa được quy định cụ thể và thống nhất.
- Kinh phí cho công tác thống kê du lịch còn hạn chế, chưa có phương tiện
cho việc điều tra thống kê du lịch.
3. Phương pháp thống kê khách du lịch
3.1 Định nghĩa và phân loại khách du lịch
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khách du lịch từ trước tới nay. Đầu tiên
phải kể đến đó là định nghĩa xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp, theo đó
khách du lịch được hiểu là người thực hiện một cuộc hành trình lớn. Năm 1800
tại Anh, khách du lịch cũng được định nghĩa là người thực hiện cuộc hành trính
lớn trên đất liền xuyên nước Anh. Đến đầu thế kỷ thứ XX, nhà kinh tế học người
Áo – Iozef Stander đã đưa ra định nghĩa về khách du lịch là người khách xa hoa
ở theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn những nhu cầu sinh
hoạt cap cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế. Ngoài ra còn nhiều định
nghĩa về khách du lịch khác tuy nhiên đều có điểm chung đó là: khách du lịch cư
trú ở ngoài nơi họ sinh sống thường xuyên và không thực hiện hành vi kiếm tiền

tại nơi họ đến.
Năm 1937, Liên hiệp các quốc gia đã đưa ra khái niệm về khách du lịch nước
ngoài như sau: Bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường
xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ.
Năm 1950, Liên hiệp quốc tế của các tổ chức chính thức về du lịch – IUOTO
( sau này là WTO) đã định nghĩa khách du lịch quốc tế có hai điểm khác với
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
19
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia vào năm 1937, đó là: sinh viên, những
người đến học ở các trường được coi là khách du lịch và những người quá cảnh
không được coi là khách du lịch kể cả họ hành trình qua một nước không dừng
lại trong thời gian vượt qua 24 giờ hay hành trình trong khoảng thời gian dưới 24
giờ và có dừng lại nhưng không phải mục đích du lịch.
Năm 1963, tại Hội nghị Roma (Italia) do Liên Hiệp Quốc tổ chức về các vấn
đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế lại đưa ra định nghĩa về khách du lịch như
sau: Khách du lịch quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài
nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24 giờ (hoặc sử dụng ít
nhất một buổi tối trọ). Động cơ khởi hành của những người này là: giải trí, chữa
bệnh, học tập với mục đích thể thao hoặc tôn giáo; đi du lịch kết hợp làm ăn,
thăm gia đình, bạn bè, đi du lịch kết hợp với Hội nghị. Những người sau không
được coi là khách du lịch quốc tế: những người ra nước ngoài để tìm kiếm việc
làm hoặc làm ăn theo hoặc không theo hợp đồng; những cư dân ở vùng giáp biên
giới sống ở nước bên này nhưng làm việc ở nước bên cạnh; những người dân di
cư tạm thời hoặc cố định; những người tị nạn; người tha phương cầu thực, các
nhà ngoại giao và nhân viên các đại sứ quán, lãnh sự quán, các lực lượng bảo an.
Năm 1989, tại hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan đã đưa ra khái niệm về
khách du lịch quốc tế như sau: Khách du lịch quốc tế là những người đi thăm
một đất nước khác với mục đích tham quan,nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong
khoảng thời gian ít hơn 3 tháng, những người này không được làm gì để được trả

thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của
mình. Như vậy, trong khái niệm này thì quy định về thời gian của chuyến đi du
lịch đối với khách du lịch quốc tế là ít hơn 3 tháng.
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
20
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Đối với khách du lịch trong nước thì Tiểu ban về các vấn đề kinh tế xã hội
trực thuộc Liên Hiệp Quốc cho rằng: Khách du lịch nội địa là công dân của một
nước (không kể quốc tịch) hành trình đến một nơi trong đất nước đó, khác nơi cư
trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ, hay một đêm
với mọi mục đích trừ mục đích hoạt động để được trả thù lao tại nơi đến.
Trước tình hình có nhiều khái niệm của các nước và các tổ chức về du lịch
trên thế giới, nghị quyết của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch họp tại Ottawa
Canada từ 24-28/06/1991 đã được đại hội đồng của tổ chức du lịch thế giới
WTO thông qua kỳ họp thứ 9 tại Buenos Aires – Agentina từ 30/09 đến
04/10/1991 đưa ra định nghĩa về khách du lịch quốc tế như sau: Khách du lịch
quốc tế là một người khách đi du lịch tới một đất nước không phải là đất nước
mà họ cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian ít nhất là một ngày đêm
nhưng không vượt quá một năm và mục đích chính của chuyến đi không phải để
thực hiện hoạt động kiếm tiền trong phạm vi đất nước tới thăm.
Ngày 04/03/1993, theo đề nghị của tổ chức du lịch thế giới WTO, Hội đồng
thống kê Liên Hiệp Quốc đã công nhận những thuật ngữ để thống nhất việc soạn
thảo thống kê du lịch như sau:
- Khách du lịch quốc tế (international tourist) gồm:
 Khách du lịch quốc tế đến (inbound tourist) gồm: những người từ
nước ngoài đến du lịch một quốc gia.
 Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (outbound tourist) gồm: những
người đang sống trong một quốc gia đi du lịch ra nước ngoài.
- Khách du lịch trong nước (internal tourist) gồm: những người là công dân
của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc

gia đó đi du lịch trong nước.
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
21
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
- Khách du lịch nội địa ( domestic tourist) gồm: khách du lịch trong nước và
khách du lịch quốc tế đến.
- Khách du lịch quốc gia (national tourist) gồm: khách du lịch trong nước và
khách du lịch quốc tế ra nước ngoài.
Tại Việt Nam, theo điều 20, chương IV của pháp lệnh du lịch Việt Nam năm
1999 có định nghĩa về khách du lịch quốc tế như sau: Là người nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt
nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Khách du lịch
nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch
trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Theo Luật Du lịch – NXB chính trị quốc gia – 2005 – trang 10 định nghĩa:
khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học,
làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến.
Từ đó, khách du lịch được phân ra làm các loại như sau :
- Khách du lịch quốc tế : là 1 người khách đi du lịch tới 1 đất nước không
phải là đất nước mà họ cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian ít nhất là 1
ngày đêm và không vượt quá 365 ngày. Mục đích chính của chuyến đi không
phải là để thực hiện các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi các nước tới thăm.
- Khách du lịch trong nước : là khách cư trú ở 1 đất nước đi du lịch tới 1
địa phương khác trong nước đó nhưng ngoài môi trường thường xuyên của họ
trong khoảng thời gian ít nhất 1 ngày đêm nhưng không vượt quá 6 tháng. Mục
đích chính của chuyến đi không phải để thực hiện hoạt động kiếm tiền trong
phạm vi địa phương tới thăm.
- Khách thăm quan : là khách có các chuyến thăm ngắn ngày không nghỉ tại
cơ sở lưu trú có trả tiền, hoặc các chuyến thăm trong ngày tại điểm đến.
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A

22
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
- Khách du lịch nghỉ qua đêm : là khách nghỉ ít nhất một đêm tại một cơ sở
lưu trú tập thể hoặc tư nhân tại nơi họ đến thăm.
- Khách du lịch trong ngày : khách không nghỉ lại qua đêm tại một cơ sở
lưu trú tập thể hoặc tư nhân tại nơi họ đến thăm. Bao gồm : những chuyến đi
khứ hồi trong ngày từ nơi cư trú thường xuyên ; những chuyến đi khứ hồi dài
ngày không nghỉ qua đêm tại bất cừ cơ sở lưu trú tập thể hoặc tư nhân tại nơi họ
đến thăm ; khách đường thủy (gồm cả thủy thủ đoàn và khách) đến một nước và
quay lại tàu để ngủ mỗi đêm mặc dù con tàu đó có thể đỗ lại bến cảng nhiều
ngày được tính là khách du lịch quốc tế trong ngày ; những khách cắm trại, du
lịch « balo » không nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú, mặc dù có thể họ ở lại nơi đến
nhiều ngày.
- Khách du lịch quá cảnh : là khách du lịch đặc biệt, có thể là khách du lịch
quốc tế cũng có thể là khách du lịch nội địa, khách du lịch nghỉ qua đêm không
tại cơ sở lưu trú có trẻ tiền hoặc khách trong ngày. Khách quá cảnh thường
không quay về nơi cư trú ngay mà dừng lại ở một nơi, một quốc gia trên đường
đi tới một địa điểm khác.
- Khách du lịch địa phương : là người khách đi du lịch tới 1 địa điểm trong
phạm vi địa phương mà họ sinh sống.
Nếu phân loại khách theo thời gian lưu trú thì có thể phân loại như sau :
- Khách du lịch trong ngày.
- Khách du lịch nghỉ từ 1-3 ngày.
- Khách du lịch nghỉ từ 4-7 ngày.
- Khách du lịch nghỉ từ 8-14 ngày.
- Khách du lịch nghỉ từ 15-30 ngày.
- Khách du lịch nghỉ từ 31-60 ngày.
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
23
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

- Khách du lịch nghỉ từ 61-90 ngày.
- Khách du lịch nghỉ từ 91-180 ngày.
- Khách du lịch nghỉ từ 181-365 ngày.
Nếu phân loại khách theo nguồn khách :
- Khách quốc tế đến : chia theo quốc tịch.
- Khách du lịch ra nước ngoài : chia theo nước đến.
- Khách du lịch trong nước : chia theo vùng, miền, địa phương.
Nếu phân loại theo mục đích chuyến đi :
- Khách du lịch thuần túy : mục đích du lịch là nghỉ ngơi, vui chơi.
- Khách du lịch công vụ : khách đi du lịch kết hợp với đi công vụ.
- Khách du lịch thể thao : khách đi du lịch kết hợp với hoạt động thể thao.
- Khách du lịch kết hợp chữa bênh : khách đi du lịch kết hợp việc chữa
bệnh.
- Khách du lịch thăm thân.
Nếu phân loại theo các tiêu thức nhân khẩu học :
- Giới tính : Nam hay Nữ.
- Độ tuổi :
 Dưới 18 tuổi,
 Từ 18 – 25 tuổi (thường là khách tự chủ động du lịch)
 Từ 25-35 tuổi (khách du lịch theo gia đình)
 Từ 35-45 tuổi (chủ yếu là khách du lịch công vụ)
 Từ 45-55 tuổi (đi công vụ kết hợp)
 Từ 55 tuổi trở lên (khách đi du lịch thuần túy)
- Nghề nghiệp :
 Khách cao cấp của nhà nước.
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
24
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
 Khách là các nhà quản lý (du lịch kết hợp công vụ, du lịch kết hợp hoạt
động thể thao )

 Khách là những nhà nghiên cứu khoa học (du lịch kết hợp với hội
nghị )
 Khách là thương gia
 Khách là nhân viên
 Các thành phần khác
Phân loại theo phương tiện đi lại : có thể hiểu phương tiện đi lại là phương
tiện chủ yếu được khách sử dụng trong chuyến đi. Tuy nhiên cần phải phân biệt
rõ giữa phương tiện giao thông được dùng để đi tới điểm đến và phương tiện
giao thông dùng để di chuyển tại điểm đến. Ví du : một khách Pháp đến Việt
Nam bằng máy bay nhưng sử dụng ô tô và xe máy để đi du lịch qua các tỉnh tại
Việt Nam. Như vậy, phương tiện chính để đi tới Việt Nam (điểm đến) của vị
khách này là máy bay, phương tiện khác để di chuyển tại điểm đến là ô tô và xe
máy.
Nếu phân loại theo cơ sở lưu trú : đối với khách du lịch qua đêm thường
chọn loại hình cơ sở lưu trú để nghỉ qua đêm. Tại Việt Nam, Luật Du lịch –
NXB chính trị quốc gia – trang 12 có định nghĩa về cơ sở lưu trú như sau : « Cơ
sở lưu trú là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ
khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu ». Từ đó ta
phân loại khách theo cơ sở lưu trú như sau :
- Khách du lịch nghỉ tại khách sạn : là khách nghỉ tại các cơ sở kinh doanh
phục vụ nhu cầu của du khách trong thời gian ngắn (1 năm đối với khách du lịch
quốc tế và 6 tháng đối với khách du lịch nội địa) ; khách sạn được phân theo số
sao (từ 1 sao đến 5 sao).
Nguyễn Phạm Hương Liên Lớp: Thống kê Kinh tế - Xã hội 47A
25

×