VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CHẾ PHẨM CHẤT TIỀN SINH
(PREBIOTIC) TỪ PHỤ PHẨM BÃ CƠM DỪA
ĐỂ DÙNG TRONG CHĂN NUÔI
CNĐT : NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
9161
HÀ NỘI – 2011
LỜI NĨI ĐẦU
Bã cơm dừa là phần xơ bã cịn lại của cơm dừa sau khi ép lấy dịch sữa
dừa; là phụ phẩm của công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cơm dừa tươi như
dầu dừa tươi, sữa dừa, bột sữa dừa, kẹo dừa….
Ở Việt Nam, các sản phẩm chế biến từ cơm dừa kể trên là những mặt
hàng truyền thống. Hiện nay địa phương có diện tích trồng dừa lớn nhất là tỉnh
Bến Tre với khoảng 35.000 ha (H. Lợi, P. Uyên, 2006). Chỉ tính riêng một nhà
máy sản xuất bột sữa dừa của tỉnh này với công suất ép 3 - 4 tấn/ngày đã có thể
cho ra một lượng bã cơm dừa khoảng 1.000 tấn/ năm. Phụ phẩm này hiện được
sử dụng làm thức ăn cho gia súc dưới dạng thô.
Cho đến nay việc nghiên cứu công nghệ chế biến để nâng cao giá trị bã
cơm dừa vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Trong khi đó, nếu được đầu tư
khai thác một cách hiệu quả hơn thì nguồn lợi thu được từ loại phụ phẩm này có
thể góp phần khơng nhỏ trong việc làm hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh
cho các sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến dừa.
Dự án “Sản xuất thử nghiệm tiền chất sinh học (prebiotic) từ phụ phẩm bã
cơm dừa để dùng trong chăn nuôi” được thực hiện nhằm ứng dụng các kết quả
nghiên cứu của đề tài RD “Nghiên cứu chế biến bã cơm dừa làm nguyên liệu để
sản xuất thức ăn cho gia súc” của Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (IOOP,
2006) trong việc tận dụng bã thải của công nghiệp chế biến dừa (VCO, sữa dừa,
bột sữa dừa…) để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn cho gia súc, giúp nâng cao
giá trị sử dụng phụ phẩm, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của các sản
phẩm chế biến từ cơm dừa.
- Lợi ích kinh tế-xã hội dự án có thể mang lại: có được quy trình cơng
nghệ và sản phẩm ứng dụng trong sản xuất; góp phần mở rộng đầu ra, nâng cao
giá trị kinh tế của cây dừa, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, nhà
xưởng, lao động), cải thiện đời sống người trồng dừa, giúp ổn định và phát triển
vùng nguyên liệu dừa của VN.
- Khả năng thị trường: sản phẩm phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay
là phục vụ phát triển chăn nuôi sạch, chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án: công nghệ sử dụng nguồn
nguyên liệu trong nước, giá nhân cơng rẻ, phí vận chuyển thấp, là những yếu tố
giúp làm tăng khả năng cạnh tranh về giá thành của sản phẩm Dự án so với các
sản phẩm ngoại nhập cùng loại.
i
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................v
TĨM TẮT DỰ ÁN ...............................................................................................vi
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
Cơ sở pháp lý, xuất xứ của dự án...........................................................................1
Tính cấp thiết và mục tiêu của dự án .....................................................................1
Đối tượng, phạm vi và nội dung triển khai dự án ..................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................3
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................4
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM .............................................................................7
2.1. Phương pháp tiến hành ...................................................................................7
2.1.1. Nghiên cứu hồn thiện quy trình cơng nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm
tiền sinh học (prebiotic) từ phụ phẩm bã cơm dừa sử dụng làm thức ăn chăn
nuôi.........................................................................................................................7
2.1.2. Đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành thiết bị .............................8
2.1.3. Sản xuất sản phẩm .......................................................................................8
2.1.4. Nghiên cứu xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm......................................9
2.1.5. Phân tích tài chính......................................................................................10
2.1.6. Tiếp thị sản phẩm, quảng bá cơng nghệ để thị trường hố kết quả ...........12
2.2. Thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu và hoá chất sử dụng cho nghiên cứu......12
2.3. Xử lý số liệu..................................................................................................12
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN ........................................................13
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2010 ..................................................................13
3.1. Nghiên cứu hồn thiện quy trình cơng nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm
tiền sinh học (prebiotic) từ phụ phẩm bã cơm dừa sử dụng làm thức ăn chăn
nuôi (qui mô 1.000kg sản phẩm/năm). ................................................................13
3.1.1. Nghiên cứu sự ổn định chất lượng của nguyên liệu đầu vào.....................13
3.1.2. Nghiên cứu hồn thiện các thơng số về kỹ thuật của qui trình..................13
3.1.3. Nghiên cứu chế tạo thiết bị chế biến..........................................................16
ii
3.2. Đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành thiết bị ..............................23
3.3. Nghiên cứu xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm.......................................23
3.3.1. Qui trình khảo sát.......................................................................................23
3.3.2. Kết quả khảo sát.........................................................................................24
3.3.3. Đề xuất những giải pháp ............................................................................41
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2011 ..................................................................45
3.4. Sản xuất sản phẩm ........................................................................................45
3.5. Phân tích tài chính.........................................................................................47
3.6. Tiếp thị sản phẩm, quảng bá cơng nghệ để thị trường hố kết quả ..............48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................55
Kết luận ................................................................................................................55
Kiến nghị..............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................56
PHỤ LỤC.............................................................................................................58
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Một số đặc điểm chất lượng các loại bã cơm dừa............................. 13
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của bã cơm dừa............................. 13
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên men ...................................................... 14
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của liều lượng enzym mannanase .................................. 14
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của thời gian lên men ..................................................... 15
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu bã cơm dừa................................ 15
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của liều lượng NaCl xử lý bã cơm dừa .......................... 15
Bảng 3.8: Hiệu quả của các loại thiết bị vắt ép bã cơm dừa.............................. 16
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của lực ép đến độ ẩm còn trong bã cơm dừa.................. 16
Bảng 3.11: Bảng tính giá thành sản phẩm ......................................................... 46
Bảng 3.12: Các chỉ số tài chính của dự án......................................................... 47
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Cấu trúc của galactomannan cơm dừa................................................. 4
Hình 3.1: Sơ đồ qui trình kỹ thuật sản xuất prebiotic từ bã cơm dừa................ 45
Hình 3.2: Nguyên liệu bã cơm dừa .................................................................... 49
Hình 3.3: Chế phẩm enzym mannanase............................................................. 49
Hình 3.4: Lên men bã cơm dừa.......................................................................... 49
Hình 3.5: Dịch ép bã cơm dừa lên men ............................................................. 49
Hình 3.6: Sản phẩm dạng rắn............................................................................. 50
Hình 3.7: Sản phẩm dạng nước.......................................................................... 50
Hình 3.8: Thành phẩm ....................................................................................... 50
Hình 3.9: Máy khuấy trộn.................................................................................. 51
Hình 3.10: Máy ép bã cơm dừa.......................................................................... 51
Hình 3.11: Thiết bị sấy tầng sơi ......................................................................... 51
Hình 3.12: Thiết bị kiểm định chất lượng sản phẩm (Máy đo quang phổ UVVIS).................................................................................................................... 51
Hình 3.13: Poster quảng cáo sản phẩm.............................................................. 52
Hình 3.14: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm .............. 52
Hình 3.15: Giới thiệu sản phẩm trên mạng internet .......................................... 53
Hình 3.16: Giới thiệu cơng nghệ mới trên ấn phẩm .......................................... 54
v
TÓM TẮT DỰ ÁN
Dự án được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu trong 2
năm 2010 – 2011. Mục tiêu của dự án nhằm nghiên cứu hồn thiện quy trình
cơng nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm tiền sinh học (prebiotic) từ phụ phẩm
bã cơm dừa sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, qui mô 1.000kg sản phẩm/năm; đào
tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành đáp ứng yêu cầu công nghệ; ứng
dụng kết quả nghiên cứu để sản xuất thử nghiệm sản phẩm và nghiên cứu thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
Các thông số kỹ thuật của qui trình kỹ thuật lên men bã cơm dừa được xác
định là độ ẩm môi trường lên men 70%, liều lượng NaCl và enzym mannanase
xử lý bã cơm dừa lần lượt là 3% và 0,3%, nhiệt độ lên men 300C, thời gian lên
men là 6 ngày. Sản phẩm có hàm lượng glucomannoprotein đạt trên 25%.
Kết quả phân tích các chỉ số tài chính cho thấy dự án có tính khả thi về
kinh tế. Với số vốn đầu tư mua sắm thiết bị là 60 triệu đồng và sản lượng tiêu
thụ đạt 1000kg/năm thì thời gian hồn vốn là 1,3 năm (1 năm + 4 tháng); sản
lượng hoà vốn là 216kg; hiện giá lợi nhuận thuần sau khi thu hồi vốn là
39.625.059đ; tỉ suất lợi nhuận nội bộ là 25%; chỉ số sinh lời đạt 1,49.
vi
MỞ ĐẦU
Cơ sở pháp lý, xuất xứ của dự án:
- Đề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ năm 2006, đã được nghiệm thu:
“Nghiên cứu chế biến bã cơm dừa làm nguyên liệu để sản xuất thức ăn
cho gia súc”
Đơn vị thực hiện: Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu
Năm công bố kết quả nghiên cứu: 2007
- Hợp đồng Đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ số 04.10.SXTN/HĐ-KHCN ngày
26/04/2010, được ký kết giữa Bộ Công thương và Viện Nghiên cứu Dầu và Cây
có dầu.
Tính cấp thiết và mục tiêu của dự án:
Tính cấp thiết:
- Tận dụng bã thải của công nghệ chế biến dừa (dầu dừa tinh khiết, sữa dừa,
bột sữa dừa…) để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn cho gia súc;
- Nâng cao giá trị sử dụng phụ phẩm bã cơm dừa, giảm giá thành và tăng
sức cạnh tranh của sản phẩm chính (dầu dừa tinh khiết, sữa dừa, bột sữa
dừa…);
- Góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động; tạo nhu cầu tiêu
thụ dừa quả với giá cao quanh năm; nâng cao giá trị kinh tế và ổn định vùng
nguyên liệu dừa.
Mục tiêu của dự án:
- Mục tiêu tổng quát: ứng dụng kết quả nghiên cứu KHCN để sản xuất sản
phẩm mới.
- Mục tiêu cụ thể:
* Hồn thiện qui trình cơng nghệ và thiết bị sản xuất qui mô 1000kg/năm chế
phẩm chất tiền sinh (prebiotic) từ phụ phẩm bã cơm dừa.
* Hoàn thiện sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn nguyên liệu chế biến thức ăn chăn
nuôi theo qui định.
Đối tượng, phạm vi và nội dung triển khai dự án:
Đối tượng: tiền sinh chất (prebiotic) chế biến từ bã cơm dừa để dùng trong
chăn nuôi.
Phạm vi nghiên cứu: qui mô thử nghiệm.
Nội dung triển khai dự án:
1
1/. Nghiên cứu hồn thiện quy trình cơng nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm
tiền chất sinh học (prebiotic) từ phụ phẩm bã cơm dừa sử dụng làm thức ăn
chăn nuôi (qui mô 1.000kg sản phẩm/năm).
2/. Đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành thiết bị.
3/. Sản xuất thử sản phẩm.
4/. Nghiên cứu xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Bã cơm dừa là phần xơ bã còn lại của cơm dừa sau khi ép lấy dịch sữa
dừa; là phụ phẩm của công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cơm dừa như dầu
dừa tươi, sữa dừa, bột sữa dừa, kẹo dừa…. Ở Việt Nam, các sản phẩm chế biến
từ cơm dừa kể trên là những mặt hàng truyền thống. Chỉ tính riêng một nhà
máy sản xuất bột sữa dừa với công suất ép 3 - 4 tấn cơm dừa/ngày đã có thể cho
ra một lượng bã cơm dừa khoảng hơn 1.000 tấn/năm (Công ty TNHH Chế biến
dừa Bến Tre). Do đó phụ phẩm này cần được đầu tư khai thác một cách hiệu
quả hơn để góp phần làm hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh cho các sản
phẩm của các doanh nghiệp chế biến dừa.
Đề tài “Nghiên cứu chế biến bã cơm dừa làm nguyên liệu để sản xuất thức
ăn cho gia súc” do Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu thực hiện (năm 2006)
có các nội dung chính là chọn nguyên liệu, chọn chủng vi sinh vật sinh tổng
hợp enzym thủy phân bã cơm dừa, xây dựng qui trình cơng nghệ chế biến bã
cơm dừa làm nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho gia súc. Chủng vi sinh vật
phù hợp với công nghệ và chất lượng sản phẩm đã tuyển chọn được là chủng
nấm mốc Aspergillus awamori CF1. Môi trường tối ưu dùng để nuôi cấy vi sinh
vật tổng hợp enzyme mannanase thủy phân bã cơm dừa có pH đầu là 4, chất
cảm ứng là bã cà phê 2%, nguồn các-bon là bã cơm dừa 10%, nguồn nitơ là
NaNO3 0,9% và dịch đạm thủy phân 1,3%, thời gian lên men pha 1 là 8 ngày ở
nhiệt độ phòng (28-300C), thời gian lên men pha 2 là 4 giờ ở nhiệt độ 700C. Sản
phẩm lên men có hoạt tính enzym mannanase 5 x 104UI/kg, hàm lượng
oligosaccharides 67mmol/kg. Kết quả phân tích cho thấy bã cơm dừa lên men
với chủng nấm mốc Aspergillus awamori CF1 đáp ứng các yêu cầu đối với
nguyên liệu sản xuất thức ăn cho gia súc.
Việc khảo nghiệm để đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm in vivo cũng đã
được thực hiện trên một số đối tượng chăn nuôi. Kết quả cho thấy đối với lợn
con liều lượng sử dụng mang lại hiệu quả tốt nhất là 0,75%; tăng trọng lượng
bình quân 440g/con/ngày, tăng 8,9% so với đối chứng. Hệ số chuyển hóa thức
ăn là 1,36, cải thiện 7,5% so với đối chứng. Khi kết thúc thí nghiệm số lượng E.
coli trong phân lợn là 1,90 x 106cfu/g, giảm 72% so với đối chứng là 7 x
106cfu/g; kết quả kiểm nghiệm Salmonella trong phân lợn là âm tính trong khi
kết quả này ở đối chứng là dương tính. Đối với cá tai tượng con liều lượng sử
dụng mang lại hiệu quả tốt nhất là 0,5%. Tăng trọng lượng bình quân đạt
1,16g/con/ngày, tăng 13,7% so với đối chứng. Hệ số chuyển hóa thức ăn là
1,25, cải thiện 9,4% so với đối chứng.
- Tính mới, ưu việt, tiên tiến của cơng nghệ:
• Hồn toàn mới, lần đầu tiên được nghiên cứu ở trong nước;
• Tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao;
3
• Thuộc lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế
biến, một trong những hướng nghiên cứu ứng dụng được nhà nước ưu tiên
khuyến khích thực hiện.
- Khả năng triển khai cơng nghệ trong nước:
• Vốn đầu tư thấp, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ;
• Qui trình cơng nghệ và thiết bị đơn giản, dễ áp dụng, có khả năng ứng
dụng rộng rãi tại các vùng ngun liệu dừa.
- Tính phù hợp của cơng nghệ đối với phương án sản xuất và yêu cầu của thị
trường: cơng nghệ tạo ra sản phẩm mới có tiêu chuẩn chất lượng tương đương
nhưng giá thành rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại nhập khẩu.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
1.2.1. Đặc điểm cấu tạo vách tế bào cơm dừa:
Vách tế bào cơm dừa được cấu tạo bởi các sợi polysaccharides gồm 13%
cellulose, một ít (vết) arabinogalactan, 61% mannan và 26% galactomannan
[3].
Thành phần đường đơn thu được sau khi thủy phân hồn tồn các
polysaccharides này gồm có 60% mannose, 30% glucose, 4% galactose, 4%
arabinose, 0,8% xylose và 0,7% rhamnose [15].
Galactomannan cơm dừa là một chuỗi đồng glycan của các mannose liên
kết nhau bằng liên kết β (1 4) và các galactopyranose riêng lẻ, phân nhánh
bên bằng liên kết β (1 6). Tỉ lệ tương ứng giữa các đường đơn là 1 galactose
cho 14 mannose (hình 1). Tỉ lệ giữa mannose và galactose có thể ảnh hưởng
đến tính hịa tan của chất xơ; trong đó mannan tinh khiết thì hồn tồn khơng
tan, và hàm lượng galactose càng nhiều thì tính hịa tan càng lớn [14].
n
Mannose
Galactose
Liên kết β-1.4.O-glucozit
Liên kết
β-1.6.O- glucozit
12Hình 1.1: Cấu trúc của galactomannan cơm dừa
1.2.2. Các enzym thủy phân mannan và galactomannan cơm dừa:
4
Sự thủy phân hoàn toàn mannanan và galactomannan do 3 enzym: α-Dgalactosidase (cắt các đường đôi ở liên kết giữa một galactose và một đường
khác), β-D- mannosidase (cắt các đường đôi ở liên kết giữa một mannose và
một đường khác), β-D- mannanase (cắt các sợi polymers ở liên kết giữa hai
mannose). Vậy β-D- mannanase là enzym duy nhất các các sợi hemicellulose
[10].
Theo Dekker và Richards (1976), β-D- mannanase là những enzym có khả
năng thủy phân các liên kết β (1-4)D- mannopyranose của các D-mannan và Dgalactomannan [6].
Mannan và galactomannan của cơm dừa cũng như nhiều loại phụ phẩm
công nghiệp khác hiện đang được nghiên cứu sử dụng để làm cơ chất lên men
và nguồn cung cấp carbon trong sản xuất enzym mannanase nấm mốc. Một
trong những ứng dụng mới của mannanase đang được thế giới quan tâm hiện
nay là dùng để thủy phân các galactomannan tạo ra các oligosaccharides làm
giá thể cho hệ vi sinh vật có lợi của đường ruột hoặc trong việc chuyển hoá các
nguyên liệu giàu mannan làm thức ăn cho gia súc [5], [8]. Chế phẩm này khi
dùng phối trộn với các loại thức ăn gia súc sẽ có tác dụng phân giải chất xơ, phá
hủy mannan là chất kháng dinh dưỡng và làm tăng khả năng hấp thu thức ăn
của động vật nuôi [12], [13]. Ngồi ra, sản phẩm của q trình thủy phân này là
các mannooligosaccharides cịn có tác dụng như prebiotic giúp tăng sức đề
kháng cho động vật.
1.2.3. Prebiotic và mannan oligosaccharide - Vai trị trong thức ăn chăn
ni.
Prebiotic hay chất tiền sinh là một thành phần thực phẩm của vi khuẩn
sống có ích trong cơ thể động vật. Prebiotic là một thành phần thức ăn tự nó
khơng tiêu hóa được nhưng có ảnh hưởng tốt cho vật chủ bằng cách kích thích
có chọn lọc sự phát triển hay hoạt động của một hoặc vài vi khuẩn ở đại tràng
có lợi cho sức khỏe. Prebiotic ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch thông qua ảnh
hưởng của probiotic. Ðó là những chất sinh hóa có thể phân loại vào nhóm
carbohydrat cơ thể khơng tiêu hóa được [2].
Prebiotic đã được cơng bố là một loại thực phẩm chức năng, có tác dụng
kích thích sự tăng trưởng và hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đường
ruột [11]. Hiệu quả của prebiotic đã được chứng minh rộng rãi ở người [7], [9].
Ở động vật, cũng có nhiều nghiên cứu hiệu quả sử dụng prebiotic trên một số
đối tượng như lợn, gà. Hidaka và cộng sự (1986) đã cơng bố trong một patent
rằng prebiotic có thể làm giảm thiểu bệnh tiêu chảy và kích thích sự tăng trưởng
của lợn con do làm tăng số lượng quần thể vi khuẩn Bifidobacteria trong ruột.
Ngồi ra prebiotic cịn được xem là phương pháp rẻ tiền và đầy hứa hẹn trong
kiểm soát bệnh tiêu chảy và các bệnh rối loạn dinh dưỡng khác ở lợn và các
động vật khác [4] [13].
Vào cuối thập niên 80, người ta quan tâm đến việc sử dụng đường
mannose để giảm lượng sinh vật có hại trong đường tiêu hóa. Các kết quả
5
nghiên cứu cho thấy khi được bổ sung vào thức ăn gia súc, mannan
oligosaccharide (MOS) có tác dụng làm giảm tỉ lệ và số lượng các dòng
Salmonella, Clostridium cũng như E. coli trong phân gà thịt và lợn.
Mannan oligosaccharide cũng có vai trị trong việc hạn chế sự đề kháng
với thuốc kháng sinh ở động vật. Mới đây, những nhà nghiên cứu ở trường Đại
học Kentuckey nhận thấy tỉ lệ dịng Salmonella kháng ampicillin và
streptomycin giảm khi có dịch trích từ vách tế bào nấm men vốn chứa nhiều
mannan oligosaccharide. Việc hạn chế sự đề kháng kháng sinh rất quan trọng
để đảm bảo hiệu quả lâu dài của việc sử dụng kháng sinh ở người và vật nuôi.
Trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp, gia cầm phải chịu stress miễn
dịch mãn tính. Một số các kết quả nghiên cứu khác cũng đã chứng minh
mannan oligosaccharide cịn có thể làm giảm đáp ứng tiền viêm ở gà tây (trích
dẫn bởi [1]).
Xu hướng chung trên thế giới hiện nay là tìm những ứng dụng tiên tiến
đưa vào khẩu phần ăn cho vật ni nhằm cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn để
giảm giá thành chăn nuôi, đồng thời giúp tăng cường hệ thống miễn nhiễm,
tăng cường sức khỏe đường ruột để giúp vật nuôi tăng trưởng tốt hơn, dẫn đến
lợi nhuận tốt hơn.
Các kết quả khảo nghiệm đã được công bố như sau:
• Đối với gà đẻ: khả năng thay thế kháng sinh trong khẩu phần, giúp tăng
năng suất, tăng sản lượng trứng (kết quả nghiên cứu từ Thổ Nhỉ Kỳ, Hy Lạp,
Hungary, Tây Ban Nha, Ấn Độ)
• Đối với gà Tây: tăng trọng lượng, tăng chuyển hóa thức ăn, giảm tỉ lệ gà
chết (kết quả nghiên cứu từ USA)
• Đối với chim cút thịt: cải thiện tăng trọng và mức chuyển hóa thức ăn
(TN tại Thổ Nhỉ Kỳ)
• Đối với lợn nái: tăng trọng lượng lợn con sau khi sinh, tăng tỉ lệ sống,
lớn nhanh, tăng số lượng kháng thể ( TN tại Mỹ)
• Đối với lợn con: cải thiện tăng trọng, lượng ăn vào và hệ số chuyển hóa
thức ăn (TN tại Mỹ)
Hiện nay trên thị trường đã có những sản phẩm thương mại có tính năng
prebiotic có nguồn gốc nhập khẩu. Nguyên liệu sử dụng thay đổi tùy theo nhà
sản xuất. Tuy nhiên công nghệ sản xuất và chỉ tiêu chất lượng của những sản
phẩm này không được công bố một cách đầy đủ.
6
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM
2.1. Phương pháp tiến hành:
2.1.1. Nghiên cứu hồn thiện quy trình cơng nghệ và thiết bị sản xuất chế
phẩm tiền sinh học (prebiotic) từ phụ phẩm bã cơm dừa sử dụng làm thức ăn
chăn nuôi (qui mô 1.000kg sản phẩm/năm).
2.1.1.1. Nghiên cứu sự ổn định chất lượng của nguyên liệu đầu vào: thu thập và xử
lý mẫu nguyên liệu bã cơm dừa; phân tích các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu.
2.1.1.2. Nghiên cứu hoàn thiện các thơng số về kỹ thuật của qui trình: thực hiện các
thí nghiệm để xác định các điều kiện lên men phù hợp với qui mơ cơng nghệ.
a). Các thí nghiệm:
- Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên men:
Cơng thức thí nghiệm:
A. Nhiệt độ lên men: 300C (nhiệt độ phịng thí nghiệm) và 500C (tủ ấm).
B. Nồng độ enzym mannanase: 0,05%; 0,1%; 0,2%
- Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của liều lượng enzym mannanase:
Cơng thức thí nghiệm: đối chứng không xử lý enzym mannanase và xử lý
enzym mannanase với các liều lượng 0,05%; 0,1%; 0,2%; 0,3%.
- Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của thời gian lên men:
Công thức thí nghiệm: thời gian lên men 5 ngày, 6 ngày, 7 ngày, 8 ngày, 9
ngày.
- Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm ngun liệu:
Cơng thức thí nghiệm: khảo sát các độ ẩm 50%, 60%, 70%.
- Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của liều lượng NaCl:
Cơng thức thí nghiệm: Đối chứng (không xử lý NaCl), xử lý NaCl các liều
lượng 2%, 3%, 4%, 5%.
b). Số lần lặp lại và chỉ tiêu đánh giá:
Các thí nghiệm được bố trí với 3 lần lặp lại. Chỉ tiêu đánh giá kết quả thí
nghiệm là hiệu suất thu nhận glucomannoprotein của bã cơm dừa lên men.
Hàm lượng glucomannoprotein được xác định bằng phương pháp Kessler và
Nickerson cải tiến (theo T. H. Nguyen; G. H. Fleet; P. L. Rogers, 1998) như sau:
Vách tế bào được chiết với KOH 1M ở 40C trong 20 giờ. Ly tâm huyền phù ở
25.000g trong 20 phút. Phần cặn được chiết thêm 2 lần với KOH 1M trong 2 giờ.
Trộn chung các dịch chiết kiềm, lọc qua giấy lọc sợi thuỷ tinh, bão hoà với
ammonium sulphate và để qua đêm ở 40C. Thu nhận kết tủa và dịch hoà tan bằng
cách ly tâm ở 25.000g trong 30 phút.
7
Các phân đoạn thu nhận được tiếp tục được xử lý thẩm tích để loại KOH và
ammonium sulphate trước khi xác định trọng lượng khô.
Tế bào
Làm phân rã cơ học
Vách tế bào
Chiết với KOH 1M ở 40C
Cặn
Dịch chiết kiềm
(Glucan không tan
Bão hoà với
trong kiềm)
ammonium sulphate,
40C, 24 giờ
Kết tủa
(Glucan hoà tan
Dịch hoà tan
(Glucomannoprotein)
trong kiềm)
2.1.1.3. Chế tạo thiết bị:
Phương pháp thực hiện bao gồm các bước: tham khảo tài liệu, khảo sát thực
nghiệm, lựa chọn và đặt hàng chế tạo thiết bị để hồn thiện dây chuyền cơng nghệ
chế biến sản phẩm.
a). Khảo sát hiệu quả của các loại thiết bị vắt ép:
- Loại thiết bị ép: thiết bị vắt ép ly tâm, ép vít liên tục, ép thủy lực.
- Chỉ tiêu đánh giá: độ ẩm còn trong nguyên liệu bã dừa.
b). Khảo sát hiệu quả của áp lực ép:
- Áp lực ép: 40kg/cm2, 80kg/cm2 , 160kg/cm2
- Chỉ tiêu đánh giá: độ ẩm còn trong nguyên liệu bã dừa.
2.1.2. Đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành thiết bị:
Biên soạn tài liệu, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, huấn luyện cán bộ kỹ
thuật và công nhân vận hành đáp ứng yêu cầu công nghệ để chuẩn bị thực hiện dự
án sản xuất thử nghiệm.
2.1.3. Sản xuất sản phẩm:
Ứng dụng quy trình cơng nghệ và thiết bị đã nghiên cứu để sản xuất thử
nghiệm, kiểm tra chất lượng và tính giá thành sản phẩm.
8
2.1.4. Nghiên cứu xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm:
a). Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu nhu cầu của thị trường về sản phẩm bổ sung cho vật
ni, từ đó sẽ đề ra các phương thức để sản phẩm bã dừa lên men có thể tiếp cận
được với người tiêu dùng.
- Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: từ 1 tháng 4 đến ngày 30 tháng 11 năm 2010
Không gian: Những người chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản, bao gồm cả
chăn ni nhỏ lẻ như hộ gia đình đến chăn nuôi lớn như ở các trang trại tại địa bàn
tỉnh Tiền Giang.
b). Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện qua 2 giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ lần 1 và nghiên cứu
chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ lần 1: Nghiên cứu định tính - Thu thập và phân tích thơng
tin thứ cấp: những thơng tin bên ngồi và tạp chí, sách, báo, tivi, trên các trang Web,
trên mạng Internet.
Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu định lượng - Phỏng vấn trực tiếp bằng
bảng câu hỏi hỏi trực tiếp những người chăn nuôi trên địa bàn Tiền Giang với quy
mô tổng thể N = 101 . Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý và phân tích với sự
trợ giúp của phần mềm SPSS 16.0.
Các phương pháp khác:
o Phương pháp thống kê, tổng hợp, và so sánh;
o Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến chuyên môn của các chuyên gia
như bác sĩ thú y, chuyên viên bộ phận RD của cơng ty .
Phương pháp tính tốn trắc nghiệm thống kê (test-statistic):
Giá trị của trắc nghiệm thống kê được tính theo cơng thức sau:
Trong đó:
Χ2 = trắc nghiệm thống kê lũy tích Pearson, tiến đến tiệm cận phân bố χ2 ;
Oi = tần số quan sát được;
Ei = tần số (lý thuyết) được mong đợi, được khẳng định bởi giả thuyết vô
hiệu (H0);
n = số ô trong bảng.
Giá trị P được tính bằng cách so sánh giá trị thống kê với phân bố chi bình
phương (χ2).
9
Độ tự do = n – p
n: số ô
p: giảm độ tự do
Kết quả về số độ tự do có giá trị khi dữ liệu ban đầu là đa thức và do đó các
thơng số được phỏng đốn là hữu hiệu để thống kê chi bình phương đạt tối thiểu.
Khi sự phỏng đốn khả năng xảy ra tối đa khơng trùng khớp với sự phỏng đốn chi
bình phương tối thiểu thì sự phân bố nằm ở khoảng giữa một χ2 với độ tự do n − 1
− p và n − 1.
Sự phân bố chi bình phương
2.1.5. Phân tích tài chính:
1/. Tính giá thành: sử dụng phương pháp tính giá thành theo cơng việc, cụ thể
như sau:
-
Tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp
-
Tập hợp chi phí sản xuất chung
-
Tính tổng giá thành
-
Tính giá thành đơn vị
2/. Định giá bán sản phẩm:
2.1. Nguyên tắc định giá:
-
Bù đắp chi phí sản xuất, chi phí lưu thơng và chi phí quản lý
-
Cung cấp một mức lãi cần thiết để đảm bảo sự hoàn vốn hợp lý
2.2. Phương pháp tiến hành:
- Thực nghiệm tiếp thị
- Xác định chiến lược định giá
10
- Giá bán = chi phí nền + Số tiền cộng thêm
- Chi phí nền: bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân cơng trực tiếp,
chi phí sản xuất chung.
- Số tiền cộng thêm: bao gồm một phần bù đắp chi phí lưu thơng, chi phí quản
lý và một phần để đảm bảo mức lãi hợp lý theo nhu cầu hồn vốn cần thiết (chi
phí nền x tỉ lệ phần tiền cộng thêm).
- Tỉ lệ phần tiền cộng thêm: (Tổng chi phí bán hàng + tổng chi phí quản lý
doanh nghiệp + mức lãi hoàn vốn mong muốn) / Tổng chi phí sản xuất
3/. Phân tích các chỉ số tài chính:
- Thời gian hồn vốn (T):
Tổng vốn đầu tư
Cơng thức tính: T =
___________________________
Lãi rịng + Khấu hao
- Điểm hịa vốn:
Cơng thức tính: Q0 = F / s - v
F: Định phí
s: đơn giá bán
v: biến phí đơn vị
- Hiện giá thuần (NPV): hiện giá thu nhập – hiện giá chi phí.
Cơng thức tính:
n
NPV = ∑ (Tk - Vk) x (1 + i)-n
k=1
i: tỉ suất chiết khấu
n: số kỳ tính lãi
k: số thứ tự của kỳ tính lãi
Tk: khoản thu ở thời điểm k
Vk: khoản chi ở thời điểm k
- Tỉ suất lợi nhuận nội bộ (IRR):
Cơng thức tính: IRR = i1 + (i2 – i1) x
NPV1
NPV1 + ׀NPV2׀
i: lãi suất
i1 : lãi suất để có NPV1 > 0
i2: lãi suất để có NPV2 < 0
11
- Chỉ số sinh lời (PI):
Cơng thức tính: PI = PVDT / PVCP
PVDT: giá trị hiện tại của doanh thu.
PVCP: giá trị hiện tại của chi phí.
2.1.6. Tiếp thị sản phẩm, quảng bá cơng nghệ để thị trường hố kết quả:
Sử dụng các hình thức: phát tờ rơi, tham gia hội chợ triển lãm, tổ chức hội thảo,
tiếp thị trên mạng internet, trên ấn phẩm.
2.2. Thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu và hoá chất sử dụng để thực hiện
dựa án:
2.2.1. Thiết bị, dụng cụ:
- Thiết bị: thiết bị hấp cao áp, thiết bị sấy, thiết bị nghiền, thiết bị điều nhiệt,
máy khuấy, máy lắc, máy ly tâm, máy ép, cân phân tích, máy đo quang phổ
UV-Vis, máy đo pH, tủ ấm, tủ sấy, tủ cấy vô trùng…
- Dụng cụ: cốc thủy tinh, phễu lọc, phễu chiết, burett, ống đong, bình định mức,
ống hút thủy tinh, pipetman, cuvet, các dụng cụ thủy tinh phịng thí nghiệm…
2.2.2. Ngun vật liệu và hóa chất:
- Nguyên vật liệu:
Bã cơm dừa: thu mua tại nhà máy chế biến sữa dừa Bến Tre.
Enzyme mannanase: thu nhận từ canh trường nuôi cấy chủng Asp. awamori
do Bộ môn Công nghệ Sinh học (Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu) thực
hiện.
- Hóa chất: NaNO3, KH2PO4, MgSO4, FeSO4, peptone, agar, KI, I2, Na2S2O3,
HCl, Na2CO3, CuSO4, KIO3, H2SO4, K3Fe(CN)6, Fe2(SO4)3, gelatine, mannose,
glucose, guar gum…loại tinh khiết.
2.3. Xử lý số liệu:
Sử dụng các công cụ Excel, MSTAT và SPSS 16.0.
12
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2010
3.1. Nghiên cứu hồn thiện quy trình cơng nghệ và thiết bị sản xuất chế
phẩm tiền sinh học (prebiotic) từ phụ phẩm bã cơm dừa sử dụng làm thức
ăn chăn nuôi (qui mô 1.000kg sản phẩm/năm).
Bảng 1
3.1.1. Nghiên cứu sự ổn định chất lượng của nguyên liệu đầu vào: Kết quả
trong bảng 3.1 và 3.2.
Bảng 3.1: Một số đặc điểm chất lượng các loại bã cơm dừa
Loại bã
Đặc điểm
Phương pháp
ép
Độ ẩm (%)
Hàm lượng
chất béo (%)
- Bã phụ phẩm Có vỏ nâu
của lò kẹo dừa
46
40
- Bã phụ phẩm Gọt vỏ nâu
của nhà máy
chế biến sữa
dừa
Bảng 2
Ép thủy lực
Ép vít
45
35
Có 2 loại bã cơm dừa chủ yếu là bã phụ phẩm của lò kẹo dừa và bã phụ
phẩm của nhà máy chế biến sữa dừa. Bã phụ phẩm của lò kẹo dừa là bã cơm
dừa còn vỏ nâu, thu được bằng phương pháp ép thủy lực. Bã phụ phẩm của nhà
máy chế biến sữa dừa là bã cơm dừa đã được gọt sạch vỏ nâu, thu được bằng
phương pháp ép vít liên tục. Cả 2 loại bã này có độ ẩm gần như nhau (45 –
46%) nhưng bã phụ phẩm của lị kẹo dừa có hàm lượng chất béo (40%) cao hơn
so với bã phụ phẩm của nhà máy chế biến sữa dừa (hàm lượng chất béo 35%).
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của bã cơm dừa
Chỉ tiêu
Hàm lượng (%)
Chất béo
39,0
Protein
0,55
Đường khử
Khơng phát hiện
Xơ thơ
18,3
Ngồi thành phần chủ yếu là chất béo, trong bã cơm dừa còn chứa nhiều
chất xơ (18%); thành phần protein chỉ có 0,55%; khơng phát hiện đường khử.
3.1.2. Nghiên cứu hồn thiện các thơng số về kỹ thuật của qui trình:
3.1.2.1. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên men.
Kết quả trong bảng 3.3.
13
Bảng 3Bảng
3.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên men
Công thức thí nghiệm
Hiệu suất thu nhận
glucomannoprotein (%)
1. Nhiệt độ lên men 300C
- Liều lượng enzym 0,05%
8,00bc
- Liều lượng enzym 0,1%
8,98bc
- Liều lượng enzym 0,2%
9,40c
2. Nhiệt độ lên men 500C
- Liều lượng enzym 0,05%
7,45ab
- Liều lượng enzym 0,1%
6,03a
- Liều lượng enzym 0,2%
8,46bc
Ở nhiệt độ phòng (300C), thu nhận glucomannoprotein nhiều nhất khi xử lý
enzym liều lượng 0,2% nhưng khơng khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm
thức liều lượng enzym 0,05% và 0,1%. Khơng có sự khác biệt về hiệu suất thu
nhận glucomannoprotein giữa xử lý nhiệt 500C trong tủ ấm và khơng xử lý
nhiệt.
3.1.2.2. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của liều lượng enzym.
Bảng 4
Kết quả trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của liều lượng enzym mannanase
Liều lượng enzym
mannanase
Hiệu suất thu nhận
glucomanno-protein (%)
• Đối chứng
6,18c
(khơng xử lý enzym)
• 0,05%
9,79b
• 0,1%
10,1ab
• 0,2%
10,7ab
• 0,3%
11,52a
Thu nhận glucomannoprotein nhiều nhất ở liều lượng enzym mannanase
0,3%, khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng không xử lý enzym nhưng không
khác biệt so với các liều lượng enzym mannanase 0,1% và 0,2%.
3.1.2.3. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của thời gian lên men.
Kết quả trong bảng 3.5.
14
Bảng 5
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của thời gian lên men
Thời gian lên men
Hiệu suất thu nhận
glucomannoprotein (%)
• 5 ngày
12,5 c
• 6 ngày
24,2 a
• 7 ngày
22,5 a
• 8 ngày
21,9 ab
• 9 ngày
18,3 bc
Hiệu quả xử lý enzym mannanase cao nhất sau thời gian lên men là 6 ngày.
Thời gian lên men lâu hơn hiệu quả xử lý enzym cũng không tăng đáng kể.
3.1.2.4. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu
Bảng 6
Kết quả trong bảng 3.6.
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu bã cơm dừa
Độ ẩm nguyên liệu
Hiệu suất thu nhận
glucomannoprotein (%)
• 50%
18,3 b
• 60%
16,7 b
• 70%
33,3 a
Độ ẩm càng cao thì hiệu quả xử lý enzym càng lớn. Trong điều kiện thí
nghiệm, khi độ ẩm nguyên liệu tăng từ 50% lên 70% thì thu nhận
glucomannoprotein tăng từ 18,3% lên 33,3%.
3.1.2.5. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của liều lượng NaCl.
Bảng 7
Kết quả trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của liều lượng NaCl xử lý bã cơm dừa
Liều lượng NaCl
Hiệu suất thu nhận
glucomannoprotein (%)
• Đối chứng
14,3 d
• 2%
42,0 b
• 3%
47,0 a
• 4%
33,0 c
• 5%
33,0 c
Thu nhận glucomannoprotein đạt cao nhất khi xử lý NaCl liều lượng 3%.
Tăng liều lượng NaCl lên 4% - 5% thì hiệu quả tác động của enzym giảm.
15
3.1.3. Nghiên cứu chế tạo thiết bị chế biến:
3.1.3.1. Kết quả khảo sát hiệu quả của các loại thiết bị vắt ép:
Bảng 8
Kết quả trong bảng 3.8.
Bảng 3.8: Hiệu quả của các loại thiết bị vắt ép bã cơm dừa
Loại thiết bị
Độ ẩm bã cơm dừa (%)
• Vắt ép ly tâm
60
• Ép vít liên tục
45
• Ép thủy lực
46
Kết quả khảo sát cho thấy phương pháp ép vít liên tục cho ra sản phẩm
bã cơm dừa có độ ẩm thấp nhất (45%); phương pháp ép thủy lực cho ra sản
phẩm bã cơm dừa có độ ẩm 46%; phương pháp vắt ép ly tâm cho ra sản phẩm
bã cơm dừa có độ ẩm cao nhất (60%).
3.1.3.2. Kết quả khảo sát hiệu quả của áp lực ép:
Bảng 9
Kết quả trong bảng 3.9
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của lực ép đến độ ẩm còn trong bã cơm dừa
Áp lực ép
Độ ẩm bã cơm dừa (%)
• 40kg/cm2
40,5
• 80kg/cm2
38,3
• 160kg/cm2
37,1
Kết quả khảo sát cho thấy khi áp lực ép càng tăng thì độ ẩm bã cơm dừa
càng giảm. Khi áp lực ép tăng từ 40kg/cm2 lên 80kg/cm2 thì độ ẩm bã cơm dừa
giảm đáng kể, từ 40,5% xuống còn 38,3%. Độ ẩm còn trong nguyên liệu bã dừa
thấp nhất (37,1%) khi áp lực ép đạt 160kg/cm2
Những kết quả khảo sát như trên cho thấy thiết bị thích hợp để ép bã cơm
dừa cho hiệu quả cao là thiết bị ép vít liên tục hoặc ép thủy lực; áp lực thiết bị
ép thuỷ lực phải đạt trên 80kg/cm2 . Do đó chúng tơi đã chọn và đặt hàng chế
tạo thiết bị ép bã cơm dừa là một máy ép thủy lực với các thông số kỹ thuật như
sau:
a). Mơ tả thiết bị:
Máy ép thủy lực có cấu tạo bởi hai thân máy ép bằng thép có kích thước
350 x 350 x 20mm được liên kết với nhau bằng bốn trục có đường kính Ø30 ở
bốn góc. Mặt trên của khung máy được lắp một xilanh lực hai chiều có đường
kính trục píttơng Ø40, đường kính xilanh Ø120, hành trình của píttơng từ 300 ÷
400mm. Một đầu của trục píttơng được gắn một đĩa ép có đường kính Ø200 x
20mm được bọc inox. Tòan bộ máy ép thủy lực được đặt trên một khung đỡ có
kích thước 500 x 500 x 500mm, phía dưới chân khung đỡ được lắp bốn bánh xe
để di chuyển dễ dàng. Trong lòng khung đỡ được lắp phần động lực bao gồm
16
thùng chứa dầu thủy lực, bơm thủy lực, hệ thồng điều chỉnh áp, hệ thống điện
điều khiển, môtơ. Phần động lực này được nối với xilanh bởi hai ống dầu thủy
lực để điều khiển sự họat động của píttơng. Phần khn ép hình trụ được chế
tạo bằng inox, xung quanh được khoan các lỗ để thóat nước. Tịan bộ phần tiếp
xúc với nguyên liệu ép được chế tạo bằng inox để đảm bảo vệ sinh an tịan thực
phẩm.
b). Các thơng số kỹ thuật của thiết bị:
- Kích thước máy (D x R x C): 500 x 500 x 1.500mm.
- Công suất môtơ điện: 2HP, 1 pha, nguồn điện 220V.
- Áp suất của hệ thống thủy lực được điều chỉnh từ 200 ÷ 250Kg/cm2
- Xilanh thủy lực có các thơng số sau:
+ Hành trình của píttơng: từ 300 ÷ 400mm
+ Đường kính trục píttơng: Ø40
+ Đường kính xilanh: Ø120
- Khn ép:
+ Vật liệu chế tạo: inox
+ Kích thước khn ép: Ø200 x 250
- Công suất ép: 20kg nguyên liệu/giờ.
c). Các bản vẽ thiết bị:
17
18