Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Chuyên đề thực tập quản trị dự án xây dựng nghiên cứu tình huống tại tổng công ty cổ phần sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 66 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 5
CHƯƠNG I: Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng .................... 6
1.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng .............................. 6
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty ......................................6
1.1.2 Tổ chức bộ máy và lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty .............................. 6
1.1.2.1 Tổ chức bộ máy .............................................................................. 6
1.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty ............................................. 9
1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ...................................................................... 11
1.2.1 Đặc điểm ngành xây dựng ..........................................................................11
1.2.2 Thị trường và sản phẩm xây dựng ............................................................. 11
1.2.2.1 Đặc điểm thị trường xây dựng ...................................................... 11
1.2.2.2 Đặc điểm sản phẩm xây dựng ....................................................... 12
1.2.3 Thị trường lao động ....................................................................................... 13
CHƯƠNG II: Thực trạng quản lý dự án tại Tổng công ty Cổ phần Sông
Hồng ............................................................................................................. 14
2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty những năm qua ................ 14
2.2 Thực trạng quản lý dự án tại Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng ............... 15
2.2.1 Một số dự án tiêu biểu của Tổng Công ty Cổ phần Sơng Hồng ..................15
2.2.2 Quy trình quản lý dự án xây dựng của Tổng công ty ....................................19
2.2.3. Thực trạng quản lý dự án xây dựng tại Tổng công ty cổ phần Sông Hồng .20
2.2.3.1 Lập kế hoạch tổng thể .................................................................. 20
2.2.3.2 Quản lý thời gian tiến độ dự án .................................................... 23
2.2.3.3 Quản lý chi phí và ngân sách dự án .............................................. 30
2.2.3.4 Quản lý chất lượng dự án ............................................................. 38
2.2.3.5 Quản lý rủi ro dự án xây dựng ..................................................... 41
2.2.5 Đánh giá về công tác quản lý dự án xây dựng tại Tổng công ty cổ phần Sông


Hồng ....................................................................................................................... 43
2.2.5.1 Những kết quả đạt được ............................................................... 43
2.2.5.2 Những mặt hạn chế cịn tồn tại ..................................................... 45
2.2.6 Phân tích cơng tác quản lý dự án của Tổng công ty (SWOT) ....................... 47
Sinh Viên: Trương Thị Minh

1

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

CHƯƠNG III: Đề xuất và kiến nghị ........................................................... 50
3.1 Các giải pháp đề xuất ............................................................................... 50
3.1.1 Giải pháp chung ............................................................................................ 50
3.1.2 Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý dự án theo nội dung ...............51
3.1.2.1 Quản lý tổng thể .......................................................................... 51
3.1.2.2 Quản lý thời gian, tiến độ dự án ................................................... 52
3.1.2.3 Quản lý chi phí dự án ................................................................... 55
3.1.2.4 Quản lý chất lượng dự án ............................................................. 56
3.1.2.5 Quản lý rủi ro dự án .................................................................... 58
3.2 Kiến nghị đối với Nhà nước ..................................................................... 59
3.2.1 Về khía cạnh pháp lý ..................................................................................... 59
3.2.2 Về cơ chế chính sách trong Quản lý dự án ....................................................59
3.2.3 Về các khâu quy hoạch, xây dựng chiến lược và quản lý các nguồn vốn đầu
tư ............................................................................................................................. 59
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 60

KẾT LUẬN .................................................................................................. 65
Tài liệu tham khảo:...................................................................................... 66

Sinh Viên: Trương Thị Minh

2

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh ....................................................... 14
Bảng 2: Hiệu quả tài chính của dự án “Thủy điện Ngịi Hút” .................... 16
Bảng 3: Tổng mức đầu tư dự án ............................................................... 17
Bảng 4: Doanh thu của dự án ................................................................... 17
Bảng 5: Tổng hợp chi phí dự án “Khu đơ thị Sơng Hồng – Nhơn Trạch” .. 18
Bảng 6: Báo cáo thực hiện tháng 9/2010 bộ phận lắp đặt thiết bị lọc khí dự
án : “Nhà máy cán thép Việt Trì” ............................................................. 25
Bảng 7: Thời gian dự kiến và tiến độ hoàn thành các công việc ................ 26
Bảng 8: Thời gian dự kiến và mối quan hệ giữa các công việc .................. 26
Bảng 9: Quản lý tiến độ dự án tính đến thời điểm quý I/2012 ................... 28
Bảng 10: Tổng mức đầu tư dự án do Trung tâm quy hoạch Kiến trúc Lào
Cai dự toán .............................................................................................. 32
Bảng 11: Tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh .......................................... 33
Bảng 12: Nhu cầu vốn của dự án trong từng giai đoạn (tiến độ huy động
vốn) ........................................................................................................ 34

Bảng 13: Các khoản chi phí trong cơng tác khởi cơng xây dựng đến hồn
thiện phần móng và tầng hầm .................................................................. 34
Bảng 14: Dưới đây là bảng tổng hợp chi phí thí nghiệm cọc thực tế ......... 35
Bảng 15: Chi phí dự kiến các cơng tác tiếp theo, doanh thu dự kiến và các
chỉ tiêu tài chính dự kiến (do các công tác này chưa được tiến hành nên các
bảng biểu sau chỉ có tính chất tham khảo) ................................................ 36
Bảng 16: Tổng hợp hiệu quả tài chính dự kiến ......................................... 37
Bảng 17: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính cho cả đời dự án (42 năm) ........ 37
Bảng 18: Theo dõi rủi ro và khắc phục phòng ngừa .................................. 43
Bảng 19: Cấu trúc dự án theo các mốc thời gian....................................... 51
Bảng 20: Phân công giao việc .................................................................. 60
Bảng 21: Báo cáo tiến độ thi công tuần, tháng, năm ................................. 60
Bảng 22: Quản lý tiến độ tiến độ dự án Royal Sông Hồng theo phương pháp
Gantt lập trên excel ................................................................................. 61
Bảng 23: Tổng hợp đơn giá xây dựng ...................................................... 62
Bảng 24: Tổng hợp chi phí thiết bị ........................................................... 62
Sinh Viên: Trương Thị Minh

3

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

Bảng 25: Tổng hợp dự tốn cơng trình ..................................................... 63
Biểu đồ 1: Biểu đồ thanh ngang ứng dụng trong việc lập kế hoạch ........... 52
Biểu đồ 2: Biểu đồ Parento phản ánh nguyên nhân kém chất lượng .......... 58

Biểu đồ 3: Biểu đồ kiểm soát chất lượng .................................................. 64
Biểu đồ 4: Biểu đồ phân phối mật độ ....................................................... 64
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức ............................................................................. 7
Sơ đồ 2: Lưu đồ quản lý .......................................................................... 19
Sơ đồ 3: Quy trình quản lý tổng thể ......................................................... 21
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức điều hành quản lý dự án “Khách sạn Royal – Sông
Hồng, TP Lào Cai” .................................................................................. 22
Sơ đồ 5: Quy trình quản lý thi cơng xây dựng cơng trình dự án “Khách sạn
Royal – Sông Hồng” ............................................................................... 30
Sơ đồ 6: Sơ đồ tương tác giữa các quá trình ............................................. 39
Sơ đồ 7: Hệ thống quản lý chất lượng ...................................................... 40
Sơ đồ 8: Quy trình quản lý rủi ro dự án xây dựng ..................................... 42
Sơ đồ 9: Sơ đồ cấu trúc phân việc ............................................................ 52
Sơ đồ 10: Lưu đồ quá trình quản lý chất lượng dự án ............................... 57
Sơ đồ 11: Sơ đồ nhân quả để phân tích chỉ tiêu chất lượng ....................... 63

Sinh Viên: Trương Thị Minh

4

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự
LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, Việt Nam được đánh giá là một nền kinh tế tăng
trưởng năng động nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên thế giới.

Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong mấy năm qua có sự đóng góp quan
trọng của ngành xây dựng. Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị, nhà ở, khu
công nghiệp, khu thương mại, cao ốc văn phòng và nhà cho thuê ngày càng tăng. Do
đó trong tương lai, các dự án xây dựng càng có khả năng phát triển. Và để chất
lượng, tiến độ cũng như chi phí của các cơng trình được phù hợp, chính xác thì việc
quản lý dự án một cách khoa học là hết sức quan trọng.
Quản lý dự án là một quá trình hoạch định, tổ chức và kiểm tra các công việc
và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau,
khơng gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong q trình thực hiện dự án cịn có
sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Cho nên, việc điều hành quản lý dự án
cũng ln thay đổi linh hoạt, khơng có cơng thức nhất định.
Xuất phát từ thực tế trên, bằng kiến thức được tích lũy trong thời gian học tập
và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng thời gian thực tập tại Tổng
Công ty Cổ phần Sông Hồng, em đã chọn đề tài: Quản trị dự án xây dựng –
Nghiên cứu tình huống tại Tổng cơng ty Cổ phần Sông Hồng làm đề tài nghiên
cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án xây dựng tại Tổng công ty Cổ phần
Sông Hồng
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo TS. Đặng Ngọc Sự và cán bộ các
Phịng ban của Tổng cơng ty Cổ phần Sơng Hồng đã tận tình hướng dẫn em trong
thời gian hồn thành đề tài. Chuyên đề này có nội dung nghiên cứu khá rộng, liên
quan đến nhiều mặt nội dung và nhiều vấn đề cần giải quyết nên chuyên đề khó
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự đánh giá và bổ sung của các Thầy Cô
giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Sinh Viên: Trương Thị Minh


5

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

CHƯƠNG I
Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng
1.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty Cổ phần Sơng Hồng
1.1.1 Q trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng (tên giao dịch quốc tế: SONG HONG
CORPORATION) là Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ xây dựng, có trụ sở
chính tại địa chỉ: 70 An Dương - Tây Hồ - Hà Nội.
Trải qua hơn 54 năm xây dựng và phát triển, với nhiều biến động gắn liền với
những đổi thay của Đất nước; Từ một đơn vị nhỏ khi mới thành lập đến nay đã phát
triển mạnh mẽ với hàng chục đơn vị thành viên, công ty cổ phần, công ty liên kết
hoạt động trên khắp mọi miền đất nước; Lĩnh vực hoạt động từ xây dựng truyền
thống chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề: xây dựng dân
dụng, công nghiệp, giao thông, thủy điện, truyền tải điện, cấp thốt nước, sản xuất
cơng nghiệp, phát triển đơ thị, đầu tư, kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu lao
động và vật tư cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác…
1.1.2 Tổ chức bộ máy và lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty
1.1.2.1 Tổ chức bộ máy
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sinh Viên: Trương Thị Minh


6

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SỐT

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

PHỊNG TỔ
CHỨC
NHÂN SỰ

PHỊNG
KINH TẾ
KẾ HOẠCH

PHỊNG TÀI
CHÍNH KẾ
TỐN

Cơng ty CP Sơng Hồng
Thăng Long


Cơng ty CP Sơng Hồng Đà

VĂN
PHỊNG

Cơng ty CP thép Sơng Hồng

PHỊNG KỸ
THUẬT
ĐẤU THẦU

PHỊNG
ĐẦU TƯ

Cơng ty CP Xây dựng số 1
Sông Hồng
Công ty CP Sông Hồng 27

Nẵng

Công ty CP Đầu tư và Xây
dựng Sông Lô

Công ty CP Xây dựng Đô
thị Sông Hồng

Công ty CP Sông Hồng Miền
Trung


Công ty CP Nhân lực Quốc tế
và Thương mại Sông Hồng

Công ty CP năng lượng Sông
Hồng

Công ty CP Sông Hồng Số 10

Công ty CP Công nghệ và
Truyền thông Sông Hồng

Công ty CP Sông Hồng 36

Công ty CP xuất nhập khẩu
và Xây dựng Sông Hồng

Công ty TNHH một thành
viên Sông Hồng Nha Trang

Trường Trung cấp Kỹ thuật
và nghiệp vụ Sông Hồng
Công ty CP Đầu tư địa ốc
Sông Hồng

Công ty CP Sông Hồng 6
Công ty CP Đầu tư và Kinh
doanh Bất động sản Hà Nội –
Sơng Hồng
Cơng ty CP Khống sản và
Xây dựng Việt Đức

Công ty TNHH một thành
viên Cơ giới và Xây dựng
Sơng Hồng
Cơng ty CP Sơng Hồng Sài
Gịn
Cơng ty CP Sơng Hồng
Hồng Mai

Sinh Viên: Trương Thị Minh

Cơng ty CP Đầu tư và Xây
dựng Cơ khí Sơng Hồng
Cơng ty CP Sơng Hồng Bình
Tây
Cơng ty CP CMC

Cơng ty CP Đầu tư Reenco
Sông Hồng

Công ty CP Sông Hồng 8

Công ty Đầu tư và Xây dựng
Minh Phương
Công ty CP Đầu tư và Xây
Dựng Sông Hồng 9
Công ty CP Nhôm Sông
Hồng

Công ty CP Tư vấn Xây dựng
Sông Hồng


Công ty CP Đầu tư Thương
Mại Sông Hồng

Cơng ty CP Điện lực Dầu khí
Nhơn Trạch 2

Cơng ty CP Xây dựng Bến
Thành Sông Hồng

Công ty TNHH một thành
viên Sông Hồng An Dương

Công ty CP Sông Hồng Tây
Đô

7

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

b. Chức năng các phòng ban
Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng công
ty và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn Nhà nước đầu tư tại
các công ty con và công ty liên kết.
Ban kiểm soát: Do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra,

giám sát các hoạt động trong Tổng công ty.
Ban Tổng giám đốc: Ban Tổng giám đốc bao gồm 8 thành viên, trong đó Tổng giám
đốc do Hội đồng quản trị Tổng cơng ty bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi được Bộ Xây
dựng chấp thuận. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty,
điều hành hoạt động của Tổng cơng ty.
Phịng tổ chức nhân sự: Có chức năng tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị và
Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực: Công tác tổ chức và công tác cán
bộ; Công tác đổi mới doanh nghiệp; Chính sách đối với người lao động; Cơng tác
lao động, tiền lương; Công tác tuyển dụng và đào tạo; Cơng tác thanh tra, bảo vệ
chính trị nội bộ; Công tác quân sự; Công tác y tế, tham gia công tác bảo hộ lao động;
Công tác thi đua khen thưởng.
Phịng Kinh tế - Kế hoạch: Có chức năng tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng
giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực: Công tác quản lý kinh tế; Công tác hợp
đồng kinh tế; Công tác kinh tế dự tốn; Cơng tác xây dựng, quản lý kế hoạch và báo
cáo thống kê; Công tác quản lý vật tư và sản xuất công nghiệp; Công tác kinh
doanh; Công tác pháp chế; Thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế và hội nhập
quốc tế phục vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; Công tác phát triển thương
hiệu của Tổng công ty; Phát triển thị trường; Công nghệ truyền thông; Quản lý
website của Tổng công ty; Tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống thông tin – tư liệu
truyền thơng, báo chí, triển khai các hoạt động tuyên truyền quảng bá để phục vụ
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng cơng ty.
Phịng Tài chính kế tốn: Có chức năng tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị và
Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực: Cơng tác tài chính – kế tốn, của
Tổng công ty; Công tác tạo nguồn, sử dụng, thu hồi vốn và xử lý các nguồn vốn của
Tổng công ty; Cơng tác kiểm sốt bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Tổng
công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của Tổng cơng ty;
Cơng tác hạch tốn kế tốn, quản lý chi phí của Tổng cơng ty; Cơng tác phân tích
hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; Công tác thanh tra tài chính các
đơn vị thành viên Tổng công ty.
Sinh Viên: Trương Thị Minh


8

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

Văn phịng Tổng cơng ty: Có chức năng giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám
đốc Tổng công ty về các lĩnh vực: Quản lý công tác đối nội, đối ngoại của Tổng
công ty; Quản lý công tác văn thư, lưu trữ; Quản lý cơng tác hành chính, quản trị, lễ
tân và bảo vệ cơ sở vật chất, đảm bảo phương tiện làm việc, đi lại, phục vụ cung cấp
những vật dụng cần thiết cho hoạt động quản lý của các phịng, ban và lãnh đạo
Tổng cơng ty.
Phịng Kỹ thuật - Đấu thầu: Có chức năng giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng
giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực: Quản lý kỹ thuật, chất lượng, tiến độ các
cơng trình xây dựng; Cơng tác đấu thầu và tiếp thị đấu thầu; Ứng dụng công nghệ
mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Công tác an tồn, bảo hộ lao động;
Cơng tác quản lý máy móc thiết bị thi cơng cơ giới.
Phịng đầu tư: Có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng
giám đốc Tổng công ty trong việc định hướng quản lý và điều hành về chiến
lược đầu tư phát triển của Tổng công ty. Cụ thể: Soạn thảo quy chế phân cấp
quản lý đầu tư và các quy định khác về công tác đầu tư; Quản lý hoạt động đầu
tư; Xây dựng chiến lược đầu tư, kế hoạch đầu tư; Nghiên cứu và phát triển các
dự án đầu tư mới; Giám sát, đánh giá đầu tư; Quản lý kinh doanh bất động sản;
Các công tác khác liên quan.
1.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty
a. Lĩnh vực hoạt động

Đầu tư bất động sản: Đầu tư kinh doanh bất động sản.
Đầu tư tài chính.
Đầu tư ngân hàng.
Đầu tư cổ phiếu.
b. Ngành nghề kinh doanh
Thi công xây dựng các công trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thơng, thủy
lợi, thủy điện, bưu điện, nền móng, cơng trình kỹ thuật hạ tầng, đơ thị và khu cơng
nghiệp, cơng trình đường dây và trạm biến thế, các cơng trình thềm lục địa, cảng
sơng, cảng biển, gia công chế tạo lắp đặt thiết bị, kết cấu kim loại, hệ thống kỹ thuật
cơ điện, điện lạnh phục vụ công tác xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất
và kinh doanh sắt, thép, kim loại.
Đầu tư và kinh doanh phát triển nhà và cơ sở hạ tầng khu đô thị, khu công
nghiệp, khu kinh tế. Kinh doanh bất động sản và dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở.
Sinh Viên: Trương Thị Minh

9

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

Sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu các chủng loại vật liệu xây dựng, vật
tư, thiết bị, nhiên liệu và các sản phẩm tiêu dùng khác.
Khai thác và chế biến, kinh doanh nguyên liệu, lâm sản, khoáng sản phục vụ
xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng.
Chế tạo, lắp ráp máy móc, thiết bị điện, điện tử; Sản xuất và kinh doanh điện
thương phẩm.

Tư vấn đầu tư và xây dựng cơng trình: Thăm dị, thí nghiệm, lập và thẩm
định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế; Lập tổng dự toán và thẩm định thiết kế, tổng
dự toán; Quản lý và thực hiện dự án; Kiểm định chất lượng cơng trình; Tư vấn đấu
thầu và hợp đồng kinh tế về thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị, xây lắp cơng trình.
Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng cơng trình; Thiết kế kiến trúc cơng trình;
Thiết kế nội, ngoại thất cơng trình.
Giám sát thi cơng xây dựng cơng trình dân dụng, cơng nghiệp.
Kinh doanh vận tải thủy bộ.
Tổ chức đào tạo và đào tạo lại, giáo dục, định hướng, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ chun mơn kỹ thuật, công nghệ quản lý, ngoại ngữ cho người lao động. Tổ
chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ về xây dựng, vật liệu xây dựng,
tổ chức việc thực hiện đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có
thời hạn ở nước ngồi.
Kinh doanh dịch vụ và du lịch, nhà hàng siêu thị; Dịch vụ thể dục, thể thao,
vui chơi giải trí (khơng bao gồm kinh doanh phòng karaoke, vũ trường, quán bar).
Kinh doanh, thi công lắp đặt hệ thống thang máy, băng chuyền, hệ thống điều hòa
trung tâm, cục bộ, hệ thống điện tử, điện lạnh, thơng gió cấp nhiệt, hệ thống mạng
thơng tin, máy tính, tổng đài, anten, cáp truyền hình, truyền dẫn cáp quang, hệ thống
âm thanh và ánh sáng, thiết bị camera bảo vệ và hệ thống báo động, hệ thống phòng
cháy, chống cháy và chống sét, hệ thống cấp và thoát nước.
Kinh doanh thiết bị, dụng vụ và vật tư tiêu hao y tế, xây dựng và lắp đặt hệ
thống nước y tế, khí sạch, thiết bị thí nghiệm, xử lý mơi trường trong các cơng trình
y tế.
Kiểm tra và đánh giá chất lượng cơng trình xây dựng, đo lường, thí nghiệm
các loại vật liệu và các thiết bị trong xây dựng.
Sản xuất và kinh doanh các loại dây cáp điện và cáp viễn thông.

Sinh Viên: Trương Thị Minh

10


Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

Sản xuất và kinh doanh các phần mềm trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu xây
dựng và vật liệu mới.
Kinh doanh và chế biến hàng nông, lâm, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ
và đồ nhựa.
Kinh doanh vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ơ tơ, giao nhận
vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sơng
và hàng khơng, đóng gói, gom hàng và lưu kho lưu bãi.
1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật
1.2.1 Đặc điểm ngành xây dựng
Ngành xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, những nguyên liệu ban
đầu của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao.
Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ
mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của ngành sẽ tăng cao do
nhu cầu xây dựng được mở rộng. Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy
thối, các cơng trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân khơng cịn bỏ nhiều tiền ra
để xây dựng nhà cửa, chính phủ khơng mở rộng đầu tư vào các cơng trình cơ sở hạ
tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện... Điều này làm cho
doanh số, lợi nhuận của ngành xây dựng sụt giảm nhanh chóng.
Một đặc tính khác của ngành vật liệu xây dựng là có mối tương quan rõ rệt
với thị trường bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành xây
dựng gặp khó khăn và ngược lại. Lý do đơn giản là thị trường bất động sản phản ánh
nhu cầu về ngành.

1.2.2 Thị trường và sản phẩm xây dựng
1.2.2.1 Đặc điểm thị trường xây dựng
Thị trường xây dựng trong nước có sự tham gia đầy đủ theo hướng cạnh tranh
của ba khu vực kinh tế Nhà nước, nước ngoài và tư nhân.
Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghiệp ở nước ta là rất lớn. Đây là
những công trình quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước,
có quy mơ lớn, địi hỏi kĩ thuật và công nghệ thi công hiện đại, sử dụng nhiều vốn,
vật tư và nhân lực có trình độ và chất lượng chuyên môn cao.
Trong thị trường xây dựng ở Việt Nam mức độ cạnh tranh tăng dần và trở
nên quyết liệt. Trong cạnh tranh, yếu tố chất lượng cơng trình đạt tiêu chuẩn Quốc tế
có vai trị quyết định.
Sinh Viên: Trương Thị Minh

11

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

Ngành xây dựng phải đối diện với yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, cạnh
tranh với các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài ngay tại Việt Nam và phấn đấu
xuất khẩu lao động và kĩ thuật xây dựng ra nước ngoài. Chú trọng việc hợp tác quốc
tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ xây dựng, kể cả việc nghiên cứu
thị trường xây dựng khu vực và Quốc tế. Tích cực chuẩn bị xây dựng nguồn nhân
lực đủ trình độ theo tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế, tạo lợi thế cạnh tranh, hội nhập
trên cơ sở khai thác những thế mạnh của trí tuệ và bản sắc văn hoá của người Việt
Nam để nắm vững và tạo ra sản phẩm, công nghệ xây dựng mũi nhọn, đặc thù đòi

hỏi hàm lượng tri thức cao, vốn đầu tư ít.
1.2.2.2 Đặc điểm sản phẩm xây dựng
a. Đặc điểm sản phẩm xây dựng
Mang tính cố định.
Mang tính đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng.
Chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện địa phương, mang tính cá biệt cao về
cơng dụng.
Chủ yếu nằm ngồi trời hay trong lịng đất.
Có quy mơ lớn, thời gian hình thành sản phẩm dài.
Sản phẩm được tạo thành do sự hợp tác của nhiều đơn vị.
Là sản phẩm tổng hợp liên quan đến cảnh quan, mơi trường, ý nghĩa cơng
trình, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
Sản phẩm xây lắp là những cơng trình xây dựng, vật kiến trúc… có quy mơ
đa dạng kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp
lâu dài. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp
nhất thiết phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi cơng). Q trình sản xuất
xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt
rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp.
Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thỏa thuận với
chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hố của sản phẩm xây lắp khơng thể
hiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi
xây dựng thơng qua hợp đồng xây dựng nhận thầu).
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện để sản xuất phải
di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.
Sản phẩm xây lắp từ khi khởi cơng đến khi hồn thành cơng trình bàn giao
đưa vào sử dụng thường kéo dài. Quá trình thi cơng được chia thành nhiều giai
đoạn, mỗi giai đoạn được chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc này
Sinh Viên: Trương Thị Minh

12


Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

thường diễn ra ngoài trời nên chịu tác động lớn của nhân tố môi trường như nắng,
mưa, bão… Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho
đảm bảo chất lượng cơng trình đúng như thiết kế, dự tốn: Các nhà thầu có trách
nhiệm bảo hành cơng trình (chủ đầu tư giữ lại tỉ lệ nhất định trên giá trị cơng trình,
khi hết thời hạn bảo hành cơng trình mới trả lại cho đơn vị xây lắp…).
b. Đặc điểm của sản xuất xây dựng
Mang tính di động.
Sản xuất theo đơn đặt hàng, phụ thuộc vào khả năng thắng thầu của nhà thầu.
Khó thiết kế và xây dựng hàng loạt.
Chi phí xây dựng tăng.
Khó định giá thống nhất trước cho cơng trình.
Chu kỳ xây dựng dài.
Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, địa phương.
Khó áp dụng q trình tự động hóa, tốc độ phát triển khoa học công nghệ
trong xây dựng chậm hơn so với các ngành sản xuất khác.
1.2.3 Thị trường lao động
Nhu cầu phát triển nhanh và đa dạng của thị trường xây dựng tất yếu đòi hỏi
nguồn nhân lực tương ứng đủ về số lượng và chất lượng, đồng thời phát triển theo
hướng phân cấp sử dụng mạnh mẽ.
Xu hướng sử dụng lao động ngành xây dựng diễn ra đồng thời ở ba khu vực
phát triển chính: khu vực đơ thị, khu vực kinh tế trong điểm và khu vực nông thơn.
Ở mỗi một khu vực có u cầu khác nhau về sử dụng nguồn nhân lực, nhưng đều

bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản là: Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, xây dựng cơng
nghiệp, xây dựng cơng trình dịch vụ công cộng và xây dựng nhà ở.
Nguồn nhân lực tập trung tại khu vực đô thị và kinh tế trọng điểm là nguồn
nhân lực được đào tạo chủ yếu theo hướng có đủ năng lực tiếp cận, lựa chọn áp
dụng và tiến tới sáng tạo các công nghệ xây dựng tiên tiến.
Nguồn nhân lực tại khu vực nông nghiệp, nơng thơn là nguồn nhân lực được
đào tạo có đủ năng lực chủ yếu để cải tiến, phát triển các công nghệ xây dựng truyền
thống và áp dụng các công nghệ xây dựng mới.
Điều kiện làm việc, sinh hoạt cũng là trở ngại đối với người lao động theo
công trình. Làm việc trong điều kiện mưa nắng, vất vả, nặng nhọc không phải người
lao động nào cũng muốn gắn bó với nghề xây dựng, cho dù mức thu nhập không quá
thấp so với ngành nghề khác. Hiện nay nhiều công ty xây dựng đang rất thiếu nhân
lực mặc dù các doanh nghiệp đều thực hiện trả lương khá cao.
Sinh Viên: Trương Thị Minh

13

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

CHƯƠNG II
Thực trạng quản lý dự án tại Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng
2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty những năm qua
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh
STT


Nội dung

Đơn vị
tính

Năm 2010
Kế
hoạch

Năm 2011

Thực
hiện

Kế
hoạch

Năm 2012

Thực
hiện

Kế
hoạch

Thực
hiện

1


Giá trị sản xuất
và kinh doanh

Tỷ
đồng

4.370

4.940

5.020

5.049

3.000

3.013

1.1

- Giá trị xây lắp

Tỷ
đồng

1.500

1.822

2.460


2.404

2.250

2.243

1.2

- Giá trị SXCN

Tỷ
đồng

2.300

2.333

2.060

1.997

150

163

1.3

- Giá trị kinh
doanh khác


Tỷ
đồng

570

786

500

647

600

607

2

Doanh thu:

Tỷ
đồng

3.910

2.714

3.745

3.432


2.455

2.397

3

Lợi nhuận (trước
thuế)

Tỷ
đồng

82

35,5

26,7

17,755

4,12

5,197

Trong đó: LN
Cơng ty Mẹ

Tỷ
đồng


88

79,3

121

82,783

17,9

16,353

4

Cổ tức cơng ty
Mẹ

%

13

7,5

13

7

10,8


6

5

Đầu tư phát triển

Tỷ
đồng

312

328

551

530,7

594

419

6

Thu nhập bình
qn

Triệu
đồng

4


4

5

5

4,9

4,9

(Nguồn: Phịng Kinh tế - Kế hoạch)
Tổng giá trị SXKD năm 2010 thực hiện đạt 4.940 tỷ đồng so với KHN 4.370
tỷ đồng bằng 113% KHN và bằng 148% so với năm 2009. Trong đó: Giá trị KD xây
lắp năm 2010 đạt 1.822 tỷ đồng so với KHN 1.500 tỷ đồng bằng 121% KHN. Giá trị
KD các SP SXCN năm 2010 đạt 2.333 tỷ đồng so với KHN 2.300 tỷ đồng bằng
101% KHN. Giá trị SX&KD khác năm 2010 đạt 786 tỷ đồng so với KHN 570 tỷ
đồng bằng 138% KHN. Doanh thu năm 2010 thực hiện đạt 2.714 tỷ đồng so với
3.910 tỷ đồng bằng 69% KHN và bằng 155% so với thực hiện năm 2009. Lợi nhuận
năm 2010 thực hiện đạt 35,5 tỷ đồng so với 82 tỷ đồng KHN bằng 43% KHN và
bằng 258% so với thực hiện năm 2009. Giá trị đầu tư năm 2010 đạt 328 tỷ đồng,
Sinh Viên: Trương Thị Minh

14

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

trong đó thực hiện các dự án đầu tư khu đô thị, nhà ở với giá trị hơn 260 tỷ đồng. Cổ
tức năm 2010: 7,5%.
Năm 2011, Tổng giá trị SXKD thực hiện đạt 5.049 tỷ đồng so với KHN
5.020 tỷ đồng bằng 101% KHN và bằng 103% so với năm 2010. Trong đó: Giá trị
xây lắp đạt 2.404 tỷ đồng so với KHN 2.460 tỷ đồng bằng 98% KHN. Giá trị kinh
doanh các sản phẩm SXCN đạt 1.997 tỷ đồng so với KHN 2.060 tỷ đồng bằng 97%
KHN. Giá trị SX&KD khác đạt 647 tỷ đồng so với KHN 500 tỷ đồng bằng 129%
KHN. Doanh thu thực hiện đạt 3.432 tỷ đồng so với 3.745 tỷ đồng bằng 92% KHN
năm 2011 và bằng 124% so với thực hiện năm 2010. Lợi nhuận trước thuế (hợp
nhất) thực hiện đạt: 17,755 tỷ đồng. Trong đó: Lợi nhuận Cơng ty Mẹ thực hiện: +
82,783 tỷ đồng; Lợi nhuận Công ty con và liên kết: - 65 tỷ đồng (trong đó lỗ của
Cơng ty cổ phần Thép: - 55,2 tỷ đồng; Công ty cổ phần Sông Hồng Đà Nẵng: -7,3 tỷ
đồng). Cổ tức năm 2011 Công ty Mẹ thực hiện: 7%. Giá trị đầu tư đạt 530,7 tỷ đồng
so với 551 tỷ đồng KHN bằng 96% và bằng 163% so với thực hiện năm 2010.
Tổng giá trị SXKD năm 2012 thực hiện đạt 3.013 tỷ đồng so với kế hoạch
năm 3.000 tỷ đồng bằng 100% KHN. Trong đó: Giá trị xây lắp đạt 2.243 tỷ đồng so
với KHN 2.250 tỷ đồng bằng 100% KHN. Giá trị kinh doanh các sản phẩm SXCN
đạt 163 tỷ đồng so với KHN 150 tỷ đồng bằng 109% KHN. Giá trị SX&KD khác
đạt 607 tỷ đồng so với KHN 600 tỷ đồng bằng 101% KHN. Doanh thu thực hiện đạt
2.397 tỷ đồng so với 2.455 tỷ đồng bằng 98% KHN. Lợi nhuận trước thuế (hợp
nhất) thực hiện đạt: 5,197 tỷ đồng. Trong đó: Lợi nhuận Cơng ty Mẹ thực hiện: +
16,353 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức năm 2011 Công ty Mẹ thực hiện: 6% . Giá trị đầu tư đạt
419 tỷ đồng so với 594 tỷ đồng KHN bằng 71%.
2.2 Thực trạng quản lý dự án tại Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng
2.2.1 Một số dự án tiêu biểu của Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng
a. Dự án Thủy điện Ngòi Hút 1
Chủ đầu tư: Tổng cơng ty Cổ phần Sơng Hồng
Hình thức đầu tư: Dự án được đầu tư theo hình thức B.O.O

Đơn vị lập dự án: Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Sông Đà – UCRIN lập báo cáo
nghiên cứu khả thi vào tháng 10/2005
Địa điểm thực hiện: Dự án Thủy điện Ngòi Hút 1 nằm trên suối Ngòi Hút (là nhánh
cấp I của Sông Hồng), thuộc xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Sinh Viên: Trương Thị Minh

15

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

Bảng 2: Hiệu quả tài chính của dự án “Thủy điện Ngòi Hút”
Chỉ tiêu

Ghi chú

1

Tổng mức đầu tư

Tỷ đồng

245,000

2


Lãi trong xây dựng

Tỷ đồng

10,123

3

Điện năng

Triệu KWh

35,19

4

Công suất lắp máy

MW

1,35

5

Công suất đảm bảo

MW

8,1


6

NPV

Tỷ đồng

7

IRR

%

12,36%

8

Lãi suất chiết khấu

%

10%

9

Tỷ số lợi ích/ chi phí

10

Thời gian hồn vốn


11

Giá bán điện

12

Thời gian thực hiện

STT

13

Giá trị

15,16

1,09
Năm

15
4,1 cents/KWh

Q

I/2007- IV/2009

Vốn Tổng cơng ty

30%


Vốn tín dụng

70%

Nguồn vốn

(Nguồn: Phịng đầu tư)
b. Dự án xây dựng nhà ở cao tầng I1 – I2 – I3 và văn phòng cho thuê Thành Công 2
Chủ đầu tư: Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng
Đơn vị lập dự án: Trung tâm Tư vấn phát triển đô thị
Địa điểm thực hiện dự án: Khu nhà I1, I2, I3 cũ của khu tập thể Thành Công thuộc
Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
STT

Chỉ tiêu

1

Thời gian thực hiện

2

Nguồn vốn

Ghi chú

Giá trị

Quý


IV/2009 - II/2012

Vốn Tổng công ty

20%

Vốn Cơng ty địa ốc Sơng Hồng

80%

(Nguồn: Phịng đầu tư)

Sinh Viên: Trương Thị Minh

16

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

Bảng 3: Tổng mức đầu tư dự án
Đơn vị

STT

Nội dung


I

Tổng mức đầu tư của dự án (chưa có lãi vay)

Đồng

639.811.991.000

1

Chi phí xây dựng

Đồng

418.914.438.000

2

Chi phí thiết bị

Đồng

35.260.615.000

Đồng

32.405.700.000

3


Thành tiền

tính

Phá dỡ, hỗ trợ, đền bù GPMB, thuê đất trong
thời gian xây dựng tái định cư

4

Chi phí QLDA

Đồng

5.837.642.000

5

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Đồng

24.865.813.000

6

Chi phí khác

Đồng


15.852.401.000

7

Dự phịng phí

Đồng

106.653.332.000

II

Lãi vay ngân hàng

Đồng

9.994.310.000

Đồng

649.806.302.000

III

Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm lãi
vay

(Nguồn: Phòng đầu tư)
Bảng 4: Doanh thu của dự án
Chỉ tiêu


STT

Giá trị

1

Doanh thu từ diện tích sàn dơi dư (tái định cư)

2

Doanh thu từ bán nhà theo giá ưu đãi (85% giá kinh
doanh)

346.322.500.000

3

Doanh thu bán nhà ở theo giá kinh doanh

271.039.500.000

4

Doanh thu diện tích khối văn phịng cho th & dịch vụ
khác

193.268.000.000

Tổng cộng


819.397.500.000

8.677.500.000

(Nguồn: Phịng đầu tư)
c. Dự án khu đơ thị Sơng Hồng – Nhơn Trạch
Chủ đầu tư: Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng
Địa điểm dự án: Khu đô thị Sông Hồng - Nhơn Trạch nằm ở phía Nam xã Long
Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Sinh Viên: Trương Thị Minh

17

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

Bảng 5: Tổng hợp chi phí dự án “Khu đô thị Sông Hồng – Nhơn Trạch”
Thành tiền (VNĐ)

Khoản mục chi phí

STT
1


Chi phí xây dựng hạ tầng

318.012.000.000

2

Chi phí thiết bị

25.973.000.000

3

Chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư

14.836.000.000

4

Chi phí đền bù và GPMB

5

Chi phí khác

6

Lãi vay trong thời gian xây dựng

350.000.000.000
2.093.000.000

54.460.000.000

Tổng cộng

820.911.000.000
(Nguồn: Phòng đầu tư)

* Tiến độ thực hiện dự án:
Giai đoạn 1:
Từ quý I/2008 – quý II/2010:
Lập bản đồ địa chính khu đất dự án.
Tiến hành các cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
Đo đạc, khảo sát, lập thiết kế quy hoạch 1/2000, 1/500.
Tiến hành thi công hạ tầng kỹ thuật đô thị khu vực giáp đường 25C và đường
giáp khu dân cư xã Phú Thạnh.
Từ quý III/2010 đến quý III/2016:
Thi công hạ tầng kỹ thuật đô thị các khu vực còn lại.
Tiến hành xây dựng các cơng trình trong khu dự án: nhà liền kề, biệt thự,
chung cư, các cơng trình cơng cộng và hạng mục phụ trợ trong khu đơ thị.
Hồn thiện hệ thống đường giao thông nội bộ, cảnh quan cây xanh, công viên
trong khu dân cư.

Sinh Viên: Trương Thị Minh

18

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

2.2.2 Quy trình quản lý dự án xây dựng của Tổng công ty
* Để quản lý dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp Tổng công ty Sông Hồng đã
xây dựng lưu đồ quản lý như sau:
Sơ đồ 2: Lưu đồ quản lý
Trách nhiệm
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
HĐQT Tổng công ty;
Tổng giám đốc Tổng công ty.

Quyết định phê
duyệt dự án

HĐQT, Tổng giám đốc.

Thành lập Ban QLDA

Ban quản lý dự án;
Đơn vị là chủ đầu tư.

Các thủ tục cấp đất cho dự
án

Ban quản lý dự án;
Đơn vị là chủ đầu tư.

Đền bù giải phóng mặt
bằng


Ban quản lý dự án;
Xây dựng

Phòng Đầu tư;
Phòng Kỹ thuật cơ giới.
Ban quản lý dự án;
Phòng Đầu tư;
Phòng Kỹ thuật.

Mua sắm, lắp đặt thiết bị,
cơng nghệ

Cán bộ các phịng
chức năng Tổng cơng ty;
Hội đồng nghiệm thu cấp thẩm quyền.

Nghiệm thu
và bàn giao

Đơn vị được giao
quản lý và vận hành dự án.

Sinh Viên: Trương Thị Minh

Vận hành

19

Lớp: QTKDTH1208



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

* Đánh giá việc thực hiện quy trình:
Quy trình quản lý thực hiện dự án của Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng xây
dựng theo các quy định hiện hành của pháp luật, các bước thực hiện khá chi tiết, đầy
đủ theo các giai đoạn chuẩn bị, thực hiện và kết thúc dự án đầu tư. Trong quá trình
thực hiện dự án các thành viên quản lý đã từng bước thực hiện theo quy trình đã đề
ra, đảm bảo tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng
và cơng nghiệp do Nhà nước cụ thể là Bộ Xây dựng ban hành. Từ đó, cơng tác quản
lý giám sát được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Trong quá trình triển khai quản lý dự án, Tổng cơng ty có thể thực hiện thêm
việc kiểm tra, giám sát, quản lý thi công thông qua quy trình quản lý dự án một cách
khoa học, chính xác và nhanh chóng. Cách thức quản lý này tạo điều kiện rút ngắn
tiến độ của dự án và nâng cao được hiệu quả cơng trình xây dựng.
Ngồi vận dụng theo lưu đồ quá trình quản lý dự án xây dựng, Tổng cơng ty
cịn xây dựng thêm những hệ thống các văn bản, biểu mẫu hướng dẫn đầy đủ, rõ
ràng các nội dung cần thực hiện trong quy trình chung. Điều này giúp các đơn vị
thực hiện quản lý dự án có thể tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn đáng tiếc, hoàn
thành tốt dự án.
Hiện nay, các dự án xây dựng của Tổng công ty đều là các dự án đầu tư xây
dựng dân dụng và công nghiệp hiện đại và có quy mơ khá lớn, kỹ thuật phức tạp, địi
hỏi sự kết hợp chặt chẽ trong cơng tác quản lý. Mặc dù đã có kinh nghiệm, phương
pháp quản lý nhưng một số cơng trình của Tổng cơng ty vẫn chưa đảm bảo hiệu quả.
Ví dụ như cơng trình “Dự án xây dựng nhà ở cao tầng I1 – I2 – I3 và văn phịng cho
th Thành Cơng 2”, sự kết hợp giữa các phòng ban chưa được chặt chẽ, chưa tạo
được sự đồng bộ, thống nhất giữa Tổng công ty và Ban quản lý trong việc áp dụng

quy trình quản lý dự án. Đây chính là ngun nhân gây ra sự chồng chéo, phức tạp
trong quá trình quản lý dự án.
2.2.3. Thực trạng quản lý dự án xây dựng tại Tổng công ty cổ phần Sông Hồng
2.2.3.1 Lập kế hoạch tổng thể
Quản lý tổng thể hay lập kế hoạch tổng thể dự án là một trong những chức
năng quan trọng của công tác quản lý dự án. Lập kế hoạch tốt cho phép hoàn thành
các mục tiêu đề ra và thực hiện dự án thành công. Đối với các dự án của mình, Tổng
cơng ty Cổ phần Sơng Hồng đã xây dựng riêng cho mình quy trình quản lý tổng thể
khá logic và rõ ràng.

Sinh Viên: Trương Thị Minh

20

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

Sơ đồ 3: Quy trình quản lý tổng thể
Trách nhiệm

Các bước thực hiện

Giám đốc công ty

Yêu cầu lập kế
hoạch


Nhân viên chuyên trách
phòng kinh tế – kế hoạch tập
hợp số liệu

Thu thập số liệu

Cán bộ phụ trách
kinh tế - kế hoạch

Tổng giám đốc Tổng công ty

Các đơn vị

Xây dựng kế hoạch

Phê duyệt

Thực hiện kế hoạch

Nhân viên chuyên trách theo
dõi kế hoạch

Theo dõi thực hiện kế
hoạch

Tổng giám đốc Tổng công ty

Phê duyệt


Phòng Kinh tế - Kế hoạch

Sinh Viên: Trương Thị Minh

Báo cáo

21

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

Công tác lập kế hoạch dự án bao gồm nhiều nội dung: từ việc lập kế hoạch
tổng thể dự án đến những kế hoạch chi tiết, từ kế hoạch huy động vốn, phân phối
vốn và các nguồn lực cần thiết cho dự án đến kế hoạch quản lý chi phí, quản lý tiến
độ… từ kế hoạch triển khai thực hiện đến kế hoạch hậu dự án…
Đối với dự án đầu tư, trước tiên Tổng giám đốc Tổng công ty sẽ yêu cầu các
đơn vị liên quan lập bảng kế hoạch tổng quan cho dự án, bao gồm việc xác định mục
đích, mục tiêu của dự án, các cơng việc và cách thức để hồn thành mục tiêu, mục
đích đó. Trong quá trình lập kế hoạch các cán bộ quản lý phải nghiên cứu, thu thập
thông tin để xác định rõ mục tiêu, cách thức hay phương pháp thực hiện dự án đó.
Bản kế hoạch sau khi được Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt, nhà tài trợ, nhà
tư vấn ký kết hồn tất thì mới chuyển qua q trình thực hiện. Điều này tạo thuận lợi
cho việc trao đổi thông tin giữa các đối tượng liên quan trong dự án cũng như hướng
dẫn các đơn vị quản lý dự án thực hiện và kiểm soát dự án chặt chẽ hiệu quả hơn.
Ví dụ dự án Royal Sơng Hồng Lào Cai:
Để quản lý dự án, Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng đề xuất tổ chức bộ máy quản lý

dự án với chủ quản đầu tư là Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng phối hợp với các cơ
quan chức năng và Chính quyền địa phương TP Lào Cai quản lý các phòng ban chức
năng và BQL dự án trực thuộc. Các phịng ban chức năng có trách nhiệm cùng với
BQL dự án điều hành, quản lý phần Lập dự án của Trung tâm kiến trúc Lào Cai và
phần thực hiện dự án của các tổ đội xây dựng.
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức điều hành quản lý dự án “Khách sạn Royal – Sông Hồng, TP
Lào Cai”
Chủ quản đầu tư Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng
Cơ quan
chức năng

Chủ đầu tư Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng

Chính quyền
địa phương

Ban giám đốc Tổng cơng ty
Các phịng ban chức năng

BQL dự án trực thuộc

Các đội xây dựng dự án: Khách
sạn Royal Sông Hồng

Trung tâm kiến trúc quy hoạch
Lào Cai

(Nguồn: Dự án Khách sạn Royal–Sông Hồng, Tp Lào Cai, Phòng Đầu tư)
Sinh Viên: Trương Thị Minh


22

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

Dự án được tổ chức quản lý tổng thể trên cơ sở kế hoạch tổng thể của dự án mà
Tổng công ty đưa ra là:
Ký kết hợp đồng đo đạc, khảo sát, đánh giá số liệu tổng hợp hiện trạng
Thỏa thuận tổng mặt bằng với Sở Xây dựng
Đo đạc hiện trạng địa hình, khảo sát địa chất
Thỏa thuận phương án kiến trúc
Lập báo cáo đầu tư xây dựng trình các sở ban ngành phê duyệt (đưa ra 2-3
phương án) chọn 1 phương án
Đơn vị tư vấn thiết kế lập hồ sơ thiết kế cơ sở trình các sở ban ngành thẩm
định, phê duyệt ( xin chứng nhận đầu tư)
Đơn vị tư vấn báo cáo chủ đầu tư và các sở ban ngành liên quan
Đơn vị tư vấn gửi hồ sơ gửi thẩm định phê duyệt
Xin phê duyệt dự án (xin cấp phép xây dựng)
Chuẩn bị mặt bằng thi công
Động thổ
Xin các thỏa thuận chuyên ngành (điện, nước)
Lập thiết kế kỹ thuật thi cơng và tổng dự tốn
Th tư vấn thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự tốn
Xin phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi cơng và tổng dự toán
Thương thảo ký kết hợp đồng thi công
Lập hồ sơ mời thầu xây dựng và đấu thầu xây lắp

Lập hồ sơ mời thầu tư vấn giám sát thi công
Đánh giá: Tổng công ty đưa ra phương án quản lý tổng thể dựa trên kế hoạch đã
được xây dựng như thế là khá hợp lý. Về mặt quy trình, kế hoạch đã đảm bảo được
tính khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tế.
2.2.3.2 Quản lý thời gian tiến độ dự án
Quản lý thời gian tiến độ dự án là công tác quan trọng nhằm giám sát chi phí,
nguồn lực, sự vận hành của tổng thể dự án. Việc quản lý thời gian tiến độ đặc biệt
quan trọng trong cơng tác xây dựng nói chung và xây dựng dân dụng và cơng nghiệp
nói riêng vì đây là cơng việc đòi hỏi sự kết hợp phức tạp, thường xuyên, liên tục
giữa các công việc. Quản lý thời gian tiến độ dự án là quá trình quản lý bao gồm
việc thiết lập mạng công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như
Sinh Viên: Trương Thị Minh

23

Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

tồn bộ dự án và quản lý tiến trình thực hiện các công việc dự án trên cơ sở các
nguồn lực cho phép và những yêu cầu về chất lượng đã định.
Đối với việc ước lượng thời gian thực hiện cho công việc của dự án, Tổng
công ty thường sử dụng kĩ thuật tổng quan và đánh giá dự án PERT (Program
Evaluation and Review Technique) (Sơ đồ phần phụ lục). Những dự án của Tổng
công ty thực hiện hầu như là những dự án đầu tư xây dựng dân dụng và cơng
nghiệp, địi hỏi tính sáng tạo, linh hoạt trong kỹ thuật và quản lý, đặc biệt coi trọng
chất lượng kết quả cơng trình. Để tiến hành phương pháp PERT, cán bộ quản lý thực

hiện:
Xác định các công việc (nhiệm vụ) cần thực hiện của dự án
Xác định mối quan hệ và trình tự thực hiện các cơng việc
Vẽ sơ đồ mạng cơng việc
Tính tốn thời gian và chi phí cho từng cơng việc dự án
Xác định thời gian dự trữ cho các công việc và sự kiện
Xác định đường Gantt
Theo phương pháp này, cán bộ quản lý thực hiện các ước lượng thời gian cho mỗi
công việc:
Ước lượng thời gian khả dĩ nhất (m): Thời gian để hoàn thành cơng
việc trong điều kiện “bình thường”
Ước lượng thời gian lạc quan nhất (a): Thời gian cần để hồn thành
cơng việc trong điều kiện “tốt nhất”
Ước lượng thời gian bi quan nhất (b): Thời gian cần để hồn
thành cơng việc trong điều kiện “tồi nhất”
Kết hợp lại, theo quy luật phân phối thì giá trị trung bình (thời gian
trung bình để hồn thành cơng việc) được xác định: Te = (a + 4m + b)/ 6
Trên thực tế, khi áp dụng phương pháp này, giá trị ước lượng nhận được là
giá trị đáng tin cậy, tuy nhiên trong một số trường hợp, sai lệch giữa ước lượng và
thực tế là khá lớn (lớn hơn 2 tuần hoặc 80 giờ), thì cán bộ quản lý phải tiến hành xây
dựng lại và xây dựng chi tiết hơn.
Để triển khai lịch trình đã xây dựng và quản lý tiến độ công việc của các dự
án, cán bộ quản lý của Tổng công ty thường sử dụng mạng công việc. Xét về mặt lý
thuyết mạng cơng việc là kỹ thuật trình bày kế hoạch tiến độ, mô tả dưới dạng sơ đồ
mối quan hệ liên tục giữa các công việc đã được xác định về cả thời gian và thứ tự
trước sau. Trên thực tế, tại Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng mạng cơng việc cịn
phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ, các cơng việc của dự án, nó cho
Sinh Viên: Trương Thị Minh

24


Lớp: QTKDTH1208


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Sự

phép xác định những công việc nào phải được thực hiện kết hợp nhằm tiết kiệm thời
gian và nguồn lực, cơng việc nào có thể thực hiện đồng thời để đạt mục tiêu về thời
hạn hoàn thành dự án, đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi kế
hoạch tiến độ và điều hành dự án.
Để thiết lập mạng công việc, trước hết cán bộ quản lý dự án dựa trên cơ sở
các công việc đã được xác định trong quá trình lập kế hoạch tổng thể, sau đó chủ
nhiệm Ban quản lý hoặc Trưởng phòng đầu tư xác lập những mốc thời gian quan
trọng của dự án, từ đó kiểm sốt một cách khoa học tiến độ dự án.
Lấy ví dụ cụ thể: Sau khi hồn tất móng, xây thơ dự án “Nhà máy cán thép Việt Trì”
tháng 7/2010, dự kiến đưa vào sản xuất 10/2010, bộ phận xây dựng tiến hành hoàn
thiện với các công việc và thời gian theo kế hoạch. Dưới đây là những công tác phải
làm để lắp đặt thiết bị lọc khơng khí. Cán bộ quản lý có trách nhiệm xây dựng mạng
công việc để quản lý cho phù hợp với tiến độ thực tế .
Bảng 6: Báo cáo thực hiện tháng 9/2010 bộ phận lắp đặt thiết bị lọc khí dự án : “Nhà
máy cán thép Việt Trì”
STT

Cơng việc

Thời gian
(tuần)


% hoàn
thành

1

Xây dựng bộ phận bên trong

2

100

2

Sữa chữa mái và sàn

3

100

3

Xây ống gom khói

2

100

4

Đổ bêtơng và xây khung


4

80

5

Xây cửa lị chịu nhiệt

4

60

6

Lắp đặt hệ thống kiểm sốt

3

0

7

Lắp đặt thiết bị lọc khí

5

0

8


Kiểm tra và thử nghiệm

2

0

(Nguồn: Dự án Nhà máy cán thép Việt Trì, phịng đầu tư)
Cán bộ quản lý dựa trên kế hoạch thực hiện và tình hình thực tế thực hiện
thiết lập mạng cơng việc. Từ đó xem xét xem thực tế triển khai có chậm trễ so với kế
hoạch hay không và đưa ra các quyết định đẩy nhanh tiến độ bằng việc bổ sung tài
nguyên, các nguồn lực.

Sinh Viên: Trương Thị Minh

25

Lớp: QTKDTH1208


×