Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

Quy trình nghiên cứu - Chương 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.86 KB, 23 trang )

Phương pháp Nghiên
cứu Kinh tế
TS Vũ Hoàng Linh,
Khoa Kinh tế Phát triển,
Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội
Email:
1
Chương 2: Quy trình nghiên cứu
2

Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu

Bước 2: Làm rõ vấn đề bằng cách nêu ra các câu
hỏi NC và giả thuyết NC

Bước 3: Lập đề cương và lập kế hoạch NC

Bước 4: Thu thập dữ liệu (tài liệu, số liệu)

Bước 5: Phân tích và diễn giải số liệu

Bước 6: Xây dựng và trình bày báo cáo kết quả NC
Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu
3
Trước hết cần xác định rõ ràng vấn đề nghiên cứu. Một
vấn đề nghiên cứu tốt cần

Thú vị với người làm nghiên cứu

Xuất phát từ các câu hỏi. Các câu hỏi cần phải rõ ràng, thể
hiện được mối quan hệ giữa các biến số.



Ví dụ:

Lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới nhu cầu tín dụng của
doanh nghiệp? (câu hỏi NC tốt)

Lạm phát và tín dụng doanh nghiệp (câu hỏi NC chưa tốt).
Vấn đề nghiên cứu
4

Tầm quan trọng của việc xác định đúng vấn đề

Quá trình xác định vấn đề nghiên cứu:

Nắm chắc mục tiêu và các câu hỏi được đặt ra

Hiểu bối cảnh của vấn đề

Hiểu rõ bản chất vấn đề chứ không phải những biểu
hiện của nó

Quyết định đơn vị nghiên cứu
Phương pháp phát hiện vấn đề NC
5

Từ các bất đồng trong tranh luận khoa học

Đặt các câu hỏi khác với quan niệm thông thường.

Ví dụ: có thực là kích cầu giúp ích cho DN?


Các vấn đề khó khăn gặp phải trên thực tế

Ví dụ: Khó khăn trong tiếp cận vốn vay của DN tư nhân?

Từ điểm mạnh, điểm yếu của các nghiên cứu trước
đây
Từ vấn đề tới đề tài NC
6

Sau khi đã xác định được vấn đề nghiên cứu,
người nghiên cứu sẽ phát triển thành đề tài
nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết một vấn đề
nghiên cứu

Đề tài NC cần có mục đích NC rõ ràng, thể
hiện qua các câu hỏi NC đặt ra
Tiêu chí lựa chọn đề tài nghiên
cứu
7

Thực sự có ý nghĩa khoa học?

Thực sự có ý nghĩa thực tiễn?

Thực sự cấp thiết?

Hội đủ các nguồn lực?


Bản thân có hứng thú khoa học?
Các lưu ý khi chọn đề tài
8
Không nên chọn các đề tài

Quá rộng, tổng quát hay quá hẹp, quá cụ thể

Khó tiếp cận, khó khăn để thực hiện

Khó có dữ liệu hay không có dữ liệu đầy đủ

Yêu cầu các phương pháp, kỹ thuật vượt quá khả
năng của người nghiên cứu
5 câu hỏi quan trọng nhất:
9
1. Tên đề tài của tôi?
và 4 câu hỏi:
3. Tôi định nghiên cứu cái gì (đối tượng nghiên cứu)?
4. Tôi phải trả lời câu hỏi nào (câu hỏi NC)?
5. Giả thuyết nghiên cứu của tôi là gì?
6. Tôi sẽ chứng minh giả thuyết này như thế nào (phương pháp NC)?
Đặt tên đề tài
10

Tên đề tài rất quan trọng

Tên đề tài phải thể hiện được tư tưởng khoa học của đề tài.

Tên đề tài phải được hiểu một nghĩa, cụ thể, rõ ràng.


Tránh dùng những cụm từ bất định hay chung chung
để đặt tên đề tài, chẳng hạn:

Hội nhập – Thách thức, thời cơ (sai về ngôn ngữ học, quá
chung chung )

“Một số biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư nông thôn”
(thiếu rõ ràng)
Tên đề tài nghiên cứu
11

Các yêu cầu đối với tên đề tài

Thể hiện được mục tiêu nghiên cứu chủ yếu

Nêu được phương pháp thực hiện mục tiêu

Nêu được các yếu tố khác như đối tượng nghiên cứu,
khách thể nghiên cứu

Tên đề tài cần được xác định sớm ở giai đoạn đầu
của quá trình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
12

Đối tượng nghiên cứu: là những nội dung cần làm rõ

Mục đích nghiên cứu: Nhằm trả lời câu hỏi: Để làm cái gì?


Mục tiêu (objectives) nghiên cứu:

là những nội dung cụ thể cần xem xét trong đối tượng
nghiên cứu.

Nhằm trả lời câu hỏi: Làm cái gì?

Mục tiêu nghiên cứu nên có hai loại:

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Những mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Khách thể nghiên cứu
13
Là môi trường mang đối tượng nghiên cứu

Một không gian tự nhiên. Ví dụ vùng đồng bằng
sông Mekong

Một khu vực hành chính. Ví dụ TP HCM.

Một cộng đồng xã hội. Ví dụ sinh viên.

Một hoạt động hay quá trình kinh tế. Ví dụ hoạt
động tín dụng.
Mẫu khảo sát
14

Là bộ phận đại diện cho khách thể nghiên cứu được lựa
chọn ra để điều tra, xem xét.


Ví dụ:

Đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất của các
doanh nghiệp Việt Nam. Nhà NC có thể lựa chọn mẫu khảo sát
là các DN trong Tổng điều tra DN năm 2008.

Đề tài: Chênh lệch thu nhập các hộ gia đình Việt Nam năm
2008. Mẫu khảo sát được lựa chọn có thể là các hộ gia đình
trong Điều tra mức sống dân cư (VHLSS) năm 2008.
Phạm vi nghiên cứu
15
Lựa chọn phạm vi nghiên cứu quyết định tới:

Tính tin cậy của kết quả nghiên cứu.

Quỹ thời gian cần thiết cho nghiên cứu.

Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu.
Các loại phạm vi nghiên cứu
16
Các loại phạm vi cần xác định:

Phạm vi của khách thể (mẫu khảo sát)

Phạm vi quãng thời gian diễn biến của sự kiện (đủ
nhận biết quy luật)

Phạm vi giới hạn của nội dung vì hạn chế về
chuyên gia và kinh phí

Ví dụ
17
Đề tài “Các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ở các ngân hàng
thương mại Việt Nam”

Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng ở các ngân hàng TM

Khách thể NC: các ngân hàng TM

Đối tượng khảo sát: ví dụ 20 NH TM ở địa bàn Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu: ví dụ chỉ trong năm 2010, chỉ ở các NHTM ở Hà Nội.

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Tìm ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi
ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam
Ví dụ (tiếp)
18

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (ví dụ)

Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng hiện nay của các
NHTM Việt Nam

Tìm ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rủi ro tín
dụng

Tìm ra những biện pháp hữu hiệu và khả thi để hạn
chế rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam.

Đưa ra các khuyến nghị chính sách đối với Nhà nước.

Tóm tắt bước 1: Xác định đề tài
19

Xác định và lựa chọn đề tài NC là khâu đầu tiên và rất
quan trọng trong nghiên cứu.

Chia thành các bước sau:

Phát hiện vấn đề nghiên cứu

Chọn và đặt tên đề tài nghiên cứu

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Xác định khách thể nghiên cứu

Chọn mẫu khảo sát

Xác định phạm vi nghiên cứu
Bước 2: Câu hỏi NC và giả thuyết NC
20

Các mục tiêu nghiên cứu cần được cụ thể hóa thành các câu
hỏi nghiên cứu.

Ví dụ đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của
học sinh lớp 9 ở Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu chính: Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học
tập của học sinh lớp 9 là gì?


Các câu hỏi phụ:

Kết quả học tập của học sinh lớp 9 ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Các nhân tố nào ảnh hưởng tới xác suất một học sinh lớp 9 nhận được
điểm tốt?

Làm thế nào để cải thiện kết quả học tập của các học sinh lớp 9?
Giả thuyết nghiên cứu
21

Giả thuyết nghiên cứu là nhận định sơ bộ, kết luận
giả định về bản chất của sự vật do nhà nghiên cứu
đặt ra.

Ví dụ đề tài: Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất
tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm
2009. Có thể có các giả thuyết sau:

GT1: Hỗ trợ lãi suất làm tăng đầu tư của doanh nghiệp

GT2: Hỗ trợ lãi suất làm tăng tín dụng của doanh nghiệp
Giả thuyết nghiên cứu
22

Nghiên cứu là quá trình chứng minh giả thuyết nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu có thể là chứng minh hay bác bỏ giả thuyết đó.

Giả thuyết NC có các thuôc tính sau:


Tính giả định: Có thể đúng hay sai.

Tính đa phương án: Có thể có nhiều giả thuyết khác nhau cho cùng một
câu hỏi nghiên cứu.

Giả thuyết NC cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Không được trái với lý thuyết

Có thể kiểm chứng được

Dựa trên cơ sở quan sát
Giả thuyết và giả thiết
23

Lưu ý: Giả thuyết khác với giả thiết

Giả thuyết là nhận định sơ bộ, là kết luận giả định đặt
ra mà người nghiên cứu sẽ chứng minh hay bác bỏ

Giả thiết là điều kiện giả định được đặt ra để nghiên
cứu. Giả thiết không cần phải chứng minh.

Ví dụ: Giả thuyết: Hỗ trợ lãi suất làm tăng đầu tư của
doanh nghiệp

Giả thiết: “Nếu không có hỗ trợ lãi suất” thì……

×