2.2.3.2.Trình bày theo thứ tự thời gian của ngày giá trị
Theo phương pháp này, các nghiệp vụ được sắp xếp theo thứ tự
thời gian của ngày giá trị. Các tính toán còn lại giống với phương pháp trên
(2.3.1.)
Tài khoản vãng lai được trình bày theo phương pháp này như sau:
Đơn vị tính: Đồng
Số dư Lợi tức
Diễn giải Nợ Có
Nợ Có
Ngày
giá trị
Số
ngày
n
Nợ
Có
Số dư Có
100.000.000
31/05
20
400.000
Gửi tiền mặt
550.000.000
650.000.000
20/06
20
2.600.000
Phát hành sec trả nợ 600.000.000
50.000.000
10/07
5
50.000
Nhờ thu thương phiếu
250.000.000
300.000.000
15/07
0
Hoàn lại thương phiếu
không thu được
80.000.000
220.000.000
15/07
41
1.804.000
Chiết khấu thương
phiếu
150.000.000
370.000.000
25/08
6
444.000
Cân đối lợi tức
Cân đối số dư Có
5.298.000
375.298.000
5.298.000
Số dư Có
375.298.000
31/08
2.3. Tài khoản vãng lai có lãi suất không qua lại và biến đổi
Đây là trường hợp phổ biến vì thông thường ngân hàng thường áp dụng
lãi suất Nợ (lãi suất cho vay) cao hơn lãi suất Có (lãi suất tiền gửi).
- Lãi suất Nợ được áp dụng để tính lợi tức cho vay theo số dư Nợ
trên tài khoản.
- Lãi suất Có được áp dụng để tính lợi tức tiền gửi theo số dư Có
trên tài khoản.
Trong trường hợp này, người ta chỉ dùng phương pháp Hambourg
(phương pháp rút số dư) để tính lợi tức.
Ví dụ 2:
Doanh nghiệp 1 mở tài khoản tại Ngân hàng B với các điều kiên sau:
01/06 -> 31/07: Lãi suất Nợ: 7,2%.
Lãi suất Có: 6,84%.
01/08 -> 31/08: Lãi suất Nợ: 7,56%.
Lãi suất Có: 7,02%.
Hoa hồng bội chi (phí vay trội): 0,1% số dư Nợ lớn nhất.
Phí giữ sổ (hoa hồng giữ sổ): 0,4% tổng nghiệp vụ Nợ.
Các nghiệp vụ phát sinh được phản ánh vào TK như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Ngày Diễn giải Nợ Có
Ngày
giá trị
01/06 Số dư Nợ 50 31/05
18/06 Gửi tiền mặt 250 20/06
12/07 Phát hành sec trả nợ 350 10/07
13/07
(*)
Nhờ thu thương phiếu 200 15/07
27/07 Trả nợ thương phiếu 150 25/07
23/08 Chiết khấu thương phiếu 300 25/08
28/08 Phát hành sec thanh toán 180 26/08
(*): ngày thu được tiền của nghiệp vụ nhờ thu.
Các nghiệp vụ trên được phản ánh vào TK vãng lai theo phương pháp
Hambourg; trình bày theo thứ tự ngày phát sinh như sau:
Đơn vị tính: Đồng
Số dư L
ợi tức
Diễn giải Nợ Có
Nợ Có
Ngày
giá trị
Số
ngày n
Nợ
Có
Số dư Nợ
50.000.000
31/05
20
200.000
Gửi tiền mặt
250.000.000
200.000.000
20/06
20
760.000
Phát hành sec trả
nợ
350.000.000
150.000.000
10/07
5
150.000
Nhờ thu thương
phiếu
200.000.000
50.000.000
15/07
10
95.000
Trả nợ thương
phiếu
150.000.000
100.000.000
25/07
31
620.000
Chiết khấu thương
phiếu
300.000.000
200.000.000
25/08
1
3
Phát hành sec
thanh toán
180.000.000
20.000.000
26/08
5
19.500
Cân đối lợi tức
Hoa hồng bội chi
Phí giữ sổ
56.500
150.000
2.720.000
19.943.500
19.793.500
17.073.500
56.500
Số dư Có
17.073.500
31/08
Cách tính:
- Lợi tức được tính theo số dư với lãi suất Nợ hay Có tương ứng với
từng thời kỳ.
- Lưu ý đến sự thay đổi lãi suất vào ngày 01/08.
- Ngoài lợi tức, khách hàng còn phải trả cho ngân hàng các khoản
phí:
* Phí vay trội = 150.000.000 x 0,1% = 150.000 đồng.
* Phí giữ sổ =
(350.000.000+150.000.000+180.000.000)x0,4%
= 2.720.000 đồng.
Tóm tắt chương:
Các nội dung chính:
Tài khoản vãng lai: loại tài khoản thanh toán mà ngân hàng mở cho khách hàng
của mình nhằm phản ánh nghiệp vụ gửi và rút tiền giữa khách hàng và ngân
hàng.
Nghiệp vụ của tài khoản vãng lai gồm: Nghiệp vụ Có (nghiệp vụ gửi tiền vào
Ngân hàng) và nghiệp vụ Nợ (nghiệp vụ rút tiền ở Ngân hàng).
Số dư của tài khoản vãng lai: hiệu số giữa tổng nghiệp vụ Có và tổng nghiệp
vụ Nợ. Tài khoản vãng lai có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có.
Lợi tức của tài khoản vãng lai: phụ thuộc vào các yếu tố: lãi suất, ngày khoá
sổ tài khoản, ngày giá trị. Lợi tức của tài khoản vãng lai được tính theo phương
pháp tính lãi đơn.
Lãi suất áp dụng cho các nghiệp vụ Nợ và Có: Khi áp dụng cùng một mức lãi
suất cho cả nghiệp vụ Có và nghiệp vụ Nợ, người ta gọi tài khoản vãng lai có lãi
suất qua lại (reciprocal rate). Khi lãi suất không đổi trong suốt thời gian mở tài
khoản, người ta gọi là lãi suất bất biến.
Ngày khoá sổ tài khoản: ngày ghi vào bên Nợ hoặc bên Có khoản lợi tức mà
khách hàng phải trả cho ngân hàng hoặc nhận được từ ngân hàng.
Ngày giá trị: thời điểm từ đó mỗi khoản nghiệp vụ phát sinh được bắt đầu tính
lãi. Thời điểm này thường không trùng với thời điểm phát sinh của mỗi nghiệp
vụ.
- Đối với nghiệp vụ Nợ: đẩy lên sớm một hoặc hai ngày.
- Đối với nghiệp vụ Có: đẩy lùi lại một hoặc hai ngày.
Tài khoản vãng lai có lãi suất qua lại và bất biến: Việc tính lãi và số dư trên
tài khoản vãng lai theo lãi suất qua lại và bất biến được thực hiện bằng 1 trong 3
phương pháp:
- Phương pháp trực tiếp:
Các bước tiến hành:
+ Các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào bên nợ hoặc bên có tuỳ theo
tính chất của mỗi nghiệp vụ.
+ Tính số ngày tính lãi của mỗi nghiệp vụ. Số ngày tính lãi: tính từ
ngày giá trị đến ngày khóa sổ.
+ Tính số lãi theo lãi suất quy định của từng nghiệp vụ, ghi vào lợi
tức bên nợ hoặc bên có. Lãi của mỗi nghiệp vụ được tính theo phương pháp tính
lãi đơn:
.
Trong đó: C: giá trị của
nghiệp vụ
i: lãi suất áp dụng
n: số ngày tính lãi
+ Tính số lãi trên cơ sở cân đối hai cột lợi tức bên nợ và bên có, ghi
số lãi vào tài khoản khi đến ngày tất toán tài khoản:
Nếu tổng lợi tức bên nợ > tổng lãi bên có => ghi số lãi vào
bên nợ
Nếu tổng lợi tức bên nợ < tổng lãi bên có => ghi số lãi vào
bên có
+ Nếu có các khoản hoa hồng và lệ phí thì căn cứ vào quy định của
ngân hàng để tính.
+ Tính số dư của tài khoản khi khoá sổ.
- Phương pháp gián tiếp
Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Tính lãi từ ngày khoá sổ lần trước đến ngày giá trị của mỗi
nghiệp vụ (mang dấu âm).
+ Bước 2: Tính lãi từ ngày khoá sổ lần trước đến ngày khoá sổ lần
này.
+ Bước 3: Tính lãi thực tế bằng cách lấy kết quả bước hai trừ đi kết
quả bước 1.
- Phương pháp Hambourg: có hai cách trình bày:
+ Trình bày theo thứ tự thời gian của nghiệp vụ phát sinh:
- Số ngày n được tính từ ngày giá trị của nghiệp vụ trước đến
ngày giá trị của nghiệp vụ kế tiếp. Số ngày n của nghiệp vụ cuối cùng được tính
từ ngày giá trị của nghiệp vụ cuối cùng đến ngày khoá sổ tài khoản.
- Lợi tức được tính theo công thức tính lãi đơn
- Nếu ngày giá trị của nghiệp vụ sau ở trước ngày giá trị của
nghiệp vụ trước, số ngày n là số âm (-), do đó lợi tức sẽ là số âm (-) và ta sẽ ghi
số dương (+) vào cột lợi tức đối ứng.