* Số âm (-) ở cột lợi tức Có sẽ ghi thành (+) ở cột lợi
tức Nợ.
* Số âm (-) ở cột lợi tức Nợ sẽ ghi thành (+) ở cột lợi
tức Có.
+ Trình bày theo thứ tự thời gian của ngày giá trị: các nghiệp vụ được
sắp xếp theo thứ tự thời gian của ngày giá trị. Các tính toán còn lại giống với
cách trình bày theo thứ tự thời gian của nghiệp vụ phát sinh.
Tài khoản vãng lai có lãi suất không qua lại và biến đổi: dùng phương pháp
Hambourg (phương pháp rút số dư) để tính lợi tức.
Bài tập
1. Công ty X mở tài khoản vãng lai tại một ngân hàng thời hạn từ 01/04 đến
30/06, lãi suất qua lại và bất biến 8,1%.
Các nghiệp vụ phát sinh trong thời gian mở tài khoản như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Ngày Diễn giải
Nợ
Có
01/04 Số dư Nợ 80
17/04 Gửi tiền mặt
300
22/04 Phát hành sec trả nợ 250
08/05 Chiết khấu thương phiếu
100
22/05 Nhờ thu thương phiếu
200
03/06 Thanh toán tiền mua hàng 150
07/06 Hoàn lại thương phiếu không thu
được
50
18/06 Gửi tiền mặt 30
Trình bày tài khoản vãng lai của công ty X bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp trực tiếp.
- Phương pháp gián tiếp.
- Phương pháp Hambourg.
Biết ngày giá trị được tính theo nguyên tắc:
- Nghiệp vụ Có: đẩy chậm lại 2 ngày.
- Nghiệp vụ Nợ: đẩy sớm lên 2 ngày.
- Ngày tiền thu được của nghiệp vụ nhờ thu thương phiếu được ghi
vào tài khoản là ngày 27/05.
2. Doanh nghiệp Y mở tài khoản tại một ngân hàng thời hạn từ ngày 01/10
đến 31/12 với các điều kiện sau:
01/10 -> 30/11: Lãi suất Nợ: 9%.
Lãi suất Có: 8,64%.
01/12 -> 31/12: Lãi suất Nợ: 9,18%.
Lãi suất Có: 8,91%.
Hoa hồng bội chi (lệ phí vay trội): 0,1% số dư Nợ lớn nhất.
Lệ phí giữ sổ (hoa hồng giữ sổ): 0,4% tổng nghiệp vụ Nợ.
Cách tính ngày giá trị như sau:
- Nghiệp vụ Nợ: tính sớm 1 ngày.
- Nghiệp vụ Có: tính trễ 1 ngày.
Các nghiệp vụ phát sinh được phản ánh vào TK như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Ngày Diễn giải Nợ Có
01/10 Số dư Có
100
14/10 Thanh toán tiền mua hàng 120
29/10 Chiết khấu thương phiếu
200
13/11 Gửi tiền mặt
50
24/11 Phát hành sec trả nợ 300
03/12 Nhờ thu thương phiếu
280
13/12 Trả nợ thương phiếu 70
19/12 Hoàn trả thương phiếu không thu được 60
Biết ngày tiền thu được ghi vào TK của nghiệp vụ nhờ thu thương phiếu là
08/12.
CHƯƠNG 3
CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU
(COMMERCIAL PAPER DISCOUNTING)
Mục tiêu của chương
Chiết khấu thương phiếu là một hình thức tín dụng của ngân hàng thương
mại. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ đứng ra trả tiền trước cho các thương
phiếu chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng (chủ sở hữu
thương phiếu). Ngân hàng sẽ khấu trừ ngay một số tiền gọi là tiền chiết khấu và
trả cho người xin chiết khấu số tiền còn lại. Chương này sẽ lần lượt giới thiệu
nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu theo lãi đơn và lãi kép, cách xác định số tiền
chiết khấu, chi phí chiết khấu cũng như giá trị hiện tại của thương phiếu. Ngoài
ra, qua chương này, sinh viên cũng sẽ tìm hiểu các điều kiện tương đương của
các thương phiếu, thay thế một thương phiếu bằng một hoặc một nhóm thương
phiếu khác, …
Số tiết: 5 tiết
Tiết 1, 2, 3
3.1. Tổng quan
3.1.1. Thương phiếu (Commercial Paper)
Thương phiếu là chứng chỉ ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam
kết thanh toán vô điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định.
Thực chất thương phiếu là giấy nhận nợ/đòi nợ, nhận được từ khách hàng trong
thanh toán giao dịch thương mại. Thương phiếu gồm hai loại:
- Hối phiếu (bill of exchange) : do người bán lập.
- Lệnh phiếu/kỳ phiếu (promissory note) : do người mua lập.
3.1.2. Chiết khấu thương phiếu (Commercial Paper Discounting)
3.1.2.1.Khái niệm
Chiết khấu thương phiếu là một hình thức tín dụng của ngân hàng thương
mại, thực hiện bằng việc ngân hàng mua lại thương phiếu chưa đáo hạn của
khách hàng. Đặc điểm của nghiệp vụ tín dụng này là khoản lãi phải trả ngay khi
nhận vốn. Do đó, khoản lợi tức này sẽ được khấu trừ ngay tại thời điểm chiết
khấu.
3.1.2.2. Ý nghĩa
- Đối với người sở hữu thương phiếu:
Giúp cho họ có tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán, biến các
thương phiếu chưa đến hạn thanh toán trở thành các phương tiện lưu thông,
phương tiện thanh toán.
- Đối với ngân hàng:
Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ tín dụng có đảm bảo mà tài
sản đảm bảo là các tài sản có tính thanh khoản cao. Vì vậy, nghiệp vụ này vừa
tạo ra tài sản sinh lời cho ngân hàng vừa tạo ra một lực lượng dự trữ để sẵn
sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán.
3.1.2.3.Điều kiện chiết khấu của một thương phiếu
Một thương phiếu muốn được chấp nhận để chiết khấu cần phải đảm bảo
những điều kiện sau:
- Phát hành và lưu thông hợp pháp.
- Các yếu tố trên thương phiếu phải đầy đủ, rõ ràng; không cạo sửa,
tẩy xoá.
- Thương phiếu phải còn hiệu lực.
3.1.3. Một số thuật ngữ liên quan
3.1.3.1.Mệnh giá của thương phiếu
Mệnh giá của thương phiếu là giá trị của thương phiếu khi đáo hạn (số
tiền được viết trên thương phiếu).
3.1.3.2.Thời hạn (kỳ hạn) chiết khấu
Thời hạn chiết khấu là thời gian để ngân hàng chiết khấu tính tiền lãi chiết
khấu.
Thời hạn chiết khấu xác định theo thời gian hiệu lực còn lại của chứng từ.
Cách xác định: tính từ ngày chiết khấu cho đến ngày tới hạn thanh toán.
Chú ý:
- Nếu ngày đến hạn thanh toán trùng vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc
ngày nghỉ lễ, tết thì thời hạn chiết khấu sẽ kéo dài đến ngày làm việc gần nhất.
- Trường hợp thời hạn chiết khấu còn lại quá ngắn thì ngân hàng sẽ
áp dụng thời hạn chiết khấu tối thiểu (thường từ 10->15 ngày).
3.1.3.3.Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng áp dụng để tính tiền lãi chiết
khấu. Lãi suất chiết khấu bao giờ cũng thấp hơn lãi suất cho vay thông thường.
Hai lãi suất này có mối liên hệ như sau:
Trong đó: d: lãi suất chiết khấu.
i: lãi suất cho vay thông thường.
3.1.3.4.Tiền chiết khấu
Tiền chiết khấu là khoản lãi mà doanh nghiệp phải trả khi “vay vốn” ngân
hàng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu. Tiền chiết khấu phụ thuộc vào
mệnh giá thương phiếu, thời hạn chiết khấu và lãi suất chiết khấu.
Tiền
chiết
khấu
=
Mệnh giá
thương phiếu
x
Thời hạn
chiết khấu
x
Lãi suất
chiết khấu
Nếu gọi:
C là mệnh giá thương phiếu