Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Thu thập thông tin và nghiên cứu tài liệu - Chương 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.24 KB, 18 trang )

Phương pháp Nghiên
cứu Kinh tế
TS Vũ Hoàng Linh,
Khoa Kinh tế Phát triển,
Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội
Email:
1
Chương 4: Thu thập thông tin và nghiên cứu tài liệu
2

Nghiên cứu là quá trình thu thập và xử lý
thông tin.

Thông tin vừa là “đầu vào” vừa là “đầu
ra” của nghiên cứu.

Việc thu thập thông tin diễn ra trong tất
cả các bước trong quy trình nghiên cứu
Mục đích thu thập thông tin

Xác nhận lý do nghiên cứu

Tìm hiểu các nghiên cứu trước đó

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Phát hiện vấn đề nghiên cứu

Đặt giả thuyết nghiên cứu

Chứng minh giả thuyết nghiên cứu


3
Quá trình thu thập thông tin:

Chọn phương pháp tiếp cận

Thu thập thông tin

Xử lý thông tin
1. Hình thành luận điểm khoa học
Vấn đề  Mục tiêu NC  Giả thuyết NC
2. Chứng minh luận điểm khoa học
Phương pháp  Thu thập thông tin  Xử lý thông tin 
Phân tích diễn giải  Đưa ra kết luận của nghiên cứu
4
Các phương pháp thu thập thông
tin

Nghiên cứu tài liệu: thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp,
không tiếp xúc với đối tượng khảo sát.

Phi thực nghiệm: thu thập thông tin trực tiếp tới đối tượng
khảo sát nhưng không tác động lên đối tượng.

Thực nghiệm: thu thập thông tin trực tiếp, có tác động gây
biến đổi đối tượng và môi trường khảo sát.

Trắc nghiệm/thử nghiệm: có tác động gây biến đổi môi
trường khảo sát nhưng không biến đổi đối tượng KS.

Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn những người có chuyên

môn sâu.
5
Một số ví dụ
6

Ví dụ phương pháp thực nghiệm

Áp dụng mô hình tăng trưởng kinh tế Cobb-Douglass, dự đoán mức
tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020.

Thí điểm việc áp dụng mô hình quản lý mới cho doanh nghiệp X

Ví dụ phương pháp trắc nghiệm (bán thực nghiệm)

Đo lường các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ em

Trắc nghiệm tâm lý qua các câu hỏi giả định. Ví dụ: nếu anh có 1
triệu USD thì anh sẽ dự định làm gì?

Đánh giá kết quả học tập bằng đề thi trắc nghiệm
Các phương pháp thu thập thông
tin
Các phương pháp
Gây biến đổi
đối tượng ks
Gây biến đổi
môi trường ks
Nghiên cứu tài liệu Không Không
Phi thực nghiệm Không Không
Thực nghiệm Có Có

Trắc nghiệm Không Có
7
Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Mục đích nghiên cứu tài liệu: Kế thừa lý thuyết và kinh nghiệm

Các hình thức NC tài liệu:

Nghiên cứu tài liệu của đồng nghiệp

Nghiên cứu tài liệu nội bộ: Tổng kết kinh nghiệm

Các bước NC tài liệu:

Thu thập tài liệu

Phân tích tài liệu

Trình bày tóm tắt nội dung các nghiên cứu trước đó (Literature
Review)
8
Nguồn tài liệu

Tạp chí khoa học/ sách nghiên cứu

Báo cáo khoa học

Luận văn, luận án, giáo trình

Các công trình nghiên cứu chưa công bố (working paper)


Các tài liệu, số liệu chính thức của Chính phủ (Tổng cục Thống kê, NHNN…)

Các tài liệu, số liệu các tổ chức quốc tế, trong nước (Ngân hàng Thế giới,
VCCI…)

Tài liệu, số liệu từ các doanh nghiệp

Nguồn thông tin thương mại

Truyền thông đại chúng
9
Cấp tài liệu
10

Tài liệu cấp I (tài liệu sơ cấp): là những tài liệu nguyên gốc

Tài liệu cấp II (tài liệu thứ cấp): là những tài liệu trích dẫn,
tóm tắt, xử lý, biên dịch từ những tài liệu cấp 1

Trong nghiên cứu, nên sử dụng tài liệu cấp 1, hạn chế sử
dụng tài liệu cấp 2.

Các tài liệu biên dịch được coi như tài liệu cấp 2, không có
giá trị bằng bản gốc.

Trích dẫn khoa học nên trích dẫn các tài liệu gốc, hạn chế
trích dẫn tài liệu cấp 2.
Cấp số liệu
11


Số liệu cấp 1 (sơ cấp): Là các số liệu được bản thân tác giả thu thập
qua khảo sát.

Số liệu cấp 2 (thứ cấp): Là các số liệu có được từ các nguồn khác, đã
được công bố hay chưa được công bố. Trong nghiên cứu, nên sử
dụng các số liệu chính thức và đã được công bố.

Nguồn số liệu:

Số liệu của Chính phủ: Tổng cục Thống kê, NHNN,Bộ TC…

Số liệu các tổ chức quốc tế: NHTG, IMF, UNDP…

Số liệu từ các nghiên cứu của các tác giả khác: nên sử dụng thận trọng

Các số liệu chưa công bố chính thức: nên sử dụng thận trọng
Phân tích tài liệu
1. Phân tích theo cấp tài liệu

Tài liệu cấp I (nguyên gốc của tác giả)

Tài liệu cấp II, III,… (xử lý từ tài liệu cấp trên)
2. Phân tích tài liệu theo chuyên môn

Tài liệu chuyên môn trong/ngoài ngành

Tài liệu chuyên môn trong/ngoài nước

Tài liệu truyền thông đại chúng

12
Phân tích tài liệu
3. Phân tích tài liệu theo nội dung

Đóng góp: Tác giả đã có đóng góp gì?

Luận điểm: Tác giả muốn chứng minh gì? Điểm mạnh, điểm yếu?

Luận cứ: Tác giả chứng minh như thế nào? Điểm mạnh, điểm yếu?

Phương pháp (luận chứng): Tác giả áp dụng phương pháp gì? Điểm mạnh, điểm
yếu

Số liệu: Tác giả dùng nguồn số liệu gì? Cách thức thu thập, chọn mẫu như thế
nào? Có hợp lý không?

Xử lý và phân tích: Xử lý số liệu có hợp lý không? Các phân tích của tác giả có
chính xác, đúng đắn, thuyết phục không?

Chứng minh: Chứng minh giả thuyết NC có vững chắc không?

Kết quả và diễn giải: Các kết quả có thú vị, mới mẻ, hợp lý thuyết không? Các
diễn giải kết quả của tác giả có thuyết phục không?
13
Cách đọc tài liệu
14

Đọc theo vấn đề nghiên cứu. Có thể chia làm 3 giai đoạn

Đọc lướt để chọn tài liệu phù hợp


Đọc kỹ hơn để phân loại chi tiết và ghi lại ý kiến

Đọc để phục vụ việc viết nghiên cứu của mình

Thái độ đọc

Nên đọc với thái độ vô tư, không thành kiến với tác giả.

Nên đọc với tinh thần phê bình, chú ý tới điểm mạnh, điểm yếu của tác giả tài
liệu

Nội dung cần đọc

Nên tập trung vào các tài liệu cấp 1 về đề tài: các bài báo trên các tạp chí khoa
học có tên tuổi, các tác giả có uy tín…
Cách ghi chú tài liệu
15

Những nội dung cần ghi chú

Thông tin cần thiết và liên quan đến đề tài của tài liệu

Những đóng góp mới của tác giả trước

Điểm mạnh/điểm yếu của tác giả trước

Cách ghi chú

Dùng viết dạ quang hay bút chì đánh dấu


Ghi chú vào sổ tay, máy tính

Không chỉ ghi chú lại ý kiến người khác mà nên có phân tích và
nêu ý kiến bản thân
Cách viết “Các nghiên cứu trước đây” (Literature
Review)

Phần “Các nghiên cứu trước đây” hay “Lịch sử
nghiên cứu” gần như là bắt buộc trong các nghiên
cứu ở nước ngoài.

Mục tiêu phần này: tổng hợp các nghiên cứu có
liên quan tới đề tài đã được thực hiện.

Có thể viết dưới dạng các đề mục phân cấp theo
mục tiêu tác giả muốn: ví dụ

Các nghiên cứu trong nước/nước ngoài;

Các nghiên cứu về chủ đề A/ chủ đề B…
16
Cách viết “Các nghiên cứu trước đây”
17

Nêu tóm tắt nghiên cứu trước đó (ai làm, năm nào, mục tiêu gì) sau
đó phân tích, so sánh nhằm giúp độc giả có thể hiểu được mối liên
hệ giữa nghiên cứu này với đề tài nghiên cứu của tác giả

Nếu có thể, nêu điểm mạnh, điểm yếu cũng như đóng góp của tác

giả trước đó.

Không cần nêu chi tiết cụ thể con số, bảng biểu… trong nghiên cứu
trước đó. Người đọc có thể tự tìm nếu quan tâm.

Chú ý tới những công trình nghiên cứu có tính chất đặt móng cho
nhánh nghiên cứu.

Những công trình được đề cập tới trong phần này phải có mặt trong
phần “Tài liệu tham khảo” ở cuối báo cáo.
Không được đạo văn (plagiarism)
18

Cần nêu đầy đủ tài liệu tham khảo

Không được copy cả câu trong các nghiên cứu khác mà
không nêu nguồn và để ngoặc kép.

Không được nêu ý kiến của tác giả khác mà không nêu
nguồn và làm như đó là của mình

Các bảng biểu, số liệu thống kê phải ghi rõ nguồn.

Cách ghi nguồn: Tên tác giả và năm. Ví dụ

Nguyễn Thị Cành (2004), Đồng Thị Thanh Phương và Nguyễn Thị
Ngọc An (2010), Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2010).

Cách ghi “…và cộng sự” dùng khi có nhiều hơn hai người là tác giả.

×