Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn trong các nhà máy chế biến sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.14 KB, 46 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN
TRONG CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SỮA


Chủ nhiệm đề tài: CAO XUÂN THẮNG











7840
07/4/2010





HÀ NỘI – 2010




1
MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam hiện nay đang là
một trong những ngành công nghiệp có tốc độ phát triển rất nhanh. Với
nền kinh tế đang ngày phát triển, nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa ngày
càng tăng, do vậy trong thời gian tới ngành chế biến sữa vẫn có nhiều cơ
hội lớn mạnh. Với đặc thù sản xuất sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao,
ngành công nghiệ
p chế biến sữa đang thải ra môi trường một lượng lớn
nước thải có độ ô nhiễm hữu cơ lớn. Chi phí để xử lý nước thải lớn, nên
chỉ có một số nhỏ cơ sở chế biến sữa có hệ thống xử lý nước thải đạt yêu
cầu theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Nếu triển khai sản xuất sạch hơn, các nhà
máy chế biến sữa s
ẽ tiết kiệm được nguyên nhiên vật liệu, giảm thiểu
phát thải và tiết kiệm tài nguyên nước. Tuy vậy, hiện nay ngành công
nghiệp chế biến sữa Việt Nam vẫn chưa có tài liệu hướng dẫn triển khai
sản xuất sạch hơn.
Sản xuất sạch hơn đã được triển khai rộng rãi tại nhiều nước có nền
kinh tế phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng nh
ư nhiều
nước đang phát triển khác việc triển khai thực hiện sản xuất sạch hơn còn
nhiều hạn chế. Lý do chủ yếu là trình độ công nghệ còn thấp, nhận thức

và trình độ quản lý của các nhà máy chưa cao. Các qui trình công nghệ và
tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn của các nước phát triển rất khó áp
dụng cho các nước đang phát triển do khác nhau về đặc thù sản phẩm,
công nghệ
và trình độ. Do đó, mỗi quốc gia đều phải tự xây dựng tài liệu
hướng dẫn sản xuất sạch hơn cho các ngành công nghiệp của mình nhằm
áp dụng đúng điều kiện thực tiễn của quốc gia đó.
Mặc dù tầm quan trọng của việc thực hiện sản xuất sạch hơn trong
các nhà máy công nghiệp là rất quan trọng, nhưng các tài liệu hướng dẫn
thực hiệ
n sản xuất sạch hơn cho từng ngành công nghiệp đặc thù còn rất
hạn chế. Ở Việt Nam, chỉ có một số ít ngành công nghiệp đã có tài liệu

2
hướng dẫn triển khai sản xuất sạch hơn: Ngành chế biến tinh bột sắn, dệt
may Các ngành công nghiệp chế biến khác cần phải tiếp tục xây dựng
các tài liệu hướng dẫn.
Với đặc thù ngành chế biến sữa rất phong phú về mặt chủng loại
sản phẩm, nếu chỉ thực hiện trong một năm sẽ không thể xây dựng được
tài liệu h
ướng dẫn sản xuất sạch hơn cho tất cả các nhà máy với các công
nghệ chế biến và các sản phẩm khác nhau. Trong khuôn khổ nhiệm vụ
“Hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn trong các nhà máy chế biến sữa”
này, chúng tôi xây dựng tài liệu hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn
cho các nhà máy sữa nói chung và tập trung vào hai loại sản phẩm chính
của ngành chế biến sữa ở Việt Nam.





KÍ HIỆU VIẾT TẮT

SXSH Sản xuất sạch hơn – Cleaner production
UNEP Chương trình phát triển liên hợp quốc – United Nation
Environment Programe
DN Doanh nghiệp
















3
TÓM TẮT NHIỆM VỤ

Nhiệm vụ xây dựng tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn được
thực hiện theo nhiều bước. Trước hết, nhóm tác giả thực hiện khảo sát
thực trạng ngành chế biến sữa ở Việt Nam hiện nay, các sản phẩm chính
của ngành chế biến sữa. Trên cơ sở đó lựa chọn hai sản phẩm chính để
thực hiện xây dựng tài liệu hướ

ng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn. Đánh
giá cơ hội và lựa chọn giải pháp sản xuất sạch hơn được thực hiện trên tất
cả các khâu của quá trình sản xuất. Các dòng thải được xác định, các
nguyên nhân gây phát thải được xác định, từ đó đưa ra các giải pháp. Căn
cứ vào thực tế sản xuất của Việt Nam, trình độ công nghệ chung và xu thế
phát triển chung của các nhà máy, các giả
i pháp phù hợp được đưa ra.
Sau khi dự thảo tài liệu hoàn thành, nhóm tác giả đã tổ chức hội thảo, gửi
tài liệu để xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia để hoàn thiện tài liệu.
Công tác đào tạo cán bộ đã được triển khai cho hơn mười cơ sở chế biến
sữa, tuyên truyền, gửi tài liệu cho các công ty và áp dụng tại một công ty
chế biến sữa. Kết quả bước đầu cho thấ
y, việc triển khai áp dụng sản xuất
sạch hơn tại công ty Cổ phần sữa Ba Vì là rất khả quan. Việc sử dụng tài
liệu hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn là rất hiệu quả và có giá trị
thực tiễn cao.












4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN


I Sản xuất sạch hơn
1. Định nghĩa
Theo UNEP, sản xuất sạch hơn được định nghĩa là việc áp dụng
liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình
sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm
thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Trong đó:
• Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn
nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu dộc hại và
giảm lượng và tính dộc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn
thải.
• Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh
hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết
kế dến thải bỏ.
• Đối với dịch vụ:sản xuất sạch hơn dưa các yếu tố về môi trường
vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
Sản xuất sạch hơn không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như
xử lý khí thải, nước thải hay bã thải rắn. Các hệ thống xử lý cuối đường
ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng
được phần
nguyên vật liệu đã mất đi. Xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi
phí sản xuất nhưng sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song
song với giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm
thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn cũng là một
bước hữu ích cho h
ệ thống quản lý môi trường như ISO 14000.


5
2. Các giải pháp sản xuất sạch hơn

+ Giảm chất thải tại nguồn:

- Quản lý nội vi: Đây là biện pháp đơn giản nhất trong các giải
pháp. Biện pháp này không đòi hỏi phải có kinh phí đầu tư và có thể thực
hiện được ngay sau khi xác định giải pháp. Một số ví dụ của quản lý nội
vi là: khắc phục các điểm rò rỉ, đóng kín van, tắt các thiết bị khi không sử
dụng…Những biện pháp thực hiện thường rất đơn giản, tuy nhiên, lại dễ
b
ị bỏ qua, do đó đòi hỏi phải có sự quan tâm của ban lãnh đạo và công tác
đào tạo cán bộ phải tốt
- Kiểm soát quá trình tốt hơn: Để đảm bảo các thông số của qui
trình sản xuất luôn luôn ở khoảng giá trị tối ưu (nhiệt độ, pH, nồng độ…)
cần phải giám sát và điều chỉnh các thông số này nhằm giữa quá trình sản
xuất luôn tối ưu về sản xuất, tiêu thụ
nguyên liệu và giảm thiểu phát thải.
Việc này đòi hỏi phải có sự quan tâm của lãnh đạo và quá trình kiểm soát
tốt.
- Thay đổi nguyên liệu: là việc thay đổi nguyên liệu đang sử dụng
sang dạng nguyên liệu khác thân thiện hơn với môi trường. Việc thay đổi
nguyên vật liệu không có nghĩa là thay đổi hoàn toàn sang một loại mới
mà có thể là thay đổi nâng cao chất lượng nguyên vật liệu.
- Cải tiến thiết bị: Là việ
c thay đổi thiết bị đã để ít gây tổn thất
nguyên vật liệu hơn. Cải tiến có thể là điều chỉnh tốc độ máy, tối ưu kích
thước kho chứa, bảo ôn bề mặt nhiệt…
- Công nghệ sản xuất mới: là việc lắp đặt sử dụng các thiết bị hiện
đại, có hiệu quả hơn. Giải pháp này đòi hỏi phải có chi phí đầu tư, do đ
ó
cần nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện



6
+ Tuần hoàn
:
- Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: là việc thu thập các “chất thải” và
tái sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Ví dụ, sử dụng ít nước để tráng lại
bồn chứa sữa tươi, sử dụng làm nước bổ sung cho quá trình tiêu chuẩn
hóa nguyên liệu …
- Tạo ra các sản phẩm phụ: là việc thu thập và xử lý các “dòng
thải” để có thể sản xuất ra các sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ s

khác như một nguyên liệu sản xuất. Ví dụ men bia được sử dụng như
thức ăn gia súc, thức ăn cho cá, chất độn thực phẩm…
+ Thay đổi sản phẩm
:
- Thay đổi sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu
về sản phẩm nhằm đáp ứng được yêu cầu sản xuất và giải quyết được các
vấn đề về môi trường. Việc thiết kế lại sản phẩm có thể tiết kiệm được
nguyên vật liệu sản xuất và giảm sử dụng các hóa chất độc hại sử dụng…
- Thay đổ
i bao bì: Việc thay đổi bao bì phải đảm bảo nguyên tắc
vẫn bảo đảm chất lượng sản phẩm, nhưng giảm thiểu bao bì sử dụng và
thân thiện với môi trường
3. Lợi ích của áp dụng sản xuất sạch hơn
Áp dụng sản xuất sạch hơn mang lại nhiều lợi ích cho doanh
nghiệp và môi trường cộng đồng. SXSH giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu
suất sản xuất; sử dụng n
ước, năng lượng, nguyên vật liệu hiệu quả hơn;
Tận thu được các phụ phẩm có giá trị; Ít gây ô nhiễm hơn; Giảm chi phí
xử lý chất thải; Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp; Cải thiện sức khỏe và an

toàn nghề nghiệp; Có các cơ hội thị trường (đặc biệt là thị trường các
nước phát triển); Có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi; Sử
d
ụng nguyên vật liệu và năng lượng ít hơn; Tạo điều kiện thuận lợi trong
việc chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14000; Tạo điều kiện

7
tăng sức cạnh tranh thông qua cải tiến điều kiện làm việc của nhân viên;
và giúp doanh nghiệp tuân thủ tốt hơn Luật môi trường.
4. Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn:
Có sáu bước thực hiện sản xuất sạch hơn:
Bước 1: khởi động
- Lãnh đạo cam kết: đánh giá sản xuất sạch hơn cần có thời gian
thu thập thông tin và phát triển các giải pháp, do
đó cần phải có
sự cam kết của lãnh đạo trong triển khai
- Thành lập nhóm SXSH: nhóm này cần có kỹ năng, quyền hạn
và thời gian cần thiết. Nên có đầy đủ thành phần lãnh đạo, kế
toán, thủ khu, kỹ thuật…tốt nhất là nên có chuyên gia về SXSH
từ bên ngoài
- Liệt kê các công đoạn trong quá trình sản xuất: tổng quan toàn
bộ nhà máy, liệt kê tất cả các công đoạn từ đầu vào đến đầu ra,
có sơ đồ qui trình công nghệ chi tiết và đầy đủ, đặc biệt chú ý
đến các khâu có tính chu kì – đây là khâu dễ phát thải cao nhất.
Ghi chú rõ ràng đầu vào đầu ra để tiện theo dõi.
- Xác định và lựa chọn công đoạn lãng phí: Dựa trên sơ đồ qui
trình công nghệ để xác định các công đoạn gây lãng phí; dựa
trên cân bằng nguyên vật liệu năng lượng để xác định phạm vi
đánh giá; những công đoạn gây phát thải và lãng phí lớn cần
được

ưu tiên đưa vào
Bước 2: phân tích các công đoạn:
- Cân bằng năng lượng: tính toán cân bằng năng lượng để xác
định các công đoạn gây lãng phí

8
- Xác định tính chất dòng thải: định lượng dòng thải; định lượng
tác động môi trường; xác định chi phí dòng thải, bao gồm cả chi
phí tổn thất và chi phí xử lý môi trường
- Phân tích và xác định nguyên nhân: cần phải nắm vững qui
trình kỹ thuật và các thông số vận hành. Tìm hiểu nguyên nhân
gây lãng phí…
Bước 3: Phát triển cơ hội sản xuất sạch hơn
- Mỗi nguyên nhân có thể có một hoặc nhiều giải pháp, tuy nhiên,
c
ũng có nguyên nhân không có giải pháp khắc phục. Cần liệt kê
hết các nguyên nhân. Nên có sự hỗ trợ từ các chuyên gia về
SXSH
- Lựa chọn các giải pháp có thể áp dụng được: có thể chia thành
ba nhóm: các giải pháp có thể thực hiện được ngay, các giải
pháp cần nghiên cứu thêm và các giải pháp không thể áp dụng
được vì không có tính khả thi
Bước 4: lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn
- Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch h
ơn với các tiêu chí khả thi
về kỹ thuật, khả thi về kinh tế và khả thi về môi trường.
Bước 5: thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn
- Cần phải lên kế hoạch rõ ràng: Cần phải làm gì; Ai phụ trách
công việc nào; bao giờ hoàn thành và quan trắc hiệu quả như thế nào.
Bước 6: Duy trì sản xuất sạch hơn

- Điều quan trọng trong sản xuất sạch hơn là phải th
ực hiện liên
tục, do đó duy trì sản xuất sạch hơn cần phải được đưa và lịch
công tác hàng ngày
- Cần thực hiện quan trắc định kì ở cấp doanh nghiệp

9
- Các kết quả quan trắc SXSH cần được báo cáo lên lãnh đạo và
thông báo cho các nhân viên
- Sau khi kết thúc, một đánh giá mới cần được bắt đầu, đây chính
là mục tiêu của SXSH

II. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong và ngoài nước
Trong thực tế sản xuất của các ngành công nghiệp nói chung, việc
tối ưu hóa chi phí cho quá trình sản xuất chỉ tập trung vào năng suất và
thường bỏ qua khả năng phát sinh chất th
ải. Đây là quan điểm của các
nhà sản xuất, luôn mong muốn có năng suất cao cho dù tiêu tốn nhiều
nguyên liệu thô và nhiên liệu. Điều này dẫn đến gia tăng lượng phát thải
của quá trình sản xuất và ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng
trong nhận thức và cách thức con người tác động vào môi trường.
- Trước những nă
m 50 của thế kỉ 20, chất thải chủ yếu trông chờ vào
khả năng tự làm sạch của thiên nhiên
- Những năm 60 của thế kỉ 20, một số biện pháp giảm thiểu tác hại
của chất ô nhiễm đã được áp dụng: nâng cao ống khói, pha loãng
nước thải, đưa chất thải ra ngoài phạm vi sinh sống của con người.
- Đến những năm 70 của thế kỉ 20,
đã có những bước tiến lớn trong

công nghệ xử lý nước thải, các biện pháp tiên tiến được sử dụng: xây
dựng các nhà máy xử lý nước thải, thiết bị lọc bụi, khử độc, chôn lấp
chất thải an toàn… Tuy nhiên, các biện pháp này là giải pháp cuối
đường ống, và cách tiếp cận không triệt để. Thực chất qua hệ thống
xử lý nước thải là chuyển từ dạng ô nhiễm này sang dạng ô nhiễ
m
khác. Bên cạnh đó cách tiếp cận này cần chi phí đầu tư lớn, chi phí
vận hành cao, song lại không sinh lợi, không hi vọng thu hồi được cả

10
hai khía cạnh kinh tế và môi trường. Do đó, doanh nghiệp thường
không muốn thực hiện.
- Từ những năm 80 của thế kỉ 20 đến nay: tiếp cận phòng ngừa ô
nhiễm và giảm thiểu chất thải đã mang tính chủ động. Một số thuật
ngữ thể hiện cách tiếp cận này đã được biết đến như: Sản xuất sạch
hơn, phòng ngừa ô nhiễ
m, giảm thiểu chất thải, năng suất xanh, hiệu
suất sinh thái.
Trên thế giới, SXSH được tiếp cận khá sớm, từ những năm 80 của thế
kỉ 20. Các nước có nền công nghiệp phát triển đã tiên phong trong việc
ứng dụng và triển khai các hành động SXSH. Năm 2002, Hội nghị cấp
cao quốc tế về SXSH đã mở ra nhiều cơ hội áp dụng cho các nước công
nghiệp phát triển và đang phát triể
n trên thế giới, trong đó nhấn mạnh đến
khả năng áp dụng ở các nước có mức độ phát thải công nghiệp cao.
UNEP đã xuất bản nhiều tài liệu có giá trị trong lĩnh vực sản xuất sạch
hơn. Cuốn “khuyến khích đầu tư sản xuất sạch hơn ở các nước đang phát
triển”– năm 2000, trong đó các vấn đề, các chiến lược khả thi và bản tóm
tắ
t của các thể chế thuộc dự án UNEP, các chiến lược và cơ chế khuyến

khích sản xuất sạch hơn ở các nước đang phát triển được đề cập một cách
chi tiết; thông tin sản xuất sạch hơn – năm 2003; Đánh giá sản xuất sạch
hơn trong ngành thịt; Thay đổi mô hình sản xuất: học tập kinh nghiệm
của các trung tâm sản xuất sạch hơn – năm 2002; Đánh giá sản xu
ất sạch
hơn trong ngành thủy sản – năm 2000; Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất
sạch hơn: tài liệu hướng dẫn triển khai cho các công ty – năm 2002…
Năm 1994, tác giả Ralph (Skip) Luke và Ann-Christin Freij đã đưa ra
luận cứ cho thấy, việc thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ở
các nước đang phát triển đã đem lại cơ hội thị trường cho các nước phát
và tạo đi
ều kiện tiết kiệm năng lượng cho các nước đang phát triển. Tác
giả cũng đã đưa ra sự so sánh về xuất khẩu công nghệ xử lý sạch hơn,

11
công nghệ xử lý cuối đường ống của các nước phát triển sang các nước
đang phát triển. Báo cáo cũng đã đưa ra chi phí đầu tư để các nước đang
phát triển có thể thu được lợi nhuận mà vẫn tuân thủ các yêu cầu về môi
trường, đồng thời tiếp cận các phương án giảm thiểu phát thải một cách
truyền thống.
Năm 2006, UNEP đã công bố cuốn “Hiệp định môi trường và s
ản xuất
sạch hơn: các câu hỏi và trả lời”, trong đó một số câu hỏi thường gặp
trong thực hiện sản xuất sạch hơn và cơ chế phát triển sạch đã được đề
cập và giải đáp. Các nghiên cứu khả năng triển khai sản xuất sạch hơn tại
Romani, Trinidad & Tobago, Chile và Costa Rica đã được công bố.
Năm 2002, Osama A El-Kholy đã viết về sản xuất sạ
ch hơn trong
cuốn Bách khoa toàn thư về biến đổi môi trường toàn cầu. Trong đó, sản
xuất sạch hơn được đề cập đến như là một biện pháp tích cực nhất ngăn

chặn phát thải trong sản xuất công nghiệp. Chiến lược sản xuất sạch hơn
và thực hành sản xuất sạch hơn ở Châu Âu đã được giới thiệu.
Năm 1996, tài liệu Đánh giá sả
n xuất sạch hơn trong ngành sản xuất
thịt đã được Cục Bảo vệ môi trường Đan Mạch xuất bản. Trong đó, tất cả
các khâu, từ đánh giá tổng quan về công nghệ sản xuất thịt, đánh giá cơ
hội áp dụng sản xuất sạch hơn, thực hiện áp dụng sản xuất sạch hơn cho
đến đánh giá sản xuất sạch hơn trong ngành chế
biến thịt đã được công
bố.
Năm 2002, Kế hoạch quốc gia về sản xuất sạch hơn của Thái Lan đã
được công bố, trong đó kế hoạch quốc gia cho đến năm 2011 đã được
hoạch định cùng với phần giới thiệu chi tiết về cách thức và biện pháp
triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
Ở Việt Nam, sản xuất sạch h
ơn mới bắt đầu được biết đến ở Việt Nam
từ những năm 1996, chậm hơn so với các nước tiên tiến từ 10 đến 20

12
năm. Năm 1998, Trung tâm sản xuất sạch Quốc gia được thành lập là đầu
mối thúc đẩy và thực hiện sản xuất công nghiệp mang tính hiệu quả sinh
thái thông qua SXSH, bao gồm cả công nghệ sạch. Ngày 22 tháng 9 năm
1999, thay mặt chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường
Chu Tuấn Nhạ đã kí Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH.
Ngày 7/9/2009 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt
"Chiến lược sản xu
ất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp đến năm
2020". Quyết định này đã nêu ra những chỉ tiêu, lộ trình cụ thể và những
dự án mà các Bộ, ngành, địa phương cần phải làm để thúc đẩy các doanh
nghiệp (DN) mở rộng SXSH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên

thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn
chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện ch
ất lượng môi trường,
sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.
Trong những năm đổi mới và khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), các DN đã không ngừng phát triển và áp dụng SXSH nhằm
tăng cơ hội xuất khẩu, giảm thiểu chi phí sản xuất. Sau khi có Chỉ thị của
Bộ Công nghiệp (cũ), các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty, các Sở Công
nghiệp đ
ã mở rộng việc nghiên cứu nội dung SXSH, phổ biến đến tận các
cơ sở; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện áp dụng SXSH; thường
xuyên chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả việc áp
dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp. Có thể nói các doanh
nghiệp áp dụng SXSH đã tác động đến quá trình sản xuất, đến sản phẩm
và dịch vụ
ở Việt Nam nói chung. Trong quá trình SXSH, các doanh
nghiệp hiểu rằng chưa có điều kiện về tài chính để thay đổi công nghệ thì
SXSH chỉ cần cải tiến quản lý trong nội bộ nhà máy như tránh thất thoát
và rò rỉ nguyên vật liệu, xây dựng hệ thống thải khép kín, loại trừ các
nguyên liệu độc hại, giảm số lượng và tính chất độc hại của các chất thải
ngay tại nguồn thải. Đối vớ
i sản phẩm: SXSH bao gồm việc thiết kế lại

13
sản phẩm để có thể giảm thiểu lượng tài nguyên tiêu thụ, giảm các ảnh
hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm ngay từ khâu thiết
kế đến thải bỏ. Đối với dịch vụ: SXSH dựa vào các yếu tố về môi trường
trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. Thực tế áp dụng SXSH ở các nhà
máy, xí nghiệp của ngành hóa chất, ngành giấy và nhiều ngành khác
đã

làm giảm nguyên liệu tiêu thụ, tiết kiệm năng lượng, nước và giảm chất
thải. Việc xử lý chất thải kể cả về số lượng lẫn chất độc hại khi áp dụng
SXSH bằng cách ngăn chặn từ đầu vào sẽ ít tốn kinh phí hơn. Ở Thành
phố Hồ Chí Minh, giai đoạn đầu gần 30 doanh nghiệp khi áp dụng SXSH
đều giảm được từ 20% - 30% lượng chấ
t thải, tiết kiệm được trên 2 tỷ
đồng/năm. Ở Đồng Nai, Nhà máy supe phốt phát Long Thành, Nhà máy
hóa chất Biên Hòa, Nhà máy cao su Xuân Lập đã tham gia tích cực
chương trình SXSH. Sau khi ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, ở nhà
máy cao su Xuân Lập mỗi tấn mủ thành phẩm đã giảm được hơn 2m
3

nước, 2 lít dầu DO, gần 1kg hóa chất và 10kW điện. Với công suất là
17.000 tấn mủ cao su, SXSH đã đem lại cho nhà máy nhiều lợi ích về
kinh tế, nước thải ra không còn mùi hôi thối.
Hợp phần “SXSH trong công nghiệp” nằm trong Chương trình Hợp
tác phát triển Việt Nam - Đan Mạch, giai đoạn 2006-2010, với sự tham
gia của 5 tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Bến Tre và
8 bộ, ngành liên quan, kết quả bước đầu cũng minh chứ
ng cho lợi ích về
kinh tế, về môi trường. Riêng tại tỉnh Phú Thọ đã có một số doanh nghiệp
tích cực triển khai áp dụng SXSH nhiều năm liền đạt hiệu quả cao, như:
Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Công ty Giấy Việt Trì,
Công ty Giấy Lửa Việt, Giấy Bãi Bằng, dệt Vĩnh Phú, xi măng Hữu
Nghị, bia Viger, dệt Trí Đức Công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ tham
gia SXSH từ năm 2007, thực hiện 17 giải pháp v
ới nguồn vốn tự đầu tư
1,3 tỷ đồng, kết quả lượng điện tiêu thụ giảm 6%, tương đương với lượng

14

cắt giảm 1.300 tấn khí CO2 và 5 tấn bụi than. Công ty cổ phần giày Vĩnh
Phú áp dụng 22 giải pháp, tiết kiệm được 317 triệu đồng/năm, giảm 11,5
tấn chất thải rắn và 5% lượng điện tiêu thụ , cải thiện được môi trường
làm việc.
Ở Hà Nội, Hải Phòng, Ðà Nẵng, Bình Dương triển khai các giải pháp
SXSH đối với các ngành gốm sứ, chế biến mủ cao-su, giấy tái sinh, chế
bi
ến thủy sản, thép, dệt nhuộm cũng đạt nhiều kết quả khả quan. Cục
Bảo vệ môi trường nhận xét: việc triển khai SXSH tại các DN trong thời
gian qua cho thấy hiệu quả rõ ràng và dễ dàng xác định hơn nhiều so với
việc áp dụng các giải pháp quản lý môi trường khác. Hầu hết các DN khi
áp dụng SXSH đều giảm được từ 20% -30% lượng chất thải, riêng các
DN vừa và nhỏ tiết kiệm được trên 2 t
ỉ đồng/năm.
Theo Ngân hàng Thế giới, ngành công nghiệp nước ta đang nằm trong
nhóm đứng cuối thế giới về hiệu suất sử dụng năng lượng. Kết quả
nghiên cứu nhiều ngành công nghiệp như nhựa, sành sứ, xi măng cho
thấy nếu áp dung biện pháp SXSH, tiết kiệm năng lượng trong ngành
Công nghiệp có thể đạt tới trên 20- 30%, có thể giảm bớt chi phí tới
10.000 tỷ đồng/ năm.
N
ăm 2000, Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam đã công bố Tài liệu
hướng dẫn sản xuất sạch hơn, trong đó các khái niệm và ý tưởng về sản
xuất sạch hơn đã được đề cập, các ví dụ về cơ hội sản xuất sạch hơn, các
lợi ích của sản xuất sạch hơn và cách thực hiện đánh giá sản xuất sạch
hơn đã đượ
c chỉ rõ.
Năm 2003, tác giả Nguyễn Thị Bé Phúc đã công bố các khái niệm cơ
bản về sản xuất sạch hơn. Tác giả đã đánh giá sản xuất sạch hơn là một
công cụ quản lý, công cụ kinh tế có hiệu quả. Ngoài ra, sản xuất sạch hơn

còn là một công cụ bảo vệ môi trường có hiệu quả, có khả năng nâng cao

15
chất lượng sản phẩm và mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và môi
trường.
Năm 2005, Nguyễn Đình Huấn đã công bố giáo trình Sản xuất sạch
hơn, trong đó, các khái niệm cơ bản về sản xuất sạch hơn và phương pháp
tiến hành sản xuất sạch hơn đã được thảo luận và phân tích.
Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp – Bộ Công Thươ
ng, đã
phối hợp cùng các đơn vị khác xuất bản một số tài liệu có giá trị trong
lĩnh vực sản xuất sạch hơn ở Việt Nam, như: tài liệu hướng dẫn sản xuất
sạch hơn trong ngành bia – năm 2008; tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch
hơn trong ngành chế biến tinh bột sắn – năm 2008; và trong một số ngành
khác.
Triển vọng áp dụng SXSH của nước ta là r
ất tiềm năng. Trong khi áp
dụng rộng rãi SXSH trong công nghiệp, nhiều doanh nghiệp đầu tư công
nghệ sạch, nguyên liệu sạch cho sản xuất, để quá trình sản xuất ít sinh ra
hoặc không sinh ra chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm từ đầu nguồn. Nhiều DN
của Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera đã lựa chọn
nguyên liệu sạch, công nghệ sạch cho ra đời các sản phẩm cao cấp được
khách hàng trong và ngoài nước ư
a chuộng. Công ty CP ống sợi thủy tinh
Vinaconex, Công ty cổ phần vật tư ngành nước Viwapico sản xuất ống
dẫn nước sạch và ống nhựa chất lượng cao
Thủ tướng đã đặt ra các lộ trình “sạch hóa” các cơ sở sản xuất công
nghiệp từ nay đến năm 2015 và từ năm 2016 - 2020. Cụ thể, từ nay đến
năm 2015 sẽ có 25% cơ sở áp dụng kỹ thuật SXSH; các cơ sở
áp dụng

tiết kiệm được từ 5-8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 70% các Sở Công Thương có cán bộ
chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản
xuất công nghiệp. Từ năm 2016 đến năm 2020, sẽ có 50% cơ sở áp dụng
và mức tiết kiệm năng lượng; nguyên, nhiên, vật liệu đạt 8-13% đơ
n vị

16
sản phẩm. Trong thời gian này, 90% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận
chuyên trách về SXSH; 90% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên
trách đủ năng lực hướng dẫn về vấn đề SXSH.
Để đạt mục tiêu trên, 5 dự án lớn sẽ được các bộ, ngành, địa phương
phối hợp triển khai đến năm 2020. Đó là các dự án về nâng cao nhận
thức, năng lực; xây dựng, vận hành cơ sở dữ li
ệu và trang thông tin điện
tử; hỗ trợ kỹ thuật; hoàn thiện mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch;
hoàn thiện cơ chế chính sách về tài chính để tăng cường áp dụng SXSH
trong công nghiệp. Bên cạnh đó, nội dung SXSH được lồng ghép vào
chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp; mạng lưới cấp
giấy chứng nhận áp dụng SXSH trong công nghiệp cho các cơ sở sả
n xuất
công nghiệp theo nguyên tắc tự nguyện được xây dựng. Các viện nghiên
cứu, trường đại học sẽ tăng cường liên kết với cơ sở sản xuất công nghiệp
trong việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ phục vụ
SXSH trong công nghiệp. Nhà nước hỗ trợ tín dụng đối với các dự án
SXSH trong công nghiệp; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước đầu tư vào các hoạt động nghiên c
ứu, chuyển giao, ứng dụng
công nghệ thân thiện với môi trường phục vụ SXSH trong công nghiệp…













17
CHƯƠNG II: THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

1. Phương pháp tiến hành
- Tiến hành khảo sát điều tra một số cơ sở chế biến sữa điển hình
bằng hình thức phiếu điều tra khảo sát, đi thực địa và thu thập thông tin từ
các nguồn thống kê, quản lý nhà nước về ngành sữa
2. Kết quả khảo sát
- Kết quả khảo sát được thống kê và phân tích nhằm cung cấp cho
quá trình lựa chọn sản phẩm cụ
thể để xây dựng hướng dẫn, lựa chọn các
cơ hội và tiến hành thử nghiệm áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến
sữa.
3. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp điều tra, thống kê, phân tích số liệu.
- Phương pháp kế thừa, chọn lọc những phương pháp, tài liệu đã
nghiên cứu giai đoạn trước.
- Phương pháp tính toán bảo toàn khố
i lượng và phương pháp xử lý

số liệu.











18
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


1. Nội dung 1: Khảo sát tình hình chế biến sữa
Khảo sát hiện trạng sản xuất sữa tại một số cơ sở chế biến sữa có
tính chất đại diện và các sản phẩm sữa chủ yếu. Chọn ra 2 sản phẩm
chính để xây dựng hướng dẫn sản xuất sạch hơn.
Trong nội dung này, đề tài thực hiện khảo sát hiện trạng ngành
công nghiệp chế
biến sữa tại một số nhà máy có tính chất đại diện, các
sản phẩm sữa chủ yếu đang được sản xuất ở Việt Nam. Qua đó, lựa chọn
ra 2 loại sản phẩm chủ đạo để xây dựng hướng dẫn sản xuất sạch hơn.
Khảo sát qui trình công nghệ để đưa ra qui trình công nghệ sản xuất
chung.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế
biến sữa của
Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa

– hiện đại hóa đất nước, là nhân tố không thể thiếu trong cuộc sống, tiêu
dùng của con người. Do nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, hàng loạt
các công ty, nhà máy chế biến sữa đã được thành lập. Theo số liệu thống
kê của Tổng cục thống kê, năm 2000, cả nước mới chỉ có 13 công ty và
nhà máy chế biến sữa, con s
ố này đã tăng lên 49 công ty và nhà máy cho
đến năm 2006 và đến năm 2007 đã có 58 doanh nghiệp sản xuất sữa trên
toàn quốc. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 -2005 là
24,57%/năm, giai đoạn 2006-2006 tốc độ tăng là 21,95% /năm. Số liệu
tổng hợp thể hiện trong Bảng 3.1.
Sản phẩm sữa sản xuất ở Việt Nam khá phong phú, bao gồm sữa
tươi thanh trùng, sữa tiệt trùng (sản xuất từ
sữa tươi và sữa hoàn nguyên,
có bổ sung hoặc không bổ sung hương, phụ gia ), sữa chua đặc và sữa

19
chua uống…Ngoài ra còn có các sản phẩm khác như kem, pho-mai, bánh
sữa, kẹo sữa, sữa đậu nành…
Bảng 3.1 Số lượng doanh nghiệp sản xuất sữa tại Việt Nam
Tốc độ phát triển
(%/năm)
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
2001-2005 2006-2007

Số doanh nghiệp 13 39 49 58 24,57 21,95
(Tổng hợp nguồn Tổng cục thống kê)
So với sản lượng sản phẩm sữa toàn ngành năm 2000, đến năm
2008 sản lượng tất cả các sản phẩm đều tăng, cá biệt như sản phẩm pho-
mat tăng 60 lần, sữa tiệt trùng tăng 6 lần, sản phẩm bơ và sữa chua tăng
gần 3 lần, sữa đặc và kem tăng khoảng 1,7 lần. Số liệu chi ti
ết thể hiện
trong Bảng 3.2
Bảng 3.2 Sản lượng sản phẩm sữa Việt Nam
Sản lượng
Tăng bình quân
(% năm)
Sản phẩm Đơn vị
2000 2005 2007 2008
2001-
2005
2001-
2008
Sữa tươi tiệt
trùng
1000 lít 72.508 208.315 430.503 439.113 23,5 25,25
Sữa chua 1000 lít 27.524 60.675 75.093 80.349 17,13 14,33
Sữa bột các
loại
Tấn 40.078 49.924 40.127 46.500 4,49 1,88

Tấn

2 6,4 6,5 6 26,19 14,72
Pho-mat

Tấn

1,2 80,3 79 70 132,97 66,77
Kem các loại
Tấn

7.035 8.714 10.551 11.606 4,37 6,46
Sữa đặc có
đường
1000 hộp 227.2000 364.100 431.600 388.400 9,89 6,93
Các sản
phẩm sữa
khác
Tấn

- 1.681 17.888 18.000 - -
(Tổng hợp nguồn Tổng cục thống kê)
Theo số liệu thống kê điều tra, sữa tiệt trùng và sữa chua (bao gồm
cả sữa chua ăn và sữa chua uống) là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng
mạnh và ổn định cao. Trong cơ cấu và xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản

20
phẩm toàn ngành, đây vẫn là hai nhóm sản phẩm chủ lực. Đây là cơ sở để
lựa chọn sản phẩm điển hình cho xây dựng tài liệu hướng dẫn áp dụng
sản xuất sạch hơn.
Nhìn chung, các doanh nghiệp đều có sản phẩm chủ lực mang
thương hiệu riêng: Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) có hai nhãn
hiệu chủ lực là Vinamilk cho các sản phẩm sữa thanh trùng và tiệt trùng,
sữa chua, kem, pho-mat và Dielac cho s
ản phẩm sữa bột, Công ty TNHH

thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady Việt Nam có nhãn hiệu Dutch
Lady cho sản phẩm sữa bột và Yomost cho sản phẩm sữa chua. Công ty
cổ phần giống bò sữa Mộc Châu có nhãn hiệu Mộc Châu, Công ty cổ
phần sữa Quốc tế có nhãn hiệu Ba Vì cho sản phẩm sữa tươi tiệt trùng.
Công ty cổ phần sữa Hà Nội có nhãn hiệu IZZI…
Theo số liệu điều tra, năm 2008 sản lượng thự
c tế của các sản
phẩm sữa đặc có đường các loại của công ty cổ phần giống bò sữa Mộc
Châu đạt 197 ngàn lít và 11.552 ngàn lít sữa nước các loại. Dự kiến năm
2009, sữa đặc có đường các loại tăng lên 212 ngàn lít và 11.552 ngàn lít
sữa nước các loại. Trong đó, tập trung đầu tư cho chế sản phẩm sữa tiệt
trùng. Hiện tại, công suất của nhà máy đạt 40 tấn/ngày.
Theo số liệu thống kê c
ủa Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và
phát triển chăn nuôi, hiện nay, sữa tươi nguyên liệu nội địa cung cấp cho
ngành sữa Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 25-27% tổng nhu cầu nguyên
liệu sữa toàn ngành. Do dó, sử dụng sữa hoàn nguyên để sản xuất sản
phẩm sữa vẫn là xu hướng trong thời gian tới.
Số liệu điều tra tại nhà máy Yakult Việt Nam cho thấy, mỗi năm
nhà máy sử dụ
ng 12 tấn sữa bột, 75 tấn đường tinh luyện và 3 tấn đường
glucoza. Công suất sản xuất sữa chua năm 2008 đạt 275.3 ngàn lít/năm và
ước tính năm 2009 sẽ đạt 357.89 ngàn lít/năm.

21
Năm 2008, công ty TNHH thực phẩm F&N Việt Nam đã sản xuất
đạt 4.662 ngàn lít sữa nước các loại và 191 ngàn lít sữa chua các loại.
Trong đó công suất thực sản xuất sữa nước tiệt trùng đạt 3.710 ngàn
lít/năm và 150 ngàn chau sữa nước thanh trùng/năm.
Báo cáo kết quả điều tra tại công ty cổ phần sữa Việt Nam

(Vinamilk) cho thấy, năng lực sản xuất sữa tươi các loại năm 2008 đạt
147 triệu lít và 37 triệ
u lít sữa chua/năm. Dự kiến năm 2009 đạt 170 triệu
lít sữa tươi các loại và 48 triệu lít sữa chua.
Về qui mô sản xuất theo nguồn vốn, theo số liệu điều tra các doanh
nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2007 cho thấy: các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài có qui mô lớn nhất (trung bình 500 tỉ đồng/doanh
nghiệp), khu vực kinh tế ngoài nhà nước (trung bình 130 tỉ/doanh nghiệp)
và cuối cùng là khu vực kinh tế nhà nước (trung bình 98 t
ỉ/doanh nghiệp).
Về năng lực sản xuất, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
và Công ty TNHH thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady Việt Nam
chiếm tỉ trọng lớn trong tổng năng lực sản xuất của ngành: 87,26% năng
lực sản xuất sữa đặc; 76,45% năng lực sản xuất sữa bột; 75,29% năng lực
sản xuất sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng; và 75% năng lực sản xu
ất sữa
chua.
Về thực trạng trang thiết bị máy móc, hầu hết các nhà máy sữa
được đầu tư sau năm 1990 với qui mô đầu tư lớn, trang thiết bị máy móc
hoàn chỉnh và hiện đại. Các dây truyền đầu tư đồng bộ và công nghệ sữa
tiên tiến, chủ yếu trang thiết bị máy móc được nhập khẩu từ các nước có
nền công nghiệp chế biến và công nghệ thiết bị ngành sữa phát tri
ển như
Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Ý…dây truyền khép kín tự động hoặc bán tự
động. Các công ty có qui mô nhỏ và vừa chỉ nhập các thiết bị chính, còn
các thiết bị phụ trợ như bồn chứa sữa, hệ thống xử lý nước cấp, hệ thống
xử lý nước thải, hệ thống đường ống… thì mua của Trung Quốc, hoặc các

22
công ty trong nước (Công ty Cơ nhiệt điện Bách Khoa – Polyco; công ty

cổ phần cơ điện lạnh Eresson) cung cấp. Năm 2008, công ty cổ phần thực
phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood) đã đầy tư dây chuyền công nghệ
tự động hoàn toàn từ khâu vệ sinh, tiệt trùng lon đến khâu thành phẩm.
Nhìn chung, thiết bị máy móc và công nghệ của các nhà máy qui mô lớn
là tương đối tốt, hiện đại và đồng bộ, còn các nhà máy qui mô vừa và nhỏ
thì vẫn còn ch
ưa đồng bộ, thao tác thủ công nhiều. Do đó, qui trình công
nghệ bị ảnh hưởng bởi thao tác của công nhân vận hành. Cơ hội áp dụng
sản xuất sạch hơn ở các cơ sở này là rất tiềm năng.
Về công nghệ, giống như trên thế giới, sản xuất sữa tiệt trùng và
thanh trùng ở các nhà máy sữa ở Việt Nam có công nghệ tương đương
nhau. Với các sản phẩm sữa chua, Việt Nam áp d
ụng nhiều công nghệ
khác nhau bao gồm cả lên men tự nhiên từ các chủng vi khuẩn lactic, bổ
sung enzim, phụ gia…Ở các nhà máy lớn, hệ thống thiết bị hiện đại hỗ
trợ quá trình lên men tốt hơn với các thông số qui trình công nghệ được
điều khiển tự động. Các chủng lên men sữa chua, phụ gia của các công
ty là khác nhau và chủ yếu nhập từ các nước Pháp, Đan Mạch, Hà Lan để
tạo ra các hương vị sản ph
ẩm mang tính riêng biệt.
Về thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm, các công ty lớn làm tốt
hơn các công ty có qui mô vừa và nhỏ. Năm 1999, Vinamilk đã áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 và hiện đang áp
dụng phiên bản ISO 9001:2000. Công ty TNHH thực phẩm và nước giải
khát Dutch Lady đã được công nhận quản lý chất lượng theo ISO 9001
năm 2000 và HACCP năm 2002. Công ty cổ phần sữa Hà Nội nhận
chứng chỉ
ISO 9001:2000 và chứng chỉ HACCP năm 2004. Bên cạnh đó,
các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ thường tự công bố chất lượng theo
tiêu chuẩn cơ sở. Việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào còn ít

được kiểm soát, thậm chí không đạt tiêu chuẩn như đã công bố. Việc ghi

23
nhãn hiệu hàng hóa còn lập lờ giữa sữa tươi và sữa hoàn nguyên. Việc
kiểm tra chất lượng sản phẩm chỉ chủ yếu là Vệ sinh an toàn thực phẩm,
thành phần và chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm chưa được kiểm soát chặt
chẽ.
Về thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, các nhà máy lớn thực
hiện quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thự
c phẩm theo ISO
và HACCP thực hiện tốt. Tuy nhiên, với các cơ sở sản xuất qui mô vừa
và nhỏ công tác vệ sinh an toàn còn mất kiểm soát. Do hạn chế về trình
độ công nghệ và máy móc thiết bị nên công tác quản lý chất lượng còn
hạn chế. Hầu hết các cơ sở này chỉ có khả năng kiểm soát một số chỉ tiêu
cơ bản, các chỉ tiêu quan trọng như tồn dư kháng sinh, số tế bào soma…
trong sữa tươ
i gần như bỏ ngỏ. Sản phẩm sữa bột, phụ gia có nguồn gốc
từ Trung Quốc nhập khẩu có nguồn gốc hoặc không có nguồn gốc đều
chưa được kiểm soát tốt.
Về công tác bảo vệ môi trường, đặc trưng của ngành sữa là phát
thải một lượng lớn nước thải, chỉ một số ít các công ty có hệ thống xử lý
nước thải nhậ
p đồng bộ từ nước ngoài. Các nhà máy khác có hệ thống xử
lý do các cơ sở trong nước cung cấp, công nghệ còn nhiều hạn chế, chi
phí xử lý cao. Cá biệt có những cơ sở có hệ thống xử lý, nhưng chỉ hoạt
động cầm chừng, không triệt để, thậm chí nhiều cơ sở không có hệ thống
xử lý. Về chất thải rắn, chủ yếu là thuê các đơn vị ngoài vận chuyển và
x
ử lý. Về khí thải, với các nhà máy chế biến sữa, chủ yếu là từ hệ thống
lò hơi, công tác xử lý còn ít được quan tâm.







24
2. Nội dung 2: Đánh giá cơ hội và lựa chọn các giải pháp sản xuất
sạch hơn trong các nhà máy chế biến sữa
Trên cơ sở các thông tin thu nhận được từ quá trình khảo sát, tiến
hành đánh giá cơ hội và lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn trong
các nhà máy chế biến sữa.
2.1. Cơ hội SXSH ở các công đoạn chính
2.1.1. Các cơ hội SXSH liên quan đến khu vực tiếp nhận sữa t
ươi
Mô tả tóm tắt:

Sữa bò tươi được thu gom ở các trạm và vận chuyển về nhà máy
bằng hệ thống xe chuyên dụng. Một vài nhà máy chế biến sữa quy mô
nhỏ thường chứa đựng sữa vào các loại bình bằng nhôm hoặc inox
khoảng 25 – 50 lít. Sau khi tập trung về nhà máy, sữa được kiểm tra các
chỉ tiêu để đảm bảo an toàn chất lượng, sau đó lọc tách tạp nhiễm, phân
loại và chuyển vào kho bảo quản lạnh. Nguồn nguyên liệu
đầu vào và
dòng thải đầu ra tại khu vực tiếp nhận sữa nguyên liệu được trình bày
trong hình 1.
















Nước thải
Chất làm lạnh tổn thất
Sữa tổn thất
Sữa tươi nguyên liệu
Nhận sữa, làm sạch
và làm lạnh
Vệ sinh dụng cụ, thiết
bị chứa đựng
Kho bảo quản sữa
Nước
Đi

n
Nước
Chất tẩy rửa
Xút
Axit
Nước
Chất làm lạnh

Điện
Nước thải
Sữa tổn thất
Cặn thô…
Nước thải
Hình 1. Đầu vào và đầu ra của khu vực tiếp nhận sữa

×