Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới đến kinh doanh nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại lathuso

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.77 KB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***

ĐINH THỊ THÙY

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU THẾ
GIỚI ĐẾN KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG
TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI LATHUSO
Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

Hà Nội – Năm 2016


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Ảnh hưởng của biến động giá dầu thế
giới đến kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Sản xuất Thương mại LATHUSO”
là do tơi nghiên cứu và hồn thiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thường
Lạng. Tơi khơng sao chép cơng trình nghiên cứu từ bất kỳ tài liệu nào. Nếu có sai
phạm, tơi sẽ hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2016
Học viên
Đinh Thị Thùy

Page 1



Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

API

Viện dầu khí Mỹ

ACEA

Các nhà sản xuất ô tô Châu Âu

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

ATIGA

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

BKH

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BP


Dầu khí Anh

BVMT

Bảo vệ mơi trường

COP

Hội nghị của các bên

CP

Cổ phần

CST

Vụ Chính sách thuế

DEO

Dầu nhớt cho xe tải thương mại

DIFM

Phó thác cho người bán

DTY

Sợi xơ dài, sợi dún


EIA

Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng

EP

Cực áp

EU

Liên minh Châu Âu

FDI

Vốn đầu tư nước ngoài

FED

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

FOB

Miễn trách nhiệm trên boong tàu nơi đi

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTGT


Giá trị gia tăng

Hàm lượng HC

Hàm lượng hydrocacbon

HS

Hệ thống hài hịa mơ tả và mã hố hàng hố

ICE

Giao Dịch Liên Lục Địa

IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IO

Dầu nhớt công nghiệp

KCN

Khu Công nghiệp
Page 2


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG


KHCN&MT

Khoa học công nghệ và môi trường

MCO

Dầu nhớt cho xe gắn máy và mô tơ

MO

Dầu nhớt vận tải

NĐ-CP

Nghị định-Chính phủ

NYMEX

Sàn giao dịch hàng hóa – nguyên liệu

OCED

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

ODO

Đồng hồ đo quãng đường đã đi của xe

OEM


Nhà sản xuất phụ tùng gốc

OPU

Độ lên dầu

PAG

Dầu gốc tổng hợp cơ bản

PAO

Dầu tổng hợp toàn phần

PCMO

Dầu nhớt cho xe tải nhẹ và ơ tơ

PLC

Tổng cơng ty hóa dầu Petrolimex

POY

Sợi được định hướng một phần

SAE

Hiệp hội kỹ sư tự động hóa


SN

Dầu gốc trung tính

TCHQ

Tổng cục Hải quan

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTP

Hiệp định đối tác kinh tế xun Thái Bình Dương

TT-BTC

Thơng tư-Bộ Tài chính

TRC

Ủy ban Đường sắt Texas

UAE

Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất

UBTVQH


Ủy ban Thường vụ Quốc hội

US

Hoa Kỳ

USD

Đô la Mỹ

XNK-CN

Xuất nhập khẩu-Cơng nghiệp

WB

Ngân hàng thế giới

WTI

Ở phía Tây Texas

Page 3


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Danh mục sơ đồ, đồ thị


Trang

Đồ thị 2.1. Diễn biến giá dầu thô thế giới theo tháng giai đoạn 2011 – 2016

44

Đồ thị 2.2. Diễn biến giá bình qn dầu thơ thế giới giai đoạn 2011 – 2016

45

Đồ thị 2.3. Biến động giá và sản lượng cung – cầu dầu thô thế giới

46

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH SXTM LATHUSO

57

Danh mục bảng biểu
Biểu đồ 1.1. Dự trữ dầu mỏ thế giới theo khu vực năm 2015

21

Biểu đồ 1.2. Top 10 quốc gia dự trữ dầu mỏ lớn nhất trên thế giới năm 2015

22

Biểu đồ 2.4. Top 10 quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất trên thế giới năm 2015

49


Biểu đồ 3.1. Giá dầu thơ hịa vốn theo khu vực trên thế giới

74

Bảng 2.1. Top 10 quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất trên thế giới năm 2015

47

Bảng 2.2. Sản phẩm kinh doanh chính của cơng ty LATHUSO

55

Bảng 2.3. Sản phẩm kinh doanh của công ty LATHUSO

56

Bảng 2.4. Thống kê giá dầu gốc tính theo giá FOB ở Mỹ

59

Page 4


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................2
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU........................................................................4

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.................................................................8

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................14
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁ DẦU THẾ GIỚI VÀ THỊ
TRƯỜNG DẦU NHỚT VIỆT NAM........................................................................16
1.1. Dầu mỏ..............................................................................................................................16
1.1.1. Một số cách hiểu về dầu mỏ....................................................................................16
1.1.2. Một số đặc điểm về dầu mỏ.....................................................................................16
1.1.3. Phân loại dầu mỏ (dầu thô).....................................................................................17
1.2. Thị trường dầu mỏ thế giới...............................................................................................20
1.2.1. Tổng quan thị trường...............................................................................................20
1.2.2. Dịng chảy của dầu thơ trên thế giới.......................................................................23
1.3. Thị trường tài chính về hàng hóa dầu thơ.......................................................................24
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới giá dầu.................................................................................25
1.4.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới tổng cầu của dầu.....................................................25
1.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới tổng cung của dầu...................................................27
1.4.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới cả tổng cung – cầu của dầu....................................28
1.5. Ảnh hưởng của biến động giá dầu tới doanh nghiệp, quốc gia và trên toàn cầu..........30
1.5.1. Ở tầm quốc gia và toàn cầu.....................................................................................30
1.5.2. Ở tầm doanh nghiệp................................................................................................32
1.6. Tổng quan về thị trường dầu nhớt Việt Nam..................................................................33
1.6.1. Khái niệm.................................................................................................................33
1.6.2. Thị trường dầu nhớt Việt Nam.................................................................................34

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU THẾ
GIỚI ĐẾN KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI LATHUSO......................................................................................44
2.1. Phân tích diễn biến giá dầu thô thế giới..........................................................................44
2.1.1. Diễn biến giá dầu thô thế giới.................................................................................44
2.1.2. Diễn biến cung – cầu dầu thô..................................................................................46

Page 5


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

2.1.3. Nguyên nhân của biến động giá dầu trong thời gian qua.......................................49
2.2. Thế mạnh của công ty TNHH Sản xuất Thương mại LATHUSO.................................54
2.2.1. Thế mạnh về chất lượng và đa dạng sản phẩm.......................................................54
2.2.2. Chiến lược kinh doanh phù hợp..............................................................................56
2.2.3. Lợi thế trong mơ hình quản trị................................................................................57
2.2.4. Thế mạnh về mạng lưới phân phối..........................................................................58
2.3. Phân tích ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới đến kinh doanh nhập khẩu của
công ty TNHH Sản xuất Thương mại LATHUSO.................................................................59
2.3.1. Ảnh hưởng biến động giá dầu thế giới tới nhập khẩu sản phẩm của công ty.........59
2.3.2. Ảnh hưởng của biến động giá dầu thô thế giới tới giá tiêu thụ sản phẩm của công
ty LATHUSO......................................................................................................................60
2.3.3. Ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới tới cơ cấu sản phẩm của công ty.........61
2.4. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của giá dầu thô thế giới đến kinh doanh nhập khẩu của
công ty Sản xuất Thương mại LATHUSO và vấn đề đặt ra..................................................64
2.4.1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của giá dầu thô thế giới đến kinh doanh nhập khẩu
của công ty.........................................................................................................................64
2.4.2. Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh giá dầu thô thế giới thời gian qua.................65

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU THẾ GIỚI ĐẾN KINH DOANH
NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI LATHUSO
..................................................................................................................................... 74
3.1. Định hướng.......................................................................................................................74
3.1.1. Dự báo biến động giá dầu thô thế giới đến năm 2020............................................74
3.1.2. Xu hướng phát triển của thị trường dầu nhớt Việt Nam trong giai đoạn

tới.......................................................................................................................................77
3.1.3. Định hướng của công ty TNHH Sản xuất Thương mại LATHUSO trong thời gian
tới.......................................................................................................................................79
3.2. Giải pháp nhằm tăng khả năng thích ứng với biến động giá dầu thế giới đến kinh
doanh nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại LATHUSO...........................................80
3.2.1. Xác định được chiến lược kinh doanh với mục tiêu và cách thức thực hiện phù hợp
có thể dễ dàng ứng phó với mọi hồn cảnh.......................................................................81
3.2.2. Giải pháp nhằm cung cấp sản phẩm đạt chất lượng với giá cả phù hợp................81
3.2.3. Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm linh hoạt, tiếp cận sát tới người tiêu
dùng……………………………………………………………………………………...82
3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường............................................................84
3.2.5. Mơ hình quản trị hiệu quả.......................................................................................84
Page 6


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

3.3. Một số kiến nghị................................................................................................................85
3.3.1. Kiến nghị với công ty TNHH Sản xuất Thương mại LATHUSO.............................85
3.3.2. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước.............................................................................86
3.3.3. Những góp ý với người tiêu dùng............................................................................89

KẾT LUẬN................................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................92

Page 7


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***

ĐINH THỊ THÙY

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU THẾ GIỚI ĐẾN
KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT THƯƠNG MẠI LATHUSO

Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – Năm 2016

Page 8


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

Lý do và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Dầu mỏ hay dầu thô là nguồn năng lượng quan trọng trên thế giới, đáp ứng
33% nhu cầu tiêu dùng toàn cầu. Khoảng 88% dầu mỏ để sản xuất nhiên liệu dùng
trong ngành giao thông vận tải và 12% còn lại để tổng hợp thành những sản phẩm
không làm nhiên liệu nhưng được dùng trong nhiều ngành nông nghiệp, xây dựng và
công nghiệp khác, đem lại giá trị kinh tế khổng lồ. Vì vai trị to lớn và những ảnh
hưởng của nó, mà biến động từ giá dầu thô cũng sẽ tác động tới giá những hàng hóa
liên quan. Dầu thơ là hàng hóa tồn cầu nên sẽ chịu tác động từ những yếu tố cung –
cầu quốc tế, và các hàng hóa liên quan được sản xuất và chế biến từ dầu thô đương
nhiên cũng sẽ chịu những ảnh hưởng gián tiếp từ thị trường dầu thơ.

Giá dầu thơ được hình thành trên thị trường dầu mỏ (dầu thô) và những ai chi
phối, điều tiết được cung cầu thị trường sẽ là những người quyết định giá dầu thơ cao
hay thấp. Vì giá dầu thô luôn luôn dao động và diễn biến phức tạp do những phản ứng
khác nhau từ những quan điểm khác nhau của vô vàn người mua và người bán trên thị
trường. Những biến động hiện tại sẽ làm thay đổi cung cầu dầu và giá dầu dự kiến
trong tương lai. Nên điều quan trọng là cần nắm bắt trước giá dầu để giúp chính doanh
nghiệp kinh doanh sản phẩm từ dầu thơ có thể đưa ra những giải pháp ứng phó kịp
thời.
Trong thời gian qua, giá dầu thơ thế giới có những diễn biến bất ngờ khi bắt
đầu chu kỳ giảm sâu kể từ giữa năm 2014 đến nay và vẫn đang có những dấu hiệu
phục hồi chậm chạp, khi đã mất gần 50% giá trị và xuống mức thấp chỉ khoảng 30 –
40 USD mỗi thùng. Giá dầu thô duy trì ở mức thấp mang lại những bất lợi cho các
doanh nghiệp thượng nguồn tham gia vào khai thác và xuất khẩu dầu, nhưng sẽ mang
lại thuận lợi cho những doanh nghiệp hạ nguồn khi sản xuất và nhập khẩu những sản
phẩm từ dầu, trong đó có doanh nghiệp LATHUSO.
Chính vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tập trung phân tích những
ảnh hưởng từ biến động giá dầu thô thế giới trong thời gian qua đến tình hình kinh
doanh nhập khẩu những sản phẩm có nguồn gốc từ dầu thô của doanh nghiệp sản xuất
thương mại LATHUSO, đặt trong môi trường cạnh tranh trong ngành của các doanh
nghiệp khác và quản lý từ phía Nhà nước trên thị trường dầu nhớt Việt Nam. Để từ đó
nắm bắt những dự báo kịch bản giá dầu trong giai đoạn tới, nhằm giúp doanh nghiệp
Page 9


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

đưa ra một số giải pháp ứng phó để tận dụng được các lợi thế hoặc hạn chế được
những rủi ro. Bên cạnh đó là những kiến nghị cho Nhà nước để quản lý thị trường tốt
hơn nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp doanh nghiệp phát huy mọi khả
năng.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết của luận văn để làm nền tảng khi triển khai nghiên cứu và phân
tích thực trạng được đề cập trên 02 nội dung chính là, những vấn đề chung về giá dầu
thế giới và thị trường dầu nhớt Việt Nam.
Lý thuyết về giá dầu thô thế giới cần nêu lên những ý quan trọng. Đó là
(i) Giá dầu thơ thế giới khơng phải chỉ có một giá duy nhất, mà giá dầu thế giới được
tham chiếu trên rất nhiều thị trường dầu, nhưng chủ yếu là những thị trường mà tại đó
hình thành nên “giá dầu tiêu chuẩn”, nhất là theo giá dầu WTI, dầu Brent, giá giỏ dầu
thô OPEC. Và những quốc gia, khu vực mà khai thác, sản xuất và tiêu thụ lớn dầu sẽ là
nơi có các dịng thương mại xuất – nhập dầu chủ yếu chảy qua và cũng chính là những
người chi phối cung cầu dầu thô và quyết định tới giá dầu thế giới. Những chuẩn dầu
trên sẽ có những mã giao dịch trên thị trường tài chính, cụ thể biểu tượng giao dịch của
dầu thô Brent là UKOIL, và của dầu thô WTI là USOIL. Thị trường tài chính dầu thơ
sẽ mang đến cái nhìn tổng quan về ngành cơng nghiệp dầu thơ và dựa vào những chỉ
số trên thị trường này các nhà đầu tư, nhà sản xuất và nhà hoạch định chính sách sẽ
biết ngành công nghiệp dầu đang thuận lợi hay khơng, và có thể sử dụng để đánh giá
biến động giá dầu thô trong ngắn hạn và dài hạn.
(ii) Dầu thô phụ thuộc vào những xác chết ban đầu và yếu tố kim loại mà dầu hòa tan
khi chảy qua các lớp trầm tích, nên dầu thơ được khai thác và sản xuất ở những nơi có
địa chất khác nhau thì chất lượng của dầu cũng khác nhau và đó là lý do mà hình thành
nên những “chuẩn dầu thơ” của thế giới. Và dầu thô mà càng ngọt, nhẹ thì càng có
chất lượng cao và như thế giá cũng cao hơn so với những loại dầu thô khác.
(iii) Dầu thơ là hàng hóa tồn cầu, nên giá dầu thơ tham chiếu theo giá nhiều chuẩn
dầu thô được xác định dựa vào cung cầu dầu thô trên thị trường thế giới. Và những yếu
tố tác động đến thay đổi trong cung cầu dầu sẽ là những yếu tố làm thay đổi giá dầu
thô thế giới. Giá dầu thô liên tục dao động trong ngắn hạn vì sự ít co giãn của lượng
Page 10


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG


cung và lượng cầu so với sự thay đổi của giá; ảnh hưởng từ các thể thức thương mại
quốc tế về dầu mỏ trên các thị trường vật lý và thị trường chứng khoán làm cho giá
dầu vô cùng nhạy cảm và biến động mạnh. Còn nội dung tập trung nghiên cứu là trong
dài hạn, thì yếu tố quyết định mức giá sẽ là sự thay đổi trong chi phí sản xuất, cung
ứng và nhu cầu tiêu dùng.
(iv) Giá dầu thô thế giới biến động tạo ra ảnh hưởng vừa tích cực và tiêu cực ở tầm
quốc gia – toàn cầu và doanh nghiệp. Nhìn chung, nếu giá dầu tăng cao thì sẽ khơng có
lợi cho nền kinh tế tồn cầu, và ngược lại nếu giá dầu giảm sẽ tốt cho nền kinh tế tồn
cầu. Theo tính tốn của Ngân hàng Thế giới (WB), mỗi lần giá dầu giảm 30%, sẽ kéo
kinh tế thế giới tăng trưởng 0,5%. Nếu giá dầu thế giới tăng cao sẽ có lợi đối với
những quốc gia xuất khẩu khi phần lớn thu ngân sách phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu
thơ và có lợi cho những doanh nghiệp thượng nguồn là những doanh nghiệp khai thác
dầu thô. Trong khi đó, nếu giá dầu thơ ở mức thấp lại có lợi đối với những nước nhập
khẩu lớn dầu để tiêu thụ vì chi phí mua dầu giảm và những doanh nghiệp hạ nguồn sản
xuất, chế biến và nhập khẩu những sản phẩm có nguồn gốc từ dầu thơ.
Lý thuyết thị trường dầu nhớt Việt Nam tập trung đề cập đến những nội dung là
(i) Thị trường dầu nhớt khác với thị trường xăng dầu. Thị trường xăng dầu là những
sản phẩm dùng làm nhiên liệu, còn thị trường dầu nhớt là nơi kinh doanh những sản
phẩm dầu mỡ bôi trơn – những sản phẩm khơng làm nhiên liệu, có cơng dụng giúp bơi
trơn máy móc, thiết bị của động cơ trong các phương tiện vận tải và trong ngành công
nghiệp giúp chúng vận hành hiệu quả. Nhưng chỉ tập trung nghiên cứu vào những sản
phẩm dầu mỡ bôi trơn phổ biến hiện nay, tức là được pha chế từ nguyên liệu gốc là
dầu thô, hay là những sản phẩm có thành phần dầu thơ trên 70% đã được Nhà nước
quy định.
(ii) Nhân tố tham gia vào thị trường, bên phía cầu là người tiêu dùng và những doanh
nghiệp trong ngành cơng nghiệp ít hiểu biết về sản phẩm, cịn phía cung có sự tham
gia của hơn 100 nhãn hiệu đã xuất hiện tại thị trường trong nước. Thị trường dầu nhớt
hiện nay gần như do các doanh nghiệp dẫn dắt, và thị phần rơi vào một nhóm những
thương hiệu lớn chủ yếu từ nước ngoài. Trong điều kiện, Nhà nước quản lý thị trường

không chặt chẽ khi vẫn giá và chất lượng sản phẩm vẫn thả nổi, không kiểm soát.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể là: Phương pháp tổng hợp,
Page 11


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

thống kê, phân tích, so sánh và dự báo dựa trên:
(i) Những báo cáo, bài viết của các tổ chức, cơ quan, nhà phân tích quốc tế như báo
cáo thường niên của tập đồn BP – Anh, báo cáo phân tích từ Cơ quan quản lý thông
tin năng lượng Mỹ (EIA), hệ thống tiêu chuẩn của Viện dầu khí Mỹ (API), báo cáo của
OPEC. Một số bài viết của các chuyên gia Mỹ, một số bài viết phân tích trên Market
Realist.
(ii) Kết hợp với thông tin từ cơ quan Nhà nước như Bộ Tài chính, Tổng cục hải quan;
một số doanh nghiệp dầu nhớt như Total, Shell, Castol; tổ chức Việt Nam như hiệp hội
dầu nhớt mà có liên quan tới nội dung nghiên cứu và một số thống kê, báo cáo từ
doanh nghiệp TNHH Sản xuất Thương mại LATHUSO.
Một số kết quả đạt được
Luận văn đã phân tích ảnh hưởng từ biến động giá dầu thô thế giới đến hoạt
động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Sản xuất Thương mại LATHUSO và đề
ra một số giải pháp nhằm ứng phó trước sự biến động giá dầu thế giới. Đồng thời, đưa
ra những đánh giá vai trò quản lý Nhà nước trên thị trường dầu nhớt và đề xuất thực
thi một số chính sách nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn trước bối cảnh
giá dầu thế giới có nhiều biến động.
Kết quả phân tích ảnh hưởng của giá dầu thơ đến doanh nghiệp Sản xuất
Thương mại LATHUSO đã cho thấy sự phù hợp với lý thuyết là doanh nghiệp kinh
doanh nhập khẩu những sản phẩm có nguồn gốc từ dầu thơ sẽ được hưởng lợi trong
bối cảnh giá dầu thế giới ở mức thấp. Tuy nhiên, cũng xuất hiện một số vấn đề từ phía
doanh nghiệp và Nhà nước đã hạn chế phần nào lợi ích có được, cũng như cơ hội mà
doanh nghiệp tận dụng. Một số vấn đề tìm ra là

(i) Thương hiệu sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu chưa phổ biến
nhiều tại thị trường trong nước
(ii) Phân khúc chủ lực của doanh nghiệp là dầu mỡ bôi trơn công nghiệp, nhưng phân
khúc dầu động cơ tỷ trọng còn thấp
(iii) Hệ thống phân phối còn nặng tính truyền thống, chưa đa dạng và hiện đại, chưa
tiếp cận sát tới khách hàng ở quy mô lớn, vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực Đông bắc.

Page 12


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

(iv) Nhà nước quản lý chưa chặt khi thả nổi giá sản phẩm, chưa giám sát và kiểm tra
chất lượng sản phẩm, cũng như còn bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước như sản
xuất dầu nhớt nội địa, sản xuất ô tô.
Luận văn cũng đề ra một số giải pháp và đưa ra một số kiến nghị trong thời gian tới
(i) Xây dựng được chiến lược kinh doanh với mục tiêu phù hợp
(ii) Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm linh hoạt, tiếp cận sát tới người tiêu dùng
(iii) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường
(iv) Tạo dựng một mô hình quản trị hiệu quả
Về phía Nhà nước
(i) Cần xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn, quy định về sản phẩm và cơ sở hạ tầng,
nhân lực để triển khai hệ thống quy định trên để quản lý giá và chất lượng dầu nhớt
trên thị trường
(ii) Ổn định kinh tế vĩ mơ
(iii) Tiếp tục cải thiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Page 13



Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dầu mỏ (dầu thô) là nguyên liệu sản xuất ra nhiều sản phẩm, trong đó có dầu gốc
dùng để pha chế dầu mỡ bơi trơn. Vì vậy những thay đổi giá dầu trên thị trường dầu
mỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới giá dầu gốc và giá những sản phẩm pha chế từ dầu gốc theo
hướng tỷ lệ thuận với nhau. Giá dầu thơ tăng thì giá dầu gốc tăng sẽ dẫn tới giá nhớt
tăng và ngược lại, dầu giảm thì nhớt chắc chắn sẽ giảm theo.
Trong thời gian qua, giá dầu thô diễn biến bất thường và hiện vẫn duy trì ở mức
thấp. Và sự sụt giảm giá dầu thô chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới kinh doanh nhập khẩu sản
phẩm dầu mỡ nhờn của doanh nghiệp TNHH Sản xuất Thương mại LATHUSO. Việc
phân tích những tác động từ thay đổi giá dầu thô thế giới tới doanh nghiệp sẽ giúp
đánh giá khả năng tận dụng cơ hội của doanh nghiệp, và đề xuất những giải pháp ứng
phó trong tương lai. Trước tình hình đó, đề tài “Ảnh hưởng của biến động giá dầu thế
giới đến kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Sản xuất Thương mại LATHUSO”
được chọn để nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu
Cho đến nay, có ít đề tài nghiên cứu về biến động giá dầu thơ thế giới và càng ít
luận án, luận văn nghiên cứu về thị trường dầu nhớt hay những doanh nghiệp kinh
doanh nhập khẩu sản phẩm dầu mỡ nhờn. Nhất là, chưa có nghiên cứu nào về đề tài
ảnh hưởng của giá dầu thế giới đến kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Sản xuất
Thương mại LATHUSO. Cơng trình nghiên cứu tiêu biểu có thể liên quan tới đề tài là:
Luận văn thạc sỹ “Biến động giá dầu mỏ thế giới hiện nay và hàm ý chính sách
cho Việt Nam (2007)” - Trần Thị Hải Yến: phân tích thực trạng cũng như tác động của
biến động giá dầu mỏ thế giới hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị, hàm ý về chính
sách của Việt Nam nhằm giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi từ biến động giá dầu mỏ
đến nền kinh tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu phân tích ảnh hưởng từ biến động giá

Page 14


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

dầu thô thế giới đến kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp TNHH Sản xuất Thương
mại LATHUSO và từ đó đưa ra những giải pháp ứng phó với những kịch bản giá dầu
trong tương lai và một số kiến nghị với Nhà nước về quản lý thị trường dầu nhớt Việt
Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của giá dầu thế giới đến kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH

Sản xuất Thương mại LATHUSO
4.2.

Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới đến

kinh doanh nhập khẩu sản phẩm dầu cơng nghiệp và dầu động cơ có nguồn gốc từ dầu
thô của công ty TNHH Sản xuất Thương mại LATHUSO giai đoạn 2011 – 2016 và
đưa ra một số giải pháp, kiến nghị cho công ty và Nhà nước trong thời gian tới.
5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm những chương chính sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về giá dầu thế giới và thị trường dầu nhớt Việt
Nam
Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới đến kinh doanh
nhập khẩu của công ty TNHH Sản xuất Thương mại LATHUSO

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm tăng khả năng thích ứng với biến động
giá dầu thế giới đến kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Sản xuất Thương mại
LATHUSO

Page 15


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁ DẦU THẾ GIỚI VÀ THỊ
TRƯỜNG DẦU NHỚT VIỆT NAM
1.1.

Dầu mỏ

1.1.1. Một số cách hiểu về dầu mỏ
- Dầu mỏ có rất nhiều tên, nhưng tên thông dụng nhất trong tiếng anh là
Petroleum nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, Petr nghĩa là đá, Oileum nghĩa là mỡ, mỡ đá –
tên gọi này xuất phát từ nguồn gốc người ta tìm thấy dầu mỏ trong các vùng đá. Hay từ
Rock Oil cũng có nghĩa là Dầu Mỏ.
Ngồi ra, còn một số tên gọi khác như: Black Gold – một từ lóng, nghĩa là vàng đen,
hay Naphtha xuất phát từ ngơn ngữ Ba Tư, naft hay nafátá có nghĩa là chảy.
- Dầu thô (Crude Oil) cũng được coi là dầu mỏ, chỉ loại dầu mới được khai thác
từ mỏ lên chưa qua một quá trình chế biến (lọc dầu và hóa dầu) nào.
1.1.2. Một số đặc điểm về dầu mỏ
- Dầu mỏ là hoá chất hữu cơ, hợp chất của hydrocarbon, nằm sâu trong vỏ Trái
đất. Có nhiều cách giải thích khác nhau về dầu mỏ, nhưng theo giả thuyết được nhiều
nhà khoa học đồng tình nhất, dầu mỏ chính là xác chết tiêu thụ và phân hủy từ vô số
những sinh vật cổ đại (bao gồm động vật và thực vật) sống hàng triệu triệu năm trước.
Ở những nơi khác nhau có các loại dầu mỏ khác nhau, phụ thuộc vào những xác chết

ban đầu và yếu tố kim loại mà dầu hòa tan khi chảy qua các lớp trầm tích. Bởi vậy, dầu
mỏ được cho là nguồn ngun liệu hóa thạch khơng tái tạo lại được, tức là có khả năng
cạn kiệt.
- Khoảng 88% dầu mỏ (dầu thô) để sản xuất nhiên liệu dùng trong ngành giao
thơng vận tải – sản phẩm từ q trình lọc dầu, bằng cách tách các hidrocacbon ở các
nhiệt độ khác nhau, chẳng hạn ta có: xăng (ở nhiệt độ dưới 180°C); dầu lửa (từ 180°C
- 250°C); dầu diezen (nhiệt độ 250°C - 350°C);....
12% còn lại được dùng tạo ra sản phẩm từ q trình hố dầu – q trình tiếp
theo sau của quá trình lọc dầu. Những sản phẩm lọc dầu sẽ qua một q trình hóa học
sâu, con người tổng hợp ra các loại sản phẩm như: dung môi, phân bón hố học, nhựa,
thuốc trừ sâu, nhựa đường…
Từ những giá trị kinh tế khổng lồ mang lại ở trên mà dầu mỏ được gọi là “vàng
Page 16


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

đen” còn dầu mỏ thật ra khơng phải màu đen tuyền, đó là chất lỏng có màu nâu sẫm
hoặc hơi ngả màu lục.
- Muốn khai thác dầu mỏ, đầu tiên phải đi tìm điểm tập trung của dầu mỏ, tức là
mỏ dầu. Và bằng những kỹ thuật hiện đại, người ta sẽ tiến hành khoan các mỏ dầu để
lấy dầu (dầu thơ), sau đó tiến hành q trình chế biến (lọc dầu – hóa dầu).
1.1.3. Phân loại dầu mỏ (dầu thô)
Ngày nay, dầu mỏ được khai thác từ rất nhiều mỏ khác nhau, chúng phân bố ở
những nơi rất khác nhau về đặc điểm địa lý tự nhiên, bởi vậy mỗi loại dầu thô ở mỗi
mỏ đều có sự khác biệt nhất định. Để phân loại giá trị của dầu mỏ, người ta dựa vào
nhiều tiêu chí khác nhau.
1.1.3.1.

Theo tỷ trọng và độ nhớt tương đối

Người ta dùng tỷ trọng và độ nhớt tương đối để phân ra “dầu nhẹ”, “trung

bình”, “dầu nặng”. Dầu nhẹ thường có giá trị cao hơn so với dầu nặng. Thông thường
xác định tỷ trọng dầu thô qua “trọng lực API” – thang phản ánh tỷ trọng của dầu thơ,
nước hoặc khí thiên nhiên. API là viết tắt của cụm từ American Petroleum Institute –
Viện dầu khí Mỹ.
Anh, Mỹ thường dùng S.G60/60°F, tức là tính trọng lực API theo trọng lượng
riêng của chất đó ở 60°F. Trong khi đó, Nhật Bản áp dụng S.G 15/4°C; Trung Quốc và
một số quốc gia ở Châu Âu dùng D20/4°C.
1.1.3.2.

Theo hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu

Dựa vào hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu mà phân ra “dầu ngọt”, “dầu chua”.
Dầu thô ngọt chứa 0,5% lưu huỳnh hoặc ít hơn, và dầu thô chua chứa khoảng 1% lưu
huỳnh và phải mất nhiều cơng đoạn hơn để có thể sản xuất nó theo các thơng số hiện
hành. Nói chung, dầu thơ càng nặng, hàm lượng lưu huỳnh của nó càng lớn. Lưu
huỳnh dư thừa được lấy ra từ dầu thơ trong q trình tinh chế, nên oxit lưu huỳnh thải
vào khơng khí trong q trình đốt dầu là một chất gây ơ nhiễm lớn.
Những chỉ tiêu này thường được gọi là “chỉ tiêu thương mại”. Tóm lại, dầu thơ
được chia thành hai loại nhẹ và nặng căn cứ vào trọng lượng API có trong dầu, cũng
như ngọt và chua, căn cứ vào hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu. Dầu mỏ của Việt
Nam thuộc loại dầu nhẹ, ngọt. Giá dầu của Việt Nam cũng vì thế mà có giá cao hơn
giá dầu của một số nước khác.
Page 17


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

1.1.3.3.


Theo khu vực mà dầu thô được khai thác
Ngành công nghiệp dầu mỏ phân chia dầu thơ theo khu vực mà nó được khai

thác nhằm xác định cơng thức tính giá các loại dầu thô hiện nay, là dựa trên giá các
loại dầu chuẩn, bao gồm các loại dầu thô tiêu chuẩn thế giới sau (tính theo thùng dầu,
một thùng có thể tích 42 US gallon ~ 158,9873 lít).
-

Dầu West Texas Intermediate (WTI)
Dầu thơ West Texas Intermediate (WTI) khai thác ở Tây Texas, miền Trung

Tây Hoa Kỳ, và khu vực vùng vịnh (Gulf Coast), nhiên liệu chất lượng cao và được
sản xuất tại Hoa Kỳ. Dầu WTI được đưa đến trung tâm lọc dầu Cushing, Oklahoma
(Bắc Mỹ) để chế biến và đây là nơi quy định mức giá dầu thô WTI hằng ngày.
Loại dầu thơ này có chất lượng rất cao, ngọt, nhẹ hơn so với dầu thô Brent và
được dùng làm dầu chuẩn để tính giá các loại dầu thơ khác trên thế giới. Dầu WTI
được gọi là dầu ngọt do chứa hàm lượng lưu huỳnh là 0,24% (thấp hơn so với các loại
dầu khác: Brent là 0,37%) và được gọi là dầu nhẹ do trọng lượng API của nó là 39.6
độ (so với Brent là 38.06 độ).
-

Dầu Brent
Dầu mỏ Châu Âu, Châu Phi, tây Trung Cận Đông xuất sang Châu Âu, được

đánh giá theo giá dầu của nhóm dầu Brent. Dầu Brent, gồm 15 mỏ, là loại dầu thô
được khai thác từ hệ thống mỏ Brent và Ninian nằm trong trũng lòng chảo Đông
Shetland trên biển Bắc, được phối trộn chung thành Brent tại kho Sullom Voe, đảo
Shetland. Đây cũng là một loại dầu thô chất lượng cao, ngọt, nhẹ ở vùng Biển Bắc là
vùng biển Đại tây dương giữa Anh quốc và các xứ Bắc Âu, như Na Uy, Thụy điển,

Đan mạch...
-

Giỏ dầu thô OPEC (OPEC Basket)
Giỏ OPEC, bao gồm hỗn hợp của dầu thô nặng và nhẹ được khai thác bởi các

quốc gia trong khối OPEC, dầu này nặng hơn cả Brent và WTI.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, viết tắt OPEC (Organization of the Petroleum
Exporting Countries). Tổ chức này gồm 12 quốc gia, trong đó có 06 nước thuộc khu
vực Trung Đông là Ả rập Xê-út, Iran, I-rắc, Cô-oét, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống
nhất (UAE), Quatar; và 04 quốc gia ở Châu Phi là Lybia, Nigeria, Algeria, Angola;
còn lại 02 quốc gia ở Trung – Nam Mỹ là Venezuela và Ecuador.
Page 18


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

Tổ chức này thành lập năm 1960 trong hoàn cảnh thị trường dầu mỏ thế giới lúc bấy
giờ được thống trị bởi “7 chị em” gồm 07 doanh nghiệp dầu mỏ lớn là: Anglo –
Persian Oil Company (BP); Gulf Oil; Standard Oil of California; Texaco (giờ là
Chevron); Royal Dutch Shell; Standard Oil of New Jersey (được biết đến dưới tên
Esso); Standard Oil Company of New York (giờ là Exxon Mobil). Những công ty này
từng kiểm soát gần 85% trữ lượng dầu của thế giới trong giai đoạn 1940 – 1970.
Nhóm này đã tìm cách loại bỏ các đối thủ cạnh tranh để họ có thể kiểm sốt thị trường
dầu thơ. Trong bối cảnh đó, OPEC được thành lập để thống nhất và điều phối chính
sách dầu để từ đó đảm bảo lợi ích lâu dài cho các thành viên trong khối. Sự ảnh hưởng
ngày càng mạnh mẽ của OPEC đã dẫn đến sự suy thoái của 07 chị em.
Từ những năm 1970, OPEC nắm giữ khoảng 50% thị phần trong sản xuất dầu
thơ tồn cầu. Với việc nắm giữ thị phần lớn đã giúp tổ chức này có năng lực chi phối
giá dầu thơ bằng việc tăng giảm sản lượng sản xuất, thông qua điều chỉnh hạn ngạch

khai thác dầu lửa của các nước thành viên.
Hội nghị các bộ trưởng phụ trách năng lượng và dầu mỏ thuộc OPEC được tổ
chức hai lần mỗi năm, nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề ra các biện pháp phù
hợp để bảo đảm việc cung cấp dầu. Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau theo
nguyên tắc xoay vòng làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ.
-

Dầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Ngồi những chuẩn dầu kể trên thì những chuẩn dầu sau đây thường được dùng

làm chuẩn cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
+ Dầu Dubai – Oman
Trên cơ sở dầu chua, 2 loại dầu thô này là nhóm dầu được khai thác từ các
nước vùng Trung Cận.
+ Dầu thô Tapis (Malaysia)
Trên cơ sở dầu ngọt nhẹ, là nhóm dầu được khai thác từ Malaysia, sử dụng làm
chuẩn cho loại dầu nhẹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Viễn Đơng).
+ Dầu thơ Minas (Indonesia)
Dầu này được khai thác từ Indonesia, dùng làm tham chiếu cho loại dầu nặng ở
Viễn Đông.

Page 19



×