Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.02 KB, 63 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời kỳ hiện nay, thời kỳ hội nhập thời kỳ đất nước đang tiến lên sự nghiệp hóa Công
nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Dân số một vấn đề đang được quan tâm không chỉ ở Việt
Nam mà với các quốc gia trên toàn thế giới. Dân số nảy sinh lên rất nhiều vấn đề trong đó lực
lượng lao động và việc làm là vấn đề bức xúc và cần được giải quyết ngay tại tất cả các quốc gia
trên thế giới không riêng gì đất nước Việt Nam chúng ta.
Tại Việt Nam có tới 80% dân số và 70% lao động sống và làm việc tại nông thôn. Trên
địa bàn cả nước có đến 6 – 7 triệu lao động dư thừa, không có việc làm thường xuyên, trong đó
có 50% lao động có việc làm từ 4 – 5 tháng/năm. Hàng năm lao động cả nước tăng từ 3,4 –
3,5%, trong đó nguồn lao động nông thôn đã tăng nửa triệu. Cùng với sự tăng dân số và quá
trình đô thị hóa ngày càng cao nên đã dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bình quan trên đầu
người giảm xuống, xảy ra tình trạng đất chật người đông, thiếu việc làm là một điều tất yếu.
Thực trạng này đã và đang là rào cản chính đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân
trí, phát triển nền giáo dục, bên cạnh đó một mối lo không nhỏ đó là phát sinh thêm nhiều tệ nạn
xã hội.
Nhà nước từ lâu đã có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
chuyển dần lao động nông thôn sang nghề dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp. Do chịu ảnh
hưởng bởi nhiều nguyên nhân vì thế mà quá trình chuyển đổi này đã diễn ra một cách chậm
chạp. Vì vậy thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn cần được quan tâm,
nghiên cứu và tìm ra các biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn lao động nói chung và nguồn lao
động nông thôn nói riêng một cách hiệu quả, đồng thời các biện pháp đó phải mang tính lâu dài
để phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.
Mỗi vùng kinh tế có những đặc thù riêng biệt về mọi mặt vì thế việc nghiên cứu phải gắn
sát với sự phát triển của địa bàn nghiên cứu để có thể đưa ra những giải pháp, chính sách hiệu
quả giải quyết việc làm cho lao động mỗi vùng miền.
Khánh Vĩnh là một huyện miền núi thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Là huyện có địa bàn
khá rộng và phức tạp, địa hình hiểm trở nằm ở đầu nguồn của sông Cái Nha Trang – Khánh Hòa.
Là huyện có diện tích rừng rất lớn, có những tiềm năng du lịch văn hóa lịch sử lâu đời và nền
công nghiệp chế biến lâm sản. Nhiều năm qua mặc dù nền kinh tế có những chuyển biến tích cực
1


đáng kể xong trong những năm gần đây tệ nạn xã hội của huyện có chiều hướng tăng. Theo cơ
quan co thẩm quyền phần lớn các đối tượng vi phạm chủ yếu là những người không có việc làm
chủ yếu là ở nông thôn. Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho lao động các vùng nông thôn nói
riêng và lao động của toàn huyện nói chung đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho chính quyền
huyện Khánh vĩnh.
Từ thực trạng trên em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Thực trạng và một số
biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh
Hòa”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động ở
huyện Khánh Vĩnh và đề xuất biện pháp nhằm sử dụng nguồn lao động một cách hiệu quả.
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng lao động và việc làm tại nông thôn.
Nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở
huyện Khánh Vĩnh và đề xuất biện pháp nhằm sử dụng nguồn lao động ở nông thôn tại huyện
Khánh Vĩnh một cách hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng lao động nông thôn tại huyện Khánh
Vĩnh.
Nghiên cứu sự phát triển các ngành nghề kinh tê ở nông thôn và nguồn lao động nông
thôn Tại huyện Khánh Vĩnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện bằng phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm, trao đổi, phân
tích, phong vấn, quan sát…
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng lao động và việc giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh.
5.2. Phạm vi không gian
Nghiên cứu tài liệu tại huyện Khánh Vĩnh.
2

5.3. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2005
– 2010.
Đề xuất biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh giai
đoạn (2011 – 2012).
Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2011 đến 5/2011.
3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ Ở NÔNG THÔN
1.1. Một số khái niệm và đặc điểm liên quan
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về việc làm và thất nghiệp ở nông thôn
1.1.1.1. Việc làm
Bộ luật lao động năm 1994 được bổ sùn sửa đổi năm 2002, 2006, 2007 quy định: “Mọi
hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”
Như vậy hoạt động việc làm là một hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, tạo
thu nhập hoặc lợi ích cho cá nhân, gia đình người lao động hoặc một cộng đồng nào đó. Với
cách hiểu này đã tạo thuận lợi cho việc tạo việc làm và giải quyết việc làm cho nhiều đối tượng
lao động. Từ đó người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết để tạo việc làm
và tự do thuê mướn lao động theo qui định của pháp luật Nhà nước, để tạo việc làm cho bản thân
mình cũng như việc thuê mướn lao động trong thị trường lao động.
1.1.1.2. Thất nghiệp
Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2002 qui định:
“Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc
làm”.
Như vậy có thể hiểu thất nghiệp là tình trạng không có việc làm, không mang lại thu nhập
cho người lao động còn trong độ tuổi lao động đang muốn tham gia lao động. Một người được
xem là có việc làm nếu người đó sử dụng hầu hết tuần trước đó để làm công việc được trả lương.
Một người được xem là thất nghiệp nếu người đó tạm thời nghỉ việc, đang tìm việc hoặc đang
đợi ngày bắt đầu làm việc mới. Người không thuộc hai diện trên , chẳng hạn là học sinh dài hạn,

người nội trợ hoặc nghỉ hưu không nằm trong lực lượng lao động.
1.1.1.3. Đặc điểm của việc làm ở nông thôn
Ở nông thôn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ) thường bắt nguồn từ kinh tế hộ gia đình. Các thành viên trong hộ gia
đình có thể tự chuyển đổi, thay thế để thực hiện công viêc của nhau. Vì thế mà việc chú trọng
thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế khác nhau của kinh tế hộ gia đình là một trong những
biện pháp tạo việc làm hiệu quả.
4
Khả năng thu hút lao động trong các hoạt động trồng chọt, chăn nuôi với các cây trồng
vật nuôi khac nhau sẽ khác nhau, đồng thời kéo theo thu nhập lúc đó cũng có sự khác nhau rõ
rệt, vì thế mà việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thu hút nhiều lao động
cũng là biện pháp tạo thêm việc làm ngay bên trong sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là một hoạt động phi nông nghiệp với một số
nghề thủ công mỹ nghệ được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong từng hộ gia đình, dòng
họ, làng, xã dần dần hình thành những làng nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm hàng hóa
tiêu dùng dộc đáo vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng cho từng
cộng đồng, vùng miền trên đất nước.
Việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có: Đất đai, cơ sở hạ
tầng (giao thông, thủy lợi, các hoạt dộng cung ứng giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh…). Hoạt
động dịc vụ nông thôn bao gồm các hoạt động đầu vào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp –
lâm nghiệp – ngư nghiệp và các mặt hàng nhu yếu phẩm cho đời sống dân cư nông thôn, là khu
thu hút đáng kể lao động nông thôn và tạo ra thu nhập cao cho lao động.
Ở nông thôn, có một lớn công việc không định trước được thời gian như: Trông nhà,
trông con, cháu, nội trợ, làm vườn… có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc tăng thêm thu nhập
cho gia đình. Thực chất đây cũng là việc làm có khả năng tạo thu nhập và lợi ích đáng kể cho
người lao động.
Tóm lại, sản xuất nông nghiệp là lình vực tạo việc làm truyền thống và thu hút nhiều lao
động của nông dân tại các vùng nông thôn, nhưng diện tích đất đai canh tác giảm đã hạn chế khả
năng giải quyết việc làm tỏng nông thôn. Hiện nay, những việc làm tỏng nông thôn chủ yếu là
những công việc đơn giản, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao với tư liệu sản xuất chủ yếu là đất

đai và công cụ cầm tay, dễ dàng sử dụng, học hỏi và chia sẻ. Vì thế mà khả năng thu hút lao
động cao, tuy nhiều sản phẩm được làm ra với chất lượng thấp, mẫu mã không mát mắt người
tiêu dùng, năng suất lao động thấp từ đó đã làm cho thu nhập bình quân của lao động tại các
vùng nông thôn thấp, dẫn đến tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực thành thị.
1.1.1.4. Phân loại việc làm và thất nghiệp ở nông thôn
a. Phân loại việc làm ở nông thôn
Căn cứ theo thời gian thực hiện công việc, việc làm được chia thành 3 loại:
5
Việc làm ổn định và việc làm tạm thời: Căn cứ vào số thời gian có việc làm thường
xuyên trong một năm.
Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: Căn cứ vào số giờ thực hiện
công việc trong tuần.
Việc làm chính và việc làm phụ: Căn cứ vào khối lượng thời gian hoặc mức độ thu
nhập trong việc thực hiện công việc nào đó.
b. Phân loại thất nghiệp ở nông thôn
Căn cứ vào thời gian mà thất nghiệp được phân chia thành các loại như sau:
Thất nghiệp dài hạn là thất nghiệp liên tục từ 12 thnags trở lên tính từ ngày có dăng ký
thất nghiệp hoặc thời điểm điều tra trở về trước.
Thất nghiệp ngắn hạn là thất nghiệp dưới 12 tháng trở xuống tính từ thời điểm đăng
ký thất nghiệp hoặc thời điểm điều tra trở về trước.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về lao động nông thôn
1.1.2.1. Khái niệm về lao động nông thôn
Lao động là hoạt động có ý thức của con người, đó là quá trình con người sử dụng công
cụ lao động tác động lên đối tượng lao động cải biến nó tạo ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu
của mình và xã hội.
Lao động nông thôn là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cả vật chất
của những người lao động nông thôn. Do đó lao động nông thôn bao gồm: Lao động trong các
ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn…
1.1.2.2. Đặc điểm của lao động nông thôn
Cơ cấu lao động làm nông nghiệp chiếm đến 90 % lao động nông thôn do đó mà đặc điểm của

nguồn lao động nông thôn cũng tương đồng với đặc điểm của lao động trong sản xuất nông nghiệp.
Đặc điểm của lao động nông thôn:
Thứ nhất: Là mang tính chất thời vụ cao và không thể xóa bỏ được tính chất này. Sản xuất nông
nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các qui luật sinh học và điều kiện tự nhiên của
từng vùng (Khí hạu, đất đai…). Do đó, quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không
đồng đều. Chính vì tính chất này đã làm cho việc sử dụng lao động ở các vùng nông thôn trử nên phức
tạp hơn.
6
Thứ hai: Lao động nông thôn rất dồi dào và đa dạng về độ tuổi và có thích ứng lớn. Do
đó việc huy động và sử dụng đầy đủ nguồn lao động có ý nghĩa rất quan trọng và phức tạp, đòi
hỏi phải có biện pháp tổ chức quản lý lao động tốt để tăng cường lực lượng lao động cho sản
xuất nông nghiệp.
Thứ ba: Lao động nông thôn đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp. Sản xuất nông nghiệp
có nhiều việc gồm các khâu với các tính chất khác nhau. Hơn nũa mức động áp dụng máy móc
thiết bị vào sản xuất cong thấp vì thế mà sản xuất nông nghiệp chỉ đòi hỏi về sức khỏel, sự lành
nghề và kinh nghiệm. Mỗi lao động có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau nên lao động
nông thôn ít chuyên sâu hơn lao động trong các ngành công nghiệp và một số ngành khác. Bên
cạnh đó, phần lớn lao động nông nghiệp mang tính phổ thông, ít được đào tạo, sản xuất chủ yếu
phụ thuộc vào kinh nghiệp và sức khỏe, tổ chức lao động đơn giản, công cụ lao động cũng thô
sơ mang tính tự chế cao. Lực lượng chuyên sâu, lành nghề, lao động chất xám không đáng kể,
phân bố lao động không đồng đều, vì vậy mà hiệu suất lao động thấp, khó khăn trong việc tiếp
thu công nghiệp hiện đại vào sản xuất.
Nghiên cứu và tìm hiểu đầy đủ các tính chất của lao động nông thôn từ đó có thể tìm ra
những biện pháp sử dụng tốt nhất nguồn lao động trong nông nghiệp nói riêng và nông thôn nói
chung.
1.1.3. Khái niệm của cơ cấu kinh tế nông thôn
1.1.3.1. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế (CCKT) là một phạm trù kinh tế đặc biệt, gắn liền với quá trình hình thành
và phát triển của nền kinh tế trong giới hạn một địa phương, một quốc gia hay một khu vực. Nền
kinh tế là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều thành phần, nhiều nhân tố có mối quan hệ, chặt

chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Cơ cấu kinh tế thể hiện mối tương quan giữa các thành
phần, các nhân tố đó. Trong bất kỳ một nền kinh tế quốc dân nào, người ta cũng có thể định tính
hoặc định lượng được mức độ phát triển của CCKT. Các mối quan hệ này một mặt biểu tượng
sự tương quan về mặt số lượng, mặt khác nó biểu hiện mối quan hệ hữu cơ của chúng về mặt
chất lượng và được xác lập trong điều kiện cụ thể với những giai đoạn phát triển nhất định, phù
hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi nền kinh tế.
7
CCKT không chỉ giới hạn về các mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành có tính chất cố định
mà luôn luôn vận động, thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong từng
thời kỳ, nhằm mục tiêu phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Để CCKT phát huy hiệu quả thì cần phải có một quá trình, một thời gian nhất định. Thời
gian ấy dài hay ngắn phải tuỳ thuộc vào đặc thù riêng của từng loại CCKT.
Tuy nhiên trạng thái của các điều kiện tự nhiên, xã hội luôn luôn vận động không ngừng.
Do vậy việc duy trì quá lâu một CCKT sẽ làm giảm đi tính hiệu quả do bản thân cơ cấu mang
lại. Điều đó đòi hỏi những nhà quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, cập nhập thông tin phục vụ
cho việc hoạch định những chính sách mới và có những điều chỉnh phù hợp kịp thời với yêu cầu
của tình hình mới.
Mặt khác sự thay đổi đột ngột và nhanh chóng sẽ gây ra những tác động tiêu cực, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Cần phải thấy rõ rằng cơ
cấu kinh tế không phải là một mục tiêu được đặt ra do sự nhận thức của chủ quan, mà phải hiểu
đó là một phương tiện để đưa nền kinh tế đặt được sự tăng trưởng ổn định, bền vững. Từ đó phải
có những xem xét đánh giá dựa vào mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế xã hội mà CCKT đó mang lại
như thế nào. Điều này cần thiết cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước, riêng các vùng, các
doanh nghiệp, trong đó có tồn tại cơ cấu kinh tế nông thôn.
1.1.3.2. Cơ cấu kinh tế nông thôn
Cơ cấu kinh tế nông thôn (CCKTNT) là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong khu vực
nông thôn. Nó là cấu trúc hữu cơ các bộ phận kinh tế trong khu vực nông thôn trong quá trình
phát triển, có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và
có liên quan chặt chẽ về mặt chất, chúng có tác động qua lại lẫn nhau, trong không gian và thời
gian, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế nông

thôn. CCKTNT là một bộ phận hợp thành, không thể tách rời CCKT quốc dân. Nó đóng vai trò
quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với các nước kém phát triển. Kinh
tế nông thôn bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ được tiến hành trên địa bàn
nông thôn.
Xác lập CCKTNT chính là giải quyết mối quan hệ giữa những bộ phận cấu thành trong
tổng thể kinh tế nông thôn dưới tác động của lực lượng sản xuất, giữa tự nhiên và con người,
8
đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị trong điều kiện và
hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
CCKTNT cũng được xem xét trên các mặt và các mối quan hệ của chúng như: Cơ cấu
các ngành kinh tế nông thôn, cơ cấu các vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế nông
thôn.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
CCKTNT vừa có những đặc trưng chung của CCKT vừa có đặc trưng riêng của vùng
nông thôn với những đặc điểm mang tính đặc thù. Những đặc trưng riêng của CCKTNT được
biểu hiện như sau:
Do đặc điểm của kinh tế nông thôn nên CCKTNT bị chi phối mạnh mẽ bởi cấu trúc
của kinh tế nông thôn. Điều đó biểu hiện ở chỗ, trong CCKTNT, nông nghiệp, thường
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành và chúng chỉ có thể chuyển biến khi CCKTNT
biến đổi theo hướng có tính quy luật “giảm tương đối và tuyệt đối số người lao động
hoạt động trong khu vực nông thôn với tư cách là lao động tất yếu” lao động này ngày
càng thu hẹp để tăng lao động thặng dự.
CCKTNT hình thành và biến đổi gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền nông
nghiệp sản xuất hàng hóa. Từ thời kỳ kinh tế sinh tồn chuyển sang thời kỳ du canh, du
mục, tự cấp tự túc, nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn này đồng nhất với nền kinh tế
nông nghiệp mà cơ cấu của nó là hai ngành trồng tỉa lương thực và chăn thả đại gia
súc gắn liền với hai bộ phận trồng trọt và chăn nuôi. Trong bối cảnh này, kinh tế nông
thôn đồng nghĩa với kinh tế nông nghiệp. Chỉ khi chuyển sang thời kỳ nông nghiệp
sản xuất hàng hoá, CCKTNT mới được hình thành và vận động theo hướng đa dạng,
có hiệu quả, sự phân công lao động chi tiết, tỉ mỉ hơn, từ đó những loại cây trồng, vật

nuôi có hiệu quả kinh tế cao được phát triển và mở rộng, mở mang nhiều ngành nghề,
dần dần đưa kỹ thuật và công nghệ mới vào nông thôn, mở rộng và phát triển các loại
hình tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nông thôn.
CCKTNT được hình thành và vận động trên cơ sở điều kiện tự nhiên và mức độ lợi
dụng, khai thác cải thiện điều kiện tự nhiên (độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa… tức là
những nguồn lực của đầu vào được ban phát bởi tạo hoá). Cơ cấu kinh tế nông thôn,
trong đó có cơ cấu nông nghiệp hướng tới sự chuyển dịch nhằm khai thác tối ưu và
9
cải thiện điều kiện tự nhiên để có lợi cho con người nhất. Đặc trưng cơ bản của
CCKTNT là tác động hàng loạt của các quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát
triển toàn diện của nông thôn. Qúa trình xác lập và biến đổi CCKTNT như thế nào là
phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, những điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên
nhất định chứ không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của con người. Con người chỉ có
thể nhận thức để tác động thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình hình thành và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng có hiệu quả cao theo mục tiêu xác định.
Vì vậy, CCKTNT phản ánh tính quy luật chung của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và
được biểu hiện cụ thể trong từng thời gian, không gian khác nhau. Chuyển dịch CCKTNT phải
là một quá trình vận động và có tính quy luật, mọi sự nóng vội hoặc bảo thủ trì trệ trong quá
trình chuyển dịch nó đều gây phương hại đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vấn đề là
phải biết bắt đầu tư đâu và với những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn như thế
nào để tác động vào nó sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền cho tất cả các yếu tố trong toàn bộ hệ
thống cơ cấu kinh tế nông thôn cùng phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng, của nền kinh tế
quốc dân. CCKT mang tính ổn định tương đối trong từng điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể,
tuy nhiên, xét cả quá trình, nó không cố định, luôn vận động mang tính tất yếu khách quan. Vì
vậy, chuyển dịch CCKT là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của hệ thống kinh
tế theo một chủ đích và định hướng nhất định, nghĩa là đưa hệ thống kinh tế đến các trạng thái
phát triển tối ưu, đạt được hiệu quả tổng hợp mong muốn thông qua các tác động điều khiển có ý
thức, hướng đích của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách
quan.
1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Chuyển dịch CCKTNT là sự vận động và thay đổi cấu trúc của các yếu tố cấu thành trong
kinh tế nông thôn theo các quy luật khách quan dưới sự tác động của con người vào các nhân tố
ảnh hưởng đến chúng theo những mục tiêu xác định. Đó là sự chuyển dịch theo những phương
hướng và mục tiêu nhất định chuyển dịch CCKT nông thôn được xem xét trên các phương diện:
Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, và cơ cấu thành phần kinh tế…
Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông thôn là sự thay đổi mối quan hệ tương quan của
mỗi ngành so với tổng thể các ngnàh trong nông thôn. Sự thay đổi này do 2 yếu tố là số lượng
10
các tiểu ngành thay đổi và mối tương quan tốc độ phát triển giữa các ngành có sự thay đổi hoặc
thay đổi đồng thời cả 2 yếu tố đó.
Chuyển dịch CCKT theo vùng nông thôn là sự chuyển dịch của các ngành kinh tế xét
theo từng vùng. Về thực chất, cũng là sự chuyển dịch của ngành, hình thành sản xuất chuyên
môn hoá, nhưng được xét ở phạm vi hẹp hơn theo từng vùng lãnh thổ.
Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế là sự thay đổi tỷ lệ về sản xuất kinh doanh
của các thành phần kinh tế trong nông thôn. Cơ sở của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành
phần là sự tồn tại khách quan, vai trò, vị trí của từng thành phần kinh tế trong kinh tế nông thôn
và sự vận động khách quan của nó trong nền kinh tế. Đối với cơ cấu thành phần kinh tế, bên
cạnh sự vận động khách quan thì sự định hướng về mặt chính trị - xã hội theo các cơ sở khách
quan có sự tác động rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trong nền kinh tế nói
chung, trong nông thôn nói riêng.
1.2.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Chuyển dịch CCKTNT là xu hướng vận động có tính khách quan, dưới sự tác động của
các nhân tố. Trên thực tế, cùng với quá tình hình thành và phát triển phong phú, đa dạng các
ngành kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, thì cơ cấu giữa các ngành cũng ngày càng phức tạp
và luôn biến đổi theo nhu cầu của xã hội, theo đà phát triển của thị trường và theo khả năng của
sản xuất để khai thác các nguồn lực vừa để đáp ứng nhu cầu thị trường vừa nâng cao hiệu quả
sản xuất. Quá trình chuyển dịch của CCKTNT bao gồm những xu hướng cơ bản sau:
Chuyển dịch CCKT nông nhiệp, nông thôn sang sản xuất hàng hoá. Trong nền nông
nghiệp độc canh, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn. Sự mất cân đối giữa trồng trọt
và chăn nuôi bắt nguồn từ tính chất của sản xuất và khả năng giải quyết các nhu cầu

về lương thực trong điều kiện trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp. Từ đó
mọi yếu tố về nguồn lực tự nhiên và lao động đều phải tập trung vào sản xuất trồng
trọt. Sự biến đổi của khoa học và công nghệ đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lao
động và năng suất đất đai. Do đó đã cho phép chuyển bớt các yếu tố nguồn lực cho sự
phát triển của các ngành khác, trong đó có các ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, phát
triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có nghĩa là sản xuất sản phẩm đển
bán chứ không phải chỉ để tiêu dùng cho bản thân và gia đình họ. Vì vậy, sản xuất ra
loại hàng hoá gì? Số lượng bao nhiêu? Cơ cấu chủng loại thế nào? điều đó không phụ
11
thuộc vào người sản xuất mà chủ yếu phụ thuộc vào mức độ và khả năng tiêu thụ của
thị trường, do sự chi phối của thị trường, đó là mối quan hệ: thị trường - sản xuất hàng
hoá - thị trường. Như vậy, xác lập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng sản xuất hàng hoá trước hết phải từ thị trường và vì thị trường, lấy thị trường
làm căn cứ và xuất phát điểm. Xem đây là giải pháp quan trọng nhất để chuyển dịch
CCKT nông nghiệp, nông thôn.
Chuyển dịch CCKTNT từ nông nghiệp thuần tuý sang phát triển nông nghiệp, lâm
nghiệp và chăn nuôi. là sự chuyển dịch CCKTNT từ nông nghiệp là chủ yếu sang kết
hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi chuyển chúng thành những ngành sản xuất
hàng hoá ở nông thôn.
Chuyển dịch CCKT nông thôn từ thuần nông sang phát triển nông thôn tổng hợp. Các
nhân tố tác động lớn đến chuyển dịch CCKTNT từ thuần nông sang phát triển nông
thôn tổng hợp, bao gồm các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ nông thôn. Sự phát triển của nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi một mặt
đã cho phép chuyển một số nguồn lực của các ngành này cho sự phát triển công
nghiệp và dịch vụ, mặt khác tạo ra những yếu tố về thị trường đòi hỏi phải có sự phát
triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Sự phát triển này
làm cho CCKT có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng
dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Trên cơ sở đó,
lao động cũng sẽ chuyển dịch từ trồng trọt sang chăn nuôi, từ sản xuất nông nghiệp
sang làm dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và chuyển lao động thủ

công sang lao động cơ khí trên đồng ruộng, trong chuồng trại và các xí nghiệp chế
biến nông sản.
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
1.2.3.1. Sự phát triển khoa học – kỹ thuật
Là một trong các nhân tố chủ yếu tạo những điều kiện tiền đề để chuyển dịch CCKT nói
chung và CCKTNT nói riêng. Sự phát triển của khoa học và năng suất lao động, hiệu quả sản
xuất và thay đổi cả phương thức lao động, tạo khả năng đổi mới những nguyên tắc và công nghệ
sản xuất trong các ngành kinh tế. Trong nông nghiệp, nông thôn, khoa học kỹ thuật đã có những
tác động mạnh mẽ về cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, cách mạng về sinh học. Từ đó hàng
12
loạt giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớn đợc đưa vào sản xuất. Nhu
cầu của xã hội về nông sản, trước hết là lương thực đã đáp ứng. Nhờ đó nông nghiệp có thể rút
bớt chuyển sang sản xuất các ngành trồng trọt với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao như cây
công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây sinh vật cảnh. Sự phát triển của khoa học - công
nghệ đã tạo những điều kiện tiền đề cho sự chuyển dịch CCKT, trong đó có CCKTNT.
1.2.3.2. Phân công kinh tế theo chuyên môn hóa
Đây là đòn bẩy tăng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ.
CCKTNT là hệ quả trực tiếp của sự phân công lao động xã hội trong nông thôn, nhiều ngành
nghề hình thành, tính chất chuyên môn hoá càng cao, xoá dần tư tưởng tự cấp tự túc, tiến lên sản
xuất hàng hoá. Từ đó, người nông dân phải suy nghĩ, nghiên cứu từng loại giống cây trồng vật
nuôi, kỹ thuật canh tác, lợi dụng các điều kiện thuận lợi và nó tránh sự khắc nghiệt, bất lợi của tự
nhiên.
1.2.3.3. Cơ chế thị trường
Tác động của cơ chế thị trường và sự mở rộng thị trường CCKTNT hình thành và biến
đổi gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Lượng dân cư lớn ở
nông thôn đã tạo ra thị trường sôi động với các hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Thu nhập của
nhân dân tăng lên tạo sức mua lớn thì thị trường nông thôn là cơ sở để các khu vực công nghiệp
và dịch vụ tiếp tục phát triển và hướng vào xu thế hiện đại hoá ngành nông nghiệp. Sản xuất
hàng hoá phát triển kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, trong đó phải kể đến là hệ thống
giao thông, thông tin liên lạc và điện. Sự phát triển của thị trường tạo điều kiện tiêu thụ nông sản

phẩm với tốc độ nhanh, khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản, ,
khuyến khích nông dân sản xuất các loại sản phẩm phù hợp.
1.2.3.4. Nhà nước trong việc tạo việc làm
Định hướng phát triển kinh tế của nhà nước có vai trò to lớn thúc đẩy quá trình chuyển
dịch CCKTNT. Nhà nước tác động vào nông thôn trước hết thông qua hệ thống định hướng,
điều tiết nền kinh tế theo mục tiêu xác định trong từng thời kỳ. Chính sách kinh tế có vai trò
quan trọng tác động trực tiếp vào môi trường sản xuất kinh doanh ở nông thôn.
1.2.3.5. Điều kiện kinh tế – xã hội
Đây là một tiền đề quan trọng hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN TẠI HUYỆN
KHÁNH VĨNH
2.1. Tổng quan về đơn vị thực tập
2.1.1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh
2.1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Phòng LĐ – TB&XH huyện Khánh
Vĩnh
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh được tách ra từ Phòng Nội
vụ - Lao động Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng 04
năm 2008. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân huyện, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
các lĩnh vực như: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng,
chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới; xoá đói giảm nghèo.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động An sinh xã hội
Khánh Vĩnh là huyện miền núi, địa hình đồi núi rộng và phức tạp, trên địa bàn có nhiều
dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hoá riêng, lối sống riêng, phong tục tập quán khác
nhau, đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào nương rãy, trồng trọt và chăn nuôi, kinh tế
phát triển chưa theo kịp các huyện đồng bằng nên có phần ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
a. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng LĐ – TB&XH
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy
quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và quy định của pháp luật.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng;
Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao động, người có công và
xã hội; cải cách hành chính, xã hội hóa thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước được giao.
14
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động,
người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án chương
trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn huyện sau khi được phê duyệt;
thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã
hội được giao.
Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý Nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh
tế tư nhân; hướng dẫn, hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt
động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công xã hội theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở bảo trợ
xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên
địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, các công
trình ghi công liệt sỹ.
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Phối hợp với cá ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người
có công và các đối tượng chính sách xã hội.
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có công và xã hội;
giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí trong hoạt động,
người có công và xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp

huyện.
Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ
phục vụ công tác quản lý Nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có
công và xã hội.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ
được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội.
Tất cả cán bộ, công chức, người lao động của Phòng trong phạm vi nhiệm vụ được giao
phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, tôn trọng, phục vụ nhân
15
dân, đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, chấp hành kỷ luật lao động, chính sách pháp luật
của Nhà nước.
Hàng tuần cơ quan tổ chức họp để đánh giá công việc làm trong tuần và triển khai công
việc tuần tiếp theo.
Hàng tuần, tháng, quý, 06 tháng, năm Phòng tổ chức sơ kết để rút kinh nghiệm trong
công tác sắp đến. Ngoài ra, hàng quý còn giao ban giữa Phòng và cán bộ Thương binh và Xã hội
các xã, thị trấn.
Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, thống kê gửi về Sở Lao động – Thương binh Xã hội và
trình UBND đúng thời gian quy định.
b. Hệ thống tổ chức, bộ máy của Phòng Lao động- TB&XH
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh gồm có Trưởng Phòng và
02 phó trưởng phòng (Hiện tại thời điểm 2006 - 2010 mới chỉ có 01 Phó trưởng Phòng).
Trưởng phòng phụ trách chung và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Phòng
trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt
động, công tác của Phòng.
Khi Trưởng phòng đi vắng thì uỷ quyền cho Phó phòng điều hành các công việc của
Phòng.
Tất cả quy định của Trưởng Phòng yêu cầu cán bộ công chức và người lao động phải thi
hành nghiêm túc.
Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và

trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công như mảng Chính sách, dạy nghề, xoá đói giảm
nghèo.
Biên chế hành chính của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội do Uỷ ban nhân dân
cấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
giao.
16
SƠ ĐỒ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
PHÒNG LAO ĐỘNG – TB&XH HUYỆN KHÁNH VĨNH
Phó Trưởng phòng
Văn Tấn Việt
Cán bộ
Hàng Bảo Long
Cán bộ
Nguyễn Thị Thu
Cán bộ
Bùi T. Minh Hiển
Cán bộ
Văn Kỳ nam
17
Kế toán
Phạm Thị Bình
Trưởng phòng
Lê Bình
Mẹ, dì
Đinh Thị Tưởng
Mẹ, dì
Nguyễn Thị Thiện
Bảo vệ
N. Viết Cảnh
Nhà Tình Thương

Giám đốc
Phan Viết Châu
40 cháu
2.1.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động tại Phòng Lao động – TB&XH
Tính đến thời điểm 01/8/2010 toàn bộ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có tất cả
có 11 cán bộ công chức và người lao động.
BẢNG TỔNG HỢP CÁN BỘ CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG
CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG – TB&XH HUYỆN KHÁNH VĨNH
STT Họ và tên
Giới tính
Nam Nữ
Chức vụ
Trình độ
chuyên môn
Hệ số
lương
Thời gian
công tác
01 Lê Bình 1957
Trưởng
phòng
Đại học XD
Đảng
4.98 15 năm
02 Văn Tấn Việt 1953 P.T. phòng 4.98 20 năm
03 Phạm Thị Bình 1966 Kế toán
Trung cấp kế
toán
3.86 14 năm
04 Hàng Bảo Long 1964 Cán bộ

Cao đẳng
LĐXH
2,46 10 năm
05 Nguyễn Thị Thu 1970 Cán bộ
Cao đẳng
LĐXH
2,06 6 năm
06 Bùi Thị Minh Hiển 1981 Cán bộ
Đại học Báo
chí
2,67 6 năm
07 Văn Kỳ Nam 1985 Cán bộ
Trung cấp
Tin học
1,86 3 năm
08 Phan Viết Châu 1950 Giám đốc 12/12 2,06 8 năm
09 Đinh Thị Tưởng 1964 Mẹ dì 9/12 1,86 5 năm
10 Nguyễn Thị Thiện 1960 Mẹ dì 9/12 1,86 6 năm
11 NguyễnViết Cảnh 1966 Bảo vệ 9/12 1,86 3 năm
Trưởng phòng: Lê Bình chỉ đạo chung và phụ trách mảng tệ nạn xã hội, Nhà tình thương.
18
Phó trưởng phòng: Văn Tấn Việt chỉ đạo công tác chuyên môn mảng Chính sách, người
có công, Xoá đói giảm nghèo, dạy nghề.
Phạm Thị Bình: phụ trách công tác Kế toán
Hàng Bảo Long: phụ trách công tác Dạy nghề
Nguyễn Thị Thu: phụ trách công tác Xoá đói giảm nghèo, tệ nạn xã hội
Bùi Thị Minh Hiển: phụ trách công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bảo trợ xã hội, thi đua
khen thưởng, thủ quỹ.
Văn Kỳ Nam: phụ trách công tác Văn thư, báo cáo, tổng hợp
Phan Viết Châu: Giám đốc Nhà tình thương chỉ đạo chung

Đinh Thị Tưởng: Mẹ, dì nấu ăn, chăm sóc các cháu
Nguyễn Thị Thiện: Mẹ, dì nấu ăn, chăm sóc các cháu
Nguyễn Văn Cảnh: Bảo vệ Nhà tình thương
Giới: Nam 06; nữ 05
Tuổi đời: Từ 27 đến 57
Tuổi nghề: Từ 3 năm trở lên đến 20 năm
Trình độ chuyên môn: 02 đại học; 03 trung cấp ; 02 Cao đẳng
Nhận xét
Với số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, Công chức , người lao động đang làm việc
tại Phòng chưa đạt được những yêu cầu cấp trên đặt ra vì:
− Phòng Lao động – TB&XH huyện là một phòng liên quan nhiều đến các vấn đề chính
sách, an sinh xã hội công việc nhiều hơn so với các Phòng ban khác nên với số lượng
đội ngũ cán bộ, Công chức, người lao động hiện tại của Phòng quá tải hơn so với
công việc và thời gian quy định của Nhà nước. Công tác cán bộ ở Phòng được thực
hiện đúng theo quy trình, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, từng bước xây dựng
đội ngũ cán bộ đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ. Quy
hoạch cán bộ cơ bản đảm bảo về số lượng, tiêu chuẩn, cơ cấu, được bổ sung, điều
chỉnh hàng năm, làm cơ sở cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí từng bước hạn chế
sự hụt hẫng trong công tác cán bộ.
19
− Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ được coi trọng, trình độ của cán bộ, đảng viên về các
mặt được nâng lên, từng bước tiếp cận về tiêu chuẩn quy định của các chức danh,
trong đó đặc biệt chú ý đến cán bộ là nữ và người dân tộc thiểu số.
− Phòng Lao động – TB&XH có cán bộ là đại học nhưng chuyên môn thì chưa phù hợp.
2.1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Phòng Lao động – TB&XH
Điều kiện làm việc:
− Về phòng ốc:
+ 01 Nhà cấp 3.
+ Gồm có 04 phòng làm việc, 01 phòng họp.
=> Nhìn chung về phòng và điều kiện làm việc tương đối ổn định.

Trang thiết bị phục vụ hoạt động An sinh xã hội:
− Trang thiết bị, máy móc phục vụ công việc.
+ Có 06 dàn máy vi tính.
+ 03 máy in.
+ 01 máy photo.
+ 01 máy Fax.
+ 03 máy điện thoại.
− Bàn nghế, tủ hồ sơ.
+ Tủ hồ sơ 07 cái.
+ 07 bàn làm việc.
Như vậy, với số liệu và trang thiết bị, điều kiện nêu cụ thể trên cũng đã tạo điều thuận
lợi cho đội ngũ Cán bộ, Công chức, người lao động tại Phòng LĐ – TB&XH làm việc và phục
vụ công tác tốt.
2.1.1.5. Các chính sách chế độ đãi ngộ CB CC, người lao động ở Phòng LĐ – TB&XH
huyện Khánh Vĩnh
Thực hiện chế độ nghỉ sinh, nghỉ bệnh, nghỉ dưỡng….Theo đúng quy định về chế độ bảo
hiểm xã hội và Bộ Luật lao động quy định.
Thực hiện đúng chế độ nghỉ phép hàng năm cho CB CC, người lao động của Phòng.
20
Phòng tạo mọi điều kiện cho CB CC, người lao động đi học các lớp nhằm nâng cao trình
độ nghiệp vụ, chuyên môn cũng như các lớp ngoại ngữ, tin học để phục vụ công tác tốt hơn.
Thực hiện tốt chế độ bảo vệ tài sản của công.
CBCC và người lao động được trả lương và các chế độ khác theo quy định của Nhà nước.
Ngoài lương CBCC còn được trả phụ cấp làm việc ngoài giờ.
Ưu tiên và tạo điều kiện cho con em CB,CC vào làm việc trong ngành nếu được đào tạo
phù hợp với ngành Lao động – TB&XH.
2.1.1.6. Các cơ quan đơn vị tài trợ, trong quá trình thực hiện An sinh xã hội và Công tác
xã hội
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là một cơ quan trực thuộc của Nhà nước được
cấp trên giao chỉ tiêu và phân bổ ngân sách theo từng năm nên không có cơ quan đơn vị nào tài

trợ.
2.1.1.7. Những thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
Phòng Lao động - TBXH có con dấu và sử dụng tài khoản riêng nên thường chủ
động rút các khoản tiền ở kho bạc Nhà nước về để chi trả cho các đối tượng đúng thời
gia quy định.
b. Khó khăn
Khánh Vĩnh là huyện miền núi, đa số cán bộ cấp xã chưa đủ chuẩn về trình độ
nên việc Phòng Lao động – TB&XH triển khai các Văn bản, Nghị định của cấp trên đưa
xuống tuyến xã cán bộ cấp xã triển khai còn chậm làm ảnh hưởng đến các quyền lợi của
người dân.
Mức lương của cán bộ Phòng Lao động – TB&XH hơi thấp nên không thu hút
được sự nhiệt tình của cán bộ.
Hiện tại số lượng công việc của Phòng Lao động – TB&XH rất nhiều hơn so với
các Phòng ban khác, nhưng cán bộ biên chế thiếu (3 biên chế, 7 hợp đồng).
Giám đốc Nhà tình thương huyện là cán bộ hợp đồng, không có chuyên môn để
quản lý và điều hành, hiện tại Nhà tình thương chưa có cán bộ y tế để chăm sóc sức
khoẻ cho các cháu, các mẹ, dì chưa tận tâm trong việc chăm sóc các cháu.
21
2.1.1.8. Kiến nghị
Đề nghị cấp trên thường xuyên mở các lớp đào tạo chuyên môn về ngành Công
tác Xã hội.
Đề nghị cấp huyện, cấp xã luôn quan tâm đến cán bộ tạo điều kiện để họ tham gia
vào các khoá học chuyên môn, phục vụ công tác tốt hơn.
Đề nghị tăng mức lương cho cán bộ Phòng Lao động – TB&XH để đảm bảo cuộc
sống và nhiệt tình trong công tác.
2.1.2. Đặc điểm địa bàn huyện Khánh Vĩnh
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Đặc điểm địa hình
Khánh Vĩnh là huyện miền núi thuộc tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm thành phố Nha

Trang 25km về phía Tây nam. Huyện Khánh Vĩnh có 13 xã và một thị trấn, tổng diện tích đất tự
nhiên toàn huyện là 1.165km
2
. Huyện Khánh Vĩnh tiếp giáp với các đơn vị hành chính như:
+ Phía bắc giáp huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
+ Phía đông Giáp huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
+ Phía nam giáp huyện Khánh sơn, tỉnh Khánh Hòa.
+ Phía tây giáp tỉnh Đăklăk và tỉnh Lâm Đồng.
Khánh Vĩnh huyện có địa hình hiểm trở nên đã trở thành căn cứ địa quan trọng trong thời
kỳ kháng chiến chông Pháp và Mỹ. Là căn cứ địa cách mạng của dân quân Khánh Hòa với các
địa danh hào hùng như sân bay dã chiến Hòn Xã, Hòn Nhạn, Son Mít, Hòn Dù, buôn Gia Lê,
Hòn Bà và căn cứ lịch sử Hòn Dữ. Ngày nay, tuy hệ thống giao thông chưa thật sự thuận tiện
cho việc giao thương với các vùng lân cận, song huyện giữ một vai trò khá quan trọng đó là cửa
ngõ giao thương với các tỉnh như Đắklăk, Lâm Đồng.
Huyện Khánh Vĩnh có địa hình đa dạng và phức tạp, đặc thù của vùng chuyển tiếp giữa
trung du và miền núi, với ¾ diện tích đất tự nhiên là rừng núi. Địa hình này đã tạo cho núi sông
của Khánh Vĩnh rất hùng vĩ với các kỳ quan thiên nhiên phát triển du lịch sinh thái, khai thác
thủy điện.
b. Khí hậu và thủy văn
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa tập trụng từ
22
tháng 9 dến tháng 12 hàng năm, mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8 hàng năm. Nhiệt độ trung bình
trong năm từ 25
o
C, nhiệt độ cao nhất là 35
o
C, nhiệt độ thấp nhất là 22
o
C. Độ ẩm trung bình hàng
năm là 80%. Lượng mưa hàng năm 1.600 mm – 2.000 mm.

Khánh Vĩnh là một trong hai huyện miền nũi của tỉnh Khánh Hòa có một mạng lưới thủy
văn đa dạng, hệ thống sông ngòi dày đặc và phân bố không đồng đều trên địa bàn, với 1 con
sông lớn là sông Cái chảy từ địa phận 6 xã của huyện. Hệ thống sông ngòi có mức chảy ổn định
nhưng mùa mưa, nước tại các con sông suối dâng cao đã tạo không ít khó khăn cho các hoạt
động kinh tế của huyện, hệ thống công trình cầu cống chưa đảm bảo nên vẫn xảy ra hiện trạng
các vùng bị chia cắt trong mùa mưa hàng năm.
c. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản tại huyện Khánh Vĩnh được nhận định là nguồn tài nguyên quan trọng cho sự
phát triển công nghiệp khai thác và chế biến. Khoáng sản gồm các loại như: Thiếc, cao lanh…
song nói đến Khánh Vĩnh thì phải nói đến các loại gỗ quý hiếm, tổng trữ lượng rừng của huyện
lên đến 10 triệu m
3
, trong đó có 9 triệu m
3
tập trung ở rừng rậm và rừng trung bình.
2.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Đất đai
Từ xưa tới nay đất luôn là nguồn lực quan trọng trong việc hát triển kinh tê – xã hội của
mỗi quốc gia. Qua thống kê đo đạc địa chính, huyện Khánh Vĩnh có tổng diện tích đất tự nhiên
là 116714,37ha (01/01/2009), trong đó đất lâm nghiệp chiếm 57937,12ha; đất nông nghiệp là
36700,55ha. Sau đây là bảng tình hình đất đai huyện Khánh Vĩnh:
Bảng 1: Tình hình đất đai huyện Khánh Vĩnh
Đơn vị tính: Ha
Chỉ tiêu
Năm
2007 2009
Tổng diện tích đất tự nhiên 116714,37 116714,37
I. Đất Nông nghiệp 24480,42 36700,55
23
1. Đất trồng cây hàng năm

- Đất lúa
- Đất cỏ hang năm
- Đất trồng cây hang năm khác
2. Đất trồng cây lâu năm
3. Đất nuôi trồng thủy sản
4. Đất nông nghiệp khác
7900,13
3150,25
-
4749,88
16561,18
12,13
6,98
7992,13
1186,00
-
6806,13
28686,07
15,14
7,21
II. Đất lâm nghiệp
1. Đất rừng sản xuất
2. Đất rừng phòng hộ
3. Đất rừng đặc chủng
52836,13
35140,88
5457,13
12238,12
57937,12
39150,99

5759,13
13027,00
III. Đất phi nông nghiệp 2368,22 2574,83
IV. Đất chưa sử dụng
1. Đất bằng chưa sử dụng
2. Đất đồi núi chưa sử dụng
35678,72
3063,13
32615,59
16931,72
847,11
16084,6
V. Đất chuyên dùng 1350,88 2570,15
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Khánh Vĩnh)
Theo bảng thống kê trên cho thấy đất đai đã được sử dụng vào các hoạt động kinh tế một
cách hiệu quả hơn và diện tích đất chưa sử dụng giảm đáng kể (năm 2007 là 35678,72ha nhưng
đến năm 2009 chỉ còn 16931,72ha).
Đất nông nghiệp chỉ chiếm một phần diện tích đất tự nhiên ( năm 2009 là 36700,55ha so
với diện tích đất tự nhiên là 116714,37ha), trong đó diện tích cây trồng lâu năm tăng khá nhanh
so cới đất trồng cây hang năm và chiếm 28686,07ha năm 2009. Tuy nhiên trong đất trồng cây
hang năm chủ yếu là lúa nhưng đến 2009 diện tích lúa nước đã giảm đáng kể từ 3150,25ha năm
2007 xuống còn 1186,00ha năm 2009. Đối với các loại đất trồng cây nông nghiệp khác lại chiếm
diện tích rất nhỏ cho thấy địa bàn huyện thích hợp đối với việc trồng cây lâu năm hơn.
Quá trình đô thị hóa diễn ra ngày một nahn và mạnh mè đã làm quy mô đất ở và đất
chuyên dung tăng lên. Trong những năm gần đây việc trồng rừng phần nào đã thay thế được diện
tích bị phá, từ đó làm cho đất lâm nghiệp đã tăng lên trong tổng diện tích đất tự nhiên.
Như vậy, huyện Khánh Vĩnh có tổng diện tích đất tự nhiên là 116714,37ha và bình quân
đầu người có diện tích là 3,35ha/người. Có đến 72,2% là diện tích đất lâm nghiệp và đang có xu
hướng tăng nhanh. Trong khi đó đo thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra đã làm dieenjt ích đất
24

nông nghiệp tăng nhưng chậm và có xu hướng giảm xuống. Hiệu quả kinh tế của cây trồng thúc
đẩy diện tích cây lâu năm tăng lên, đất hoạt động nuôi trồng cũng tăng nhẹ. Đây là xu hướng
phát triển tất yếu, xong để nền kinh tế - xã hội của huyện phát triển bền vững cần gắn liền sự
phát triển kinh tế - xã hội với phát huy thế mạnh mà huyện hiện có.
b. Dân số và lao động
Dân số là cơ sở để phát triển lao động, chất lượng lao động lại là điều kiện quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua bảng sau chúng ta sẽ biết được tình hình dân số và lao
động tại địa bàn huyện Khánh Vĩnh hiện nay:
Bảng 2: Tình hình dân số và lao động huyện Khánh Vĩnh
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2007 2009
I. Dân số
1. Dân số
Trong đó: Dân sô nông thôn
2. Tỷ lệ tăng tự nhiên
3. Tỷ lệ ở tăng tư nhiên ở nông thôn
4. Tỷ lệ dân số nữ giới
Người
Người
%
%
%
32099
28230
19,53
18,53
55,1

33650
29161
17,43
17,96
50,4
II. Tổng số hộ
- Hộ người dân tộc
Hộ
Hộ
6685
5025
7590
5335
III. Nguồn lao động
1. Lao động nữ
2. Lao động ở nông thôn
Người
Người
Người
14027
7213,5
13810
18121
9160,5
16170
IV. Một số chỉ tiêu
1. Khẩu/Hộ
2. Lao động/Hộ
3. Lao động Nông nghiệp/Hộ nông
nghiệp

4. Đất nông nghiệp/Lao động nông
nghiệp
Người/Hộ
Người/Hộ
Người/Hộ
Ha/người
4,98
2,63
2,55
2,99
4,48
2,87
2,96
2,88
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Khánh Vĩnh)
25

×