Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN – BÀI VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.11 KB, 5 trang )

RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN – BÀI VĂN
I. Mở đầu.
1. Lí do chọn đề tài
- Trong chương trình ngữ văn ở trường phổ thông, làm văn luôn là phân
môn khó bởi đặc trưng của phân môn này là yêu cầu học sinh vận dụng kiến
thức đã được học ở phân môn văn và tiếng Việt vào việc làm văn. Chính vì vậy
để tạo được một văn bản hoàn chỉnh hấp dẫn cần phải có phương pháp làm bài
tốt. Để bài viết có sức hấp dẫn, người viết không chỉ đảm bảo nội dung ba phần
của văn bản mà mỗi phần cần tạo một ấn tượng riêng lưu lại ở người đọc và cả
bài phải có mối quan hệ chăt chẽ, chuyển ý, chuyển đoạn mềm dẻo, linh hoạt .
- Thực tế các em đã được viết đoạn văn, bài văn ở các lớp dưới, tuy nhiên
đa số chưa xác định rõ nhiệm vụ, vai trò của mỗi phần trong văn bản, chưa rèn
được kỹ năng viết văn nên bài viết còn sơ sài, lủng củng, phần mở bài và kết
bài chưa cân đối có khi bài văn chỉ trình bày dưới dạng đoạn văn, nội dung
chung chung.
- Từ nhận thức ấy, trong quá trình dạy học, tôi đã cố gắng tìm hiểu làm thế
nào để giúp các em thoát khỏi tình trạng lúng túng khi viết đoạn văn, bài văn.
Nếu giải quyết được tình trạng này các em sẽ vững vàng chủ động hơn khi
bước vào các kì thi quan trọng. Qua quá trình giảng dạy tôi đã soạn thảo
chuyên đề: Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn, bài văn cho học sinh trung bình-
yếu, giúp các em có kỹ năng viết văn phục vụ cho bài viết của mình.
2. Phạm vi đối tượng và mục đích của chuyên đề.
- Phạm vi – đối tượng:
Học sinh được học nhiều loại văn bản tuy nhiên văn bản nghị luận là kiểu
văn bản khó và nó đặc biệt quan trọng đối với học sinh THPT. Chính vì vậy ở
chuyên đề này tôi chỉ đi sâu vào việc rèn luyện kỹ năng viết đọan văn, bài văn
nghị luận cho đối tượng học sinh trung bình yếu.
- Mục đích: Rèn luyện cho học sinh viết đúng, viết nhanh và tiến tới viết
hay các đoạn và và viết hoàn chỉnh được bài văn tránh được một số lỗi thường
gặp trong quá trình viết bài.
3. Phương pháp thực hiện


- Khảo sát (chương trình SGK lớp 10, 11,12)
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống khái quát vấn đề
II. Nội dung
1. Những yêu cầu trước khi viết đoạn văn, bài văn nghị luận
a. Nắm khái niệm đọan văn, nhiệm vụ của các đoạn văn
+ Đoạn văn: Đoạn văn là một bộ phận của văn bản được tính từ chỗ viết hoa
lùi đàu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Mỗi đoạn văn thường có câu nêu ý
khái quát (câu chủ đề)
Các câu khác có nhiệm vụ chỉ ra làm rõ ý khái quát
+ Nhiệm vụ - vai trò của các đoạn văn trong bài văn
- Đoạn mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
1
Đoạn văn mở bài có vai trò định hướng cho toàn văn bản, chứa đựng vấn đề
cần giải quyết một cách khái quát. Phần mở bài có vai trò gây dựng tình cảm
thân thiện hứng thú cho người đọc người nghe.
- Đoạn thân bài: Triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ
Đây là phần chính, phần quan trọng nhất của bài văn nghị luận
- Đoạn kết bài: Nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề
Nếu phần mở bài tạo cảm giác gần gũi ban đầu cho người đọc văn thì phàn
kết luận là phần đọng lại ở tâm hồn người đọc những cảm xúc, suy nghĩ về vấn
đề trong bài văn. Chính nó quyết định việc nâng cao hoặc hạ bớt xuống tình
cảm của người đọc văn, chấm văn.
b. Cần phác thảo được những ý chính của một đoạn văn, bài văn:
Để viết tốt, cần chú ý các khâu: Xác định luận điểm, luận cứ và lựa chọn
thao tác lập luận chính. Có như vậy việc viết đoạn mới nhanh chóng và hiệu
quả.
Ví dụ: Đề: Em hiểu như thế nào về phương châm học đi đôi với hành.
- Đối với đề này thao tác lập luận chính là bình luận (ngoài ra còn sử dụng
thao tác giải thích và chứng minh)
- Kết hợp lí lẽ với dẫn chứng để làm rõ vấn đề: Cần triển khai được các luận

điểm luận cứ sau:
+ Giới thiệu phương pháp học đi đôi với hành là một phương pháp học
tập hiệu quả tiến bộ
+ Giải thích câu nói học đi đôi với hành:
- "Học" là quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại
- "Hành" là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống
+ Học phải đi liền với thực hành. Nó là hai mặt thống nhất với nhau, bổ
sung cho nhau
- Chỉ học mà không hành, khôn áp dụng vào đời sống thực tế -> vô ích
- Chỉ hành mà không học thì không nắm được bản chất sự vật hiện tượng
+ Bài học: Vừa học vừa hành giúp nắm vững lí thuyết, rèn kĩ năng thực
tế
+ Khẳng định học đi đôi với hành là phương pháp học mang lại hiệu quả
cao nên áp dụng sâu rộng vào công việc học tập
2. Cách viết đoạn văn, bài văn
a. Cách viết đoạn mở bài
Có hai cách: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp
- Mở bài trực tiếp: Là tìm cách giới thiệu ngay nội dung chủ yếu của vấn đề.
Nó có tác dụng tập trung sự chú ý của người đọc người nghe ngay từ đầu
VD: Anh (chị) hiểu như thế nào về phương châm học đi đôi với hành
Mở bài: Giới thiệu phương pháp học đi đôi với hành là một phương pháp
học tập hiệu quả tiến bộ.
Một phương pháp học tập hiệu quả đã được kiểm chứng từ ngàn đời nay:
phương pháp học đi đôi với hành.
2
- Mở bài gián tiếp: Dẫn dắt vấn đề -> nêu vấn đề nghị luận
Ai cũng biết học tập là công việc quan trọng theo suốt cuộc đời mỗi con
người. Nhưng khôn phải ai cũng biết học như thé nào để đem lại kết quả cao.
Bằng chứng là kết quả học tập ở mỗi người lại ở một mức khác nhau, thậm trí
cùng một môi trường học tập cùng một người dạy dỗ song kết quả lại trái

ngược nhau. tuy nhiên tất cả những người thành công trong học tập đều tâm
đắc với phương pháp học tập hiệu quả đã được kiểm chứng từ ngàn đời nay:
phương pháp học đi đôi với hành.
b. Cách viết phần thân bài.
Muốn triển khai phần thân bài cho có hệ thống, học sinh cần biết giới hạn
giá trị của đề và biết kết hợp nó với yêu cầu thể loại của đề.
* Xét về giới hạn giá trị của đề:
giới hạn giá trị của đề tùy thuộc vào nội dung của câu trích dẫn trong đề bài.
Các luận điểm, luận cứ, hình thức lập luận ở phần thân bài tùy thuộc vào giá trị
giới hạn đó.
+ Với những đề có nội dung hoàn toàn đúng - triển khai thân bài theo dạng
bài chung của từng thể loại văn nghị luận đã học ở THCS (CM, GT-BL, hoặc
phối hợp 2 trong 3 thể loại văn ấy)
VD: Anh(chị) hãy cho biết ý kiến của mình về giá trị của câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
+ Với những đề giá trị nội dung chỉ đúng một phần thì ở thân bài chỉ cần
trình bày những luận điểm, luận cứ dưới dạng đối chiếu so sánh. Bới chỉ có đối
chiếu so sánh mới xác định nội dung nào là đúng, nội dung nào là sai.
VD: Hãy bình luận câu tục ngữ: "Học thầy không tày học bạn"
-> Thân bài: ta triển khai bằng hình thức so sánh, đối chiếu giữa kết quả của
"học thầy", "học bạn" mới xác định được ý khẳng định "không tày" của câu tục
ngữ là không đúng hoàn toàn.
+ Với những đề nội dung hoàn toàn sai thì thân bài khác với 2 loại đề trên,
theo hình thức Lập (giải thích nêu ý nghĩa câu nói) - Phá (dùng lí lẽ dẫn chứng
bác bỏ ý ấy) - Thành (hình thành một quan niệm sống phù hợp)
VD: Cổ nhân có dạy: "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau"
Anh(chị) có đồng ý với quan niệm sống ấy không? tại sao?
-> Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: (Lập), ý của người xưa.

- Dùng dẫn chứng bác bỏ ý kiến trên: (Phá), không đồng ý
- Hình thành một quan niệm sống phù hợp: (Thành), xây dụng quan
niệm sống theo ý mình.
Các hình thức triển khai thân bài trên còn tùy thuộc vào yêu cầu thể loại
văen nghị luận của đề
* Xét về yêu cầu thể loại của đề.
3
Khi tìm hiểu đề, ngoài biết về xuất xứ, nội dung chính, trong còn biết yêu
cầu về thể loại văn nghị luận của đề
VD1: Truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao là truyện thể hiện giá trị nhân
đạo sâu sắc. Anh(chị) hãy chứng minh.
-> yêu cầu về thể loại: Nghị luận chứng minh
VD2: Truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao là truyện thể hiện giá trị nhân
đạo sâu sắc. Hãy phân tích truyện để làm sáng tỏ vấn đề trên
-> Yêu cầu về thể loại: Phân tích + chứng minh.
Như vậy khi làm phần thân bài cần phối hợp giới hạn giá trị của đề với
yêu cầu thể loại của đề thì chúng ta sẽ không còn lúng túng khi làm văn nghị
luận.
c. Phương pháp làm phần kết luận.
Trước khi làm kết luận phải lập ý chính cho phần kết luận, viết những ý
chính đó vào phần dàn bài và dành thời gian cần thiết để chăm chút từng câu
văn cho phần này, không thể viết vội vàng, viết cho có
- Tùy theo giới hạn giá trị của đề để chọn kết luận cho phù hợp
+ Kết luận cho loại đề hoàn toàn đúng: Tập trung vào 2 điểm
- Tán thành luận đề
- Nêu nhiệm vụ của bản thân và mọi người để luận đề tốt hơn.
+ Kết luận cho loại đề vừa đúng vừa sai: Gặp loại đề này ta kết luận theo
lối dung hòa
- Nhắc lại ý kiến thứ nhất
- Nhắc lại ý kiến thứ hai

- Dung hòa hai ý kiến ấy
+ Kết luận cho loại đề hoàn toàn sai: Gặp loại đề này ta kết luận theo lối
phản bác
- Nhắc lại ý chính của luận đề
- Nhắc lại ý phản bác
- Đưa ra quan niệm tốt đẹp nhất
3. Một số lưu ý khi viết đoạn văn, bài văn.
- Nắm chắc vai trò và cấu tạo của đoạn văn. có thể viết đoạn văn theo kiểu
diễn dịch hoặc quy nạp.
- Sử dụng những câu, cụm từ, từ ngữ ở đầu hoặc cuối đoạn để nối các ý với
nhau. Tạo sự nhịp nhàng, uyển chuyển và hấp dẫn cho bài văn
VD: Nhưng còn, vì thế - cho nên, chẳng những vậy, vậy, đặc biệt, nếu, thật
vậy, có thể nói
- Hạn chế dùng những từ: thì, mà, là những từ này sẽ làm bài văn
rườm rà, lủng củng.
- Sử dụng các đoạn trích dẫn để hỗ trợ việc trình bày các luận cứ, luận
điểm. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều trích dẫn dài vì như vậy sẽ làm
ngắt quãng mạch ý của bài viết; bài văn không cô đọng hàm súc.
4
- Sau khi viết song cần đọc lại bài để sửa lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp (chú
ý không viết hoa bừa bãi; cần ngắt câu phù hợp).
III. Kết luận.
Ngoài việc hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn theo đúng yêu cầu của đề học
sinh cần phải tìm tòi, sáng tạo và rèn luyện nhiều thì mói có thể viết được một
văn bản hấp dẫn chiếm được cảm tình của người đọc.

Trên đây là một số phương pháp cụ thể khi tiến hành viết đoạn văn, bài
văn. Những điều tôi thực hiện trên đây chỉ là một việc nhỏ góp phần nâng cao
chất lượng làm bài nghị luận cho học sinh THPT đối tượng TB- yếu. Rất mong
sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!
Kon Tum, ngày 22 tháng 11 năm 2012
Người viết
Lương Thị Kim Quyên
5

×