Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Nghiên cứu vùng cửa sông mê kông và các quá trình tương tác giữa chúng và vùng nước trồi nam trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.75 MB, 185 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆT NAM

NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ
(VIỆT NAM – CHLB ĐỨC VỀ NGHIÊN CỨU BIỂN)

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

NHIỆM VỤ

NGHIÊN CỨU VÙNG CỬA SÔNG MÊ KÔNG VÀ
CÁC QUÁ TRÌNH TƯƠNG TÁC GIỮA CHÚNG
VÀ VÙNG NƯỚC TRỒI NAM TRUNG BỘ

Cơ quan chủ trì: VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC
Chủ nhiệm: TS. LÊ ĐÌNH MẦU

8926
Nha Trang – 10/2011


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆT NAM

NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO NGHỊ


ĐỊNH THƯ (VIỆT NAM – CHLB ĐỨC VỀ NGHIÊN CỨU BIỂN)

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

NHIỆM VỤ

NGHIÊN CỨU VÙNG CỬA SÔNG MÊ KÔNG VÀ CÁC
QUÁ TRÌNH TƯƠNG TÁC GIỮA CHÚNG VÀ VÙNG
NƯỚC TRỒI NAM TRUNG BỘ

CHỦ NHIỆM NHIỆM VỤ

CƠ QUAN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ

TS. Lê Đình Mầu
VIỆN KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
VIỆT NAM
(Ban Kế hoạch – Tài chính)

BỘ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
(Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên)

Nha Trang –
10/2011


LỜI CÁM ƠN
Nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư: “Nghiên cứu vùng cửa sông
Mê Kông và các quá trình tương tác giứa chúng và vùng nước trồi Nam Trung

Bộ” được hoàn thành với sự tham gia và hợp tác nhiệt tình với trách nhiệm cao nhất
từ các nhà khoa học và quản lý của Viện Hải dương học: phịng Vật lý biển, Địa
chất biển, Thủy địa hóa, Sinh thái-Môi trường biển, Sinh vật phù du, Dữ liệu, Trạm
thực nghiệm, Phân tích thí nghiệm, Thơng tin thư viện, Quản lý tổng hợp và Lãnh
đạo Viện Hải dương học, đã ln chia sẻ những khó khăn/thách thức và sự ủng hộ
tuyệt đối trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hồn thành nhiệm vụ khơng thể
thiếu sự hợp tác chặt chẽ về mặt khoa học của Viện Hải dương học (Trường Đại học
Tổng hợp Hamburg, CHLB Đức) do Tiến sỹ Thomas Pohlmann chủ trì. Chúng tơi
xin chân thành cám ơn.
Lời chân thành cám ơn cũng được xin gửi tới sự tham gia và hợp tác có hiệu
quả của các cơ quan phối hợp: Viện Tài nguyên và Môi trường biển; Trường Đại
học khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội); Trường Đại học khoa học tự
nhiên (Đại học QG TP. HCM); Trung tâm tư liệu KTTV (Trung tâm KTTV QG, Bộ
TN &MT). Chúng tôi cám ơn sự hợp tác của các ban ngành có liên quan tại các địa
phương ven biển từ Bình Thuận đến Cà Mau trong việc cung cấp dữ liệu cũng như
tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn khảo sát thực địa.
Tập thể cán bộ tham gia nhiệm vụ tỏ lòng biết ơn đến Vụ Khoa học Xã hội
và Tự nhiên, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ KH&CN); Ban Kế hoạch-Tài chính, Ban Hợp
tác quốc tế (Viện KH&CN VN) đã luôn luôn quan tâm chỉ đạo sát sao và tạo điều
kiện để nhiệm vụ được hoàn thành tốt nhất.
Trân trọng cám ơn!
Ban Chủ nhiệm


MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................i 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................iv 
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................v 
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................vii 
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 

CHƯƠNG 1: TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP........................................................13 
1.1. NGUỒN TÀI LIỆU.......................................................................................13 
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................13 
1.2.1. Khảo sát thực địa.....................................................................................13 
1.2.2. Phương pháp thu mẫu và phân tích trong phịng thí nghiệm ..................15 
1.2.3. Phương pháp viễn thám và GIS ..............................................................18 
1.2.4. Phương pháp xử lý thống kê và mơ hình hố .........................................20 
1.2.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu và GIS..............................................................49 
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH
THÁI TẠI VÙNG BIỂN CỬA SÔNG MÊ KÔNG.........................................50 
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN...........................................................50 
2.1.1. Đặc điểm địa chất, địa hình.....................................................................50 
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn sơng ngịi châu thổ sơng Mê Kơng ............55 
2.1.3. Đặc điểm khí tượng-thủy văn biển..........................................................59 
2.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC ĐẶC TRƯNG MÔI TRƯỜNG, SINH
THÁI TẠI VÙNG BIỂN CỬA SÔNG MÊ KÔNG ......................................67 
2.2.1. Đặc điểm phân bố nhiệt độ, độ mặn........................................................67 
2.2.2. Đặc điểm phân bố các muối dinh dưỡng ................................................72 
2.2.3. Đặc điểm phân bố Oxy hoà tan (DO), năng suất sơ cấp (NSSC),
chlorophyll-a (Chl-a), vật chất lơ lửng (VCLL)......................................77 
2.2.4. Đặc điểm phân bố sinh vật phù du..........................................................82 
2.2.5. Đặc điểm phân bố các đặc trưng mơi trường sinh thái qua phân
tích tư liệu ảnh viễn thám ........................................................................87 
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHỐI NƯỚC VÀ FRONT TẠI VÙNG
BIỂN VEN BỜ CỬA SÔNG MÊ KÔNG........................................................91 
i


3.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC KHỐI NƯỚC ...................................................................91 
3.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC ĐỚI FRONT ..............97 

3.2.1. Khái niệm và phân loại các front thuỷ văn .............................................97 
3.2.2. Đặc điểm front tại vùng biển ven bờ cửa sông Mê Kông .......................98 
3.2.3. Đặc điểm front tại vùng biển ven bờ cửa sơng Mê Kơng qua phân
tích ảnh viễn thám..................................................................................101 
3.3. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÁC ĐỚI FRONT ....................................105 
3.3.1. Đặc điểm sinh thái và nguồn lợi sinh học trong tại các vùng nước
cửa sông Mê Kông.................................................................................105 
3.3.2. Đặc điểm môi trường sinh thái tại các vùng nước ven bờ cửa sông
Mê Kông ................................................................................................110 
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CÁC QUÁ TRÌNH TƯƠNG TÁC THUỶ ĐỘNG
LỰC................................................................................................................115 
4.1. ĐÁNH GIÁ CÁC QUÁ TRÌNH TƯƠNG TÁC THUỶ ĐỘNG LỰC
TẠI VÙNG BIỂN CỬA SÔNG MÊ KÔNG ...............................................115 
4.1.1. Đặc điểm phân bố dịng chảy, sóng do gió mùa ...................................115 
4.1.2. Tác động của gió mùa, thuỷ triều và nước sơng lên hồn lưu vùng
biển ven bờ cửa sông Mê Kông .............................................................118 
4.1.3. Tương tác của các quá trình nhiệt động lực ..........................................125 
4.2. ĐÁNH GIÁ CÁC QUÁ TRÌNH TƯƠNG TÁC THUỶ ĐỘNG LỰC
GIỮA NƯỚC SÔNG MÊ KÔNG VÀ VÙNG NƯỚC TRỒI NAM
TRUNG BỘ..................................................................................................127 
4.2.1. Những đặc trưng cơ bản của khối nước trồi Nam Trung bộ và
khối nước vùng cửa sông Mê Kông.......................................................127 
4.2.2. Các quá trình tương tác trong thời kỳ mùa đơng ..................................130 
4.2.3. Các quá trình tương tác trong thời kỳ mùa hè.......................................134 
4.3. Tác động của các quá trình tương tác thuỷ động lực đến điều kiện môi
trường sinh thái ............................................................................................144 
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC KỸ THUẬT CHO VIỆC
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO NGUỒN LỢI THUỶ SẢN VÙNG NGHIÊN
CỨU ...............................................................................................................146 
5.1. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, MTST và nguồn lợi vùng

nghiên cứu ....................................................................................................146 
5.1.1. Điều kiện tự nhiên, MTST .....................................................................146 
5.1.2. Nguồn lợi thuỷ sản ................................................................................148 
ii


5.2. Cơ sở KHKT cho việc đánh giá, dự báo nguồn lợi thuỷ sản phục vụ
phát triển kinh tế ven biển theo hướng phát triển bền vững ........................150 
5.2.1. Cơ sở KHKT cho dự báo nguồn lợi ......................................................150 
5.2.2. Dự báo nguồn lợi thuỷ sản....................................................................155 
5.3. Đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản..........158 
5.3.1. Đánh giá các thách thức và định hướng chung ....................................158 
5.3.2. Đề xuất giải pháp ..................................................................................159 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................................................163 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................167 

iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu,
chữ viết tắt
BOD5, COD
BVMT; CLMT
BVTV
CSDL, VODC
DO
ĐBSCL
EIA, IEIA
GDP, GHCP

GIS, GPS
KTXH, KHKT,
KTTV
KTĐGN
Hs, T-S
MC-1, LT, MR
MTST, TN&MT
Mơ hình: 2D, 3D
N, NE, E, SE, S, SW,
W, NW
NTM, NTS
NTTS
NS, NB, NBK, NBS
NTB, ĐNB
NSSC
PEA
QLTH, PTBV
ROFI
SVPD, ĐVPD,
TVPD
SWOT
TCCT
TCCLMT
TCCB
VCLL
VAC

Ý nghĩa
Nhu cầu oxy sinh hóa, Nhu cầu oxy hóa học
Bảo vệ môi trường; Chất lượng môi trường

Thuốc bảo vệ thực vật
Cơ sở dữ liệu; Phần mềm quản lý CSDL của Viện
Hải dương học
Hàm lượng oxy hịa tan
Đồng bằng sơng Cửu Long
Đánh giá tác động môi trường, Đánh giá tác động
môi trường tổng hợp
Tổng sản phẩm quốc nội, Giới hạn cho phép
Hệ thông tin địa lý, Hệ thống định vị tồn cầu
Kinh tế xã hội, Khoa học kỹ thuật, Khí tượng thuỷ
văn
Kỹ thuật đánh giá nhanh
Độ cao sóng hữu hiệu, Nhiệt độ-độ mặn nước biển
Mặt cắt – I, Trạm khảo sát Liên tục, Mặt rộng
Môi trường-sinh thái, Tài nguyên và Mơi trường
Mơ hình 2 chiều, 3 chiều
Hướng Bắc, Đơng Bắc, Đông, Đông Nam, Nam,
Tây Nam, Tây, Tây Bắc
Nước tầng mặt, Nước tầng sâu
Nuôi trồng thuỷ sản
Nước sông, Nước biển, Nước biển khơi, Nước biểnsông
Nam Trung bộ, Đông Nam bộ
Năng suất sơ cấp
Potential Energy Anomaly
Quản lý tổng hợp, Phát triển bền vững
Regions of Fresh water Influence
Sinh vật phù du, Động vật phù du, Thực vật phù
du
Strengths - Điểm mạnh, Weaknesses - Điểm yếu,
Opportunities - Cơ hội và Threats - Nguy cơ

Tiêu chuẩn chất thải
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường
Trứng cá và cá bột
Vật chất lơ lửng
Vườn – Ao - Chuồng

iv

Đơn vị
mg/l

mg/l

m

mgC/m3,
ngày

mg/l


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1 Bảng 1.1. Các phương pháp xử lý thống kê và mơ hình hố


21

2 Bảng 1.2. Các hằng số liên kết với khép kín thẳng đứng

23

3 Bảng 1.3. Điều kiện ban đầu của mơ hình ROMS

29

4 Bảng 1.4. Lưu lượng (Q) và tổng lượng nước lũ của một số năm tại Kratie

29

5 Bảng 1.5. Mực nước đỉnh lũ một số trạm trên sông Mê Kông (cm)

29

6 Bảng 1.6. Đặc điểm phân bố trầm tích vùng biển cửa sơng Mê Kơng

34

7 Bảng 1.7. So sánh kết quả tính sóng bằng mơ hình và đo đạc

43

8 Bảng 2.1.1. Lượng mưa trung bình tháng ở vùng châu thổ Mê Kơng

56


9 Bảng 2.1.2. Chế độ lưu lượng nước các cửa sông tỉnh Bình Thuận

56

10 Bảng 2.1.3a. Lưu lượng trung bình tháng 9 (tháng đỉnh lũ) của một số năm

58

11 Bảng 2.1.3b. Tổng lượng nước chảy qua các trạm từ 2000 – 2007

58

12 Bảng 2.1.4. Một số đặc trưng thống kê gió tháng tại trạm Côn Đảo (1989 –
2008)

60

13 Bảng 2.2.1. Dao động T-S vùng ven bờ cửa sông Mê Kông

71

14 Bảng 2.2.2. Tỉ số mol N/P và N/Si trong khu vực khảo sát (9/2009 và
4/2010)

75

15 Bảng 2.2.3. Tổng quát đặc điểm phân bố DO, NSSC, Chl-a, VCLL tại
vùng nghiên cứu (9/2009)

77


16 Bảng 2.2.4. Số loài và tỷ lệ phần trăm các nhóm lồi ĐVPD (2008 – 2010)

82

17 Bảng 2.2.5: Số lượng lồi ở các nhóm TVPD qua 2 đợt khảo sát (9/2009 và
4/2010)

85

18 Bảng 3.1.1. Các khối nước: Nước cửa sông (NS), nước biển (NB) gần cửa
sông (NBS) và khơi (NBK)

96

19 Bảng 3.3.1. Chiều dài xâm nhập mặn (km) bình quân tháng

107

20 Bảng 3.3.2. Chiều dài xâm nhập mặn (km) lớn nhất tháng với mức 4g/l

107

21 Bảng 3.3.3. Hàm lượng một số thành phần chất hữu cơ trong bề mặt trầm
tích tại vùng cửa sông Mê Kông (Nguyễn Tác An, 1999)

110

22 Bảng 3.3.4. Các đặc trưng MTST


111

23 Bảng 3.3.5. Các đặc trưng MTST theo tháng

113

24 Bảng 4.2.1. Giá trị nhiệt, độ dày lớp đồng nhất và giá trị gradient

128

v


25 Bảng 4.2.2. Dao động T-S vùng cửa sông Mê Kơng

130

26 Bảng 5.1. Thống kê các đơn vị hành chính tại khu vực nghiên cứu

151

27 Bảng 5.2. Thống kê cơ cấu sử dụng đất (2008)

152

28 Bảng 5.3: Ước tính trữ lượng và khả năng khai thác hải sản tại vùng nghiên
cứu

155


vi


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên bảng

Trang

1 Hình 1. Vùng biển ven bờ Bình Thuận – Cà Mau

3

2 Hình 2. Sơ đồ các tuyến khảo sát trên vùng nước trồi NTB

5

3 Hình 3. Khảo sát MR và LT tại vùng biển NTB (tháng 9/2005)

6

4 Hình 4. Sơ đồ các trạm khảo sát chính của nhiệm vụ hợp tác Việt-Đức
(2003-2006)

7

5 Hình 5. Sơ đồ hệ thống trạm khảo sát sự lan truyền của nước sơng Mê
Kơng đến vùng nước trồi NTB (8/2009)


8

6 Hình 6. Sơ đồ mạng lưới trạm khảo sát (4/2007)

9

7 Hình 7. Sơ đồ mạng lưới trạm khảo sát (9/2008)

10

8 Hình 1.1. Sơ đồ vùng biển nghiên cứu và hệ thống các trạm khảo sát ViệtĐức (9/2009 và 4/2010)

15

9 Hình 1.3. Đường hồi quy tuyến tính giữa các đặc trưng MTST từ phân tích
ảnh viễn thám và đo đạc thực địa

20

10 Hình 1.4. Sơ đồ so sánh giữa mực nước tính tốn với mực nước thực đo
tháng 7/2009 của trạm Vũng Tàu.

30

11 Hình 1.5. Lưu lượng nước và hàm lượng vật chất lơ lửng sơng Mê Kơng

34

12 Hình 1.6a. Thành phần theo phương vĩ tuyến của tốc độ dòng chảy (cm/s)
thực đo và tính tốn mơ hình (u_2m_model), tầng 2m.


35

13 Hình 1.6b. Thành phần theo phương kinh tuyến của tốc độ dòng chảy
(cm/s) thực đo và tính tốn mơ hình (v2_2m_model), tầng 2m.

35

14 Hình 1.7a. Thành phần theo phương vĩ tuyến của tốc độ dịng chảy (cm/s)
thực đo (U_đo) và tính tốn mơ hình (U_mode), tại tầng mặt

40

15 Hình 1.7b. Thành phần theo phương kinh tuyến của tốc độ dòng chảy
(cm/s) thực đo (V_đo) và tính tốn mơ hình (V_mode), tại tầng mặt

40

16 Hình 1.8. So sánh kết quả tính tốn độ cao sóng với kết quả đo đạc

42

17 Hình 2.1.1. Các nét đặc trưng địa hình đáy biển ven bờ Vũng Tàu – Cà
Mau

52

18 Hình 2.1.2. Sơ đồ vị trí các trạm thu mẫu trầm tích tầng mặt

53


19 Hình 2.1.3. Sơ đồ phân bố trầm tích tầng mặt vùng biển ven bờ Vũng Tàu Cà Mau.

54

20 Hình 2.1.4a. Biến trình lưu lượng tháng (2001 – 2007), trạm Mỹ Thuận

57

vii


21 Hình 2.1.4b. Biến trình lưu lượng tháng (2001 – 2007), trạm Cần Thơ

58

22 Hình 2.1.4c. Lưu lượng trung bình năm (2000 – 2007) trạm Mỹ Thuận và
Cần Thơ

58

23 Hình 2.1.5. Hoa gió năm trạm Phú Q (1987-2007)

59

24 Hình 2.1.6a. Hoa gió tháng I tại trạm Cơn Đảo (1989 – 2008)

60

25 Hình 2.1.6b. Hoa gió tháng VIII tại trạm Cơn Đảo (1989 – 2008)


61

26 Hình 2.1.6c. Hoa gió năm tại trạm Cơn Đảo (1989 – 2008)

61

27 Hình 2.1.7a. Đường đi của các cơn bão tại dải ven biển Bình Thuận-Cà
Mau (1945-2008)

63

28 Hình 2.1.7b. Thống kê số cơn bão hoạt động trên vùng biển từ Bình Thuận
đến Cà Mau từ 1945 – 2008 theo các tháng

63

29 Hình 2.1.8. Biến đổi của mực nước tổng cộng trung bình tháng trong 20
năm tại trạm Vũng Tàu (1987 – 2006)

64

30 Hình 2.1.9. Véc tơ dịng trung bình tháng trong lớp bề mặt biển các tháng
điển hình

65

31 Hình 2.2.1. Phân bố mặt rộng tầng mặt của nhiệt độ (a )và độ mặn (b) thời
kỳ 4/2010


67

32 Hình 2.2.2a. Phân bố thẳng đứng nhiệt độ theo thời gian tại trạm LT-II
(Cửa Cung Hầu-19h/19/4 – 17h/20/4/2010)

68

33 Hình 2.2.2b. Phân bố thẳng đứng độ mặn theo thời gian tại trạm LT-II
(Cửa Cung Hầu-19h/19/4 – 17h/20/4/2010)

68

34 Hình 2.2.3. Sơ đồ phân bố theo độ sâu nhiệt độ, độ mặn tại các trạm trên
MC-2 (4/2010)

70

35 Hình 2.2.4. Phân bố mặt rộng nhiệt độ (oC), độ mặn (S‰) tầng mặt
(9/2009)

71

36 Hình 2.2.5. Phân bố nồng độ các muối dinh dưỡng tại các mặt cắt khảo sát

72

37 Hình 2.2.6. Biến thiên nồng độ các chất dinh dưỡng tại các trạm thu mẫu

73


38 Hình 2.2.8: Biến động DO theo mặt cắt – tháng 9/2009

78

39 Hình 2.2.9: Biến động hàm lượng chl-a theo mặt cắt – tháng 9/2009

79

40 Hình 2.2.10. Biến động NSSC theo mặt cắt – tháng 9/2009

79

41 Hình 2.2.11. Phân bố VCLL (mg/l) tầng mặt (4/2010)

80

42 Hình 2.2.13. Phân bố mặt rộng số lượng ĐVPD vào mùa lũ (9/2008)

83

43 Hình 2.2.14. Phân bố mặt rộng số lượng ĐVPD vào kỳ nước kiệt (4/2010)

83

44 Hình 2.2.15. Phân bố mật độ tế bào TVPD ở tầng mặt

86

viii



45 Hình 2.2.16. Phân bố hàm lượng VCLL trung bình tháng (mg/l) tầng mặt,
năm 2008

89

46 Hình 3.1.1. Giản đồ T-S cho toàn bộ các lớp nước cho các tháng điển hình
tại vùng biển ven bờ cửa sơng Mê Kơng

93

47 Hình 3.1.2a. Phân bố theo độ sâu của nhiệt độ ( oC) và độ mặn (S‰) nước
biển (Trạm 15; 9/2009)

94

48 Hình 3.1.2b. Phân bố theo độ sâu của nhiệt độ ( oC) và độ mặn (S‰) nước
biển (Trạm 6; 9/2009)

94

49 Hình 3.1.2c. Phân bố theo độ sâu của nhiệt độ ( oC) và độ mặn (S‰) nước
biển (Trạm 6; 4/2010)

95

50 Hình 3.1.2d. Phân bố theo độ sâu của nhiệt độ ( oC) và độ mặn (S‰) nước
biển (Trạm 4; 4/2010)

95


51 Hình 3.1.3a. Đặc trưng T-S (9/2009)

96

52 Hình 3.1.3b. Đặc trưng T-S (4/2010)

96

53 Hình 3.2.1. Vị trí front trên Biển Đơng và các khối nước (a): mùa đông;
(b): mùa hè (Lê Đức Tố, 1995)

98

54 Hình 3.2.2. Sự dịch chuyển và phân chia các khối nước trên cơ sở phân
tích trường nhiệt độ: a- Tháng I; b- Tháng IV; c- Tháng VII; d- Tháng
X

100

55 Hình 3.2.3. Sự dịch chuyển và phân chia các khối nước trên cơ sở phân
tích trường độ mặn: a- Tháng I; b-Tháng IV; c- Tháng VII và Tháng X

101

56 Hình 3.2.4. Phân bố của khối nước cửa sơng Mê Kơng qua đặc trưng độ
mặn (S‰)

103


57 Hình 3.2.5. Sự lan truyền của nước sông Mê Kông vào kỳ triều xuống (a)
và kỳ triều lên (b)

104

58 Hình 4.1.1a. Hồn lưu tổng hợp tầng mặt trên Biển Đơng (trung bình mùa
đơng: tháng 12÷2)

115

59 Hình 4.1.1b. Hồn lưu tổng hợp tầng mặt trên Biển Đơng (trung bình mùa
hè: tháng 6 ÷8)

116

60 Hình 4.1.2a. Trường độ cao sóng hữu hiệu (Hs) tại vùng biển ven bờ Bình
Thuận - Cà Mau (Gió NE, cấp 5, V = 9m/s)

117

61 Hình 4.1.2b. Trường độ cao sóng hữu hiệu (Hs) tại vùng biển ven bờ Bình
Thuận-Cà Mau (Gió SW, cấp 5, V = 9m/s)

118

62 Hình 4.1.6a. Trường dịng chảy tổng hợp trung bình tồn cột nước tại vùng
biển ven bờ Bình Thuận-Cà Mau thời kỳ mùa đơng (khơng có lưu
lượng nước sơng)

122


63 Hình 4.1.6b. Trường dịng chảy tổng hợp trung bình tồn cột nước tại vùng
biển ven bờ Bình Thuận-Cà Mau thời kỳ mùa đơng (có lưu lượng

122

ix


nước sơng)
64 Hình 4.1.6c. Trường dịng chảy tổng hợp trung bình tồn cột nước tại vùng
biển ven bờ Bình Thuận-Cà Mau thời kỳ mùa hè (khơng có lưu lượng
nước sơng)

123

65 Hình 4.1.6d. Trường dịng chảy tổng hợp trung bình tồn cột nước tại vùng
biển ven bờ Bình Thuận-Cà Mau thời kỳ mùa hè (có lưu lượng nước
sơng)

123

66 Hình 4.1.7. Các thành phần tốc độ dòng (u, v, cm/s), biến động độ mặn
(DS, ‰) tầng 2 m, trạm liên tục-II, Chuyến VG. 4-2010

125

67 Hình 4.1.8. Các thành phần tốc độ dịng (u, v) và biến động độ mặn DS
tầng 2m tại trạm LT-I


126

68 Hình 4.2.1a. Phân bố mặt rộng T-S trung bình tầng mặt, tháng 7 tại vùng
nước trồi NTB

128

69 Hình 4.2.1b. Phân bố thẳng đứng T-S tại vùng nước trồi NTB tại mặt cắt
φ=110 N (8/1993)

128

70 Hình 4.2.2a. Giản đồ T –S mùa hè vùng nước trồi từ tầng 0 -200 m ven bờ
NTB

128

71 Hình 4.2.2b. Giản đồ T–S mùa đông vùng nước trồi tầng 0 -200 m ven bờ
NTB

129

72 Hình 4.2.3a. Giản đồ T – S mùa hè tầng 0 -200m vùng cửa sơng Mê Kơng

129

73 Hình 4.2.3b. Giản đồ T – S mùa đông tầng 0 -200m vùng cửa sơng Mê
Kơng

130


74 Hình 4.2.1. Dịng chảy tầng mặt Biển Đơng trong mùa đơng (Wyrtki,
1961)

131

75 Hình 4.2.2. Phân bố nhiệt độ nước tầng mặt cho các tháng I

132

76 Hình 4.2.3. Phân bố độ dày (m) của lớp nước cửa sông (4/2010)

132

77 Hình 4.2.4. Phân bố độ phân tầng của khối nước vùng cửa sơng Mê Kơng
01/2007

133

78 Hình 4.2.5. Dịng chảy tổng hợp và hàm lượng VCLL trung bình trên tồn
cột nước trong pha triều xuống

134

79 Hình 4.2.6. Phân bố hàm lượng VCLL trung bình tồn cột nước (Mơ hình
HAMSOM) tại vùng biển cửa sông Mê Kông thời kỳ mùa đông (tháng
I)

134


80 Hình 4.2.7. Dịng chảy tầng mặt Biển Đơng trong mùa hè (Wyrtki, 1961)

135

81 Hình 4.2.8. Phân bố T-S tầng mặt (mùa hè)

136

82 Hình 4.2.9. Phân bố độ dày (m) của lớp nước cửa sơng (9/2009)

137

83 Hình 4.2.10a. Nhiệt độ nước (ToC) tại trạm LT-I (14h/19/8 –

137

x


12h/20/8/2009)
84 Hình 4.2.10b. Độ mặn nước (S‰) tại trạm LT-I (14h/19/8 –
12h/20/8/2009)

138

85 Hình 4.2.11. Phân bố độ mặn (a), nhiệt độ (b) trên tuyến khảo sát Cửa Đại
- La Gi (8/2009)

139


86 Hình 4.2.12. Phân bố độ mặn tầng mặt ngày 01/9/2009

139

87 Hình 4.2.13. Phân bố độ phân tầng của khối nước vùng cửa sơng Mê Kơng
08/2006

140

88 Hình 4.2.14. Hàm lượng VCLL (ảnh chụp ngày: 24/9/2009)

141

89 Hình 4.2.15. Dịng chảy tổng hợp và hàm lượng VCLL trung bình trên tồn
cột nước trong pha triều xuống

142

90 Hình 4.2.16. Phân bố hàm lượng VCLL trung bình tồn cột nước tại vùng
ven biển cửa sông Mê Kông thời kỳ mùa hè (tháng VIII) - Mơ hình
HAMSOM

142

91 Hình 4.2.17. Mặt cắt Long Hải (Vũng Tàu) tính tốn lượng nước cửa sơng
Mê Kơng lan truyền lên vùng nước trồi NTB

143

92 Hình 5.1a. Biến động dân số


151

93 Hình 5.2. Phân bố sản lượng hải sản các loại đánh bắt trung bình

154

94 Hình 5.3. Phân bố trung bình sản lượng mực các loại đánh bắt

154

95 Hình 5.4. Phân bố trung bình sản lượng tơm các loại đánh bắt

155

96 Hình 5.5. Năng lực khai thác thuỷ sản tại vùng nghiên cứu

157

97 Hình 5.6. Hiệu suất và tổng sản lượng khai thác thuỷ sản tại vùng nghiên
cứu

157

xi


MỞ ĐẦU
Vùng biển ven bờ cửa sông Mê Kông (từ Vũng Tàu đến Cà Mau) là nơi tập
trung các cửa sông của hệ thống sông Mê Kông và sông Đồng Nai, trong đó vai trị

của hệ thống sơng Mê Kơng là chủ đạo. Sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên
Tây Tạng chảy qua các địa phận của Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan,
Campuchia và Việt Nam, là sông dài thứ 3 ở Châu Á (tổng chiều dài ≈ 4.200 km,
phần chảy qua Việt Nam có độ dài ≈ 230 km), diện tích lưu vực ≈ 790.000 km2. Tại
Phnơm Pênh lưu lượng cực đại là 39.000 m3/s (tháng 10), cực tiểu là 1.700 m3/s
(tháng 5), lưu lượng trung bình là 11.000 m3/s (Nguồn: Uỷ ban sông Mê Kông).
Đến Việt Nam sông Mê Kông được chia thành 2 nhánh: sông Tiền và sông Hậu đổ
ra Biển Đông tại các cửa như: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cung Hầu, Cổ Chiên,
Định An, Tranh Đề. Lượng nước trung bình (cả 2 nhánh) đổ ra Biển Đông ≈ 400 tỷ
m3/năm (số liệu 2000-2007) với tổng lượng phù sa ≈ 160 triệu tấn/năm (Milliman,
1983). Điều kiện môi trường sinh thái (MTST) của dải ven biển bị tác động mạnh
bởi khối nước và lượng phù sa của sông Mê Kông. Do vậy, sự lan truyền và tương
tác của khối nước sông Mê Kông với vùng nước ven bờ, đặc biệt là vùng nước trồi
Nam Trung bộ (NTB) có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
Năm 2003, Bộ KH&CN Việt Nam và Quỹ phát triển DFG (CHLB Đức) đã
ký thoả thuận hợp tác về nghiên cứu biển với những nội dung chính sau:
Đánh gía tác động của những biến động ngắn và dài hạn trong mối tương tác
khí quyển - đại dương - lục địa đến các quá trình thủy động lực học và năng
suất sinh học vùng nước trồi NTB. Tìm hiểu và làm rõ về hậu qủa của những
biến đổi môi trường tịan cầu ở Đơng Nam Á nhằm tìm ra các điều chỉnh mơ
hình tính tốn và các tác động đến môi trường, hệ sinh thái biển tại khu vực
nghiên cứu.
Làm sáng tỏ các đặc trưng của hiện tượng nước trồi khu vực NTB và tương
tác của nó với các khu vực lân cận.
Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu biển nhằm tăng cừơng tiềm lực nghiên
cứu, khả năng hội nhập của ngành NCB Việt Nam.
Triển khai Nghị định thư trên, từ 2003 đến 2006 hai bên đã tiến hành Nhiệm vụ:
”Nghiên cứu hiện tượng nước trồi và các quá trình có liên quan trong khu vực thềm
lục địa Nam Việt Nam”. Nhiệm vụ đã tiến hành điều tra, nghiên cứu trên qui mô lớn
(với sự tham gia của tàu SONNE) tại vùng biển từ Vũng Tàu đến Phú Yên ra đến độ

1


sâu ≈ 3000m với 09 chuyến khảo sát. Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ có giá trị
khoa học và thực tiễn to lớn, góp phần làm sáng tỏ cơ chế cũng như các q trình có
liên quan đến vùng nước trồi Nam Việt Nam.
Nhiệm vụ giai đoạn 2009-2010 : ” Nghiên cứu vùng cửa sông Mê Kông và các
qúa trình tương tác giứa chúng và vùng nước trồi NTB” là tiếp tục triển khai nội
dung hợp tác của Nghị định thư nhằm giải quyết các mục tiêu sau:
1. Đánh giá được sự tương tác giữa nước sông Mê Kông và vùng nước trồi
NTB;
2. Xác định được các kiểu cấu trúc, biến động và đặc điểm sinh thái của
các đới Front;
3. Bổ sung cơ sở khoa học cho việc đánh giá, dự báo nguồn lợi vùng
nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế ven biển theo hướng phát triển bền
vững;
4. Góp phần phát triển tiềm lực nghiên cứu, ứng dụng triển khai, tăng
cường khả năng hội nhập, hợp tác quốc tế của Viện Hải Dương học.
Vì thời gian phê duyệt nhiệm vụ không đồng thời giữa Việt Nam và CHLB
Đức, nên giai đoạn 2007-2008 phía Đức và giai đoạn 2009-2010 phía Việt Nam chủ
trì các nội dung nghiên cứu. Để giải quyết được các mục tiêu đề ra, phạm vi nghiên
cứu của nhiệm vụ như sau:
- Sông Đồng Nai với hai phân lưu chính là sơng Sồi Rạp và sơng Lòng Tàu đổ
vào vịnh Gành Rái với tổng lượng nước ≈ 32,8 tỷ m3/năm, tổng lượng phù sa ≈ 3,36
triệu tấn/năm (Vũ Tự Lập, 2007). Như vậy, tổng lượng nước và phù sa của sông
Đồng Nai là khá nhỏ (< 1/10) khi so với hệ thống sông Mê Kông nên nhiệm vụ chỉ
tập trung nghiên cứu tác động của khối nước sông Mê Kông.
- Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2007-2008 đã bổ sung một số lượng quan
trọng các số liệu về thuỷ động lực nhất là nhiệt độ, độ mặn, đây là nguồn tài liệu
tham khảo quan trọng trong báo cáo này.

- Phạm vi nghiên cứu chung của đề tài là vùng biển ven bờ từ Bình Thuận đến
Cà Mau và ra đến độ sâu ≈ 100 m. Phía lục địa chỉ giới hạn vùng ven bờ, khơng bao
gồm khu vực bên trong cửa sông: Vĩ độ: 8oN ÷ 11,3oN; Kinh độ: 104,7oE ÷ 109oE
(hình 1). Tuy nhiên, tùy từng nội dung mà phạm vi nghiên cứu có sự thay đổi để
phù hợp với điều kiện thực tế và nguồn số liệu thu thập như:
Mơ hình hóa hồn lưu qui mơ lớn: tồn bộ Biển Đơng.
Nghiên cứu đặc trưng các khối nước: dải ven biển từ Bình Thuận –
Cà Mau (ra đến độ sâu 200m).
2


Mơ hình hóa các q trình thủy thạch động lực, MTST vùng ven bờ:
dải ven biển từ Bình Thuận – Cà Mau.
Khảo sát thực địa: vùng biển ven bờ từ Vũng Tàu đến Cà Mau.
Các chuyên đề nghiên cứu: dải ven biển từ Vũng Tàu – Cà Mau.
- Nghiên cứu vùng cửa sông Mê Kông bao gồm các nội dung:
+ Điều kiện KTTV: gió, sóng, dịng chảy, thuỷ triều, vận chuyển bồi tích, lưu
lượng nước sơng.
+ Cấu trúc, biến động và đặc điểm sinh thái của các đới front.
+ Đánh giá, dự báo nguồn lợi vùng cửa sông Mê Kông.
+ Các quá trình tương tác thuỷ động lực.
- Đánh giá sự tương tác thuỷ động lực giữa nước sông Mê Kông và vùng nước trồi
NTB.
- Thực hiện 02 đợt khảo sát thực địa, 01 đợt vào thời kỳ nước sông lớn nhất (tháng
9/2009) và 01 đợt vào thời kỳ nước sông nhỏ nhất (tháng 4/2010). Khu vực khảo sát
là vùng biển ven bờ từ Vũng Tàu đến Cà Mau. Đặc điểm khu vực nghiên cứu thể
hiện trên hình 1.

Hình 1. Vùng biển ven bờ Bình Thuận – Cà Mau


3


- Tình hình nghiên cứu trong nước:
Vùng nước trồi NTB và vùng biển cửa sông Mê Kông đã được điều tra
nghiên cứu bởi chương trình nghiên cứu biển đầu tiên của nước Việt Nam thống
nhất: Chương trình biển Thuận Hải – Minh Hải (1977-1980). Các quá trình KTTV,
địa chất-địa mạo, sinh học, MTST đã được nghiên cứu đồng bộ. Kết quả nghiên cứu
đã cung cấp các đặc điểm hoàn lưu, đặc trưng các khối nước, vị trí của tâm vùng
nước trồi mạnh. Dựa trên đặc điểm phân bố các đặc trưng thuỷ văn và hoá học, đã
phân vùng thuỷ văn cho dải ven biển Ninh Thuận-Cà Mau thành 2 vùng cơ bản với
gianh giới là Hàm Tân. Khu vực phía nam Hàm Tân chịu tác động của khối nước
sông Mê Kơng, khu vực phía bắc chịu sự khống chế của hồn lưu chung Tây Biển
Đơng mà trong đó có hiện tương nước trồi NTB (Lê Phước Trình, 1987; Võ Văn
Lành, 1996; Đặng Ngọc Thanh, 2001). Tiếp tục chương trình Thuận Hải - Minh Hải
là các chương trình biển : 48.06 (1981-1985), 48B (1986-1990): điều tra tổng hợp
biển và thềm lục địa Việt Nam; KT.03 (1991-1995): nghiên cứu theo các chuyên đề
hẹp; KHCN.06 (1996-2000): tập trung nghiên cứu xác lập các cơ sở khoa học và
các giải pháp kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc. Các
chương trình trên đã tập trung nghiên cứu các điều kiện KTTV, MTST, địa chất-địa
mạo,... trên phạm vi Biển Đông và dải ven biển miền trung (Lê Phước Trình, 2003;
Phạm Văn Ninh, 2003). Tổng hợp các tài liệu khảo sát thực địa mà Viện Hải dương
học đã chủ trì và tham gia của giai đoạn này bao gồm cả các số liệu khảo sát lịch sử
như:
-

Số liệu Chương trình NAGA: 1959 – 1961.
Số liệu Chương trình Thuận Hải - Minh Hải: 1977 -1980.
Khảo sát vùng biển Phú Quý 1979 – 1980, 1982: tầu nghiên cứu biển
Nhesmeyanov (Nga).

Các đợt khảo sát của Chương trình biển 48 .06 (1981 – 1985): với 5 mặt cắt
thủy văn, 33 trạm đo mặt rộng.
Các mặt cắt thủy văn do tầu nghiên cứu Berlill của phân viện Viễn Đông,
Viện Hàn Lâm Khoa học (HLKH) Nga, 8 -1983.

Sơ đồ tổng hợp các trạm khảo thể hiện trên hình 2.

4


Hình 2. Sơ đồ các tuyến khảo sát trên vùng nước trồi NTB
Nguồn : VODC - Viện Hải dương học (1960-1995)

Chương trình biển giai đoạn 1996-2000 (KHCN.06) đã nghiên cứu sự phân bố
trường khí áp, phân loại các loại trường gió cơ bản, tương tác biển-khí quyển, các
đặc trưng thủy triều và mực nước cực trị. Về hoàn lưu Biển Đơng (KHCN.06-02) đã
tiến hành phân tích các số liệu đo đạc và nghiên cứu mơ hình (3D) và rút ra kết luận
rằng hồn lưu Biển Đơng là hồn lưu gió mùa. Chương trình điều tra cơ bản và
nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển 2001-2005 (mã số KC.09) đã tiến hành đề tài:
“ Xây dựng công nghệ dự báo liên hồn bão, nước dâng và sóng ở Việt Nam bằng
mơ hình số với thời gian dự báo trước 3 ngày”. Đề tài đã xây dựng được một qui
trình khép kín dự báo ngắn hạn các trường KTTV trên Biển Đông.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên vẫn chưa giải đáp thoả đáng về sự
tồn tại hệ thống dòng chảy mạnh thường xuyên dọc bờ biển Việt Nam (dòng chảy
mạnh Tây Biển Đông) với phạm vi, độ sâu, cường độ, biến động theo không gian và
thời gian. Đặc biệt là việc chính xác hố khu vực tách dịng của hệ thống các dòng
chảy ven bờ. Liên quan đến hệ thống dòng chảy ven bờ còn tồn tại một số câu hỏi
về khả năng vận chuyển vật liệu và lắng đọng trầm tích từ hệ thống sơng Hồng và
sơng Mê Kơng đến vùng nước trồi NTB. Trong giai đoạn này Trung tâm KTTV
biển đã tiến hành 02 đợt khảo sát trên tầu Nghiên cứu biển theo 2 mùa (mùa hè và

mùa đông) trên vùng biển NTB, với tổng số 56 trạm quan trắc mặt rộng theo các ô
5


½ độ kinh vĩ về các yếu tố KTTV, môi trường. Trong đó có hai trạm liên tục 7 ngày
đêm. Sơ đồ trạm khảo sát thể hiện trên hình 3.
103

105

107

109

111

113

115

22

22

20

20

18


18

16

16

14

14

1

2

6

5

8

9

4

3

12

12
7

15 14

27

13

12

16
28

17 18

19

25

23

22

24

11

10

21

10


8

103

Ghi chú : ▲ Trạm đo liên tục 7 ngày đêm
• Trạm đo tổng hợp; ○: Trạm đo thủy hóa

20

26

Hình 3. Khảo sát MR và LT tại vùng biển
NTB (tháng 9/2005)

10

105

107

109

111

113

115

8


Chương trình KH&CN biển phục vụ phát triển bền vững KTXH, mã số KC.09/0610 (2006-2010) đã tiến hành các đề tài có liên quan sau:
Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ dự báo hạn ngắn trường các
yếu tố thuỷ văn biển khu vực Biển Đông (Mã số: KC.09.16/06-10).
Nghiên cứu quá trình tương tác biển - lục địa và ảnh hưởng của chúng đến
các hệ sinh thái ven bờ Đông và bờ Tây Nam Bộ (Mã số: KC.09.12/06-10).
Một phần nội dung khoa học của các đề tài trên thuộc vùng biển nghiên cứu của
nhiệm vụ. Đây là những cơng trình nghiên cứu mới nhất của chương trình biển, tuy
không sử dụng trực tiếp các kết quả nghiên cứu trên, nhưng chúng tơi đã có trao đổi
về mặt khoa học những vấn đề có liên quan.
Trong khn khổ Nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư Việt Nam –
CHLB Đức giai đoạn 2003-2006: “Nghiên cứu hiện tượng nước trồi và các q
trình có liên quan trên thềm lục địa Nam Việt Nam” (Bùi Hồng Long, 2006) thì
vùng nước trồi NTB đã được tiến hành nghiên cứu trên qui mô lớn, đồng bộ từ
Vũng Tàu đến Phú Yên ra đến độ sâu ≈ 3000m với 09 chuyến khảo sát về các đặc
trưng KTTV, địa chất, sinh học, MTST. Trong đó, có 05 đợt khảo sát về vật lý, sinh
học đại diện cho 02 mùa gió chính và 02 mùa chuyển tiếp; 03 đợt khảo sát thông

6


lượng hạt; 01 chuyến khảo sát bổ sung tại vùng biển ven bờ Bình Thuận. Sơ đồ các
trạm khảo sát thể hiện trên các hình 4.

Hình 4. Sơ đồ các trạm khảo sát chính của nhiệm vụ hợp tác Việt-Đức
(2003-2006)
Kết quả nghiên cứu bước đầu xác định được các nguyên nhân chủ yếu gây ra
hiện tượng nước trồi, phạm vi, độ sâu phân bố, phát hiện ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu tới cường độ và thời gian xuất hiện, hiệu ứng sinh thái của nước trồi. Lần
đầu tiên đã chính xác hóa được hệ thống dịng chảy 2 lớp thay đổi theo mùa trong

khu vực biển ven bờ NTB (biên ngoài nằm trong khu vực khoảng 80 km cách bờ,
độ sâu phân cách của hệ dòng chảy 2 lớp là 50-60m), hiện tượng nước trồi thể hiện
rõ nhất vào tháng VI-VIII.
Năm 1994-1995 Viện Cơ học (Phạm Văn Ninh, 1996) đã tiến hành đề tài:
“Điều kiện KTTV và động lực khu vực biển quanh Côn Đảo phục vụ yêu cầu qui
hoạch, phát triển KTXH, xây dựng cơng trình và BVMT”. Trong khuôn khổ nhiệm
vụ hợp tác theo Nghị định thư Việt-Đức, Viện Địa chất và Địa Vật lý biển đã chủ trì
nhiệm vụ: “Nghiên cứu tiến hóa đới ven bờ biển đồng bằng sông Cửu Long và vùng
thềm lục địa kế cận trong Holocen-hiện đại phục vụ PTBV” (2008-2010). Viện
Nghiên cứu Hải Sản đã tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện
pháp bảo vệ trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con ở vùng ven bờ Đông Tây
Nam Bộ” (2007-2008).

7


Trong những năm gần đây, Viện Hải dương học đã chủ trì một số đề tài nghiên
cứu tại vùng cửa sông Mê Kông như dự án IFRIMER giai đoạn 2000-2003
(GAMBAS) “Đánh giá tác động môi trường của các họat động NTTS trong vùng
cửa sông Cửu Long”. Đề tài: “Nghiên cứu những đặc trưng tương tác biển - sông
vùng cửa sông Tiền (Cung Hầu -Cổ Chiên )” năm 1996-1997. Đề tài: “Điều tra cơ
bản mơi trường vùng biển Ninh Thuận-Bình Thuận theo mặt cắt cố định Phan Rí –
Phú Quý” (2006-2007). Chương trình Monitoring hàng năm tại trạm Phú Quý,
Vũng Tàu, Định An đã cung cấp số liệu về KTTV và MTST theo các mùa khác
nhau. Đặc biệt đề tài cấp nhà nước (2008-2010): “Luận chứng KHKT phục vụ cho
QLTH và PTBV dải ven bờ biển NTB đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh
tế biển”, Mã số: KC.09.24/06-10 đã tiến hành khảo sát nhằm đánh giá sự lan truyền
của nước sông Mê Kông đến vùng nước trồi NTB (8/2009). Sơ đồ hệ thống trạm vị
khảo sát thể hiện trên hình 5.
13

Ghi chú :
: đường đẳ ng sâu (m)

Khanh Hòa

: Trạ m mặ t rộ ng
: Trạm Liê n tụ c

12

Ninh Thuận

11

Bình Thuận

Tp. HCM

Vũng Tàu

Kiên Giang

10

Tiền Giang
910
78
Bế n Tre
1 23 4 5 6
Cần thơ


Cù Lao Thu

Trà Vinh
Só c Trăng
Bạ c Liê u

9

Cà Mau

Côn Đảo

8

104

106

108

110

112

Hình 5. Sơ đồ hệ thống trạm khảo sát sự lan truyền của nước sông Mê Kông đến
vùng nước trồi NTB (8/2009)
Đề tài đã tiến hành đo đạc, thu mẫu trên 10 trạm MR và 01 trạm LT (01 ngày đêm)
các thông số thuỷ động lực và mơi trường. Ngồi ra, cịn một số hợp đồng khoa học
với các địa phương ven biển về NTTS và phục hồi nguồn lợi, môi trường. Những

kết quả nghiên cứu trên được thể hiện qua các cơng trình như: tính tốn các đặc
trưng sóng trên Biển Đơng và vùng biển ven bờ (Lê Đình Mầu, 2005, 2006).
Nghiên cứu đặc điểm tương tác động lực và trao đổi nước, vật chất tại cửa sông
Tiền (Nguyễn Kim Vinh, Vũ Tuấn Anh, 1999; Lê Phước trình, 2001; Lê Đình Mầu,
8


2009). Nghiên cứu hoạt động địa chất hiện đại vùng cửa sông Tiền (Đỗ Minh Tiệp,
Nguyễn Đức Ái, 2004). Sức sản xuất sơ cấp, hàm lượng Chlorophyll-a và đặc điểm
MTST (Nguyễn Hữu Huân, Phan Minh Thụ, 1999; Nguyễn Tác An, Phan Minh
Thụ, 1999; Nguyễn Tác An, Võ Duy Sơn, Phan Minh Thụ, 2004). Đặc điểm SVPD
(Nguyễn Cho, 1999). Sự biến đổi sản lượng và đặc trưng sinh học của một số đối
tượng cá khai thác (Nguyễn Văn Lục, 1999). Đặc điểm địa mạo và trầm tích tầng
mặt vùng biển ven bờ Thuận Hải - Minh Hải (Trịnh Thế Hiếu và cs., 1981). Ảnh
hưởng của sơng Mê Kơng tới q trình thành tạo trầm tích Pleistocen muộn tại vùng
biển Nam Việt Nam (Markov et al., 1989).
Thông tin khoa học từ các cơng trình trên rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên,
nội dung khoa học cịn rất tản mạn theo từng khía cạnh chuyên môn riêng biệt, nặng
về mô tả, chưa gắn kết với nhau để có thể giải quyết được vấn đề nghiên cứu đặt ra
trong nhiệm vụ lần này.
* Những kết quả nghiên cứu chính của Nhiệm vụ hợp tác Việt Nam – CHLB Đức
giai đoạn 2007-2008 được tóm tắt như sau:
+ Khảo sát thực địa: Đã tiến hành 02 đợt khảo sát thực địa như sau:
1. Đợt khảo sát 4/2007 (từ ngày 15-20/4/2007): đây là đợt khảo sát đồng bộ, thiết
bị hiện đại với phạm vi là vùng biển ven bờ Vũng Tàu – Cà Mau, ra đến độ sâu ≈
40m. Đã thu thập các dữ liệu về vật lý thủy văn, sinh học, MTST trên 25 trạm mặt
rộng và 02 trạm liên tục 01 ngày đêm. Sơ đồ trạm vị khảo sát thể hiện trên hình 6.
0

11


Đồng Nai

TP

Phan Thiết

.H


Long An

íM
Ch

Vũng Tàu

h
in

Tiền Giang

20122 24
21 23 25

10

Bến Tre

0


2

Trà Vinh
Sóc Trăng
Bạc Liêu
9

3
4
5
6
78
9
19
10

18
17
16
15
14
13
12
11

0

0


: Đườ ng đẳ ng
sâ u (m)

Côn Đảo

8

: Trạ m mặ t rộ ng
: Trạ m liê n tụ c

0

0

105.5

106

0

107

0

108

0

0


109

Hình 6. Sơ đồ mạng lưới trạm khảo sát (4/2007)
9


2. Đợt khảo sát 9/2008 (từ 12/9/2008 đến 05/10/2008): Khu vực khảo sát, các
hạng mục đo đạc, thu mẫu, thiết bị tương tự như đợt khảo sát 4/2007. Đã thu thập
các dữ liệu về vật lý thủy văn, sinh học, MTST trên 37 trạm mặt rộng và 01 trạm
liên tục 01 ngày đêm. Sơ đồ trạm vị khảo sát thể hiện trên hình 7.
106.0
11.0

106.5

107.0

107.5

108.0
11.0

Lâm Đồ ng

Phan Thiết
P
T.

H
í

Ch
h
in
M

10.5

Vũng Tàu

10.5

37
2
1
3

10.0

36
5

Bến Tre
13
12 11 10
15

635
7
8
34

9

10.0

33

32b
32
16
17b
17
31

Trà Vinh

25
24


9.5 c

Trăng

23

30
29

22


27
28

18
19

21

20

9.5

: đường đẳng sâu (m)
: Trạ m Liê n tụ c (25h)
: Trạm mặt rộng (neo tàu)
: Trạ m mặ t rộ ng (thả trô i)

AS1

26

10 cm/s

9.0
106.0

106.5

107.0


107.5

: Dò ng chả y (cm/s)

9.0
108.0

Hình 7. Sơ đồ mạng lưới trạm khảo sát (9/2008)
Số liệu thu được từ 02 đợt khảo sát đã được nhiệm vụ phối hợp cùng các nhà khoa
học Đức xử lý, phân tích và đánh giá các quá trình thuỷ động lực, MTST, sinh học
tại khu vực nghiên cứu.
- Tình hình nghiên cứu ngồi nước:
Trên qui mơ thềm lục địa Việt Nam nói chung, vùng biển ven bờ từ Bình
Thuận đến Cà Mau nói riêng về điều tra khảo sát cho tới nay mới chỉ có chuyến
khảo sát lớn trong khn khổ chương trình NAGA (1959-1961) với sự tham gia của
tàu Stranger thuộc Viện Hải dương học Scripps, California (Mỹ). Chương trình
NAGA đã thực hiện 5 chuyến khảo sát từ 11/1959 tới 2/1961, vĩ độ 40N ÷ 16oN với
6 mặt cắt vng góc với bờ và ra ngoài khơi đến 250 hải lý, độ sâu ≈ 4000m
(3895m). Cuộc khảo sát đã góp phần làm sáng tỏ hơn về điều kiện tự nhiên, MTST,
sinh học của khu vực nghiên cứu. Các kết quả của các chuyến khảo sát đã được
cơng bố, trong đó đáng kể nhất là cơng trình của Wyrtki (1961). Tuy nhiên, do
phạm vi khảo sát rộng, khoảng cách giữa các trạm lớn nên kết quả chỉ có thể phản
ánh các q trình hải dương cỡ lớn, ổn định. Khu vực nghiên cứu chỉ có thể tham
khảo những kết quả này ở mức độ khiêm tốn.
10


Từ 30/4 đến 29/5/1999 dự án hợp tác quốc tế SEAFDEC (South East Asian
Fisheries Development Center) đã tiến hành khảo sát các đặc trưng thuỷ văn, môi
trường dọc bờ biển Việt Nam từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan và đã tiến hành

phân chia vùng nước ven bờ Việt Nam thành 3 khối nước: bắc, nam và vùng khơi
(Penjan et al., 1999). Trong đó, vùng nước trồi NTB thuộc khối nước vùng khơi,
vùng nước cửa sông Mê Kông và sơng Hồng thuộc khối nước phía nam và bắc
(khối nước ảnh hưởng của nước sông).
Những năm gần đây các công trình nghiên cứu về các đặc trưng thủy động
lực học, MTST trên Biển Đông đã được nhiều tác giả đề cập như: Chen et al.
(2004) nghiên cứu hoàn lưu dưới tác động của hiện tượng El Nino. Deetae and
Wisespongpand (2001) nghiên cứu sự phân bố lớp cực đại của chlorophyll. Fang
et al. (2002) nghiên cứu cấu trúc theo mùa của hồn lưu tầng mặt tại khu vực phía
nam Biển Đơng trên cơ sở các số liệu đo đạc. Liu et al. (2002) tiến hành nghiên
cứu bằng mơ hình kết hợp số liệu đo đạc sự phân bố theo mùa gió của chlorophyll
và năng suất sơ cấp. Voss et al. (2006) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nước sông
đến sự ngưng đọng của Nitơ tại vùng nước trồi của Việt Nam. Dippner et al.
(2007) nghiên cứu tác động của gió mùa trên Biển Đơng đến việc hình thành vùng
nước trồi tại Việt Nam. Cấu trúc chung của hồn lưu Biển Đơng cũng đã được
phân tích trong những nghiên cứu về mơ hình 3D quy mơ lớn với độ phân giải
ngang 50 km (Pohlmann, 1987, Shaw và Chao, 1994, Chao et al. 1996). Tuy
nhiên, tất cả những mơ hình trên mới chỉ cung cấp những đặc điểm chung theo
mùa, qui mô lớn cịn ở quy mơ chi tiết hơn (như thời tiết ngắn hạn- Synoptic) mà
chúng có ảnh hưởng quyết định đến các q trình vùng ven bờ, cửa sơng thì những
mơ hình này chưa đáp ứng được.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu tập trung vào
những khu vực chịu tác động của nước sông (Regions Of Fresh water Influence ROFI), như de Kok et al. (2001), Simpson et al. (2002). Một báo cáo tóm tắt về
động lực học của các ROFIs được trình bày trong bài báo của Simpson (1996) rằng
ở phần lớn các ROFIs có sự cạnh tranh giữa tác động phân tầng của lượng sức nổi
được đưa vào và tác động xáo trộn (stirring effect) của gió, sóng và thủy triều. Rõ
ràng là sự cạnh tranh này khó xác định hơn nhiều so với sự cạnh tranh giữa
nhiệt/xáo trộn, bởi vì sức nổi của lượng nước sông đổ vào không phải là đồng nhất
về mặt không gian mà đổ vào từ nhiều nguồn riêng rẽ, vì thế cần phải xác định được
sự lan truyền sau đó. Do phức tạp như vậy nên Simpson cho rằng sự hiểu biết về các

11


×