Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Những giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 111 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG





VŨ THỊ XUÂN THƠ



NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60.31.07


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Quy






HÀ NỘI - 2004



MỤC LỤC

Phần mở đầu



Trang
Chương 1
Tổng quan về dịch vụ tài chính
4
1.1.
Những vấn đề cơ bản về dịch vụ tài chính và vai trò của
nó đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân.
4
1.1.1
Khái niệm dịch vụ tài chính
4
1.1.2
Đặc điểm của dịch vụ tài chính
6
1.1.3
Các loại hình dịch vụ tài chính
7
1.1.4

Vai trò của các dịch vụ tài chính đối với sự phát triển nền
kinh tế quốc dân
10
1.2
Những yêu cầu hội nhập kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ tài
chính và những cam kết của Việt nam
12
1.2.1
Những yêu cầu hội nhập kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ tài
chính
12
1.2.1.1
Những quy định của GATS đối với thị trường dịch vụ tài
chính
12
1.2.1.2
Những quy định trong Hiệp định khung về Hợp tác dịch vụ
của ASEAN đối với thị trường dịch vụ tài chính
16
1.2.1.3
Những quy định trong Hiệp định thương mại Việt nam -
Hoa Kỳ đối với thị trường dịch vụ tài chính
16
1.2.2
Những cam kết của Việt nam trong các Hiệp định về lĩnh vực
dịch vụ tài chính
17
1.2.2.1
Cam kết về dịch vụ tài chính của Việt Nam trong Hiệp định
khung về Hợp tác dịch vụ của ASEAN

17
1.2.2.2
Cam kết về dịch vụ tài chính trong Hiệp định thương mại
Việt nam - Hoa Kỳ
22



Chương 2.
Thực trạng thị trường dịch vụ tàI chính việt nam trong những
năm gần đây
28
2.1
Khái quát chung về thị trường dịch vụ tài chính Việt nam
28
2.2
Thực trạng thị trường dịch vụ bảo hiểm
29
2.2.1
Những thành tựu đạt được
30


2.2.2
Mt s vn cũn tn ti
37
2.2.3
Nguyờn nhõn ca nhng tn ti
41
2 2.4

Nhng bt cp ca th trng dch v bo him so vi yờu
cu hi nhp quc t
43
2.3
Thc trng th trng dch v ngõn hng
48
2.3.1
Nhng thnh tu t c
50
2.3.2
Mt s vn cũn tn ti
58
2.3.3
Nguyờn nhõn ca nhng tn ti
62
2.3.4
Nhng bt cp ca th trng dch v ngõn hng so vi yờu
cu hi nhp quc t
64



Chng 3
CC GII PHP NHM PHT TRIN TH TRNG DCH
V TI CHNH VIT NAM P NG YờU CU HI NHP
KINH T QUC T
70
3.1
Kinh nghim ca mt s nc trong vic phỏt trin th
trng dch v ti chớnh

70
3.1.1
Thỏi Lan
70
3.1.2
Singapore
73
3.1.3
Cỏc bi hc kinh nghim rỳt ra
75
3.2
nh hng, gii phỏp phỏt trin th trng dch v bo
him ỏp ng yờu cu hi nhp kinh t quc t
79
3.2.1
nh hng phỏt trin dch v bo him
79
3.2.1.1
Cỏc quan im v vic phỏt trin dch v bo him
79
3.2.1.2
Cỏc nh hng ch yu
81
3.2.2
Gii phỏp phỏt trin th trng dch v bo him
83
3.3
nh hng, gii phỏp phỏt trin th trng dch v ngõn
hng ỏp ng yờu cu hi nhp kinh t quc t
87

3.3.1
nh hng phỏt trin dch v ngõn hng
87
3.3.1.1
Cỏc quan im v vic phỏt trin dch v ngõn hng
87
3.3.1.2
Cỏc nh hng ch yu
90
3.3.2
Cỏc gii phỏp phỏt trin th trng dch v ngõn hng
90
3.3.2.1
Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng Nhà n-ớc
90
3.3.2.2
Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng th-ơng mại
92
Kết luận



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ của
các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp hoàn thành bản Luận văn, tôi xin đặc biệt bầy tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Quy - người đã chỉ bảo tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn các các cô chú, anh chị ở Bộ tài chính, Bộ thương mại,

Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương đã hỗ trợ tài liệu - một phần
không thể thiếu để bản Luận văn được hoàn chỉnh.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã
hỗ trợ, ủng hộ về tinh thần để tôi có thể hoàn thành Luận văn.
Do hạn chế về năng lực và thời gian nghiên cứu, Luận văn chắc chắn không
tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong được sự góp ý chỉ bảo của thầy cô và
các bạn bè đồng nghiệp.

Hà nội, ngày 20 tháng 6 năm 2004
Tác giả
Vũ Thị Xuân Thơ


BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
GATS
Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ
BTA
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
AFAS
Hiệp định khung về hợp tác dịch vụ ASEAN
MFN
Quy chế Đãi ngộ Tối huệ quốc
NT
Quy tắc Đãi ngộ quốc gia
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM

Ngân hàng Thương mại
NHTMQD
Ngân hàng Thương mại Quốc doanh
NHTMCP
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
VCB
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
INCOMBANK
Ngân hàng Công thương
VBARD
Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn
BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
TCTD
Tổ chức tín dụng
GDP
Tổng sản phẩm Quốc nội
TCTC
Tổ chức tài chính
BHNT
Bảo hiểm nhân thọ
BH PHI NT
Bảo hiểm phi nhân thọ
ACB
Ngân hàng thương mại cổ phần á châu
EXIM
Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu
UOB
Ngân hàng United Overseas Bank Singapore
EAB

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh bảo hiểm
31
2.2
Danh sách các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường bảo
hiểm Việt Nam (tính đến ngày 30/11/2003)
34
2.3
Cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1990 - 2003
48
2.4
Doanh số thanh toán thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
55
2.5
Tỷ trọng giữa cho vay so với vốn huy động giai đoạn 1994-2003
61
2.6
Tình hình huy động vốn của hệ thống ngân hàng
61



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
2.1
Doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 1993 - 2003
31
2.2
Tỷ trọng doanh thu PBH/GDP giai đoạn 1993 - 2003
32
2.3
So sánh doanh thu PBH nhân thọ và phi NT
35
2.4
So sánh doanh thu PBH/GDP một số nước năm 2001
38
2.5
Tỷ trọng dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2003
50
2.6
Thị phần thẻ ATM của ngân hàng Ngoại thương Việt nam
năm 2003 so với các ngân hàng khác
55
2.7
Thị phần thẻ tín dụng quốc tế của ngân hàng Ngoại thương
Việt nam năm 2003 so với các ngân hàng khác
56
2.8
Doanh số bảo lãnh vốn vay trong nước và nước ngoài của 4

NHTMNN giai đoạn 1998 - 2002
57

- 1 -

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ phải thực hiện nhiều
cam kết trong các Hiệp định như Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp
định khung về hợp tác dịch vụ ASEAN và Hiệp định chung về thương mại dịch
vụ (GATS) khi Việt Nam tham gia vào WTO. Một trong những nội dung quan
trọng của các cam kết đó là tận dụng mọi ngoại lực, phát huy hết mọi nội lực để
xây dựng một thị trường dịch vụ tài chính vững mạnh. Tuy nhiên tại Việt Nam,
thị trường dịch vụ tài chính phát triển còn chậm. Cho đến nay, một số yếu tố của
thị trường còn chưa đầy đủ, hàng hoá đơn điệu, các quy định pháp lý chưa đủ và
đồng bộ, do vậy chưa huy động được tối đa nguồn lực trong xã hội cho đầu tư.
Chính vì thế mà thị trường này chưa phát huy được đầy đủ vai trò của nó đối với
nền kinh tế. Do đó, việc đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ tài chính trong
những năm qua nhằm tìm ra các hạn chế, khó khăn cùng các nguyên nhân làm
cho thị trường dịch vụ tài chính còn chậm phát triển, trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp nhằm phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt nam đáp ứng yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết.

2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài, nhiều công trình khoa học
tập trung nghiên cứu thị trường dịch vụ tài chính. Ví dụ: Đề tài khoa học cấp Bộ
“Dịch vụ Bảo hiểm và ngân hàng của Việt nam. Những vấn đề đặt ra trong quá
trình đàm phán và thực hiện các cam kết với WTO” do TS. Nguyễn Thị Quy làm
chủ nhiệm đề tài và một số các đề tài mà các sinh viên các trường Đại học khối

kinh tế chọn viết Khóa luận tốt nghiệp.
- 2 -

Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về
cơ sở lý luận và thực tiễn của thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam đáp ứng yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động, những hạn chế của thị trường
dịch vụ tài chính Việt Nam trong những năm gần đây, luận văn phân tích các
nguyên nhân làm cho thị trường dịch vụ tài chính còn chậm phát triển nhằm đề
xuất các giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt nam đáp ứng yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về dịch vụ tài chính và vai trò của nó đối với sự phát
triển nền kinh tế quốc tế.
- Đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ tài chính trong những năm gần đây:
những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt
nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thị trường dịch vụ tài chính ở
Việt Nam trong những năm gần đây và những nội dung yêu cầu nhằm phát triển
thị trường dịch vụ tài chính đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn
cũng sẽ nghiên cứu thị trường dịch vụ tài chính của một số nước trên thế giới.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Khái niệm dịch vụ tài chính là một khái niệm rộng, theo cách hiểu của
GATS, dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến

bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm)
- 3 -

nhưng Luận văn chỉ giới hạn trong việc đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ
bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng, kết hợp với
các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng phát triển kinh tế tài
chính của Nhà nước để phân tích, đánh giá hoạt động thị trường dịch vụ tài chính
Việt nam.
Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê và xuất phát từ thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.

7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục Luận văn gồm 3 chương

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

Danh mục tài liệu tham khảo

- 4 -

CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH


.1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VÀ VAI
TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ QUỐC
DÂN.
.1.1

Khái niệm dịch vụ tài chính

Muốn hiểu được khái niệm dịch vụ tài chính, trước hết chúng ta cần
phải làm rõ khái niệm dịch vụ.
Về khái niệm dịch vụ, theo quan niệm phổ biến được dùng ở Việt nam
thì đó là hoạt động kinh tế tuy không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất
cho xã hội nhưng tạo ra giá trị thặng dư do khai thác sức lao động, tri
thức, chất xám của con người đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc
thỏa mãn nhu cầu của con người và là một thành tố quan trọng đóng góp
vào GDP. Dịch vụ là sản phẩm lao động có hàm lượng tri thức cao của
con người, kết tinh các hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực như kinh tế,
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kế toán, tư vấn


Cùng với sự vận động, phát triển nhanh chóng của nền kinh tế với sự
trợ giúp của khoa học và công nghệ trong quá trình hội nhập khu vực và
quốc tế, lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng có những bước phát triển vượt
bậc, do vậy đòi hỏi phải tiếp cận khái niệm dịch vụ bằng cách khác, thống
nhất với các quốc gia và các tổ chức quốc tế mà chúng ta đang xúc tiến
hội nhập, tập trung vào cách tiếp cận của WTO và Hiệp định thương mại
Việt nam - Hoa Kỳ. Nhưng trên thực tế thì WTO không đưa ra một khái
niệm cụ thể về dịch vụ, thay vào đó các khoản mục dịch vụ được phân
tách theo nội dung và cách thức thực hiện chúng thông qua việc dẫn chiếu

các ngành dịch vụ tới bảng phân loại hàng hóa trung tâm của Liên hiệp
quốc. Bởi dịch vụ là khái niệm tương đối trừu tượng nên việc xác định các
phương thức giao dịch phức tạp hơn nhiều so với thương mại hàng hoá,
có thể là dịch vụ di chuyển qua biên giới tức là việc di chuyển độc lập với
- 5 -

người cung cấp và người tiêu dùng; khách hàng di chuyển qua biên giới
để nhận dịch vụ được cung cấp; người sản xuất di chuyển qua biên giới để
cung cấp dịch vụ qua việc thành lập cơ sở thương mại hoặc người cung
cấp dịch vụ chỉ di chuyển tạm thời qua biên giới . Chính vì vậy, GATS
quy định rằng thương mại dịch vụ được định nghĩa như là việc cung cấp
dịch vụ thông qua các phương thức (MODE) sau:
Phƣơng thức 1 (Cung cấp qua biên giới
): dịch vụ được cung cấp từ
lãnh thổ của một thành viên tới lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào
khác.
Phƣơng thức 2 (Tiêu dùng ở nƣớc ngoài)
: dịch vụ được cung cấp
trên lãnh thổ của một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ
một thành viên nào khác. Phương thức này thường được đưa ra dưới dạng
“sự di chuyển của người tiêu dùng”
Phƣơng thức 3 (Hiện diện thƣơng mại):
dịch vụ được cung cấp bởi
một người cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện
thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác. Hiện diện
thương mại không chỉ bao gồm sự hiện diện của pháp nhân mà còn có
những tổ chức có tính pháp lý. Hiện diện thương mại có thể là thành lập
các chi nhánh hay đại lý để cung cấp các dịch vụ như ngân hàng, tư vấn
pháp lý hay truyền thông.
Phƣơng thức 4: (Hiện diện thể nhân):

dịch vụ được cung cấp bởi
một người cung cấp dịch vụ của một thành viên thông qua sự hiện diện
của thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác.
Khái niệm dịch vụ tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, nguồn tài chính được chuyển từ người
cung cấp tài chính đến người cầu tài chính bằng con đường trực tiếp, hoặc
con đường gián tiếp qua các trung gian tài chính hoặc trung gian môi giới.
Các trung gian này thực thi các dịch vụ tài chính. Theo cách hiểu này, các
hoạt động giao dịch tài chính được thực hiện qua các trung gian (bao gồm
- 6 -

cả trung gian tài chính và trung gian môi giới) được gọi là dịch vụ có tính
chất tài chính. Và nơi diễn ra những hoạt động có tính chất tài chính đó
được gọi là thị trường dịch vụ tài chính.
Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO): Một dịch vụ tài chính là
bất cứ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một nhà cung cấp dịch vụ
tài chính cung cấp. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và
dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài
chính khác (ngoại trừ bảo hiểm). 21
1.1.2.

Đặc điểm của dịch vụ tài chính
Dịch vụ tài chính có những đặc điểm chung là:
-
Tính vô hình
: là đặc điểm chính để phân biệt sản phẩm dịch vụ tài chính
với các sản phẩm của ngành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế quốc
dân. Chính đặc điểm này làm cho việc đánh giá chất lượng sản phẩm dịch
vụ tài chính trở nên khó khăn ngay cả khi khách hàng đang sử dụng
chúng. Từ đặc tính vô hình của sản phẩm nên trong kinh doanh phải dựa

vào lòng tin, các nhà cung cấp dịch vụ thường chú ý đến việc củng cố
niềm tin đối với khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng
cao hình ảnh uy tín, tạo điều kiện để khách hàng tham gia vào hoạt động
tuyên truyền cho tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính đó.
-
Tính không thể tách biệt hay không thể chia cắt
: quá trình cung cấp
dịch vụ tài chính và quá trình tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời và có sự
tham gia của khách hàng. Mặt khác quá trình cung ứng dịch vụ này được
tiến hành theo những quy trình nhất định. Sản phẩm dịch vụ tài chính
không có sản phẩm dở dang, dự trữ lưu kho mà sản phẩm được cung cấp
trực tiếp cho người sử dụng khi và chỉ khi khách hàng có nhu cầu. Đặc
tính này sẽ chi phối khi xác định giá (lãi, phí) của dịch vụ tài chính - kế
toán cung cấp cho người sử dụng dịch vụ tồn tại và phát triển, tổ chức
cung ứng dịch vụ cũng tồn tại và phát triển bền vững.
- 7 -

-
Tính không ổn định và khó xác định
: Một sản phẩm dịch vụ tài chính
dù lớn hay bé (xét về quy mô) đều không đồng nhất thời gian thực hiện,
cách thức thực hiện, điều kiện thực hiện, vì vậy rất khó xác định. Một sản
phẩm dịch vụ tài chính được cấu thành bởi nhiều yếu tố như công nghệ,
trình độ cán bộ, khách hàng Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới
chất lượng dịch vụ, nhưng lại thường xuyên biến động. Vì vậy nó không
ổn định, khó xác định chính xác.
1.1.3 Các loại hình dịch vụ tài chính
Theo nghĩa rộng, dịch vụ tài chính gồm tất cả các dịch vụ có tính chất
tài chính. Như vậy, dịch vụ tài chính bao gồm các phân ngành dịch vụ
như: phân ngành dịch vụ tài chính (gồm các dịch vụ bảo hiểm; kế toán,

kiểm toán, tư vấn tài chính; dịch vụ chứng khoán và một số dịch vụ hỗ trợ
khác); phân ngành dịch vụ ngân hàng.
Tuy nhiên theo tiêu chí về tổ chức quản lý, phạm vi của dịch vụ tài
chính còn được hiểu theo nghĩa hẹp hơn và chỉ bao gồm các các dịch vụ
thuộc phân ngành dịch vụ tài chính, đó là dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ ngân
hàng; dịch vụ kế toán, kiểm toán; dịch vụ tư vấn tài chính (chủ yếu là tư
vấn thuế); dịch vụ chứng khoán.
Những ngành dịch vụ này hiện nay do nhiều ngành khác nhau quản lí.
Ví dụ tại Việt Nam, ngành dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ kế toán - kiểm
toán do Bộ tài chính quản lí, dịch vụ ngân hàng do ngân hàng nhà nước
quản lý. Trong quá trình nhà nước sử dụng công cụ tài chính tiền tệ để
điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô, các ngành dịch vụ này có mối quan hệ chặt
chẽ và tác động bổ trợ lẫn nhau, vì vậy nếu chỉ nhìn nhận dịch vụ tài
chính theo nghĩa hẹp như nêu trên là không đầy đủ. Tuy nhiên việc đánh
giá dịch vụ tài chính theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các phân ngành dịch
vụ tài chính đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành. Mặt khác, hiện nay
vẫn còn có những ý kiến khác nhau về việc sắp xếp dịch vụ chứng khoán
thuộc phân ngành dịch vụ nào (tài chính hay ngân hàng) hay là một phân
- 8 -

ngành dịch vụ riêng. Do đó, Luận văn chỉ dành tập trung đề cập đến hai
loại hình dịch vụ chủ yếu:
đó là dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng.
Theo WTO - phụ lục G quy định các loại hình dịch vụ bảo hiểm và
bảo hiểm ngân hàng như sau:
Dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm
:

Bảo hiểm trực tiếp nhân thọ;


Bảo hiểm phi nhân thọ;

Tái bảo hiểm và tái nhượng bảo hiểm;

Bảo hiểm qua trung gian như môi giới và đại lý.
Dịch vụ Ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo
hiểm):

Chấp nhận tiền gửi hoặc đặt cọc và các khoản quỹ có thể thanh toán
khác của công chúng;

Mọi loại hình cho vay, kể cả tín dụng người tiêu dùng, tín dụng cầm
đồ, cầm cố, dịch vụ về hoá đơn và tài trợ của các giao dịch thương
mại;

Thuê mua tài chính.

Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền;

Bảo lãnh và cam kết.

Thương vụ tiến hành tự chịu chi phí hoặc nhân danh khách hàng, dù
tại sở giao dịch và trên thị trường không chính thức hoặc các giao dịch
khác về: công cụ thị trường tiền tệ (kể cả séc, hoá đơn, giấy chứng
nhận tiền gửi); ngoại hối; các công cụ dẫn xuất nhưng không hạn chế
bởi các giao dịch kỳ hạn hoặc quyền giao dịch; tỷ giá hối đoái và các
công cụ về lãi suất, kể cả các công cụ như là giao dịch swap, thoả
- 9 -

thuận tỷ giá kỳ hạn; chứng từ có thể chuyển nhượng; các công cụ có

thể chuyển nhượng khác và tài sản tài chính, kể cả kim khí quý.

Tham gia vào việc phát hành mọi loại chứng khoán, kể cả việc bảo
hiểm phát hành và với hoạt động đại lý (dù theo cách công hoặc tư
nhân) và cung cấp dịch vụ liên quan tới những vấn đề trên.

Môi giới tiền tệ.

Quản lý tài sản có, như là tiền mặt hoặc quản lý danh mục đầu tư gián
tiếp, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quĩ hưu trí, hùn
vốn, góp vốn và dịch vụ tín thác.

Dịch vụ thanh toán hoặc thanh toán bù trừ về tài sản tài chính, kể cả
chứng khoán, các công cụ dẫn xuất và các công cụ có thể chuyển
nhượng khác;

Cung cấp và chuyển thông tin về tài chính, và xử lý dữ liệu tài chính
và phần mềm liên quan do các người cung cấp dịch vụ tài chính thực
hiện;

Các dịch vụ về tư vấn, trung gian và bổ trợ về tài chính về mọi mặt
hoạt động đã nêu trên, kể cả tham chiếu và phân tích tín dụng, nghiên
cứu và tư vấn về đầu tư và đầu tư gián tiếp, tư vấn mua sắm và về cơ
cấu lại hoặc chiến lược dịch vụ.
Tuy nhiên, theo phụ lục của Hiệp định GATS về dịch vụ tài chính, một
dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một
người cung cấp dịch vụ tài chính của một Thành viên cung cấp. Dịch vụ
tài chính không bao gồm “dịch vụ được cung cấp khi thi hành quyền hạn
của cơ quan chính phủ”. “Dịch vụ được cung cấp khi thi hành quyền hạn
của cơ quan chính phủ” trong dịch vụ tài chính được hiểu như sau:

a.

Các hoạt động được tiến hành bởi Ngân hàng Trung ương, tổ chức
tiền tệ hoặc bởi bất kỳ một pháp nhân công cộng nào thực hành
chính sách tài chính và chính sách tỷ giá hối đoái;
- 10 -

b.

Các hoạt động tạo thành một bộ phận của hệ thống luật pháp về an
ninh xã hội hay các chương trình hưu trí công;
c.

Các hoạt động khác do một pháp nhân công cộng tiến hành do
Chính phủ chịu chi phí, đảm bảo hoặc sử dụng nguồn tài chính của
Chính phủ.
Nhưng nếu một thành viên cho phép bất kỳ một hoạt động nào được
nêu tại điểm b hoặc c được người cung cấp dịch vụ tài chính của mình
tiến hành và cạnh tranh với một pháp nhân công cộng hoặc một người
cung cấp dịch vụ tài chính thì thuật ngữ “dịch vụ” vẫn được hiểu là bao
gồm những hoạt động đó.
Pháp nhân “công cộng” trong khuôn khổ WTO được hiểu là:

Chính phủ, Ngân hàng Trung ương hoặc một tổ chức tài chính của một
Thành viên, hoặc một thực thể do một Thành viên sở hữu hoặc kiểm
soát, chủ yếu tiến hành chức năng chính phủ hoặc các hoạt động vì
mục đích của Chính phủ, không bao gồm pháp nhân chủ yếu cung cấp
những dịch vụ tài chính trên cơ sở những điều kiện thương mại; hoặc

Một pháp nhân tư nhân, thực hiện các chức năng mà thông thường vẫn

do một Ngân hàng trung ương hoặc tổ chức tiền tệ, khi thực hiện các
chức năng này.
.1.4

Vai trò của các dịch vụ tài chính đối với sự phát triển
nền kinh tế quốc dân
Dịch vụ nói chung và các dịch vụ hạ tầng nói riêng là tiền đề không
thể thiếu cho phát triển kinh tế, trong đó dịch vụ tài chính có vai trò đặc
biệt quan trọng vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến các vấn đề đặt ra đối với tất
cả các nhà đầu tư trong suốt quá trình hoạt động, từ khâu chuẩn bị đầu tư
cho đến quá trình tổ chức hoạt động và kết thúc dự án đầu tư (vấn đề vốn,
ổn địch sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý ). Vì vậy, phát triển và nâng
cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ tài chính có ý nghĩa cực kỳ quan
- 11 -

trọng đối với phát triển và nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh
tế vì cũng như các dịch vụ hạ tầng khác, ở đây dịch vụ tài chính được xem
như đầu vào của tất cả các ngành sản xuất. Có thể khẳng định, hiệu quả và
khả năng cạnh tranh của nền kinh tế chỉ có thể nâng lên khi các ngành sản
xuất trong nền kinh tế có thể tiếp cận được các đầu vào có chất lượng cao
và chi phí thấp.
Dịch vụ tài chính có những vai trò sau:


Quản lý rủi ro
Bằng việc định giá các rủi ro trong việc cung cấp dịch vụ tài chính,
các tổ chức tài chính đã tạo ra cơ chế tập hợp, giảm thiểu và chuyển giao
rủi ro. Chẳng hạn với việc tạo ra các công cụ tài chính hấp dẫn như gửi
tiền không kỳ hạn, các hợp đồng lựa chọn (options), hợp đồng tương lai
(future), các tổ chức trung gian tài chính có thể giúp cho các tổ chức, cá

nhân quản lý rủi ro có hiệu quả, qua đó thúc đẩy mối quan hệ tương tác
giữa người tiết kiệm và người đầu tư. Đối với loại rủi ro gây tổn thất trực
tiếp cho tài sản và con người, thường sử dụng dịch vụ bảo hiểm. Bằng
những dịch vụ bảo hiểm khác nhau cung cấp cho các tổ chức và cá nhân,
các công ty bảo hiểm đã tạo ra cho những chủ thể này phương sách hữu
hiệu để quản lý rủi ro. Như vậy, phát triển dịch vụ tài chính không những
trực tiếp giảm thiểu rủi ro mà gián tiếp cung cấp các công cụ để tập hợp,
trao đổi và phòng tránh rủi ro cho từng chủ thể trong nền kinh tế.


Thẩm định và phân bổ hiệu quả vốn đầu tƣ
Để thẩm định các công ty hoặc các dự án là công việc khó khăn và tốn
kém đối với những người đầu tư do không có phương tiện thu thập, xử lý
thông tin về doanh nghiệp, thị trường và các điều kiện kinh tế. Trong bối
cảnh đó, các trung gian tài chính khi cung cấp dịch vụ tài chính đã có khả
năng tốt hơn trong việc thu nhập, thẩm định thông tin, đánh giá và phân
bổ vốn. Như vậy, những chủ thể đầu tư khác có thể dựa vào kết quả đánh
- 12 -

giá của các trung gian tài chính để đầu tư tiết kiệm, phân bổ vốn một cách
có hiệu quả hơn, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.


Giám sát hoạt động của các chủ thể kinh tế
Trong việc cung cấp dịch vụ tài chính, các tổ chức trung gian tài chính
thường bắt buộc khách hàng phải thực hiện sao cho có lợi nhất cho các cổ
đông, các chủ nợ. Nói cách khác, các trung gian tài chính giúp những
người tiết kiệm giám sát những người đi vay bằng việc kiểm soát chặt chẽ
các hoạt động của các tổ chức này. Việc giám sát tốt hoạt động của những
người đi vay sẽ tạo điều kiện phân bổ vốn hiệu quả. Vì những người có

tiết kiệm sẽ tin tưởng và tăng cường đầu tư, qua đó sẽ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế dài hạn.


Huy động vốn để tài trợ cho nền kinh tế
Sự phát triển của dịch vụ tài chính sẽ mang lại hiệu ứng quan trọng
nhất là huy động các nguồn lực trong xã hội cho việc tài trợ các dự án,
cung cấp vốn cho thị trường tài chính. Việc huy động vốn trên phạm vi
rộng lớn của các tổ chức trung gian tài chính được thực hiện thông qua sự
huy động tiết kiệm của các ngân hàng thương mại, việc thu phí qua phát
hành các hợp đồng bảo hiểm và thông qua việc huy động vốn của thị
trường chứng khoán.


Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mậu dịch
Các dịch vụ tài chính hiện đại hơn như séc, thẻ tín dụng và các cơ chế
thanh toán đã tạo ra sự đơn giản hoá cho các hoạt động trao đổi mậu dịch,
làm cho trao đổi mậu dịch trở nên dễ dàng hơn và nhờ đó sẽ kích thích sự
phát triển của cả nền kinh tế.
.2

NHỮNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC
DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NÓI CHUNG VÀ NHỮNG CAM KẾT CỦA
VIỆT NAM
- 13 -

.2.1

Những yêu cầu hội nhập kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ
tài chính

1.2.1.1 Những quy định của GATS đối với thị trường dịch
vụ tài chính
Các nước xin gia nhập WTO trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đều
phải đưa ra các cam kết của mình về các vấn đề liên quan đến tự do hoá
thương mại dịch vụ theo hướng giảm nhẹ dần, tiến tới xoá bỏ các hạn chế
và phân biệt đối xử, nhằm đảm bảo cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ
trong nước cũng như ngoài nước những cơ hội và điều kiện như nhau để
tiếp cận thị trường. Trong Thoả thuận về Các cam kết trong Dịch vụ Tài
chính được quy định tại Phần III của GATS việc tiếp cận thị trường đối
với 2 khu vực dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm có thể được thực hiện theo
4 phương thức như đã trình bày ở trên: phương thức cung cấp dịch vụ qua
biên giới, tiêu dùng ở nước ngoài, hiện diện thể nhân hoặc hiện diện
thương mại.
Những quy định của GATS có ảnh hưởng đến dịch vụ tài chính bao
gồm hai nhóm chủ yếu:

Nhóm thứ nhất
là các quy định ràng buộc chung theo Hiệp định
bao gồm các quy tắc chung áp dụng cho mọi loại dịch vụ và những quy
tắc bổ sung cụ thể áp dụng cho riêng lĩnh vực dịch vụ tài chính. Các quy
tắc chung sẽ áp dụng một cách tự động không phụ thuộc vào cam kết. Các
quy tắc này được coi như những nguyên tắc của GATS bao gồm: nguyên
tắc tối huệ quốc (MFN), nguyên tắc đối xử quốc gia (NT), nguyên tắc tiếp
cận thị trường, minh bạch hoá chính sách, mở cửa thị trường.
Nguyên tắc đối xử quốc gia
Điều XVII của GATS quy định “đối với những lĩnh vực dịch vụ
được ghi trong danh mục cam kết, khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào tác
động đến việc cung cấp dịch vụ, mỗi thành viên sẽ dành cho dịch vụ và
- 14 -


người cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác, sự đối xử không
kém phần thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và
người cung cấp dịch vụ của chính mình”. Do đó, các thành viên phải đưa
ra danh mục các lĩnh vực có thể áp dụng nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
cùng với những điều kiện hay hạn chế, nếu có. Nguyên tắc đãi ngộ quốc
gia chỉ áp dụng cho những lĩnh vực dịch vụ có trong danh mục cam kết.
Các thành viên cũng có thể liệt kê các giới hạn hoặc những trường hợp
chưa thể thực hiện nguyên tắc đãi ngộ quốc gia được theo từng phương
thức cung cấp dịch vụ.
Nguyên tắc tối huệ quốc
Nguyên tắc này đòi hỏi một nước thành viên phải ngay lập tức và vô
điều kiện dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành
viên nào khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà thành
viên đó dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ
nước nào khác.
Nguyên tắc minh bạch hoá hệ thống chính sách liên quan đến
dịch vụ tài chính
Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu tất cả các quy định, văn bản pháp lí
liên quan, các điều ước quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ tài chính phải được
công bố, ấn hành công khai; các biện pháp được nước thành viên sử dụng
có liên quan đến dịch vụ tài chính phải được thông báo cho Hội đồng
thương mại dịch vụ của WTO và thông báo ngay khi ban hành những văn
bản mới.
Nguyên tắc tiếp cận thị trƣờng
Nguyên tắc tiếp cận thị trường đòi hỏi các nước thành viên cam kết
dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các thành viên khác sự
đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ theo những điều kiện, điều
khoản và hạn chế đã được thoả thuận và quy định tại Danh mục cam kết
cụ thể, tức là các nước thành viên tuỳ theo khả năng của mình, thông qua
- 15 -


việc điều chỉnh luật lệ, quy định trong nước nhằm mục đích tăng khả năng
thâm nhập thị trường của dịch vụ và người cung cấp dịch vụ nước ngoài
theo 4 phương thức cung cấp dịch vụ của GATS. Một thành viên được coi
là mở cửa thị trường hoàn toàn đối với một khu vực dịch vụ nào đó và
theo một phương thức cung cấp dịch vụ nào đó khi thành viên đó không
duy trì bất kỳ một biện pháp nào hạn chế việc cung cấp dịch vụ như quy
định ở điều XVI GATS. Nếu không mở cửa hoàn toàn tức là mở cửa từng
phần hay mở cửa có điều kiện, giới hạn. Các giới hạn về mở cửa thị
trường mà các nước thành viên đưa ra có thể là các mặt sau đây:
- Hạn chế về số lượng các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trên thị
trường;
- Giới hạn về tổng giá trị dịch vụ giao dịch hoặc tài sản;
- Giới hạn về số lượng các hoạt động dịch vụ hay tổng sản lượng dịch vụ.
- Giới hạn về tổng số các nhân viên nước ngoài trong một khu vực dịch vụ
cụ thể;
- Yêu cầu và hạn chế về các loại hình công ty hay liên doanh;
- Giới hạn về tỷ lệ vốn mà bên nước ngoài đóng góp hoặc tổng vốn đầu tư
nước ngoài.
Các cam kết của các nước thành viên phải được đưa vào “Danh mục
các cam kết cụ thể”. Mỗi danh mục cam kết thường được chia thành hai
cấp độ: các cam kết nền chung cho mọi lĩch vực dịch vụ và những cam
kết cụ thể cho từng khu vực dịch vụ riêng lẻ. Ở mỗi cấp độ, những cam
kết bao gồm 3 phần: giới hạn mức độ mở cửa thị trường, giới hạn áp dụng
đối xử quốc gia và những cam kết bổ sung với các loại, như: cam kết đầy
đủ, cam kết có giới hạn hoặc không (chưa) cam kết.
Cam kết đầy đủ là trường hợp một nước thành viên không áp đặt bất
kỳ một biện pháp nào để giới hạn việc mở cửa thị trường và áp dụng
nguyên tắc đối xử quốc gia. Cam kết có giới hạn là cam kết của các nước
- 16 -


thành viên nhưng có điều kiện, hạn chế về mở cửa thị trường và đãi ngộ
quốc gia. Chưa cam kết là việc một nước thành viên chưa đưa ra cam kết
nào trong một lĩnh vực dịch vụ theo một phương thức cung cấp dịch vụ
nào đó, nghĩa là nước đó được tự do trong việc đưa ra hay duy trì các biện
pháp hạn chế việc mở cửa thị trường và đối xử quốc gia

Nhóm thứ hai
là các quy định mang tính chất tự nguyện được tập
hợp trong Bản thoả thuận về các cam kết trong dịch vụ tài chính. Bản thoả
thuận chỉ mang tính chất tự nguyện, tức là chỉ khi một thành viên cam kết
áp dụng bản thoả thuận thì những quy định của bản thoả thuận mới mang
tính chất bắt buộc đối với riêng thành viên đó.
1.2.1.2 Những quy định trong Hiệp định khung về dịch vụ
của ASEAN đối với thị trường dịch vụ tài chính.
Theo quyết định của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5 tại
Băng Cốc ngày 15/12/1995, các nước ASEAN đã ký Hiệp định khung về
Hợp tác Dịch vụ ASEAN (AFAS - Asian framework agreement on
Services) với các mục tiêu sau: tăng cường hợp tác về dịch vụ giữa các
thành viên để nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh, đa dạng hoá năng lực
sản xuất, cung cấp và phân phối dịch vụ giữa những người cung cấp dịch
vụ trong khối và ngoài khối ASEAN; xoá bỏ phần lớn các hạn chế đối với
thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên; tự do hoá thương mại dịch
vụ bằng việc mở rộng phạm vi và mức độ tự do hoá mà các nước thành
viên đã cam kết tại GATS với mục tiêu thành lập một khu vực tự do
thương mại dịch vụ ASEAN vào năm 2020.
Cũng giống như GATS, AFAS yêu cầu mỗi nước thành viên đưa ra
một bản lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo hướng phù hợp
nhất với điều kiện quốc gia về việc áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia và
điều kiện tiếp cận thị trường đối với từng loại dịch vụ. Tính pháp lí cuả

AFAS chưa thực sự cao bởi mặc dù trên lí thuyết, một khi các nước thành
viên đưa ra cam kết thì những cam kết này sẽ ràng buộc họ nhưng trên
- 17 -

thực tế thì các cam kết này có thể được điều chỉnh trong từng trường hợp
cụ thể.
1.2.1.3 Những quy định trong Hiệp định thương mại Việt
nam - Hoa Kỳ đối với thị trường dịch vụ tài chính
.
Trải qua 8 vòng đàm phán đầy gay go, phức tạp, ngày 13/7/2000
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA - Vietnam America
Bilateral Trade Agreement) đã chính thức được ký kết, đánh dấu bước
ngoặt lớn nhất trong quan hệ kinh tế, chính trị giữa hai nước, mở ra cho
Việt Nam một giai đoạn phát triển kinh tế mới. Đồng thời, nó cũng là một
bước tiến quan trọng cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập toàn cầu để
đạt đến mục đích cuối cùng: gia nhập WTO
BTA cũng chứa đựng những nội dung chủ yếu của GATS, tuy nhiên
trong BTA còn có những cam kết cụ thể của Việt nam về dịch vụ tài chính
và thời điểm thực hiện những cam kết này. Các quy định của Hiêp định có
hiệu lực ngay từ khi hiệp định có hiệu lực mà không cần chờ sửa đổi, bổ
sung các quy định của pháp luật trong nước có liên quan. Như vậy, có thể
nói, trong số những cam kết quốc tế của Việt Nam về dịch vụ tài chính,
những cam kết trong BTA có tính pháp lí cao nhất, tính ràng buộc chặt
chẽ nhất. Do đó, thực hiện tốt hiệp định này, cánh cửa vào WTO đã gần
như rộng mở đối với Việt nam, vấn đề chỉ còn là nỗ lực của chính chúng
ta.
1.2.2 Những cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định về
lĩnh vực dịch vụ tài chính
1.2.2.1 Cam kết về dịch vụ tài chính của Việt Nam trong Hiệp
định khung về Hợp tác Dịch vụ ASEAN:

Tiến trình đàm phán dịch vụ ASEAN, đặc biệt là dịch vụ tài chính
đã diễn ra khá chậm chạp do phần lớn các nước thành viên đều muốn duy
trì mức bảo hộ cao đối với thị trường dịch vụ này mặc dù theo cơ chế đàm
- 18 -

phán thì các nước đã là thành viên WTO thì phải cam kết cao hơn mức
cam kết tại GATS, còn các nước chưa phải là thành viên thì các cam kết
không được thấp hơn mức đã cho các nước ngoài ASEAN hưởng. Đối với
Việt Nam, mức độ cam kết được xây dựng trên cơ sở cơ chế hiện hành, cụ
thể lấy Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam làm cam kết chung và đưa ra
một số cam kết cụ thể đối với từng ngành dịch vụ riêng biệt.
• Các cam kết chung (Horizontal
) được áp dụng cho tất cả các ngành
dịch vụ, kể cả dịch vụ tài chính, có các nội dung chủ yếu sau:
- Hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải
được cơ quan có thẩm quyền cho phép dưới hình thức văn phòng đại diện,
liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Văn phòng đại diện
không được phép tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Các liên
doanh thành lập dưới dạng công ty TNHH và có tư cách pháp nhân theo
Luật Công ty của Việt Nam, tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài không thấp
hơn 30% vốn pháp định của công ty. Thời gian hoạt động của doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài không được vượt quá 50 năm (trong một số
trường hợp đặc biệt thì không được vượt quá 70 năm). Về mặt đãi ngộ
quốc gia, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài vào Việt Nam có quyền sở
hữu các tài sản cố định (trừ đất đai) theo thời hạn trong giấy phép kinh
doanh, được phép thuê đất song không được quyền thế chấp đất.
- Hiện diện thể nhân: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
dựa trên yêu cầu phát triển kinh doanh được phép thuê người nước ngoài,
tuy nhiên chỉ cho các vị trí đòi hỏi trình độ quản lý và kỹ thuật mà Việt
Nam chưa đáp ứng được, đồng thời cũng phải đào tạo lao động Việt Nam

thay thế.
• Cam kết cụ thể cho lĩnh vực dịch vụ tài chính
:


Dịch vụ bảo hiểm: Việt Nam tiến hành cam kết trên cả 4 phân ngành
dịch vụ:
- 19 -

(i) dịch vụ bảo hiểm nhân thọ (bao gồm cả bảo hiểm tai nạn và
sức khoẻ);
(ii) dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ;
(iii) dịch vụ tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm (tuy nhiên với
dịch vụ này Việt Nam hầu như "không cam kết" cho cả 4 phương thức
cung cấp);
(iv) dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm.
Đối với 3 phương thức cung cấp (1); (2); (4) hầu như "không cam
kết", riêng phương thức cung cấp thông qua hiện diện thương mại (3) thì
có các hạn chế sau:
- Hạn chế về tiếp cận thị trường:
+ Hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài: cho đến năm
2000, Việt Nam cam kết cho phép thành lập tối đa 5 công ty liên doanh
và/hoặc công ty 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm và các
dịch vụ có liên quan đến bảo hiểm, trong đó tối đa 2 công ty hoạt động
trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, 2 công ty trong lĩnh vực bảo hiểm phi
nhân thọ và 1 công ty trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm.
+ Hạn chế về vốn: sau 5 năm kể từ khi có lợi nhuận, các công ty 100%
vốn nước ngoài phải bán lại ít nhất 30% vốn cổ phần của công ty mình
cho các công ty trong nước để nhằm mục đích tạo điều kiện cho các công
ty bảo hiểm trong nước có cơ hội tiếp thu các kỹ thuật nghiệp vụ và công

nghệ bảo hiểm mới; phần vốn góp của bên nước ngoài trong các liên
doanh bảo hiểm không quá 50% vốn điều lệ.
- Hạn chế về đãi ngộ quốc gia:
+ Hạn chế về vốn: vốn pháp định tối thiểu của một công ty liên doanh
bảo hiểm và công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh
vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ tương ứng là 2 triệu USD và 5
triệu USD, trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm là 100.000 USD và 300.000

×