Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phát triển bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 102 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC NGOạI THƯƠNG
Khoa kinh tế THế GiớI Và QUAN Hệ KINH Tế QuốC Tế











LUậN VĂN THạC Sỹ
Đề tài
:
PHT TRIN BO LNH NGN HNG I VI HOT
NG KINH DOANH XUT NHP KHU TI NGN
HNG CễNG THNG VIT NAM



Giáo viên hớng dẫn :
TS. HONG VIT TRUNG
Sinh viên thực hiện : TNG HI YN
Lớp : Cao học 12








Hà Nội - 05/2008


MC LC

DANH MC T VIT TT
DANH MC BNG BIU
Lời nói đầu 1
Ch-ơng 1: Những vấn đề lý luận chung về bảo lãnh
ngân hàng 4
1.1.Khái quát chung về bảo lãnh ngân hàng. 4
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của bảo lãnh. 4
1.1.2. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng. 4
1.1.3. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng. 5
1.1.4. Các hình thức bảo lãnh ngân hàng. 9
1.2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh bảo lãnh ngân hàng đối với
hoạt động XNK. 16
1.2.1. Những quy tắc về bảo lãnh của ICC. 16
1.2.2. Luật và tập quán giao dịch bảo lãnh tại các quốc gia. 20
1.3. chức năng, vai trò và công tác Phát triển bảo lãnh
ngân hàng đối với hoạt động XNK. 23
1.3.1.Chức năng của bảo lãnh ngân hàng. 23
1.3.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động kinh doanh XNK 26
1.3.3. Phát triển bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK 28
Ch-ơng 2: Thực trạng bảo lãnh đối với hoạt động kinh
doanh xNK tại NHCTVN 34
2.1.Tổng quan về NHCTVN. 34
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 34

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCTVN. 34


2.1.3. Các dịch vụ đối với hoạt động XNK của NHCTVN. 36
2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh của NHCTVN trong
lĩnh vực XNK. 39
2.2.1.Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của NHCTVN. 39
2.2.2. Hoạt động bảo lãnh của NHCTVN trong lĩnh vực XNK từ năm 2005-2007. 40
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh XNK của
NHCTVN. 49
2.3.1. Những kết quả đạt đ-ợc 49
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 52
Ch-ơng 3: Một số giải pháp phát triển bảo lãnh của
NHCTVN đối với hoạt động XNK 68
3.1. Định h-ớng phát triển bảo lãnh ngân hàng đối với
hoạt động XNK của NHCTVN. 68
3.1.1. Ph-ơng h-ớng phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHCTVN đến
năm 2012. 68
3.1.2. Quan điểm định h-ớng về phát triển bảo lãnh đối với hoạt động XNK của
NHCTVN 69
3.2. Giải pháp đối với NHCTVN. 70
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế, quy trình nghiệp vụ bảo lãnh. 70
3.2.2. Soạn thảo, hệ thống hoá và cung cấp các tài liệu chuyên sâu về nghiệp +vụ, các
tài liệu cảnh báo và hạn chế rủi ro đối với bộ phận thanh toán quốc tế. 71
3.2.3. Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý. 75
3.2.4. Xây dựng và thực hiện chiến l-ợc khách hàng. 77
3.2.4.Làm tốt công tác nguồn nhân lực. 78
3.2.5. Tăng c-ờng đầu t- và cải tiến công nghệ ngân hàng. 80
3.2.7. Tăng c-ờng công tác kiểm tra, kiểm soát. 83
3.3 Giải pháp đối với các doanh nghiệp XNK. 83




3.4 KiÕn nghÞ víi NHNN. 88
KÕt luËn 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO



















DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BL
: Bảo lãnh

EEC
: Cộng đồng kinh tế Châu Âu
EU
: Cộng đồng chung Châu Âu
HSBC
: Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải
ICC
: Phòng Thương mại quốc tế
ISP
: Quy tắc thực hành thư tín đụng dự phòng
L/C
: Thư tín dụng
NHCTVN
: Ngân hàng Công thương Việt Nam
NHNN
: Ngân hàng Nhà nước
OECD
: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
SWIFT
: Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu
TECHCOMBANK
: Ngân hàng kỹ thương Việt Nam
TF
: Tài trợ thương mại
TSC
: Trụ sở chính
URCB
: Quy tắc thống nhất về bảo chứng
URCG
: Quy tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng

URDG
: Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu
XNK
: Xuất nhập khẩu

















DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số bảng
biểu
Tên bảng biểu
Trang
2.1
Doanh số thanh toán XNK của NHCTVN từ 2005-2007
34

2.2
Bảo lãnh do NHCTVN phát hành từ năm 2005- 2007
37
2.3
Tỷ trọng phát hành thư bảo lãnh nước ngoài theo thị
trường tại NHCTVN từ 2005-2007
38
2.4
Doanh số phát hành thư bảo lãnh XNK trong nước theo
đối tượng bảo lãnh tại NHCTVN từ 2005-2007
40
2.5
Bảo lãnh nước ngoài do NHCTVN thông báo từ 2005-
2007
43



1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, việc mở rộng cửa thị trường tài
chính ngân hàng sẽ tạo điều kiện để nhiều ngân hàng lớn trên thế giới thiết lập
hoạt động tại Việt Nam cùng hàng loạt các ngân hàng cổ phần, các tổ chức tài
chính phi ngân hàng tại Việt Nam được thành lập. Xu hướng này đặt các ngân
hàng thương mại trước một áp lực cạnh tranh gay gắt hơn. Một trong những biện
pháp cần thiết để các ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng
cường sức cạnh tranh là đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ.
Tại NHCTVN, các dịch vụ cung cấp cho hoạt động XNK như tín dụng XNK,

thanh toán quốc tế có vai trò rất lớn đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng,
trong đó hoạt động bảo lãnh XNK là một mắt xích không thể thiếu được. Tuy
nhiên, so với nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác, dịch vụ bảo lãnh nói
chung hay bảo lãnh XNK nói riêng chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều
mặt hạn chế.
Trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế, các giao dịch XNK sẽ ngày càng gia
tăng, thị trường và các đối tác nước ngoài ngày càng được mở rộng. Đi cùng với
mỗi hợp đồng XNK luôn tồn tại các rủi ro trong đó có rủi ro thực hiện hợp đồng.
Vì vậy, hơn lúc nào hết, bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK cần phải
được phát triển cả về chất lượng và số lượng để không chỉ nâng cao hiệu quả
hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh của NHCTVN mà còn hỗ trợ hiệu quả cho
các giao dịch XNK của các doanh nghiệp khách hàng. Với lý do đó, tác giả luận
văn đã chọn đề tài: “Phát triển bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK tại
NHCTVN” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở phân tích lý thuyết và đánh giá thực trạng bảo lãnh ngân hàng đối với
hoạt động XNK tại NHCTVN, mục đích cuối cùng của đề tài là đưa ra các giải
pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK tại
NHCTVN.


2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích đã nêu ở phần trên, tác giả sẽ lần lượt nghiên cứu các vấn
đề:
- Làm rõ những lý luận về bảo lãnh ngân hàng và sự phát triển bảo lãnh
ngân hàng đối với hoạt động XNK.
- Đánh giá thực trạng bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK tại
NHCTVN: những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những

hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với hoạt
động XNK tại NHCTVN.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK
- Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động
XNK tại NHCTVN
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê
để khảo sát thực trạng về dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK tại
NHCTVN.
6. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm ba chương:
Chương I: Các vấn đề lý luận chung về bảo lãnh ngân hàng
Chương II: Thực trạng bảo lãnh đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại
NHCTVN
Chương III: Một số giải pháp phát triển bảo lãnh của NHCTVN đối với hoạt
động kinh doanh XNK.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS Hoàng Việt Trung- người đã tận
tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi
xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn


3

động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt luận
văn.



4

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH
NGÂN HÀNG

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG.
1.1.1.Sự hình thành và phát triển của bảo lãnh.
Bảo lãnh là một khái niệm xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người.
Mặc dù không thể xác định chính xác thời gian ra đời cũng như xuất xứ của bảo
lãnh nhưng có thể khẳng định rằng bảo lãnh đã có từ thời trung cổ tại Hy Lạp
với hình thức rất sơ khai bằng những giao dịch giữa các cá nhân trong quan hệ
đời thường.
Vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước, công nghiệp dầu mỏ lớn mạnh
làm gia tăng quan hệ giao dịch giữa các nước Trung Đông và Tây Âu. Những
hợp đồng khai thác, mua bán dầu, khí đốt, xây dựng cơ sở hạ tầng có giá trị lớn
đòi hỏi sự đảm bảo của Ngân hàng trong tài trợ và thực hiện nghĩa vụ các bên.
Đồng thời, nền mậu dịch phát triển trong những năm 70 giữa thế giới thứ 3 với
khối các nước giàu như Tây Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông… làm tăng thêm nhu cầu
đa dạng hoá và hợp pháp hoá các công cụ tài trợ và đảm bảo quốc tế ngoài
phương thức tín dụng chứng từ truyền thống. Các phương tiện này phải thể hiện
tính linh hoạt, tiện lợi, phù hợp với tập quán quốc tế nhưng không trái với hệ
thống pháp luật quốc gia.
Bảo lãnh phát triển trong bối cảnh như vậy và đáp ứng được những yêu
cầu đó. Đến nay, bảo lãnh ngày càng phát triển và trở thành một công cụ hữu
hiệu đảm bảo thực thi nghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ tài chính trong trong các
giao dịch quốc tế cũng như các giao dịch ở thị trường nội địa của hầu hết các
quốc gia trên thế giới.
1.1.2. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng.
Theo luật dân sự Việt Nam, điều 366 định nghĩa: “ Bảo lãnh là người thứ

3 (gọi là Người bảo lãnh) cam kết với người có quyền ( gọi là Người nhận bảo


5

lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là Người được bảo
lãnh) nếu khi đến thời hạn mà Người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
Với định nghĩa như vậy thì bản chất của bảo lãnh là sự cam kết của
Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh trong trường hợp
người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó. Trong mỗi
giao dịch, bảo lãnh thường bao gồm 3 bên: bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và
bên được bảo lãnh. Người bảo lãnh có thể là các doanh ngiệp, các cá nhân hay
các tổ chức tài chính tín dụng. Hiện nay, do uy tín và khả năng tài chính cũng
như vai trò trong việc cung cấp các dịch vụ cho nền kinh tế, người bảo lãnh chủ
yếu là các tổ chức tín dụng. Bảo lãnh do các tổ chức tín dụng phát hành gọi là
bảo lãnh ngân hàng.
Để điều chỉnh hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng vói khách
hàng, trong quy chế “Bảo lãnh ngân hàng” ban hành kèm theo Quyết định số
26/2006/QĐ- NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, bảo lãnh ngân hàng được định nghĩa: “ Bảo lãnh ngân hàng là cam kết
bằng văn bản của tổ chức tín dụng (Bên bảo lãnh) với bên có quyền ( Bên nhận
bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được
bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ
chức tín dụng số tiền đã được trả thay.”
1.1.3. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng.
1.1.3.1.Cam kết bảo lãnh là sự thoả thuận của 3 bên.
Theo định nghĩa về bảo lãnh, giao dịch bảo lãnh ngân hàng thưởng bao
gồm 3 bên: người được bảo lãnh, ngân hàng bảo lãnh (ngân hàng phát hành cam

kết bảo lãnh) và người nhận bảo lãnh (người thụ hưởng) với 3 mối quan hệ của 3
hợp đồng:
Hợp đồng cơ sở: Quan hệ người được bảo lãnh - người nhận bảo lãnh.


6

Hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc tài trợ giữa khách hàng và ngân hàng:
Quan hệ người được bảo lãnh - người bảo lãnh (người phát hành bảo lãnh)
Cam kết bảo lãnh của ngân hàng đối với khách hàng: Quan hệ người nhận
bảo lãnh (người hưởng) - người phát hành bảo lãnh.
3 mối quan hệ trên được hình thành theo trình tự: người được bảo lãnh và
người nhận bảo lãnh ký hợp đồng cơ sở; người được bảo lãnh dựa trên hợp đồng
cơ sở làm thủ tục và yêu cầu phát hành bảo lãnh, đề nghị ngân hàng phát hành
cam kết bảo lãnh; ngân hàng sẽ xem xét các yếu tố đảm bảo thanh toán của
doanh nghiệp , các yếu tố về nghiệp vụ kỹ thuật và nội dung yêu cầu trước khi
phát hành cam kết bảo lãnh cho người nhận bảo lãnh hưởng.
Khi cam kết bảo lãnh có hiệu lực có nghĩa là cả 3 bên liên quan đã thoả
mãn với bảo lãnh đó. Ngược lại, nếu có bất đồng về cam kết bảo lãnh thì ngân
hàng sẽ không chấp nhận yêu cầu phát hành bảo lãnh của người được bảo lãnh
hoặc người hưởng sẽ yêu cầu sửa đổi cam kết bảo lãnh. Để tránh những trở ngại
trong việc phát hành cam kết bảo lãnh, người nhận bảo lãnh cũng như người
hưởng bảo lãnh cần quan tâm đến vai trò ngân hàng khi ký hợp đồng cơ sở.
1.1.3.2. Tính độc lập về quan hệ, về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Sở dĩ bảo lãnh được coi là công cụ vạn năng sử dụng trong tất cả các giao
dịch vì nó có đặc điểm nổi bật là tính độc lập về quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên và mối quan hệ của các đối tác.
Các hợp đồng trên vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau. Hợp đồng
thứ nhất là gốc để hình thành hợp đồng thứ 2 và thứ 3 và các hợp đồng sau ra
đời nhằm phục vụ cho hợp đồng thứ nhất. Hợp đồng này sẽ không được thực

hiện đầy đủ nếu các hợp đồng còn lại không có hiệu lực. Tuy nhiên, quyền và
nghĩa vụ của các bên trong từng hợp đồng lại không ràng buộc hay phụ thuộc
lẫn nhau.
Ngân hàng, người cung cấp dịch vụ và cam kết thanh toán có hai mối
quan hệ với 2 đối tượng khác nhau và phải hành động mang tính độc lập trên cơ
sở quyền và nghĩa vụ của từng hợp đồng: ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện cam


7

kết của mình khi bị người hưởng đòi tiền nếu người hưởng đã thoả mãn đầy đủ
những quy định của cam kết bảo lãnh cho dù người uỷ nhiệm phá sản, mất khả
năng thanh toán hay đang có tranh chấp giữa người được bảo lãnh và người
hưởng. Sau đó ngân hàng có quyền đòi thanh toán từ người được bảo lãnh.
Người được bảo lãnh phải thực hiện nguyên tắc: “ Thanh toán trước,
khiếu kiện sau” tức là họ có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng bảo lãnh (trong
trường hợp bị người hưỏng đòi tiền) và sau đó có quyền khiếu nại người hưởng
nếu bị người hưởng lạm dụng.
Người hưởng có quyền đòi tiền ngân hàng bảo lãnh dựa vào các điều kiện
của bảo lãnh nhưng họ cũng có nghĩa vụ trả lời khiếu nại của đối tác nếu có
tranh chấp phát sinh trong mối quan hệ của hợp đồng cơ sở.
Tính độc lập của bảo lãnh cũng được nêu thành quy tắc trong các điều
luật quốc tế như công ước Uncitral, URDG 458, ISP 98…
Tuy nhiên, mức độ độc lập của bảo lãnh chỉ là tương đối, nó phụ thuộc
vào chính các điều khoản của cam kết bảo lãnh, đặc biệt là điều khoản quy định
các chứng từ mà người hưởng phải xuất trình cho ngân hàng bảo lãnh khi đòi
tiền. Nếu bảo lãnh quy định xuất trình chứng từ của phía thứ 3 như văn bản
chứng thực của cơ quan độc lập về sự vi phạm của người được bảo lãnh, phán
quyết của toà án hay quyết định của trọng tài…thì tính độc lập của bảo lãnh sẽ
giảm đi.

1.1.3.3. Giao dịch bằng chứng từ và trên cơ sở chứng từ.
Trong giao dịch bảo lãnh, chứng từ cơ bản và không thể thiếu được mà
người hưởng phải xuất trình để đòi tiền ngân hàng bảo lãnh là “ Yêu cầu trả tiền
(Demand for payment)” và “ Tuyên bố vi phạm (Statement of default)”. Đây là
bằng chứng để Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ trả tiền và yêu cầu người được bảo
lãnh hoàn trả. Ngoài ra, với bảo lãnh có điều kiện còn có thể có các loại chứng
từ khác như hối phiếu, hoá đơn, biên bản nghiệm thu tuỳ theo từng giao dịch
bảo lãnh cụ thể.


8

Có một số quan niệm cho rằng, đặc điểm này của bảo lãnh là không rõ
ràng hoặc giao dịch bảo lãnh hoàn toàn không phải là giao dịch chứng từ vì bản
đòi tiền chỉ là thủ tục, là văn bản cần thiết của người hưởng để thực hiện việc đòi
tiền ngân hàng. Tuy nhiên, nếu xét rộng hơn thì bảo lãnh là một cam kết bằng
văn bản, việc thực hiện quyền của người hưởng cũng bằng văn bản và ngân hàng
đòi người được bảo lãnh hoàn trả cũng căn cứ vào văn bản. Ngân hàng mặc dù
không kiểm tra nội dung chi tiết văn bản đòi tiền của người hưởng nhưng chỉ
thanh toán khi bề mặt chứng từ do người hưởng xuất trình thoả mãn những yêu
cầu của bảo lãnh.
1.1.3.4. Ngân hàng là người đảm bảo trong bảo lãnh ngân hàng.
Về nguyên tắc, bảo lãnh có thể được phát hành bởi bất cứ pháp nhân hay
thể nhân nào. Tuy nhiên, những người nhận bảo lãnh hay người thụ hưởng bảo
lãnh nhận thấy việc chấp nhận bảo lãnh được phát hành bởi các cá nhân hay các
doanh nghiệp là vô cùng rủi ro do khó xác định được năng lực tài chính, năng
lực pháp lý của người phát hành bảo lãnh, đặc biệt là trong giao dịch quốc tế.
Trên thực tế, hầu hết các bảo lãnh là do các ngân hàng thương mại phát hành.
Chức năng của ngân hàng trong giao dịch bảo lãnh trước hết là tài trợ.
Phát hành bảo lãnh là một hình thức tài trợ của ngân hàng nhằm đảm bảo sự chi

trả phát sinh giữa các đối tác theo hợp đồng cơ sở. Ngân hàng coi việc phát hành
bảo lãnh như một hình thức cấp tín dụng cho người được bảo lãnh và người
được bảo lãnh phải có tài sản thế chấp cho khoản tín dụng này. Điều này tạo ra
sự tin tưởng cao cho người thụ hưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng.
Ngân hàng còn là nơi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vậy, ngân
hàng phải có một bộ máy tổ chức tốt, phù hợp đảm bảo chất lượng dịch vụ về
nhân sự, về kỹ thuật chuyên môn. Quan trọng hơn, các ngân hàng thương mại
luôn phải đề cao uy tín của mình nên khả năng ngân hàng từ chối nghĩa vụ trả nợ
theo bảo lãnh là rất thấp. Đây là ưu thế vượt trội của ngân hàng thương mại so
với các doanh nghiệp.


9

Ngân hàng không phải là người trung gian hoà giải hoặc là người xem xét
giao dịch thực tế của hợp đồng cơ sở. Ngân hàng chỉ làm dịch vụ theo yêu cầu
của 2 phía và thể hiện bằng những cam kết độc lập trong bảo lãnh.
1.1.3.5. Tính tương đối của cam kết vô điều kiện trong bảo lãnh độc lập.
Bảo lãnh ngân hàng thường là bảo lãnh vô điều kiện. Trong thư bảo lãnh,
ngân hàng phát hành cam kết thanh toán vô điều kiện khi nhận được thư đòi tiền
và tuyên bố vi phạm của người hưởng và không thể viện dẫn bất kỳ lý do nào
ngoài nội dung thư bảo lãnh để từ chối thanh toán trừ khi ngân hàng phát hiện
được người hưởng lạm dụng, gian lận hay lừa đảo. Tuy nhiên, cam kết thanh
toán vô điều kiện của ngân hàng chỉ là tương đối.
Trước hết, người hưởng chỉ được thanh toán vô điều kiện với điều kiện
nếu họ thực hiện đúng các điều khoản trong bảo lãnh: xuất trình chứng từ hoàn
hảo, trong thời kỳ hiệu lực của bảo lãnh, số tiền không vượt giá trị bảo lãnh
Nếu không đáp ứng đúng các yêu cầu của thư bảo lãnh thì người hưởng không
thể được thanh toán ngay cả khi thực tế người được bảo lãnh có vi phạm hợp
đồng cơ sở.

Tính tương đối của cam kết vô điều kiện của Ngân hàng phát hành bảo
lãnh còn được thể hiện bằng sự can thiệp của Luật quốc gia. Bảo lãnh giao dịch
trên thị trường quốc tế tuân thủ theo các điều luật, các thông lệ quốc tế của
Phòng thương mại quốc tế, Liên hiệp quốc… nhưng khi phát sinh tranh chấp,
Luật quốc gia của nước được dẫn chiếu sẽ được áp dụng. Sự khác biệt của các hệ
thống pháp luật quốc gia sẽ dẫn đến kết quả xét xử khác nhau và làm ảnh hưởng
đến bản chất của cam kết vô điều kiện trong bảo lãnh.
1.1.4.Các hình thức bảo lãnh ngân hàng.
1.1.4.1.Phân loại bảo lãnh theo tính chất và điều kiện thanh toán.
Bảo lãnh vô điều kiện.
Bảo lãnh vô điều kiện là cam kết bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh trả
ngay không huỷ ngang một số tiền bồi thường cho người hưởng khi nhận được
văn bản khiếu nại đầu tiên tuyên bố bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc


10

thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ được bảo lãnh trong hợp đồng mà không cần
kèm theo bất cứ một chứng từ chứng minh nào. Loại bảo lãnh này còn được gọi
là bảo lãnh theo yêu cầu đầu tiên (Bank first demand guarantee) hay bảo lãnh
độc lập (independent guarantee). Người được bảo lãnh trong loại bảo lãnh nay
luôn phải tuân thủ nguyên tắc: “ trả tiền trước, khiếu kiện sau”. Trường hợp
người được bảo lãnh không vi phạm hợp đồng thì họ có thể kiện người hưởng để
đòi lại số tiền ngân hàng đã thanh toán cho người hưởng. Tuy nhiên, việc đòi
thanh toán qua xét xử tại toà là rất mất thời gian và chi phí. Loại bảo lãnh này
được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế.
Bảo lãnh có điều kiện.
Là loại bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh chỉ thực hiện việc thanh toán khi
người thụ hưởng bảo lãnh xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu của cam kết
bảo lãnh chứng minh sự vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh hoặc phải

có phán quyết của toà án hay quyết định của trọng tài về việc vi phạm của người
được bảo lãnh.
Bảo lãnh này còn được gọi là bảo lãnh dự phòng (accessory guarantee),
bảo lãnh có tính chất bảo hiểm (suretyship guarantee) hoặc bảo chứng (bond).
Việc trả tiền trong bảo lãnh này gắn liền với những điều kiện chứng minh
sự vi phạm của người được bảo lãnh do vậy đảm bảo quyền lợi cho người được
bảo lãnh nhưng phức tạp và chậm trong việc đòi tiền nên người thụ hưởng ít
chấp nhận.
1.1.4.2. Phân loại bảo lãnh theo mối quan hệ giao dịch.
Bảo lãnh trực tiếp.
Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh mà ngân hàng phục vụ người được bảo
lãnh cam kết trực tiếp trả tiền cho người hưởng. Nếu phát sinh thanh toán, người
hưởng lập chứng từ đòi tiền theo quy định và xuất trình cho ngân hàng bảo lãnh.
(Việc thông báo thư bảo lãnh và xuất trình chứng từ đòi tiền có thể thông qua
ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng phục vụ người hưởng- việc thông báo và
làm dịch vụ đòi tiền không ảnh hưởng đến cam kết trực tiếp của ngân hàng bảo


11

lãnh). Thông thường, loại bảo lãnh này chịu sự điều chỉnh bởi luật pháp nước
nơi phát hành. Khi sử dụng bảo lãnh trực tiếp, ngân hàng phát hành dễ gặp rủi ro
do khó kiểm tra tư cách pháp lý của người hưởng cũng như chứng từ đòi tiền.
Người hưởng có thể gặp rủi ro trong việc đòi tiền do không xác định được năng
lực tài chính của ngân hàng bảo lãnh và sự khác biệt về luật pháp mỗi nước.
Bảo lãnh gián tiếp.
Là lọai bảo lãnh mà theo yêu cầu của người được bảo lãnh, ngân hàng
trong nước uỷ nhiệm cho một ngân hàng đại lý ở nước người hưởng phát hành
bảo lãnh với cam kết sẽ hoàn trả số tiền ngân hàng phát hành thanh toán cho
người hưởng.

Trong loại hình bảo lãnh này, ngân hàng phục vụ người được bảo lãnh
gửi chỉ thị gồm yêu cầu phát hành, cam kết thanh toán cùng nguyên văn thư bảo
lãnh cho ngân hàng đại lý tại nước ngoài. Chỉ thị này gọi là bảo lãnh đối ứng
(counter guarantee) hay bảo lãnh thứ yếu (secondary guarantee).
Ngân hàng phát hành bảo lãnh trực tiếp (bảo lãnh chính yếu - primary
guarantee) cho người hưởng được gọi là ngân hàng phát hành. Người hưởng sẽ
đòi tiền tại ngân hàng phát hành nếu người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.
Sau đó ngân hàng phát hành sẽ đòi thanh toán từ ngân hàng yêu cầu bảo lãnh
theo cam kết trong bảo lãnh đối ứng.
Bảo lãnh gián tiếp đảm bảo cho quyền lợi của người thụ hưởng do ngân
hàng phát hành ở cùng nước người hưởng, giao dịch giữa các ngân hàng cũng
thuận tiện và nhanh chóng hơn. Người hưởng thường lựa chọn bảo lãnh gián tiếp
khi không tin tưởng khả năng tài chính của ngân hàng phục vụ người được bảo
lãnh, khi giao dịch với khách hàng mới hoặc đối tượng được bảo lãnh có giá trị
lớn, có nhiều rủi ro.
1.1.4.3. Phân loại bảo lãnh theo đối tượng bảo lãnh.
Bảo lãnh hoàn trả
Là cam kết sẽ thanh toán của ngân hàng bảo lãnh với bên cho vay hoặc
bên ứng trước số tiền mà người đi vay hoặc người nhận ứng trước phải trả (số


12

tiền đi vay và lãi phát sinh, số tiền ứng trước có hoặc không cộng thêm lãi) nếu
người đi vay không trả nợ đầy đủ, đúng thời hạn hoặc người nhận ứng trước
không giao hàng hoặc không thực hiện hợp đồng.
Đối tượng được đảm bảo trong bảo lãnh hoàn trả là các hợp đồng tín
dụng, hợp đồng đồng tài trợ hoặc các thư tín dụng có điều khoản ứng trước. Loại
bảo lãnh này được sử dụng khi khoản ứng trước hoặc cho vay bằng tiền. Bảo
lãnh sẽ hết hạn sau khi người đi vay trả xong nợ/người bán giao đủ hàng hoặc

sau ngày đáo hạn trả nợ/ngày giao hàng cuối cùng một thời gian đủ để người
mua hoặc người cho vay lập thủ tục đòi tiền nếu người đi vay không trả nợ hoặc
người bán không giao hàng.
Theo hợp đồng cơ sở, việc trả nợ hoặc giao hàng có thể được thực hiện
làm nhiều lần, do vậy, giá trị thư bảo lãnh sẽ tự động giảm thiểu tương ứng với
từng lần trả nợ hay từng lần giao hàng và nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh sẽ kết
thúc khi giá trị của bảo lãnh bằng không.
Theo nhiều quan điểm, có thể phân loại chi tiết bảo lãnh hoàn trả thành
bảo lãnh tín dụng (letter of guarantee for loan) và bảo lãnh tiền ứng trước
(advance payment guarantee). Bảo lãnh tín dụng thường bảo lãnh cho toàn bộ
giá trị hợp đồng tín dụng còn bảo lãnh tiền ứng trước thường bảo lãnh cho số
tiền ứng trước bằng khoảng 5% đến 20% giá trị hợp đồng.
Bảo lãnh thanh toán.
Là cam kết sẽ thanh toán của ngân hàng bảo lãnh với người bán mà người
mua phải trả (tiền thi công công trình, tiền thuê máy móc, tiền bán hàng hoá…)
nếu người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
Đối tượng trong bảo lãnh này là các hợp đồng xây dựng, hợp đồng
thương mại. Đặc biệt nó thường được sử dụng khi các tổ chức, doanh nghiệp
phát hành các loại chứng từ có giá như thương phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, trái
phiếu…Sự đảm bảo mua lại của các ngân hàng thương mại có uy tín sẽ khiến
người mua yên tâm và tin tưởng hơn.


13

Ngoài yêu cầu đòi tiền và tuyên bố vi phạm như các bảo lãnh vô điều kiện
khác, bảo lãnh thanh toán thường yêu cầu người hưởng phải xuất trình chứng từ
chứng minh người bán đã giao hàng như hoá đơn thương mại (có hoặc không có
xác thực cuả hải quan) hoặc biên bản nghiệm thu công trình nếu đối tượng bảo
lãnh là hợp đồng xây dựng.

Bảo lãnh dự thầu
Là cam kết của ngân hàng phát hành sẽ thanh toán một số tiền nhất định
cho chủ thầu khi người dự thầu có những vi phạm quy chế đấu thầu hoặc không
ký hợp đồng hay không cung cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi trúng thầu.
Giá trị bảo lãnh dự thầu thường bằng1-5 % giá trị gói thầu.
Mục đích của bảo lãnh đấu thầu nhằm đảm bảo người dự thầu tham gia
dự thầu một cách nghiêm túc, không bỏ dở dự thầu, không sửa đổi hồ sơ trong
thời gian dự thầu. Bảo lãnh dự thầu còn là hình thức đảm bảo với chủ thầu người
bán sẽ thực hiện hợp đồng nếu trúng thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ
được phát hành. Nhờ việc ràng buộc trách nhiệm người dự thầu khi dự thầu và
trúng thầu, hình thức này giúp chủ thầu hạn chế những người dự thầu không
nghiêm túc, không có khả năng thực hiện hợp đồng.
Nếu người dự thầu trúng thầu, thời hạn bảo lãnh dự thầu thường kết thúc
khi hợp đồng được ký kết và bảo lãnh thực hiện hợp đồng có hiệu lực. Trường
hợp người dự thầu không trúng thầu, cam kết bảo lãnh tự động hết hiệu lực và
thường được quy định trả lại bản gốc cho ngân hàng phát hành.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Là bảo lãnh của ngân hàng đối với người thụ hưởng về việc thực hiện hợp
đồng của người nhận bảo lãnh.Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là đảm bảo cho
người nhập khẩu trong trường hợp người bán không giao hàng hoặc giao hàng
không đúng hợp đồng về số lượng, chất lượng hay thời hạn… Là đảm bảo cho
người xuất khẩu trường hợp người mua không thanh toán hoặc thanh toán không
đầy đủ.


14

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
như bảo lãnh nghĩa vụ giao hàng trong thương mại quốc tế, bảo lãnh hoàn thành
công trình trong xây dựng, lắp đặt thiết bị, bảo hành máy.Thông thường giá trị

thư bảo lãnh thường bằng 5% đến 10% giá trị hợp đồng và số tiền có thể giảm
thiểu theo tiến độ thực hiện hợp đồng.
Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh kết thúc khi người được bảo lãnh thực
hiện xong nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cơ sở.
Bảo lãnh bảo hành.
Bảo lãnh bảo hành là cam kết của ngân hàng bảo lãnh sẽ thanh toán cho
người thụ hưởng nếu người nhận bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo hành
máy móc thiết bị hoặc công trình đã được quy định trong hợp đồng.
Trị giá thư bảo lãnh thường bằng 5% đến 10% giá trị hợp đồng. Thời hạn
của bảo lãnh thường chấm dứt sau khi nghĩa vụ bảo hành chấm dứt một thời gian
ngắn.
Hình thức bảo lãnh này đòi hỏi người bán phải quan tâm đến chất lượng
hàng hoá đã cung cấp vì họ còn có trách nhiệm trong khoảng thời gian vận hành,
chạy thử máy móc thiết bị, kiểm nghiệm công trình xây lắp. Bảo lãnh này
thường được áp dụng trong hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
1.1.4.4. Các loại bảo lãnh khác.
Thư tín dụng dự phòng.
Theo định nghĩa của ICC, thư tín dụng dự phòng là cam kết của ngân
hàng phát hành đối với người thụ hưởng sẽ thanh toán cho họ một khoản tiền nợ
hoặc ứng trước của người mở L/C hoặc bồi hoàn những thiệt hại do người mở
không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Sự hình thành của thư tín dụng dự phòng xuất phát từ việc đạo luật ngân
hàng nội địa của Mỹ ban hành ngày 03/06/1864 không cho phép các ngân hàng
thương mại phát hành bảo lãnh đảm bảo nợ cho người khác. Các ngân hàng Mỹ
phải tìm kiếm các phương tiện tài trợ khác trong đó có loại hình thư tín dụng


15

nhưng mục đích và tính chất giống như bảo lãnh đảm bảo nợ và được gọi là thư

tín dụng dự phòng.
Giống như bảo lãnh độc lập, thư tín dụng dự phòng là một công cụ đa
năng, sử dụng trong mọi lĩnh vực tài chính và phi tài chính như đảm bảo thanh
toán cho các khoản vay, ứng trước, đền bù tổn thất do vi phạm cam kết, không
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng…Thư tín dụng dự phòng giống bảo lãnh về phạm
vi sử dụng, mục đích, tính chất. Tuy nhiên, nếu so với bảo lãnh độc lập thì nó
có những điểm khác biệt cơ bản sau:
Thư tín dụng dự phòng chủ yếu được sử dụng tại thị trường Mỹ, Trung
Đông, một số nước Mỹ La tinh và trong các giao dịch thương mại với các doanh
nghiệp Mỹ. Mục đích hình thành ban đầu của thư tín dụng dự phòng là công cụ
đảm bảo nghĩa vụ tài chính như cam kết trả nợ, cam kết hoàn trả tiền ứng
trước… trong khi bảo lãnh độc lập trước hết nhằm hỗ trợ cho các nghĩa vụ phi
tài chính như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…Kỹ thuật nghiệp
vụ và nội dung diễn đạt của tín dụng dự phòng gần với thư tín dụng và khác với
cách diễn đạt của bảo lãnh độc lập.
Luật thương mại của Mỹ có điều khoản áp dụng chung cho cả thư tín
dụng, tín dụng dự phòng và bảo lãnh. Tuy nhiên, trong giao dịch quốc tế, bảo
lãnh độc lập chủ yếu được dẫn chiếu theo URDG 458 còn tín dụng dự phòng
được dẫn chiếu theo ISP98.
Bảo lãnh nhận hàng.
Bảo lãnh nhận hành là đề nghị giao hàng cho người được bảo lãnh khi
không có vận đơn gốc và cam kết bồi thường mọi tổn thất của ngân hàng phát
hành (thường là ngân hàng phát hành L/C hoặc thông báo nhờ thu) đối với đại lý
giao nhận hàng, hãng tàu hoặc đơn vị hải quan…do việc nhận hàng không có
vận đơn gây ra đồng thời cam kết trả lại vận đơn gốc khi nhận được.
Trường hợp lô hàng nhận được thanh toán bằng L/C thì ngân hàng khi
phát hành bảo lãnh nhận hàng sẽ không còn quyền từ chối bộ chứng từ sai sót


16


được xuất trình theo L/C. Vì vậy, trong yêu cầu bảo lãnh nhận hàng, người nhập
khẩu cần có cam kết sẽ thanh toán L/C ngay cả khi bộ chứng từ có sai sót.
Bảo lãnh thuế quan.
Là cam kết cuả ngân hàng phát hành với cơ quan thuế vụ sẽ thực hiện
trách nhiệm của người nộp thuế nếu đến hạn mà người nộp thuế không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. Loại bảo lãnh này được sử dụng
khi doanh nghiệp chưa có tiền nộp hoặc chưa muốn nộp vì khoản thuế đang có
khiếu nại; doanh nghiệp tạm nhập tái xuất không muốn tạm nộp khoản thuế nhập
khẩu.
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH BẢO LÃNH NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG XNK.
1.2.1. Những quy tắc về bảo lãnh của ICC.
Sự phát triển mạnh của các giao dịch bảo lãnh, đặc biệt là trong thương
mại quốc tế buộc các tổ chức tài chính, thương mại quốc tế nghĩ đến việc hình
thành một hành lang pháp lý cho loại hình đảm bảo này. Trong đó, sự đóng góp
lớn nhất là của phòng thương mại quốc tế (ICC) với việc ban hành các quy tắc:
Quy tắc thống nhất về bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Quy tắc thống nhất về bảo
lãnh theo yêu cầu, quy tắc thống nhất về bảo chứng, quy tắc thực hành L/C dự
phòng. Các quy tắc này song song tồn tại và có hiệu lực thi hành với tính chất
pháp lý không bắt buộc. Nó chỉ có hiệu lực khi được dẫn chiếu trong cam kết
bảo lãnh.
1.2.1.1. Quy tắc thống nhất về bảo lãnh thực hiện hợp đồng - URCG
325,1978.
Quy tắc thống nhất về bảo lãnh thực hiện hợp đồng được ICC ban hành
vào năm 1978, số xuất bản 325. Mục đích của quy tắc này là làm giảm bớt các
tranh chấp phát sinh trong hoạt động bảo lãnh bằng việc đưa ra các quy tắc đảm
bảo sự công bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Mặc dù được hy vọng là một chuẩn mực của thực hành bảo lãnh và tạo đà
phát triển cho giao dịch thương mại, tài chính toàn cầu nhưng thực tế URCG lại



17

không được đón nhận và áp dụng rộng rãi. Sở dĩ như vậy vì URCG yêu cầu
người thụ hưởng khi đòi thanh toán phải xuất trình phán quyết của toà hay quyết
định của trọng tài, thậm chí cả văn bản chấp thuận việc đòi tiền của người được
bảo lãnh.
Điều 8 của URCG quy định: “Một yêu cầu thanh toán sẽ không được đáp
ứng trừ khi: …Nó được xuất trình cùng với những chứng từ được quy định trong
thư bảo lãnh hay trong Quy tắc này.”
Điều 9 URCG quy định: “Nếu một bảo lãnh mà không nêu rõ chứng từ
phải xuất trình cùng yêu cầu thanh toán hay chỉ đơn thuần yêu cầu một văn bản
yêu cầu thanh toán thì người thụ hưởng phải xuất trình: …
b. Một phán quyết của toà án hay một quyết định của trọng tài xác nhận yêu cầu
thanh toán hay một văn bản đồng ý của bên được bảo lãnh về việc yêu cầu thanh
toán và số tiền thanh toán”
Những quy định trên nhằm ngăn chặn sự gian lận của người thụ hưởng
nhưng quá thiên về bảo vệ người được bảo lãnh và làm mất đi tính độc lập của
bảo lãnh. Vì người thụ hưởng muốn đòi được tiền bảo lãnh phải thông qua kiện
tụng hoặc qua cơ quan trọng tài. Như vậy, URDG đã không thể hiện được sự
hoàn thiện của bảo lãnh, không đảm bảo sự công bằng vê quyền và nghĩa vụ
giữa người thụ hưởng và người được bảo lãnh. Điều này đòi hỏi một bản quy tắc
mới tôn trọng tính độc lập của giao dịch bảo lãnh nhưng vẫn phải duy trì tính
tích cực là hạn chế gian lận, đảm bảo sự công bằng giữa các bên tham gia.
1.2.1.2. Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu - URDG 458,1992.
Bản quy tắc này được đánh giá là một bộ quy tắc tương đối hoàn chỉnh. Quy
tắc này có những điểm tích cực của URCG nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập của
bảo lãnh. Giao dịch bảo lãnh dựa trên chứng từ nên nhận được sự ủng hộ từ các
ngân hàng đồng thời nó cũng tạo sự cân bằng giứa lợi ích của người hưởng là

nhanh chóng nhận được tiền bồi thường với lợi ích của người được bảo lãnh là
hạn chế việc gian lận trong đòi tiền bảo lãnh. Những mặt tích cực của URDG
được thể hiện ở các điểm sau:


18

1. Sự độc lập của bảo lãnh với hợp đồng cơ sở.
2. Sự độc lập trong mối quan hệ với người thụ hưởng của người được bảo
lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh.
3. Giao dịch bảo lãnh dựa trên chứng từ. Chứng từ xuất trình thanh toán có
thể chỉ là chứng từ có tính chất thủ tục như yêu cầu đòi tiền, tuyên bố vi
phạm nhưng cũng không loại trừ các chứng từ chứng minh sự vi phạm
hợp đồng của người được bảo lãnh.
4. Việc thanh toán được thực hiện khi chứng từ được xuất trình phù hợp với
yêu cầu của bảo lãnh.
5. Ngân hàng phát hành chỉ có trách nhiệm kiểm tra bề mặt của chứng từ
xuất trình
Ngoài ra, URDG còn đề cập đến các giao dịch của bảo lãnh đối ứng, sự độc
lập của bảo lãnh đối ứng với bảo lãnh chính, quan hệ giữa các bên tham gia bảo
lãnh đối ứng cũng như các nguyên tắc: “ gia hạn hoặc thanh toán” , “luật áp
dụng”… Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm cho rằng URDG 458 chưa thực
sự đảm bảo quyền lợi cho người được bảo lãnh, đặc biệt là trong các lĩnh vực
như xây dựng, bảo hiểm và một số ngành công nghiệp khác thì sự vi phạm của
người được bảo lãnh không thể chắc chắn nếu chỉ dựa vào tuyên bố của người
thụ hưởng.
1.2.1.3.Quy tắc thống nhất về bảo chứng - URCB, 1993
Mục đích ra đời của bản quy tắc này là nhằm tạo ra một khung pháp lý
cho những công cụ bảo đảm trong lĩnh vực xây dựng, bảo hiểm và một số ngành
công nghiệp khác. Ra đời vào năm 1993 - sau URDG một thời gian ngắn, URCB

có bản chất và đặc trưng hoàn toàn khác với URDG.
URCB coi bảo chứng là công cụ đảm bảo có điều kiện, nghĩa vụ của ngân
hàng phát hành phụ thuộc vào nghĩa vụ và trách nhiệm người được bảo lãnh theo
hợp đồng cơ sở. Người phát hành chỉ thực hiện thanh toán khi vi phạm hợp đồng
của người được bảo lãnh được chứng minh cụ thể.


19

Theo URDG, hợp đồng được dẫn chiếu trong bảo chứng và là một phần
không tách rời của bảo chứng. Điều 3(b) quy định: “ Nghĩa vụ của người bảo
lãnh với người hưởng theo bảo chứng là phụ trợ cho nghĩa vụ của người được
bảo lãnh đối với người thụ hưởng theo hợp đồng và sẽ phát sinh khi có vi phạm
hợp đồng, tạo nên và là một phần của bảo chứng”.URCB cũng quy định người
bảo lãnh có thể thay người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng cơ sở thay vì đền
bù thiệt hại do sự vi phạm của người được bảo lãnh gây ra.Bên cạnh đó thì
URCB cũng còn nhiều điểm cần xem xét như cấu trúc và ngôn ngữ của bảo
chứng khá cổ, khó hiểu với nhiều doanh nghiệp và ngân hàng, nhiều điều khoản
không rõ ràng.
Với những đặc trưng như trên, cả URDG và URCB đều được áp dụng
trên thực tế. URDG chủ yếu được chọn áp dụng trong các giao dịch bảo lãnh
thuộc các lĩnh vực như thương mại, tài chính, vận tải, hải quan còn URCB được
vận dụng trong các lĩnh vực như bảo hiểm, xây dựng…Tuy nhiên, sự phân chia
này chỉ là tương đối, việc lựa chọn vận dụng bộ quy tắc nào còn tuỳ thuộc vào
quan hệ giữa hai đối tác trong hợp đồng cơ sở cũng như ngân hàng phát hành
của từng giao dịch cụ thể.
1.2.1.4. Quy tắc thực hành L/C dự phòng - ISP, 1998.
Sau một thời gian dài chuẩn bị, Quy tắc thực hành L/C dự phòng của ICC
ra đời năm 1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999.
Mục đích của ISP là áp dụng cho các giao dịch cam kết dự phòng. Nội

dung cấu trúc của thư tín dụng dự phòng khác với thư tín dụng thương mại do
mục đích của nó là dự phòng khi có vi phạm hoặc người mở thư tín dụng không
có khả năng thanh toán. Vì vậy, ISP cũng khác với UCP về hình thức và cách
tiếp cận do nó phải được chấp nhận không chỉ bởi các ngân hàng, các doanh
nghiệp mà còn có các bên liên quan đến cam kết dự phòng như các nhà quản lý
tài chính, tín dụng, kiểm toán, các cơ quan chức năng và tư pháp của chính
phủ…

×