Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

tiểu luận phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đại thiện lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.23 KB, 13 trang )

Tiu lun môn hc Th trng chng khoán


Nguyn Minh Hng – Lớp CH QTKD – K37

Page 1








Tiểu luận


PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THIÊN LỘC (MCK: DTL)
Tiu lun môn hc Th trng chng khoán


Nguyn Minh Hng – Lớp CH QTKD – K37

Page 2

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THIÊN LỘC (MCK: DTL)

I. Giới thiệu doanh nghiệp
1. Giới thiệu công ty và lịch sử hình thành


Tên công ty : Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc
Địa chỉ : Lô A, đường 22 KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương
Điện thoại: +84-(0)650-373.29.81
Fax: +84-(0)650-373.29.80
Sàn niêm yết : HOSE
Mã chứng khoán : DTL
Website:
Tổng quan:
Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh: tôn
mạ kẽm, tôn mạ màu, tôn lạnh, thép cán nóng, thép cán nguội, thép tấm, thép hình,
ống thép, xà gồ thép Trụ sở chính đặt tại Lô A, đường 22, Khu công nghiệp Sóng
Thần 2, Dĩ An, Bình Dương, Việt Nam,
Tiền thân là Công ty TNHH Thép Đại Thiên Lộc, thành lập từ năm 2001 với số
vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng. Đến nay, sau gần 9 năm hoạt động, vốn điều lệ
tăng lên 388 tỷ đồng (tăng hơn 64 lần), thặng dư vốn hơn 151 tỷ đồng.
Số lượng chi nhánh : 6
Số lượng khách hang : 450 khách hàng/đại lý phân phối sản phẩm trong nước và
xuất khẩu sang các nước Asean, Tây Á, Bắc Á, Trung đông, Châu phi
Sản lượng của 02 dây chuyền hiện hữu tại KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương
(một dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng với công suất 60.000 tấn/năm và một dây
chuyền mạ màu với công suất 45.000 tấn/năm) không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.
Tiu lun môn hc Th trng chng khoán


Nguyn Minh Hng – Lớp CH QTKD – K37

Page 3

Để gia tăng sản lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
công ty đã đầu tư xây dựng Khu liên hợp sản xuất Thép Đại Thiên Lộc với diện tích

đất 105.285m
2
tại KCN Sóng Thần 3, Bình Dương. Đến tháng 4/2010 công ty đã
lắp ráp hoàn chỉnh 01 dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng với công suất 80.000
tấn/năm ; dây chuyền xả băng ; dây chuyền sản xuất ống thép ; dây chuyền xén biên
; dây chuyền chặt tấm thép ; dây chuyền cắt lá thép và đang chuẩn bị lắp ráp các
dây chuyền như: 02 dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh), tổng công suất
270.000 tấn/năm ; 01 dây chuyền mạ màu, công suất 85.000 tấn/năm ; 01 dây
chuyền nắn phẳng tôn ; 01 dây chuyền tẩy rửa, công suất 600.000 tấn/năm ; 02 dây
chuyền thép lá cán nguội, tổng công suất gần 200.000 tấn/năm
Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc mong muốn hợp tác lâu dài với mọi người.
Thương hiệu Đại Thiên Lộc hướng đến tương lai, đồng hành cùng đối tác để Tạo
Dựng Tương Lai trên cơ sở mọi người cùng có lợi.
Lịch sử hình thành:
Ngày 11/07/2001, Công ty TNHH Thép Đại Thiên Lộc được thành lập với
vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng, đội ngũ nhân viên 30 người.
Năm 2003, lắp đặt và đưa vào hoạt động dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng
liên tục có công suất 60.000 tấn/năm. Sản phẩm tôn kẽm Đại Thiên Lộc có chất
lương tốt, giá cả hợp lý, được khách hàng tín nhiệm. Thị phần, doanh thu và lợi
nhuận không ngừng gia tăng
Ngày 12/04/2007, chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc
Tháng 6/2008, lắp đặt hoàn chỉnh dây chuyền mạ màu liên tục với công suất
45.000 tấn/năm
Tiu lun môn hc Th trng chng khoán


Nguyn Minh Hng – Lớp CH QTKD – K37

Page 4


Ngày 23/12/2008, thành lập Khu liên hợp sản xuất Thép Đại Thiên Lộc tại KCN
Sóng Thần 3, tỉnh Bình Dương với diện tích đất 105.285m
2
để mở rộng quy mô sản
xuất.
Từ tháng 10/2009, công ty đã ký kết hợp đống nhập khẩu các dây chuyền sản xuất
như :
 02 dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh), tổng công suất 270.000
tấn/năm.

01 dây chuyền mạ màu, công suất 85.000 tấn/năm ;
 01 dây chuyền nắn phẳng tôn.

01 dây chuyền tẩy rửa, công suất 600.000 tấn/năm ;

02 dây chuyền thép lá cán nguội, tổng công suất gần 200.000 tấn/năm ;
Ngoài ra, Công ty còn tự thiết kế và thuê các Công ty trong nước chế tạo các dây
chuyền như:

Dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng, công suất 80.000 tấn/năm
 Dây chuyền xả băng

Dây chuyền sản xuất ống thép

Dây chuyền xén biên

Dây chuyền chặt tấm thép
 Dây chuyền cắt lá thép
Từ tháng 01/2010, công ty đã và đang tiến hành lắp ráp một số dây chuyền và dự
kiến đưa vào hoạt động trong quý 2 năm 2010, Các dây chuyền còn lại dự kiến đưa

vào hoạt động từ quý 3 và quý 4 năm 2010.
Hiện tại, vốn điều lệ của Công ty tăng lên 388 tỷ đồng, thặng dư vốn hơn 151 tỷ
đồng, đội ngũ nhân viên 420 người.
2. Vị thế của công ty
Tiu lun môn hc Th trng chng khoán


Nguyn Minh Hng – Lớp CH QTKD – K37

Page 5

- Công ty có khả năng cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm snag thị trường Trung
Đông ( Arab Saudi, UAE ) Peru, Colombia và các nước ASEAN (
Indonesia, Malaysia, Thái Lan ) ngoài 2 thị trường truyền thống là Lào và
Campuchia.
- Sản phẩm chủ lực của Công ty là tôn mạ kẽm và mạ màu lại chính là một
trong những sản phẩm thép thu hút khách hàng trong và ngoài nước do có
nhiều ưu điểm (chất lượng tốt hơn, hàng hóa đa dạng hơn thỏa mãn nhu cầu
khách hàng.
- Ngoài ra sản phẩm mạ kẽm có độ dày dưới 0.2mm không được nhiều doanh
nghiệp trong nước sản xuất do sản phẩm này khó sản xuất hơn hàng dày (
trên 0.2mm) vì tôn quá mỏng khó kiểm soát độ mạ, bông kẽm
- Có khả năng quản lý chi phí sản xuất tốt do tỷ suất giá vốn hàng bán trên
doanh thu của Công ty luôn được duy trì ổn định ở mức khoảng 80% thấp
hơn so với 1 số doanh nghiệp sản xuất thép khác.
- Có uy tín và được các tổ chức tín dụng/ngân hàng hỗ trợ vốn khi cần thiết
3. Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất thép lá mạ kẽm (tôn kẽm), thép lá mạ màu (tôn màu), mạ hợp kim
nhôm - kẽm (tôn lạnh), thép lá cán nguội, thép ống/hộp
- Sản xuất tôn lợp, cán xà gồ thép

- Sản xuất các sản phẩm cơ khí, lắp dựng các cấu kiện, nhà kho, dầm cẩu trục,
các sản phẩm cơ khí phục vụ xây dựng
- Mua bán sắt thép các loại
- Mua bán vật tư nhiên liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất thép và
xây dựng
4. Chiến lược phát triển và đầu tư
Tiu lun môn hc Th trng chng khoán


Nguyn Minh Hng – Lớp CH QTKD – K37

Page 6

- Việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội tốt cho các doanh
nghiệp trong nước, trong đó có Đại Thiên Lộc nhằm phát triển và bắt nhịp
với tình hình tăng trưởng kinh tế cao trên toàn thế giới.Tuy nhiên, từ đây
công ty cũng phải đối mặt với nhiều thử thách và sự cạnh tranh to lớn từ các
doanh nghiệp khác trong và ngoài nước. Điều này đòi hỏi Đại Thiên Lộc
phải không ngừng phát triển nâng cao vị thế cạnh tranh với các đối thủ khác.
- Dự án sắp tới tại KCN Sóng Thần được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu về
đầu tư và phát triển công nghiệp nói chung tại khu vực và nhu cầu tiêu thụ
thép lá cán nguội nói riêng, một sản phẩm mà hiện nay hầu hết các doanh
nghiệp thép trong nước vẫn đang phải nhập khẩu từ các doanh nghiệp nước
ngoài.
- Nhằm từng bước triển khai thực hiẹn dự án Khu liên hợp sản xuất thép thuộc
khu CN Sóng Thần III, Đại Thiên Lộc đang tập trung giải quyết các vấn đề
cơ bản như ứng dụng công nghệ thông tin để tăng năng suất chất lượng, hiệu
quả công việc, áp dụng quy trình sản xuất tinh gọn nghiên cứu giảm tiêu hao
nguyên vật liệu, tăng khả năng cạnh tranh chú trọng bảo vệ môi trường, đẩy
mạnh công tác quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường

- Ngoài ra, khu vực đầu tư xây dựng nhà máy mới nằm mặt tiền, tiếp giáp với
đại lộ chính trong KCN Sóng Thần III thuận lợi cho việc xây dựng cũng như
sản xuất và tiêu thụ thành phẩm, góp phần thúc đẩy sự phát triển cho khu vực
nói chung và cho Đại Thiên Lộc nói riêng.

5. Thông tin chứng khoán DTL niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (Cập
nhật ngày 19/6/2011)
Tiu lun môn hc Th trng chng khoán


Nguyn Minh Hng – Lớp CH QTKD – K37

Page 7


(nguồn cophieu68.com)
II. Phân tích doanh nghiệp
1. Khả năng cải thiện hiệu quả hoạt động nhờ đầu tư có chiều sâu, khả năng
đạt được lợi nhuận cao
Dây chuyền sản xuất mới được đi vào hoạt động sẽ đa dạng hóa sản phẩm, hỗ trợ
tăng trưởng doanh thu và nâng cao tỉ suất lợi nhuận.
Khi dây chuyền sản xuất - mạ kẽm- mạ màu thép cán nguội (CRC) mới đi vào hoạt
động trong 2H2011, công suất sản xuất của DTL sẽ tăng đáng kể. Công ty có thể
tăng sản lượng nhờ cung cấp đa dạng các sản phẩm thép mạ nhôm/kẽm và mạ màu.
Tỷ suất lợi nhuận sẽ được cải thiện vì công ty có thể sản xuất CRC từ thép cán
nóng(HRC) nhập khẩu thay vì nhập khẩu CRC như trước đây. Tỷ suất lợi nhuận
tăng nhờ(1) giá nhập khẩu HRC thường thấp hơn 10-15% so với giá nhập CRC, (2)
tiết kiệmthuế vì thuế nhập khẩu HRC hiện nay là 0% trong khi đối với CRC là 7%.
2. Các hoạt động chính quyết định khả năng sinh lợi nhưng trong đó hoạt động
thương mại đóng góp 50% lợi nhuận


Tiu lun môn hc Th trng chng khoán


Nguyn Minh Hng – Lớp CH QTKD – K37

Page 8

Hoạt động kinh doanh thương mại thép vẫn chiếm 50% tổng doanh thu công ty.
Tuy nhiên, do sản lượng tăng nhờ nâng cao công suất nên chúng tôi dự báo tỷ lệ
đóng góp của hoạt động kinh doanh thương mại vào tổng doanh thu sẽ giảm.
Ngoài ra, banquản trị công ty dự định sẽ tăng tỷ lệ đóng góp của hoạt động xuất
khẩu vào tổngdoanh thu so với mức 20% hiện nay. Doanh thu xuất khẩu bằng USD
sẽ bù đắp một phần nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu.
3. Lợi nhuận đáng chú ý trong Quý 1/2011 nhờ giá tồn kho thấp trong khi giá
HRC toàn cầu đã tăng mạnh trong Quý 1/2011
Tổng giá trị tồn kho của DTL tính đến 31/12/2010 rất cao với 1.450 tỷ đồng. Tuy
nhiên,sau đó, giá HRC trung bình trên thế giới tăng 17% so với giá trung bình năm
2010. Do đó, DTL tiết kiệm được một khoản chi phí lớn về hàng tồn kho. Đây là
phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá nhập kho, chúng tôi ước tính khoảng
130 tỷ đồng. Theođó, ban quản trị công ty công bố lợi nhuận ròng trong Quý
1/2011 là 92 tỷ đồng vớicác nhân tố tác động chính là (1) sản lượng tăng mạnh
70% so với cùng kỳ năm ngoáivà (2) giá tồn kho thấp
4. Sử dụng năng lượng thay thế giúp tăng tiết kiệm chi phí
DTL sẽ sử dụng khí nén tự nhiên (CNG) cho hầu hết hoạt động sản xuất,
giúp tiết kiệm 30% chi phí so với sử dụng điện hoặc dầu. Mặc dù chi phí năng
lượng không chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất nhưng sử dụng CNG sẽ tiết
kiệm chi phí hơn và đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho quá trính sản xuất của
DTL
5. Ưu đãi thuế TNDN

giai đoạn 2007-2013, DTL được hưởng mức thuế suất thuế TNDN là 15%.
Đây là một trong những lợi thế của công ty.

III. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
Tiu lun môn hc Th trng chng khoán


Nguyn Minh Hng – Lớp CH QTKD – K37

Page 9

1. Triển vọng lợi nhuận :
Ban lãnh đạo DTL đặt mục tiêu doanh thu 2.500 tỷ đồng và lợi nhuận ròng
250 tỷ đồng trong năm 2011, tương đương với mức tăng trưởng doanh thu hàng
năm là 38% và lợi nhuận ròng là 34%. Mục tiêu lợi nhuận tích cực này căn cứ trên
khả năng tăng sản lượng trong năm 2011 và lợi thế về hàngtồn kho giá thấp hồi đầu
năm.Chúng tôi lạc quan về tốc độ tăng trưởng doanh thu của DTL trong năm 2011
nhờ sự tăng trưởngmạnh mẽ của phân khúc thép tấm lá và công suất được nâng cao
trong năm 2011 nhưng thận trọng với mức lợi nhuận ròng ước tính của công ty vì
các rủi ro chính sau đây:
(1) Lượng hàng tồn kho lớn có thể phải chịu rủi ro biến động giá cao trong
năm nay và đòi hỏi nhu cầu vốn lưu động cao hơn. Điều này có thể tác động tiêu
cực đến dòng tiền hoạt động của DTL.
(2) Chi phí lãi vay tăng trong năm 2011 do lãi suất cao và các khoản vay
tăng để tài trợ nhu cầu vốn lưu động và vốn đầu tư. Với tỷ lệ doanh thu/hàng tồn
kho hiện nay là 1,2x và doanh thu dự kiến 2.500 tỷ đồng trong năm 2011, chúng tôi
ước tính các khoản vay ngắn hạn của DTL sẽ vượt 1.000 tỷ đồng trong 2011. Nhu
cầu vốn còn lại cho các dự án đang triển khai là 300 tỷ đồng sẽ được tài trợ bởi vốn
vay ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu trong năm nay. Nợ dài hạn ước7/4/2011
Đại Thiên Lộc – HSX: DT Ltính sẽ tăng lên 400 tỷ đồng trong năm 2011. Do đó,

chi phí lãi vay ước tính có thể tăng gấp đôi trong năm 2011 và ảnh hưởng đến lợi
nhuận của công ty.
Chúng tôi ước tính doanh thu năm 2011 của DTL là 2.330 tỷ đồng và lợi
nhuận sau thuế năm 2011 là 204 tỷ đồng, tăng 28,8% về doanh thu và 9,2% về lợi
nhuận so với năm 2010.
Một số chỉ tiêu về tài chính :
Tiu lun môn hc Th trng chng khoán


Nguyn Minh Hng – Lớp CH QTKD – K37

Page 10


2. EPS 2011 bị pha loãng do vốn tăng từ trái phiếu chuyển đổi
Chúng tôi giả định 100 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi sẽ được thực hiện trong
năm 2011 vì giá chuyển đổi vẫn thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu. Vì vậy, vốn
chủ sở hữu sẽ tăng 59 tỷ đồng từ 100 tỷđồng trái phiếu chuyển đổi với giá chuyển
đổi 16.867 đồng/cổ phiếu. Tổng số lượng cổ phiếu sau khi chuyển đổi được ước
tính đạt 54,4 triệu cổ phiếu so với lượng cổ phiếu đang niêm yết hiện tại là
48,5triệu cổ phiếu. Theo đó, EPS 2011 ước tính sẽ giảm nhẹ 3,0% với lợi nhuận
sau thuế ước tính tăng 9,2% so với năm 2010.
3. Hoạt động tài chính
Trong năm 2010, DTL phát hành 100 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi với lãi
suất hàng năm là 6%, giá chuyển đổi là 16.867 đồng/cổ phiếu và đáo hạn vào tháng
7/2011. Giá chuyển đổi vẫn thấp hơn nhiều so với giá thị trường hiện tại của DTL
là 19.600 đồng/cp (26/4/2011). Do đó chúng tôi dự báo các tráichủ có thể chuyển
đổi sang cổ phiếu để hưởng mức giá hấp dẫn. DLT có thể tiếp tục phát hành trái
phiếu chuyển đổi trong năm 2011 để huy động vốn tài trợ cho các dự án đang triển
khai. Tuy nhiên,việc phát hành có thể không dễ dàng thu hút nhà đầu tư trước tình

hình lãi vay cao trong 6 tháng đầunăm 2011. Dù vậy, đối với nhu cầu vốn đầu tư
Tiu lun môn hc Th trng chng khoán


Nguyn Minh Hng – Lớp CH QTKD – K37

Page 11

còn lại khoảng 300 tỷ đồng cho các dự án đang tiến hành, DTL có thể vay ngân
hàng thay vì tiếp tục phát hành trái phiếu chuyển đổi.
4. Cơ cấu sở hữu và chính sách cổ tức
Cơ cấu sở hữu và tính thanh khoản của cổ phiếu: Trong cơ cấu sở hữu của
DTL, Chủ tịch HĐQT và
các cá nhân thân thuộc với Chủ tịch HĐQT nắm giữ gần 70% cổ phần, nhà
đầu tư nước ngoài sởhữu 0,8% cổ phần, phần còn lại thuộc về nhà đầu tư cá nhân
và tổ chức trong nước. Khối lượng giaodịch trung bình trong 30 ngày chỉ khoảng
140.000 cổ phiếu/ngày, tương đương 0,3% tổng số cổ phiếu niêm yết, cho thấy
thanh khoản khá thấp. Chính sách cổ tức: Công ty trả cổ tức bằng tiền mặt cao
trong năm 2010 với mức cổ tức 3.000 đồng/cổ phiếu. Công ty dự định trả cổ tức
3.500 đồng/cổ phiếu trong năm 2011, tương ứng suất sinh lợi cổ tức 18% theo giá
thị trường 19.600 đồng/cp (26/4/2011). Trong giai đoạn công ty đang cần nhiều
vốn để mở rộng hoạt động như chúng tôi đã đề cập ở trên, chính sách cổ tức cao có
thể là nhằm thu hút nhà đầu tư cho kế hoạch huy động thêm vốn bằng cách phát
hành trái phiếu chuyển đổi trong năm nay. Hơn nữa, với tình hình lợi nhuận biến
động mạnh của các công ty thép nói chung, việc thanh toán cổ tức có thể cũng biến
động theo.
IV. Định giá và những rủi ro chính
Mặc dù còn nhiều thách thức và bất ổn trong năm 2011 nhưng chúng tôi dự
báo DTL có thể tăng trưởng lợi nhuận đáng kể. DTL đang được giao dịch ở mức
PE hấp dẫn 5,2x căn cứ theo lợi nhuận ước tính năm 2011, thấp hơn 25% so với PE

ngành thép trong nước. PE trung bình ngành ước tính theo lợi nhuận năm 2011 là
7,5x.Chúng tôi áp dụng mức chiết khấu 20% cho chỉ số này để phản ánh các rủi ro
chính sau:
Tiu lun môn hc Th trng chng khoán


Nguyn Minh Hng – Lớp CH QTKD – K37

Page 12

(1) Giá nhập khẩu CRC hay HRC giảm. Khi đó, lượng hàng tồn kho lớn của
DTL có thể phải chịu rủi ro giá thép biến động mạnh trong năm nay.
(2) Chi phí vay căng thẳng trong năm 2011. DTL có thể tăng các khoản vay để
tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động và vốn đầu tư tăng lên.
(3) Nhu cầu tăng trưởng chậm có thể ảnh hưởng mạnh đến hệ số sử dụng công
suất của DTL khi được nâng lên trong 6 tháng cuối năm 2011. Với PE hợp lý (chiết
khấu 20% so với PE trung bình ngành) là 6,0x dựa trên EPS 2011 là 3.748 đồng,
giá cổ phiếu DTL là 22.600/cp, tăng 15% so với giá thị trường 19.600 đồng/cp
ngày 26/4/2011. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ cổ phiếu này.
Phân khúc thép tấm lá trong nước hứa hẹn sẽ có tốc độ tăng trưởng cao trong
những năm tới nhờ được hỗ trợ bởi nhu cầu chi dùng cho các sản phẩm như ô tô,
máy móc - thiết bị cùng các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, sự mở rộng nhanh
chóng của các nhà sản xuất thép hàng đầu như HSG, Sun Steel, Blue Scope và
Phương Nam trong phân khúc thép mạ có thể khiến tình hình cạnh tranh trong phân
khúc này trở nên gay gắt hơn trong ngắn hạn. Do đó, DTL cần chuẩn bị tốt cho kế
hoạch phân phối và bán hàng sau khi tăng công suất trong năm nay cũng như giảm
tồn kho để quản lý vốn lưu động tốt hơn và hạn chế rủi ro biến động giá nguyên vật
liệu.

Tiu lun môn hc Th trng chng khoán



Nguyn Minh Hng – Lớp CH QTKD – K37

Page 13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng “Thị trường chứng khoán”, 2010, PGS TS Nguyễn Đình Thọ -
trường Đại học Ngoại Thương
2. www.cophieu68.com
3.



×