Trường đại học kinh tế TPHCM
Khoa Thương mại – Du lịch – Marketing
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
Đề tài
Nghiên cứu tình hình xuất của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và đề xuất các
giải pháp tăng giá tri kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này.
GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
Nhóm thực hiện: Phạm Mạnh Đức
Nguyễn Xuân Phát
Phạm Trường Sơn
LỚP: Ngoại thương 1
KHÓA: 33
TPHCM, ngày 10 tháng 11 năm 10
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 1
Mục lục
Lời mở đầu 4
I. Tổng quan tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây (năm
2005-2009 và 7 tháng đầu năm 2010): 5
1.1. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu: 5
1.2. Về các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam: 8
II. Phân tích Thị trường Trung Quốc và thực trạng xuất khẩu Việt Nam sang
Trung Quốc những năm gần đây: 21
2.1. thông tin chung: 21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội: 21
2.1.2. Thể chế và cơ cấu hành chính 23
2.1.3. Văn hóa 25
2.1.4. Giáo dục 27
2.2. Kinh tế Trung Quốc: 28
2.2.1. Tình hình tăng trưởng GDP: 28
2.2.2. Tình hình Thương mại Trung Quốc:. 30
2.2.3. Các chính sách thương mại, luật lệ, rào cản thương mại và phi
thương mại của Trung Quốc: 34
2.2.4. Các thế mạnh của nền kinh tế Trung Quốc: 43
2.2.5. Nhu cầu và thị hiếu 47
2.2.6. Tình hình sản xuất trong nước của Trung Quốc: 48
2.3. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc những
năm gần đây (từ năm 2006 đến nay): 50
2.3.1. Xét về giá trị kim ngạch xuất khẩu: 50
2.3.2. Xét về tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuât khẩu: 52
2.3.3. Xét về cơ cấu ngành hàng xuất khẩu: 54
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 2
2.3.4. Những điểm thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu
Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: 59
III. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc: 64
3.1. Về phía các doanh nghiệp: 64
3.2. Về phía nhà nước và các cơ quan liên quan: 66
3.3. Giải pháp cụ thể cho một số mặt hàng: 67
3.3.1. Các khoáng sản thô (dầu thô và than đá): 68
3.3.2. Nông sản: 69
3.3.3. Thủy sản: 70
3.3.4. Cao su: 71
3.3.5. Máy vi tính, hàng cơ điện, điện tử: 72
Kết luận 74
IV. Tài liệu tham khảo: 74
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 3
Lời mở đầu
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu là trở
ngại, khó khăn và đã đạt được rất nhiều thành tựu vẻ vang. Đặc biệt là sự kiện Việt
Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO đã đánh dấu một bước ngoặc lớn lao
của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Đứng trước sự
kiện này, nền kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ đối diện với những thách thức vô cùng
lớn lao để có thể hòa nhập cũng như vươn lên trong nền kinh tế thế giới đang trở nền
ngày càng khắc nghiệt như hiện nay. Tuy nhiên sự kiện này cũng đã mở ra cho nến kinh
tế Việt Nam những cơ hội to lớn mà nếu chúng ta biết tận dụng và nắm bắt thì nền kinh
tế Việt Nam sẽ có một tương lai vô cùng khả quan.
Ngoại thương Việt Nam đang không ngừng phát triển và khẳng định vị thế quan
trọng của mình trong nền kinh tế. Việt Nam hiện nay đang quan hệ thương mại với hơn
200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Vì thế, bên cạnh việc phát triển thị
trường kinh tế trong nước, việc khai thác thị trường các nước khác trong khu vực và
trên thế giới rất được Việt Nam chú trọng trong thời gian gần đây. Trong các thị trường
xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam hiện nay như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, ASEAN…
thì chúng ta không thế nào không kể đến thị trường khổng lồ Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ năm của nước ta nhưng so
với những tiềm năng mà thị trường này đang có được thì vị trí thứ 5 trong top các thị
trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thực sự là một vị trí có phần hơi khiêm tốn và
không tương xứng đối với Trung Quốc. Với số dân lên đến 1.3 tỷ người và thu nhập
bình quân đầu người vào khoảng 4000 USD/ năm, chỉ bấy nhiêu đó đã nói lên thị
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 4
trường Trung Quốc hấp dẫn như thế nào đối với các công ty, doanh nghiệp trên khắp
thế giới. Và sẽ không có gì bất ngờ khi lần lượt các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới ký kết các hiệp định thương mại với Trung Quốc nhầm thúc đẩy, xúc tiến công tác
xuất khẩu của mình vào thị trường này. Việt Nam cũng không phải là một trường hợp
ngoại lệ khi thị trường đầy tiềm năng và rất triển vọng ấy đang ở rất gần và có thể nói là
chỉ cách 1 đường biên giới. Sẽ rất có lợi cho ngành xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế
Việt Nam nói chung nếu hàng hóa của chúng ta khai thác tốt thị trường này và có thể
tăng khối lượng kim ngạch xuất khẩu lên đúng với tiềm năng thương mại của hai nước.
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 5
I. Tổng quan tình hình xuất khẩu của Việt
Nam trong thời gian gần đây ( năm 2005-
2009 và 7 tháng đầu năm 2010):
1.1. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu:
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
Năm
Tổng xuất khẩu hàng
hóa Việt Nam
Tăng / giảm
2005 32.447
2006 39.826 22.74%
2007 48.561 21.93%
2008 62.685 29.09%
2009 57.096 -8.92%
7 tháng đầu năm 2010 38.521 18.3%
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 6
Nhận xét:
- Ta nhận thấy rằng giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng dần qua các năm từ năm
2005 đến năm 2008. Tuy nhiên đến năm 2009 lại có xu hướng giảm dần cho đến
nay. Cụ thể giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 là 32,447 tỉ
USD, đến năm 2006 thì con số này tăng lên thành 39, 826 tỉ USD (tăng 22,74 %).
- Đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm 21.93% và đạt
được giá trị là 48.561 tỉ USD. Đây cũng là một xu hướng tốt báo hiệu tình hình
xuất khẩu khả quan của Việt Nam trong năm tiếp theo.
- Và thực sự năm 2008 là năm mà xuất khẩu Việt Nam thực hiện khá thành công
công việc của mình khi đạt được khối lượng kim ngạch xuất khẩu rất cao khoảng
62.685 tỉ USD (tăng khoảng 29.09%). Đây là giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn
nhất từ trước đến nay mà Việt Nam đạt được và là một thành công rất đáng khích
lệ cho nỗ lực xuất khẩu của các công ty, doanh nghiệp Việt Nam.
- Tuy nhiên, trong năm tiếp theo 2009 thì mọi chuyện lại bắt đầu không suông sẻ
khi kim ngạch xuất khẩu Việt Nam giảm xuống 8.92% và chỉ đạt tổng giá trị
57.096 tỉ USD. Đây là năm giảm duy nhất của xuất khẩu Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2005 cho đến nay và mọi dự báo của đà suy giảm cho năm tiếp theo
năm 2010 bị xua tan khi con số 38.521 tỉ USD mà Việt Nam có được từ hoạt
động xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2010 với tốc độ tăng 18.3% so với cùng kì
năm trước đã chứng minh được sự hồi phục của xuất khẩu Việt Nam sau năm khó
khăn 2009.
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 7
- Nếu xét về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua các năm, thì
thông qua biểu đồ, ta dễ dàng nhận thấy ở điểm này thì xuất khẩu Việt Nam chưa
có được sự ổn định cần thiết. Vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam qua các năm. Cụ thể là năm 2006, tốc
độ tăng trưởng là 22.74%, đến năm 2007 thì con số này lại giảm xuống 21.93%
và rồi lại bất ngờ lên cao năm 2008 ở mức 29.09%. Năm 2009 và 7 tháng đầu
năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lần lượt là -
8.92% và 18.3%. Nhìn chung, trong thời gian qua tình hình xuất khẩu của nền
kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu khá tích cực, tuy nhiên vẫn còn thiếu sự ổn
định trong tăng trưởng và vẫn chưa thực sự tạo được sự an tâm cho nền kinh tế.
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 8
Việt Nam sẽ phải nổ lực rất nhiều trong tương lai để có thể nâng cao giá trị xuất
khẩu của mình một cách nhanh chóng và bền vững trong những năm tiếp theo.
1.2. Về các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam:
1.2.1. Tổng quan các thị trường:
(đơn vị tính: triệu USD)
Nguồn: tổng cục hải quan Việt Nam
2005 2006 2007 2008 2009
7
tháng năm
2010
Kim
ngạch
t
ỉ
trọng
(%)
Kim
ngạch
t
ỉ
trọng
(%)
Kim
ngạch
tỉ
trọng
Kim
ngạch
tỉ
trọng
Kim
ngạch
tỉ
trọng
Kim
ngạch t
ỉ trọng
Hoa Kì 5924 18.26
7845 19.70 10104
20.81
11868
18.93
11356 19.89
7658 19.88
EU 5516 17.00
7093 17.81 9096 18.73
10853
17.31
9380 16.43
5979 15.52
Nhật Bản 4340 13.38
5240 13.16 6090 12.54
8538 13.62
6292 11.02
4153 10.78
Trung Quốc 3246 10.00
3242 8.14 3646 7.51 4535 7.23 4909 8.60 3429 8.90
ASEAN 5743 17.70
6632 16.65 8110 16.70
10194
16.26
8691 15.22
6200
16.10%
Khác 7678 23.66
9774 24.54 11515
23.71
16697
26.64
16468 28.84
11102
0.28821
Tổng xuất
khẩu hàng
hóa 32447 100 39826 100 48561
100 62685
100 57096 100 38521
100.
00%
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 9
Nhận xét:
- Ta thấy trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, Hoa Kỳ luôn là thị trường
xuât chủ lực hàng đầu của Việt Nam. Cụ thể trong 5 năm, tỉ trọng kim ngạch xuất
của Hoa Kỳ luôn chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam.
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 10
- EU và ASEAN là hai thị trường nằm ở vị trí thứ 2 và thứ 3 trong danh sách
các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi tỉ trọng của hai thị trường này
chiếm khoảng 17%. Cụ thể, năm 2005, ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2
của Việt Nam khi chiếm tỉ trọng khoảng 17.7% còn EU chỉ đứng vị trí thứ 3 với tỉ
trọng 17%. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2006-2009 thì thương mại giữa Việt Nam và
EU có phần tốt hơn so với Việt Nam và ASEAN và điều này đã làm cho EU trở
thành thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam thay cho vị trí ASEAN nắm giữ trước đó.
Tính 7 tháng đầu năm 2010 thì ASEAN lại là thị trường xuất lớn thứ 2 của Việt
Nam với tỉ trọng là 16.1% ( lớn hơn so với EU 15.52% ở vị trí thứ 3.
- Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam với các tỉ trọng
kim ngạch xuất khẩu qua các năm từ năm 2005-2009 và 7 tháng đầu năm 2010 lần
lượt là 13.38%, 13.36%, 12.54%,13.62%,11.02% và 10.38%. Trong khi đó, Trung
Quốc là bạn hàng lớn thứ năm của Việt Nam. Tuy trong giai đoạn hiện nay, tỉ trọng
của thị trường Trung Quốc trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đang có xu hướng
giảm nhẹ nhưng với thực tế nhìn nhận được thì Trung Quốc là một trong những
quốc gia rất có tiềm năng gia tăng nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam trong tương
lai. Tỉ trọng của thị trường Trung Quốc hiện tại chiếm khoảng 8.7% kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam.
- Ta có thể thấy hầu hết các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều là
những quốc gia lớn, có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển và là một trong những
thị trường có sửc cầu rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trên thế giới. Vì vậy, để
tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác xuất khẩu qua các quốc gia này, Việt Nam
cần cố gắng nhiều hơn nữa trong việc cải thiện năng lực xuất khẩu, nâng cao tính
cạnh tranh và lợi thế của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời tạo các
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 11
chính sách xuất khẩu hợp lý của chính quyền cũng là yếu tố quyết định đối với
công cuộc này.
1.2.2. Thị trường Mỹ:
kim ng
ạch xuất khẩu của
Việt Nam sang thị trường
Mỹ (đơn vị: triệu USD) tăng / giảm
2005
5924
2006
7845
32.40%
2007
10104
28.80%
2008
11868
17.46%
2009
11356
-
4.31%
7 tháng đ
ầu
năm 2010 7658 24.70%
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
- Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong thời gian gần đây
khi khối lượng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng lớn. Từ con
số 9.245 tỉ USD vào năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của việt Nam sang Mỹ đến
năm 2008 đã là 11.868 tỉ USD (tăng gần gấp 2 lần) cho thấy tiềm năng nhập khẩu
của thị trường Mỹ là lớn như thế nào.
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 12
- Đến năm 2009 thì do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các thị
trường trên thế giới có phần hạn chế nhập khẩu và Mỹ cũng không là một ngoại lệ.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2009 chỉ còn 11.356
tỉ USD giảm 4.31% so với năm 2008.
- Tuy nhiên, năm 2010 được dự báo là năm kinh tế thế giới dần được phục
hồi, đặc biệt là thị trường Mỹ. Trong 7 tháng đầu năm 2010, Mỹ đã nhập khẩu
7.658 tỉ USD ( tăng 24.7% so với cùng kì năm trước) hàng hóa từ Việt Nam và
khẳng định vị trí và tầm quan trọng hàng đầu của mình trong danh sách các thị
trường xuất khẩu của Việt Nam.
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 13
- Về tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của thị trường, thì thị trường Mỹ có
tốc độ tăng trưởng giảm dần qua các năm. Và xu hướng giảm dần này ngày càng
nhanh. Cụ thể năm 2006, kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam tăng 32.4%
nhưng đến năm 2007 thì con số này chỉ còn là 28.8%. xu hướng này lại tiếp tục
trong năm tiếp theo 17.64% năm 2008 và đến năm 2009 thì tốc độ tăng của kim
ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đã là con số âm -4.31%.
- Trong 7 tháng đầu năm 2010, tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ có
nhiều dấu hiệu tốt khi tốc độ tăng đạt khoảng 24.7%. Việc nền kinh tế Mỹ dần
phục hồi và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa dân Mỹ tăng trở lại là một yếu tố góp phần
rất lớn vào xu hướng này.
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 14
1.2.3. Thị trường EU:
kim ng
ạch xuất khẩu của Việt
Nam sang thị trường EU (đơn
vị: triệu USD) tăng / giảm
2005 5516
2006
7093 28.60%
2007
9096 28.24%
2008
10853 19.32%
2009
9380 -13.57%
7 thá ng đ
ầ
u năm
2010 5979 9.70%
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
- EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Cụ thể, năm 2005,
kim ngạch xuấtkhẩu sang thị trường này đạt 5.516 tỉ USD ( chiếm tỉ trọng khoảng
17%), đến năm 2006 thì đạt được 7.093 tỉ USD ( tăng tuyệt đối là 1.577 tỉ USD
tương đương 28.60%). Mức độ tăng này được duy trì ở năm 2007 khoảng 28.24%
và giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt được con số ấn tượng
9.096 tỉ USD.
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 15
- Việc gia nhập làm thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đem
lại thành công cho xuất khẩu Việt Nam năm 2008 khi giá trị xuất khẩu của Việt
Nam trong năm này đạt đến điểm cao nhất từ trước đến nay 62.658 tỉ USD. Trong
đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đạt được 10.853 tỉ USD (tăng
19.32%).
- Đến năm 2009 thì do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và việc ban hành
một số đạo luật về tiêu chuẩn nguồn gốc xuất xứ vả tiêu chuẩn kỹ thuật của liên
minh Châu Âu đối với các mặt hàng nhập khẩu đã làm tốc độ tăng của kim ngạch
xuất khẩu Việt Nam sang EU giảm mạnh và tuột xuống con số âm -13.57%, chỉ
đạt 9.380 tỉ USD.Tuy nhiên 7 tháng đầu năm 2010 thì lại có hướng phụ hồi trở lại
khi đạt được 5.979 tỉ USD (tăng khoảng 9.07% so với cùng kì năm trước).
- Nhìn chung, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang thị trường
EU không đều và có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy tính
tăng trưởng ổn định của thị trường này còn gặp phải nhiều vân đề mà phía Việt
Nam cần phải làm rõ nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này.
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 16
1.2.4. Thị trường ASEAN:
kim ng
ạch xuất khẩu của Việt
Nam (đơn vị: triệu USD) tăng / giảm
2005 5743
2006
6632 15.50%
2007
8110 22.29%
2008 10194 25.70%
2009
8691 -14.74%
7 thá ng đ
ầ
u năm
2010
6200 18.70%
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
- ASEAN là thị trường xuất khẩu chủ lực lớn thứ 3 của Việt Nam sau thị trường
Mỹ và thị trường Châu Âu. Cũng trong tình trạng tương tự với các thị trường chủ
lực khác của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang thị trường này cũng
tăng dần qua các năm: từ 2005 là 5.743 tỉ USD đến năm 2008 đạt đỉnh điểm với
tổng giá trị xuất khẩu lên đến 10.194 tỉ USD.
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 17
- Năm 2009, cùng với xu hướng chung của xuất khẩu Việt Nam sang khác khu
vực và thị trường khác, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực ASEAN
giảm tương đối mạnh khoảng 14.74% - mức giảm lớn thứ 2 trong các thị trường
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và đạt được tổng khối lượng xuất khẩu là 8.691 tỉ
USD.
- Tình hình xuất khẩu sang thị trường này có vẻ khả quan và tốt hơn trong 7
tháng đầu năm 2010 với 6.2 tỉ USD giá trị xuất khẩu và tăng khoảng 18.7% so với
cùng kì năm trước.
-
- Nhìn chung, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang thị trường
ASEAN tăng dần qua các năm và mức độ tăng ngày cang nhanh trong thời gian
2005-2007. Cụ thể, năm 2006 tăng 15.5%, năm 2007 tăng 22.29% và năm 2008
tăng mạnh nhất 25.7%. Năm 2009, do ảnh hưởng nhiều yếu tố kim ngạch xuất
khẩu sang thị trường này giảm 14.74% và đến 7 tháng đầu năm 2010 thì tăng trở
lại 18.7% (so với cùng kì năm trước).
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 18
1.2.5. Thị trường Nhật Bản:
kim ng
ạch xuất khẩu của Việt
Nam (đơn vị: triệu USD) tăng / giảm
2005 4340
2006
5240 20.70%
2007
6090 16.22%
2008
8538 40.20%
2009
6292 -26.31%
7 thá ng đ
ầ
u năm
2010
4153 25.90%
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 19
- Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chủ lực lớn thứ 4 của Việt Nam. Mức độ
biến động trong kim ngạch xuất khẩu của thị trường này là khá cao trong thời gian
qua. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này là 4.34 tỉ
USD (chiếm khoảng 13.38% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Đến năm
2006 thì giá trị này tăng lên 5.24 tỉ USD ( tăng tuyệt đối 0.9 tỉ USD tương đương
16.22%)
- Năm 2008 là năm tăng khá mạnh của kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
này. Từ con số 5.24 tỉ USD năm trước, kim ngạch xuất khẩu năm này đạt được con
số kỷ lục, lớn nhất từ trước đến nay là 8.534 tỉ USD. Tốc độ tăng trong năm này
cũng thực sự là một con số rất ấn tượng khoảng 40.2%.
- Tuy nhiên đà tăng của kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này kéo dài
không lâu khi sang năm 2009, đã có dấu hiệu giảm nhập khẩu ở thị trường này.
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 20
Tốc độ tăng của thị trường này -26.31% so với năm 2008 và chỉ đạt được 62.92 tỉ
USD giá trị xuất khẩu. Đây cũng là đà giảm điểm nhanh nhất trong tất cả các thị
trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này và là lớn nhất đối với thị
trường Nhật Bản trong thời gian qua. 7 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu
sang thị trường này đạt khoảng 4.153 tỉ USD ( tăng 25.9% so với cùng kì năm
trước). Đây là một dấu hiệu khá tốt báo hiệu một năm sẽ thành công của xuất khẩu
Việt Nam sang thị trường này.
- Nhìn chung, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản là không đều và có biến động rất lớn qua các năm trong giai đoạn từ
2005 đến nay. Điều này sẽ gây khó khăn cho Việt Nam khi dự đoán xu hướng biến
động của thị trường này và trong việc đẩy mạnh xuất khẩu.
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 21
II. Phân tích Thị trường Trung Quốc và thực
trạng xuất khẩu Việt Nam sang Trung
Quốc những năm gần đây:
2.1. thông tin chung:
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội:
Vị trí địa lý:
Nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu,
phía Đông Nam của đại lục Á - Âu, phía Đông và
giữa Châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương.
Biên giới:
Phía Bắc giáp Nga (40km) và Mông Cổ (4.677
km)
Phía Tây giáp Kazakstan (1.533 km), Kirghistan
(858 km), Taghikistan (414 km)
Phía Tây Nam giáp Afghanistan (76 km), Pakistan (523 km), Ấn Độ (3.380 km), Nê
Pan (1.236 km), Bu Tan (470 km)
Phía Nam giáp Myanma (2.185 km), Lào (423 km), Việt Nam (1.281 km)
Phía Đông giáp Triều Tiên (1.416 km).
Diện tích:
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 22
Tổng diện tích : 9.596.960 km2Tổng diện tích đất: 9.326.410 km2
Diện tích mặt nước: 270.550 km2
Diện tích đất trồng: 14,86%
Diện tích đất thường xuyên sử dụng để trồng trọt cày cấy: 1,27%
Diện tích đất khác: 83,87% (2005)
Nguồn tài nguyên:
Trung Quốc có diện tích tương đối rộng lớn, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào trong
đó có các loại có trữ lượng giàu có như: than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí gas tự nhiên,
thủy ngân, thiếc, vonfam, antimon, măng gan, molidep, quặng sắt từ, vanađi, nhôm, chì,
kẽm, uaranium, năng lượng thủy điện. Nguồn nguyên liệu mỏ của TQ đứng hàng giàu
có nhất thế giới nhưng chỉ phát triển được một phần có thể do Trung quốc chưa tập
trung khai thác thế mạnh này của mình mà tập trung vào việc sản xuất hàng công
nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng.
Dân số
Tổng số dân: 1.330.044.605 (tháng 3/2008)
Cơ cấu dân số:
0-14 tuổi: 20,8%
15-64 tuổi: 71,4%
65 tuổi trở lên: 7,7%
Độ tuổi trung bình: 32,7 tuổi (Nam 32,3 tuổi/ Nữ: 33,2 tuổi)
Tốc độ tăng trưởng dân số: 0,59% (ước 2006)
Tỉ lệ nhập cư: -0,39 người/1.000 người
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 23
Cơ cấu giới tính: 1,06 nam/nữ
Tuổi thọ trung bình: 72,58 tuổi
Dân tộc:
Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu, ngoài ra còn có
55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước và phân bổ trên 50-60% diện tích toàn
quốc).
Tôn giáo:
Phật giáo, Đạo giáo: khoảng 95%
Thiên chúa giáo: 3 - 4%
Đạo hồi: 1 - 2%
Ngôn ngữ:
Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn.
2.1.2. Thể chế và cơ cấu hành chính
Thể chế
Theo hiến pháp Trung Quốc, nước CHND Trung Hoa là một nước XHCN của
nền chuyên chính nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công nông
làm nền tảng. Chế độ XHCN là chế độ cơ bản của Trung Quốc. Chuyên chính nhân dân
là thể chế của nhà nước.
Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 24
Cơ cấu hành chính
Trung Quốc có 31 tỉnh, thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực
thuộc Trung ương, 4 cấp hành chính gồm: Tỉnh, địa khu, huyện, xã.
Cơ cấu Nhà nước bao gồm Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội), Chủ tịch
nước, Quốc Vụ viện, Hội nghị Chính trị Hiệp thương toàn quốc (tương tự Mặt trận tổ
quốc của ta), Uỷ ban Quân sự Trung ương, Đại hội Đại biểu Nhân dân và Chính phủ
các cấp ở địa phương, Toà án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân.Đảng Cộng sản
Trung Quốc (là đảng cầm quyền) thành lập ngày 1-7-1921, hiện có 70,8 triệu Đảng
viên. Bộ Chính trị có 25 người, trong đó có 9 Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Ban Bí
thư Trung ương Đảng có 8 người.
Ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn có 8 Đảng phái khác, đều thừa nhận sự
lãnh đạo của ĐCS trong khuôn khổ "hợp tác đa Đảng dưới sự lãnh đạo của ĐCS", bao
gồm: Hội Cách mạng dân chủ, Liên minh dân chủ, Hội Kiến quốc dân chủ, Hội Xúc
tiến dân chủ, Đảng Dân chủ Công nông, Đảng Chí công, Cửu tam học xã và Đồng minh
Tự trị Dân chủ Đài Loan.
Lãnh đạo chủ chốt:
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch
nước CHND Trung Hoa, Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương ĐCS Trung Quốc, Chủ
tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương Nhà nước Trung Quốc: Hồ Cẩm Đào
Thủ tướng Quốc Vụ viện CHND Trung Hoa: Ôn Gia Bảo
Chủ tịch Quốc Hội (Uỷ viên trưởng Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn
quốc nước CHND Trung Hoa): Ngô Bang Quốc
Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc nước CHND Trung Hoa: